Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

BIỆN PHÁP PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG PHÒNG TRÁNH xâm hại cơ THỂ CHO học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.68 KB, 51 trang )

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG
TRÁNH XÂM HẠI CƠ THỂ CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI HIỆN NAY


- Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của quận
Long Biên, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020
- Định hướng chung về phát triển giáo dục
và đào tạo Thành phố
Phát triển GD-ĐT gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển
kinh tế- xã hội của Thủ đô văn minh, văn hiến. Phát triển hệ
thống GD-ĐT phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế-xã
hội thành phố Hà Nội đến năm 2020. Xác định GD-ĐT là
khâu đột phá trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu hàng đầu
của cả nước về GD-ĐT; thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược:
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng, phát triển nhân
tài; tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu
quả giáo dục, đào tạo; phấn đấu đến năm 2025 giáo dục Thủ
đô đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tập trung đào tạo, chú
trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đầu tư phát triển mạng lưới


trường, lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa,
hiện đại hóa, chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của người


dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của
Thành phố.
- Định hướng về phát triển giáo dục và đào
tạo quận Long Biên
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế”. Thực hiện
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh, gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt, chăm sóc
nuôi dưỡng tốt, học tốt” thành các hoạt động thường xuyên
trong các trường THCS. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm trong các trường THCS.Triển khai thực
hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới,
sáng tạo trong dạy và học”, đưa nội dung của cuộc vận


động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên,
mỗi năm học mỗi nhà trường lựa chọn đăng ký với phòng GDĐT ít nhất 02 nội dung đổi mới hoặc trọng tâm thực hiện. Tiếp
tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục, phấn đấu từ 80-85% cán bộ công chức viên chức
ngành GD-ĐT quận đáp ứng yêu cầu khung năng lưc vị trí
việc làm; Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non,
phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng
trong giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng
dạy và học ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh hội nhập

quốc tế trong GD-ĐT.
- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống
Bảo đảm tính toàn diện, hệ thống là một yêu cầu cơ bản
vừa mang tính định hướng, vừa có tính nguyên tắc trong giáo


dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS
quận Long Biên, Hà Nội. Tính toàn diện và hệ thống của sự
phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong quá trình giáo dục
kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh được thể hiện
ở sự thống nhất chặt chẽ các khâu, các yếu tố, các thuộc tính
trong quá trình giáo dục; thể hiện ở tất cả chủ thể giáo dục trong
nhà trường, tại cộng đồng theo một quy chế phối hợp; theo một
kế hoạch phối hợp và một chương trình giáo dục chặt chẽ, thống
nhất. Tính toàn diện, hệ thống về phối hợp các lực lượng cộng
đồng, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những
khâu cơ bản, mặt chủ yếu; đồng thời phải đa dạng cách thức,
biện pháp tác động, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng
tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS.
Nội dung yêu cầu chủ yểu của tính toàn diện và hệ thống là:
tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng cộng đồng về mục đích,
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ
năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh; thường xuyên
duy trì mối liên hệ cơ bản giữa nhà trường và gia đình; coi trọng
trao đổi thông tin về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh


xâm hại cơ thể cho học sinh ở gia đình và tại cộng đồng; nhà
trường xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền phường, quận

và với các Ban ngành, Đoàn thể, tổ chức quần chúng trên địa bàn
quận Long Biên trong quá trình phối hợp giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS.
- Bảo đảm tính thực tiễn, phù hợp đối tượng
giáo dục
Bảo đảm tính thực tiễn, phù hợp với đối tượng giáo
dục là một trong những nguyên tắc trong quá trình giáo dục
nói chung, giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể
cho học sinh THCS nói riêng. Vì, thực tiễn là cơ sở, nguồn
gốc, mục tiêu, động lực và tiêu chí đánh giá chất lượng
hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh.
Thông qua hoạt động thực tiễn về sự phối hợp các lực lượng
cộng đồng xuất hiện nhu cầu, nhiệm vụ, của giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS. Cũng chính
từ hoạt động thực tiễn của sự phối hợp các lực lương cộng


