Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

BIỆN PHÁP PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội TRONG GIÁO dục PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH mùa hè CHO TRẺ mầm NON QUẬN LONG BIÊN, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.31 KB, 52 trang )

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP
CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA
HÈ CHO TRẺ MẦM NON
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI


- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc dân chủ tự nguyện: Khi thực hiện các biện
pháp cần đảm bảo tính dân chủ tự nguyện trên cơ sở đóng góp
tài chính, vật lực, sức khỏe trong phòng chống dịch bệnh mùa
hè cho trẻ mầm non. Nhà trường, các cơ quan chức năng đều
phải xác định được vai trò cộng đồng, thực hiện nguyên tắc dân
biết, dân làm, dân kiểm tra. Các hoạt động huy động cần được
thể hiện ở nhiều mặt, lĩnh vực đảm bảo sự phát triển đồng bộ,
toàn diện; mỗi cá nhân tổ chức là một nhân tố quan trọng đóng
góp chung trong phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm
non.
Nguyên tắc triết lý nhân sinh quan: Khơi dậy được tiềm
thức người dân và cộng đồng tinh thần đoàn kết, sức mạnh cộng
đồng; phát huy nguồn lực tối đa trong phòng chống dịch bệnh
mùa hè cho trẻ mầm non. Khi đề ra biện pháp cần căn cứ vào
văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa
phương; đánh giá đúng thực trạng của địa phương.
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi: Biện pháp đưa
ra cần cụ thể nhanh nhạy, dự đoán được các nhiệm vụ và xử lý
tốt các nhiệm vụ có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ. Các biện
pháp đưa ra cần đảm bảo tính khoa học theo quy trình và các



bước cụ thể, chính xác. Khi thực thi cần được kiểm chứng, khảo
nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có hiệu lực thực hiện
cao. Các biện pháp đưa ra cần có thí điểm, rút kinh nghiệm, áp
dụng nhân rộng và có tính khả thi đối với trường trên địa bàn
quản lý.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Khi thực hiện việc
phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong phòng chống dịch
bệnh mùa hè cho trẻ mầm non cần phải dựa trên tình hình tài
chính, ngân sách cấp và nguồn vốn có khả năng huy động từ
doanh nghiệp và dân cư. Việc huy động đảm bảo sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các cấp các ngành, phù hợp với điều kiện thực
tế và tình hình của địa phương. Mỗi biện pháp đưa ra cần đảm
bảo tính phù hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn; các biện pháp
có có mối liên hệ với nhau, có vai trò tương trợ lẫn nhau. Các
biện pháp đưa ra cần đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn, phù
hợp với khả năng, năng lực thực hiện và khả năng có thể có; có
ý nghĩa thiết thực góp phần phòng chống dịch bệnh mùa hè cho
trẻ mầm non. Việc đề xuất biện pháp phối hợp cần chú trọng
đến tình hình điều kiện cụ thể của địa phương; phải thiết thực,
trọng tâm, đầy đủ, toàn diện. Phải phát huy được tiền lực, khắc
phục những yếu kém bất cập, khơi dậy những gì chưa có tạo


nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Biện
pháp đưa ra cần làm rõ mục đích, chỉ rõ nội dung và cách tiến
hành các biện pháp bằng việc làm cụ thể để những người thụ
hưởng có thể hiểu đúng và thực hiện các việc làm đó. Biện pháp
phối hợp phải phù hợp với điều kiện thực tế. Biện pháp phối
hợp cần được làm thực, không chạy theo hình thức. Tính thiết
thực còn thể hiện ở việc các biện pháp có ý nghĩa thiết thực

