Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục hòa NHẬP CHO TRẺ mẫu GIÁO có bố mẹ là NGƯỜI nước NGOÀI dựa vào CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.25 KB, 46 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA
NHẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO CÓ
BỐ MẸ LÀ NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


- Nguyên tắc đề xuất biện pháp.
- Đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục
mầm non thành phố Hải Phòng.
Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12
năm 2009 về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải
Phòng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã xác
định:
- Mục tiêu
+ Mục tiêu chung:
Phát triển giáo dục mầm non với qui mô và loại hình
thích hợp, phân bố đều trên các địa bàn dân cư đáp ứng nhu
cầu nuôi, dạy trẻ. Chuyển đôi loại hình giáo dục mầm non
theo Luật giáo dục trên cơ sở đảm bảo cho giáo dục mầm non
ổn định và phát triển phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh tế
- xã hội của thành phố và từng địa bàn.
Đa dạng hóa phương thức chăm sóc giáo dục trẻ


Từng bước đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn.
Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tạo bước chuyển
biến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Mục tiêu cụ thể:
Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ nhất là ngoại thành và hải đảo.


Tập trung nguồn lực phát triển trường, lớp mầm non;
xóa phòng học không an toàn, phòng học tậm, học nhờ,...
từng bước kiên cố hóa trường lớp theo hướng chuẩn. Hỗ trợ
thiết bị cho trẻ 5 tuổi.
Chuyển đổi các trường mầm non theo quy định của pháp
luật và điều kiện ở từng vùng, địa phương. Xây dựng cơ chế
đầu tư hợp lý, tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách; đẩy mạnh xã
hội hóa, phát triển các trường mầm non dân lập, tư thục, phổ
cập trẻ 5 tuổi. Đào tạo nang cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên mầm non.
Huy động hầu hết trẻ đến độ tuổi mầm non được đi học;
phát triển mô hình trường mầm non chất lượng cao; xây dựng
chương trình nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; 100%


cán bộ quản lý đạt chuẩn về chính trị, trình độ chuyên môn và
có trình dộ tin học đáp ứng yêu cầu công tác quản lý; 100%
các trường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và
học.
- Đảm bảo tính hệ thống
Cần dảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau,
không tách rời từng biện pháp mà mội biện pháp tạo điều kiện
hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ và tạo
thành hệ thống hoàn chỉnh nhằm tác động tới nhiều mặt khác
nhau. Do đó mà các biện pháp GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là
người nước ngoài phải đảm bảo liên kết với nhau thì mới đem
lại kết quả cao.
Điều quan trọng là xác định được mục đích của từng
biện pháp trong mối liên hệ với các biện pháp khác, đồng thời
phải ưu tiên việc thực hiện từng biện pháp trong từng giai

đoạn cho phù hợp. Mỗi biện pháp đưa ra ưu thế riêng, việc đề
cao quá mức mỗi biện pháp sẽ dẫn đến lạm dụng và kém hiệu
quả trong huy động.
- Đảm bảo tính thực tiễn


Các biện pháp GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là
người nước ngoài dựa vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải
Phòng được đề xuất phải tính đến các điều kiện, môi trường
khách quan, chủ quan, của huyện Kiến Thụy nói chung và của
các trường mầm non trên địa bàn huyện nói riêng ở hiện tại và
áp dụng được trong tương lai. Yêu cầu này đòi hỏi các biện
pháp có khả năng áp dụng vào thực tế huy động các nguồn lực
của cộng đồng xã hội của nhà trường phải thuận lợi. Khi đưa
ra các biện pháp huy động cộng đồng phải dựa trên điều kiện
thực tế về kinh phí, con người. Những biện pháp đó phải có
tính thực thi nghĩa là không quá khó khi thực hiện đối với cán
bộ quản lý các trường mầm non, không tốn kém đến sức
người, sức của trong quá trình thực hiện biện pháp. Các cán
bộ quản lý và giáo viên cần kiên trì khi thực hiện biện pháp
huy động các lực lượng. Các biện pháp phải phù hợp với mục
tiêu, chương trình, nội dung và phải phù hợp với các nguồn
lực khác.
- Đảm bảo tính hiệu quả
Mục đích của nguyên tắc này là làm thế nào để trong
khuôn khổ nhất định, thời gian cho phép những người làm
quản lý trong nhà trường có thể đạt mục tiêu giáo dục và mục


