Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 118 trang )

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO
HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN
HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
NHẰM HỖ TRỢ TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM
NGUồN TÀI TRỢ: THE BILL & MELINDA GATES FOUNDATION


BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO
HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
VÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ
TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

DỰ ÁN "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
NHẰM HỖ TRỢ TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM"
NGUỒN TÀI TRỢ: BILL & MELINDA GATES FOUNDATION

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Hà Nội, Tháng 4 năm 2009


Chữ viết tắt
BĐVH

Bưu điện văn hoá

TVQGVN

Thư viện Quốc gia Việt Nam



TVCC

Thư viện công cộng

TV

Thư viện

CNTT

Công nghệ thông tin

IT

Công nghệ thông tin

ICT

Công nghệ thông tin

OPAC

Online public access cataloguing (tra cứu mục
lục công cộng trực tuyến)

CĐ/TH

Cao đẳng/trung học


TAF

Quỹ Châu Á

PTTH

Phổ thông trung học

Bộ VHTT&DL

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

OPAC

Tra cứu mục lục trực tuyến

CSDL

Cơ sở dữ liệu

VNPT

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

i


TÓM TẮT BÁO CÁO
Đánh giá nhu cầu đào tạo
Từ ngày 23 tháng 2 đến hết ngày 22 tháng 3 năm 2009, Quỹ Châu Á kết hợp với Thư viện

Quốc gia Việt Nam (TVQG) và các đối tác địa phương khác tiến hành khảo sát nhu cầu
đào tạo ở 90 điểm dự án, tập trung vào các thư viện công cộng và bưu điện văn hoá xã ở
ba tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh để đánh giá nhu cầu đào tạo ở cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo bao gồm: (i) phân tích hiệu quả phục vụ
ngay tại các thư viện công cộng và xác định nhu cầu đào tạo; (ii) phân tích nhiệm vụ của
các cán bộ thư viện công cộng về cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần có để tiến
hành các dịch vụ trong một thư viện công cộng; và (iii) phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và
độc giả tại các thư viện công cộng nhằm xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo.
Phương pháp khảo sát và thành phần tham gia
Bên cạnh phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn, nhóm nghiên cứu đã xây
dựng bảng câu hỏi để gửi cho cơ quan tổ chức và cán bộ thư viện/BĐVH xã, xây dựng
nội dung phỏng vấn để tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng: cán bộ lãnh đạo về
năng lực của thư viện/BĐVH xã, nhóm thủ thư, bạn đọc và bạn đọc tiềm năng. Khảo sát
thực địa đã được tiến hành tại ba tỉnh từ ngày 23 tháng 2 đến hết ngày 22 tháng 3 năm
2009, bắt đầu với Thái Nguyên ở miền Bắc, rồi đến Nghệ An ở miền Trung, và cuối cùng
là Trà Vinh ở miền Nam. Đoàn khảo sát bao gồm bốn cán bộ trung ương (hai cán bộ của
Quỹ Châu Á, một cán bộ của Thư viện Quốc gia, và một chuyên gia về đánh giá nhu cầu
đào tạo), và sáu cán bộ do thư viện tỉnh lựa chọn có kiến thức tốt về chuyên môn thư viện,
công nghệ thông tin, và quan hệ tốt với địa phương để tham gia cùng đoàn khảo sát tại
tỉnh.
Ngày đầu tiên được dành để làm việc tại thư viện tỉnh, trong đó các cán bộ trung ương
phỏng vấn các đối tượng tại tỉnh và đào tạo kỹ năng phỏng vấn cho các cán bộ địa
phương. Từ ngày thứ hai, đoàn chia thành ba nhóm đi ba khu vực khác nhau của tỉnh.
Mỗi nhóm bao gồm một cán bộ trung ương làm trưởng nhóm và hai cán bộ địa phương.
Một cán bộ của Quỹ Châu Á đi theo một nhóm để làm nhiệm vụ theo dõi tiến độ chung,
chất lượng khảo sát, và chụp ảnh tư liệu. Sự kết hợp giữa chuyên môn, kinh nghiệm và
thông thuộc địa hình của các thành viên đã tạo cho các nhóm làm việc một tinh thần làm
việc năng động và hiệu quả. Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm cũng được phân
chia rõ ràng, cụ thể trưởng nhóm luôn đảm trách việc phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và
cán bộ thư viện/BĐVHX, một cán bộ địa phương chuyên phỏng vấn đối tượng bạn đọc đã

sử dụng và một cán bộ địa phương còn lại chuyên phỏng vấn đối tượng bạn đọc tiềm
năng, vì vậy chất lượng phỏng vấn được bảo đảm.
Ngày cuối cùng, ba nhóm họp tổng kết để rút kinh nghiệm và đưa ra nhận xét chung về
kết quả khảo sát cũng như góp ý để chỉnh sửa bộ câu hỏi và nội dung phỏng vấn. Tổng
cộng đoàn đã phỏng vấn 89 cán bộ phụ trách thư viện/BĐVH xã, 43 cán bộ thủ thư và
nghiệp vụ của 3 TV tỉnh và 15 TV huyện, và 532 bạn đọc và bạn đọc tiềm năng tại ba
tỉnh. Các đối tượng bạn đọc đã sử dụng và bạn đọc tiềm năng thuộc mọi tầng lớp, giới
tính và độ tuổi trong xã hội, như công chức nhà nước, cán bộ hưu trí, nông dân, cựu chiến
binh, sinh viên đại học, học sinh phổ thông, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tiểu
thương, vì vậy thông tin thu được rất đa dạng.

ii


Kết quả
Kết quả đánh giá khẳng định những thông tin đã được dự đoán trước và cũng cung cấp
một số thông tin mới hữu ích cho hoạt động tiếp theo của dự án là “Thiết kế tài liệu và tổ
chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các thư viện công cộng”. Dưới đây là một số
kết quả đáng chú ý:
Về cơ sở hạ tầng thông tin và dịch vụ Internet
 Trong khi các thư viện huyện không có máy tính, thư viện tỉnh chỉ được trang bị máy
tính trung bình khoảng 10 máy/thư viện, cả 3 thư viện tỉnh đã kết nối Internet nhưng
chỉ dành riêng cho cán bộ thư viện làm việc, có trung bình 4 máy/thư viện dành cho
tra cứu OPAC, chưa có dịch vụ Internet cung cấp cho bạn đọc, một số máy tính được
cung cấp từ năm 2003-2004 trong tình trạng xuống cấp hoặc hỏng hoàn toàn.
 BĐVH xã trong diện khảo sát nhận được sự quan tâm và đầu tư về hạ tầng thông tin
tương đối lớn từ phía ngành Bưu chính Viễn thông với 46% (33/72) điểm BĐVH xã
đã được trang bị 155 máy tính kết nối Internet nhưng chỉ có 57% (19/33) điểm khảo
sát hiện đang còn cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Tuy nhiên, chỉ 62% (96/155) số
lượng máy tính còn hoạt động cho dịch vụ Internet, và hoạt động trong tình trạng

không hiệu quả do chất lượng đường truyền quá kém, chỉ có 9 điểm kết nối ADSL
hoạt động tốt hơn. Số máy còn lại đã quá cũ và hỏng.
Về năng lực cán bộ và nhu cầu đào tạo
 70,6% cán bộ thư viện tỉnh tự đánh giá trình độ năng lực công nghệ thông tin ở mức
độ yếu và trung bình; các tỷ lệ tương ứng với cán bộ thư viện huyện và cán bộ BĐVH
xã là 87,9% và 90,7%. Các kiến thức thông thường về công nghệ thông tin như sử
dụng chuột, in ấn và sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản chưa được phổ biến
rộng rãi và vận dụng thành thục.
 46% nhân viên BĐVH xã nơi đã có dịch vụ Internet còn quá yếu về sử dụng những
tiện ích cơ bản của Internet như xem tin tức, gửi thư điện tử, chat, v.v. Nhân viên
những nơi chưa có dịch vụ Internet hầu như chưa biết sử dụng máy tính.
 Đa số cán bộ thư viện vẫn còn lạ lẫm với nhiệm vụ mới đặt ra cho họ trong thời đại
bùng nổ công nghệ thông tin với danh nghĩa là người tạo lập, thu thập, bảo quản, và
truyền thông thông tin.
 Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn nội dung đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin từ phía
các cán bộ của thư viện công cộng và BĐVH xã có sự khác biệt. Cụ thể, cán bộ thư
viện tỉnh và huyện ưu tiên như sau: Kiến thức sử dụng phần mềm thư viện (80,5%);
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng (77,9%); Kiến thức về CNTT cơ bản (74,9%);
Kiến thức sử dụng CSDL online (70,7%); Kiến thức về quản trị mạng (54,3%). Trong
khi đó, thứ tự ưu tiên của cán bộ BĐVH xã lại là: Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên
mạng (91,6%); Kiến thức về CNTT cơ bản (90,2%); Kiến thức về hệ điều hành
(74,7%); Kiến thức về phần cứng máy tính (73,2%); Kiến thức về quản trị mạng
(57,8%).
 72% cán bộ thư viện tỉnh tự đánh giá năng lực phục vụ bạn đọc ở mức độ yếu và trung
bình; các tỷ lệ tương ứng với cán bộ thư viện huyện và cán bộ BĐVH xã là 48,4% và
68,7%.
 Đối với nhu cầu đào tạo năng lực phục vụ bạn đọc, trung bình hơn 66% cán bộ thư
viện/BĐVH xã có nhu cầu đào tạo về hai nội dung: kỹ năng giao tiếp với bạn đọc và
kỹ năng quảng bá, tiếp thị dịch vụ thư viện/Internet.
 Cũng trong khảo sát về nhu cầu đào tạo, các cán bộ thư viện và nhân viên BĐVH xã

cho rằng nên bố trí các khoá học riêng biệt cho những cán bộ còn quá yếu kém để họ
có thể tiếp cận với những kỹ năng CNTT cơ bản trước khi bước vào tiếp thu các kỹ
năng chuyên sâu khác.
iii





Về tài liệu đào tạo, hình thức đẹp, đơn giản, dễ hiểu, bổ sung hình ảnh màu đối với
lĩnh vực CNTT sẽ dễ dàng hơn cho việc học và ứng dụng sau này của các học viên.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học mà không làm ảnh hưởng đến công việc phục
vụ bạn đọc hàng ngày, các cán bộ thư viện tỉnh/huyện mong muốn được học ngay tại
tỉnh vào thứ bảy và chủ nhật, trong khi đó nhân viên các BĐVH xã có nhu cầu học tại
huyện vào các buổi tối.