trong phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non.
Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả: Nguyên
tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra cần tính đến yếu tố kinh tế và
hiệu quả. Các biện pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, cần hạn
chế mức thấp nhất các chi phí nhưng phải đạt hiệu quả cao nhất.
Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm
non có liên quan mật thiết với nhau, nguyên tắc này bổ sung, hỗ
trợ nguyên tắc kia. Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực
hiện cần quan tâm đến nguyên tắc kể trên và vận dụng trong
từng nhiệm vụ cụ thể.
Nguyên tắc phối hợp hài hoà các lợi ích: Phối hợp phòng
chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non, để đạt được mục tiêu
đề ra với hiệu quả cao cần phải tuân thủ nguyên tắc “kết hợp hài
hòa các lợi ích”. Nội dung của nguyên tắc: phải kết hợp hài hòa


các lợi ích có liên quan đến hoạt động của tổ chức trên cơ sở đòi
hỏi các quy luật khách quan để tạo ra động lực thúc đẩy hoạt
động của con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Phối
hợp lực lượng cộng đồng tham gia cần đảm bảo các lợi ích như
lợi ích của cộng đồng tham gia, lợi ích của trẻ mầm non, lợi ích
của cá nhân, doanh nghiệp tham gia đóng góp.
Nguyên tắc chuyên môn hoá: Nguyên tắc này đòi hỏi công
tác phối hợp cộng đồng được phân chia thành những bước công
việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi những
thành phần khác nhau. Bản chất của chuyên môn hóa là một nội
dung công việc không chỉ do một cá nhân thực hiện mà nó được
chia ra thành các bước, mỗi bước được một cá nhân riêng biệt
hoàn tất. Điều cốt lõi ở đây là mỗi cá nhân chỉ chuyên về một
phần chứ không phải toàn bộ một hoạt động. Chuyên môn hóa

cho phép phối hợp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm
non một cách có hiệu quả. Hoạt động phối hợp có thể giảm được
chi phí vì có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được và vận dụng
được cộng đồng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể lặp đi lặp lại.
- Các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong
giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
quận Long Biên, thành phố Hà Nội


- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
Mục tiêu của biện pháp
Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non là phương thức
tác động của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo chủ trương chính
sách triển khai được thuận lợi, biến mục tiêu huy động thành kết
quả và kế hoạch thành hiện thực. Các lực lượng xã hội thực sự
có vai trò quan trọng trong truyền tải, thực hiện chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như mục tiêu cần phải huy
động nguồn lực trong cộng đồng trong khoảng thời gian nhất
định.
Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non đảm bảo cho
việc dập dịch tránh dịch bệnh lan tràn với mức độ thấp nhất và
thời gian ngắn nhất. Qua đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm của
các lực lượng xã hội chung tay giúp sức gánh vác cùng Nhà
nước chăm lo sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước.
Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non nhằm tận dụng
những nguồn lực sẵn có trong xã hội với chi phí thấp nhất; sử



dụng những thế mạnh của các lực lượng xã hội đi tới mục tiêu
cao nhất đó là toàn bộ trẻ trên địa bàn không mắc bất cứ bệnh
dịch nào vào mùa hè; thực hiện đúng nội dung cam kết của liên
hợp quốc, tổ chức phi chính phủ mà chính phủ đã cam kết.
Nội dung biện pháp
Phát huy vai trò của Ban Giám hiệu, Công đoàn; Đoàn
thanh niên; tổ chức tình nguyện trong huy động các lực lượng
xã hội tham gia vào giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè
cho trẻ mầm non. Tuy nhiên các lực lượng xã hội này có vai trò,
chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Do đó, trong quá trình triển
khai huy động phải xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng
đối tượng để phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, cơ sở chức năng được phân công.
Các lực lượng xã hội tham gia cần thống nhất với chính
quyền địa phương các quy định, hình thức hoạt động;

tự

nguyện thỏa thuận đóng góp kinh phí, sức lao động bằng nhiều
hình thức khác nhau nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để giáo dục
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non.
Các lực lượng xã hội tham gia cần chủ động liên hệ với
các cơ quan đoàn thể, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn để kịp
thời thu thập thông tin, chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh.
Phối hợp với nhà trường chủ động dập dịch ngay khi có dấu


