Tải bản đầy đủ (.doc) (361 trang)

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 361 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT.................................................................iii
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN................................................................iii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........................................6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU CỦA DI
CHÚC..................................................................................................................... 16
1.1. Một số vấn đề lý luận về di chúc................................................................ 16
1.1.1. Khái niệm về di chúc............................................................................. 16
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của di chúc..................................................... 21
1.2. Khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc....................... 26
1.2.1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc....................................... 26
1.2.2. Đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc......................................... 47
1.3. Cơ sở khoa học hình thành điều kiện có hiệu lực của di chúc.................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 61
Chương 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC..................................................... 62
2.1. Điều kiện để di chúc hợp pháp................................................................... 62
2.1.1. Quy định của pháp luật về người lập di chúc....................................... 62
2.1.2. Quy định của pháp luật về nội dung của di chúc................................. 76
2.1.3. Quy định của pháp luật về yếu tố tự nguyện trong di chúc.................89
2.1.4. Quy định của pháp luật về hình thức di chúc......................................95
2.2. Điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật.................................109
2.2.1. Quy định của pháp luật về người lập di chúc chết.............................110
2.2.2. Quy định của pháp luật về người được chỉ định hưởng thừa kế theo di
chúc còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế..................................114
2.2.3. Quy định của pháp luật về di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế...........................................................121
2.3. Điều kiện để di chúc được thi hành.........................................................125


2.3.1. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới người thừa kế được
chỉ định hưởng trong di chúc.......................................................................125
2.3.2. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới di sản được định
đoạt trong di chúc.........................................................................................128
2.3.3. Quy định của pháp luật về bản di chúc..............................................129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................133


Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI
CHÚC................................................................................................................... 134
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của
di chúc..............................................................................................................135
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện di chúc hợp pháp135
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh

hiệu lực pháp luật.........................................................................................150
3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc
được thi hành................................................................................................153
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực
của di chúc.......................................................................................................160
3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc

hợp pháp........................................................................................................161
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di
chúc phát sinh hiệu lực pháp luật................................................................173
3.2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về các điều kiện
để di chúc được thi hành..............................................................................175
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................179
KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................................180

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................183
PHỤ LỤC 1..........................................................................................................193
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................................193
PHỤ LỤC 2..........................................................................................................234
KHÁI LƯỢC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI CHÚC VÀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC..................................................234
PHỤ LỤC 3..........................................................................................................240
MỘT SỐ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH, VỤ VIỆC THỰC TẾ VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ
HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC...............................................................................240


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là
trung thực. Những phân tích, kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Loan


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm

Văn Tuyết và TS. Hoàng Thị Thuý Hằng - hai nhà khoa học đã
hướng dẫn tận tình, chu đáo trong quá trình tác giả thực hiện
luận án này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô,
anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến
khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành
bản Luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Loan


iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BLDS
BLDS năm 1995
BLDS năm 2005
BLDS năm 2015
NCS
Nxb
PLDS
TAND
TANDTC
Tr.
UBND

:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Bộ luật Dân sự
Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1995
Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015
Nghiên cứu sinh
Nhà xuất bản
Pháp luật dân sự
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân Tối cao
Trang
Uỷ ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là thực thể xã hội [43, tr. 673], đồng thời là thực thể sinh học mà sự
sống, cái chết của họ luôn chịu tác động bởi quy luật tự nhiên. Cái chết làm chấm
dứt sự tồn tại con người sinh học đồng thời làm chấm dứt năng lực chủ thể của
chính họ trong mọi quan hệ pháp lý. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của quan hệ thừa kế,
cái chết xảy đến với con người không làm chấm dứt tất cả các quan hệ xã hội mà họ

tham gia, đặc biệt là các quan hệ về tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của
họ với các chủ thể khác. Bởi sự tồn tại của các quan hệ này phụ thuộc vào sự vận
động của các quy luật kinh tế - xã hội. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, quan hệ thừa
kế là một trong những quan hệ pháp luật được ghi nhận và điều chỉnh bởi ý chí của
Nhà nước sớm nhất là Nhà nước chiếm hữu nô lệ [63, tr.169]. Loại quan hệ này xuất
hiện song song với quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội loài người. Cùng với sự
phát triển của xã hội những vấn đề về pháp luật, tranh chấp và giải quyết tranh chấp
thừa kế luôn tồn tại, thay đổi phù hợp với từng hình thái xã hội tương ứng, truyền
thống, văn hoá ở mỗi quốc gia gắn kết từng giai đoạn lịch sử.
Khi còn sống, con người tham gia hoạt động lao động tìm kiếm hoặc tạo ra
của cải, vật chất nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân, cộng đồng và xã hội. Đối với
của cải, vật chất dư thừa, con người có xu hướng dự trữ, tích lũy. Khi chết đi, của
cải vật chất đó sẽ tiếp tục được dịch chuyển cho những người còn sống khác. Pháp
luật đảm bảo quá trình dịch chuyển này thông qua hai trình tự thừa kế theo di chúc
và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc
xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng được áp dụng rộng rãi hơn. Cũng
xuất phát từ nhận thức về quyền tự định đoạt của cá nhân tăng lên nên xu hướng lập
di chúc để định đoạt tài sản trước khi chết ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để lại và
hưởng di sản thừa kế theo di chúc ngay từ thời kì đầu cũng đã rất khó khăn và phức
tạp. Mọi sự đều tuân theo quy định của pháp luật về bản di chúc. Những điều kiện
mà pháp luật đặt ra để bản di chúc có được giá trị pháp lý cũng bắt đầu được ghi
nhận. Điều này cho phép NCS khẳng định các quy định về điều kiện để di chúc hợp
pháp cũng là một trong các ghi nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều
chỉnh quan hệ thừa kế.
Tại Việt Nam, trước khi có BLDS năm 2015, quy định về di chúc và các điều
kiện có hiệu lực của di chúc đã được ghi nhận, đồng thời được định hình thông qua
điều kiện để di chúc hợp pháp, điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật và
điều kiện để di chúc được thi hành. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quy định của
pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc có nhiều sự thay đổi mang tính phù
hợp với sự phát triển toàn diện của xã hội hơn. Tuy nhiên: (i) Hầu hết các quy định