đồng trong giáo dục mà đặt ra những vấn đề mới cần bổ sung,
phát triển. Cùng với bảo đảm tính thực tiễn, phải phù hợp với
đối tượng giáo dục trong quá trình khai thác, phát huy vai trò
của các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kỹ năng phòng
tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS.
Bảo đảm tính thực tiễn, phù hợp với đối tượng giáo dục
là học sinh THCS đặt ra đối với các lực lượng cộng đồng phải
thường xuyên quán triệt sâu sắc mục tiêu, nội dung chương
trình, hình thức, phương pháp,... giáo dục kỹ năng phòng tránh
xâm hại cơ thể cho học sinh; cập nhật những kiến thức mới
liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể
cho học sinh. Trên cơ sở đó, đề ra con đường, biện pháp thiết

thực, hiệu quả trong quá trình phối hợp.
Bảo đảm phù hợp với đối tượng giáo dục là học sinh
THCS phải được biểu hiện xuyên suốt, sinh động trong quá
trình giáo dục, đặc biệt là trong dạy học của giáo viên và giáo
dục của PHHS, của các lực lượng giáo dục thuộc cộng đồng.
Trong dạy học, giáo viên cần phân tích, làm rõ nội dung giáo


dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể, lấy dẫn chứng, ví dụ
sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh
THCS. Các ví dụ phải cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu, có tính nhân
văn sâu sắc.
Bảo đảm tính thực tiễn và phù hợp đối tượng giáo dục là
học sinh THCS phải thể hiện trực tiếp, tập trung ở việc xây
dựng các biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong quá trình giáo dục. Khi xây dựng các biện pháp phối
hợp các lực lượng cộng đồng phải tuân theo vấn đề có tính
nguyên tắc nêu trên để các biện pháp phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm
hại cơ thể cho học sinh THCS.
- Có tính khả thi
Có tính khả thi vừa là yêu cầu, vừa là vấn đề có tính
nguyên tắc của sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
quá trình giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho
học sinh THCS quận Long Biên. Theo đó, nội dung, yêu
cầu cơ bản của tính khả thi là các biện pháp phối hợp các


lực lượng cộng đồng, trước hết là sự phối hợp giữa nhà
trường với PHHS trong hoạt động giáo dục kỹ năng phòng

tránh xâm hại cơ thể cho học sinh đưa ra căn cứ từ tình
hình thực tế của các trường THCS; phù hợp với các điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường; coi trọng công tác
quán triệt chỉ thị, kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng
giáo dục của Phòng GD-ĐT quận; phù hợp với chủ trương
chung của Thành phố về sự phối hợp ba môi trường giáo
dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong quá trình giáo
dục học sinh.
Đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh
THCS phải tuân thủ những vấn đề mang tính nguyên tăc trên
đây, nhằm đưa ra đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện các biện
pháp đó.
- Những biện pháp chủ yếu về phối hợp các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể


cho học sinh trung học cơ sở quận Long Biên, thành phố
Hà Nội hiện nay
- Biện pháp 1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao
nhận thức cho các lực lượng cộng đồng về
giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ
thể cho học sinh trung học cơ sở quận Long
Biên, Hà Nội
- Mục tiêu
1.

Hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng

cộng đồng nhằm tăng cường sự hiểu biết đúng đắn, sâu sắc và

có hệ thống những kiến thức về bản chất, hình thức, dấu hiệu,
nguyên nhân, hậu quả xâm hại trẻ em nói chung, xâm hại cơ
thể học sinh THCS trên địa bàn quận Long Biên nói riêng.
Trên cơ sở kiến thức được củng cố, bổ sung phát triển giúp
các lực lượng cộng đồng phát huy vai trò, nâng cao trách
nhiệm phòng ngừa, ngăn chặm xâm hại cơ thể cho học sinh
THCS có hiệu quả; đồng thời khai thác, phát huy thế mạnh
của các lực lượng cộng đồng trong quá trình giáo dục kỹ năng


phòng tránh xâm hại cơ thể học sinh THCS.
- Nội dung của biện pháp
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông
giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, kỹ năng phòng
tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS. Tuyên truyền, phổ
biến các quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em và các
văn bản pháp luật có liên quan để Luật trẻ em và các quy định
được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tăng cường giáo dục
kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh,
đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với
học sinh THCS và các lực lượng khác trong cộng đồng trên
địa bàn quận Long Biên.
- Cách thức thực hiện biện pháp
Để góp phần giáo dục kỹ năng xâm hại cơ thể cho học
sinh THCS có hiệu quả, trước hết cần nâng cao nhận thức cho
các lực lượng cộng đồng về nguy cơ và hậu quả của xâm hại
cơ thể; đề cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc phòng
ngừa, ngăn chặn và phối hợp với nhà trường trong quá trình