hiệu chứ không nhất thiết phải cần chỉ thị của Nhà nước. Các

lực lượng xã hội có thể tự thỏa thuận với chính quyền địa
phương trong một khâu nhất định như khâu cung ứng thuốc;
cung cấp nhân lực hay tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực tế.
Các lực lượng xã hội tham gia cần thực hiện tốt công tác
xã hội hóa giáo dục trong phòng chống dịch bệnh một cách
đồng bộ để cộng đồng thấy được vai trò phòng chống dịch bệnh
không của riêng ai mà của toàn xã hội.
Yêu cầu thực hiện biện pháp
Các lực lượng xã hội tham gia cần có sự đồng ý của các
cấp có thẩm quyền. Mọi hành động và quy tắc xử lý đều phải
tuân theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; thuốc phòng chống
dịch bệnh cần được cấp phát theo đúng chỉ định, đúng chủng
loại của Bộ y tế tránh việc tự ý nhập khẩu các loại thuốc không
rõ nguồn gốc không những không dập được dịch mà còn dẫn
đến tình huống phức tạp khó xử lý, gây tác dụng phụ ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
Các lực lượng xã hội trước khi tiến hành dập dịch trên địa
bàn cần sơ tán trẻ em ra khỏi khu vực trường học, nơi phun
thuốc phòng chống. Quá trình dập dịch cần phải có lịch báo
trước cho các cấp lãnh đạo nhà trường để họ chủ động bố trí
công việc cũng như lực lượng hỗ trợ.


Các lực lượng xã hội tham gia dập dịch cần có sự giám sát,
chỉ đạo của công an, tổ dân phố, cán bộ trạm y tế
Phường...nhằm kiểm soát lượng thuốc cũng như các thao tác
thực hiện để tránh sử dụng quá liều gây ô nhiễm môi trường.
Mặt khác,các tổ chức xã hội tham gia tổ chức giáo dục, trải
nghiệm cộng đồng cho trẻ cần có sự đồng ý của các bậc cha mẹ
phu huynh; Ban lãnh đạo nhà trường cùng các cấp có thẩm

quyền.
Các khoản mục đóng góp về tài chính của lực lượng xã hội
cần phải sử dụng đúng mục đích, đúng chuyên ngành của các cá
nhân trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc dân
chủ, công khai. Các cấp chính quyền địa phương cần công khai
kết quả huy động; việc sử dụng, hiệu quả nguồn lực để có sự tin
tưởng, khích lệ các nguồn lực đóng góp, thành tích của địa
phương vào sự nghiệp giáo dục. Nâng cao hiệu quả hoạt động
trong việc sử dụng các nguồn lực huy động theo mục đích, phát
huy tối đa các nguồn lực từ huy động cộng đồng vào phòng
chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, các
lực lượng xã hội về về sự cần thiết phải phối hợp với nhau


trong giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm
non.
Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu cho phụ huynh, các lực lượng xã hội hiểu được
vai trò to lớn của giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho
trẻ mầm non; đảm bảo các điều kiện trang thiết bị cần thiết cho
công tác giáo dục phòng chống bệnh dịch. Đồng thời, giúp phụ
huynh và các lực lượng xã hội nhận thức được vai trò của mình
trong chung tay giúp sức cộng đồng, nhà trường tham gia phòng
chống dịch bệnh.
Mục tiêu giúp cho cộng đồng nhận thức được tác hại của
dịch bệnh nếu bùng phát. Nó sẽ gây thiệt hại của cải và con
người; quá trình lao động làm việc của cộng đồng sẽ bị xáo
trộn, hậu quả của bệnh dịch gây cho trẻ khó có thể lường hết
được. Đưa ra chủ trương của chính quyền là” mỗi gia đình, cá

nhân trong xã hội là một pháo đài trong việc giáo dục phòng
chống dịch bệnh mùa hè”. Đây được coi là nền tảng, phương
châm quan trọng thống nhất ý kiến nhằm tạo điều kiện tốt nhất
cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Mục tiêu giúp cho gia đình và cộng đồng thấy được sự cần
thiết trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, để từ đó họ có ý


