Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN lí HOẠT ĐỘNG tổ CHUYÊN môn THEO TIẾP cận hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.49 KB, 50 trang )

CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÍ HOẠT
ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN THEO TIẾP
CẬN HỢP TÁC

1


- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi phải lựa chọn và thiết kế các
biện pháp quản lí sao cho tổ chức của chúng có hệ thống, và
tác động của chúng có tính hệ thống. Các biện pháp quản lí
HĐTCM theo TCHT là một hệ thống có liên quan chặt chẽ
với công tác quản lí các hoạt động khác của nhà trường.
Chúng đều có tác động nhất định đến QLGD nói chung và
các HĐTCM theo TCHT nói riêng. Chính vì vậy, để các biện
pháp quản HĐTCM theo TCHT có những tác động tích cực
đến quá trình QLGD trong nhà trường thì các nội dung, cách
tiến hành của các biện pháp cũng phải đảm bảo tính thống
nhất với nhau nhằm tạo ra tính đồng bộ có hệ thống.
- Đảm bảo tính liên tục
Các biện pháp quản lí HĐTCM theo TCHT phải đảm
bảo tính liên tục. Tác động của chúng phải liên tục. Cần phải
sử dụng tất cả các biện pháp một cách liên tục và thường
xuyên, có như vậy ảnh hưởng của chúng mới hỗ trợ lẫn nhau
tốt được. Nguyên tắc này cũng đỏi hỏi các biện pháp quản lí

2



phải gây ảnh hưởng triệt để, không làm nửa vời, để hiệu lực
quản lí liên tục được duy trì ở mức độ cần thiết đủ để tạo ra
những thay đổi hoặc chuyển biến nhất định trong HĐTCM.
- Đảm bảo tính kế thừa
Do đó các biện pháp quản lí HĐTCM đưa ra phải đảm
bảo tính kế thừa, nguyên tắc này là là cơ sở khoa học để đề
xuất các biện pháp mới dựa trên nền tảng đã có. Biện pháp
mới đề xuất không phủ định toàn bộ cái đã có, mà chỉ phủ
định tính lỗi thời, sự lạc hậu và sự không phù hợp của các
biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. Các
giải pháp mới sẽ kế thừa đầy đủ các tinh hoa chọn lọc để hoàn
thiện hơn và thực sự đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối
cảnh môi trường triển khai mới của các biện pháp.
- Đảm bảo tính trực tiếp
Việc đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính trực tiếp,
biện pháp nào do tổ trưởng thực hiện thì sẽ do tổ trưởng bộ
môn kiểm tra đánh giá, biện pháp nào do ban giám hiệu thực
hiện thì sẽ do ban giám hiệu kiểm tra đánh giá, tránh việc
phần việc của cấp quản lí này lại do cấp quản lí khác làm, có
như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc trực tiếp trong việc đề
3


xuất các biện pháp quản lí. TCM là cấp quản lí trực tiếp nhất
ở trường, các biện pháp quản lí phải ảnh hưởng trực tiếp
ngay trong tổ, từ trên xuống trực tiếp đến tổ, đến các thành
viên của tổ.
- Các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn
theo tiếp cận hợp tác

- Tổ chức bồi dưỡng ở tổ CM về nhận thức và kĩ năng
làm việc hợp tác dưới hình thức seminer và tự nghiên cứu
- Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm giúp TCM và các thành viên học
hỏi, phát triển nhận thức lí luận và kĩ năng làm việc hợp tác
để tạo thuận lợi cho việc áp dụng quản lí HĐTCM theo TCHT
trong nhà trường và khoa. Do trường, khoa và bản thân mỗi
TCM sẽ quản lí HĐTCM theo TCHT nên mọi thành viên của
mỗi TCM cần phải hiểu biết và rèn luyện kĩ ăng làm việc hợp
tác.
- Nội dung và cách tiến hành
Nhận thức và kĩ năng làm việc hợp tác là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
4


