Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO dục PHÒNG CHỐNG nạn tảo hôn CHO ĐỒNG bào dân tộc ít NGƯỜI tại xã THANH KIM HUYỆN SA PA, TỈNH lào CAI dựa vào tổ CHỨC hội, đoàn THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.12 KB, 42 trang )

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG NẠN TẢO HÔN
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT
NGƯỜI TẠI XÃ THANH KIM
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI DỰA
VÀO TỔ CHỨC HỘI, ĐOÀN THỂ


- Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
Để quản lý có hiệu quả thì các biện pháp đề xuất phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
Biện pháp phải có hiệu quả, góp phần thay đổi nhận thức
của người dân tộc để từ đó họ chấp hành và tuân thủ nghiêm
Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam, góp phần xây dựng hôn
nhân lành mạnh nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển
mọi mặt của đời sống xã hội.
Biện pháp phải có tính khả thi và phù hợp với đặc điểm
kinh tế, xã hội của huyện.
Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người
dân tộc ít người.
Bên cạnh đó các biện pháp cũng phải thỏa mãn những yêu
cầu về phương pháp luận của một công trình nghiên cứu khoa
học như:
- Đảm bảo tính cần thiết
Trong bối cảnh hiện nay, con người là nhân tố quan trọng
quyết định đến sự tiến bộ của xã hội loài người. Chính vì thế


chất lượng dân số có vai trò quan trọng, mà tảo hôn là một trong
những nguyên nhân chính làm suy thoái nòi giống ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Vì vậy vấn đề bức thiết


hiện nay là làm sao ngăn chặn vấn nạn kết hôn cận huyết thống
còn tồn đọng ở một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tại các
vùng miền núi, vùng sâu, vùng sa đảm bảo cho sự phát triển
chung của xã hội.
- Đảm bảo tính pháp lý
Giáo dục ngăn chặn và đầy lùi tảo hôn cho người dân tộc ít
người phải dựa trên các cơ sở pháp lý như: Các chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước, các kế oạch chung của tỉnh. Ngoài
ra cũng phải tuân theo Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam, các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan...
- Đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, phải xác định
được yếu tố trọng tâm và thể hiện sự ưu tiên hợp lý, có sự cân
nhắc, tính toán để các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sức
mạnh tổng hợp đem lại kết quả tốt nhất trong công tác giáo dục
ngăn chặn và đẩy lùi tảo hôn. Như vậy các biện pháp phải đảm


bảo tính đồng bộ, tính thống nhất từ việc xác định mục tiêu, xây
dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá.
- Đảm bảo tính thực tiễn
Hệ thống các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính thiết
thực, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế ở vùng đồng
bào dân tộc ít người sinh sống hiện nay.
Việc đề ra và triển khai các biện pháp giáo dục phòng ngừa
tảo hôn đòi hỏi các cán bộ quản lí phải hiểu thấu đáo, tính toán,
cân nhắc đầy đủ các yếu tố về con người, cơ sở vật chất, thời
gian...để từ đó đề ra các biện pháp giáo dục vừa có cơ sở khoa
học, vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn, với tâm sinh lý người
dân tộc, với quy luật và xu thế phát triển chung. Những biện

pháp như vậy sẽ mang tính khả thi cao khi áp dụng và thực tiễn.
- Các biện pháp giáo dục phòng chống nạn tảo hôn cho
đồng bào dân tộc ít người tại xã Thanh Kim, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai dựa vào các tổ chức hội, đoàn thể.
- Biện pháp 1: Điều tra để hiểu rõ về các đối tượng cần
giáo dục và xác định các nội dung giáo dục phù hợp
a. Mục tiêu của biện pháp


