Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy THÊM học THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG của HIỆU TRƯỞNG các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN KINH môn, TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.56 KB, 64 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY THÊM
HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KINH
MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG


- Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý dạy thêm học
thêm trong trường của Hiệu trưởng trường trung học cơ
sở huyện Kinh Môn.
- Đảm bảo tính khả thi.
- Biện pháp đưa ra phải đảm bảo thực hiện được một
cách thuận lợi. Những điều kiện để thực hiện biện pháp không
khó khăn. Mặt khác trong quá trình tổ chức thực hiện, những
vấn đề phát sinh đều có thể xử lý được và không gây trở ngại
không thể vượt qua. Nguyên tắc này cần chú ý khi xây dựng
các biện pháp quản lý.
- Biện pháp phải hấp dẫn và phù hợp với điều kiện của
người học, tâm lý người học.
- Phải phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục-đào tạo,
về cơ sở vật chất, đội ngũ GV.
- Biện pháp không nằm ngoài quy định của ngành, văn
bản quy định của Nhà nước.
- Biện pháp phải tạo thuận lợi trong cơ chế quan hệ. Nội
bộ và với các đơn vị, cá nhân liên quan.


- Đảm bảo tính bền vững.
Biện pháp xây dựng phải phát triển không ngừng, hiệu
quả ngày càng cao trong quá trình triển khai tại các đơn vị
trường THCS.


Để thực hiện các biện pháp này cần chú ý các yêu cầu
sau:
- Phải có căn cứ lý luận khoa học, đúng bản chất
- Phải điều tra thực tiễn đầy đủ.
- Phải dự báo chính xác
- Phải đưa sự đồng thuận phối hợp, giúp đỡ của xã hội.
- Đảm bảo không gây xáo trộn.
Nguyên tắc này yêu cầu biện pháp mới không làm mất
ổn định hệ thống giáo dục đang tồn tại. Bởi thế mô hình đưa
ra trên cơ sở tôn trọng những thành công, ưu điểm của các
hình thức tổ chức giáo dục hiện có. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Biện pháp mới không gây ảnh hưởng xấu đến các biện
pháp đang tồn tại.


- Biện pháp mới là sự kế thừa các ưu điểm của biện pháp
hiện tại.
- Biện pháp mới phối hợp với biện pháp hiện tại, tạo
điều kiện cho biện pháp hiện tại phát triển mạnh hơn.
- Đảm bảo tính tự nguyện, tôn trọng tính tự học của học
sinh.
Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và
đảm bảo tính tự nguyện, tự học của HS. Biện pháp đề xuất
phải có tính mở, dân chủ, không ép buộc HS phải thực hiện
đúng như những gì nhà trường đề ra trong kế hoạch DTHT,
mà phải đảm bảo tính tự nguyện đi học thêm của HS và tính
tự học của HS khi HS không đi học thêm.
- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển.
Các biện pháp đưa ra cần phải bảo đảm được tính kế
thừa nghĩa là biện pháp này là tiền đề, cơ sở của biện pháp

kia. Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa đảm bảo việc thừa
hưởng, phát triển sao cho các biện pháp quản lý DTHT trong
trường mang lại hiệu quả cao, chất lượng DTHT trong dạy
học được nâng lên.


Trên thực tế, các biện pháp quản lý DTHT trong trường
THCS không được thực hiện một cách tuần tự, mà có thể đan
xen, thay đổi trật tự... vì vậy, đòi hỏi người HT phải nắm chắc
được ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp đã sử dụng
trước kia, để từ đó có thể xây dựng các biện pháp quản lý mới
nhằm khắc phục các hạn chế đó, giúp đẩy mạnh hơn nữa hiệu
quả của việc quản lý DTHT trong trường.
- Đảm bảo tính kinh tế.
Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo chi phí thấp nhất, tỉ
lệ nghịch với hiệu quả. Chi phí ở đây bao gồm chi phí của
người học, chi phí của cơ sở GD-ĐT. Bên cạnh chi phí về vật
chất là chi phí về thời gian học tập, thời gian giảng dạy. Với
nguyên tắc này, biện pháp cần phải phát huy tối đa nguồn lực
hiện có, hạn chế việc đầu tư, mua sắm mới, đồng thời phải
bảo đảm mức độ cân bằng về tài chính của người tham gia
giảng dạy.
- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Chất lượng và hiệu quả bao giờ cũng được tính đến
trong bất kỳ quá trình nào. Đây chính là thước đo năng lực
của nhà quản lý. Thực chất của nguyên tắc này là với nguồn