Đánh giá của bạn đọc và nhu cầu thông tin
 78% bạn đọc thư viện/khách hàng của BĐVH xã cho biết họ biết đến thư viện/BĐVH
xã do đi ngang qua hoặc do sống ở gần đó; 67% người chưa bao giờ sử dụng dịch vụ
của thư viện/BĐVH xã không biết đến sự tồn tại của các cơ quan này, trong số 33%
còn lại có biết đến thư viện/BĐVH xã thì có tới 62% số đó cho biết nguyên nhân là do
sống ở gần hoặc đi ngang qua. Tính chung toàn bộ số bạn đọc và bạn đọc tiềm năng
được phỏng vấn, chưa đến 4% nói rằng họ biết đến thư viện/BĐVH xã qua hình thức
quảng bá của chính cơ quan này và dưới 10% biết đến qua phương tiện thông tin đại
chúng.
 Khi được hỏi “Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh của thư viện/BĐVH xã”, 49% bạn
đọc trả lời thư viện là nơi để đọc/mượn/nhận được các thông tin từ sách báo và thủ
thư. Cũng câu hỏi này, 80% khách hàng tại các điểm BĐVH xã cho đây là nơi để gọi
điện thoại và gửi bưu phẩm trong khi chỉ 17% biết rằng đây còn là nơi để truy cập
Internet. Hầu hết người dân được hỏi không biết được những tiện ích của Internet,

hoặc nếu có biết thì là để chơi game. Đối tượng chính đến truy cập Internet là học sinh
phổ thông với mục đích chơi game hoặc chat với bạn bè.
Các hoạt động của TVCC/BĐVH xã
 Các thư viện tỉnh sử dụng hình thức “thi kể chuyện sách” là chủ yếu. Các hình thức
thông tin tuyên truyền khác như tổ chức nói chuyện chuyên đề, họp bạn đọc, giới
thiệu sách mới, sách hay của địa phương trên đài truyền hình tỉnh ít khi được sử dụng
tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên và Trà Vinh, do phụ thuộc nhiều về kinh phí cũng như
kinh nghiệm tổ chức. Công tác thông tin tuyên truyền tại thư viện huyện và BĐVH xã
thì rất hiếm
 Việc bố trí sắp đặt không gian trong các phòng dịch vụ của thư viện/BĐVH xã chưa
khoa học và hợp lý, đặc biệt là các điểm BĐVH xã gây mất mỹ quan đối với người
đến sử dụng, hầu hết các điểm BĐVH xã của Thái Nguyên và Nghệ An phòng ốc quá
chật trội còn ngăn riêng một góc cho nhân viên và gia đình sinh sống tại đó, bàn ghế
thì thiếu và quá cũ.
Kiến nghị
Căn cứ vào kết quả của hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo, nhóm nghiên cứu đưa ra một
số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động của thư viện công cộng/BĐVH xã nói chung và
dịch vụ truy cập Internet của các cơ quan này nói riêng:
 Các thư viện/BĐVH xã nên dành cho phòng dịch vụ truy cập Internet một vị trí không
gian phù hợp, bố trí khoa học, sửa sang lại với hình thức bắt mắt để thu hút người sử
dụng; đồng thời, các điểm BĐVH xã nên quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung nguồn
tài liệu sách báo;
 Nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng đa dạng, vì vậy các thư viện tỉnh/huyện cần
tăng thêm một số dịch vụ mới cho bạn đọc ngoài những dịch vụ truyền thống, phối
hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương xây dựng kế hoạch truyền
thông và tổ chức quảng bá để giới thiệu những dịch vụ và tiện ích của Internet; biên
soạn và phát hành các tờ rơi hướng dẫn sử dụng Internet đơn giản, dễ sử dụng, kèm
danh mục đường link tới các trang Web cần thiết; và xây dựng nội dung trang thông
iv















tin địa phương đáp ứng nhu cầu của người dân, ví dụ như tập trung vào phổ biến kiến
thức, kinh nghiệm làm ăn giỏi, xoá đói giảm nghèo, dự báo đầu ra cho hàng nông sản,
v.v.
Cần đào tạo cán bộ các thư viện công cộng/BĐVH xã một cách toàn diện từ tin học cơ
bản đến tin học nâng cao, từ việc truy cập Internet đơn giản như xem tin tức đến việc
có kỹ năng đánh giá, phân tích nhu cầu tin để có chiến lược tìm tin hiệu quả nhất; đặc
biệt cần chú ý đào tạo sâu hơn cho những cán bộ tại các điểm chưa được trang bị máy
tính;
Trang bị cho các cán bộ thư viện công cộng/BĐVH xã những kiến thức về kỹ năng
phục vụ và bồi dưỡng thêm về văn hoá ứng xử và kĩ năng giao tiếp để nâng cao khả
năng tư vấn của cán bộ cho người sử dụng dịch vụ, góp phần làm hài lòng và thu hút
bạn đọc, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng;
Nâng cao nhận thức cho cán bộ thư viện về tác động của ICT đến môi trường làm
việc trong thư viện, tác động của ICT đến các định dạng, việc truy cập và cung cấp
thông tin, và nhìn nhận ICT là công cụ mà cán bộ thư viện có thể và cần phải sử dụng
để đáp ứng các yêu cầu về thông tin của người dùng
Kiến thức và kỹ năng luôn cần được trau dồi. Chính vì vậy, ban lãnh đạo thư viện

cũng như các cấp quản lý BĐVH xã nên có ngân sách nhất định hàng năm cho vấn đề
đào tạo tiếp tục, đào tạo toàn diện các cán bộ hiện có, và lập kế hoạch đào tạo lớp cán
bộ kế cận thay thế khi cần; và
Để giúp bạn đọc đến với thư viện không bị bỡ ngỡ với nhiều dịch vụ và hình thức
phục vụ mới, ban lãnh đạo thư viện cần có kế hoạch mở lớp hướng dẫn đào tạo bạn
đọc sử dụng thư viện/Internet theo định kì, nhất là đối tượng bạn đọc đến thư viện lần
đầu, và nhóm đối tượng bạn đọc kém may mắn.
Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các ban ngành, trường học và các đoàn thể địa phương
cũng cần được đào tạo, phổ biến về vai trò và nhiệm vụ của các thư viện công
cộng/BĐVH xã trong việc cung cấp dịch vụ máy tính/Internet để phối hợp quảng bá
dịch vụ đồng thời quản lý khai thác sử dụng Internet trên địa bàn, nhằm duy trì hoạt
động lâu dài và bảo đảm an ninh xã hội.

v


MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO ................................................................................ ii
1. GIỚI THIỆU........................................................................................... 9
2. BỐI CẢNH............................................................................................ 12
3. MỤC TIÊU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ, KHẢO SÁT................. 14
3.1 Mục tiêu .....................................................................................................................................14
3.2 Nội dung đánh giá và khảo sát: ..............................................................................................14

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG CỤ KHẢO SÁT............... 15
4.1. Địa điểm khảo sát và đánh giá ...............................................................................................15
4.2. Công cụ khảo sát đánh giá .....................................................................................................16
4.2.1. Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn: ...........................................................................16
4.2.2. Bảng câu hỏi (phiếu điều tra): ..........................................................................................16
4.2.3. Phỏng vấn:.........................................................................................................................16

4.2.4. Công tác chuẩn bị và khảo sát thực địa ...........................................................................18

5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT............................................. 19
5.1. Thông tin và đánh giá chung về dịch vụ TVCC và BĐVH xã tại Việt Nam .....................19
5.2. Hiện trạng cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin tại TVCC và BĐVH xã tại các địa
phương khảo sát..............................................................................................................................21
5.2.1. Thư viện tỉnh .....................................................................................................................21
5.2.2. Thư viện huyện .................................................................................................................22
5.2.3. Điểm BĐVH xã.................................................................................................................22
5.3. Thực trạng về nguồn nhân lực của TVCC và BĐVH xã ....................................................24
5.3.1. Thư viện tỉnh:....................................................................................................................24
5.3.2. Thư viện huyện .................................................................................................................25
5.3.3. Điểm BĐVH xã.................................................................................................................26
5.4. Thực trạng về trình độ năng lực CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã ..............................28
5.4.1. Thư viện tỉnh .....................................................................................................................29
5.4.2. Thư viện huyện: ................................................................................................................29
5.4.3. Điểm BĐVH xã.................................................................................................................29
5.5. Thực trạng về năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH xã ...........................30
5.5.1. Thư viện tỉnh .....................................................................................................................31
5.5.2. Thư viện huyện .................................................................................................................31
5.5.3. BĐVH xã ...........................................................................................................................31
5.6. Nhu cầu đào tạo của cán bộ TVCC và BĐVH xã ................................................................31
5.6.1. Trình độ cơ bản của cán bộ thư viện ...............................................................................31
5.6.2. Về kiến thức CNTT ..........................................................................................................32
5.6.3. Về kĩ năng phục vụ bạn đọc .............................................................................................34
5.6.4. Về cách thức tổ chức đào tạo. ..........................................................................................34
5.7. Bạn đọc và nhu cầu thông tin:...............................................................................................34
5.7.1.Bạn đọc TVCC/BĐVH xã.................................................................................................34
5.7.2. Bạn đọc tiềm năng: ...........................................................................................................36


vi


6. ĐÁNH GIÁ CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÃ KHẢO SÁT ĐỂ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TVCC/BĐVH XÃ NHẰM TĂNG
CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN MÁY TÍNH VÀ INTERNET TẠI
CÁC TVCC/BĐVH XÃ ............................................................................ 38
6.1. Về cơ sở hạ tầng vật chất và trang thiết bị............................................................................38
6.2. Về hoạt động dịch vụ...............................................................................................................39
6.3. Về năng lực CNTT và năng lực phục vụ dịch vụ của cán bộ TVCC/BĐVH xã...............40
6.4. Về tổ chức đào tạo ...................................................................................................................41
6.5. Về phối hợp hoạt động với các ban ngành địa phương ......................................................42

7. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ TRUY CẬP INTERNET TẠI CÁC TVCC/BĐVH XÃ ................... 43
7.1. Về cơ sở hạ tầng vật chất và hạ tầng thông tin ....................................................................43
7.2. Về hoạt động dịch vụ...............................................................................................................43
7.3. Nâng cao năng lực CNTT và năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH .......44
7.4. Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm cải tiến dịch vụ thư viện ..........................45
7.5. Về phối hợp hoạt động giữa các ban ngành địa phương....................................................46