2

của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc đang được ghi nhận tại BLDS
năm 2015 đều được kế thừa từ các văn bản quy phạm trước đó. Cho nên, những hạn
chế, bất cập, thiếu sót của các quy định này vẫn tồn tại và gây ra nhiều “nhức nhối”
trong hoạt động nghiên cứu cũng như hoạt động xét xử; (ii) Sự phát triển mọi mặt
của đời sống kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành vi của con
người, kéo theo sự thay đổi trong quan hệ thừa kế, đặc biệt thừa kế theo di chúc.
Dẫn đến, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế.
Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định, tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là
loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án tranh chấp kéo dài hàng chục năm
䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢h䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢i䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢j䰢ǝ䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢䰢k91
Nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tranh chấp thừa kế phức tạp bởi vì đây là quan hệ tranh chấp đặc thù,
thường xảy ra giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng với nhau; sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng quy định của pháp luật để
đưa ra phán quyết; sự ảnh hưởng của các giá trị truyền thống về văn hoá, đạo lý
trong gia đình hay khi giải quyết tranh chấp thừa kế… Trong các tranh chấp đó, số
lượng các tranh chấp liên quan đến di chúc cũng ngày càng nhiều lên. Vấn đề này
xuất phát từ: (i) sự chưa rõ ràng và thiếu sót của các quy định liên quan đến điều
kiện để một di chúc được thừa nhận là hợp pháp; (ii) quy định của pháp luật về các
điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực thi hành cũng chưa bao quát được tất cả các
trường hợp phát sinh ngày càng đa dạng trong thực tế xã hội; (iii) nhận thức của
người dân về di chúc, việc lập di chúc cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong
quan hệ thừa kế tăng lên nhưng chưa thực sự
đầy đủ và toàn diện.
Nghiên cứu BLDS của một số quốc gia trên thế giới và các công trình khoa
học có liên quan cho thấy, vấn đề lý luận chuyên sâu đối với các điều kiện có hiệu

lực của di chúc chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Đặc biệt cơ sở lý luận
cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật Việt Nam
cũng chưa được đề cập trong bất cứ công trình nào trước đó. Trong thực tiễn của
hoạt động áp dụng quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều vướng
mắc, mâu thuẫn. Mà nguyên nhân lớn nhất là do thiếu thống nhất trong cách hiểu và
áp dụng quy định của pháp luật để tuyên bố di chúc không hợp pháp hoặc không có
hiệu lực pháp luật.
Trước thực tế đòi hỏi của xã hội ngày nay, việc nghiên cứu làm rõ lý luận và
đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu
lực của di chúc là một yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu
đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự Việt
Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
0 Tình hình nghiên cứu đề tài
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là nội dung quan trọng trong chế định thừa kế
nói chung, quy định về thừa kế theo di chúc nói riêng. Vì vậy, có nhiều công trình


3
khoa học nghiên cứu khái quát về vấn đề này như: Luận án, luận văn, khoá luận,
sách, báo, tạp chí… Tuy nhiên, các công trình này hoặc nghiên cứu một trong các
điều kiện tách tời hoặc mới chỉ đề cập quy định của pháp luật thực định, hay phân
tích một vài trường hợp thực tiễn xét xử để qua đó bình xét về cách áp dụng quy
định pháp luật chưa thực sự chính xác… mà chưa có công trình nào đề cập một cách
toàn diện từ vấn đề lý luận cho tới thực trạng và thực tiễn áp dụng các điều kiện có
hiệu lực của di chúc (Nội dung chi tiết được thể hiện trong phần tổng quan tình hình
nghiên cứu của đề tài). Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ bảo đảm
được tính mới so với các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi hai phần:
Thứ nhất, về phạm vi không gian nghiên cứu.

Một là, luận án tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về điều
kiện có hiệu lực của di chúc, đặc biệt chú trọng tới BLDS năm 2015 – văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành đang quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc tại
Phần thứ tư, chương XXI, XXII của BLDS năm 2015. Trong đó, có sự phân bổ
thành các nhóm điều kiện cụ thể: Để di chúc hợp pháp; để di chúc phát sinh hiệu lực
pháp luật; để di chúc được thi hành.
Hai là, trong quá trình nghiên cứu PLDS của Việt Nam về điều kiện có hiệu lực
của di chúc, NCS sẽ lồng ghép, so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác trên thế
giới như Pháp, Nhật, Thái Lan, Đức… để chỉ ra điểm tương đồng cũng như khác biệt,
điểm phù hợp, chưa phù hợp trong việc quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu.
Một là, luận án tập trung vào các quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện
có hiệu lực của di chúc bằng việc: (i) phân tích, bình luận từng quy định đối với
điều kiện để di chúc hợp pháp, các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
và điều kiện để di chúc được thi hành; (ii) có chỉ ra điểm mới so với các BLDS
trước đó khi đề cập tới các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Hai là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật, NCS sẽ nghiên cứu
thực tiễn áp dụng thông qua một số bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc những vụ
việc thực tế diễn ra trong xã hội qua đó đánh giá quy định pháp luật hiện hành, đồng
thời đưa ra một số kiến nghị đề xuất cho từng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
0 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện có
hiệu lực của di chúc. Đặc biệt, xây dựng khái niệm riêng về điều kiện có hiệu lực
của di chúc, xác định cơ sở lý luận, thực tiễn của việc quy định các điều kiện có
hiệu lực của di chúc, nêu được lược sử hình thành và phát triển quy định của pháp
luật Việt Nam qua một số thời kì về điều kiện có hiệu lực của di chúc.


4
Bên cạnh các vấn đề về lý luận, luận án còn làm rõ quy định của pháp luật

hiện hành đặt trong sự phân tích, bình luận, đánh giá với văn bản quy phạm pháp
luật thời kì trước về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Đồng thời, nghiên cứu pháp
luật một số quốc gia trên thế giới theo hướng so sánh nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật Việt Nam.
Luận án được triển khai phần thực tiễn áp dụng với một số bản án đã có hiệu lực
pháp luật để qua đó có cơ sở cho việc đánh giá hoạt động xét xử tranh chấp về thừa kế theo
di chúc, việc áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

0 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
0 Phương pháp luận: Việc nghiên cứu luận án sẽ dựa trên cơ sở phương pháp
luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây được
xác định là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện luận án. Phương pháp này chủ yếu
được sử dụng để nghiên cứu lý luận của luận án này.
1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sơ phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận,
quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Trên cơ sở đó,
NCS đưa ra những kiến nghị tướng xứng và phù hợp.
Thứ ba, phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa điều kiện có hiệu
lực của di chúc, điều kiện để di chúc hợp pháp. Bên cạnh đó, NCS chỉ ra điểm tương
đồng phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định
pháp luật dân sự Việt Nam” có thể mang đến những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, xác định bản chất của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quy định về điều kiện có
hiệu lực của di chúc.
Thứ ba, xây dựng khái niệm và hệ thống hoá các nhóm điều kiện cấu thành

điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ tư, phân tích, bình luận quy định BLDS năm 2015 và quy định pháp luật
trước đó về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Qua đó, NCS đánh giá được ưu điểm,
nhược điểm của từng điều kiện đặt trong bối cảnh nghiên cứu khoa học về luật thực
định và thực tiễn áp dụng.
Thứ năm, tại mỗi điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có lồng ghép, đồng thời
phân tích so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm chỉ ra những
điểm hợp lý hay chưa hợp lý để định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.


