Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

A, b và c bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà ông h theo sự phân công của nhóm, c mang theo một thanh sắt để cạy phá cửa chúng hẹn nhau 10 giờ đêm tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.58 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
TÌNH HUỐNG

1

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

2

1. A, B, C có phải đồng phạm không ?

2

2. Hành vi của C có phải là nửa chừng CDVPT không?

5

3. K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình

7

không ?
4. Nếu A, B, C 15 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm hình sự

10

về hành vi của mình không?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11




TÌNH HUỐNG
A, B và C bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà ông H. Theo sự phân
công của nhóm, C mang theo một thanh sắt để cạy phá cửa. Chúng hẹn nhau
10 giờ đêm tập kết ở địa điểm X. Đến giờ hẹn, C đem thanh sắt như đã thỏa
thuận đến địa điểm X nhưng chờ mãi không thấy A và B đến nên bỏ về nhà
ngủ. A và B đến chỗ hẹn trễ nên không gặp được C, nhưng vẫn quyết định đi
lấy tài sản theo kế hoạch và đã lấy được tài sản giá trị 80 triệu đồng. Do
không đi lấy tài sản nên C chỉ được A và B chia cho 5 triệu đồng, C chê ít và
không lấy, và cũng không nói gì về vụ trộm.
Hỏi:
1. A,B và C có phải là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nói trên
không? Tại sao?
2. Hành vi của C có được coi là tự ý nửa chừng CDVPT không? Tại
sao?
3. Sau khi lấy được tài sản của nhà ông H. A và B đã mang số tài sản
đó bán cho K và K đã mua lại số tài sản này. K có phải chịu TNHS về hành
vi của mình không? Tại sao?
4. Giả sử A, B và C mới tròn 15 tuổi thì A, B và C có phải chịu TNHS
về hành vi của mình không? Tại sao?

2


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1: A, B và C có phải là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản
nói trên không? Tại sao?
Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do
nhiều người cùng gây ra. Khi có nhiều người cố ý thực hiện hành động tội

phạm thì trường hợp đó được gọi là đồng phạm. Điều 20 Bộ luật hình sự quy
định : “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm”.
Đồng phạm đòi hỏi có những dấu hiệu sau :
a) Những dấu hiệu thuộc mặt khách quan :
- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ
thể của tội phạm. Điều kiện chủ thể ở đây bao gồm có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
-

Những người này phải cùng thực hiện tội phạm ( cố ý), có

nghĩa là người đồng phạm phải tham gia một trong bốn hành vi: Hành vi
thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục
người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người khác thực hiện tội
phạm.
Trong tình huống này, có thể phân tích như sau:
-

Dấu hiệu thứ nhất: Cả A, B, C ( 3 người) đã cùng thực hiện tội

phạm một cách cố ý ( có bàn bạc trước, không bị ép buộc, tác động bởi nhân
tố nào). Cả A, B, C đều có đủ năng lực trách nhiệm hình sự ,chỉ cần có đủ

3


tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì A, B và C sẽ có đủ điều kiện của chủ thể
của tội phạm.
Điều 12 Bộ luật hình sự có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình

sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”
Như vậy, ta có thể chia ra 2 trường hợp:
• Trường hợp 1: A, B, C đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Kết hợp với các dấu hiệu đã được thỏa mãn ở mặt chủ quan,ta có thể
khẳng định A,B,C là đồng phạm.
• Trường hợp 2: A, B, C chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi của A, B, C chưa đủ để cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hay đặc biệt nghiêm trọng nên nếu A, B, C chưa đủ 16 tuổi thì sẽ
không phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như không được xác định là đồng
phạm.
-

Dấu hiệu thứ hai: Các hành vi tham gia gây án của đồng phạm:
• Mặc dù A, B đến chỗ hẹn trễ nên không gặp được C nhưng chúng

vẫn quyết định đến nhà ông H để trộm cắp tài sản. Vì vậy có thể nói A, B
đóng vai trò là người thực hành

4


• Bên cạnh đó, đối với C, theo sự bàn bạc của cả 3 người thì C sẽ
mang theo một thanh sắt đến cạy phá cửa nhà ông H. Đúng giờ hẹn, C cũng
mang thanh sắt đến địa điểm tập kết X như dự kiến nhưng không gặp A và
B. Có thể thấy, ở đây C vẫn muốn có hành vi trộm cắp tài sản, tuy nhiên vì
lý do khách quan tác động ( A và B đến muộn) nên C mới bỏ về.

