BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
GIỮA GIA ĐÌNH - NHÀ
TRƯỜNG - XÃ HỘI CHO GIÁO
VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HÒA BÌNH, HUYỆN
THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
- Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho
giáo viên trường THCS
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Trên cơ sở vận dụng lý luận về quản lý nguồn nhân lực,
đề xuất các biện pháp phát triển năng lực xây dựng mối quan
hệ nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên, các biện pháp
trên được kế thừa dựa trên những ưu điểm, hạn chế của các
biện pháp đang thực hiện, đồng thời hoàn thiện và phát triển
các biện pháp mới, đầy đủ hơn, phù hợp hơn với việc phát
triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi phải thấy được những vấn đề
hiện tại của năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia
đình và xã hội và công các phát triển phát triển năng lực xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
thực tiễn của đất nước, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng. Đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của năng lực và
công tác phát triển năng lực của hiệu trường THCS đối với
giáo viên, để từ đó đưa ra được các biện pháp phát triển mới
phù hợp với trường THCS trong giai đoạn mới nhằm nâng cao
chất lượng, mức độ, năng lực và công tác phát triển năng lực
xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.
- Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý và hệ thống
Các biện pháp phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội phải tính đến trong mối
quan hệ giữa các biện pháp đề xuất, giữa các biện pháp đề
xuất với các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển năng
lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
ở bên trong nhà trường và bên ngoài nhà trường. Đồng thời
việc phát triển các biện pháp cũng dựa trên các căn cứ pháp lý
của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: chuẩn nghề nghiệp, đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục... để các biện pháp có hành lang
pháp lý thực hiện trong nhà trường, nhằm phát triển năng lực
nghề nghiệp nói chung và năng lực xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội nói riêng.
- Các biện pháp phát triển năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên
trường THCS Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng
- Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và
giáo viên về tầm quan trọng năng lực xây dựng mối quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
- Mục tiêu biện pháp
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên thấy rõ được tầm quan trọng của năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Thấy được sự cấp thiết của việc phát triển và nâng cao
năng lực tổ xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Từ đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của các lực
lượng trong công tác phối hợp hoạt động góp phần thực hiện
tốt kế hoạch của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
- Nội dung biện pháp
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát
triển xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội.
- Nâng cao về kiến thức, thái độ và kĩ năng xây dựng
mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.
- Cách thức thực hiện
Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiểu biết về
năng lực năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội, người quản lý cần thực hiện các nội dung sau:
- Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và
giáo viên về đổi mới giáo dục hiện nay, tầm quan trọng của
việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội. Quán triệt tinh thần nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước và của ngành về công tác giáo dục, công tác
xây dựng và bồi dưỡng năng lực mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị tập huấn về các
văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, ngành về vị trí và tầm
quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội cho giáo viên.
- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về
công tác này.
- Cấp ủy, ban giám hiệu cần bàn bạc, đưa ra chương
trình, kế hoạch bồi dưỡng đối với giáo viên chủ nhiệm để
nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục
và đào của đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm từ đó giúp hộ hiểu rõ được những việc mình sẽ làm
thông qua đó họ sẽ nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, nhiệm vụ
của mình, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giáo viên.
- Điều kiện thực hiện
- Có sự thống nhất về nhận thức và cách thức thực hiện
của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trong nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý trong và ngoài
nhà trường, các lực lượng, các tổ chức trong nhà trường, giáo
viên trong việc thống nhất nội dung, ý nghĩa và cách thức
thực hiện để nâng cao nhận thức cho giáo viên đặc biệt là giáo
viên chủ nhiệm.
- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc nâng cao nhận
thức tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên theo yêu
cầu đảm bảo chất lượng giáo dục
- Mục tiêu biện pháp
Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giáo viên
nhằm nâng cao hoàn thiện nhân cách của người giáo viên đặc
biệt là năng lực mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội. Tạo ra một đội ngũ giáo viên chuẩn, có năng lực trong
việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục.
- Nội dung biện pháp
- Bồi dưỡng các kiến thức về mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội cho đội ngũ giáo viên
- Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới
giáo dục là chuyển là nên giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời
thực tế sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực
hành động phát huy tính chủ động sáng tạo của người học”.