thức thực hiện đúng trách nhiệm. Đẩy mạnh hơn nữa công tác
phối hợp để tăng hiệu quả chăm sóc trẻ. Tránh tâm lý hoang
mang, hiểu chưa đúng về chủng loại dịch bệnh của phụ huynh
trẻ.
Nội dung biện pháp
Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức miễn phí trong cộng đồng
tổ chức tại nhà trường, bệnh viện, trung tâm y tế phổ biến kiến
thức về phòng chống từng loại bệnh dịch; con đường gây bệnh
và cách thức lây lan để phụ huynh, các lực lượng xã hội có cách
thức xử lý nếu con em mình mắc bệnh.
Triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính quyển
về xã hội hóa giáo dục mầm non. Đồng thời, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như loa phát
thanh, băng rôn khẩu hiệu, phát tờ rơi để nâng cao nhận thức về
giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non, giúp
cho các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn dân nhận
thức hơn nữa về quan điểm”đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển”.
Phát huy vai trò của Phòng giáo dục là đơn vị trực tiếp
quản lý các trường mầm non trên địa bàn; thực hiện việc xây
dựng kế hoạch; tạo cầu nối với các đoàn thể thực hiện việc vận
động dân cư chung sức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Làm



cho cộng đồng thấy rằng giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa
hè cho trẻ mầm non là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn
dân; tránh tư tưởng ỷ lại, ủy thác trách nhiệm cho nhà trường.
Thông qua giờ sinh hoạt, chào cờ, sinh hoạt Đoàn nhà
trường có thể mời cha mẹ phụ huynh, các lực lượng xã hội giúp
cho họ nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục phòng chống
dịch bệnh cho trẻ mầm non từ đó có những việc làm, xử lý cho
phù hợp nếu bệnh dịch lây lan bùng phát.
Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường có
thể đưa ra kiến thức lồng ghép trong các hoạt động vui chơi giải
trí; nhấn mạnh hiệu quả của các nội dung giáo dục phòng chống
dịch bệnh đã được đưa trong các tài liệu giảng dạy. Từ đó, cung
cấp những hiểu biết cho các bậc phụ huynh về công tác giáo dục
phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non.
Yêu cầu thực hiện biện pháp
Cán bộ giáo viên cần phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, là tấm gương cho
quần chúng nhân dân noi theo, thể hiện rõ nhận thức trong công
tác giáo dục phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non; chấn
chỉnh những hành vi sai lệch trong công tác phòng chống dịch
bệnh.


Các trường mầm non và các cấp chính quyền cần phải có
kế hoạch, chương trình tuyên truyền cụ thể, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền như tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu; kiên trì
bám sát quần chúng nhân dân để nhân dân thấy được vai trò
quan trọng của việc giáo dục phòng chống dịch bệnh cho trẻ

mầm non. Đồng thời, Giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường và Ban
giám hiệu cần nắm vững đặc điểm tâm lý, tình hình kinh tế của
cộng đồng để có những phương án tuyên truyền, phối hợp với
cơ quan ban ngành cho phù hợp với thực tiễn.
Phòng giáo dục phải là cơ quan chuyên môn tốt, đứng đầu
trong việc huy động, tham mưu cho Ban tuyên giáo, phối hợp
với phòng văn hóa thông tin, đài phát thanh nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng giáo dục phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm
non trên địa bàn.
Các trường mầm non và các cấp chính quyền cần phải có
kế hoạch, chương trình tuyên truyền cụ thể, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền như tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu; kiên trì
bám sát quần chúng nhân dân để nhân dân thấy được vai trò
quan trọng của việc giáo dục phòng chống dịch bệnh cho trẻ
mầm non.