5
Thứ sáu, đưa ra một số lượng án thực tiễn nhất định qua đó chỉ ra điểm ưu và
hạn chế trong hoạt động xét xử khi áp dụng các điều kiện có hiệu lực của di chúc để
giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Thứ bảy, trên cơ sở bình luận, đánh giá lồng ghép trong mỗi quy định của
pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có chỉ ra bất cập, hạn chế còn
tồn đọng, đồng thời đưa ra kiến nghị đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện từng
quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Chương 2. Thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu
lực của di chúc
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định của
pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc


6


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
0 Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan tới đề tài luận
án 1.1. Một số công trình khoa học trong nước
1.1.1. Luận án, luận văn, khoá luận
1 Luận án tiến sĩ luật học của Phạm Văn Tuyết (2003) về “Thừa kế theo di
chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Luận án phân tích sơ bộ các điều kiện có
hiệu lực của di chúc. Bình luận thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xét xử về
một số điều kiện có hiệu lực của di chúc. Luận án cũng đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
2 Luận án Tiến sĩ luật học của Trần Thị Huệ (2007) về “Di sản thừa kế trong
pháp luật dân sự Việt Nam”. Luận án phân tích chuyên sâu các vấn đề về di sản
thừa kế đồng thời chỉ ra các bất cập, thiếu sót từ quy định của pháp luật về di sản
thừa kế.
3 Luận văn thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản (2016) về “Điều kiện có hiệu
lực của di chúc”. Luận văn đề cập tới một vài nội dung về lý luận các điều kiện có
hiệu lực của di chúc, phân tích thực trạng quy định pháp luật thực định và thực tiễn
áp dụng, đồng thời đề xuất một vài giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều
kiện có hiệu lực của di chúc.
1.1.2. Đề tài khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (2012) về “Nghiên cứu chế định thừa
kế nhằm góp phần sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005”, do TS. Lê Đình Nghị làm chủ
nhiệm, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Đề tài có sử dụng một số chuyên đề
(6, 7) để nghiên cứu về di chúc hướng hoàn thiện quy định của BLDS về di chúc và
điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp và hướng hoàn thiện.
1.1.3. Bài đăng tạp chí
4 Bài viết của Phạm Văn Tuyết (1995) về “Di chúc và vấn đề hiệu lực của di
chúc”, Tạp chí Luật học, số 6. Bài viết được tác giả đề cập tới hai nội dung lớn: Bản
chất và hiệu lực của di chúc. Tác giả dùng lối viết mô tả các vấn đề pháp lý trong
quá trình nghiên cứu các về di chúc và hiệu lực của nó.
5 Bài viết của Vương Tất Đức (1998) về “Xác định phần vô hiệu của di chúc”,

Tạp chí TAND, số 8. Trao đổi với bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Lực tại Tạp chí


7
TAND, số 5- 1998 xoay quanh việc xác định phần vô hiệu của di chúc, tác giả
Vương Tất Đức đồng ý với cách đặt vấn đề của tác giả bài viết nhưng cũng khẳng
định lập luận của các ý trong bài viết là không có căn cứ. Đồng thời, tác giả phân
tích rõ hơn trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế (không phải là người
thừa kế theo quy định tại Điều 672 BLDS năm 1995) mà chết trước người để lại di
sản thì di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật.
0Bài viết của Nguyễn Tiến Lực (1998) về “Một vài vấn đề xung quanh việc
xác định phần vô hiệu của di chúc”, Tạp chí TAND, số 5. Bài viết được tác giả đề
cập tới việc xác định di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn bộ khi gắn với các khoản
2, 3, 4 Điều 670 BLDS năm 1995. Ngoài việc chỉ ra cách xác định di chúc vô hiệu
một phần hoặc toàn bộ, tác giả còn gợi mở vấn đề di chúc chỉ định cho một người
và người khác (vẫn thuộc diện thừa kế theo pháp luật) của người chết lại chết trước
hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản đồng thời người này (được hưởng kỷ
phần bắt buộc) có con (thế vị). Phần bài viết của tác giả có đưa ra một vài quan
điểm, đồng thời tác giả có đưa ra quan điểm của mình liên quan đến cách xác định
phần di chúc vô hiệu.
1Bài viết của Trần Văn Tuân (1999) về “Một số ý kiến về việc xác định phần
vô hiệu của di chúc”, Tạp chí TAND, số 3. Bài viết bình luận quan điểm khoa học
của tác giả Nguyễn Tiến Lực tại Tạp chí TAND, số 5- 1998 khi đề cập tới xác định
di chúc bị vô hiệu một phần hay toàn bộ. Ngoài việc, thống nhất và không thống
nhất với tác giả ở một số nội dung liên quan đến xác định phần vô hiệu của di chúc,
tác giả còn nêu ra một trường hợp khác cũng liên quan đến việc xác định hiệu lực
của di chúc.
2Bài viết của Trà My (1999) về “Xung quanh vấn đề di chúc trong Bộ luật
dân sự”, Tạp chí TAND, số 9. Bài viết thể hiện quan điểm trao đổi với tác giả Thái
Công Khanh về bài viết “Một số ý kiến về Bộ luật Dân sự”. Ngoài việc đồng ý với

tác giả Công Khanh ở một vài điểm, tác giả Trà My còn đưa ra ý kiến của mình về
di chúc và các nội dung khác về di chúc.
3Bài viết của Kiều Thanh (1999) về “Người làm chứng cho việc lập di chúc”,
Tạp chí Luật học, số 2. Bài viết được tác giả đề cập tới một số nội dung xoay quanh
quy định về người làm chứng. Trên cơ sở bình luận, phân tích các quy định gốc rễ
về người làm chứng và BLDS năm 1995, tác giả đã đưa ra một số đề xuất của mình
nhằm hoàn thiện quy định về người làm chứng cho di chúc.
4 Bài viết của Nguyễn Phương Hoa (1999) về “Nên công chứng các việc thừa kế như
thế nào”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10. Bài viết đề cập ba vấn đề cơ bản liên quan
đến hoạt động công chứng bản di chúc: (i) Công chứng di chúc; (ii) gửi giữ di chúc;
1

công chứng việc từ chối nhận di sản. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của công

chứng đối với hoạt động lập di chúc, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho thủ tục lập