8. KẾT LUẬN ........................................................................................... 47
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 50
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA ĐIỀU TRA/PHỎNG
VẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG......................................................................... 53
PHỤ LỤC 2A: DANH SÁCH 90 ĐIỂM DỰ ÁN..................................... 55
PHỤ LỤC 2B: SƠ ĐỒ 90 ĐIỂM KHẢO SÁT ........................................ 57
PHỤ LỤC 2C: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT
CHẤT CỦA CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT .................................................... 60
PHỤ LỤC 3: SỐ LƯỢNG VÀ TÌNH TRẠNG MÁY TÍNH TẠI 72

ĐIỂM BĐVH XÃ KHẢO SÁT................................................................. 65
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN ................ 69
PHỤ LỤC 5: TỈ LỆ BẠN ĐỌC ĐƯỢC PHỎNG VẤN THEO LOẠI ĐỐI
TƯỢNG, GIỚI, VÀ LỨA TUỔI.............................................................. 71
PHỤ LỤC 6: MŨI NHỌN KINH TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG ......... 72
PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI................................................................ 77
PHỤ LỤC 8: NỘI DUNG PHỎNG VẤN ................................................ 97

vii


Danh sách biểu đồ
Biểu đồ 1: Số lượng máy tính phân chia theo mục đích sử dụng tại 3 thư viện tỉnh ...............21
Biểu đồ 2: Nhu cầu đào tạo về CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã ..........................................33
Biểu đồ 3: Nhu cầu đào tạo về lĩnh vực phục vụ bạn đọc của cả cán bộ TVCC và BĐVH xã
...............................................................................................................................................................34
Biểu đồ 4: Hiện trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ TVCC/BĐVH xã từ phía bạn đọc...........35

Danh sách bảng
Bảng 1: Hạ tầng thông tin tại các điểm BĐVH xã ........................................................................23
Bảng 2: Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ trong các thư viện tỉnh........................24
Bảng 3: Số lượng, giới, độ tuổi và trình độ chuyên môn của cán bộ thủ thư trong các thư
viện tỉnh................................................................................................................................................25
Bảng 4: Số lượng, trình độ chuyên môn và độ tuổi của cán bộ thư viện huyện .......................25
Bảng 5: Số lượng, trình độ văn hoá và độ tuổi của cán bộ BĐVH xã ........................................26
Bảng 6: Kiến thức và kỹ năng về CNTT của cán bộ thủ thư thư viện tỉnh/huyện và BĐVH
xã ...........................................................................................................................................................28
Bảng 7: Năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH xã...............................................30

viii



1. GIỚI THIỆU
Người Việt Nam có niềm say mê đọc trong khi hệ thống thư viện công cộng (TVCC) ở
Việt Nam mở cửa miễn phí cho người sử dụng, mở cửa phục vụ với thời gian dài và có
khá nhiều cán bộ thư viện đủ năng lực để hỗ trợ người sử dụng. Một số TVCC có sáng
kiến tổ chức các khoá đào tạo cung cấp kiến thức và kỹ năng mà người sử dụng quan tâm
(ví dụ như các khoá đào tạo về việc sử dụng các dịch vụ của thư viện, sử dụng máy tính
và truy cập Internet). Tuy nhiên, các dịch vụ của TVCC thường chỉ nhắm vào những đối
tượng bạn đọc hiện tại của thư viện chứ chưa chú trọng mở rộng tiếp cận các nhóm đối
tượng khác trong cộng đồng. Vì vậy, người nghèo, người khuyết tật, và các nhóm thiệt
thòi khác ít được tiếp cận với hệ thống TVCC vì thư viện không chủ động nâng cấp các
dịch vụ của mình nhằm đáp ứng được nhu cầu rộng rãi trong cộng đồng. Hầu hết, cán bộ
thư viện của Việt Nam đều được đào tạo và huấn luyện về nghiệp vụ thư viện nhưng các
chương trình đào tạo và huấn luyện cho đến nay chưa bao gồm các kiến thức và kỹ năng
cần thiết giúp họ giao tiếp với khách hàng của mình và tiếp cận được với các nhóm khách
hàng khác trong cộng đồng một cách có hiệu quả.
Nhiều cán bộ thư viện đơn thuần chỉ là thủ thư trông coi kho sách chứ chưa đóng vai trò
là người hướng dẫn bạn đọc (tìm kiếm thông tin, tư vấn cho bạn đọc tài liệu và thông tin
họ cần). Điều này làm cho hệ thống thư viện hiện nay hoạt động chưa thực sự hiệu quả
mặc dù ngành thư viện được chính phủ quan tâm phát triển với mạng lưới thư viện rộng
khắp cả nước, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được tăng cường đáng kể trong thời gian
qua, các thư viện đã xây dựng được nguồn lực thông tin khá lớn với đội ngũ cán bộ nhân
viên được đào tạo về khoa học thư viện – thông tin. Ở cấp cơ sở, TVCC, nếu được duy trì
một cách hợp lý và hiệu quả, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ
thống giáo dục chính quy qua việc: cung cấp thông tin quan trọng cho người dân giúp họ
cải thiện cuộc sống, phổ biến thông tin về các cơ hội việc làm cho thanh niên, và giáo dục
trẻ em về bản thân và thế giới xung quanh. Sự liên kết giữa hệ thống TVCC với thư viện
của các trường học, đại học, bảo tàng, và các tổ chức văn hoá khác (như các rạp chiếu
phim, nhà hát, triển lãm, v.v...) nhằm đa dạng hóa và quảng bá cho dịch vụ thư viện như

tổ chức các sự kiện giới thiệu nguồn lực và các dịch vụ mà hệ thống thư viện cung cấp
còn quá yếu.
Để góp phần cải thiện tình trạng trên, Quỹ Châu Á phối hợp với Thư viện Quốc gia
(TVQGVN) và các TVCC khác ở Việt Nam thực hiện dự án 18 tháng nhằm nâng cao
năng lực cho hệ thống TVCC/BĐVH xã tạo một môi trường thư viện thân thiện người
dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ thư viện, sử dụng máy tính và Internet miễn phí ở
những điểm dự án chọn làm thí điểm. Dự án do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với hai
mục tiêu chính: i) Nâng cao năng lực sử dụng và khai thác Internet của các TVCC và
BĐVH xã ở Việt Nam và tạo môi trường thư viện thân thiện, dễ tiếp cận ở các điểm của
dự án; ii) Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng có ích Internet cho công chúng ở các
TVCC và BĐVH xã. Việc tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin hữu ích thiết thực với
đời sống và sản xuất tại địa phương sẽ góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người
dân, về lâu dài những thông tin này giúp cải thiện đời sống của họ.
Dự án này do Quỹ phối hợp thực hiện với TVQGVN và các tổ chức và cơ quan tại Việt
Nam sẽ hỗ trợ và bổ sung cho dự án thí điểm của Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ cho
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông tập
trung vào phát triển thử nghiệm các mô hình truy cập Internet công cộng, Quỹ Châu Á sẽ
giúp nâng cao năng lực cho các TVCC nhằm tạo môi trường thân thiện, tăng cường khả

9


năng tiếp cận và sử dụng có ích Internet của công chúng tại các điểm TVCC và BĐVH
xã.
Để đạt được những mục tiêu này, Quỹ sẽ tiến hành những hoạt động sau:
 Khảo sát và đánh giá 90 điểm dự án mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã lựa chọn ở
3 tỉnh nhằm đánh giá thực trạng năng lực và dịch vụ TVCC và BĐVH, qua đó xác
định nhu cầu và nội dung đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cán bộ
TVCC và BĐVH xã.
 Xây dựng tài liệu đào tạo và truyền thông dựa trên kết quả khảo sát và có tham khảo

với các tài liệu hiện có liên quan đến công tác phục vụ bạn đọc và hướng dẫn bạn đọc
bao gồm: hướng dẫn cho cán bộ thư viện về công tác phục vụ bạn đọc và kỹ năng tìm
kiếm thông tin qua Internet; hướng dẫn sử dụng Internet như công cụ hỗ trợ học tập
và bổ sung kiến thức, các tài liệu phát trực tiếp cho bạn đọc về các hướng dẫn đơn
giản về tìm kiếm thông tin có nội dung liên quan đến đời sống, văn hóa, và xã hội qua
Internet.
 Dựa vào đánh giá khảo sát này, Quỹ sẽ xây dựng chương trình đào tạo góp phần nâng
cao năng lực phục vụ bạn đọc và cung cấp dịch vụ cho các TVCC và BĐVH xã.
Chương trình sẽ được xây dựng theo mô thức đào tạo tiểu giáo viên (TOT) để xây
dựng được nhóm giáo viên nòng cốt trong hệ thống thư viện, những người sau này có
thể đào tạo lại cho các cán bộ trong hệ thống thư viện sử dụng kiến thức và kỹ năng
đã được học và tài liệu xây dựng với sự hỗ trợ ban đầu của dự án.
 Quỹ sẽ hỗ trợ các TVCC và BĐVH xã xây dựng công cụ và cách thức đánh giá việc
sử dụng và độ hài lòng của người dân với việc truy cập Internet công cộng tại các
TVCC và BĐVH xã dựa vào đó cácTVCC và BĐVH xã sẽ tiếp tục cải tiến các dịch
vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
 Quỹ sẽ hỗ trợ các TVCC và BĐVH xã tổ chức các sự kiện giới thiệu quảng bá cho
dịch vụ thư viện và việc truy cập Internet cho công chúng tại các điểm dự án.
 Trước khi kết thúc dự án, Quỹ sẽ hỗ trợ thư viện quốc gia phối hợp với Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức hội thảo quốc gia để trình bày kinh nghiệm,
kết quả, và bài học sau khi thí điểm các hoạt động dự án. Hội thảo này cũng là dịp để
chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với các dự án khác có mục đích tương tự trong hệ
thống TVCC và BĐVH xã. Hội thảo cũng đưa ra các khuyến nghị để mở rộng các
hoạt động của dự án nhằm tạo ra một môi trường thư viện thân thiện để công chúng
có thể tiếp cận được nguồn lực thông tin khá lớn hiện nay của thư viện và qua
Internet.
Báo cáo đánh giá này là sản phẩm của hoạt động đầu tiên do Quỹ tiến hành phối hợp với
TVQGVN làm cơ sở xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho dự án của Quỹ cũng
như cung cấp thêm các thông tin và số liệu giúp dự án của Bộ Truyền thông và Thông tin
xây dựng chương trình đào tạo và các sự kiện trong phạm vi dự án của mình. Báo cáo bao