giáo dục kỹ năng phòng tránh kỹ năng xâm hại cơ thể cho học
sinh THCS.
Vai trò của các lực lượng cộng đồng tham gia giáo dục
kỹ năng xâm hại cơ thể cho học sinh THCS trên địa bàn quận
Long Biên được phát huy khi họ có hiểu biết nhất định về bản
chất của xâm hại cơ thể, tính chất và mức độ biểu hiện của nó
trong những tình huống cụ thể. Nâng cao nhận thức cho các
lực lượng cộng đồng trong giáo dục kỹ năng xâm hại cơ thể
học sinh THCS bằng nhiều các thức, biện pháp, như thảo luận,
tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, sử dụng các phương tiện
truyền thông,....; tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện
và nguyên nhân của xâm hại cơ thể học sinh THCS; chuẩn bị
cho học sinh sẵn sàng về kỹ năng, tâm lý đấu tranh chống lại
các hành vi xâm hại cơ thể và có biện pháp hữu hiệu để phòng
tránh, ngăn chặn.
Coi trọng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
các lực lượng cộng đồng, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình
trong công tác bảo vệ trẻ em, đảm bảo an toàn về thân thể và


tinh thần cho trẻ em nói chung, học sinh THCS trên địa bàn
quận Long Biên nói riêng. Trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ
trẻ em, trong đó có kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa xâm hại
tình dục, bạo lực đối với học sinh THCS cho các lực lượng
cộng đồng, nhất là PHHS.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
về tuyên truyền phòng tránh xâm hại cơ thể cho cán bộ đoàn,
đội, hội, PHHS. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết về kỹ
năng bảo vệ trẻ em, cũng như kỹ năng phòng ngừa xâm hại cơ

thể học sinh cho các lực lượng cộng đồng, trong đó đặc biệt là
cán bộ Đoàn, Hội... và PHHS.
Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn quận Long Biên
tham mưu cho chính quyền địa phương; phối hợp tốt với các tổ
chức đoàn thể cùng nắm tình hình và thực hiện các biện pháp
nâng cao nhận thức về phòng ngừa, ngăn chặn tác động xấu từ
bên ngoài, xây dựng môi trường văn hóa nơi trường học, huy
động các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng phòng tránh


xâm hại cơ thể cho học sinh trên địa bàn quận. Tổ chức các
hoạt động giáo dục - truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về
các quyền cơ bản của trẻ em; phương pháp, kỹ năng bảo vệ cơ
thể học sinh THCS tới gia đình và các lực lượng cộng đồng.
Thường xuyên đổi mới, nội dung, hình thức, biện pháp
tuyên truyền. Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng
tránh xâm hại cơ thể học sinh vào chương trình chính khóa ở
các trường học THCS và sinh hoạt đoàn, đội; tổ chức hoạt
động ngoại khóa tại sân trường, tổ chức các hội thi … Phối
hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy
định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em và các văn bản pháp
luật có liên quan để Luật trẻ em và các quy định được triển
khai thực hiện có hiệu quả. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ
năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại cơ thể đối
với trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên,
người trực tiếp làm việc với các em học sinh.
- Biện pháp 2. Tổ chức bồi dưỡng thường
xuyên nâng cao năng lực giáo dục cho đội



ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục
kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho
học sinh trung học cơ sở
- Mục tiêu
2.

Bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng phòng tránh

xâm hại cơ thể cho giáo viên là toàn bộ hoạt động giáo dục của
chủ thể quản lý và sự tự học tập, tự tìm hiểu về bản chất, tính
chất, hậu quả và mức độ biểu hiện, nguyên nhân... của những
hành vi xâm hại cơ thể học sinh nhằm làm phong phú thêm tri
thức, củng cố tình cảm và rèn luyện ý chí, nâng cao trách
nhiệm của giáo viên trong quá trình giáo dục, góp phần đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục ở bậc học THCS trong giai đoạn mới.
- Nội dung của biện pháp
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên về
năng lực giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học
sinh cần lập kế hoạch bồi dưỡng, bao gồm các nội dung: Khảo
sát nhu cầu bồi dưỡng; số lượng giáo viên cần bồi dưỡng; nội


dung cơ bản cần được đạt được trong quá trình bồi dưỡng;
hình thức bồi dưỡng; tiến độ thực hiện; các điều kiện đảm bảo
(thời gian, kinh phí, cơ sở vật chât). Hiệu trưởng trường THCS
xác định mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho giáo viên
toàn trường. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng cho các giáo viên trong tổ. Trên cơ sở đó mỗi
giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng, coi đó là mục tiêu phấn

đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi
đua của cá nhân.
- Cách thức thực hiện biện pháp
3.