Biện pháp nhằm xác định đúng đối tượng cần được giáo
dục về tảo hôn và những nội dung giáo dục phù hợp với các đối
tượng đó. Đây là việc làm cần thiết để giúp cho công tác giáo
dục phòng chống tảo hôn tại địa phương mang lại hiệu quả thiết
thực, đúng nội dung và đúng đối tượng. Trên cơ sở xác định
được các nhóm đối tượng cần tác động sẽ xây dựng các nội
dung giáo dục tương ứng với nhóm tuổi, trình độ nhận thức của
họ.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tiến hành tìm hiểu thu thập số liệu thống kê từ ban dân tộc
tỉnh, phòng dân tộc huyện, liên đoàn lao động, đoàn thanh niên,
Trạm y tế địa phương; điều tra mẫu ít nhất 10% số thôn bản,
dòng họ (thuộc nội dung trong chương trình công tác hàng năm
của Ban dân tộc, phòng dân tộc);
Phân loại các nhóm đối tượng cần được giáo dục theo các
tiêu chí khác nhau như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, dân
tộc...
Xây dựng một hệ thống các nội dung giáo dục phòng
chống tảo hôn trong các gia đình của đồng bào dân tộc ít người



trong xã. Chẳng hạn như: Tác hại và hậu quả của tảo hôn đối
với gia đình và xã hội; những quy định của pháp luật về tảo
hôn; những việc cần làm để hạn chế tình trạng tảo hôn ở làng,
bản, xã ...
c. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Đảm bảo sự chính xác, khách quan trong việc thực hiện
thu thập số liệu tại các phòng, ban liên quan trên địa bàn xã
Thanh Kim, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Các mẫu điều tra phải được lựa chọn với tỉ lệ phù hợp ở
mỗi thôn, bản, dòng họ trên địa bàn khảo sát.
- Thành lập nhóm khảo sát, thống kê, điều tra, trong đó
bao gồm có trưởng (phó) phòng các đơn vị như: Phòng dân tộc,
liên đoàn lao động, chi hội chữ thập đỏ, các trưởng bản, già
làng.
- Việc phân loại các nhóm đối tượng cần đảm bảo tính
chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Việc xác định các nội dung giáo dục phòng chống tảo
hôn sẽ triển khai tới người dân được tiến hành sau khi đã phân
nhóm được đối tượng cần giáo dục tác động.


- Việc xác định các nội dung giáo dục phòng chống tảo
hôn phải căn cứ dựa trên nhiều nguồn tham khảo khác nhau, cần
phải có bộ công cụ được xây dựng cụ thể dựa trên các đặc tính
về nhóm các đối tượng cần được giáo dục để có thể đưa ra
những kết luận chi tiết về đặc trưng tâm lý, sinh lý của nhóm
các đối tượng. Các bộ công cụ này cần được liên tục hoàn thiện,
thay đổi để phù hợp với các đặc trưng về tâm, sinh lý của đối
tượng nhằm có một cách nhìn tổng quát nhất về đối tượng cần
giáo dục.

- Hệ thống các nội dung giáo dục về tảo hôn được xây
dựng dựa trên các tài liệu chính thống, có kèm tư liệu về hình
ảnh, phim tài liệu minh họa. Các nội dung giáo dục cần được cụ
thể hóa, gắn liền với thực tế, đi trực tiếp vào vấn đề. . Đặc biệt
với những đối tượng giáo dục là đồng bào dân tộc ít người thì
các nội dung giáo dục cần phải hết sức rõ ràng và dễ hiểu.
-Biện pháp 2: Xác định rõ các phong tục, tập quán lạc
hậu liên quan đến hôn nhân cần thay đổi
a. Mục tiêu của biện pháp


Do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn
nhiều hạn chế, tồn tại nên nhận thức của nhân dân chưa có sự
chuyển biến nhiều, vẫn còn nặng về hủ tục lạc hậu dẫn đến tỷ lệ
tảo hôn cao. Tuyên truyền, phổ biến những phong tục, tập quán
tốt đẹp, đồng thời phê phán, vận động đồng bào từng bước xóa
bỏ những hủ tục lạc hậu, trái với quy định của pháp luật trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Xác định được những phong tục,
tập quán có ảnh hưởng đến tình trạng tảo hôn tại địa phương. .

b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hiểu rõ phong tục, tập quán của đồng bào đang sinh sống
trên địa bàn, cần phân biệt những phong tục tập quán của đồng
bào các dân tộc ít người khác nhau chẳng hạn như người Mông
và người Dao, việc kết hôn của đồng bào dân tộc Tày hay Dáy
là khác nhau. Điểm khác có thể là phong tục đón dâu, của hồi
môn, tục thách cưới họ nhà trai...Chính vì sự đa dạng về phong
tục của mỗi dân tộc một mặt tạo nên bản sắc văn hóa riêng, mặt
khác là điểm duy trì những hủ tục lạc hậu dẫn đến tảo hôn.