gồm những đánh giá và nhận định chung về cung cấp dịch vụ của hệ thống thư viện có
liên quan đến trình độ năng lực của cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin, dịch vụ truy cập
Internet, công tác bạn đọc, nhu cầu sử dụng các dịch vụ và đánh giá chung của bạn đọc
của thư viện. Đặc biệt, Quỹ có khảo sát và phỏng vấn thêm các bạn đọc tiềm năng, những
người chưa bao giờ sử dụng dịch vụ thư viện nhằm đánh giá nhu cầu về thông tin và sử
dụng máy tính kết nối Internet tại các địa điểm khảo sát. Kết quả khảo sát được trình bày
trong phần 5 gồm các nội dung: đánh giá thực trạng chung về hệ thống TVCC liên quan
đến dịch vụ và công tác bạn đọc (dựa trên các tài liệu tham khảo và thảo luận với
TVQGVN); thực trạng về cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin; thực trạng nguồn nhân lực
của hệ thống TVCC và BĐVH xã; trình độ năng lực công nghệ thông tin (CNTT) của cán
bộ thư viện; năng lực phục vụ bạn đọc; nhu cầu đào tạo từ phía thư viện; bạn đọc và nhu
cầu về thông tin và dịch vụ. Phần 6 tổng hợp các đánh giá chung từ kết quả khảo sát trên
10


thực tế, các tài liệu tham khảo khác, và các thảo luận tiếp theo của cán bộ Quỹ Châu Á và
các cơ quan liên quan. Đánh giá trong phần này tập trung vào các nội dung liên quan đến
cơ sở vật chất và trang thiết bị, họat động dịch vụ; năng lực cán bộ về CNTT và phục vụ
bạn đọc (hoặc cung cấp dịch vụ), tổ chức đào tạo, và phối hợp với các ban ngành địa
phương. Kiến nghị và đề xuất liên quan đến các vấn đề đã khảo sát và đánh giá trình bày
trong phần 7. Dựa vào những đề xuất chung này, Quỹ và dự án của Bộ Truyền thông và
Thông tin sẽ xây dựng chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng phù hợp với mục tiêu
của dự án cũng như trình độ năng lực của các nhóm hưởng lợi của dự án.

11


2. BỐI CẢNH
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra
những thay đổi mạnh mẽ trên thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Sự phát triển này

là tiền đề cho việc hình thành và phát triển một mô hình xã hội mới: xã hội thông tin với
kinh tế tri thức, theo đó nhu cầu thông tin của mỗi cá nhân và của xã hội ngày càng phong
phú, đa dạng và biến động không ngừng, đòi hỏi phải được đáp ứng ngày càng cao hơn.
Vì vậy, việc tổ chức, quản lí, và truy cập khai thác lượng thông tin và dữ liệu lớn và phát
triển liên tục sẽ ngày càng khó khăn. Đây là thách thức không nhỏ cho ngành thư viện
trên thế giới nói chung và thư viện Việt Nam nói riêng. Cùng với sự phát triển không
ngừng của CNTT và mạng Internet - thư viện truyền thống đang dần được chuyển sang
mô hình thư viện hiện đại với các sản phẩm và các dịch vụ mới. Ngày nay, hoạt động
thông tin-thư viện đã không thể tách rời việc sử dụng máy tính điện tử, kết nối mạng, truy
cập Internet, khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến và tạp chí điện tử.
Internet đã, đang ngày càng thâm nhập sâu vào hoạt động thông tin-thư viện, trở thành
công cụ không thể thiếu đối với công tác này.
Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng mô hình thư viện điện tử với một loạt dự án về
CNTT cho hệ thốngTVCC đầu tư thông qua Bộ VHTT&DL trong giai đoạn 2001-2007.
Các dự án này nhằm “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại
TVQGVN và các thư viện tỉnh/thành phố trong cả nước”. Đồng thời một loạt thư viện
thuộc hệ thống thư viện đại học và các hệ thống thư viện khác tại các thành phố lớn như
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã và đang có các dự án từ trung ương hoặc địa
phương để hiện đại hoá thư viện nhằm phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và đáp
ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng.
Với xu thế phát triển thư viện điện tử trong khu vực và trên thế giới, các dự án của Bộ
VHTT&DL từ 2001-2006 đã đầu tư xây dựng thư viện điện tử/thư viện số cho TVQGVN
và 26 thư viện tỉnh/thành, gồm: Thư viện tỉnh Thái Bình, Phú Yên, Nghệ An, Vũng Tàu,
Cần Thơ, Thừa Thiên-Huế, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Bến Tre,
Đăk Lăk, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Đà Nẵng, Gia Lai, An
Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Hà Tĩnh, Sóc Trăng. 12 thư viện tỉnh/thành phố
khác tại tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Đồng Nai, Hà Giang, Lạng Sơn, Bình Dương, Bắc
Giang, Khánh Hoà, Bình Thuận, Tây Ninh, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được đầu tư dự án
CNTT từ ngân sách địa phương1. Hiện tại sẽ có trên 38/64 thư viện tỉnh/thành phố đã
được trang bị một loạt trang thiết bị chuyên dụng hiện đại và hệ thống phần mềm thư viện

tích hợp thay cho phần mềm quản trị tư liệu CDS/ISIS miễn phí mà hầu như toàn bộ các
thư viện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đã sử dụng trước đây. Những thư viện tỉnh còn lại cũng
được Bộ VHTT&DL đầu tư ở mức thấp hơn và được trang bị phần mềm thư viện tích hợp
cỡ nhỏ.
Cho đến năm 2007, 80% (52/65) thư viện tỉnh/thành phố đã kết nối Internet, song chỉ có
34% (22/65) thư viện có dịch vụ truy cập Internet cho bạn đọc, 15,4% (10/65) thư viện có
dịch vụ truy cập mục lục trực tuyến trên Internet2. Một số thư viện đã xây dựng CSDL số
hoá các tài liệu hạt nhân, ví dụ CSDL toàn văn về Luận án tiến sĩ, sách Đông dương, sách
Hán Nôm tại TVQG, CSDL toàn văn địa chí tại các tỉnh và thành phố (ví dụ: Thư viên
1

Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models. Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation. 2006-2007.
2
Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models. Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation. 2006-2007.

12


Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, Bà
Rịa-Vũng Tàu). 64 thư viện tỉnh/thành đã được phân phối thiết bị hỗ trợ người khiếm thị
nhờ tài trợ của Quỹ FORCE, trong đó Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh là 2 cơ sở được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại. Hiện tại có
32/64 thư viện đã thiết lập dịch vụ này3.
Tính đến tháng 6 năm 2008 có 99/623 thư viện huyện đã triển khai ứng dụng CNTT4.
Việc ứng dụng mới thể hiện qua các nội dung như xây dựng cơ sở dữ liệu sách, in phích,
tra cứu tìm tin, một số ít thư viện đã xây dựng phòng đọc đa phương tiện, kết nối Internet
để phục vụ bạn đọc. Nhìn chung phương thức hoạt động chậm đổi mới, việc ứng dụng
CNTT diễn ra chậm. Nội dung ứng dụng còn ít, chủ yếu là đang tạo lập CSDL sách, đồng

thời để in phích và soạn thảo văn bản.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng, trong những năm gần đây,
TVQGVN và các TVCC đã có rất nhiều cố gắng nâng cấp, cải tiến dịch vụ, đặc biệt là
trong lĩnh vực truy cập Internet cho cán bộ và bạn đọc. Những nỗ lực này phản ánh sự
nhận thức và cam kết lâu dài của chính phủ nhằm hỗ trợ và mở rộng vai trò của hệ thống
TVCC đối với sự nghiệp giáo dục và phát triển toàn diện của đất nước. Tuy nhiên, các thư
viện ở cấp cơ sở sẽ vẫn còn nhiều khó khăn và không đáp ứng đuợc nhu cầu về thông tin
ngày càng đa dạng của bạn đọc cho dù đã có những nỗ lực như vừa nêu ở trên. Trong khi
cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, thì việc truy cập vào những nội dung thiết thực với địa
phương sẽ là yếu tố quyết định trong việc xác định tác động ảnh hưởng và tính lâu bền
của việc mở rộng việc ứng dụng CNTT. Để việc truy cập Internet có được tác động ảnh
hưởng tốt, người dân địa phương ở các quận huyện và các xã phường phải tìm được
những thông tin mà họ cần liên quan đến các cơ hội việc làm và học tập, xây dựng những
kỹ năng mới, mở rộng kinh doanh sản xuất nhỏ và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh. Thực
tế cho thấy, đa số người dân chưa tiếp cận được với những nguồn thông tin hiện có để
phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày một phần do người dân chưa đuợc tiếp
cận Internet hoặc chưa sử dụng Internet một cách hữu hiệu, phần khác do năng lực của
cán bộ thư viện trong việc giúp người sử dụng tìm được những thông tin mà họ cần vẫn
còn nhiều hạn chế.