tiêu quản lý mình đưa ra như mong muốn. Nghĩa là các biện

pháp GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài
dựa vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng được đề xuất
phải phù hợp với hiệu quả quản lý giáo dục, hiệu quả với xã
hội và hiệu quả đối với bản thân biện pháp đó đưa ra cho phù
hợp.
- Đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được xây dựng
một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch nhất định. Các
biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như: nội dung,
mục tiêu, phương pháp, hình thức phải thống nhất và dựa trên
cơ sở khoa học được kiểm chứng. Quan trọng là khi xây dựng
các biện pháp phải dựa vào khả năng tiếp nhận của trẻ để đưa
ra các biện pháp phù hợp.
- Một số biện pháp
- Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người
dân về tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo có bố(mẹ ) là người nước ngoài.
Mục tiêu biện pháp:


Tập trung tuyên truyền nhằm làm cho người dân, các lực
lượng xã hội nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc
GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa
vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng. Làm cho các cấp
ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội
mọi người dân thấy được đây là sự nghiệp của Đảng của Nhà
nước và của toàn dân. Hơn nữa cũng cần khắc phục nhận thức
chưa đúng đắn ở một số bộ phận lực lượng nhân dân, chính
quyền địa phương, cấp ủy Đảng. Coi việc GDHN cho trẻ
GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa

vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng chính là làm thay
cho chính quyền.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Để làm tốt công tác nâng cao nhận thức cho người dân
về tầm quan trọng của việc GDHN cho trẻ mẫu giáo có
bố(mẹ) là người nước ngoài. Hiệu trưởng các nhà trường
mầm non trên địa bàn huyện cần xác định nâng cao như thế
nào và huy động nguồn lực làm gì.
* Trách nhiệm của nhà trường


Cần tham mưu tốt cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương về mọi mặt hoạt động GDHN cho trẻ mẫu giáo có
bố(mẹ) là người nước ngoài, thường xuyên chăm lo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đặc biệt là giáo
viên dạy trực tiếp trẻ đó.
Thực hiện đúg các quy chế chuyên môn, quan tâm tới
chất lượng trẻ tham gia học hòa nhập có bố(mẹ) là người
nước ngoài xem có tăng khả năng tiếp thu cho trẻ hay không.
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà
trường, mỗi thành viên có trách nhiệm, biện pháp cụ thể để
tuyên truyền, vận động chính quyền đoàn thể, ở địa phương
nhận thức đúng đắn về công tác GDHN cho trẻ mẫu giáo có
bố(mẹ) là người nước ngoài dựa vào cộng đồng huyện Kiến
Thụy Hải Phòng, tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức, tạo
mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên từng tổ chức xã hội
trong công tác GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) người nước
ngoài trên địa bàn huyện.
Phân công đến từng giáo viên phụ trách địa bàn, nắm bắt
được hòa cảnh các gia đình, luôn tạo môi trường gần gũi với

gia đình và học sinh.


* Trách nhiệm của gia đình
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con
người. Đặc biệt với trẻ em dưới 10 tuổi thì giáo dục gia đình
giữ vai trò quan trọng bậc nhất. vì thế giáo dục gia đình rất
quan trọng đối với trẻ, tương lai của XH và gia đình trông chờ
vào sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Vì vậy, gia đình phải có
nhận thức và xác định rõ trong việc giáo dục con em của
mình, nhất là những trẻ học hòa nhập vì trẻ còn đang cần hòa
nhập cả về ngôn ngữ. Do đó nhà trường phải có trách nhiệm
dạy trẻ thêm trong thời gian con ở nhà. Phối hợp kịp thời,
thường xuyên với nhà trường để nắm bắt việc học của các em
qua giáo viên chủ nhiệm, có ý thức tham gia các buổi họp phụ
huynh do GV và nhà trường tổ chức.
Để công tác nâng cao nhận thức cho người dân về tầm
quan trọng của việc GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là
người nước ngoài có hiệu quả, trước hết cần có sự chỉ đạo
thường xuyên đánh giá, kiểm tra việc thực hiện như thế nào.
Nhà trường và những lực lượng trong cộng đồng là những cơ
quan trực tiếp làm nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra,
chấn chỉnh việc thực hiện GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ)
là người nước ngoài.