8
di chúc có công chứng, chứng thực.
0Bài viết của Thái Công Khanh (1999) về “Một số ý kiến về Bộ luật Dân sự”,
Tạp chí TAND, số 3. Bài viết phân tích, bình luận một số quan niệm khác nhau về
một số thuật ngữ liên quan đến khái niệm di chúc (Điều 649 BLDS năm 2005). Kế
đến, phân tích điều kiện để di chúc hợp pháp là “Nội dung di chúc không trái pháp
luật, đạo đức xã hội” (Điều 655) trong đó đưa ra cách hiểu chung về thuật ngữ
không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Cuối cùng, tác giả làm rõ sự thiếu
hợp lý trong quy định về nội dung di chúc bằng văn bản (Điều 656).
1 Bài viết của Tưởng Duy Lượng (2000) về “Thừa kế theo di chúc" trong Bộ luật
dân sự (tiếp theo Tạp chí dân chủ và Pháp luật số 1/2000)”, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 2. Bài viết phân tích các vấn đề nổi cộm trong chế định về thừa kế theo di chúc.
Trong đó, liên quan tới đề tài NCS đang thực hiện, tác giả có đề cập tới nội dung di

chúc thông qua hai Điều luật là 655 và 665 BLDS năm 1995.
2Bài viết của Đoàn Đức Lương (2001) về “Một số ý kiến về thừa kế theo di
chúc trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1. Bài viết được tác
giả đưa ra hai tình huống thực tiễn tranh chấp liên quan đến bản di chúc. Trong đó,
tác giả nhấn mạnh giá trị pháp lý của bản di chúc. Đồng thời khẳng định, việc thừa
nhận hiệu lực của một bản di chúc phải phụ thuộc vào các điều kiện luật định chứ
không đơn thuần dựa theo ý chí của người để lại di sản.
3Bài viết của Tưởng Bằng Lượng (2002) về “Di chúc bằng văn bản hay di
chúc bằng miệng có giá trị pháp lý?”, Tạp chí TAND, số 2. Bài viết đưa ra một vụ
án có diễn biến phức tạp liên quan đến việc thừa nhận giá trị pháp lý của bản di
chúc. Cụ thể, người để lại di sản định đoạt hai nội dung khác nhau nhưng bằng hai
hình thức. Kết quả, Tòa án các cấp giải quyết tranh chấp có kết luận khác nhau. Bài
viết nhấn mạnh vấn đề sửa đổi lại quy định tại Điều 654, 657 BLDS năm 1995 sau
khi đưa các ý kiến khoa học khác nhau về vụ án.
4Bài viết của Nguyễn Văn Mạnh (2002) về “Hoàn thiện chế định thừa kế
trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5. Bài viết được tác giả đề
cập tới khá nhiều nội dung như: Người thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế, một
số nội dung về thừa kế theo di chúc, thế vị.
5Bài viết của Phạm Văn Tuyết (2003) về “Hoàn thiện quy định về thừa kế
trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học, số đặc san về sửa đổi, bổ sung BLDS. Bài
viết của tác giả đề cập tới một số nội dung quy định còn nhiều bất cập về chế định
thừa kế như: thời điểm mở thừa kế, di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng, cần quy định lại các loại di chúc và một số vấn đề khác. Qua việc bình luận
của mình, tác giả đưa ra hướng hoàn thiện những bất cập đó.
6Bài viết của Nguyễn Hồng Nam (2005) về “Di chúc miệng theo quy định của
Bộ luật dân sự”, Tạp chí TAND, số 22. Bài viết nghiên cứu chuyên sâu về hình


9
thức di chúc miệng theo quy định BLDS năm 1995. Đồng thời kiến nghị đến cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản cần thiết, giúp cho việc
thi hành những quy định về di chúc miệng được thuận lợi và thống nhất.
23 Bài viết của Nguyễn Hồng Nam (2006) về “Hiệu lực của di chúc bằng văn bản
có "viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu"”, Tạp chí TAND, số 1. văn bản có "viết tắt hoặc viết
bằng ký hiệu"”, Tạp chí TAND, số 1. Bài viết được tác giả đặt ngược vấn đề khi bình xét
quy định của pháp luật về nội dung của di chúc. Cụ thể: Vấn đề tác giả đặt ra là “nếu di
chúc được viết tắt hoặc việt bằng ký hiệu thì hiệu lực của di chúc đó như thế nào?”
24 Bài viết của Vũ Văn Tiếu (2010) về “Bàn về di chúc thực tế”, Tạp chí TAND,

số 9. Bài viết đưa ra một tình huống thực tiễn liên quan đến việc lập di chúc. Trong

đó, di chúc vừa vi phạm về nội dung vừa vi phạm về hình thức nhưng bản thân
người thừa kế cũng đã thừa nhận nội dung của bản di chúc và khi tranh chấp, cấp
hòa giải cơ sở cũng đã có được biên bản hòa giải theo hướng chấp nhận cơ bản
những nội dung của bản di chúc. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề
“xác định các yếu tố khác làm lên di chúc hợp pháp như nội dung và hình thức di
chúc có chung một xuất phát điểm là ý chí của người lập”. Yếu tố ý chí mới là yếu
tố quan trọng nhất xuyên suốt các điều kiện thừa nhận di chúc hợp pháp.
25 Bài viết của Thái Công Khanh (2010) về “Những khó khăn, vướng mắc

trong việc lập di chúc và chứng nhận di chúc”, Tạp chí TAND, số 13. Bài viết tập
trung vào phân tích những khó khăn, vướng mắc trong việc lập di chúc và chứng
nhận di chúc như: Chỉ ra những khó khăn cho người lập di chúc như sự thiếu hiểu
biết về pháp luật, pháp quy định thiếu sự rõ ràng hay những khó khăn, vướng mắc
cho Công chứng viên khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình liên quan đến xác
định các yếu tố trước khi công chứng bản di chúc. Đồng thời, tác giả đưa ra một số
chỉ dẫn cho việc tháo gỡ những bất hợp lý trên bằng việc tham khảo pháp luật nước
ngoài về lập di chúc và chứng nhận di chúc.
1.1.4. Sách chuyên khảo
26 Cuốn sách “Tìm hiểu dân luật Việt Nam” (1975) của tác giả Trịnh Khánh

Phong, Nhà máy in Tiến Bộ Hà Nội. Cuốn sách tìm hiểu về Dân luật – một ngành
pháp luật của Nhà nước ta thời điểm đó. Đối với nội dung thừa kế theo di chúc, mặc
dù không đề cập nhiều tới các điều kiện cụ thể để di chúc phát sinh hiệu lực pháp
luật nhưng xuất hiện một số quan niệm “đắt giá” cho các góc nhìn khác nhau khi
viết về lý luận các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
27 Cuốn sách “Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”
(2007) của tác giả Phạm Văn Tuyết, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách làm rõ một
số vấn đề lý luận và tổng quan nhất các quy định của pháp luật về thừa kế. Bên cạnh
đó, cuốn sách còn đề cập tới quy định của BLDS năm 2005 về điều kiện để di chúc
hợp pháp và các yêu cầu khác đối với di chúc. Cuốn sách cũng


10
nghiên cứu về thực trạng giải quyết tranh chấp và hướng hoàn thiện quy định của
pháp luật về thừa kế nói chung và di chúc nói riêng.
5888
Cuốn sách “Luật thừa kế Việt Nam” (2008) của tác giả Phùng Trung
Tập, Nxb. Hà Nội. Cuốn sách đề cập tới, pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành
trong đó có đề cập tới trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc; những tình
huống phân chia di sản cơ bản và cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật;
một số vấn
đề bàn luận trong đó có đề cập tới người lập di chúc – một trong các điều kiện để di
chúc hợp pháp; thừa kế theo luật tục Ê đê và M’nông.
5889
Cuốn sách “Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (2009) của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Nxb Lao động - Xã hội. Cuốn sách
không
đi vào phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc một cách trực tiếp nhưng tại
Chương 3 của cuốn sách với tên gọi “Các điều kiện có hiệu lực của di chúc”, tác giả
có đề cập tới một số vấn đề có liên quan.