- Bồi dưỡng kỹ năng cho các lực lượng xã hội của Quận
về giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non.
Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu đào tạo, truyền đạt những kiến thức cốt lõi về các
loại vi rút, mầm mống gây bệnh và con đường lây của từng
chủng loại bệnh dịch để tư đó các lực lượng xã hội có thể là
tuyên truyền viên hữu hiệu truyền đạt những kiến thức cho gia
đình, cộng đồng xung quanh để cùng nhau phòng chống dịch
bệnh mùa hè cho trẻ. Thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng có
thể cung cấp những tri thức, tác phong truyền đạt chuyên nghiệp
cho từng cá nhân để họ có thể chung tay giúp sức Nhà nước tạo
điều kiện tốt nhất cho trẻ tránh mắc phải các loại bệnh dịch.
Mục tiêu giúp cho các lực lượng xã hội của Quận có được

kỹ năng xử lý các loại bệnh dịch cho trẻ như các thao tác về vệ
sinh phòng chống từng chủng loại bệnh dịch; tiến hành mua
thuốc và phun thuốc dự phòng nếu môi trường xung quanh có
trẻ nhiễm bệnh; cách thức xử lý, tiêu hủy những vật phẩm có thể
dẫn đến nguy cơ gây bệnh; thực hiện cách ly, xử lý vệ sinh
nguồn nước nếu như những trẻ xung quanh mắc bệnh dịch lây
truyền qua đường nước, không khí hay qua da.
Nội dung biện pháp


Thông qua nguồn ngân sách địa phương và sự hỗ trợ của
Nhà Nước; UBND Quận tiến hành mở các lớp bồi dưỡng kiến
thức miễn phí trong cộng đồng tổ chức tại nhà trường, bệnh
viện, trung tâm y tế phổ biến kiến thức về phòng chống từng
loại bệnh dịch; con đường gây bệnh và cách thức lây lan để phụ
huynh, các lực lượng xã hội có cách thức xử lý nếu con em
mình mắc bệnh.
Các tổ chức phi chính phủ có thể tiến hành phối hợp với
nhà trường; các tổ chức cơ quan đoàn thể bố trí lực lượng, tài
chính đến từng gia đình có trẻ phổ biến kiến thức, cách phòng
tránh đồng thời báo ngay cho cơ quan đoàn thể nếu con em
mình mắc bệnh để có những cách xử lý tránh lây lan ra cộng
đồng.
Tiến hành công bố công khai nội dung kiến thức phòng
chống dịch bệnh lên các trang mạng xã hội; trang mạng của cơ
quan đoàn thể trong đó quy định chi tiết từng phần công việc
của các lực lượng xã hội; có hình ảnh minh họa và các thao tác
xử lý dập dịch.
Yêu cầu thực hiện biện pháp
Cần phải có các tài liệu tập huấn; lực lượng triển khai việc

phổ biến kiến thức đến đông đảo người dân. Đồng thời, UBND
Quận cần triển khai giao phó công việc cho từng bộ phận nòng


cốt trong cơ quan thực hiện từng phần việc trong công tác đào
tạo bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về dịch bệnh.
Đảng và Nhà nước cần đưa ra chủ trương chủ động phòng
chống dịch bệnh cho từng hộ gia đình. Việc phòng chống dịch
bệnh là của toàn xã hội chứ không phải của Nhà nước; giữ gìn
vệ sinh tránh bệnh dịch lây lan là trách nhiệm của từng người.
Các lực lượng xã hội trên địa bàn cần nhận thức được rằng học
hỏi kinh nghiệm và kiến thức phòng chống dịch bệnh là trách
nhiệm của từng người, từng tổ chức; có những kỹ năng xử lý là
điều cốt lõi quan trọng trong việc bảo vệ mình và bảo vệ cộng
đồng khỏi bệnh dịch.
Các chương trình đào tạo cần phải có kế hoạch cụ thể.
Hình thức truyền đạt có thể tổ chức như các buổi nói chuyện,
giao lưu để nhân dân thấy được vai trò quan trọng của việc giáo
dục phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non.


- Phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên, phụ huynh học
sinh và các đoàn thể trong nhà trường mầm non trong tuyên
truyền, vận động, thuyết phục các lực lượng xã hội của Quận
tham gia phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu đưa giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn
thể trong nhà trường là xung kích đi đầu, tiên phong thực hiện
nghị quyết chính sách của Đảng, Nhà Nước trong việc huy động
mọi lực lượng xã hội tham gia phòng chống dịch bệnh mùa hè.

Đồng thời cũng thể hiện vai trò trách nhiệm của nhà trường và
xã hội trong việc quan tâm chú ý, chăm lo cho thế hệ tương lai
của đất nước. Đây được coi là lực lượng cốt lõi trọng yếu trong
việc lôi cuốn quần chúng tham gia; khẳng định vai trò quan
trọng của chủ thể trực tiếp tham gia việc phòng chống dịch
bệnh. Họ tham gia việc phòng chống trên cơ sở chỉ đạo của các
cấp chính quyền địa phương; phát huy tính chủ động sáng tạo;
hoạt động thực thi không vì mục tiêu lợi nhuận và mang tính
thường xuyên.
Mục tiêu của đưa giáo viên, phụ huynh học sinh và các
đoàn thể trong nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp
thu những truyền đạt, chỉ đạo của các cấp chính quyền một cách


nhanh nhất và có hệ thống từ đó lan rộng ra cộng đồng; phát
huy tinh thần trách nhiệm cao nhất đồng thời quy trách nhiệm
nếu như để dịch bệnh bùng phát trong phạm vi thẩm quyền xử
lý.
Nội dung biện pháp
Các cấp chính quyền cần đưa ra nghị quyết, chính sách
đồng thời quy định rõ trách nhiệm thẩm quyền của giáo viên,
phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà trường trong công
tác phòng chống dịch bệnh mùa hè. Tất cả nghị quyết chính
sách đều được cụ thể hóa bằng văn bản và được các cấp có thẩm
quyền thừa nhận. Quy định rõ từng đối tượng những việc có thể
làm và không thể làm trong trong tuyên truyền, vận động,
thuyết phục các lực lượng xã hội.
Các cấp chính quyền cần thực hiện việc tập huấn, cấp phát
thuốc dự trữ cho giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể
trong nhà trường để họ kịp thời thực hiện việc phun thuốc

phòng bệnh vào đầu mùa hè khi tình hình thời tiết có diễn biến
phức tạp. Trao quyền cho các cấp lãnh đạo nhà trường khi phát
hiện có trẻ mắc bệnh để kịp thời cách ly xử lý triệt để tránh lây
lan; trong đó có quy định những việc được làm và không được
làm nhằm đảm bảo tính chủ động.


Các cơ quan truyền thông cần hỗ trợ giáo viên, phụ huynh
học sinh và các đoàn thể trong nhà trường trong tuyên truyền,
vận động, thuyết phục các lực lượng xã hội của Quận tham gia
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non bằng hình thức
tuyên truyền vai trò trách nhiệm của họ truyên báo đài và các
phương tiện truyền thông đại chúng nhằm phát huy tối đa năng
lực và khả năng sẵn có.
Đảng và nhà nước cần tạo điều kiện cho cộng đồng đa
dạng hóa các nguồn lực đầu tư, kế hoạch hóa việc huy động,
xây dựng các quỹ vào mục tiêu phòng chống dịch bệnh. Việc
huy động các nguồn lực đóng góp phải đa dạng, linh hoạt phù
hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời cần thực hiện tốt công tác
xã hội hóa giáo dục trong việc huy động nguồn lực cộng đồng
một cách đồng bộ để cộng đồng thấy được vai trò của giáo dục
trường mầm non, sự nghiệp giáo dục là của riêng ai mà của toàn
xã hội.
Yêu cầu thực hiện biện pháp
Giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà
trường cần nắm rõ vai trò của mình; xác định những việc được
làm và không được làm. Đồng thời chủ động trong việc phòng
chống dịch bệnh mùa hè; nắm rõ nghị quyết và chỉ đạo của các
cấp có thẩm quyền.



Giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà
trường tham gia việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục các
lực lượng xã hội của Quận tham gia phòng chống dịch bệnh
mùa hè dưới hình thức liên kết, gắn với trách nhiệm. Đảm bảo
tính hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai.
Giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà
trường cần công khai kết quả, kế hoạch hành động; việc tuyên
truyền, thuyết phục cần truyền đạt đúng nội dung chủ trương
của Nhà nước; khích lệ các nguồn lực đóng góp, thành tích của
địa phương vào sự nghiệp giáo dục.
Giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà
trường cần phối hợp với các ban ngành liên quan phối hợp chặt
chẽ với Phòng giáo dục đào tạo có quy hoạch tổng thể cho kế
hoạch tuyên truyền, hình thức thuyết phục mang tính lâu dài.
- Phát huy vai trò của các phòng, ban chức năng của
Quận trong tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng
chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
Mục tiêu của biện pháp
Việc phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non thực
hiện hiệu quả khi vai trò của các phòng ban chức năng của
Quận được phát huy tốt trong công tác tuyên truyền, vận động


nhân dân cùng tham gia. Nội dung tuyên truyền vận động sẽ
cung cấp những lợi ích khi Nhà nước và người dân cùng làm,
nhằm giảm thiểu mức độ thấp nhất tác hại của dịch bệnh. Việc
vận động nhân dân cùng tham gia nhằm chủ động nắm bắt tình
hình; phân tích, đánh giá, dự báo sát tình hình của địa phương,
nghiên cứu đề xuất với UBND Quận, lãnh đạo các cấp ban hành

nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng và cách thức triển khai,
các cơ quan và lực lượng phối hợp trong chỉ đạo thực hiện
phòng chống dịch bệnh.
Vai trò của các phòng ban chức năng của Quận còn thể
hiện ở chỗ tăng cường huy động nguồn lực nhằm khai thác tiềm
năng các lực lượng cộng đồng; thống nhất mọi nguồn lực cộng
đồng làm cho mọi thành viên thấy được trách nhiệm của mình
trong phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ. Xây dựng được
môi trường sinh hoạt đảm bảo đáp ứng từng yêu cầu trong môi
trường trong sạch không dịch bệnh. Các phòng ban chức năng
của Quận có những cách vận động, tuyên truyền một cách hiệu
quả khơi dậy tiềm năng, lòng tốt của cá nhân. Cho họ thấy được
vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp một phần công
sức chung tay xây dựng quê hương.


Nội dung biện pháp
Các phòng, ban chức năng cần xây dựng kế hoạch tăng
cường công tác dân vận của Đảng và chính quyền để góp huy
động nguồn tài lực, vật lực cho việc phòng chống dịch bệnh
mùa hè cho các trường mầm non trên địa bàn.
Các phòng, ban chức năng cần cụ thể hóa hướng dẫn
khung hướng dẫn tuyên truyền của các phòng ban chức năng về
tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, phát huy vai trò của nhân dân, góp phần
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho các trường mầm non trên
địa bàn.
Các phòng, ban chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân; đẩy
mạnh thực hiện cải cách nhằm đề cao ý thức trách nhiệm của

cán bộ, công chức trong phòng chống dịch bệnh mùa hè cho các
trường mầm non. Các phòng, ban chức năng là cơ sở thể hiện ý
chí nguyện vọng của nhân dân về giáo dục và có hành động huy
động cộng đồng tham gia phòng chống dịch bệnh; vận động
nhân dân nâng cao chủ trương xã hội hóa giáo dục một cách sâu
rộng, làm cho tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc quan điểm
chủ trương chính sách. Các phòng, ban chức năng sẽ giúp cộng