Cần có sự thống nhất trong nội dung tuyên truyền, nội
dung tuyên truyền cần bám sát vào việc cần tuyên truyền như:
- Làm cho các cơ quan đoàn thể, gia đình, các lực lượng
xã hội nhận thức được sâu sức về mục tiêu, nội dung giáo dục,

tham gia nhiệt tình vào các kế hoạch triển khai tại địa phương.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là những tuyên
truyền viên nòng cốt vừa thực hiện vừa phổ biến các nội dung
của luật giáo dục, các văn bản chỉ đạo tới toàn thể nhân dân.
- Tuyên truyền với người dân về vai trò của giáo dục là quốc
sách hàng đầu.
Nhận thức rõ về bản chất, nội dung và ý nghĩa của việc
GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa vào cộng
đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng để qua đó khẳng định huy
đông các nguồn lực cộng đồng tham gia GDHN cho trẻ mang
tính chiến lược, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình của
hệ thống giáo dục, làm cho giáo dục là sự nghiệp của toàn
dân.
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương trong việc huy động các lực lượng xã


hội, các ngành trong quá trình thực hiện huy động cộng đồng
tham gia công tác GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước
ngoài dựa vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng. Các
cấp lãnh đạo cần xác định rõ việc huy động các lực lượng
cộng đồng tham gia GDHN là hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn lực
cho nhà trường chứ không làm thay việc cho nhà trường. Nên
tránh thái độ khoán trắng công tác giáo dục cho xã hội mà
việc trọng tâm là phối hợp với các lực lượng để thực hiện kế
hoạch phát triển giáo dục.
Với các lực lượng xã hội và người dân cần huy động
rộng rãi hơn nữa để mỗi người dân thấy được công tác GDHN
cho trẻ có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa vào cộng đồng
huyện Kiến Thụy Hải Phòng không chỉ mang lại hiệu quả cho

riêng ngành giáo dục mà còn mang lại lợi ích cho từng cá
nhân, từng gia đình và cao hơn là mang lại lợi ích cho cộng
đồng và cả đất nước.
Tổ chức tuyên truyền qua các ngày hội ngày lễ sinh
động thu hút đông đảo cán bộ, quần chúng nhân dân tham
gia...
Điều kiện thực hiện biện pháp:


Nội dung, tài liệu tuyên truyền phải được soạn trước với
nội dung ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với trình độ nhận thức của
mọi thành viên trong cộng đồng.
Bản tin, hình ảnh tuyên truyền phải được đặt ở những
nơi mà mọi người dễ quan sát, nội dung dễ hiểu để phụ
huynh và mọi người dễ thấy, dễ nhớ, dễ hiểu và gây được ấn
tượng như: Bảng tin của nhà trường, bảng tin của các lớp...
Thực hiện tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng như: đài phát thanh xã, các buổi họp phụ
huynh, các ngày hội ngày lễ, các buổi nói chuyện chuyên đề
về giáo dục. Hoặc thông qua hội nghị khuyến học của xã để
phát huy ưu thế diễn đàn chính thống trong việc tuyên truyền
về GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài.
Công tác tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, liên
tục vì giáo dục rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc. Do đó phải thường xuyên tác động, tuyên truyền
nhất là những kinh nghiệm hay, điển hình tiên tiến trong phong
trào huy động các nguồn lực cộng đồng của nhà trường.


-Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình , nhà trường

và các lực lượng ngoài xã hội trong giáo dục hòa nhập cho
trẻ 5 -6 tuổi.
Mục tiêu biện pháp:
Phối hợp giữa các lực lượng trong gia đình, nhà trường
và các lực lượng ngoài xã hội một cách chặt chẽ, phát huy sức
mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi
trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục phát triển.
Nêu cụ thể nội dung công tác cần phối hợp với các ban
ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội để xác định trách nhiệm
khi tham gia các hoạt động huy động cộng đồng tham gia
công tác GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa
vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng .
Phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội nhằm
xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho nền giáo dục
phát triển. Tập trung khai thác các nguồn lực phù hợp để đáp
ứng nhu cầu xã hội học tập trong điều kiện ngân sách không
ngừng chi cho giáo dục nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện
đại hóa của xu thế phát triển giáo dục trong thời đại mới.


Huy động các ban ngành đoàn thể , các lực lượng xã hội
trong thực hiện các nội dung cơ bản về huy động các nguồn
lực cộng đồng xã hội phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực
tế của địa phương.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Hệ thống các hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý
Nhà nước về giáo dục với các lực lượng trong xã hội tham gia
công tác GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước
ngoài dựa vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng. Qua
thực tế muốn phát triển giáo dục một cách mạnh mẽ và muốn

huy động các lực lượng thành công thì các nhà trường mầm
non phải có sự tham gia phối hợp của các cấp, ban ngành
đoàn thể, các doanh nghiệp, lực lượng xã hội trên địa bàn.
Nhưng mỗi cấp, ban ngành, doanh nghiệp, lực lượng xã hội
phải có nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Do đó trong quá
trình thực hiện phải xác định rõ công việc, nhiệm vụ cụ thể.
Để phát huy được sức mạnh tổng hợp tòa dân thì sự chỉ đạo,
phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp với thực tế
của từng địa phương. Vì thế mà khi làm việc cần phân công
cụ thể từng ban ngành, lực lượng xã hội chịu trách nhiệm từng
mảng để họ phối hợp với ngành giáo dục. Ví dụ như: Ủy ban


mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các đoàn thể nhân dân (hội
liên hiệp phụ nữ, hội khuyến học, hội người cao tuổi...) có
trách nhiệm chỉ đạo các hội viên, thành viên tham gia xây
dựng nội dung giáo dục phù hợp với đơn vị, ngành mình.
Đồng thời có chỉ tiêu huy động các nguồn lực của địa phương
mình như trong nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND thành phố
Hải Phòng đưa ra: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố và các tổ chức thành viên tích cực tham gia tuyên truyền,
vận động nhân dân tham gia thực hiện và chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục mầm non”.
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, và các lực lượng xã
hội tham gia công tác GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước
ngoài huyện Kiến Thụy Hải Phòng thực chất là huy động phối
hợp toàn xã hội tham gia. Nếu như có các lực lượng cùng
tham gia nhưng không có sự phối hợp với nhau thường xuyên
thì sẽ dẫn đến chồng chéo, không khoa học. Bởi vì sẽ có nhiều
lực lượng làm cùng một nội dung. Vì thế nhà trường cần phải

có nguyên tắc khi phối hợp các lực lượng tổ chức các hoạt
động như: nguyên tắc phù hợp với chức năng nhiệm vụ,
nguyên tắc tự nguyện- dân chủ- đồng thuận, nguyên tắc hiệu
quả và đảm bảo bằng pháp lý.