Cần phân biệt rõ ràng cho đồng bào hiểu thế nào là những
hủ tục lạc hậu cần phải thay đổi, thế nào là những nét đẹp văn
hóa đặc trưng của dân tộc cần bảo lưu và thừa kế. Cụ thể:
Xác định rõ những phong tục tập quán tiến bộ duy trì lợi
ích cộng đồng . Chẳng hạn: trong hôn nhân giữa nam và nữ của
đồng bào dân tộc Thái những phong tục tập quán mang tính tích
cực thể hiện nét văn hóa độc đáo như: Tục ở rể; "tẳng cẩu" của
cô dâu. Ngày nay những thủ tục trong lễ cưới đã được tiết giảm
đi nhiều nhưng tập trung vẫn giữ được những nét cơ bản truyền
thống rất ấn tượng. Xác định rõ những phong tục tập quán không
còn phù hợp, những tập quán lạc hậu, phản khoa học. Đối với
dân tộc ít người, hôn nhân của họ thông qua mua bán và có phần
tin vào tín ngưỡng. Trong lễ ăn hỏi, người Dao tin rằng đôi trai
gái có hợp nhau hay không là do lễ cúng "xem chân gà". Người
con gái được định giá thông qua giá trị vật chất thịt, rượu, lễ nạp
tài. Mỗi đám cưới thường nhà gái yêu cầu từ 20 - 50 đồng bạc
trắng, từ 60-120 kg thịt lợn, từ 60 lít - 150 lít rượu. Giá trị vật
chất nhà gái yêu cầu càng nhiều đối với nhà trai thì người con gái
đó càng hoàn hảo về tài sắc.


Phân biệt những hiện tượng lạc hậu chưa phải là phonh
tục, tập quán mà chỉ hình thành có tính chất tự phát trong những
nhóm dân cư đơn lẻ. Một số hiện tượng lạc hậu liên quan đến
khả năng nhận thức của một bộ phận đồng bào sinh sống tại địa
phương như: Việc phân chia tài sản quy định của hồi môn, tiền
thách cưới...ở mỗi dân tộc và vùng miền là có sự khác nhau.
Nhiều nơi có sự khác biệt đôi khi do chính sự phát triển tự phát
hoặc theo phong trào, cần được hủy bỏ để xây dựng và phát huy

những phong tục phù hợp, tạo nên nét đẹp văn hóa của đồng
bào dân tộc khác nhau.
c. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Việc xác định những phong tục tập quán tốt đẹp, tích cực
cần được phát huy phải dựa trên những tài liệu văn hóa và quá
trình tìm hiểu địa phương.
- Việc xác định những hủ tục hoặc tập quán lạc hậu, vi
phạm quy định của pháp luật cần căn cứ vào các điều, khoản
quy định trong Luật hôn nhân và gia đình đã được phổ biến.
- Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu văn
hóa vùng đồng bào dân tộc miền núi để có những đánh giá


chính xác hơn trong quá trình xác định những phong tục tập
quán mang tính tích cực và những hủ tục, lạc hậu hoặc những
hiện tượng chưa phải là phong tục, tập quán.
- Chỉ ra những phong tục, tập quán cần thay đổi và hướng
thay đổi ở vùng đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn nghiên
cứu.
- Cần tham khảo ý kiến của nhiều người có kinh nghiệm, có
uy tín trong cộng đồng các dân tộc ít người, để chắc chắn đó là
những hiện tượng hay những phong tục. Chính bản thân những
người có kinh nghiệm, uy tín trong cộng đồng các dân tộc ít người
vừa là nguồn thông tin đáng tin cậy vừa là một kênh thông tin cực
kỳ quan trọng trong quá trình triển khai việc thay đỏi nhận thức
của đồng bào về các phong tục, tập quán lạc hậu cần phải thay
đổi.
- Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,
vận động phong trào tảo hôn.
a. Mục tiêu của biện pháp