Định hướng quan trọng đổi mới phương pháp dạy học là phát
huy tính tích cực, tự lực sáng tạo, phát triển năng lực hành
động, năng lực công tác làm việc của học sinh. Vậy mỗi người
giáo viên cần nắm rõ định hướng cơ bản của việc đổi mới đó để
từ đó áp dung các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các
hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động của học sinh qua đó hình thành và phất triển năng lực
cho các em.
Trong bối cảnh hiện nay nhà trường cần tổ chức thực
hiện có hiệu quả chuẩn nghề nghiệp giáo viên bằng cách:
- Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo viên trung học cơ sở.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi
dưỡng theo hướng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội
ngũ giáo viên trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
Nhà trường mở các lớp tập huấn về chuẩn nghề nghiệp
giáo viên cho đội ngũ của mình để giáo viên nắm bắt tốt các
yêu cầu về quy chuẩn giáo viên trong bối cảnh hiện nay, từ đó
giúp giáo viên có định hướng đúng trong việc bồi dưỡng tự
học của mình.
Ngoài ra có thể bồi dưỡng giáo viên qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn trong cụm, huyện và thành phố. Thông
qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được trực tiếp
nghiên cứu, thảo luận, rút kinh nghiệm. Đây cũng là một
hình thức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên một cách rất
thiết thực và hiệu quả.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể bồi dưỡng năng lực các
kênh thông tin, tọa đàm, tiếp xúc, qua các trang Web của nhà
trường để trao đổi thông tin.
Với cương vị là một quản lý nhà trường, tôi sẽ tạo điều
kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên phát triển các năng lực của
mình theo hướng chuẩn nghề nghiệp. Một trong số đó là chú
trọng phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường,
gia đình và xã hội.
- Trong thời đại công nghệ 4.0 dâng bùng nổ việc bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng có nhiều thuật lợi, giáo
viên có thể tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như
sử dụng mạng Internet, thông qua mạng xã hội mang lại hiệu
quả rất nhanh mà không tốn kém tiền bạc và thời gian, có thể
học tập ở bất cứ đâu, bất kì lúc nào khi giáo viên có nhu cầu.
- Bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội bao gồm các kĩ năng cụ thể: kĩ
năng lập kế hoạch, kĩ năng triển khai hoạt động xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kĩ năng kiểm tra
đánh giá hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội và kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh
trong hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội.
Việc bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên cần được thực
hiện đúng qui trình hình thành kĩ năng; thông qua các hoạt
động khác nhau của người giáo viên như hoạt động giảng dạy,
tổ chức các hoạt động khác nhau của nhà trường như hoạt
động dã ngoại, hoạt động phối hợp với các lực lượng ngoài xã
hội…để thực hiện giáo dục học sinh. Việc bồi dưỡng kĩ năng
xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần
huy động các lực lượng bên trong nhà trường nhưng đồng thời
cả các lực lượng bên ngoài nhà trường.
- Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng đưa ra mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng
chung, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
cho tổ viên, trên cơ sở đó mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng cho cá nhân, coi đó là một trong những tiêu chí
phấn đấu, là chương trình hành động và là kết quả của việc
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong năm
học.
- Thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng năng lực xây dựng
mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội gồm: Ban
giám hiệu, trưởng các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, giáo
viên cốt cán trong nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tổ chức cho tập thể,
cá nhân thực hiện kế hoạch và theo dõi việc thực hiện.
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bồi
dưỡng và dạy học; xây dựng tủ sách tham khảo về năng lực
này; tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm; tạo điều kiện cho
giáo viên được tham gia chuyên đề và tham qua học tập các
trường điển hình tiên tiến trong công tác này; Tổ chức cho
giáo viên tự nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin
trong quá trình tổ chức Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch tự bồi dưỡng. Tổng kết, đánh giá khen thưởng đối
với cá nhân có thành tích, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những
biểu hiện lệch lạc trong quá trình thực hiện, nhân rộng những
gương điển hình trong quá trình thực hiện bồi dưỡng và đạt
hiệu quả cao .
- Những cách thức thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng
cao năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và
xã hội cho đội ngũ giáo viên đã nêu trên có tác động lẫn nhau
giúp nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy
nhiên công tác bồi dưỡng sẽ không có kết quả nếu giáo viên
không có niềm đam mê nghề nghiệp, không có ý thức tự học,
tự bồi dưỡng vì vậy cùng với việc triển khai kế hoạch chung
của trường thì việc động viên khích lệ tinh thần tự bồi dưỡng
ở mỗi người giáo viên cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà
người giáo viên cần quan tâm thực hiện.