5890
Cuốn sách “Pháp luật Hôn nhân - Gia đình, thừa kế và thực tiễn xét
xử”
(2013) của tác giả Tưởng Duy Lượng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. Cuốn sách
viết về pháp luật hôn nhân, gia đình, thừa kế và thực tiễn xét xử. Trong đó, tác giả
phân định thành hai phần rõ rệt là pháp luật hôn nhân – gia đình và thực tiễn xét xử;
pháp luật thừa kế và thực tiễn xét xử. Tại phần thừa kế, tác giả triển khai một số quy
định pháp luật và vụ án thực tiễn liên quan tới các tranh chấp về thừa kế.
5891
Cuốn sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình
luận bản
án” Tập 1 (2013) của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách nằm
trong seri chuyên khảo nghiên cứu, bình luận án trong lĩnh vực PLDS ở nước ta.
Cuốn sách có chọn lọc các vụ án trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam về thừa kế và phân
bổ nhỏ lẻ trong các mục nội dung theo chủ để. Trong đó, có rất nhiều án liên quan
đến điều kiện có hiệu lực của di chúc.
1.2. Một số công trình khoa học nước ngoài
5892
Nakagawa jun và Ogawa tomiyuki (2013) “Về pháp luật gia đình”,
Nxb,
Houritsu Bunka Sha, Nhật Bản. Cuốn sách dàn trải nội dung cả lĩnh vực dân sự và
hôn nhân gia đình. Tại Chương 13, các tác giả có nghiên cứu và viết về “thừa kế và
di chúc” trong đó, các nội dung được đề cập cụ thể bao gồm: Khái niệm di chúc,
các điều kiện của di chúc phải phù hợp quy định của pháp luật, trong đó có năng
lực lập di chúc, các điều kiện của di chúc, hình thức của di chúc.
5893
Bernard BEIGNIER, Sarah TORRICELLI-CHRIFI (2015),
“Libéralité et successions” (Tặng cho và thừa kế), Nxb LGDJ. Cuốn sách được tác
giả nghiên cứu hai chế định tặng cho và thừa kế. Trong nội dung phần thừa kế, một



số vấn đề như: Khái niệm của mình về di chúc và nhận định tính hiệu lực của di
chúc vẫn cần xét
đến yếu tố từ người thừa kế chứ không đơn thuần là các điều kiện luật định về di
chúc, về hình thức của di chúc cũng được đề cập. Trong đó nhấn mạnh, pháp luật


11
của Pháp cấm di chúc miệng, di chúc chung còn di chúc viết tay như di chúc được
công chứng, tự lập và bí mật đều được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nếu phù hợp.
23 Christian Jubault, “Droit civil – Les succesions, Les libéralités” (Luật Dân
sự - Thừa kế, tặng cho), Nxb Montchrestien Lextenso éditions, 2008. Phần thừa kế
đặc biệt là di chúc được tác giả đề cập tới một số nội dung như: Khái niệm di chúc
(trang 498), điều kiện về hình thức, nội dung và ý chí người lập của di chúc theo
pháp luật Pháp (trang 499). Ngoài ra, năng lực về chủ thể lập di chúc cũng cần phải
xem xét (có năng lực, minh mẫn), vì nổi nóng, tức giận không được coi là mình
mẫn, sáng suốt về tinh thần. Đặc biệt, tác giả cuốn sách có dành nhiều dung lượng
để phân tích về hình thức của di chúc theo quy định tại BLDS Pháp.
24 Plotnikova Tatyana (2004) “Thừa kế theo di chúc”, Luận văn trong lĩnh vực
dân sự, Viện Luật Chelyabinsk của Bộ Nội vụ, Chelyabinsk, Nga. Ngoài phần giới
thiệu và kết luận, luận văn được tác giả triển khai 4 chương. Tại Chương 2 (Thừa kế
theo di chúc), tác giả có đề cập tới một số nội dung có liên quan tới luận án như:
Hình thức của di chúc; thay đổi và hủy bỏ di chúc; sự vô hiệu của di chúc; thực hiện
di chúc; phần bắt buộc; di chúc thừa kế ở nước ngoài.
25 Sergey Melnikov (2016) “Thừa kế theo di chúc”, Luận văn luật học, Đại
học EOSUDARSTVENNY thuộc Viện nghiên cứu quốc gia Bang Tomsk, Tomsk,
Nga. Luận văn phân tích những đặc điểm của các hình thức di chúc hợp pháp của
quy định và nguyên tắc của nó; tìm hiểu về sự thay đổi, hủy bỏ di chúc; nghiên cứu
các di chúc có giá trị như công chứng; phân tích các quy định pháp luật về người lập
di chúc; phân tích các thủ tục cho việc công nhận di chúc không hợp lệ và hậu quả

pháp lý của nó và một số nội dung khác.
24 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
tài luận án
2.1. Về mặt lý luận
23 Về bản chất điều kiện có hiệu lực của di chúc: Chưa được công trình nào
công bố.
24 Về khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc: Một vài công
trình
đưa ra khái niệm nhưng chưa chỉ ra dấu hiệu riêng biệt của điều kiện có hiệu lực của
di chúc như: Luận văn thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản (2016) về “Điều kiện có
hiệu lực của di chúc”. Hay luận văn thạc sĩ luật học của Lương Thị Hợp (2012) về
“Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc và thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa
kế theo di chúc tại Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng”.
25 Về học thuyết, cơ sở cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di
chúc. Về học thuyết, chưa có công trình nào đề cập. Về cơ sở lý luận, thực tiễn,
trong luận văn thạc sĩ của mình, Trịnh Hữu Toản có đề cập. Tuy nhiên, những gì tác
giả này đề cập còn rất sơ sài, đơn giản chưa lột tả được bản chất của việc ghi nhận
các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong quy định của pháp luật.


12
5888
Khái niệm, đặc điểm các điều kiện có hiệu lực của di chúc: Một vài
công trình có đề cập tới từng điều kiện riêng lẻ như: Cuốn sách “Thừa kế theo quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” (2007), tác giả Phạm Văn Tuyết viết về
người lập di chúc, nội dung của di chúc, yếu tố tự nguyện trong di chúc, hình thức
của di chúc và các sự kiện gây mất hiệu lực của di chúc. Cuốn sách “Tìm hiểu dân
luật Việt Nam” (1975), tác giả Trịnh Khánh Phong viết về các điều kiện để di chúc
hợp pháp nói chung. Cuốn sách “Luật thừa kế Việt Nam” (2008), tác giả Phùng
Trung Tập đề cập tới các yếu tố như ai, như thế nào, ngoại lệ ra sao đối với người

lập di chúc. Hay luận văn thạc sĩ luật học của Lương Thị Hợp (2012) về “Một số
vấn đề về thừa kế theo di chúc và thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di
chúc tại Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng” viết về nội dung của di chúc. Luận án
Tiến sĩ luật học của Trần Thị Huệ (2007) về “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự
Việt Nam” đề cập một cách rất sâu sắc các vấn đề về di sản, cách xác định di sản
thừa kế… Nhưng hầu hết các công trình không tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý
luận đối với việc ghi nhận từng điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật.
5889
Một vài nét lịch sử về quá trình ghi nhận và phát triển quy định của pháp
luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Chưa có công trình nào công bố nghiên cứu về vấn đề
này.