HĐTCM nói riêng và CLGD của nhà trường nói chung. Đây
không chỉ là nhận thức và kĩ năng bình thường, mà là nhận
thức và kĩ năng làm việc hợp tác. Vì vậy mà CBQL và các
thành viên trong tổ CM cần có hoạt động và hình thức để bồi
dưỡng, nâng cao.
Tổ chức bồi dưỡng ở tổ CM thông qua hình thức seminer
và tự nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc
hợp tác giữa các thành viên trong tổ là qua việc tổ chức các
buổi seminer giúp các thành viên trong tổ tự giác thực hiện các
công việc được giao và phối hợp làm việc với nhau để tổ chức
buổi seminer thành công. Nâng cao khả năng tự học, tự bồi
dưỡng cho mỗi GV.
Seminer là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề,
đây là một hình thức học tập, mà GV hay cả tổ CM được giao

chuẩn bị trước một hoặc một số chủ đề nhất định liên quan tới
hoạt động CM hoặc chương trình các môn học…Các thành
viên trong tổ CM sẽ trình bày chủ đề đó và tham gia thảo luận
đóng góp mở rộng nội dung chủ đề. Nội dung của biện pháp
gồm các hoạt động cơ bản sau:

5


Tổ chức các buổi seminer nhằm năng cao nhận thức lí
luận và kĩ năng làm việc hợp tác cho các thành viên trong tổ
CM.
Khuyến khích các thành viên trong tổ CM chủ động
nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc hợp
tác.
Giám sát và đánh giá quá trình tự nghiên cứu và hiệu các
buổi seminer trong tổ.
Mời chuyên gia trong lĩnh vực kĩ năng làm việc hợp tác
về trường tham gia bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và kĩ năng
làm việc hợp tác cho GV.
Tổ chức các buổi seminer nhằm năng cao nhận thức
và kĩ năng làm việc hợp tác cho các thành viên trong tổ CM
Tổ trưởng CM sẻ bàn bạc với các thành viên trong tổ và
tham vấn các chuyên gia, các GV khác của khoa cùng nhau
xây dựng các chủ đề “Bồi dưỡng lí luận và kĩ năng làm việc
hợp tác”. Sau đó lên kế hoạch thực hiện các chủ đề đã xây
dựng theo từng tháng hoặc từng tuần, phân công người thực

6



hiện các chủ đề vừa xây dựng. Nội dung các chủ đề bao gồm
một số vấn đề:
Bản chất, nguyên tắc, đặc điểm và các hình thức của hợp
tác.
Năng lực hợp tác và kĩ năng làm việc hợp tác trong
nhóm.
Tiếp cận hợp tác trong quản lí hoạt động nhóm.
Quan hệ giữa kĩ năng làm việc hợp tác và quản lí theo
TCHT v.v…
Mỗi chủ đề đều kèm theo tài liệu dạng module, ngắn
gọn, dễ hiểu, mô tả nổi bật các kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ
năng quản lí hoạt động nhóm, TCHT trong quản lí. Kèm theo
mỗi module là bài tập hay đề tài nghiên cứu tùy chọn cho mọi
người dựa vào đó để tìm kiếm, thu thập, bổ sung tư liệu.
Giải thích cho GV hiểu rõ seminer là gì, tổ chức nó như
thế nào trong điều kiện trường CĐ và những người tham gia
là GV, hiệu quả của hình thức này đối với việc nâng cao nhận
thức và kĩ năng làm việc hợp tác. Mời chuyên gia hướng dẫn
qui trình, các kĩ thuật và biện pháp tiến hành seminer ở trình
7


độ cao, trong đó có các nhiệm vụ như làm báo cáo, trình bày
báo cáo, thảo luận, thu hoạch, viết sáng kiến kinh nghiệm
v.v…
Cần xây dựng các bước để GV, người tham gia seminar
biết cách thực hiện hoạt động. Để tổ chức một buổi seminar
cần thực hiện các bước sau:
B1: Người tổ trưởng tổ CM họp các thành viên trong tổ,

bàn bạc và đưa ra chủ đề sẽ tổ chức seminar
B2: Phân công người chuẩn bị báo cáo chủ đề (nhóm
hoặc cá nhân) theo kế hoạch đã định và những người phối hợp
chuẩn bị chủ đề đó. Yêu cầu các thành viên phải hợp tác
nghiên cứu, chuẩn bị chủ đề được phân công.
B3: Ấn định thời gian, địa điểm tổ chức seminer theo
chủ đề đã lựa chọn và dự kiến khách mời.
B4: Tiến hành seminer và cùng mọi người thảo luận, góp
ý với tác giả để mở rộng chủ đề.
Đối với người chuẩn bị và phối hợp thực hiện chủ đề cần
thực hiện các bước sau để buổi seminer diễn ra có kết quả tốt
nhất.
8


B1: Tìm hiểu chủ đề, các tài liệu xoay quanh chủ đề đó
B2: Lập dàn ý sơ bộ chủ đề đó, hoàn thiện chủ đề
B3: Trình bày chủ đề trong buổi seminer thông qua các
công cụ hỗ trợ như máy chiếu, máy tính.
Trong quá trình thực hiện biện pháp này, ban tổ chức
buổi seminer cần đảm bảo tính liên tục của hoạt động. Các
buổi seminer cần diễn ra định kì theo năm học, hoặc theo chủ
đề lớn, có thời gian và địa điểm cần thông báo sớm trên bảng
tin để mọi thành viên tham gia có tinh thần và sự chuẩn bị chu
đáo. Cũng cần thông báo những yêu cầu khi tham dự.
Đặc biệt, tùy theo mỗi chủ đề của buổi seminer mà lựa
chọn thành viên tham gia phù hợp với đặc điểm chương trình.
Khuyến khích tinh thần tự giác, trách nhiệm khi tham gia,
tránh các trường hợp tham gia vì bắt ép, thiếu sự tự giác và
vui vẻ. Việc tổ chức các buổi seminer không gây ảnh hưởng

tới nhiệm vụ dạy học của GV, nên tổ chức các buổi seminer
vào một số buổi sinh hoạt CM. Trong quá trình seminer nhất
thiết phải tạo ra môi trường năng động, tham gia và hợp tác,
tức là mọi người bình đẳng với nhau. Không có chỉ thị, chỉ
đạo, mệnh lệnh gì của trên về học thuật. Tát cả mọi ý kiến đều
9


đúng và không có ai sai ở đây. Vấn đề mà nhà quản lí bồi
dưỡng qua seminer phải biết lắng nghe, hiểu, tham vấn
chuyên gia để phân định điều gì đáng duy trì, điều gì không
phù hợp để dựa vào mà duy trì môi trường HĐ TCM có tính
hợp tác.
Khuyến khích các thành viên trong tổ CM tự nghiên
cứu nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc hợp tác
Ngoài việc tổ chức các buổi seminer, thì các thành viên
trong tổ CM còn được khuyến khích tự nghiên cứu những
biện pháp cách thức nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng làm
việc hợp tác. Nhà trường, khoa, bộ môn xác định hệ thống đề
tài nghiên cứu ứng dụng qui mô nhỏ cho các nhóm. Trong
mỗi nhóm thực hiện đề tài đều có nhiệm vụ cá nhân. Giám sát
nhiệm vụ của từng cá nhân và nhóm thường xuyên để kịp thời
hỗ trợ, tư vấn.
Không có cách học, cách bồi dưỡng nào hiệu quả bằng tự
học, tự nghiên cứu của của bản thân mỗi GV. Để quá trình tự
học, tự nghiên cứu đạt được chất lượng nhằm nâng cao ý thức và
kĩ năng làm việc hợp tác thì người giáo viên cần:

10



+ Bản thân mỗi GV phải xây dựng kế hoạch tự học tự
bồi dưỡng cho mình, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình
thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng. Mục tiêu ở
đây chính là nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc nhóm,
khi đã xác định được mục tiêu rồi thì nội dung, hình thức,
phương pháp sẽ do GV tự chủ động thực hiện.
+ Tự học, tự nghiên cứu cũng cần sắp xếp thời gian sao
cho phù hợp với đặc thù công việc của mình. Tự học, tự
nghiên cứu ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống cũng như công
việc, có thể học chính người đồng nghiệp của mình, học qua
sách báo, ti vi, có như vậy mới nâng cao nhận thức và kĩ năng
làm việc hợp tác cho chính mình được.
+ Sau khi tự học, tự nghiên cứu mỗi GV cần tự kiểm tra
lại bản thân đã học được những gì và việc ứng xử của mình đã
thực sự hợp tác chưa thông qua việc giao tiếp với đồng nghiệp
và sự đánh giá của người quản lí.
Mặc dù trên hình thức là tự nghiên cứu để từ đó nâng
cao, bồi dưỡng nhận thức, kĩ năng làm việc hợp tác nhưng
trong quá trình nghiên cứu, các thành viên trong tổ sẽ cùng