- Điều kiện thực hiện
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng
bên ngoài nhà trường để tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng
mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội cho đội ngũ
giáo viên trong trường.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, phòng học, phương tiện công
nghệ thông tin, tài liệu với các nội dung bồi dưỡng phù hợp cho
hoạt động bồi dưỡng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội cho đội ngũ giáo viên.
- Đánh giá giáo viên trong nhà trường theo tiêu chí
năng lực xây dựng mối quan hệ giữa gia đình nhà trường
và xã hội
- Mục tiêu biện pháp
- Việc đánh giá là một trong những chức năng quan
trọng của nội dung quản lý, nó giúp cho nhà quản lý biết được
kế hoạch, mục tiêu đề ra thực hiện đến đâu, từ đó tìm ra biện
pháp động viên, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm
đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá; có chế tài phù
hợp để động viên, khen thưởng và xử lý kịp thời sẽ giúp cho
hiệu quả cho việc phát triển năng lực mối quan hệ giữa gia
đình, nhà trường và xã hôi đạt hiệu quả cao nhất. Có chế tài
phù hợp để khuyến khích, động viên những giáo viên có nhiều
đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đẩy
mạnh việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho người quản lý nắm
vững được năng lực của đội ngũ của mình từ đó có kế hoạch
điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết nhằm không ngừng nâng cao
năng lực cho đội ngũ giáo viên.
- Đánh giá giáo viên để từ đó phát triển được năng lực
xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
thông qua cách thức, nội dung đánh giá.
- Nội dung biện pháp
- Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội.
- Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
và đặc biệt chú ý năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
- Cách thức thực hiện
Để thực hiện tốt công tác đánh giá giáo viên trong nhà
trường, thông qua đó để thực hiện công tác thi đua khen
thưởng, người làm công tác quản lý cần thực hiện quy trình
sau:
- Ra quyết định thành lập hội đồng thi đua khen thưởng
của nhà trường.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá giáo viên theo
tiêu chí năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội.
- Thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng về năng
lực thực hiện tốt mối quan hệ gia đình và xã hội đối với giáo
viên bao gồm các tiêu chí đánh giá; quy trình xét thi đua khen
thưởng; hình thức thi đua; công nhận kết quả và danh hiệu thi
đua khen thưởng.
Việc công nhận và trao danh hiệu thi đua cần phải kịp
thời, trang trọng, phát huy tính tích cực đối với tập thể. Danh
hiệu thi đua đối với giáo viên vừa là sự ghi nhận, sự khẳng
định, vừa là sự khích lệ để tiếp tục nỗ lực phấn đấu.
. Có chế tài tăng thêm quyền lợi về vật chất cũng như
tinh thần cho GV cũng là vấn đề quan trọng trong điều kiện
hiện nay.
- Điều kiện thực hiện
- Tổ chức thực hiện đúng quy trình, đúng tiêu chí xác
định.
- Đánh giá thường xuyên, không mang tính hình thức
mới phát triển được năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc phát triển
năng lực này.
- Tạo môi trường thuận lợi để phát triển năng lực xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của
giáo viên
- Mục tiêu biện pháp
- Biện pháp tạo môi trường thuận lợi để phát triển năng
lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đội ngũ giáo viên. Bởi
có mục tiêu tạo ra môi trường làm việc tích cực cho giáo viên
trong nhà trường để phát triển năng lực nghề nghiệp nói
chung và năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
giáo viên trung học cơ sở và chất lượng dạy học giáo dục
trong nhà trường.
- Nội dung thực hiện
- Xây dựng môi trường vật chất: đảm bảo trang bị đầy đủ
cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy và học cho đội ngũ
giáo viên và học sinh.
- Xây dựng môi trường đoàn kết, gắn bó yêu thương
đùm bọc lẫn nhau tạo tinh thần làm việc luôn vui vẻ, an toàn.
- Nhà trường, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác, dân
chủ. Cần tạo ra môi trường học tập thân thiện, quan tâm lẫn
nhau và mang tính đồng đội, xây dựng tập thể nhà trường
thành tập thể biết học hỏi, mỗi cá nhân được tự tin thể hiện,
được tiết kế, sáng chế; được thành công, được khẳng định bản
thân hướng đến việc xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
- Cách thức thực hiện
- Cần sự quan tâm đầu tư của ủy ban nhân dân thành
phố, sở giáo dục và đào tạo, sở tài chính, UBND huyện Thủy
Nguyên, UBND xã Hòa Bình về kinh phí cho việc tăng cường
cơ sở vật chất của nhà trường.