3

Hướng tới sự năng động của các thư viện và trung tâm thông tin ở các nước Đông Nam Á: Kỉ yếu Đại hội
cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ 14 (CONSAL 14), tổ chức tại Hà Nội, 20-23-2009. Hà Nội,
2009.
4
Ứng dụng CNTT vào thư viện cấp huyện: Đường còn quá xa! 27/6/2008.
(http://203.162.71.77:100/vn/doisongict/4223/index.aspx)

13



3. MỤC TIÊU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ, KHẢO SÁT
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ thư viện và người sử dụng,
thông qua khảo sát thực tế ở các cấp tỉnh, huyện, xã làm cơ sở để xây dựng chương trình
đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ TVCC và nhân viên BĐVH xã nhằm cung cấp dịch
vụ thân thiện hơn cho người sử dụng cũng như nâng cao kĩ năng quản lý dịch vụ/truy cập
Internet công cộng cho cán bộ và người sử dụng.
Mục tiêu cụ thể: i) Đánh giá thực trạng năng lực tổ chức của hệ thống TVCC từ tỉnh đến
huyện và BĐVH xã trong vùng dự án; ii) Đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ
TVCC/BĐVH xã trong việc phục vụ bạn đọc nói chung và sử dụng và quản lý dịch vụ
truy cập Internet nói riêng; iii) Xác định nhu cầu đào tạo của đội ngũ cán bộ
TVCC/BĐVH xã trong việc cung cấp dịch vụ thân thiện phục vụ bạn đọc nói chung và
dịch vụ truy cập Internet nói riêng; iv) Xác định nhu cầu và mong muốn từ phía người sử
dụng dịch vụ TVCC và BĐVH xã để từ đó làm cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ đáp
ứng nhu cầu bạn đọc; v) Đề xuất nội dung chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ TVCC/BĐVH xã tại những điểm dự án trong việc cung cấp dịch vụ thân
thiện cho người sử dụng cũng như kĩ năng quản lý dịch vụ truy cập Internet công cộng.
3.2 Nội dung đánh giá và khảo sát:
Đánh giá và khảo sát này nhằm xác định nhu cầu đào tạo chung cho cán bộ thư viện các
cấp cũng như thu thập các thông tin cơ bản ban đầu làm cơ sở đánh giá và theo dõi trong
quá trình thực hiện các hoạt động dự án. Chính vì vậy, Quỹ tiến hành khảo sát thu thập,
phân tích thông tin và số liệu cơ bản liên quan đến công tác phục vụ bạn đọc và cung cấp
dịch vụ của TVCC và BĐVH xã bao gồm:
Thực trạng về cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin của TVCC/BĐVH xã: Khảo sát sơ
lược về hình thức toà nhà và bố trí TVCC/BĐVH, chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng
thông tin: số lượng máy tính, và sự phân chia theo tính năng sử dụng, dịch vụ Internet
và loại kết nối.
Thực trạng về nguồn nhân lực của TVCC/BĐVH xã: Điều tra về số lượng, trình độ

văn hoá của cán bộ thư viện tỉnh; số lượng, trình độ văn hoá, giới, và độ tuổi của thủ
thư khối phục vụ của thư viện tỉnh/huyện và BĐVH xã
Thực trạng về trình độ năng lực CNTT của cán bộ TVCC/BĐVH xã: Khảo sát trình độ
CNTT thông qua tự đánh giá một số kĩ năng cụ thể về tin học cơ bản, quản trị mạng,
và sử dụng Internet của cán bộ TVCC/BĐVH xã.
Thực trạng về năng lực phục vụ bạn đọc của cán bộ TVCC/BĐVH xã: Khảo sát năng
lực cung cấp dịch vụ thư viện của cán bộ TVCC/BĐVH xã thông qua tự đánh giá về
kĩ năng cung cấp dịch vụ, trợ giúp hướng dẫn bạn đọc sử dụng dịch vụ, kiến thức về
tâm lí bạn đọc và một số kĩ năng giới thiệu và quảng bá dịch vụ thư viện để thu hút
bạn đọc.
Nhu cầu đào tạo của cán bộ TVCC/ BĐVH xã: Điều tra nhu cầu đào tạo cụ thể thuộc 2
lĩnh vực mà cán bộ TVCC/ BĐVH xã đã tự đánh giá về kiến thức CNTT và năng lực
phục vụ bạn đọc.
Bạn đọc và nhu cầu thông tin: Khảo sát thói quen, mục đích sử dụng thư viện/Internet
của bạn đọc, một số đánh giá của bạn đọc về các dịch vụ thư viện và tinh thần thái độ
trợ giúp của thủ thư, và nhu cầu thông tin của bạn đọc.
14


4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG CỤ KHẢO SÁT
4.1. Địa điểm khảo sát và đánh giá
Địa điểm khảo sát là các địa phương đã được dự án của Bộ Thông tin và Truyền thông
lựa chọn để tiến hành các họat động trong dự án thí điểm trên địa bàn ba tỉnh: Thái
Nguyên đại diện cho khu vực phía Bắc; Nghệ An đại diện cho khu vực miền Trung và Trà
Vinh đại diện cho khu vực phía Nam. Mỗi tỉnh bao gồm một thư viện tỉnh, 5 thư viện
huyện, và 24 điểm BĐVH xã; tổng cộng là 90 điểm khảo sát (chi tiết các điểm khảo sát
xem trong phụ lục 1).
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 16
ngàn km2 và dân số trên 3 triệu dân với các dân tộc: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú…, đứng
thứ tư về mặt dân số và đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên. Hệ thống hành chính của

tỉnh bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện với 473 xã phường, thị trấn, trong đó có
244 xã miền núi[1]. Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong khi đó công
nghiệp chậm phát triển. Hệ thống TVCC của tỉnh đã phủ khắp 20 huyện thị xã, thành phố
(100%), 78 thư viện xã, phường/473 xã phường hiện có (chiếm 16%) đã được thành lập.
Hệ thống BĐVH xã đã có 398 điểm/473 xã chiếm 84%. Tại Nghệ An lựa chọn 30 điểm
khảo sát, trong đó có 6 điểm thư viện cộng cộng: 1 thư viện tỉnh, 5 thư viện huyện (Quỳ
Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn) và 24 điểm BĐVH xã nằm trên
địa bàn của 17 huyện trong tỉnh.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc được xem như là trung tâm văn hoá chính
trị kinh tế của vùng núi Đông Bắc. Diện tích tự nhiên không lớn (3,5 ngàn km2) và dân số
khoảng 1,3 triệu người với 8 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao, Mông và
Hoa, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27%. Kinh tế chủ yếu của tỉnh dựa vào nông nghiệp,
ngoài ra ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (nhiên liệu và kim loại) đang phát triển
mạnh[2]. Hệ thống hành chính của tỉnh bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 180
xã phường, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi. Hệ thống TVCC mới dừng lại ở cấp
huyện với 8 thư viện huyện thị xã/9 huyện thị xã, thành phố hiện có (Thành phố Thái
Nguyên hiện chưa có thư viện), hệ thống thư viện cấp xã chưa được thành lập. Hệ thống
BĐVH xã có 139 điểm/180 xã phường hiện có (chiếm 77%). Tại Thái Nguyên lựa chọn
30 điểm khảo sát, trong đó có 6 điểm thư viện cộng cộng: 1 thư viện tỉnh, 5 thư viện
huyện (Đồng Hỷ, Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương và thị xã Sông Công) và 24 điểm
BĐVH xã nằm trên địa bàn của 9 huyện, thị xã và thành phố.
Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 2,2 ngàn
km2 và dân số 1 triệu người với 3 dân tộc sinh sống: Kinh, Khmer và Hoa, trong đó người
Khmer chiếm 30%, người Hoa chiếm 2% còn lại là người Kinh. Kinh tế chủ yếu của Trà
Vinh dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản[3]. Hệ thống hành chính của tỉnh bao
gồm 1 thị xã và 7 huyện với 102 xã phường thị trấn. Tỉnh Trà Vinh có 141 Chùa Khmer.
Cũng như Thái Nguyên, hệ thống TVCC của Trà Vinh mới dừng lại ở cấp huyện với 8
thư viện cấp huyện (100%), hệ thống thư viện cấp xã chưa được thành lập. Hiện tại Trà
Vinh đã có 102 điểm BĐVH xã/102 xã hiện có (100%). Cũng như 2 tỉnh trên, tại Trà vinh
có 30 điểm được lựa chọn khảo sát bao gồm: 1 thư viện tỉnh, 5 thư viện huyện (Càng


15


Long, Duyên Hải, Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần) và 24 điểm BĐVH xã nằm trên địa bàn của
7 huyện, thị xã và thành phố hiện có của tỉnh.
4.2. Công cụ khảo sát đánh giá
4.2.1. Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn:
Nhóm đánh giá và khảo sát đã thu thập các báo cáo và nghiên cứu liên quan đến hệ thống
TVCC tại Việt Nam, tham khảo tài liệu dự án, báo cáo của một số nước được tài trợ của
Quỹ Bill & Melinda Gates, các tài liệu hướng dẫn, các tài liệu đào tạo liên quan, các tài
liệu tham khảo trên Internet để xác định nội dung đánh giá, khảo sát và xây dựng bảng
hỏi.
4.2.2. Bảng câu hỏi (phiếu điều tra):
Nhóm đánh giá khảo sát đã tham khảo một số mẫu bảng câu hỏi từ các nghiên cứu :
“Điều tra cán bộ thư viện: Truy cập công cộng trên máy tính. Thư viện đổi mới,
Lithuania”5, và Bảng điều tra ứng dụng CNTT tại Hệ thống TVCC.6
Bộ bảng hỏi được xây dựng cho 3 đối tượng: i) Năng lực của tổ chức: Mẫu phiếu số 1
điều tra về năng lực tổ chức các thư viện tỉnh và huyện; ii) Năng lực cá nhân: Mẫu phiếu
số 2 điều tra về năng lực của cán bộ thủ thư hiện có tại các thư viện tỉnh, huyện; iii) Năng
lực của tổ chức và năng lực cá nhân BĐVH xã: Mẫu phiếu số 3 điều tra về năng lực của
BĐVH xã và năng lực cá nhân của nhân viên BĐVH xã. (Nội dung các mẫu phiếu trong
bộ bảng hỏi tại phụ lục 7)
Bộ bảng câu hỏi được gửi tới cho các đối tượng được chọn tham gia khảo sát tại 30 điểm
dự án tại mỗi tỉnh trước ngày đoàn khảo sát đi thực địa một tuần. Một tuần đó các điểm sẽ
có thời gian thu thập, tổng hợp thông tin để điền vào bảng hỏi, khi đoàn đến khảo sát trực
tiếp thu được bộ câu hỏi, và tiến hành phỏng vấn sâu tiếp theo (Nội dung trong phụ lục 8).
Tổng số phiếu khảo sát đã gửi đi (cả 03 mẫu phiếu) là 129, nhận về 128 phiếu (một cán
bộ BĐVH xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, Trà Vinh nghỉ việc chưa có người thay). Trong đó,
mẫu 1 gửi tới 18 cán bộ lãnh đạo 3 TV tỉnh và 15 TV huyện; mẫu 2 gửi tới 24 cán bộ thủ

thư các thư viện tỉnh và 15 thủ thư TV huyện; và mẫu 3 gửi tới 72 nhân viên BĐVH xã.
4.2.3. Phỏng vấn:
Phỏng vấn được tiến hành với hai nhóm đối tượng: cán bộ thư viện các cấp và bạn đọc
(bao gồm bạn đọc của thư viện và bạn đọc tiềm năng). Danh sách chi tiết người trả lời
phỏng vấn xin xem ở phụ lục 4.
Nhóm cán bộ thư viện các cấp
18 Giám đốc/Phó Giám đốc Thư viện tỉnh/ Trung tâm văn hoá thông tin huyện. Thông tin
thu thập bao gồm những lĩnh vực liên quan đến năng lực của tổ chức trong việc tổ chức
hoạt động phục vụ bạn đọc nói chung và khả năng trong việc tiếp nhận dịch vụ Internet
trong thời gian tới của các thư viện huyện/tỉnh.