11


trao đổi kiến thức qua lại với nhau, cùng học hỏi và thu nhận
kinh nghiệm giữa các thành viên với nhau.
Tổ chức các buổi thực hành liên quan đên nhận thức và
kĩ năng làm việc hợp tác để các thành viên trong tổ tham gia
và qua đó thể hiện được những kiến thức, kĩ năng qua sách
vở, học tập đi vào thực tế.

Khi tự nghiên cứu các thành viên sẽ hiểu rằng làm việc
hợp tác sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như tăng tình gắn bó giữa
các thành viên trong tổ, nâng cao được năng lực CM giúp
thúc đẩy sự phát triển của tổ và nhà trường.
Kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình tự nghiên
cứu và hiệu quả các buổi seminer trong tổ
Kiểm tra đánh giá và một khâu quản lí vô cùng quan
trọng, cần thiết và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Bởi
hoạt động nào muốn biết nó có đạt được hiệu quả như mong
muốn hay không thì đều cần phải kiểm tra và đánh giá. Nhà
quản lí đều đặn kiểm tra và đánh giá quá trình tự nghiên cứu
tự học tập của GV thông qua giao tiếp với GV.

12


+ Nhận thức của GV đã thay đổi thế nào qua quá trình tự
nghiên cứu, tự học tập. Đã hiểu rõ vấn đề chưa và hiểu đến
mức độ nào về kĩ năng làm việc hợp tác, môi trường làm việc
hợp tác.
+ Cách làm việc của GV đã thay đổi thế nào, có sự hợp
tác làm việc giữa các thành viên trong tổ không.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả các buổi seminer trong tổ và
chất lwọng chuyên môn của các báo cáo chuyên đề.
+ Kiểm tra các buổi seminer có diễn ra theo kế hoạch đã
định trước hay không, nếu thay đổi thì phải biết nguyên nhân
do chủ quan hay khách quan để từ đó có biện pháp để điều
chỉnh.
+ Việc tổ chức các buổi seminer đem lại hiệu quả gì cho
tổ CM, trình độ CM của GV đã được nâng cao như thế nào

qua các buổi seminer.
+ Đánh giá mức độ hợp tác làm việc của các thành viên
trong tổ thông qua các buổi seminer. Qua các buổi seminer,
các thành viên trong tổ sẽ được gắn bó và thân thiết với nhau
hơn. Tổ trưởng CM nên có nhận xét chung và riêng cho mỗi

13


thành viên, xác định mức độ hứng thú với các chủ đề trong
buổi seminer để từ đó có định hướng điều chỉnh chủ đề.
Có hình thức khen thưởng, tuyên dương với những thành
viên có thái độ hợp tác tốt, nêu gương để mọi người cùng học
tập. Nhắc nhở với những thành viên chưa làm tốt và khuyến
khích họ trau dồi, bồi dưỡng và tích cực thực hành hơn.
Nhà quản lí cần xây dựng những tiêu chí để đánh giá
mức độ hiệu quả của các buổi seminar và tự nghiên cứu của
GV, từ đó mới có thể đưa các hình thức khen thưởng hay kỉ
luật với từng thành viên trong tổ.
Mời chuyên gia trong lĩnh vực kĩ năng học tập, kĩ
năng làm việc hợp tác, kĩ năng quản lí về trường nhằm bồi
dưỡng, nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc hợp tác cho
GV
Chuyên gia trong lĩnh vực kĩ năng ở đây là những người
được đào tạo theo hướng chuyên sâu, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực của họ. Việc mời các chuyên gia giúp GV hiểu sâu hơn về kĩ
năng làm việc hợp tác, kĩ năng học tập cơ bản, kĩ năng quản lí cơ
bản và quản lí CM. Ban giám hiệu tổ chức các buổi seminer và
mời các chuyên gia trong lĩnh kĩ năng về trường bồi dưỡng cho
14