- Cần sự hỗ trợ của xã hội đối với nhà trường về vật lực,
tài lực, giúp tăng cường cơ sở vật chất theo tinh thần xã hội
hóa giáo dục.
- Cần có sự quản lí chặt chẽ của hiệu trưởng và các
GVCN được phân công phụ trách công tác cơ sở vật chất –
thiết bị dạy học.
- Ban giám hiệu, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục
và đào tạo cần quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất –
thiết bị dạy học, đảm bảo kinh phí cần thiết cho bảo quản và
duy trì tốt trạng thái hoạt động của cơ sở vật chất – thiết bị
dạy học.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng, sửa chữa và mua sắm
thiết bị phục vụ dạy học hàng năm
- Từng bước trang bị máy tính và sử dụng các phần mềm
quản lí dạy học một cách hệ thống và có hiệu quả.
- Sử dụng tốt website của trường để phản ánh công khai
chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng như
công khai các điều kiện và tình hình học tập, rèn luyện của
HS… theo kế hoạch.
- Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn
thể cán bộ quản lí, GV, nhân viên. Mời chuyên gia hướng dẫn
kĩ năng sử dụng khai thác các tính năng ưu việt của máy tính,
máy chiếu, các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho việc
dạy - học.
- Bên cạnh đó tổ chuyên môn và GV phải nhận thức
được vai trò và tác dụng to lớn của cơ sở vật chất – thiết bị
dạy học, đảm bảo kinh phí cần thiết cho bảo quản và duy trì
tốt trạng thái hoạt động của cơ sở vật chất – thiết bị dạy học.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng, sửa chữa và mua sắm
thiết bị phục vụ dạy học hàng năm.
- Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn
thể cán bộ quản lí, GV, nhân viên.
- Bên cạnh đó tổ chuyên môn và GV phải nhận thức
được vai trò và tác dụng to lớn của cơ sở vật chất – thiết bị
dạy học đối với việc HS tự chiếm lĩnh tri thức mới, khám phá
những tri thức mới; đối với thực hiện đổi mới giáo dục, đảm
bảo chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học...; thực
hiện tốt trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc
quản lí, sử dụng, khai thác và đề xuất hoàn thiện cơ sở vật
chất – thiết bị dạy học cho môn học.
- Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng tư tưởng, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho GV
hàng năm. GV có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là nhu
cầu, mục đích sống của bản thân và coi nhà trường như là
ngôi nhà thứ hai của mình.
- Hàng năm, trường cần có kế hoạch trình phòng giáo
dục và đào tạo về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của
GV, có chú trọng đến việc chú trọng phát triển năng lực xây
dựng mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội cho giáo
viên.
- Điều kiện thực hiện
- Cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đầy đủ vai trò
của yếu tố xây dựng môi trường cho việc phát triển năng lực
xây dựng mối quan hệ gia đình nhà trường và xã hội cho giáo
viên nhà trường.
- Có sự phối hợp tốt chỉ đạo của phòng giáo dục và đào
tạo Thủy Nguyên với nhà trường, trong nội bộ nhà trường về
việc xây dựng nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ giữa
nhà trường, gia đình và xã hội.
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, hành lang
pháp lý để nhà trường làm tốt công tác này.
- Tạo động lực phát triển năng lực xây dựng mối quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên
- Mục tiêu biện pháp
Năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình
và xã hội là một năng lực cơ bản thuộc nhân cách giữa giáo
viên THCS. Để phát triển năng lực này ở góc độ giáo viên cần
tạo động lực làm việc nói chung và động lực của bản thân
giáo viên tự phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ nhà
trường – gia đình – xã hội của bản thân. Vì vậy mục tiêu của
biện pháp quản lý là dưới tác động của nhà quản lý trường
học xây dựng được động lực bên trong cho giáo viên để người
giáo viên có nhu cầu, động cơ phát triển năng lực xây dựng
mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục cho chính bản thân
mình, nhằm làm tốt công tác giáo dục học sinh trong nhà
trường THCS.
- Nội dung biện pháp
- Xây dựng các cách thức quản lý trong nhà trường
thuận lợi và phù hợp với việc tạo nên động lực làm việc theo
hướng phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường,
gia đình và xã hội cho giáo viên.
- Động viên, khuyến khích giáo viên THCS tham gia hoạt
động và tự rèn luyện phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ
nhà trường, gia đình và xã hội.