- Nguyên tắc phù hợp với chức năng nhiệm vụ: nghĩa là
từng ban ngành đoàn thể, từng lực lượng trong cộng đồng mỗi
lực lượng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Do đó khi các
ngành tham gia vào việc huy động các lực lượng xã hội không
chỉ là phối hợp để đấy mà còn là sự trách nhiệm của mỗi cơ
quan đơn vị. Nên nhà trường cần khai thác, phối hợp các
ngành tham gia vào hoạt động cho phù hợp với từng chức
năng mà từng lực lượng đảm nhận.
- Nguyên tắc tự nguyện- dân chủ- đồng thuận: Nguyên
tắc này rất cần thiết trong việc huy động cộng đồng tham gia
công tác GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa
vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng, thể hiện ở chỗ:
các thành viên trong từng lực lượng họ tham gia một cách tự
nguyện, không bắt buộc, tham gia một cách dân chủ và có sự
đồng thuận từ cấp trên đến các cá nhân trong lực lượng đó.
Do đó mà phải cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường,
gia đình với các cộng đồng.
- Để thực hiện được việc phối hợp chặt chẽ giữa các lưc
lượng ngoài xã hội, gia đình và nhà trường cũng rất cần dựa
vào tính hiệu quả và đảm bảo bằng pháp lý. Bởi vì tính hiệu
quả của việc GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước ngoài


dựa vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng phải dựa vào

mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Nên các hoạt động
GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa
vào cộng đồng huyện Kiến Thụy Hải Phòng của nhà trường
phải đem lại hiệu quả thiết thực tránh áp dụng hình thức. Tính
pháp lý của nguyên tắc ở chỗ có sự phân công cụ thể của các
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cho các ban ngành
đoàn thể, các lực lượng xã hội cùng phối hợp với ngành giáo
dục thực hiện.
Cơ quan quản lý nhà nước ở đây là Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Phòng giáo dục và Đào tạo thống nhất các
nội dung huy động cho từng nguồn lực của cộng đồng xã hội
cho từng ban ngành đoàn thể và các lực lượng xã hội.
Để phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các
lực lượng xã hội phải có sự giám sát kiểm tra việc thực hiện
các nội dung kế hoạch đưa ra. Từ phòng giáo dục phối hợp
với các ban ngành đoàn thể cùng tham gia huy động các lực
lượng của cộng đồng xã hội, gia đình, nhà trường. Nhà trường
có thể tham mưu vào công tác phân công công việc cho từng
lực lượng để phối hợp nhịp nhàng hơn:


- Hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi tham gia truyền
đạt kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống, ý
thức kỉ luật, cùng với cộng đồng tham gia xây dựng môi
trường lành mạnh...
- Hội phụ nữ, cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình tuyên
truyền kiến thức kĩ năng nuôi dạy trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ
tới các gia đình tham gia cá hoạt động ở nhà trường.
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vận động các
đoàn viên, thanh niên hăng hái tham gia tuyên truyền phát

triển sự nghiệp giáo dục hòa nhập cho trẻ có bố(mẹ) là người
nước ngoài tới người dân.
- Ngành công an, tư pháp tham gia tuyên truyền trò
chuyện giúp đỡ các gia đình có trẻ có bố (mẹ) là người nước
ngoài các cách hoàn tất giấy tờ tạm trú cho trẻ tại địa phương
nơi trẻ về tham gia hoạt động giáo dục. Góp phần tạo cho trẻ
và gia đình yên tâm khi về Việt Nam sinh sống.
- Ngành y tế tham gia chăm sóc sức khỏe, kiểm tra vệ
sinh an toàn thực phẩm, y tế trong trường học, tham gia kiểm
tra sức khỏe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.


- Ngành văn hóa thông tin, đài phát thanh, truyền thanh
xây dựng các nội dung về giáo dục hòa nhập, nêu các gương
người tốt việc tốt về tham gia thực hiện các hoạt động về giáo
dục hòa nhập cho trẻ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân về việc dựa vào cộng đồng để GDHN cho trẻ mẫu
giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài. Cùng với nhà trường tổ
chức các hoạt động văn hóa, hoạt động trải nghiệm cho trẻ tham
gia nhằm phát triển cho trẻ về thể lực, văn hóa, ngôn ngữ, tạo
cho trẻ tự tin tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Nhà trường chủ động trong việc phối hợp với các
ngành chức năng, vận động các doanh nghiệp, dịch vụ các nhà
tài trợ ... tùy vào điều kiện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất
trang thiết bị cho nhà trường phát triển giáo dục nói chung và
GDHN cho trẻ có bố(mẹ) là người nước ngoài dựa vào cộng
đồng nói riêng.
- Bên cạnh các lực lượng xã hội, nhà trường, gia đình
cũng phải chủ động trong việc bồi dưỡng cho trẻ có thể lực
tốt, tinh thầ thoải mái để trẻ hăng hái tham gia các hoạt động

ở gia đình và từng bước hòa nhập với cộng đồng, môi trường
mới.


Điều kiện thực hiện biện pháp:
Biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường,
và các lực lượng ngoài xã hội chỉ thực sự đạt được hiệu quả
khi các nhà trường mầm non xác định được kế hoạch, mục
tiêu, nội dung chung để từ đó có biện pháp GDHN cho trẻ
mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài huyện Kiến Thụy
Hải Phòng
- Động viên, khuyến khích giáo viên tự học hỏi để nâng cao
chuyên môn về giáo dục hòa nhập.
Mục tiêu biện pháp:
Nhằm động viên, khuyến khích giáo viên trong toàn
trường nói chung và giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ
mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài nói riêng tự học hỏi
để nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nắm bắt về tâm
lý trẻ là người nước ngoài.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Động viên khuyến khích giáo viên tự học hỏi để nâng cao
về chuyên môn. Thực tế cho thấy để nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên nhân viên phụ thuộc vào rất


nhiều yếu tố trong đó rất cần sự tự học qua dự giờ đồng nghiệp,
qua sách báo, mạng internet... Bản thân các đồng chí giáo viên
luôn luôn cố gắng phấn đấu tự học, tự rèn luyện bản thân nhằm
phù hợp với thực tiễn phù hợp với môi trường, phù hợp với trẻ,
điều kiện của nhà trường.

Trước tiên, cần phải làm cho mỗi giáo viên nhận ra
một cách đầy đủ, sâu sắc các vấn đề liên quan đến phát
triển chuyên môn của mình
Hiện nay, nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về năng lực
bản thân và chưa chấp nhận bản thân và đồng nghiệp. Mỗi khi
có đánh giá, nhận xét hay xếp loại chuyên môn trong các kỳ
đánh giá xếp loại theo quy định của Phòng, Sở Giáo dục và
Đào tạo, giáo viên thường có xu hướng tự nâng mức bản thân
bằng hoặc cao hơn người khác. Giáo viên thường tự đánh giá
mình đạt mức tốt, khá (hiếm khi tự đánh giá trung bình, yếu).
Thực tế, cơ bản họ không muốn đánh giá bản thân thấp hơn
người khác kể cả khi họ hiểu rằng trên thực tế mình chưa đạt
được mức tự đánh giá. Mặt khác, giáo viên có xu hướng bằng
lòng với năng lực bản thân. Đặc biệt, với những giáo viên
được coi là giáo viên giỏi luôn bằng lòng với kết quả đánh giá
hiện tại và không tiếp tục phấn đấu, học hỏi chuyên môn. Họ


không phấn đấu đạt được những tiêu chuẩn cao hơn của người
giáo viên trong thời kỳ mới. Thậm chí, ngay cả khi nhu cầu
học tập hiện tại của học sinh chưa được đáp ứng họ cũng chưa
nhận ra hoặc chưa quan tâm đến.
Giúp giáo viên có khả năng nhận ra giáo dục hòa
nhập cho tất cả trẻ, không phân biệt, biết chấp nhận mỗi cá
nhân học sinh của mình
Khi biết chấp nhận học sinh như một cá thể độc lập, họ sẽ
biết chấp nhận bản thân và ngược lại. Chấp nhận học sinh là
điều kiện cần để tiến hành giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm. Người giáo viên luôn biết chấp nhận học sinh
thì mới có thể tạo ra môi trường học tập thoải mái và tiến hành

bài học có ý nghĩa. Họ có thể thể hiện tình yêu thương, trân
trọng với tất cả học sinh như con em của chính mình, nếu một
lớp học có học sinh cá biệt hay học sinh học hòa nhập thì cô
giáo phải đều được yêu quý như nhau.
Giáo viên cần hiểu đúng và áp dụng được phương
pháp giáo dục phù hợp vào thực tế giảng dạy hàng ngày
Giáo viên cần hiểu đúng về các phương pháp giáo dục
và áp dụng cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình.