Công tác tuyên truyền, phổ biến về hậu quả của tảo hôn
người dân nhận thức đúng đắn về hôn nhân an toàn lành mạnh


giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tuy nhiên do bị ảnh
hưởng bởi mỗi dân tộc có một ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập
quán riêng biệt nên phải đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền
gắn với từng dân tộc để tất cả mọi người đều có thể hiểu để thay
đổi nhận thức và hành vi sao cho chuẩn mực. Bên cạnh việc
tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân thì biện pháp
này cũng chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền,
y tế, cán bộ hội phụ nữ, các già làng, trưởng bản....mục đích tạo
sự chuyển biến về nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền,
nhân dân nhằm từng bước xóa đói bỏ tập tục lạc hậu này.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tuyên truyền, giáo dục phổ biến cho người dân biểu biết
về quy định của pháp luật và Nhà nước Việt Nam về hôn nhân
(Luật hôn nhân và Gia đình) cụ thể là về: Độ tuổi kết hôn của
nam nữ, quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng huyết
thống trong phạm vi 3 đời và nếu phạm phải là vi phạm pháp
luật.
Phổ biến cho người dân những tác hại, nguy cơ hậu quả
gặp phải khi tảo hôn, đặc biệt là những hậu quả đối với xã hội
về lâu về dài.


GIáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy
định của pháp luật khi xây dựng gia đình, góp phần xây dựng
hôn nhân lành mạnh trong cộng đồng nơi sinh sống thể hiện tiêu
chí: Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của Nhà nước về kết

hôn, có thái độ phê phán những người có hiểu biết lệch lạc đồng
thời góp phần ngăn chặn tảo hôn.
Tổ chức tuyên truyền, trang bị hiểu biết cho người dân
những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình lồng
ghép thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng được tổ chức định
kỳ, có thể mời chuyên gia nói chuyện về công tác giáo dục
phòng chống tảo hôn. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho
người dân các Nghị quyết, chính sách, các kế hoạch và đề án
giảm thiểu tảo hôn của Nhà nước.
Trang bị sổ tay tuyên truyền cho tuyên truyền viên cơ sở
với nội dung có hình ảnh minh họa dễ hiểu tóm tắt về: Quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình; nội dung cơ bản của đề
án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số".
Biên soạn, in ấn tờ rơi tuyên truyền về hậu quả, tác hại của
tảo hôn.


Làm băng đĩa có thuyết minh bằng các thứ tiếng tương
ứng với từng dân tộc, có clip, phóng sự, phim tài liệu, tọa đàm,
câu chuyện, bài phân tích, tổng hợp, phỏng vấn, phát biểu,
chuyên gia hỏi - đáp để cung cấp cho các địa phương vùng
DTTS làm tài liệu tuyên truyền, tổ chức thành các tiểu phẩm,
kịch ngắn và tổ chức tuyên truyền, tổ chức họp thôn, họp nhóm
dân cư đặc thù để quán triệt vv.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về Luật hôn nhân
và Gia đình dưới nhiều hình thức đa dạng cấp thôn bản và cấp
xã, huyện, tỉnh.
Chỉ đạo thiết kế, treo những khẩu hiệu tuyên truyền với
hình ảnh minh họa độc đáo và treo ở những nơi công cộng, cơ

quan, trường học.
Phối hợp với đài truyền hình địa phương thực hiện các
phóng sự, phim tài liệu nhằm cho người dân hiểu rõ tảo hôn và
những hậu quả của nó với những gương "người thật, việc thật".
c. Các điều kiện thực hiện biện pháp


- Nội dung tuyên truyền, phổ biến cho người dân cần phải
chính xác, cụ thể để căn cứ trên cơ sở luật hôn nhân và gia đình
đã được quy định.
- Phân biệt rõ những lợi ích của kiểu hôn nhân bình thường
và những hậu quả của tảo hôn mang lại đối với những đứa trẻ
được sinh ra và đối với phạm vi cộng đồng xã hội.
- Lãnh đạo cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, không gia
sinh hoạt cộng đồng để số lượng người dân tham gia các buổi
tuyên truyền, trao đổi với chuyên gia và cán bộ dân số thật hiệu
quả, sâu rộng.
- In ấn số lượng lớn tờ rơi và sổ tay kiến thức về hôn nhân
và tảo hôn để có thể phát và phổ biến tới mọi tầng lớp nhân dân.
- Đài truyền hình địa phương cần phối hợp với ban lãnh
đạo cấp xã, huyện tổ chức bố trí lịch phát sóng, vào khung giờ
để mọi người dân có thể xem phóng sự, phim tài liệu tuyên
truyền về tảo hôn.
- Lãnh đạo các xã, thôn, bản tuyển chọn thành viên của đội
thi, ôn tập các nội dung hiểu biết về Luật hôn nhân và Gia đình,