Như vậy, bằng những hành vi cụ thể đó, những người tham gia thực
hiện tội phạm đều có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của mỗi
người cũng có mối liên hệ, tương trợ lẫn nhau.
b) Những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan :
-

Dấu hiệu lỗi: Thể hiện trên hai mặt lí trí và ý chí:
• Về lí trí: Mỗi người đều biết hành vi của mình gây nguy hiểm cho

xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng
với mình. Mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham
gia thực hiện.
• Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động
chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để cho hậu quả phát sinh.
Khi mà các hậu quả mà những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mong
muốn không đồng nhất với nhau thì cũng không được coi là đồng phạm.
-

Dấu hiệu mục đích: Ngoài hai dấu hiệu cùng thực hiện và

cùng cố ý, đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích trong trường hợp
đồng phạm những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ: Đồng phạm
các tội thuộc chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Được coi là

5


cùng mục dích khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản
ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó.

Trong tình huống này, ta có thể thấy:
-

Dấu hiệu lỗi :
• Về lí trí: Do đã có bàn bạc,chuẩn bị từ trước nên mỗi người trong

số A, B và C đều đều biết hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội và
đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình
cũng như thấy trước hậu quả sẽ gây ra.
• Về ý chí: Cũng như đã nêu ở trên, do đã có sự bàn bạc, chuẩn bị
trước nên cả 3 đều cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong
muốn hoặc cùng có ý thức để cho hậu quả phát sinh.
Thỏa mãn yêu cầu về lí trí, ý chí


của đồng phạm.
-

Dấu hiệu mục đích: Mục

đích chung của A, B và C đều là trộm cắp tài sản nhà ông H.
Thỏa mãn dấu hiệu


mục đích.

Qua các dấu hiệu trên, ta thấy hành vi của A,B,C đã thỏa mãn các dấu
hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng phạm.
 Kết luận:
• Nếu A, B, C từ 16 tuổi trở lên thì A, B, C là đồng phạm trong vụ án

nói trên

6


• Nếu A, B, C chưa đủ 16 tuổi thì A, B, C không phải là đồng phạm
trong vụ án đó.
Câu 2: Hành vi của C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội không? Tại sao?
Theo điều 19 Bộ luật hình sự: “Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi
phạm tội là tự ý mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì
ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS
về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành
của một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội này”.
Các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
- Việc chấm dứt không thực hiện trực tiếp tội phạm phải xảy ra khi
tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn
thành.
- Việc chấm dứt không thực hiện trực tiếp tội phạm phải là tự
nguyện và dứt khoát.
Với định nghĩa và các dấu hiệu nêu trên thì hành vi của C không
được coi là tự ý chấm dứt hành vi phạm tội bởi các lí do sau:
- Thứ nhất: Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra
khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn
thành. Trong trường hợp này ta thấy A, B,C đã bàn bạc nhau chuẩn bị trộm
cắp tài sản nhà ông H. Tuy đã chuẩn bị đầy đủ công cụ, phương tiện phạm
tội nhưng do không gặp được nhau nên C đã bỏ về nhà ngủ. Như vậy, hành
vi tự ý bỏ về của C đã thoả mãn điều kiện thứ nhất của việc tự ý nửa chừng
chấm dứt hành vi phạm tội khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị.
7



- Thứ hai: Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm là phải tự
nguyện và dứt khoát. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội,
trước hết đòi hỏi việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải
hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan chi
phối. Từ khi có ý nghĩ phạm tội đến khi tự ý bỏ về nhà ngủ C không hề có ý
nghĩ hối hận, sợ bị phát hiện hay sợ bị trừng phạt mà bởi lí do rất đơn giản là
không gặp A và B ở điểm hẹn nên C bỏ về. Từ đó cho thấy hành vi của C là
tác động từ khách quan bên ngoài chứ không phải do ý chí của C muốn
chấm dứt hành vi phạm tội. Vì thế C không thoả màn điều kiện thứ hai về
việc không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát.