Trong lớp có những trẻ bình thường sẽ áp dụng một cách dạy
học khác và trong lớp có học sinh học hòa nhập thì giáo viên
phải có cách thực hiện để làm sao tất cả học sing đều tham gia
một cash hào hứng.
Giáo viên cần được khuyến khích và hỗ trợ tự học
nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp dạy học
Chủ trương của ngành Giáo dục - Đào tạo khuyến khích
giáo viên tự học nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới
phương pháp dạy học. Do đó mà nhà trường cũng cần khuyến
khích và tạo cơ hội cho giáo viên học tập nâng cao chất lượng
về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của mình nhất là những
giáo viên dạy ở các lớp hòa nhập có trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là
người nước ngoài. Để giáo viên nắm được tâm lý của từng trẻ
đó, nhu cầu của từng trẻ. Giáo viên họ có thể tự học chỉ có thể
được tạo ra và phát huy trên cơ sở tạo ra các "tình huống học
tập cộng tác" giữa các giáo viên. "Tình huống học tập cộng
tác" đó chỉ có thể xuất hiện khi các nhà trường tổ chức cho
giáo viên các buổi để họ "chia sẻ chuyên môn" trong sinh hoạt
chuyên môn theo cách tiếp cận mới. Trong đó, họ có cơ hội
được học hỏi bằng quá trình tự trải nghiệm, học hỏi từ đồng

nghiệp nhờ thiết kế giáo án, tiến hành, dự giờ nhiều bài học ở


các lớp học khác nhau. Đó là con đường học tập thiết thực,
hiệu quả và phù hợp nhất hiện nay đối với tất cả các giáo
viên.
Điều kiện thực hiện biện pháp:
Biện pháp động viên khuyến khích giáo viên tự học
hỏi để nâng cao về chuyên môn nhằm phát huy thêm khả năng
hiểu về tâm lý trẻ người nước ngoài chỉ thực sự đạt được hiệu
quả khi các trường tạo mọi điều kiện về thời gian, hỗ trợ về
tài chính để các giáo viên có thời gian và có thêm động lực để
từ đó tự bồi dưỡng nâng cao năng lực của mình. †
- Tổ chức các hoạt động nhằm thu hút, lôi kéo các lực
lượng cùng quan tâm tới việc giáo dục hòa nhập cho trẻ
mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài.
Mục tiêu biện pháp:
Đưa ra các hoạt động, các hình thức tổ chức nhằm thu
hút, lôi kéo các nguồn lực trong cộng đồng xã hội dùng quan
tâm tới việc GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước
ngoài dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, chính quyền địa
phương.


Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Các nhà trường phải đưa ra nhiều nội dung phù hợp,
hoạt động phong phú nhằm lôi kéo, thu hút được đông đảo lực
lượng trong xã hội quan tâm giúp sức người sức của cho
GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài.
Trong công tác huy động các nguồn lực thì các cấp ủy Đảng

phải là người có trách nhiệm đi đầu trong mọi phong trào.
Dựa trên nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục
mà ở đây là các trường mầm non.
Để thu hút được các lực lượng xã hội cùng quan tâm tới
việc GDHN cho trẻ mẫu giáo có bố(mẹ) là người nước ngoài
trước tiên nhà trường phải làm tốt công tác chăm sóc giáo dục
trẻ trong nhà trường nhằm tuyên truyền với các bậc phụ
huynh, các cấp ngành đoàn thể, các lực lượng trong xã hội.
Hơn nữa nhà trường phải nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến
từ các cơ quan, tổ chức đoàn thể, các lực lượng trong xã hội.
Phải thường xuyên xử lý kịp thời để có kế hoạch đáp ứng phù
hợp. Đề nghị các lực lượng cộng đồng, các tổ chức đoàn thể
phối hợp cùng với nhà trường tổ chức một số các hoạt động


×