tảo hôn, diễn tiểu phẩm, tình huống tuyên truyền nhằm tham gia
các hội thi có hiệu quả, có chất lượng.
- In ấn, thiết kế những khẩu hiệu, tranh cổ động đảm bảo tính

khoa học và phù hợp với thuần phong mĩ tục của đồng bào dân tộc
ít người trên địa bàn xã.
- Những tấm gương "người thật, việc thật" phải được lựa
chọn đảm bảo tính điển hình và có tác dụng giáo dục, cảm hóa
người dân nghe theo và làm theo.
- Thông qua các hình thức học tập cử tuyển, chính quyền
địa phương tập trung triển khai cho chính con em các DTTS
trên địa bàn có thể học tập và làm theo trực tiếp vào quá trình
tuyên truyền. Lợi thế lớn nhất của việc làm này là gây nguồn
nhân lực trực tiếp tại địa bàn, những cán bộ tương lai đó biết sử
dụng tiếng của dân tộc mình, biết rõ rừng khúc mắc trong quá
trình triển khai tuyên truyền sẽ góp phần giúp cho việc tuyên
truyền đạt hiệu quả cao.
- Biện pháp 4: Xây dựng mô hình hoạt động tư vấn và
triển khai nhân rộng các mô hình tư vấn hôn nhân tại cộng
đồng


a. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng các mô hình trên cơ sở các Đề án, kế hoạch
giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân năm 2016 của Ủy ban dân tộc
của Quốc hội (Quyết định số 138/QĐ - UBDT ngày 30/3/2016).
Xây dựng mô hình can thiệp tích cực chống tảo hôn và tảo
hôn do các đoàn thể, các lực lượng xã hội chủ trì và thực hiện
(Liên đoàn lao động huyện, đoàn thanh niên, bộ đội biên phòng
ở các vùng giáp biên giới...) Kết hợp với việc tổ chức ngày hội
trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp tỉnh.
Những mô hình hoạt động tư vấn và triển khai nhân rộng
mô hình tư vấn mô hình hôn nhân tại cộng đồng sẽ góp phần đi
sâu, đi sát vào trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, kịp thời

hỗ trợ người dân tháo gỡ những khúc mắc mà tư vấn khi cần
thiết.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Trang bị nội dung kiến thức phong phú về mặt luật hôn
nhân và tảo hôn cho các tư vấn viên - đây là những người trực
tiếp tham gia hoạt động tại các mô hình tư vấn hôn nhân tại
cộng đồng.


Tổ chức các hoạt động tư vấn ngay tại cơ sở, làm việc đều
đặn các ngày trong tuần. Bên cạnh đó, với trở ngại về đường xá
đi lại nên nhiều người dân rất ngại đi đến các điểm tư vấn cố
định. Vì vậy, ngoài các điểm tư vấn cố định, mở rộng thêm các
tổ công tác tư vấn lưu động đến từng thôn bản vùng cao, tiếp
cận người dân ở những vùng khó khăn nhất trong xã.
Các tổ tổ tư vấn tăng cường các hoạt động tuyên truyền
cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật; truyền thông, vận động,
tư vấn, can thiệp, hỗ trợ…nhằm nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể
và người dân trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình, góp phần ngăn ngừa giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và tảo hôn ở vùng dân tộc ít người.
Cử các cán bộ tư vấn viên thâm nhập sâu vào đời sống
sinh hoạt, lao động của người đồng bào với tiêu chí 3 cùng:
Cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Với hình thức này họ sẽ phần nào
hiểu được những khúc mắc của người dân và có thể giải đáp
hoặc tư vấn giúp người dân thực hiện đúng chính sách và các
quy định của pháp luật.