2.1.1. Về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nghiên cứu một cách nhỏ lẻ từng điều
kiện có hiệu lực của di chúc. Có luận án Tiến sĩ luật học của Phạm Văn Tuyết có đề
cập tới hầu hết các điều kiện có hiệu lực của di chúc nhưng không tập trung vào nội
dung này mà tác giả dàn trải vấn đề nghiên cứu cho cả quá trình thừa kế theo di
chúc. Luận văn Thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản cũng phân tích các điều kiện
này một cách chi tiết nhưng dung lượng trang viết và thời gian nghiên cứu quá ít
nên các vấn đề chưa đạt ở mức độ chuyên sâu. Hơn nữa chưa thể hiện được việc
bình xét các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo một lộ trình thời gian từ khi cá
nhân lập di chúc cho tới khi chết và bản di chúc được thực thi.
2.1.2. Về kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Sau quá trình tổng quan các công trình khoa học điều mà tác giả nhận thấy rõ,
các điều kiện có hiệu lực của di chúc hầu hết đã được nhắc đến và nghiên cứu ở
những khía cạnh khác nhau thể hiện mục đích của từng công trình. Tuy nhiên, sự hệ
thống và chuyên sâu cho các điều kiện có hiệu lực của di chúc chưa được thể hiện ở
công trình khoa học nào. Do đó, các vấn đề về hoàn thiện pháp luật cho hệ thống
các điều kiện này chưa được đề cập một cách toàn diện.
2.2. Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án 2.2.1.

Một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc


5890
Hệ thống một vài góc nhìn về di chúc, các đặc trưng của di chúc:
Luận án là công trình tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các góc nhìn, quan
niệm khác


13
nhau về di chúc. Qua đó, luận án cũng đưa ra các đặc tính phổ quát và riêng biệt của
loại giao dịch này.
23 Về bản chất điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận án sẽ là công trình đầu
tiên nghiên cứu về bản chất về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
24 Về khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận án sẽ tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện xây dựng khái niệm này.
25 Về các điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận án tập trung nghiên cứu và
lý giải tại sao pháp luật qua các thời kì ở Việt Nam ghi nhận các điều kiện này.
26 Về lược sử quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận
án sẽ sơ lược pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử để xác định rõ thêm lý do,
nguồn gốc đối với các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
2.2.2. Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015
2.2.2.1.Điều kiện để di chúc hợp pháp
Trên cơ sở bình luận, so sánh đối chiếu sự thay đổi với các BLDS trước đó,
đặc biệt là BLDS năm 2005, luận án sẽ chỉ ra, đồng thời phân tích từng điều kiện
một di chúc buộc phải tuân theo để phát sinh hiệu lực pháp luật.
5888 Điều kiện về người lập di chúc
Để di chúc đó hợp pháp, luận án sẽ chỉ ra cá nhân được lập di chúc là ai? Điều
kiện áp dụng đối với một cá nhân khi lập di chúc mà pháp luật buộc phải tuân theo

là gì? Bên cạnh việc phân tích quy định pháp luật Việt Nam, luận án sẽ đề cập tới
pháp luật của một số quốc gia có liên quan tới người lập di chúc để so sánh, bình
luận và đưa ra các kiến nghị phù hợp.
23 Điều kiện về nội dung của di chúc
Luận án xác định nội dung của di chúc bao gồm những vấn đề gì? Pháp luật
hiện hành đặt ra những điều kiện gì đối với nội dung của di chúc, cụ thể: Luận án
tập trung vào phân tích hai vấn đề: (i) nội dung quyền định đoạt của cá nhân lập di
chúc; (ii) nội dung chủ yếu pháp luật yêu cầu một di chúc phải đảm bảo được là
những gì? Trên cơ sở phân tích chỉ ra quy định về điều kiện áp dụng đối với nội
dung của di chúc, luận án xây dựng hướng hoàn thiện phù hợp đối với từng vấn đề.
23 Điều kiện về yếu tố tự nguyện trong di chúc
Luận án phân tích các trường hợp ảnh hưởng tới yếu tố tự nguyện trong di
chúc. Đối với di chúc, luận án tập trung làm rõ sự tự nguyện của người lập di chúc
là một trong các yếu tố cốt lõi tạo nên sự hợp pháp của di chúc. Dựa trên sự tham
khảo văn bản quy phạm một số quốc gia trên thế giới và tính phù hợp, tôn trọng sự
mong muốn đích thực của người lập di chúc, luận án cũng có đề cập tới một vài bất
cập, thiếu sót về điều kiện này. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra hướng
hoàn thiện phù hợp.


14
5888 Điều kiện về hình thức của di chúc
Luận án tập trung phân tích hai hình thức đang được pháp luật ghi nhận là di
chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Ở mỗi hình thức di chúc, luận án đề cập một
cách rõ ràng điều kiện luật định khi áp dụng xác định di chúc hợp pháp, các vấn đề
có liên quan tới hình thức như: Viết kí hiệu, viết tắt, người làm chứng, nơi công
chứng, chứng thực… Trên cơ sở phân tích, bình luận, đánh giá tính hợp pháp về
hình thức của di chúc, luận án chỉ ra một vài thiếu sót, bất cập và hướng hoàn thiện
phù hợp.
2.2.2.2. Các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật

23 Người lập di chúc đã chết
Luận án xác định rõ sự khác biệt của di chúc với các giao dịch khác thông qua
các dấu hiệu đặc trưng của nó. Điểm khác biệt nhất là, di chúc có hiệu lực từ thời
điểm cá nhân để lại di sản chết. Do vậy, khi còn sống cá nhân có lập di chúc ở thời
điểm nào, nội dung ra sao, có tự nguyện hay không, hình thức như thế nào mới chỉ
là điều kiện để pháp luật ghi nhận tính hợp pháp. Còn di chúc có được thực thi hay
không phụ thuộc vào điều kiện đầu tiên là cá nhân để lại di sản đã chết hay chưa?
Trong phần này, tác giả sẽ phân tích và chỉ ra các trường hợp được coi là chết đối
với cá nhân để từ đó xác định thời điểm di chúc bắt đầu phát sinh hiệu lực thi hành.
5888
Về người thừa kế
Luận án đề cập và phân tích các quy định về người thừa kế là cá nhân, không
phải là cá nhân. Với quy định về người thừa kế và hiệu lực của di chúc, luận án tập
trung vào việc xác định đây là sự kiện có thể gây mất hiệu lực của di chúc. Vì người
thừa kế không còn sống hoặc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; được chỉ
định hưởng trong di chúc nhưng lại tư chối hưởng; được chỉ định hưởng trong di
chúc nhưng bị tước bỏ quyền hưởng do vi phạm quy định pháp luật đều dẫn đến
thực tế di chúc không thể thực thi. Bên cạnh đó, luận án còn chỉ ra một số bất cập,
thiếu sót đối với quy định pháp luật về người thừa kế và tiếp tục kiến nghị hoàn
thiện.
0 Về di sản thừa kế
Luận án tập trung vào việc xác định di sản thừa kế là gì, quy định của pháp
luật đặt ra yêu cầu đối với sự tồn tại của di sản ở thời điểm mở thừa kế để đảm bảo
giá trị thực thi bản di chúc. Bên cạnh việc phân tích các quy định của pháp luật về
di sản thừa kế, luận án cũng chỉ ra những thiếu sót cần hoàn thiện và định hướng
hoàn thiện về vấn đề này.
2.2.2.3. Điều kiện để di chúc được thi hành
0 Về người thừa kế
Đây là điều kiện vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực vừa
thuộc nhóm điều kiện để di chúc được thi hành. Trong quá trình phân tích quy định của