5

Lithuania_survey_of_librarians_questionnaire. Public Access Computing. August, 2008.
( />0&st=s34327)
6
Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models. Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation. 2006-2007.

16


43 Cán bộ thủ thư của 3 thư viện tỉnh và 15 thư viện huyện: nhóm khảo sát tiến hành thu
thập ý kiến của họ thông qua hình thức họp nhóm về những khó khăn trong việc thực thi
nhiệm vụ nói chung cũng như trong việc tổ chức dịch vụ Internet trong thời gian tới.
Nhóm đối tượng này còn được phỏng vấn sâu về những chủ đề đào tạo cần thiết đã được
đề xuất trong phiếu điều tra về lĩnh vực CNTT và phục vụ bạn đọc nhằm đáp ứng nhu cầu
bạn đọc và người sử dụng thông tin.
71 Nhân viên BĐVH xã: Thông tin thu thập bao gồm những lĩnh vực liên quan đến năng
lực của BĐVH xã cũng như năng lực cá nhân của nhân viên trong việc phục vụ sách báo

miễn phí và dịch vụ Internet hiện có. Đối với 33 điểm BĐVH xã đã được trang bị máy
tính kết nối mạng họ còn được phỏng vấn để đánh giá hiệu quả cũng như những nguyên
nhân dẫn đến hoạt động dịch vụ Internet không hiệu quả hiện nay.
Nhóm bạn đọc:
Nhóm khảo sát tham khảo các tài liệu liện quan để xây dựng nội dung phỏng vấn, ví dụ
như: “Cuộc điều tra quốc gia về bạn đọc thư viện điện tử công cộng được dùng tại Anh
như một phần của các chuẩn thư viện công cộng và do IPF quản lí”7 và Tài liệu khảo sát
về “Thái độ của bạn đọc đối với thư viện của Trung tâm nghiên cứu ý kiến cộng đồng
(SKDS) được tiến hành tại nước Cộng hoà Latvia vào tháng 11/2007 (Attitude Towards
Libraries – Survey of library Users).8
523 bạn đọc và bạn đọc tiềm năng được lựa chọn phỏng vấn ở những địa phương nơi có
thư viện tỉnh/huyện và BĐVH xã trên địa bàn khảo sát. Tại cấp tỉnh tập trung vào những
nhóm đối tượng: i) học sinh đại học/cao đẳng; ii) học sinh phổ thông đang đi học; iii) chủ
doanh nghiệp, iv) công chức nhà nước, v) người dân: hưu trí, nội trợ, thất nghiệp hoặc
thiếu việc làm. Tại cấp huyện lựa chọn phỏng vấn tập trung vào: i) học sinh phổ thông
đang đi học; ii) học sinh nghỉ học chưa có việc làm; iii) người dân: hưu trí, nội trợ; vi)
công chức nhà nước. Tại cấp xã lựa chọn phỏng vấn tập trung vào: i) học sinh phổ thông
đang đi học; ii) học sinh nghỉ học chưa có việc làm; iii) và người dân: nông dân, hưu trí.
Thông tin thu thập từ các đối tượng nêu trên tập trung vào tìm hiểu thói quen sử dụng thư
viện và dịch vụ truy cập Internet, những nhận xét đánh giá của họ về các hoạt động dịch
vụ, và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ tại các điểm TVCC và BĐVH xã, cũng như
mong muốn sử dụng các dịch vụ của họ trong thời gian tới.
Đối với bạn đọc thư viện, nhóm khảo sát tiếp cận các bạn đọc đang có mặt tại TV vào
thời điểm khảo sát, nhưng không phải lúc nào cũng đủ 5 nhóm đối tượng để phỏng vấn, vì
vậy nếu thiếu nhóm đối tượng nào sẽ nhờ cán bộ TV giới thiệu địa chỉ bạn đọc, hoặc liên
hệ với bạn đọc để họ đến TV tham gia phỏng vấn, nếu cả 2 cách này vẫn chưa tiếp cận
được bạn đọc, thì tự cán bộ điều tra đi hỏi và tìm trong dân. Tại TV tỉnh, tìm được bạn
đọc là một chủ doanh nghiệp để phỏng vấn rất khó, vì nhiều khi không có địa chỉ hoặc họ
bận không có thời gian, với đối tượng này tại TV huyện và BĐVH xã, thường phỏng vấn
người buôn bán nhỏ. Cách tiếp cận các đối tượng bạn đọc như trên chưa thực sự khách

quan, vì cán bộ TVCC/BĐVH xã giới thiệu bạn đọc cho nhóm khảo sát, chứ không do lựa
chọn ngẫu nhiên từ bạn đọc đang có mặt tại TVCC hay BĐVH xã. Đối với bạn đọc tiềm
năng, cán bộ điều tra toả đi các hướng trong dân để tiếp cận, và cũng không khó khăn vì
có nhiều người dân sống gần hoặc xa TVCC và BĐVH xã chưa bao giờ sử dụng TV.

7

The national ePlus survey used in the UK as part of the public library standards process and administered by IPF

( />8

Latvia Libraries survey 2007: Library managers survey.
( />
17


Thêm vào đó, qua khảo sát tại Thái Nguyên, nhóm nhận thấy cần phỏng vấn thêm lãnh
đạo xã vì BĐVH xã đóng trên địa bàn xã nhưng Ủy ban Nhân dân (UBND) không nắm
được về tình hình hoạt động (tuy xã không quản lí các hoạt động của BĐVH nhưng có vai
trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động tại địa phương). Chính vì vậy, nhóm quyết
định bổ sung phỏng vấn thêm nhóm đối tượng tại UBND xã để nắm bắt tình hình hoạt
động của TVCC và BĐVH xã, và tìm hiểu mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với
các điểm dự án, và nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của TVCC và BĐVH đối với
cộng đồng. Nhóm đã phỏng vấn 48 Chủ tịch/Phó Chủ tịch của xã có các BĐVH xã là
điểm dự án tại Nghệ An và Trà Vinh.
4.2.4. Công tác chuẩn bị và khảo sát thực địa
 Về mặt nhân sự:
Đoàn khảo sát thực địa gồm 4 cán bộ từ Hà Nội bào gồm: 02 cán bộ từ Quỹ Châu Á, 1
cán bộ từ TVQGVN, và 1 chuyên gia về đánh giá nhu cầu đào tạo, và 6 cán bộ địa
phương từ thư viện tỉnh/huyện được lựa chọn có kiến thức tốt về chuyên môn thư viện,

CNTT, và kĩ năng giao tiếp, để tham gia khảo sát. Đoàn khảo sát chia làm 3 nhóm đi 3
khu vực khác nhau của mỗi tỉnh. Mỗi nhóm gồm 1 cán bộ từ Hà Nội (làm trưởng nhóm)
và 2 cán bộ địa phương. Các nhóm thường xuyên trao đổi và thảo luận về chuyên môn và
nội dung khảo sát, kinh nghiệm, và kết quả sơ bộ để tạo thành nhóm làm việc năng động
và hiệu quả trong quá trình khảo sát và đánh giá. Trách nhiệm của các thành viên trong
nhóm được phân chia rõ ràng: trưởng nhóm luôn đảm trách việc phỏng vấn các cán bộ
lãnh đạo và cán bộ TVCC/BĐVHX, một cán bộ địa phương chuyên phỏng vấn đối tượng
bạn đọc đã sử dụng thư viện/Internet, và một cán bộ địa phương còn lại chuyên phỏng
vẩn đối tượng bạn đọc tiềm năng. Danh sách cán bộ tham gia khảo sát và phỏng vấn trong
phụ luc 1.
 Lịch khảo sát thực địa:
Khảo sát thực địa được tiến hành tại 3 tỉnh từ ngày 23/2 đến 22/3/2009: Thái Nguyên từ
ngày 23 - 28/2/09, Nghệ An từ ngày 04 - 12/03/09, và Trà Vinh từ ngày 15 - 22/03/09.
Lịch làm việc tại mỗi tỉnh được lập như sau: Ngày đầu tiên làm việc tại TV tỉnh: 3 trưởng
nhóm phỏng vấn 3 đối tượng tại TV tỉnh: i) cán bộ lãnh đạo TV và nhóm cán bộ thủ thư;
ii) bạn đọc thư viện; và iii) bạn đọc tiềm năng. Sau khi hoàn thành các cuộc phỏng vấn
này, tiến hành đào tạo 6 cán bộ địa phương: đào tạo 3 cán bộ chuyên về kĩ năng phỏng
vấn bạn đọc thư viện, và đào tạo 3 cán bộ chuyên phỏng vấn bạn đọc tiềm năng. Các ngày
tiếp theo: 3 nhóm đi 3 khu vực khác nhau của tỉnh để khảo sát các TV huyện và BĐVH
xã, với sự phân chia số điểm/nhóm có tính đến khoảng cách các điểm sao cho cả 3 nhóm
kết thúc vào cùng ngày. Ngày cuối cùng: Họp 3 nhóm tổng kết, rút kinh nghiệm, và đưa
ra một số nhận xét chung về năng lực của các tổ chức, năng lực cán bộ TVCC/BĐVH xã,
nhu cầu và đánh giá của bạn đọc,... cũng như góp ý cho các bộ câu hỏi và nội dung phỏng
vấn để chỉnh sửa.

18


5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT
5.1. Thông tin và đánh giá chung về dịch vụ TVCC và BĐVH xã tại Việt Nam9

Mạng lưới thư viện Việt nam bao gồm nhiều hệ thống thư viện khác nhau, tiêu biểu là các
hệ thống: Hệ thống TVCC; Hệ thống thư viện - thông tin chuyên ngành đa ngành về KH
& CN; Hệ thống thư viện thuộc Bộ Giáo dục (thư viện, trung tâm thông tin - thư viện các
trường đại học và cao đẳng); Hệ thống thư viện quân đội. Trong đó, hệ thống TVCC Việt
Nam trải khắp đất nước và được thiết lập theo sự quản lí hành chính từ trung ương đến
địa phương, phân thành 4 cấp tương ứng với cấp quản lý hành chính: i) TVQGVN, ii) 64
thư viện tỉnh/thành phố, iii) 623 thư viện huyện110 ,và iv) 8677 thư viện, phòng đọc sách
ở các xã, phường, thôn, bản... Gắn kết với TVCC còn có 10.000 tủ sách pháp luật và
8.000 điểm BĐVH xã, phường11. Trách nhiệm của mỗi TVCC là phục vụ cộng đồng của
mình: thư viện tỉnh/thành phố trực thuộc trực tiếp trung ương và phục vụ bạn đọc tại tỉnh
hoặc khu vực thành phố; thư viện phường, thành thị và thư viện cộng đồng phục vụ nhân
dân sống tại địa bàn và dưới sự quản lí của Hội đồng nhân dân các cấp.
Việt Nam đang hướng tới mô hình một thư viện hiện đại với những chiếc máy tính kết nối
mạng, kết nối Internet và một hệ thống quản trị thư viện tích hợp. Toàn bộ hoạt động,
chức năng, nghiệp vụ của thư viện sẽ được tự động hoá và dùng chung một CSDL, từ
khâu bổ sung sách, biên mục tự động, cho mượn tài liệu, quản lí ấn phẩm định kì, quản lí
bạn đọc, quản lí kho, xây dựng CSDL thư mục, CSDL toàn văn,... tìm kiếm đồng thời đến
nhiều CSDL trong nội bộ thư viện và trên toàn thế giới thông qua cổng Z39.50, tích hợp
Web và Internet, tra tìm tài liệu chuyển từ tra cứu mục lục truyền thống sang mục lục truy
cập trực tuyến (OPAC), hoặc có thể tra tìm tài liệu thư viện tại bất cứ đâu và bất cứ lúc
nào với một máy tính kết nối Internet. Thư viện sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ mới
như: Dịch vụ các nguồn lực điện tử tại chỗ: Compact Disc, tài liệu số hóa; Sử dụng báo
điện tử, sách điện tử; Dịch vụ Internet; Mượn liên thư viện, phân phối tài liệu; Dịch vụ
cung cấp thông tin qua hỏi/đáp; Dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói: xử lý, phân tích
thông tin chọn lọc, đóng gói lại thông tin - dịch vụ này cũng đang phát triển mạnh ở một
số thư viện khoa học chuyên ngành, một phần nhờ mối quan hệ hợp tác thông tin trong
nước và quốc tế, một phần từ việc hình thành Liên hợp Thư viện hợp tác chia sẻ nguồn tin
điện tử trong Chương trình PERI/Việt nam của một số thư viện.
Bên cạnh sự bùng nổ về nội dung số, sự xuất hiện của các nguồn tin điện tử và khả năng
truy cập điện tử tới các nguồn tin ngày càng mạnh hơn, nhưng văn hoá đọc vẫn tồn tại và

nhu cầu về đọc sách, đọc tài liệu dạng in vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển. Chính vì
điều này, các thư viện có xu hướng mở rộng các hình thức phục vụ đối với tài liệu truyền
thống, như xây dựng các kho mở chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho bạn đọc nhanh
chóng tiếp cận tài liệu phù hợp, tiếp tục tổ chức kho sách lưu động – một dịch vụ truyền
thống của hệ thống TVCC nhằm đưa thông tin đến người dân ở vùng sâu vùng xa không
những ở cấp tỉnh mà còn ở cấp huyện và sáng kiến này được ứng dụng rộng rãi tại các thư
viện tỉnh phía Nam.

9

Phần này tổng hợp từ các báo cáo của thư viện quốc gia và các báo cáo khác
Ứng dụng CNTT vào thư viện cấp huyện: Đường còn quá xa! 27/6/2008.
(http://203.162.71.77:100/vn/doisongict/4223/index.aspx)
11
60 năm sự nghiệp thư viện Việt Nam. Báo điện tử Thư viện Quốc gia Việt Nam. 03/06 2008.
( />10

19


TVQGVN với vai trò là trung tâm thư viện trong cả nước, có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống TVCC trên phạm vi toàn quốc12. Để thực
hiện nhiệm vụ này, TVQGVN tiến hành một số hoạt động như: tổ chức hội nghị, hội thảo,
tổ chức đào tạo, biên soạn tài liệu nghiệp vụ, và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ TVCC.
Thực tế TVQGVN đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhưng việc
triển khai chương trình tự động hoá trong những năm qua cho các thư viện tỉnh/thành phố
chưa có hiệu quả cao.13
TVQGVN có tổng số cán bộ là 18614, trong đó có 0,5% tiến sĩ (1 tiến sĩ), 8,6% thạc sĩ,
66.7% đại học, và 6,6% trung cấp/cao đẳng, 16,6% phổ thông trung học (PTTTH). Số
lượng cán bộ thư viện tỉnh/thành phố (trừ Thư viện KHTH Tp. HCM), có nhiều nhất tại

Thư viện Bà Rịa-Vũng Tàu là 42 cán bộ15, và ít nhất tại Thư viện Đăk Nông là 5 cán bộ,
và trung bình là 21 cán bộ, trong đó có 71,3% đại học, 24% trung cấp/cao đẳng, và 0,7%
PTTH, với tỉ lệ 77% lao động trong biên chế, và 23% là lao động hợp đồng. Hiện tại, với
số lượng và trình độ cán bộ của các thư viện tỉnh/thành phố có thể đáp ứng được các
nhiệm vụ và các dịch vụ của thư viện truyền thống, song các thư viện đang phải đối mặt
với những khó khăn và thách thức khi thư viện truyền thống đang dần chuyển sang thư
viện hiện đại, và hướng tới các chuẩn và tích hợp quốc tế.
Ngành Bưu chính viễn thông đã xây dựng mô hình điểm BĐVH xã có phương thức hoạt
động kết hợp giữa dịch vụ Bưu chính – Viễn thông với việc phổ biến các thông tin văn
hóa xã hội tới các tầng lớp dân cư ở nông thôn trong đó đối tượng phục vụ nông dân là
chủ yếu. Có thể nói, mô hình BĐVH xã ra đời với việc đưa thư viện, Internet nếu được
khai thác và sử dụng hiệu quả có thể lấp được các khoảng trống mà các hệ thống TVCC
chưa với tới, cung cấp dịch vụ và thông tin hữu ích cho người dân và cộng đồng. Mô hình
này được xây dựng năm 1998 ở những xã chưa có bưu cục phục vụ, ở các xã vùng sâu,
vùng xa nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, phổ cập và phục vụ người dân
đọc sách, báo miễn phí.
Trước năm 1998, khi chưa có hệ thống điểm BĐVHX, cả nước chỉ có 3.000 bưu cục16,
tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã. Bình quân 25.500 người và trên 110km2 mới có
1 bưu cục phục vụ. Những dịch vụ bưu chính viễn thông rất xa lạ với bà con nông dân
vùng nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Việc đầu tư và đưa vào sử dụng 8.021 điểm
BĐVH xã thời gian qua đã tạo nên hệ thống mạng lưới điểm phục vụ bưu chính, viễn
thông rộng khắp. Diện tích phục vụ bình quân chỉ còn 17,5km2/điểm, cứ 4.500 người có
một bưu cục phục vụ, tương đương với chỉ tiêu của các nước trong khu vực. Năm 2003,
VNPT triển khai dự án đưa Internet về nông thôn giai đoạn I cho các điểm BĐVH xã, với
tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng. Theo đó, trang bị 1 máy tính kết nối Internet qua dial -up
(quay số trực tiếp) cho 2.865 điểm, trang bị 2 máy tính kết nối Internet qua ADSL (đường
truyền tốc độ cao) cho 200 điểm. Mặc dù, các mô hình này cung cấp các dịch vụ bưu
chính viễn thông có ích cho cộng đồng, nhưng thực trạng hiện tại của đa số các cơ sở này
12


Theo pháp lệnh thư viện, 2000
Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models. Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation. 2006-2007
14
Tổng hợp từ tài liệu “Chân dung cán bộ công nhân viên TVQGVN: 90 năm xây dựng và phát triển 19172007. Hà Nội, 2007”.
15
Vietnam: Social/cultural/ICT4D/public libraries/other service models. Prepared for Global Libraries, Bill
& Melinda Gates Foundation. 2006-2007
16
Bưu điện văn hoá xã trên chặng đường nối nông dân với thế giới. Kinh tế Nông thôn - 11/12/2008
( />5019)
13

20


chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản như một điểm công cộng để nghiên cứu, học hỏi qua sách
báo, tài liệu hoặc Internet.
5.2. Hiện trạng cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin tại TVCC và BĐVH xã tại các địa
phương khảo sát
5.2.1. Thư viện tỉnh
Vị trí của cả 3 thư viện tỉnh đều nằm ở trung tâm với khuôn viên rộng rãi khang trang nếu
nhìn từ bên ngoài.Tuy nhiên nếu đi sâu vào bên trong, một điều dễ nhận thấy diện tích các
phòng làm việc của cán bộ thư viện, phòng dành cho bạn đọc mượn và đọc sách cũng như
hệ thống các kho đều chật chội, cách bố trí sắp xếp phục vụ với công năng của một TVCC
chưa phù hợp. Điều này cũng dễ hiểu khi Thư viện Thái Nguyên phải tận dụng cơ ngơi từ
một tổ chức khác vì vậy không thể tránh khỏi kết cấu không gian bất hợp lý. Thư viện Trà
Vinh đã được tỉnh dự kiến cấp 3,4 tỷ đồng để nâng cấp (năm 2008) nhưng do tình hình
suy thoái kinh tế chung đã bị dừng lại. Thư viện Nghệ An đang trong tình trạng chờ xây
dựng địa điểm mới.

Thái Nguyên và Nghệ An là 2 trong số 26 thư viện tỉnh đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng
CNTT năm 2003-2004 thông qua dự án xây dựng thư viện điện tử/thư viện số với đầu tư
của Bộ VHTT&DL do TVQGVN triển khai, trong đó có lắp đặt mạng LAN và cài đặt
phần mềm thư viện tích hợp ILIB (Tập đoàn CMC Việt Nam phát triển). Trà Vinh là tỉnh
vẫn sử dụng phần mềm thư viện SMILIB, là phần mềm dùng cho thư viện nhỏ, đầu tư của
Bộ VHTT&DL cung cấp cho toàn bộ các thư viện tỉnh năm 2002.
Biểu đồ 1: Số lượng máy tính phân chia theo mục đích sử dụng tại 3 thư viện tỉnh
35

32

30
25
Tổng MTính
20

Xử lý kĩ thuật
15

15
10
5

16

Tra cứu OPAC
Máy chủ

12
10


9
4

5

4
1

0
Thái Nguyên

Dvụ Internet

7

0

1

0
Nghệ An

4

3 3

2

Trà Vinh


0

0
Tổng

Biểu đồ 1 cho thấy: Thư viện tỉnh Thái Nguyên có 10 máy tính, các tỉ lệ tương ứng với
Nghệ An và Trà Vinh là 15 và 7. Hiện tại 3 thư viện tỉnh đã có mạng LAN, kết nối
Internet tốc độ cao ADSL nhưng chỉ phục vụ cho công việc của cán bộ thư viện. Với số
lượng máy tính có hạn, các thư viện cũng ưu tiên cho bộ phận xử lí kĩ thuật với trung bình
5 máy/thư viện, sau đó là hệ thống tra cứu máy OPAC với trung bình 4 máy tính/thư viện.
Do lượng máy tính còn thiếu nên không có máy tính nào dành cho dịch vụ truy cập
Internet. Theo đánh giá của cán bộ thư viện, tỉ lệ phân chia máy tính theo mục đích sử
dụng như vậy là phù hợp với từng yêu cầu của mỗi thư viện tỉnh.

21


Cả 3 thư viện tỉnh đều chưa có Website. Lý do đưa ra là thiếu kinh phí cho việc tạo lập
cũng như duy trì và phát triển, ngoài ra thư viện Thái Nguyên cho rằng thiếu cả cán bộ
CNTT.
5.2.2. Thư viện huyện
Qua khảo sát, 2/3 số thư viện huyện đều nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hoá
huyện. Điều này đã gây khó khăn cho bạn đọc trong lúc rất cần sự yên tĩnh để nghiên cứu,
mặt khác tâm lý của bạn đọc không muốn phải vào cơ quan công quyền để ngồi đọc sách
báo, hơn nữa người dân khó biết có các dịch vụ công cộng ở vị trí này.
Kinh phí đầu tư cho thư viện huyện rất khiêm tốn so với các hoạt động khác của Trung
tâm văn hoá huyện. Một số thư viện huyện nhiều năm liên tục không được cấp kinh phí
bổ sung sách và tổ chức các hoạt động chuyên môn. Ví dụ như thư viện huyện Càng Long
của Trà Vinh đã mấy năm không được cấp đồng vốn nào cho hoạt động, không có cán bộ

thư viện từ mấy năm nay (do đã thôi việc nhưng chưa tuyển nhân viên mới). Tuy nhiên,
một số thư viện huyện như Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu của Nghệ An, đang hoạt
động rất hiệu quả. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều điểm thư viện xã đồng
thời hàng năm đầu tư nhiều triệu đồng bổ sung sách cho thư viện huyện cũng như luân
chuyển sách cho các thư viện xã.
Toàn bộ 15 TV huyện khảo sát chưa có TV nào được trang bị máy tính. Qua trao đổi với
lãnh đạo của 3 TV tỉnh, sự nghèo nàn về cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin không chỉ ở
15 huyện khảo sát mà số thư viện huyện còn lại (21/ 36) của 3 tỉnh khảo sát đều ở trong
tình trạng tương tự. Với hiện trạng hạ tầng thông tin hiện nay của các thư viện huyện, việc
ứng dụng CNTT trong các hoạt động của thư viện cũng như việc phổ cập CNTT cho
người dân nhất là tại các huyện vùng sâu vùng xa là hành trình còn rất xa.
5.2.3. Điểm BĐVH xã
Hệ thống BĐVH xã của 3 tỉnh đã có sự quan tâm và đầu tư về hạ tầng thông tin để kinh
doanh dịch vụ Internet từ phía ngành Bưu chính viễn thông. Hầu hết vị trí của 72 BĐVH
xã khảo sát đều được đặt tại nơi trung tâm của xã. Tuy nhiên, phạm vi hành chính của một
xã rất rộng, đặc biệt là các xã miền núi vùng sâu vùng xa, ví dụ như tại Nghệ An, có nơi
phải đi nửa ngày mới đến BĐVH xã. Nhiều BĐVH xã đã xuống cấp nhanh, thiết bị phục
vụ lạc hậu và thiếu thốn, cách vận hành thiếu năng động, nội dung thông tin nghèo nàn và
chưa thiết thực, chính sách và quyền lợi cho người quản lý còn thấp. Hầu hết các điểm
BĐVH xã của Nghệ An và Thái Nguyên đều có diện tích rất nhỏ (trung bình khoảng
30m2) bố trí 2 cabin để gọi điện thoại, 1 quầy dành cho nhân viên và 1 bộ bàn ghế cho
khách hàng (kể cả đọc sách báo). Một số điểm BĐVH xã không có đường vào phải đi
vòng hoặc phải “nhảy” qua một con mương, hầu hết các nhân viên và gia đình họ sinh
hoạt luôn tại nơi làm việc. Các điểm BĐVH xã của Trà Vinh có một khuôn viên khang
trang và rộng rãi hơn (với diện tích sử dụng trung bình khoảng 50m2 x 2 tầng), cơ sở vật
chất và trang thiết bị đầy đủ, khuôn viên bên ngoài được bố trí cây cảnh cùng một số ghế
đá thuận tiện cho khách hàng.

22



Bảng 1: Hạ tầng thông tin tại các điểm BĐVH xã
Số BĐVH xã
có máy tính
TT

1
2
3

BĐVH xã tại các tỉnh

24 BĐVH xã của Thái Nguyên
24 BĐVH xã của Nghệ An
24 BĐVH xã của Trà Vinh
Tổng: 72 xã

Số BĐVH xã
đang có Internet

SL

%

SL

%

8
8

17
33

33
33
71
46

4
4
11
19

17
17
46
26

Số lượng máy tính tại các điểm
BĐVH xã
Đang có
Tổng
%
dvụ Internet

18
29
108
155


5
21
70
96

28
72
60
62

Bảng 1 cho thấy: Trong số 72 điểm BĐVH xã khảo sát chỉ có 33 điểm (46%) được trang
bị máy tính và kết nối Internet (155 máy), nhưng chỉ có 19/33 (57%) điểm BĐVH xã với
96/155 máy (62%) hiện đang còn cung cấp dịch vụ Internet với phí dịch vụ 3.000đ/h. Tuy
nhiên qua phỏng vấn và quan sát của nhóm, trong số 19 điểm BĐVH xã còn dịch vụ, hiện
tại có 5 điểm có kết nối ADSL đang hoạt động hiệu quả, số điểm còn lại đang rơi vào tình
trạng hoạt động cầm chừng và có nguy cơ ngừng dịch vụ do máy móc cũ, đường truyền
chậm (Dial-up) không thể cạnh tranh với các quán cà phê Internet trong cùng địa bàn (giá
cả tương đuơng và tốc độ nhanh hơn). Trong 14 điểm còn lại có kết nối Dial-up chỉ có
một điểm hoạt động hiệu quả, đó là BĐVH xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Người quản lí điểm này là nam giới độ tuổi 40, tuy chỉ với một máy tính duy nhất, nhưng
đã có sáng kiến kết hợp với Đoàn thanh niên của xã tổ chức đào tạo thanh thiếu niên, trẻ
em trong 3 tháng hè năm 2008.
Tất cả các điểm chưa được trang bị máy tính/Internet đều nói rằng rất cần thiết có dịch vụ
Internet cung cấp cho bạn đọc. Theo ý kiến của cán bộ BĐVH xã, 3 vấn đề mà dịch vụ
Internet tại thư viện được coi là có đóng góp nhiều nhất cho địa phương đó là i) Cung cấp
kĩ năng sử dụng máy tính/Internet: 55% (16/29) BĐVH xã trả lời, ii) Cung cấp thông tin
cho việc phát triển kinh tế địa phương: 51% (15/29) BĐVH xã trả lời, iii) Cung cấp thông
tin cho tuyển sinh: 51% (15/29 BĐVH).
Số điểm BĐVH xã được trang bị máy tính kết nối mạng còn lại (14/33) hiện nay đã
ngừng hoạt động do máy hỏng hoàn toàn hoặc đường truyền chậm. Có hai nguyên nhân

chủ yếu dẫn đến tình trạng máy móc hư hỏng nặng tại các điểm BĐVH xã: thứ nhất là
khi chuyển xuống, một số máy móc quá cũ đã qua sử dụng, thứ hai là việc bảo hành sửa
chữa không được thường xuyên và kịp thời, do nhân viên BĐVH xã chưa có khả năng sửa
chữa, các hỏng hóc thông thường hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên kỹ thuật của Bưu
điện huyện và tỉnh. Cụ thể, khi được hỏi về hỗ trợ kỹ thuật khi máy tính có sự cố, 33
BĐVH xã có dịch vụ Internet kết quả trả lời như sau: 7/33 BĐVH xã: thuê ngoài (21%),
7/33 BĐVH xã : từ nhân viên BĐVH xã (21%), 19/33 BĐVH xã: từ cán bộ bưu điện
huyện (58%), nhưng không kịp thời
Tại Thái Nguyên, từ năm 2005 cho đến thời điểm khảo sát có 33% (8/24) điểm BĐVH xã
được trang bị với 18 máy tính, trong đó có 6 điểm BĐVH mỗi điểm 1 máy, 1 điểm có 9
máy, 1 điểm có 3 máy. Hiện tại có 4 điểm với 5 máy tính đang cung cấp dịch vụ truy cập
Internet, nhưng với kết nối Dial up, nên tại 4 điểm này hầu như không có người đến sử
dụng. Số máy tính còn lại 72% (13/18) đang trong tình trạng hư hỏng phải ngừng dịch vụ,
như điểm BĐVH xã Bình Sơn được trang bị 9 máy nhưng cả 9 máy đều hỏng.
Tại Nghệ An, Có 33% (8/24) BĐVH xã đã được trang bị 29 máy tính. Trong số 8 BĐVH
xã có máy tính chỉ có 4 điểm đang cung cấp dịch vụ với 21 máy, trong đó BĐVH xã
Đông Văn 10 máy, BĐVH xã Nam Anh 6 máy được trang bị mới vào cuối năm 2008 và
23


×