- Đặt ra các yêu cầu tự rèn luyện và đánh giá giáo viên
dựa vào tiêu chí rèn luyện năng lực xây dựng mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội.
- Cách thức thực hiện
- Để thực hiện nội dung 1 xây dựng cách thức quản lý
trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường cần thiết làm các công
việc: Có cách thức quản lý thuận tiện để người giáo viên
THCS có nguyện vọng và mong muốn tự nguyện rèn luyện
phát triển năng lực của chính mình thông qua việc bồi dưỡng
kiến thức, xây dựng các kỹ năng phối hợp mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội. Cách thức quản lý của lãnh đạo
nhà trường vừa đảm bảo tính khách quan, khoa học nhưng
đồng thời cũng thông thoáng và hiệu quả. Một trong những
yêu cầu là chỉ đạo thống nhất từ cán bộ quản lý – giáo viên, ở
tất cả mọi bộ phận khác nhau trong nhà trường đều hướng đến
phát triển năng lực này cho giáo viên trong nhà trường.
- Hiệu xuất phát huy năng lực xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội của giáo viên phụ thuộc
vào ba yếu tố: năng lực của bản thân giáo viên trong việc thực
hiện xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng; nguồn lực vật
chất và tinh thần để thực hiện công việc xây dựng quan hệ,
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc phối hợp giữa các
lực lượng giáo dục và mong muốn của giáo viên muốn có kết
quả cao trong hoạt động của mình. Cần thực hiện trong cả ba
điều kiện (yếu tố) này thì năng lực của giáo viên để được thực
hiện tốt và phát triển. Vì vậy cách thức quản lý và phát triển
của hiệu trưởng và các cấp quản lý trong nhà trường THCS
phải khai thác và tạo điều kiện cho cả 3 thành tố (yếu tố) trên
được phát huy và động lực làm việc của giáo viên có, từ đó
năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường gia đình và xã hội
được phát triển.
- Để thực hiện nội dung 2- động viên khuyến khích giáo
viên nhà trường theo hướng phát triển được năng lực xây
dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình và xã hội người hiệu
trưởng và cán bộ quản lý trong nhà trường cần làm các công
việc:
+ Có chế độ động viên, khuyến khích khác nhau như
đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên khi thực hiện tốt
việc phát huy năng lực này trong hoạt động xã hội, hoạt động
trong nhà trường.
+ Khen thưởng bằng vật chất và tinh thần theo đúng mức
độ hiệu quả sử dụng năng lực xây dựng mối quan hệ nhà
trường gia đình và xã hội.
+ Đánh giá đúng mức độ sử dụng và phát triển năng lực
xây dựng mỗi quan hệ giữa các lực lượng giáo dục; cần thiết
có sự thay đổi vị trí làm việc cho giáo viên trong những
trường hợp nhất định.
+Đảm bảo phân công công việc phù hợp với mức độ
năng lực hiện có của giáo viên trong nhà trường.
+ Tạo cơ hội phát triển năng lực và đánh giá thi đua,
khen thưởng theo tiêu chí thuộc về năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa các lực lượng giáo dục.
+ Xây dựng môi trường làm việc tích cực và thuận lợi
cho sự phát triển năng lực giáo viên.
+ Công nhận sự đóng góp của giáo viên, hiệu quả sử dụng
năng lực xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục
trong hoạt động giáo dục học sinh.
+ Tạo ra bầu không khí tâm lí sư phạm ủng hộ việc phát
triển và phát huy về ý thức, thái độ và kĩ năng xây dựng mối
quan hệ nhà trường - gia đình và xã hội cho giáo viên.
- Người hiệu trường nhà trường để thực hiện nội dung thứ
ba trong tạo động lực phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ
nhà trường - gia đình và xã hội là động viên việc tự rèn luyện
năng lực của giáo viên và đánh giá giáo viên dựa vào mức độ
đạt được và phát triển năng lực. Làm được điều này một mặt
tạo ra nội lực bên trong cho việc tự rèn luyện, phát triển của
giáo viên, mặt khác năng lực xây dựng mối quan hệ giữa các
lực lượng giáo dục được phát triển.
- Để làm việc này người hiệu trưởng nhà trường cần:
+ Yêu cầu giáo viên trường THCS có kế hoạch tự bồi
dưỡng, tự rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng mối quan hệ
giữa các lực lượng giáo dục.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường
tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng,