Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

BIỆN PHÁP PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO dục mầm NON NGOÀI CÔNG lập ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.24 KB, 63 trang )

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
NGOÀI CÔNG LẬP Ở HUYỆN KIẾN
THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


- Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục mầm
non
Thực hiện việc phối hợp các lực lượng trong phát triển
giáo dục mầm non ngoài công lập phải thực hiện nguyên tắc
đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục mầm non có nghĩa là:
các hình thức, nội dung, biện pháp, cách thức phối hợp giữa
các lực lượng xã hội phải hướng tới phát triển giáo dục mầm
non theo những quy định, những chuẩn mực chung mà nhà
nước quy định.
Khi thực hiện việc phối hợp không đề cao những mục
tiêu khác ngoài mục tiêu phát triển giáo dục, mục tiêu phát
triển giáo dục phải được đặt lên hàng đầu, phải được hướng
tới khi thực hiện các nội dung phối hợp, điều này khẳng định
rằng, quá trình thực hiện phối hợp các lực lượng đề phải
hướng tới các mục tiêu phát triển giáo dục như cơ sở vật chất,
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.


- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống
Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa khi đề xuất các biện
pháp phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực lượng xã hội
trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn


huyện Kiến Thụy đảm bảo trong mối quan hệ với các thành tố
trong phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực lượng xã hội
nhằm phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập như mục
đích, nội dung, phương pháp,… Đồng thời, nó còn phải tuân
thủ mối quan hệ biện chứng với các biện pháp khác trong việc
thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non ngoài công
lập trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực lượng xã hội
trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn
huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng phải dựa trên cơ sở
những nội dung, phương pháp và hình thức của các biện pháp
trước đó và hiện tại đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp
mới đề xuất không phủ định toàn bộ những gì đã có, mà chỉ


phủ định sự lạc hậu, hạn chế, tính lỗi thời và sự không phù
hợp của các biện pháp trước đó và hiện tại một cách khoa học,
biện chứng. Các giải pháp mới sẽ kế thừa đầy đủ những tinh
hoa mang tính chọn lọc để đề xuất những giải pháp mới hoàn
thiện hơn, hiệu qủa và thực tiễn hơn và thực sự đem lại nhiều
hiệu quả trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại. Trên thực tế
quá trình phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực lượng xã
hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập đã được
các cấp, ban, ngành và các lực lượng xã hôi quan tâm. Trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là sự đòi hỏi về
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong những
năm gân đây đang diễn ra mạnh mẽ, các yêu cầu cao về chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được phụ huynh quan
tâm vì thế Phòng GD&ĐT với vai trò là quản lý trực tiếp về

chuyên môm phải luôn đổi mới các phương pháp phối hợp,
quản lý, tham mưu, tuyên truyền với các lực lượng xã hội để
hoạt động này đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn


Để các biện pháp phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực

lượng xã hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công
lập trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đi đến
thành công thì các biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở thực
tiễn của quy mô, tổ chức và hoạt động hoạt động của các cơ sở giáo

dục giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng
Công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực lượng

xã hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập
trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng cần phải
chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị,
của từng địa phương, phải phát huy được tiềm lực mạnh,
khắc phục những yếu kém, bất cập, phải thiết thực, trọng
điểm, toàn diện và đầy đủ, chú ý đến những mặt tích cực,
những điểm mạnh trong quá trình tổ chức và hoạt động của
các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, khơi dậy những
gì chưa có, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành
công mục tiêu đề ra; hoạt động phối hợp phải căn cứ và bám
sát nhu cầu thực tiễn ngành giáo dục, của nhân dân và của các lực



lượng xã hội; đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu, mong muốn của các
bên với thực tế triển khai hoạt động trong phát triển giáo dục

mầm non ngoài công lập và thực tế điều kiện kinh tế, xã hội của
địa phương.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp phối hợp giữa giữa Phòng GD&ĐT với các
lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
được đề xuất chỉ phát huy được hiệu quả khi có sự phù hợp
với điều kiện thực tiễn của địa phương và đặc điểm phát triển
của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Do đó một
trong các nguyên tắc quan trọng trong xây dựng thực hiện các
biện pháp biện pháp phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực
lượng xã hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công
lập là phải tính đến điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục
mầm non ngoài công lập; điều kiện thực tế của các nhà đầu tư;
điều kiện và nhu cầu gửi trẻ của nhân dân,….cả về cơ sở vật
chất, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như
đội ngũ các cấp, cha mẹ học sinh, khả năng tài chính, nhu cầu


đáp ứng đối với việc gửi trẻ của nhân dân… Để thực hiện yêu
cầu này, khi đề xuất các biện pháp phối hợp giữa giữa Phòng
GD&ĐT với các lực lượng xã hội, Phòng GD&ĐT cần xác
định đúng các nội dung, phương pháp, hình thức phối hợp
thiết thực sao cho phù hợp với điều kiện địa phương và phù
hợp với đặc điểm phát triển của giáo dục mầm non ngoài công
lập thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

- Nguyên tắc đảm bảo phát huy được kinh nghiệm, tiềm
năng của các lực lượng xã hội trong cộng đồng
Hoạt động phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các lực lượng

xã hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên
địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng khi thực hiện
cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được kinh nghiệm, tiềm
năng của các lực lượng xã hội trong cộng đồng bởi mỗi một
lực lượng xã hội có những kinh nghiệm, tiềm năng và vai trò
khác nhau, khi phối hợp cần khai thác tối ưu những kinh
nghiệm, tiềm nằng đó để các lực lượng xã hội có thể phối hợp
đạt hiêu quả cao. Khi chúng ta khai thác đúng tiềm năng, kinh


nghiệm của một lực lượng xã hội nào đó, điều này cho thấy
hoạt động phối hợp đã chú ý đến những nét riêng của từng lực
lượng, làm cho họ cảm thấy thoải mái, tự tin, cảm thấy được
tôn trọng và có vai trò quan trọng trong hoạt động phối hợp,
họ sẽ sẵn sàng thể hiện và vận dụng tiềm năng, kinh nghiệm
của mình vào trong công tác phối hợp, làm cho hiệu quả của
việc phối hợp đạt được ở mức cao nhất.
- Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong phát triển
giáo dục mầm non ngoài công lập huyện Kiến Thụy, thành
phố Hải Phòng
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính
quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức,
cá nhân về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng
xã hội trong công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập
-. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nhận thức chính là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định
đến kết quả của một quá trình hoạt động. Do đó, việc nâng cao


nhận thức, tinh thần, trách nhiệm cho các lực lượng xã hội,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ
sở giáo dục mầm non ngoài công lập, cha mẹ học sinh, cán bộ
chính quyền trong công tác phát triển giáo dục mầm non
ngoài công lập là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập một cách hiệu
quả và bền vững.
Thực hiện biện pháp này nhằm giúp cho các lực lượng xã
hội có những hiểu biết cơ bản về dục mầm non ngoài công
lập, quy chế tổ chức và hoạt động của dục mầm non ngoài
công lập, vai trò của dục mầm non ngoài công lập trong cuộc
sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; sự cần thiết phải
phối hợp giữa Phòng GD&ĐT và các lực lượng xã hội trong
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập.
Phòng GD&ĐT và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các
cơ sở giáo dục mầm non nói chung và đặc biệt là đội ngũ
trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng,
cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể chính quyền địa


phương có được những hiểu biết cơ bản giáo dục mầm non
ngoài công lập.
Phòng GD&ĐT và cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học
mầm non, cha mẹ học sinh, các, ngành, đoàn thể, chính quyền
địa phương cần nhận thức được tầm quan trọng, mức độ ảnh
hưởng, vị trí, của từng lực lượng xã hội tới công tác phát triển

giáo dục mầm non ngoài công lập. Qua đó thấy được tầm quan
trọng và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mối quan
hệ, phối hợp giữa Phòng GD&ĐT và cán bộ, giáo viên, nhân
viên bậc học mầm non, cha mẹ học sinh, các, ngành, đoàn thể,
chính quyền địa phương trong việc phát triển giáo dục mầm
non ngoài công lập trên địa bàn huyện Kiến Thụy.
- Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình thực tế của
đơn vị và dựa trên các quy định của Bộ, Sở và Phòng
GD&ĐT về công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập, Phòng GD&ĐT cần xây dựng và tổ chức quán triệt
kế hoạch tuyên truyền và các văn bản liên quan đến công tác


phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập, trong đó đặc
biệt là các nội dung, quy chế hoạt động của các cơ sở giáo
dục mầm non ngoài công lập, vai trò, trách nhiệm của các
lực lượng xã hội trong việc phát triển giáo dục mầm non
ngoài công lập đến tất cả đội ngũ giáo dục mầm non, các ban
ngành, đoàn thể, phụ huynh học sinh và nhân dân. Cần xác
định công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập là
một trong những công tác quan trọng nhằm góp phần vào
phát triển sự nghiệp giáo dục và nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Nội dung của công tác này
phải được đưa vào kế hoạch của địa phương, của các cơ sở
giáo dục ngoài công lập và của toàn huyện.
Phòng GD&ĐT tham mưu cho các ban, ngành, đoàn thể
và cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với lực lượng xã hội
quan tâm đến phát triển giáo dục mầm non nói chung và phát
triển giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng; thống nhất

nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa
Phòng GD&ĐT với đội ngũ trong các cơ sở giáo dục, cha mẹ
học sinh và các lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục


mầm non ngoài công lập; coi hoạt động phối hợp là nhiệm vụ,
trách nhiệm của từng lực lượng xã hội, là công việc liên tục,
thường xuyên và lâu dài. Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa
Phòng GD&ĐT với các lực lượng xã hội trong phát triển giáo
dục mầm non nói chung và phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập nói riêng.
Lập kế hoạch công tác phối hợp: Căn cứ vào tình hình cụ
thể của địa phương, của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập, Phòng GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch, xin ý kiến
góp ý cho kế hoạch với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ sở
giáo dục và các lực lượng xã hội để xác định mục tiêu, nội
dung, cách thực hiện hoạt động phối hợp một cách phù hợp và
đúng với chức năng, vai trò của các lực lượng xã hội một cách
tốt nhất.
Mời các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục,
những người có kinh nghiệm hoạt động xã hội hoặc đại diện
của các phòng, ban, ngành trong huyện nói chuyện về tình
hình phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn


và xu hướng phát triển trong những năm tiêp theo, các biện
pháp phối hợp nhằm nâng cao hiểu biết, thái độ quan tâm của
các lực lượng xã trong công tác phát triển giáo dục mầm non
ngoài công lập
Tổ chức hội thảo, chuyên đề, buổi truyền thông mời các

chuyên gia quản lý giáo dục nói chuyện về giáo dục mầm non
và mầm non ngoài công lập, mời đại diện các ban, ngành, đoàn
thể, các cơ sở giáo dục mầm non, đại diện Hội phụ huynh học
sinh đến, đại diện các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
tham dự, từ đó một lần nữa khẳng định với các lực lượng xã hội
công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần phát triển sự nghiệp
giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trên cơ sở những
hiểu biết trên, Phòng GD&ĐT và các lực lượng xã hội phối hợp
chặt chẽ để có những định hướng cho phù hợp với thực tế phát
triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện nhằm
đạt hiệu quả phát triển tốt nhất.


Tổ chức diễn đàn trao đổi về những ưu điểm, hạn chế của
các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, các điều kiện tổ chức và
hoạt động của các cơ sở giáo dục, vai trò của các lực lượng khi
tham gia tác động đến các nội dung trong công tác giáo dục
mầm non ngoài công lập có sự tham gia của đại diện các ban,
ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh ngiệp có
nhu cầu đầu tư cho giáo dục mầm non ngoài công lập và đặc
biệt là sự có mặt của các chủ cơ sở, cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm
nhấn mạnh ưu điểm, thế mạnh của từng lực lượng, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của Phòng GD&ĐT
trong công tác phối hợp.
Đưa ra và phân tích các nội dung thực hiện tốt trong các
cơ sở giáo dục màm non ngoài công lập, các nội dung chưa

thực hiện tốt trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công
lập, chỉ rõ nguyên nhân, biểu hiện, những ảnh hưởng không
tốt đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Qua
đó, các lực lượng giáo dục thấy được sự cần thiết của công tác


phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập và xác định rõ
trách nhiệm và thái độ quan tâm của mình trong công phối
hợp.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về phát triển giáo
dục mầm non ngoài công lập, nhất là tình hình hoạt động của
các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhu cầu gửi trẻ
của nhân dân tại các địa phương trong huyện nhằm giúp các
lực lượng xã hội nắm bắt kịp thời, định hướng đúng cũng
như điều chỉnh hoạt động phối hợp trong phát triển giáo dục
mầm non ngoài công lập.
Đối với các xã, thị trấn, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập cần thông qua các cuộc họp, các buổi truyền thông
theo định kỳ để tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kế
hoạch phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập của đảng,
nhà nước và địa phương; về vị trí của các lực lượng xã hội đối
với công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập;
Trách nhiệm của các lược lượng xã hội trong việc phối hợp chặt
chẽ với Phòng GD&ĐT, các tổ chức xã hội để thường xuyên


làm tốt công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập.
Tuy nhiên, tổ chức các buổi họp, các đợt truyền thông không chỉ
dừng lại ở một lần duy nhất trong năm học mà tiến hành theo
định kỳ, các cuộc họp, các đợt truyền thông phải được quán triệt

thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao trách nhiệm trong công
tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập .
Mặt khác, tuyên truyền cho các lực lượng xã hội về chủ
trương, chính sách, cơ chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở
giáo dục mầm non goài công lập, mục đích, phương pháp phát
triển giáo dục mầm non ngoài công lập. Phát động sâu, rộng đến
các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, đội ngũ giáo dục
mầm non ngoài công lập và các lực lượng khác phát hiện về
những cơ sở giáo dục có biện pháp, nội dung, hình thức triển
khai tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ đó có những
thông tin trao đổi, phản hồi với Phòng GD&ĐT, từ đó có những
bài viết tuyên truyền với đài truyền thanh của thành phố, của
huyện, tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong phạm vi địa phương.


- Đối với chủ cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập:
Không chỉ chú trọng tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ học mà cần kết hợp tốt giữa việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục với việc phối hợp, tuyên truyền với phụ huỵnh để
phụ huynh nhân thấy tầm quan trọng trong công tác phối hợp
cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên trong công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập; thông qua việc tổ chức các buổi Họp phụ huynh,
trao đổi trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ, …
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Phòng GD&ĐT cần nhận thức sâu sắc về sự cần thiết
phải phối hợp nếu các lực lượng xã hội thấy cần thì họ sẽ chủ
động phối hợp; hiểu biết của cán bộ quản lý của Phòng

GD&ĐT về các chủ trương, chính sách, các quy định về tổ
chức vfa hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công
lập, vai trò, vị trí trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong


hoạt động phối hợp phát triển giáo dục mầm non ngoài công
lập, nguyên nhân, những ảnh hưởng đến quá trình phát triển
giáo dục mầm non ngoài công lập …; sự sẵn sàng hợp tác của
cha mẹ HS và các lực lượng xã hội…
- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng
xã hội trong công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong
công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập là một
nội dung và là chức năng quan trọng nhất của hoạt động phối
hợp. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành
các chương trình hoạt động trong tương lai của hoạt động phối
hợp. Kế hoạch cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận
hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác định mục tiêu
và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.
Kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập có nghĩa là xác


định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ
làm.
Kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập là cần thiết để có
thể ứng phó với những yếu tố không ổn định của môi trường

bên ngoài và bên trong khi thực hiện công tác phát triển giáo
dục mầm non ngoài công lập.
Kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập làm cho các sự
việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu. Mặc dù ít khi có thể
dự đoán chính xác 100% về mục tiêu hướng tới trong quá
trình phối hợp, nhưng nếu không có kế hoạch thì hoạt động
phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác phát triển giáo
dục mầm non ngoài công lập sẽ dễ đi đến chỗ vô mục đích,
không xác định được nội dung, phương pháp, hình thức, thời
gian và con người thực hiện, đẫn đến hiệu quả không cao
trong hoạt động phối hợp.


Kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập có vai trò to lớn
làm cơ sở quan trọng cho công tác phối hợp các lực lượng xã
hội đi đến thành công.
- Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch phối hợp phối hợp các lực lượng xã
hội trong công tác phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập
theo giai đoạn và theo từng năm học, trong kế hoạch phối hợp
cần xác định rõ nội dung phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các
ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân, các cơ sở giáo dục và
các lực lượng xã hội khác, cụ thể các nội dung phối hợp đó là:
a) Phối hợp phát triển quy mô và điều kiện cơ sở vât
chất của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
- Phòng GD&ĐT cần phối hợp, hướng dẫn các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu
tư, xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng chuẩn,

hiện đại;


- Tham mưu UBND huyện quy hoạch mạng lưới cùng
quá trình đô thị hóa, vận động và thu hút đầu tư, có yêu cầu
bắt buộc với các quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, có
chính sách ưu đãi từng khu vực, tạo điều kiện đa dạng hóa các
loại hình trường, lớp mầm non.
- Tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
cơ cấu lại nguồn lực đúng chủ trương, quan điểm nhất quán
trong thu hút đầu tư, nhà nước chỉ đầu tư những lĩnh vực mà
ngoài công lập không thể đáp ứng. Khuyến khích sự da dạng
loại hình, dịch vụ hỗ trợ người học nâng cao chất lượng nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện
chiến lược, kế hoạch phát triển, rà soát, chỉnh sửa. Có chính
sách hỗ trợ kịp thời, cần sớm tổng kết việc thực hiện kế hoạch
phối hợp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập theo giai
đoan.
- Phối hợp các lực lượng xã hội tuyên truyền vận động
nhân dân đưa trẻ đến trường, đến các cơ sở giáo dục màm non


đảm bảo đủ các điều kiện trong đó có các cơ sở giáo dục
maamfnon ngoài công lập để tăng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến
trường, góp phần phát triển quy mô của giáo dục mầm non.
b) Phối hợp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
- Phối hợp với các trường cao đẳng, đại học mở các lớp
bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng,

tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
huyện nói chung và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công
lập nói riêng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập:
+ Chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện cho cán bộ và giáo
viên được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
trình độ lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ. Mọi cán bộ và
giáo viên vần nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội,


khoa học kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và
giáo dục có hiệu quả.
+ Hướng dẫn các đơn vị tạo cơ hội cho cán bộ và giáo
viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ tích cực
trau dồi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn… Ngoài ra
thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá cấp
cụm, cấp huyện, tổ chức đi tham quan di tích lịch sử, nhà bảo
tàng, công trình công nông nghiệp, tổ chức các buổi thông tin
khoa học về các vấn đề tự nhiên, xã hội…
+ Bồi dưỡng về năng lực công tác. Năng lực này là kỹ
năng tổ chức hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận
thức và giải quyết tình huống trong dạy học - giáo dục.
+ Phối hợp với các trưởng tổ chức các hoạt động chuyên
môn như: chuyên đề, dự giờ, thảo luận khối, tổ...
+ Phói hợp với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công
lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã
hội huyện,… hướng dẫn các đơn vị giáo dục mầm non ngoài
công lập thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên.



+ Phối hợp với Phòng Nội vụ huyện thường xuyên kiểm
tra về đội ngũ trong các cơ sở giáo dục theo quy định.
b) Phối hợp phát triển chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Phối hợp trong phát triển chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công
lập nhằm giúp cho trẻ có được sự quan tâm một cách thống
nhất trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc trong toàn xã
hội, đặc biệt là đông đảo cha mẹ học sinh biết được các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường
mầm non, có sự phối hợp thống nhất nội dung, phương pháp
và cách thức, giúp cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Phòng GD&ĐT phối hợp với các lực lượng xã hội cùng
tham gia vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như
tổ chức các lễ hội, các hoạt động trải ngiệm, các hoạt động
hàng ngày cho trẻ,… từ đó các lực lượng xã hội có thêm
những hiểu biết về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ


đồng thời cũng nâng cao vai trò giám sát, đánh giá chất lượng
giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
- Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Sự chủ động của Phòng GD&ĐT: Với tư cách là cơ
quản lý về chuyên môn trong công tác giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng , Phòng GD&ĐT
cần chủ động phối hợp với các lực xã hội trên địa bàn để phát
triển giáo dục mầm non ngoài công lập.
- Nhận thức và thái độ tích cực phối hợp của các lực

lượng xã hội trên địa bàn huyện: Sự phối hợp chỉ thành công
khi các lực lượng xã hội thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình
và chủ động, tích cực thực hiện các nội dung, các hoạt động
phối hợp phù hợp với thế mạnh của mình và cùng nhau giám
sát, đôn đốc thực hiện.
- Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn về các
nội dung liên quan đến quản lý và tổ chức hoạt động giáo
dục của các cơ sở mầm non ngoài công lập


×