Với sự phân tích ở trên, ta có thể thấy để được coi là tự ý nửa

chừng chấm dứt hành vi phạm tội thì phải thoả mãn đủ hai điều kiện trên.
Nhưng C chỉ thoả mãn một trong hai điều kiện đó nên hành vi của C không
được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội.
Câu 3: Sau khi lấy được tài sản của nhà ông H. A và B đã mang số
tài sản đó bán cho K và K đã mua lại số tài sản này. K có phải chịu
TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do
nhiều người cùng gây ra. Khi có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm
thì trường hợp đó gọi là đồng phạm.
Việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm vừa
phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả những trường
hợp phạm tội, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc có tính riêng biệt.
Trong tình huống nêu trên, sau khi lấy được tài sản của nhà ông H, A
và B đã mang số tài sản đó bán cho K và K đã mua lại số tài sản này. Để

8


xem xé K có phải chịu TNHS trong trường hợp này hay không thì ta chia
làm 2 trường hợp lớn sau:
Trường hợp 1:
Nếu xác định được là thực sự K không biết gì về tài sản của A và B
đem bán là ăn trộm của nhà ông H thì K sẽ không phải chịu trách nhiệm hình
sự. Vì trong trường hợp này, K chỉ là người mua lại tài sản trong quan hệ
mua - bán bình thường. Như vậy, tại thời điểm mua số tài sản này nếu người
mua ( K) không biết tài sản đó là tài sản bị ăn trộm thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Trường hợp 2:
Trong trường hợp này, ta lại phải xét 2 khả năng nhỏ như sau:
- Khả năng 1: Khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy
định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản
biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong đó, tài sản do
người khác phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm
hữu không hợp pháp và tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ thực hiện
trước đó như tội phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản ( trong tình huống
này là tội trộm cắp tài theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999)
hoặc tội phạm khác.

9



Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu là những hành vi có tính chất dịch
chuyển tài sản từ người có tài sản do phạm tội sang người khác như hành vi
mua, tạo điều kiện để bán hoặc để trao đổi tài sản đó. Bên cạnh đó, hành vi
phạm tội tiêu thụ tài sản có đặc điểm trên chỉ cấu thành tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi không có sự hứa hẹn
trước.
- Khả năng 2: Nếu K có hứa hẹn trước với A và B rằng sẽ tiêu thụ số
tài sản mà A và B đã trộm cắp được ở nhà ông H thì K sẽ là đồng phạm với
A và B với vai trò là người giúp sức.
Lời hứa hẹn trước của người giúp sức ( K) tuy không tạo ra những
điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá
trình thực hiện tội phạm, ở đây là việc trộm cắp tài sản nhà ông H của A và
B. Sự tác động này thể hiện ở chỗ đã củng cố ý định phạm tội, củng cố quyết
tâm phạm tội đến cùng của A và B.
 Như vậy, có thể kết luận tình huống nêu trên như sau:
 Nếu K không biết những tài sản đó là do A và B trộm cắp mà có
thì quan hệ mua – bán giữa K với A và B chỉ là một giao dịch
dân sự đơn thuần, hành vi của người mua không phải là hành vi
vi phạm pháp luật.
 Nếu K biết những tài sản đó là do trộm cắp mà có, nhưng không
có sự hứa hẹn trước với A và B thì K sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự theo điều 250 Bộ luật hình sự về tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có
 Nếu K biết những tài sản đó là do trộm cắp mà có, đông thời đã
có lời hứa hẹn trước với A và B về việc tiêu thụ số tài sản này
10


thì K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 138 Bộ luật

hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức cho
A và B.
Câu 4: Giả sử A, B và C mới tròn 15 tuổi thì A, B và C có phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay không? Tại sao?
Trong tình huống trên ta thấy tài sản mà A, B và C đã lấy được trị giá
là 80 triệu đồng, vậy A, B và C đã vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều
138 về tội trộm cắp tài sản của Bộ luật hình sự: “…chiếm đoạt tài sản có giá
trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng ”. Theo khoản này
có mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến bảy năm.
Căn cứ vào khoản 3 điều 8 của Bộ luật hình sự thì ta có thể thấy để
xác định một tội thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng cần dựa vào mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy. Như vậy, tội trộm cắp tài sản mà A, B và C gây ra thuộc
loại tội phạm nghiêm trọng.
Điều 12 Bộ luật hình sự đã quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự :
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.”
Vì A, B và C mới tròn 15 tuổi và tội mà chúng gây ra thuộc loại tội
phạm nghiêm trọng nên A, B và C không phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi của mình.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Luật hình sự Việt Nam, Tập 1” - trường Đại học Luật Hà Nội
– Nhà xuất bản Công an Nhân dân – năm 2012

2. Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 – Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia – năm 2012.
3. />4. />x?ItemID=6284

12



×