15
pháp luật, luận án sẽ đề cập tới điều kiện này chủ yếu ở một nhóm nhất định còn nhóm
còn lại sẽ chỉ nhắc tới với vai trò là một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

0 Về di sản thừa kế
Đây là điều kiện vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực vừa
thuộc nhóm điều kiện để di chúc được thi hành. Trong quá trình phân tích quy định của
pháp luật, luận án sẽ đề cập tới điều kiện này chủ yếu ở một nhóm nhất định còn nhóm
còn lại sẽ chỉ nhắc tới với vai trò là một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
5888
Về bản di chúc
Luận án đề cập tới nhóm điều kiện này để khẳng định việc thi hành bản di chúc
trên thực tế có thể sẽ gặp phải. Trong đó, luận án đi vào phân tích, đánh giá quy định
của pháp luật về từng điều kiện: Di chúc bị thất lạc, hư hại, có nội dung không rõ ràng.
23
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
3.1. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di
chúc
Luận án đề cập tới phần đánh giá quy định pháp luật hiện hành khi phân tích
từng quy định pháp luật đối với từng điều kiện có hiệu lực của di chúc. Nội dung
này không tách ra độc lập mà xen lẫn trong từng phần nội dung phân tích. Từ việc
đánh giá, luận án xác định được những ưu điểm và hạn chế, để từ đó đưa ra những
kiến nghị hoàn thiện pháp luật phù hợp đối với từng điều kiện để di chúc hợp pháp,
để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật và để di chúc được thi hành.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Như đề cập trong phần trên, rất nhiều công trình khoa học bóc tách các điều kiện có
hiệu lực của di chúc để nghiên cứu. Họ cũng đã chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý,
đồng thời kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. Tuy nhiên, những kiến nghị này chỉ nhỏ

lẻ đối với từng điều kiện cụ thể. Đặc biệt, sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật,
sự hệ thống hoá các điều kiện có hiệu lực của di chúc từ hoạt động nghiên cứu lý luận cho
tới thực tiễn áp dụng chưa được công trình nào khái quát toàn diện. Chính vì vậy, nghiên
cứu và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật một cách toàn diện cho quy định điều kiện có
hiệu lực của di chúc là một việc làm cần thiết phải thực hiện.

Trên đây là nội dung tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Nội
dung chi tiết được tác giả trình bày trong phần Phụ lục 1 đính kèm luận án này.


16
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU CỦA DI CHÚC
1.1. Một số vấn đề lý luận về di chúc
1.1.1. Khái niệm về di chúc
Cá nhân là một thực thể trong xã hội và cũng chính cá nhân là thành viên của
các thực thể khác trong xã hội như gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân nên có thể nói cá
nhân là chủ thể trong mọi quan hệ xã hội.
Trong quá trình sống, mỗi cá nhân luôn phải cố gắng tạo ra của cải vật chất,
bởi bất kỳ một chủ thể nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa trên những nhu
cầu vật chất nhất định. Của cải mà cá nhân xác lập một cách hợp pháp (thuộc sở
hữu của họ) được sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất
kinh doanh khi còn sống và sẽ trở thành di sản khi cá nhân chết. Tài sản của cá nhân
còn lại sau khi cá nhân chết sẽ trở thành di sản, được dịch chuyển cho các chủ thể
khác (cá nhân còn sống, pháp nhân còn tồn tại) theo các trình tự thừa kế hoặc thuộc
về Nhà nước. Trong đó, di sản có thể được dịch chuyển cho chủ thể khác theo ý chí
của người đã chết nếu trước khi chết, người để lại di sản đã thể hiện ý chí đó theo
một hình thức nhất định. Nhìn nhận một cách chung nhất thì việc cá nhân thông qua
một hình thức nhất định nhằm thể hiện ý chí của mình về việc dịch chuyển di sản

được gọi là di chúc. Tuy nhiên, trên cơ sở những nghiên cứu của mình, NCS nhận
thấy có nhiều tên gọi khác nhau và góc nhìn khác nhau về di chúc. Cụ thể như sau:
Về tên gọi, di chúc được nhắc đến với nhiều thuật ngữ khác nhau. Chẳng hạn
như: (i) Di ngôn, là ý chí mà người chết để lại thông qua lời nói với mong muốn
được người đời sau thực hiện; (ii) Di nguyện, là ý nguyện (mong muốn ý chí) mà
người chết để lại có thể thông qua lời nói, có thể thông qua vật mang tin khác; (iii)
Chúc ngôn, là ý chí mà người chết để lại thể hiện thông qua lời nói. Tuy nhiên, nếu
di ngôn có nội hàm tương đối rộng thì chúc ngôn chỉ bao hàm với nghĩa là một di
chúc miệng; (iv) Chúc thư, là ý chí mà người chết để lại được thể hiện thông qua
chữ viết trong một văn bản cụ thể. Chúc thư là một từ Hán Việt để chỉ về một hình
thức của di chúc mà theo cách gọi hiện nay là di chúc viết với thuật ngữ pháp lý là
di chúc bằng văn bản.
Về góc nhìn, di chúc được nhìn nhận với hai góc độ khác nhau:
Dưới góc độ xã hội, di chúc là “sự dặn lại của một người trước lúc chết với
những người khác về những việc cần làm, nên làm” [70, tr 136]. Phải nói rằng di
chúc là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu và khá quen thuộc trong đời sống và với cách
nhìn trên thì di chúc được hiểu với nghĩa thông thường nhất: Đều được coi là di
chúc nếu đó là “sự dặn lại của một người trước lúc chết”. Chẳng hạn, lời căn dặn