cán bộ GV, qua đó giúp nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc
hợp tác một cách bài bản.
- Điều kiện thực hiện
Tổ trưởng CM phải tạo điều kiện thuận lợi nhất (kể cả
thời gian, vật chất lẫn hỗ trợ các phương tiện) cho thành viên
và những người tham gia chuẩn bị chủ đề seminer.
Các thành viên trong tổ phải tích cực tự nghiên cứu về
nâng cao nhận thức và kĩ năng làm việc nhóm.
Thực hiện biện pháp này phải thường xuyên, liên tục với
sự tham gia của tất cả GV trong tổ CM.
Nhà trường cần dành khoản kinh phi nhất định phục vụ
các

hoạt

động

seminar, mời chuyên gia về giảng dạy.
- Tạo lập và khuyến khích môi trường và quan hệ hợp
tác trong tổ và giữa các tổ bằng các chế độ, tiêu chí, chuẩn
mực, qui tắc cụ thể
- Mục tiêu của biện pháp

15


Biện pháp này nhằm tạo môi trường làm làm việc thoải
mái nhất cho các thành viên trong tổ, giúp mọi người gắn kết

với nhau hơn, tham gia tích cực các hoạt động giúp nâng cao
hiệu quả làm việc, hoạt động CM trong nhà trường trên cơ sở
quan hệ hợp tác và các chuẩn mực giá trị phù hợp. Mặt khác
đó là cách thức xoay chuyển thói quen quản lí HĐ TCM kiểu
sự vụ hành chính sang phong cách quản lí tham gia, hài hòa
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả HĐTCM từ đó nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Nội dung và cách tiến hành
Xây dựng các chuẩn mực dành cho GV nhằm điều chỉnh
hành vi của GV phù hợp với môi trường giáo dục trong nhà
trường.
Xây dựng bộ qui tắc ứng xử cụ thể nhằm giúp tạo lập
quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong tổ và nhà trường.
Kiểm tra việc thực các chuẩn mực và qui tắc của mỗi GV
trong tổ bộ môn.
Có chế độ khen thưởng với những GV tích cực trau dồi
CM.

16


Để tạo lập và khuyến khích môi trường và quan hệ hợp
tác trong tổ và giữa các tổ thì người tổ trưởng và ban giám
hiệu cần xây dựng các chế độ, tiêu chí, chuẩn mực và qui tắc
cụ thể.
Xây dựng bộ qui tắc về chuẩn mực dành cho GV nhằm
điều chỉnh hành vi của GV phù hợp với môi trường giáo
dục trong nhà trường
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, mô phạm
và hợp tác thì đòi hỏi GV phải có những hành vi phù hợp,

dưới dây là bộ qui tắc về chuẩn mực của người GV trong nhà
trường cần đáp ứng. Chuẩn mực này bao gồm 3 tiêu chí
“phẩm chất chính trị”, “Đạo đức nghề nghiệp”, “lối sống tác
phong” được thể hiện như sau:
Tiêu
chí

Nội dung

Phẩm
+ Chấp hành chủ trương chính sách của
chất chính Đảng và nhà nước
trị
+ Có ý thức kỉ luật, tuân thủ pháp luật
+Tích cực tham gia các hoạt động chính
trị - xã hội
Đạo

+ Tâm huyết, tận tâm với nghề
17


đức nghề
nghiệp

+ Có tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm
bọc và giúp đỡ đồng nghiệp
+ Yêu thương, bảo vệ quyền lợi của
người học


Lối
sống tác
phong

+ Sống có mục đích, lí tưởng, có ý chí
vươn lên.
+ Lối sống ôn hòa, hòa nhập với cộng
đồng
+ Tác phong làm việc nhanh nhẹ, khẩn
trương và khoa học

Xây dựng bộ qui tắc ứng xử cụ thể nhằm giúp tạo lập
quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong tổ và nhà trường
Bộ qui tắc ứng xử này được xây dựng nhằm giúp tạo lập
quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong tổ và nhà trường.
Bộ qui tắc này bao gồm 3 tiêu chí là “Ứng xử của bản thân”,
“Ứng xử với đồng nghiệp” và “ Ứng xử với học sinh”. Cụ thể
bộ qui tắc này như sau:
Tiêu chí

Nội dung

Ứng xử của + Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm và hết
18


bản thân

lòng vì nhà trường, tập thể
+ Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được

tổ và nhà trường giao phó

Ứng xử với + Chân thành, thẳng thắn, trong sáng
đồng
+ Hợp tác trong mọi công việc
nghiệp
+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với đồng
nghiệp
+ Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp
Ứng xử với + Cởi mở, vui vẻ, thân thiện
SV
+ Quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện học tập tốt
cho SV

Ban hành và thực hiện chính sách khuyến khích, chế
độ khen thưởng với những GV tích cực trau dồi CM
Những GV có kinh nghiệm giúp đỡ và nâng cao trình độ
cho những GV trẻ ít kinh nghiệm sẽ được tổ CM đề nghị nhà
trường khen thưởng.
Dựa vào mức độ hoàn thành kế hoạch cá nhân của từng
giáo viên trong nhà trường mà có những hình thức khen
thưởng và khiển trách hợp lí.

19


Bên cạnh các hình thức khuyến khích bằng khen thưởng
thì phải áp dụng các hình thức khuyến khích bằng trách phạt.
Khen hay phạt đều phải đúng người, đúng việc, đúng lúc mới
có tác dụng khuyến khích.

- Điều kiện thực hiện
Phổ biến sâu rộng các chuẩn mực và qui tắc ứng xử cho
mọi thành viên trong tổ và trong nhà trường.
Mọi thành viên trong tổ CM phải có ý thức thực hiện
nghiêm túc các chuẩn mực và qui tắc ứng xử, có như vậy mới
giúp tạo lập môi trường và quan hệ hợp tác giữa các thành
viên trong tổ CM.
Ban giám hiệu và tổ trưởng CM phải tích cực đánh giá,
xếp loại GV theo các mức độ thực hiện biện pháp.
- Thực hiện việc đánh giá nhiệm vụ của giảng viên và
cán bộ các cấp theo tiêu chí làm việc hợp tác
- Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm cải thiện công tác đánh giá theo
hướng chuẩn hóa và yêu cầu hợp tác trên cơ sở sử dụng tiêu

20


chí làm việc hợp tác để đánh giá nhiệm vụ của GV và cán bộ
các cấp đã hoàn thành hay chưa.
- Nội dung và cách tiến hành
Kiểm tra và đánh giá nhiệm vụ của GV và cán bộ các
cấp theo tiêu chí làm việc hợp tác đáp ứng mục tiêu, định
hướng phát triển của nhà trường.
Xây dựng các tiêu chí làm việc hợp tác trong việc thực
hiện nhiệm vụ của GV.
Có hình thức khen thưởng, nhắc nhở và kỉ luật nghiêm
khắc.
Kiểm tra và đánh giá nhiệm vụ của GV và cán bộ các
cấp theo tiêu chí làm việc hợp tác đáp ứng mục tiêu, định

hướng phát triển của nhà trường
Mọi yếu tố, hoạt dộng trong nhà trường để có thể đảm
bảo được chất lượng thì luôn cần có hình thức kiểm tra và
đánh giá. Và nhiệm vụ của GV và cán bộ các cấp trông nhà
trường cũng không là ngoại lệ.
Đánh giá sẽ có tính khách quan và chính xác hơn nếu
dựa vào chuẩn và các tiêu chí chất lượng, tiêu chí hiệu quả vì
21


tránh được thái độ chủ quan và cách làm tùy tiện của từng cá
nhân.
CBQL cần tổ chức kiểm tra và đánh giá nhiệm vụ của
GV và cán bộ theo các tiêu chí làm việc hợp tác đáp ứng mục
tiêu, định hướng phát triển của nhà trường. Mỗi GV và cán bộ
các cấp có đặc thù, nhiệm vụ công việc riêng vì vậy trong quá
trình đánh giá cần áp dụng các tiêu chí sao cho phù hợp và
công bằng nhất.
Sau khi kiểm tra và đánh giá, CBQL có nhận xét và rút
ra kinh nghiệm cho các GV và cán bộ các cấp.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá làm việc hợp tác trong
việc thực hiện nhiệm vụ của GV
Xác định rõ các nhiệm vụ của GV từ đó xây dựng các
tiêu chí đánh giá sau. Các tiêu chí làm việc hợp tác bao gồm:
T
T

Tiêu chí

1


Chấp hành các nội qui, qui chế
của nhà trường, pháp luật của nhà
nước

2

Thực hiện chế độ làm việc với
22

T
ốt

C
hưa tốt


GV với thái độ hợp tác, hạn chế mệnh
lệnh
3

Thực hiện giảng dạy theo qui
định

4

Chủ động đề xuất các biện pháp
nâng cao hiệu quả giảng dạy, phương
pháp kiểm tra đánh giá SV


5

Tham gia các hoạt động hợp tác
quốc tế và đảm bảo chất lượng giáo
dục

6

Tham gia tích cực công tác chủ
nhiệm lớp, cố vấn học tập với thái độ
hợp tác

7

Tham gia tích cực các hoạt động
bồi dưỡng CM nghiệp vụ với thái độ
hợp tác

8

Cởi mở, trân thành, tôn trọng
đồng nghiệp

9

Quan tâm, giúp đỡ SV với thái độ
hợp tác

1


Gương mẫu thực hiện đạo đức
nhà giáo, đối xử công bằng với SV

1

Tích cực tham gia nghiên cứu
khoa học – công nghệ với thái độ hợp
tác

0
1

23


CBQL cần theo dõi thường xuyên quá trình phối hợp
làm việc giữa các GV và các cán bộ các cấp để đánh giá qua
các tiêu chí ở trên.
Thực hiện việc đánh giá khả năng làm việc hợp tác của
GV thông qua các phiếu khảo sát dành cho SV và GV trong
nhà trường. Đặc biệt chú ý đến yêu cầu làm việc hợp tác trong
mọi nhiệm vụ CM.
Sau quá trình đánh giá thì CBQL đưa ra các nhận xét
trực tiếp tới GV và cán bộ các cấp để cải thiện kĩ năng làm
việc hợp tác, từ đó nâng cao hiệu quả HĐTCM của nhà
trường.
Có hình thức khen thưởng, nhắc nhở và kỉ luật
nghiêm khắc
Có hình thức khen thưởng với các GV và cán bộ các cấp
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình theo tiêu chí làm việc hợp

tác. Từ những điển hình được khen thưởng đó nhân rộng ra
các tổ CM khác và ra toàn trường.
Có hình thức nhắc nhở và kỉ luật với các GV và cán bộ
các cấp không hoàn thành nhiệm vụ.

24


Đưa ra nhiều hình thức khen thưởng như tăng lương,
bằng khen, tuyên dương trước toàn trường.
Từ những điển hình tốt đó, nhân rộng và triển khai sâu
rộng trong nhóm CM và nhà trường
- Điều kiện thực hiện
Người quản lí phải xây dựng hoàn chỉnh bộ tiêu chí làm
việc hợp tác để mỗi giáo viên và CBQL căn cứ vào đó để thực
hiện.
Nhà trường và các tổ CM cần tạo điều kiện hết mức để
giáo viên thực hiện tốt các tiêu chí làm việc hợp tác.
- Xây dựng và thực hiện chương trình giao lưu, học
tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong
trường và ngoài trường
- Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm hỗ trợ GV và các tổ CM có nhiều
cơ hội học hỏi, làm việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm quản
lí CM để trưởng thành nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách về
năng lực giảng dạy và kĩ năng sư phạm của GV trong trường
với GV ngoài trường. Đây cũng là một hình thức bồi dưỡng.
25



×