Thông qua sinh hoạt tập thể, thông qua quán triệt, tổ

chức thực hiện các văn bản, chỉ thị nghị quyết của Bộ GD-ĐT
do Phòng Giáo dục quận, Sở GD-ĐT Thành phố. Tổ chức cho
riêng cho đội ngũ giáo viên (các trường THCS trong toàn quận)
tọa đàm, trao đổi, hội thảo về vấn đề giáo dục kỹ năng phòng
tránh xâm hại cơ thể cho học sinh hiện nay; về việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ
thể cho học sinh; về sự cần thiết của vấn đề giáo dục kỹ năng


phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh dựa vào cộng đồng.
Theo đó, để làm được vấn đề này đòi hỏi Ban Giám hiệu các
trường THCS trên địa bàn quận tham mưu đắc lực với các cấp
chính quyền từ quận đến phường thật sự quan tâm tới vấn đề
xâm hại thể cơ thể của học sinh.
4.

Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn quận

Long Biên tổ chức quán triệt sâu sắc, đầy đủ cho đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc quyền về các văn bản
liên quan tới kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể trẻ em cũng
như học sinh THCS. Đề cao trách nhiệm, nâng cao ý thức tự
bồi dưỡng về mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp ... giáo

dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS.
Thường xuyên giáo dục, quán triệt các nội quy, quy định
của nhà trường và những chủ chương của Ban Giám hiệu nhà
trường liên quan tới việc giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm
hại cơ thể cho học sinh. Coi trọng trao đổi, đúc rút kinh
nghiệm giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên các khối,
lớp về thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm


hại cơ thể cho học sinh. Tổ chức cho giáo viên thi tìm hiểu,
viết sáng kiến kinh nghiệm về những vấn đề có liên quan trực
tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh.
Thông qua bồi dưỡng hè thường xuyên của ngành giáo
dục hàng năm, qua các đợt tập huấn cập nhật thông tin về kỹ
năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh. Lòng ghép nội
dung, hình thức, biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm
hại cơ thể cho học sinh trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,
họp hội đồng hàng tháng và trong sinh hoạt chuyên đề, những
buổi sinh hoạt ngoại khoá. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo
viên nhằm nâng cao phẩm chất chính tri, đạo đức, năng lực
trình độ, chuyên môn, trong đó có năng lực giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên, các đội xung kích, tình nguyện trong các tổ chức đoàn,
hội, đội nhằm tuyên truyền sâu rộng về kỹ năng phòng tránh


xâm hại cơ thể học sinh THCS trên địa bàn quận Long Biên.

Đối với giáo viên, ngoài việc “dạy chữ” phải kết hợp việc
“dạy người”, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh
xâm hại cơ thể cho học sinh. Theo đó, đòi hỏi mỗi giáo viên
không chỉ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường
xuyên, mà còn tự học tập, tự cập nhật kiến thức nâng cao trình
độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có tri thức và cách thức
biện pháp tốt trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS trên địa bàn
quận.
- Biện pháp 3. Tích hợp nội dung giáo dục kỹ
năng phòng tránh xâm hại cơ thể trong quá
trình rèn luyện nhân cách học sinh trung
học cơ sở
- Mục tiêu của biện pháp
5.

Tích hợp nội dung giáo dục là một trong những xu

thế dạy học hiện đại, được quan tâm nghiên cứu và áp dụng
vào nhà trường hiện nay. Theo đó, sự tích hợp nội dung giáo


dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh thông
qua dạy học ở các trường THCS là liên hệ, phối hợp các kiến
thức, kỹ năng thuộc các môn học hay phần môn học khác nhau
giữa các môn (GDCD, Ngữ văn, Lịch sử...) nhằm sau khi kết
thúc hoạt động dạy học, học sinh nhận thức được mục đích, ý
nghĩa, nội dung,... của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm
hại cơ thể và giúp các em biết cách ngăn ngừa, xử lý những
hành vi xâm hại cơ thể học sinh theo những hình thức, biện

pháp cụ thể - sinh động.
- Nội dung của biện pháp
6.

Mỗi chủ đề trong nội dung của môn học phải tìm

ra mối liên quan đến những kiến thức thuộc một số nội
dung về kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể trẻ em. Nội
dung tichsc hợp, lòng ghép phải được thiết kế thành một
chuổi các vấn đề, tình huống liên quan đến kỹ năng phòng
tránh xâm hại cơ thể học sinh trên cơ sở huy động tổng
hợp tri thức của các môn học khác.
7.