17
trước khi mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là bản di chúc mà cho đến ngày
nay các thế hệ cháu con của Người vẫn luôn học tập và thực hiện.
23 Việt Nam trước đây, do tài sản mà người chết để lại thường không có giá trị
lớn cùng với truyền thống đùm bọc yêu thương nhau giữa những người ruột thịt
trong một gia đình nên thường không ai nghĩ rằng sẽ có tranh chấp giữa các người
con, người cháu về di sản mà mình để lại. Do vậy, nhiều người trước lúc chết không
nghĩ đến chuyện phân chia di sản. Có thể họ có để lại di chúc nhưng chỉ là sự dặn
dò con, cháu phải sống đùm bọc yêu thương nhau, có trên, có dưới. Vì thế, nếu có
tranh chấp về thừa kế xảy ra thì vẫn phải giải quyết theo pháp luật bởi “di chúc” này

không đủ căn cứ để phân chia di sản. Cho nên, có quan điểm nhìn nhận rằng:
“Trong quan hệ giữa các thành viên của một gia đình, lối ứng xử theo tâm,
theo nghĩa càng được biểu hiện đậm nét hơn bởi tư tưởng hiếu, lễ, hòa, mục
giữa những người ruột thịt với nhau. Với tư tưởng này, không ai nghĩ sẽ có
chuyện tranh chấp, kiện tụng xảy ra giữa những người ruột thịt. Vì thế, một
người trước khi nhắm mắt thường nghĩ rằng theo lời dặn lại của mình,
những người còn sống sẽ cứ thế mà thực hiện và hưởng di sản một cách hòa
thuận nên di chúc mà người chết để lại đa phần chỉ là những lời trăng trối,
người ta ít quan tâm đến hình thức thể hiện lời dặn dò đó phải như thế nào,
phải tuân thủ những gì mà pháp luật đã quy định” [67, tr.131].
Ngày nay, do đời sống kinh tế ngày một phát triển nên di sản mà người chết để
lại thường có giá trị lớn, thậm chí rất lớn. Di sản không chỉ bao gồm nhà cửa, ruộng
vườn và những của cải để dành mà còn bao gồm nguồn vốn mà người chết đầu tư
vào các công ty khi còn sống, thậm chí còn là cả một sản nghiệp của công ty gia
đình, hoặc duy trì và phát triển khối tài sản mà mình đã tạo dựng cả đời. Vì thế,
trước lúc chết, người ta buộc phải nghĩ đến việc lập di chúc để phân định các tài sản
còn lại đó cho ai, xác định ai là người kế thừa để duy trì hoạt động, phát triển doanh
nghiệp, công ty gia đình. Mong muốn di chúc do mình lập ra đầy đủ các điều kiện
để được coi là một căn cứ phân chia di sản về sau này, người để lại di chúc thường
tìm đến các Văn phòng luật sư để thực hiện dịch vụ tư vấn soạn thảo di chúc. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều di chúc dù nội dung có sự thể
hiện ý chí về định đoạt di sản sau khi chết nhưng vẫn không đáp ứng được các điều
kiện để trở thành một căn cứ pháp lý trong việc dịch chuyển di sản. Lý do dẫn đến
những trường hợp này có thể là người để lại di sản tự lập di chúc trong khi không
nắm bắt hoặc không hiểu hết các yếu tố pháp lý cần có đối với một di chúc hợp
pháp, có thể là do các sự kiện khác xảy ra làm cho di chúc thất hiệu (không còn hiệu
lực thi hành) như người được hưởng di sản theo di chúc chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; ngườì được hưởng di sản theo di chúc bị pháp luật
tước quyền hưởng thừa kế do có các hành vi được quy định tại Điều 621 BLDS năm
2015 mà người đã lập di chúc không có ý kiến gì khác...



18
Dưới góc độ pháp lý, di chúc là căn cứ ưu tiên để thực hiện việc dịch chuyển tài
sản của một người đã chết cho các chủ thể khác. Chỉ khi nào không có di chúc hoặc di
chúc không hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực thì việc dịch chuyển di sản thừa kế mới
căn cứ vào luật để thực hiện. Do đó, ý chí của người để lại di sản về việc dịch chuyển
tài sản cho người khác sau khi mình chết còn được gọi là di chúc thừa kế.

0 thời kỳ La Mã cổ đại, pháp luật chưa quy định cụ thể về di chúc nhưng luật
đã thừa nhận di chúc là căn cứ đầu tiên để thực hiện việc phân chia di sản thừa kế.
Tại mục 1, bảng 5, Luật 12 bảng của Nhà nước La Mã cổ đại thì: “Nếu một người
qua đời không để lại di chúc mà cũng không có người thừa kế theo luật, thì người
đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất sẽ hưởng thừa kế. Nếu không có người
đàn ông kế tiếp thuộc họ hàng gần nhất, những người đàn ông thuộc dòng tộc còn
lại sẽ được hưởng thừa kế”. Vì vậy, các nhà lập pháp về thừa kế ở thời kì này đã chỉ
ra được một số đặc trưng của di chúc dưới góc độ pháp lý, điều này được lý giải
bởi: (i) Các tác giả của cuốn sách “Luật La Mã” đã chỉ ra rằng: “Di chúc là việc
định đoạt tài sản của con người trong trường hợp lúc qua
đời với nội dung có sự chỉ định rõ người thừa kế” [51, tr.161]; (ii) Nghiên cứu về
pháp luật thời kì này, PTS sử học Nguyễn Ngọc Đào viết rằng: “Theo Luật La mã,
hoàn toàn hiểu di chúc là sự “giao dịch” (negotio) đơn phương hay hiểu cách khác
đó là sự thể hiện ý chí của người viết di chúc”; (iii) Ulpain, luật gia nổi tiếng trong
thời La Mã cho rằng: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được
thực hiện khi chúng ta chết” [94].
Như vậy ở thời kỳ La Mã, một di chúc muốn trở thành căn cứ dịch chuyển di
sản từ một người đã chết sang cho các chủ thể khác thì di chúc phải do chính người
để lại di sản lập ra và phải có sự định đoạt di sản bằng ý chí của người lập di chúc.
1 Việt Nam, do khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thể chế chính trị, tư
tưởng lập pháp, truyền thống văn hóa của từng thời kỳ khác nhau nên pháp luật

trong từng thời kỳ có sự quy định khác nhau về di chúc.
Pháp luật thời phong kiến mà điển hình là Bộ Luật Hồng Đức dưới triều đại
nhà Lê (Quốc triều Hình Luật) được ban hành trong thời kỳ nhà Lê trị vì đất nước
đã có quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Người
trưởng họ chia nhiều ít cho phải, rồi làm giấy giao lại về phần hương hỏa thì theo
lệ cũ lấy một phần hai mươi trong số điền sản...” [17, Điều 3]. Ở thời kỳ này, việc
một người lập di chúc trước khi chết là một việc “phải” làm, việc định đoạt di sản
phải công bằng, đặc biệt phần di sản để lại làm hương hỏa không được quá 1/20
trong số điền sản. Quy định này cho thấy rõ sự can thiệp ý chí của Nhà nước vào
quá trình định đoạt tài sản của cá nhân.
Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa, kinh tế, chính trị của
Cộng hòa Pháp, điển hình là các Bộ Dân luật được áp dụng ở các miền khác nhau tại


×