đồng vừa coi là quyền lợi và nghĩa vụ, tạo tinh thần đoàn kết,
gắn bó nhiệm vụ phát triển giáo dục.
Các phòng, ban chức năng cần đưa nội dung huy động các
nguồn lực cộng đồng để tăng cường việc phòng chống dịch
bệnh mùa hè; phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong các
kế hoạch. Nâng cao nhận thức việc huy động đóng góp không
phải chỉ thuộc trách nhiệm của nhà trường mà các tổ chức ban
ngành, đoàn thể cũng vừa đóng góp, vừa kêu gọi sự đóng góp,
giúp đỡ khác cho nhà trường. Trong kế hoạch huy động cần làm
rõ mục tiêu, nội dung, nhu cầu cần huy động; xác định bộ máy
huy động và cách thức sử dụng nguồn lực khai thác như nào.
Đồng thời, tổ chức mời đại diện các ban ngành, đoàn thể tham
quan giới thiệu điều kiện thực tế nhà trường; giới thiệu cho cộng
đồng hiểu rõ tác dụng phòng chống dịch bệnh mùa hè đối với
hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non.
Các phòng, ban chức năng cần xây dựng quy chế huy động
đóng góp của cộng đồng cũng như nguồn lực tài chính huy động
được. Chủ trì thành lập quỹ tổ chức huy động nguồn lực cộng
đồng cho phép tham gia đóng góp tình nguyện. Khi có quỹ cần
sử dụng một cách hiệu quả, công khai và luôn có biện pháp duy
trì, phát triển quỹ; vinh danh; tri ân với cá nhân tổ chức có sự



đóng góp tích cực cho nhà trường. Đồng thời, xây dựng kế
hoạch tăng cường công tác dân vận của Đảng và chính quyền để
góp huy động nguồn tài lực, vật lực cho việc phòng chống dịch
bệnh mùa hè cho các trường mầm non trên địa bàn.
Yêu cầu thực hiện biện pháp
Nhà nước cần trang bị tài liệu, chương trình phục vụ cho
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia. Đồng
thời, bổ sung cách hướng dẫn thực hiện; tổ chức các buổi hội
thảo, trao đổi giữa nhân dân và các cấp chính quyền để đưa ra
cách thức thực hiện cho phù hợp. Nội dung các tài liệu cần cô
đọng dễ hiểu dễ nhớ; thời gian tổ chức các buổi trao đổi phải
phù hợp; cần tạo không khí thoải mái, thu hút được sự quan tâm
chú ý của cộng đồng.
Các phòng, ban chức năng được phân công nhiệm vụ theo
mảng phải kiểm tra đầu mối công việc, trong đó làm những
công việc gì. Liệt kê các đầu mối ra từng công việc cụ thể, thời
gian thực hiện, thời gian hoàn thành. Phải xác định công chức
tham mưu tại các phòng, ban chức năng phải nắm vững chủ
trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động phối hợp
phòng chống dịch bệnh.
Cần thiết lập và giao cụ thể các quy trình nghiệp vụ cho
các phòng, ban chức năng qua đó có chỉ đạo kịp thời; công tác


phối hợp được tổ chức nhịp nhàng, chặt chẽ. Để làm được việc
này cần phải rà soát, phân công nhiệm vụ cho cán bộ công chức
phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, khả năng đáp ứng công việc
được giao.

Khi huy động cần phải quan tâm đến nguyên tắc lợi ích”
hai chiều” và nét đặc thù kinh tế xã hội của địa phương. Để việc
huy động hiệu quả cần lập kế hoạch các nguồn lực; nhà trường
cần dự kiến và xây dựng một kế hoạch dài hạn về tăng trưởng
nguồn lực. Trên cơ sở đó xác định những gì cần trang bi thêm;
cần sự đóng góp nguồn lực gì có tổ chức huy động sự đóng góp
của cộng đồng.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp một cách
thống nhất giữa các lực lượng xã hội của Quận trong giáo
dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng chương trình, kế hoạch là nền tảng của quản lý
là cơ sở để các hoạt động quản lý diễn ra một cách chủ động, có
hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn lực của xã hội. Xây dựng
chương trình, kế hoạch phối hợp một cách thống nhất giữa các
lực lượng xã hội của Quận nhằm xác định hướng đi, cách thức
triển khai cho các hoạt động, làm cơ sở cho việc thực hiện các


×