Kết hợp những môn học gần nhau bằng những đề


tài tích hợp; phối hợp những môn học khác nhau bằng các
tình huống tích hợp. Theo đó, nội dung tích hợp trong hoạt
động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học
sinh hướng vào hình thành, phát triển năng lực cơ bản của
học sinh, đồng thời có thể vận dụng trong việc giải quyết
những vấn đề hay tình huống khác có liên quan đến kỹ năng
phòng tránh xâm hại cơ thể học sinh THCS trên địa bàn
quận.
Cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để
học sinh THCS tự bảo vệ khi các em bị kẻ xấu xâm hại. Đó là:
dạy cho học sinh THCS là kiến thức về giới tính. Cơ thể của
các em là của riêng cá nhân, do đó các em nên biết cách bảo
vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu các em

không thích. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm.
Phối hợp với PHHS dạy cho học sinh THCS cách bảo vệ cơ
thể, không cho người bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay
có những hành động ôm ấp, vuốt ve. Hướng dẫn cho các em
cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm
vào cơ thể khiến các em thấy khó chịu. Đặc biệt giáo dục cho


học sinh không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi
dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
Hướng dẫn cho học sinh cách tránh xa người lạ mặt, không
bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà các gặp trên đường
nếu không có sự đồng ý của PHHS. Cảnh báo cho học sinh
những nguy hiểm có thể gặp phải khi đi chơi một mình với
người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối
tăm, kín đáo. Khi ở nhà một mình, cần dạy cho các em lưu ý
an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào
vào nhà. Hướng dẫn cho học sinh trong trường hợp không
may bị tấn công, các em tìm cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự
giúp đỡ của người khác.
- Cách thức thực hiện biện pháp
8.

Thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục, sinh

hoạt tập thể, hoạt động thi đua, công tác tuyên truyền... tại
các trường THCS trên địa bàn quận Long Biên. Nhà
trường tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhằm tạo sân chơi, tạo môi trường tốt cho học sinh tự rèn



luyện, tự nâng cao kỹ năng phòng tránh.
9.

Phát huy tính tích cực của học sinh trong tham

gia sân chơi do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt
động của Liên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
hoạt động do Đoàn tổ chức,... Thông qua những hoạt động
đó, mỗi học sinh THCS tự nâng cao trình độ, phát triên
nhân cách toàn diện, đề kháng, chủ động nâng cao cảnh
giác trước những hành vi có khả năng xâm hại cơ thể của
các em.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức
trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng
tránh xâm hại cơ thể cho học sinh THCS để chuyển tải nội
dung tích hợp của các môn học cho học sinh.
Mỗi hoạt động của từng chủ đề, từng nội dung cần được
giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt những phương pháp và
hình thức giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể phù
hợp với đặc thù tâm lý, lứa tuổi của học sinh THCS. Khi khai


thác và sử dụng lưu ý: Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp,
hình thức giáo dục; ưu tiên lựa chọn và sử dụng những phương
pháp phát huy tính tích cực và vai trò của học sinh; khai thác
tối ưu các trang thiết bị hiện đại.
- Biện pháp 4. Phát huy vai trò chủ thể của
các lực lượng sự phạm trong giáo dục kỹ

năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học
sinh trung học cơ sở
- Mục tiêu
Phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong giáo
dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể cho học sinh nhằm khai
thác, khơi dậy, nâng cao vai trò của các lực lượng trong phối
hợp giáo dục, trước hết là chủ thể các lực lượng sư phạm trong
nhà trường. Các lực lượng sư phạm trong nhà trường chủ yếu
gồm đội ngũ thầy cô giáo (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm), cán bộ đoàn thể trường học).
- Nội dung của biện pháp


Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm trong giáo dục, việc tư
vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh, dạy cho học sinh không
chỉ tri thức khoa học mà cả tri thức và cách thức làm người.
Các giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên dạy các môn GDCD,
Ngữ văn, Âm nhạc, Mỹ thuật,... cần trang bị cho học sinh
những hiểu biết cần thiết về nhận diện các biểu hiện xâm hại
cơ thể.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên, cán bộ đoàn
thể, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục. Tích cực
đổi mới phương pháp trong việc thực hiện các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện tính tự
chủ, biết phải làm thế nào cho an toàn, làm sao để tránh người
lạ lợi dụng, cách thức đối phó với những tình huống có thể bị
xâm hại cơ thể,....
- Cách thức thực hiện biện pháp
Đối với giáo viên bộ môn, họ là những giáo viên đã qua
trường lớp sư phạm để dạy học sinh các tri thức khoa học tự

nhiên, xã hội được phân thành các môn như: Toán học, Ngữ


×