nhân lực, tài lực và điều kiện nhất định, trong thời gian cho
phép, nhà quản lý tạo ra kết quả cao nhất, có chất lượng nhất.

Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả có liên hệ
chặt chẽ với kết quả đích thực của quản lý. Một hoạt động
quản lý nào đó đạt kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả.
Bởi vì, nó sử dụng lãng phí, không hợp lý các nguồn nhân
lực, tài lực…. Từ đó, chúng ta thấy rằng các biện pháp đề xuất
quản lý DTHT trong trường cũng phải tính đến hiệu quả. Tính
hiệu quả phải được xác định từ việc đầu tư trang bị CSVC,
mục tiêu, kế hoạch DTHT, đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV. Từ đó, GV mới tích
cực trong hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng
dạy học.


Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý dạy thêm học thêm
trong trường của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở huyện Kinh Môn

bảo
tínhgây
tự nguyện
tôn
trọng
tínhĐảm
tự
Đảm bảoĐảm
tính bảo
khả
thiĐảm
Đảm
bảo
tính

kếĐảm
thừa
bảo
vàhọc
phát
bảo
tínhtriển
chất
kinhlượng
tế
và hiệu quả
Đảm
tính
bảo
bền
không
vững
xáo
trộn

Đảm
bảo
thống
nhất
với
kế
hoạch
dạy

- Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý dạy thêm học

thêm trong trường của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở
huyện Kinh Môn.


- Đề xuất các biện pháp.
- Đổi mới cách thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức về dạy thêm học thêm trong nhà trường cho cán bộ
quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh trên địa
bàn huyện Kinh Môn.
- Mục tiêu của biện pháp.
- Quán triệt sâu sắc nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích
của việc DTHT trong trường nhằm nâng cao nhận thức cho
đội ngũ cán bộ, GV, HS và PHHS từ đó thấy rõ ý nghĩa, tầm
quan trọng cũng như ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý
DTHT trong trường.
- Tạo được sự nhất trí, đồng thuận cao trong tập thể sư
phạm nhà trường từ đó huy động được tối đa sức mạnh của
tập thể nhà trường vào việc quản lý, giảng dạy trong công tác
dạy thêm trong trường.
- Góp phần đổi mới tư duy quản lý, đổi mới nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học.


- Tạo sự đồng thuận trong nhân dân và phụ huynh HS về
các quy định của Nhà nước, chủ trương của ngành về dạy
thêm, học thêm.
- Nội dung và cách thực hiện.
Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo
về DTHT nói chung và DTHT trong trường nói riêng, tuyên

truyền về chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường. Triển khai
phổ biến các văn bản hướng dẫn về DTHT của các cấp chức
năng, cụ thể hoá của nhà trường về vấn đề này.
Việc triển khai, phổ biến các văn bản về DTHT có thể
bằng nhiều hình thức như phổ biến trực tiếp trong các buổi
sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên môn tập trung toàn
trường, sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa cho GV và HS; phổ
biến qua hệ thống quản lý hành chính Nhà nước theo ngành
dọc từ cấp quản lý như Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tới
các đơn vị trường; hướng dẫn GV, HS, PHHS xem các văn
bản trên các phương tiện truyền thông như trên trang website
của trường, của Phòng, Sở Giáo dục hay trên các kênh hình
khác; gửi các văn bản cũng như kế hoạch, mục tiêu về DTHT