Tăng cường các hoạt động tư vấn về chính sách của Nhà
nước và pháp luật về hôn nhân và gia đình như tuổi kết hôn, những
điều cấm trong việc kết hôn.
Nhân rộng các mô hình tư vấn hôn nhân cấp xã, cấp thôn,
bản để phổ biến các nội dung kiến thức tới cộng đồng và đảm
bảo được một hệ thống nhất, mạng lưới truyền thông sâu rộng
đến từng người dân trên địa bàn.
Đa dạng và mở rộng các mô hình tư vấn hôn nhân như:
Mô hình tư vấn , khám sức khỏe tiền hôn nhân; mô hình tư vấn,
khám sức khỏe tiền hôn nhân; mô hình tư vấn và chăm sóc nuôi
dạy con; mô hình tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình,
đặt địa điểm là nhà văn hóa, trạm y tế xã, trường học làm điểm
để tư vấn và cũng là nơi tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ các nạn nhân
khi xảy ra các nội dung trên tại cộng đồng.
Thường xuyên đưa các tin, bài nội dung chăm sóc sức
khỏe tiền hôn nhân trên loa phát thanh, tổ chức hội nghị truyền
thông, tư vấn trực tiếp tại trạm y tế cho thanh niên đang trong
độ tuổi kết hôn có nhu cầu tư vấn, khám sức khỏe.


Các tổ tư vấn hôn nhân cần phối hợp với Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh của các trường THCS, THPT trên địa bàn xã tổ chức
các hoạt động tư vấn trực tiếp, các cuộc thi tìm hiều về giới tính,
sức khỏe sinh sản vị thành niên…nhằm tạo nên một hoạt động
thiết thực nâng cao hiểu biết và khả năng nhận thức của các em
học sinh về hôn nhân và tảo hôn.
c. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Các nội dung tuyên truyền cần đảm bảo tính phong phú,
đa dạng, phù hợp với các đối tượng mà mô hình tư vấn hôn
nhân hướng đến.

- Các tổ tư vấn cần xây dựng kế hoạch hoạt động thường
xuyên và có lịch làm việc cố định để người dân tiện theo dõi và
gặp gỡ ngay sau khi có mong muốn và nhu cầu tư vấn.
- Các mô hình tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức đoàn thể như đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội phụ nữ…để
có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp.
- Cần xây dựng những chính sách hỗ trợ đặc biệt với
những cán bộ , tư vấn viên tham gia hoạt động tại các mô hình


tư vấn hôn nhân như: chế độ phụ cấp, hỗ trợ về trang thiết bị,
trang phục phương tiện …
- Chi cục dân số, phòng dân số thường xuyên cử cán bộ
tham gia giám sát, hỗ trợ các thành viên của các tổ tư vấn, các
câu lạc bộ tư vấn thực hiện trọng trách nhiệm vụ của mình.
- Các mô hình tư vấn hôn nhân cần phối hợp cụ thể về nội
dung, cách thức tổ chức các hoạt động với đại diện bí thư các
chi đoàn , đoàn TNCSHCM, của các trường THCS, THPT trên
địa bàn trong các hội thi tìn hiểu kiến thức về hôn nhân, tư vấn
giải đáp những thắc mắc về lứa tuổi dậy thì, về sức khỏe vị
thành niên, sức khỏe sinh sản.
- Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để
phục vụ cho các hoạt động giáo dục
a. Nội dung của biện pháp
Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng, đặc biệt là
nguồn lực về kinh tế sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động
giáo dục phòng chống tảo hôn có hiệu quả hơn. Vì đối tượng
giáo dục chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, sinh sống trên
những địa bàn phức tạp và gặp nhiều khó khăn nên công tác



tuyên truyền, vận động còn hạn chế. Bên cạnh đó nguồn lực con
người tại địa phương cũng là những nhân tố chủ chốt tham gia
tích cực vào quá trình giáo dục phòng chống tảo hôn trên địa
bàn.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* Về nguồn lực vật chất và tài chính
Huy động các nguồn ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước trong
việc thực hiện các chế độ chính sách đối với con em đồng bào
dân tộc ít người trong toàn huyện đặc biệt là hỗ trợ về kinh phí
thực hiện các chương trình giáo dục về tảo hôn.
Tích cực huy động tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ các
tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tình nguyện quốc tế...theo
giai đoạn. Đây là nguồn tài chính góp phần bổ sung vào nguồn
ngân sách do Nhà nước cấp, tạo được sự ổn định và mang tính
lâu dài cho quá trình thực hiện giáo dục phòng chống tảo hôn
trên địa bàn.
Lãnh đạo quản lý các ban ngành liên quan tích cực vận
động các đoàn thể, tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh...đóng
trên địa bàn quan tâm, ủng hộ về mặt vật chất nhằm có được


một nguồn quỹ ổn định giúp cho việc triển khai và thực hiện các
kế hoạch giáo dục cụ thể trong phòng chống tảo hôn.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất như trường học, bệnh
viện, giao thông đi lại trong các thôn bản trong xã nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân, ổn định kinh tế cho
người dân. Trên cơ sở đó cuộc sống của người dân ngày càng
một nâng cao, dần thoát khỏi những ràng buộc về phong tục tập
quán lạc hậu, tiếp cận cuộc sống tiến bộ, hiện đại.

* Về nguồn lực con người.
Khuyến khích người dân trong bản, xã tham gia tích cực
vào công tác tuyên truyền, vận động người dân nghe theo, tin
theo, làm theo những điều cán bộ tư vấn về hôn nhân và tảo
hôn. Đây là việc làm cần thiết để biến trách nhiệm chung của
toàn xã hội thành trách nhiệm củ bản thâm mỗi cá nhân sống
trong cộng đồng. Để có thể xóa bỏ tảo hôn diễn ra trong cộng
đồng hiện nay, chính những người dân đang sinh sống tại địa
phương sẽ đóng vai trò như những tuyên truyền viên tác động
tới nhận thức, ý thức của mọi người xung quanh. Và đây là con
đường mang tính lâu dài những lại bền vững và có thể góp phần
thay đổi tư duy của các cá nhân sống tại cộng đồng về tảo hôn.


Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt tiếp xúc với đồng
bào để lắng nghe ý kiến của họ về các vấn đề liên quan tới hôn
nhân và tảo hôn cũng như những băn khoăn chia sẻ của họ về
những hậu quả của tảo hôn mang lại. Bên cạnh đó đây cũng là
một kênh thông tin mang tính phản hồi về những nội dung giáo
dục, cách thức phổ biến, tuyên truyền về tảo hôn để giúp cho
các cán bộ quản lý, cán bộ tư vấn bổ sung, điều chỉnh hình thức
và nội dung giáo dục cho phù hợp điều kiện thực tế tại địa
phương.
Thực hiện gây nguồn cán bộ từ chính những thanh niên,
người dân trong làng, bản, thôn, xã. Đây sẽ là những nhân tố
tích cực, ổn định góp phần thực hiện giáo dục phòng chống tảo
hôn có hiệu quả. Họ cũng chính là nhưỡng người am hiểu điều
kiện tự nhiên, am hiểu các nét văn hóa, phong tục tập quán của
dân tộc mình để từ đó phổ biến, xác định rõ các nội dung giáo
dục cần thiết cho nhân dân.

c. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo chính quyền địa phương cần phải là những đội
ngũ năng động, nhiệt tình và trách nhiệm. Ngoài việc tích cực
vận động các đoàn thể , tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh


trên địa bàn quan tâm, ủng hộ về mặt vật chất, cần chủ động tìm
nguồn tài trợ liên hệ và phối hợp với các tổ chức phi chính phủ
tham gia vào chương trình giáo dục tại cộng đồng.
- Hàng năm, cần xây dựng kế hoạch dự trù nguồn kinh phí
phục vụ cho phát triển cộng đồng, trong đó có kinh phí phục vụ
cho công tác giáo dục phòng chống tảo hôn.
- Cần có sự quan tâm đúng mức về vấn đề nguồn nhân lực,
tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng, đào tạo và đưa vào sử dụng
nhân lực trực tiếp tại địa bàn.
- Cần có sự thống kê về các tổ chức, đoàn thể, doanh
nghiệp, đóng trên địa bàn để có thể có những hỗ trợ cụ thể về tài
chính và nhân lực.
- Cần chỉ rõ mục đích, nội dung hỗ trợ cụ thể cho các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức tình nguyện quốc tế thấy được
những công việc họ cần làm khi tham gia vào công tác giáo dục
phòng chống tảo hôn.
- Thực hiện gây nguồn cán bộ địa phương phải căn cứ trên
năng lực và trình độ học vấn cụ thể của từng cá nhân, có sự
tuyển chọn và bồi dưỡng hợp lý cho các đối tượng này để họ có


×