trong trường cho PHHS thông qua cuộc gặp mặt, trao đổi qua
các cuộc họp phụ huynh của nhà trường và đại diện Hội cha
mẹ HS của trường; đối với HS thì tuyên truyền và trao đổi
trực tiếp với HS nhà trường thông qua những tiết sinh hoạt tại
trường.
Trong việc quản lý DTHT trong trường, trước hết phải
làm thay đổi nhận thức, tư duy của GV làm cho họ thấy được
vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của việc DTHT. GV cần biết
việc DTHT gồm những việc như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo
những HS yếu kém để tiến lên HS có thể theo kịp chương
trình, hay ôn luyện cho HS để thi vào THPT là một xu thế,
một phương thức dạy học có thể phát huy được phương pháp
dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học hay phát
huy được về chuyên môn sâu. Tiếp sau đó mới triển khai cách
thức, nội dung của việc DTHT trong trường. Cần phải làm

cho GV thấy được vai trò của mình với yêu cầu phát triển và
nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xác định nhiệm vụ
của mình trong việc nâng cao trình độ về chuyên môn để đáp
ứng đòi hỏi về chất lượng đội ngũ GV ngày càng cao. Qua đó,
GV nhận thức được việc phải nâng cao tinh thần trách nhiệm,
ý thức tự giác, tích cực trong việc quản lý và thực hiện


chương trình DTHT cũng như tích cực nâng cao trình độ
chuyên môn của bản thân.
HT cần cụ thể hóa những kế hoạch, mục tiêu DTHT
trong trường phù hợp với điều kiện về nhận thức, trình độ GV,
nhu cầu của HS và cơ sở vật chất của nhà trường.
Phân công cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn xây
dựng kế hoạch triển khai DTHT trong trường bằng các nội
dung cụ thể, bám sát với hiện trạng của nhà trường.
Dựa vào kế hoạch, mục tiêu DTHT của nhà trường, mỗi
GV phải xây dựng cho mình riêng một kế hoạch giảng dạy
phù hợp với chuyên môn của mình.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của
tổ chuyên môn cần quan tâm và thảo luận chủ đề về việc
DTHT của đội ngũ GV đối với việc nâng cao chất lượng dạy
học của nhà trường. Từ đó giúp GV có những suy nghĩ, định
hướng đúng đắn việc dạy học trong DTHT.
Trong năm học, nhà trường cần tổ chức các buổi thảo
luận về chuyên đề, hay các buổi ngoại khóa về DTHT cho GV
và HS. Qua đó giúp GV thấy được vai trò, ý nghĩa của việc


DTHT cho chính GV và HS. Ngoài ra cần có các qui định,

khuyến khích về kết quả giảng dạy cũng như học tập của GV
và HS.
HT nhà trường cần xây dựng các kế hoạch, ra các văn
bản, quyết định có tính chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai
theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm quản lý cho các
Phó HT, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức khác
trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về năm học cũng
như những nhiệm vụ về DTHT trong nhà trường. Tạo sự đồng
thuận, nhất trí trong lãnh đạo nhà trường và các tổ chức khác
trong nhà trường như Hội cha mẹ HS…..
Nhà trường cần giao kế hoạch dạy học cụ thể cũng như
mục tiêu về DTHT cho các tổ, nhóm chuyên môn nhằm nâng
cao hiệu quả cũng như chuyên môn trong việc DTHT như
việc bồi dưỡng HS giỏi, ôn luyện thi vào THPT…..; chỉ đạo
cho các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh
nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học. Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên,
tuyên dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích
trong công tác DTHT. Coi đó là một tiêu chí thi đua trong các
cá nhân, tập thể trong nhà trường.


Chi đoàn GV tiên phong trong việc học tập, nâng cao
nhận thức và trình độ chuyên môn trong dạy học, đặc biệt là
nâng cao kiến thức về chuyên môn trong công tác bồi dưỡng
HS giỏi và ôn thi vào THPT cho HS.
Thành lập các đoàn kiểm tra, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, dự giờ thăm lớp, xếp loại GV nhất là các bài
dạy, tiết dạy có tính chuyên môn cao và những bài dạy, tiết
dạy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

Tạo mọi điều kiện cho CB, GV đi học tập bồi dưỡng nâng
cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt trong lĩnh
vực DTHT.
Tham mưu, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà
trường để trang bị, mua sắm thêm về CSVC phục vụ cho công
tác DTHT.
- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch dạy học làm cơ
sở cho việc xây dựng kế hoạch dạy thêm học thêm.
- Mục tiêu của biện pháp.
Kế hoạch DTHT trong trường là kế hoạch bộ phận trong
hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu


có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục
tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước
một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã
được xác định. Kế hoạch DTHT phải đảm bảo thống nhất với
kế hoạch dạy học chung của cả năm học. Trong đó kế hoạch
dạy học là chính, là cơ sở cho việc lập kế hoạch DTHT, kế
hoạch DTHT là một bộ phận nằm trong kế hoạch dạy học,
tích cực hóa, cụ thể hóa kế hoạch dạy học.
Việc xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học cũng
như kế hoạch về DTHT trong trường là một công việc quan
trọng trong năm học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của
cả một tập thể nhà trường từ việc dạy của GV lẫn việc học của
HS. Kế hoạch DTHT trong trường là chương trình hành động
của tập thể GV được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ
chung của nhà trường và mục tiêu của năm học.
- Nội dung và cách thực hiện.
* Trong quá trình xây dựng kế hoạch DTHT trong

trường, HT cần hiểu và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Xác định các mục tiêu, các hoạt động cụ thể về DTHT
cho từng giai đoạn, từng đối tượng GV, HS.


- Lập kế hoạch cụ thể về DTHT cho từng môn học theo
từng giai đoạn của năm học.
- Tổ chức phân công quản lí, giảng dạy theo môn cho
GV cụ thể.
- Kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện DTHT trong trường.
- Kế hoạch dự giờ, kiểm tra, thanh tra, dự giờ định kỳ,
đột xuất các giờ dạy thêm của GV.
* Nội dung lập kế hoạch và chỉ đạo cần tập trung:
- Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện thuận
lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.
- Phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học
mới.
- Điều tra cơ bản, xác định tình hình việc DTHT trong
trường
- Phó HT phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch
chuyên môn cho năm học và cho việc DTHT trong trường.
- Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo nhằm thông qua kế
hoạch.


- Hoàn chỉnh kế hoạch, HT duyệt kế hoạch
- Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu cụ thể cho năm
học cũng như cho công tác DTHT trong trường. Thời khóa
biểu phải đảm bảo tính ổn định, tổ chức hoạt động của HS và
GV trong suốt tuần lễ được nhịp nhàng, đúng đắn về mặt sư

phạm. Đồng thời cũng dự kiến trước việc tổ chức đúng đắn
lao động của GV trong tuần.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm
học. Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của tổ, kế
hoạch giảng dạy chính khóa và kế hoạch giảng dạy trong công
tác DTHT trong trường. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải
được HT duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để HT chỉ đạo
hoạt động của tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch năm học. HT, PHT chỉ
đạo các Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn GV xây dựng kế
hoạch năm học cá nhân, kết hoạch của GV gồm các loại: kế
hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch giảng
dạy bộ môn trong dạy DTHT trong trường.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
dạy thêm, học thêm.


- Mục tiêu của biện pháp.
Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc giúp HT
nắm vững hơn về trình độ, năng lực giảng dạy của GV, kết
quả học tập của HS, ý thức rèn luyện của HS. Tìm được
nguyên nhân tồn tại trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình
thành kỹ năng kỹ xảo của HS.
Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy
của GV, trong học tập của HS, nhằm khơi dậy động cơ hứng
thú học tập ở HS cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá
tinh thần thái độ học tập của HS một cách nghiêm túc để cho
HS xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình trong nhà
trường để giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, hữu dụng
trong gia đình, có ích cho xã hội. Làm cho HS yếu kém không

trông chờ, ỷ lại, nâng cao ý thức tự giác làm bài, ngăn chặn
các biểu hiện thiếu trung thực trong thi cử.
Kiểm tra đánh giá nghiêm túc kết quả học tập của HS
giúp GV nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác giảng
dạy của mình. Từ đó GV có thể tự điều chỉnh hoạt động dạy,
cải tiến PPDH để nâng cao kết quả giảng dạy.


Kiểm tra mục tiêu giáo dục đặt ra có phù hợp và có đạt
được hay không
Việc giảng dạy có thành công, người dạy có tiến bộ hay
không
-. Nội dung và cách thực hiện.
* Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV
HT cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản
hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn,
quy chế DTHT, nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về mục
đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá, thống
nhất kế hoạch, nôi dung và hình thức kiểm tra, đánh giá
chuyên môn, quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người
kiểm tra và đối tượng kiểm tra, xây dựng được chuẩn đánh giá
cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ
chức thực hiện trong Hội đồng sư phạm nhà trường từ đầu
năm học và ở mỗi kỳ học.
Nội dung kiểm tra cần tập trung:
- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV
thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, hội giảng, giờ dạy


trên lớp của GV. Trong đó cần tăng cường mật độ kiểm tra đối

với những GV được phân công đứng lớp trong DTHT trong
trường.
- Kiểm tra kết quả giáo dục: Đó là kết quả đánh giá, xếp
loại học lực, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, thi tốt
nghiệp và Đại học, Cao đẳng, ý thức kỷ luật và rèn luyện đạo
đức cho HS của GV bộ môn, GV chủ nhiệm.
- Kết quả việc thực hiện qui định chuyên môn và các mặt
công tác khác: Đó là việc đảm bảo ngày công, giờ công, sinh
hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề và bồi dưỡng
HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, làm đồ dùng dạy học, viết sáng
kiến, tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khóa….
Cách thức tổ chức thực hiện:
- Thành lập ban kiểm tra chuyên môn nội bộ gồm: HT,
các phó HT, Ban thanh tra nhân dân, các tổ trưởng chuyên
môn, các nhóm trưởng chuyên môn, GV cốt cán và đại diện
các đoàn thể.
- Kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn về các loại hồ
sơ theo quy định như: Giáo án giảng dạy, sổ điểm, sổ dự giờ,


số báo giảng, sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch
giảng dạy chính khóa, kế hoạch năm học của cá nhân, kế
hoạch DTHT trong trường …. Các tổ nhóm kiểm tra dân chủ
trước, sau đó Ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra xác suất
một số GV. Trước khi tiến hành kiểm tra, HT phải quán triệt
và chỉ đạo các kiểm tra viên chú ý trong các loại hồ sơ của
GV và tổ chuyên môn những nội dung hướng đến DTHT
trong trường, nội dung bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu
kém.
- Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ có báo

trước và đột xuất, phân tích sư phạm bài dạy, rút kinh nghiệm,
đánh giá cho điểm giờ dạy theo chuẩn đã qui định. Thông qua
phỏng vấn GV và HS, nhất là kết quả kiểm tra và thi cử.
Trong khi phân tích sư phạm bài dạy phải chú ý tư vấn, thúc
đẩy GV về các nội dung và đổi mới phương pháp dạy học
nhằm chuyền đạt cho HS những kiến thức tối đa nhất có thể.
- Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hay đột xuất.
- Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác thi cứ, kiểm
tra dưới nhiều hình thức: kiểm tra miệng, kiểm tra viết ….
Phân công và kiểm tra chặt chẽ ý thức trách nhiệm của GV


trong các khâu ra đề, coi thi, chấm bài, nộp kết quả và thông
báo kết quả tới HS.
- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm
tra, đánh giá. HT cần có sự động viên, khen thưởng đúng
mức, khách quan những GV thực hiện tốt các yêu cầu về
chuyên môn, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót,
lệch lạc, giúp GV khắc phục, sửa chữa.
- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn
thận, làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt
kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy
đủ, làm căn cứ để xét thi đua và đánh giá phân loại GV theo
chuẩn nghề nghiệp. Từ đó, HT đưa ra phương án sử dụng, bồi
dưỡng GV có hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý dạy
học và quản lý nhà trường.
* Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS
Nội dung mà HT cần quán triệt:
- Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập
và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học

tập của HS, thấy được những tác động và nguyên nhân của


tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm
của GV và CBQL nhà trường, giúp HS học tập ngày càng tốt
hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.
- Đánh giá kết quả học tập một cách công khai, công
bằng khách quan là đòn bẩy xuyên suốt quá trình dạy học, đưa
chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công
tác này, HT và Hội đồng sư phạm nhà trường phải chuyển
biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, phải
kiên quyết chống bệnh chạy theo thành tích, kể cả phải vượt
qua những áp lực của nhiều đối tượng có liên quan tới hoạt
động của nhà trường.
* Cách thức tiến hành:
- Chỉ đạo ra đề thi trong đó chú ý dành tỉ lệ lớn cho các
câu hỏi ở mức độ hiểu biết, tỉ lệ nhỏ cho các câu hỏi ở mức độ
vận dụng, các câu hỏi ở mức độ phân tích, so sánh, tổng hợp
thì hết sức hạn chế, thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng cho
mỗi bài kiểm tra ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra,
đánh giá, đánh giá đầu vào, chất lượng học tập đầu năm và
cuối kỳ. HT chỉ đạo tất cả GV dạy ở mỗi khối lớp và tất cả
các bộ môn đều phải coi thi nghiêm túc, chấm bài thi chéo lớp


dạy giữa các GV, Ban Giám hiệu quản lý đầu phách và kiểm
tra kết quả.
- Thực hiện chấm bài chéo: bài kiểm tra kèm theo đáp án
được phát cho GV chấm chéo, kết quả chấm thi phải được tổ
trưởng, HT hoặc phó HT kiểm tra xác suất. Nếu thấy việc

chấm thi không đảm bảo thì cho GV khác chấm lại.
- Phải kết hợp giữa kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm
tự luận và trắc nghiệm khách quan để khắc phục những ưu,
nhược điểm của cả hai hình thức này.
- Giao cho GV bộ môn, GVCN thông báo kịp thời kết
quả đến tận HS và gia đình HS.
- Xử lý kết quả làm cơ sở để đánh giá cuối kỳ, cuối năm
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của HS
Những nội dung đánh giá, cách thức đánh giá và trách
nhiệm của GV bộ môn, GV chủ nhiệm được qui định cụ thể
trong Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT
được ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT
ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây cũng là


những văn bản quan trọng mà HT cần tổ chức bồi dưỡng để
mọi thành viên trong nhà trường được quán triệt và thực hiện
một cách đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng.
* Điều kiện thực hiện:
- HT cung cấp các tài liệu có liên quan đến đánh giá xếp
loại HS cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn
- Triển khai các tiêu chuẩn đánh giá HS về hai mặt giáo
dục cho toàn thể GV trong nhà trường
- HT phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật khách quan,
công bằng, nghiêm minh trong công tác kiểm tra đánh giá quá
trình dạy học của GV và kết quả học tập của HS.
- Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, khắc phục tình
trạng dạy thêm học thêm thay thế chính khóa.
- Mục tiêu của biện pháp.

- Quản lý được việc có cắt giảm hay không nội dung
trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào
giờ dạy thêm của GV tham gia dạy thêm.


- Quản lý được GV có dạy thêm trước những nội dung
trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá mà GV đó
đang trực tiếp giảng dạy.
- Góp phần củng cố, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ
năng một cách đầy đủ cho HS tại buổi học chính khóa tại
trường, những kiến thức cần thiết được GV truyền đạt ngay
trong những buổi học dựa trên những đối tượng HS.
- Nội dung và cách thực hiện.
- HT lập kế hoạch, mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng
của giờ học chính khóa cho từng môn học trong trường. Phân
công cho GV giảng dạy, chủ nhiệm theo đúng khả năng trình
độ chuyên môn đối tượng HS.
- HT phê duyệt kế hoạch dạy học chính khóa của GV, sổ
sách, giáo án….. nhằm đánh giá những khả năng có thể truyền
đạt được những kiến thức ngay tại trên lớp của GV cho HS.
- Chỉ đạo, tăng cường việc khuyến khích HS chủ động,
tự học trong những giờ học chính khóa, điều đó có thể hạn
chế được việc học thêm của HS.


×