Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hãy xác định quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ mong muốn chấm dứt việ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.23 KB, 10 trang )

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những bất cập lớn được chỉ ra trong thực tiễn mười hai năm thi
hành Luật Hôn nhân gia đình là các quy định về giải quyết hậu quả phát sinh
từ việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chưa ghi nhận
trong luật, dẫn đến quyền lợi của hai bên nam nữ sống chung khi có tranh
chấp rất khó phân xử. Tình huống của đề bài là một ví dụ: Hãy xác định
quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên nam, nữ chung sống
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ mong muốn chấm dứt việc
sống chung. Đứng trước tình hình này, các nhà làm luật phải giải quyết như
thế nào cho hợp lý?

II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

II.1 Các khái niệm có liên quan
a, Quyền nhân thân:
Là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi
con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa đến nay,
nói đến quyền nhân thân, người ta thường liên tưởng ngay đến những quyền
có liên quan mật thiết tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân… Vấn đề
này cũng được đề cập ở Điều 24 Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2005.
Nghĩa vụ nhân thân được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình (HN và
GĐ) tại các Điều 18, 21, 22, 23 và 25.
b, Chung sống như vợ như chồng:
Theo nghĩa khái quát, chung sống như vợ chồng có nghĩa là phải chung
sống thực tế, thường xuyên, công khai và được nhiều người biết đến.

1




II.2 Khái quát về vấn đề nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn
Trong xã hội hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu về “nam, nữ chung sống
như vợ chồng”. Theo quy định tại điểm d, mục 2 Thông tư liên tịch của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp số
01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 3/1/2001 thì “được coi
là chung sống như vợ chồng” khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- “Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau
- Việc nam, nữ về chung sống với nhau được gia đình ( một trong hai
bên chấp nhận).
- Việc nam, nữ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức
chứng kiến.
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau
xây dựng gia đình”.
Trước khi ban hành Luật HN và GĐ năm 2000, hệ thống pháp luật Hôn
nhân và gia đình của nước ta còn chấp nhận tình trạng “kết hôn không
đăng ký”.
Dưới góc độ pháp lý thì, “nam, nữ chung sống như vợ chồng là trường
hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo luật định nhưng không đăng ký
kết hôn. Về nguyên tắc, pháp luật không công nhận trường hợp này là vợ
chồng.
Trên thực tế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đất nước trải qua
một thời gian dài chiến tranh, có nhiều đôi lứa yêu nhau không có điều
kiện cùng đăng ký kết hôn, do những phong tục tập quán về kết hôn, do
sự kém hiểu biết của người dân…mà để bảo vệ quyền lợi của các bên và
các con, Nhà nước ta đã công nhận việc nam, nữ chung sống như vợ
chồng là hôn nhân có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để bảo vệ pháp chế xã
2



hội chủ nghĩa, Nhà nước ta chỉ công nhận các trường hợp nam, nữ chung
sống như vợ chồng có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn và
thời điểm chung sống trước ngày Luật HN và GĐ năm 1986 có hiệu lực
(trước 3/1/1987) khẳng định hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng,
có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn là vợ chồng hợp
pháp, giữa họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo Luật
HN và GĐ. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng từ
ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001 mà đến ngày 1/1/2003 không đăng ký
kết hôn hoặc từ ngày 1/1/2001 trở đi nhưng không đăng ký kết hôn thì
pháp luật không công nhận là vợ chồng.
Như vậy, vấn đề nam, nữ chung sống như vợ chồng đã được đề cập trong
các văn bản pháp luật do nhà nước ta ban hành và sử dụng rộng rãi trong
các bản án, quyết định của Tòa án khi Tòa án giải quyết các tranh chấp
liên quan đến hiện tượng này.
II.3 Xác định quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên nam, nữ
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi họ mong muốn
chấm dứt việc sống chung
Để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết các tranh chấp về
trường hợp này và quan điểm thống nhất khi áp dụng Luật HN và GĐ, nhà
nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm giải quyết về hậu quả
pháp lý sau khi Luật này có hiệu lực thi hành (1/1/2001).
Theo điểm c.1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối
cao ngày 23/12/2000 có quy định như sau:
“Người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật
về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;
3



- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ
chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp
này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày
01/01/2003)”.
Các điểm a, b, c khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của
Quốc hội đã quy định về tình trạng nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày
3/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa
đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có
yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987
đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này
thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này
có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký
kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không
công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là
4



vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công
nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng
khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để
giải quyết.
Việc “kết hôn” không đăng ký kể từ ngày 1/1/2001 (là ngày Luật HN và GĐ
có hiệu lực) đã bị xóa bỏ. Hiện nay, hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình
của Nhà nước ta chỉ còn thừa nhận trường hợp nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 3/1/1987 (ngày Luật
HN và GĐ năm 1986 có hiệu lực) là vợ chồng.
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên, nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn từ ngày 3/1/1987 trở đi, giờ họ mong
muốn chấm dứt việc sống chung này thì họ sẽ không được công nhận là vợ
chồng.
II.3.1, Giải quyết trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng được pháp
luật công nhận là vợ chồng (chung sống trước ngày 3/1/1987).
Trường hợp này khi họ mong muốn chấm dứt việc sống chung thì Tòa án thụ
lý vụ án và áp dụng về quy định về ly hôn của Luật HN và GĐ năm 2000 để
giải quyết theo thủ tục chung.
a, Về quan hệ nhân thân:
Theo khoản 1, Điều 11, Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ
vợ chồng.
Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có
hiệu lực, quan hệ vợ chồng cùng với các quyền và nghĩa vụ nhân thân sẽ
chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận được
thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân
5


như quyền đại diện cho nhau, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau,

… sẽ chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư cách là
công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi (như các quyền về họ tên,
dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp,…).
b, Về quan hệ tài sản
Để đảm bảo chia công bằng và hợp lý, trường hợp vợ chồng không
thể tự thỏa thuận được với nhau, Tòa án cần phải điều tra về quan hệ tài sản
của vợ chồng: Xác định đâu là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng; những
tài sản nào thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng; xác định nguồn gốc,
giá trị, số lượng, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình, cũng như
công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng như thế nào,… Sau đó, Tòa áp
dụng các nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật HN và GĐ để chia (việc chia
tài sản do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa
án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó),
kết hợp với từng trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 96, 97, 98 và
Điều 99; nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ,
chồng cũng như của những thành viên khác trong gia đình có liên quan.
Nếu có tranh chấp về tài sản riêng của vợ, chồng thì người có tài sản
riêng phải có chứng cứ chứng minh được đó là tài sản của mình (Điều 32
Luật HN và GĐ). Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản
mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó
là tài sản chung (khoản 3, Điều 27 Luật HN và GĐ).
Tài sản chung ở đây được hiểu là sở hữu chung hợp nhất của hai vợ
chồng (Điều 219 BLDS). Đối với tài sản chung của vợ chồng khi chia mà vợ
chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa
án quyết định theo nguyên tắc theo khoản 2, khoản 3 Điều 95 Luật HN và
GĐ.
6


II.3.2 Giải quyết trường hợp các bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà

không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận là vợ chồng (chung
sống từ 3/1/1987 trở đi và có mong muốn chấm dứt việc sống chung).
Tòa án sẽ thụ lý vụ án và giải quyết như sau:
a, Về quan hệ nhân thân:
Tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Họ không có các mối
quan hệ pháp lý của vợ và chồng. Những người có quan hệ như vợ như
chồng không có nghĩa vụ đặc trưng của quan hệ vợ chồng như nghĩa vụ yêu
thương nhau, chung thủy, đùm bọc, hỗ trợ nhau,… Mỗi người có các quyền
và nghĩa vụ đối với người kia theo luật chung, như hai cá nhân bình thường.
b, Về quan hệ tài sản:
“Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc
quyền sở hữu của người đó, tài sản chung được chia theo thỏa thuận của
các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết có tính
đến công sức đóng góp của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng
của phụ nữ và con” (khoản 3 Điều 17).
Những người chung sống như vợ như chồng trong trường hợp này
không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong thời gian chung sống,
tài sản do một người tạo ra thuộc quyền sở hữu của người đó, tài sản được
hai người cùng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Các nghĩa vụ
tài sản do một người xác lập chỉ ràng buộc người đó ngay cả trong trường
hợp nghĩa vụ tài sản được xác lập nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của
gia đình, thì trên nguyên tắc, nghĩa vụ cũng chỉ ràng buộc chính người xác
lập giao dịch.
Việc sử dụng, định đoạt tài sản chịu sự chi phối của luật chung về
quyền sở hữu: mỗi người có độc quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng của
mình. việc sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc
7


nhất trí. Sở hữu chung của hai người ở đây được hiểu là sở hữu của nhiều

chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 214 BLDS) nên việc sử dụng, định đoạt tài
sản chung được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT TRƯỚC
VẤN ĐỀ NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đă không công nhận quan hệ vợ
chồng đối với các trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống như vợ chồng
từ ngày 01/01/2001 trở đi (ngày Luật HN và GĐ có hiệu lực). Thực tế cho
thấy, sự phát triển của đời sống xă hội và pháp luật đă từng bước đi vào đời
sống nhân dân, đă khiến cho vấn đề trên được nhìn nhận lại.
Cơ sở lý luận xuất phát từ vai trò của việc đăng ký kết hôn. Đăng ký
kết hôn tạo ra một trật tự pháp lý ổn định trong việc xác lập mối quan hệ vợ
chồng, thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ vợ chồng. Tất
cả những điều đó đã khẳng định đăng ký kết hôn là một chế định pháp lý có
tính chất bắt buộc để công nhận một cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý và
Luật HN và GĐ đă không công nhận quan hệ vợ chồng đối với các trường
hợp chung sống như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở về sau.
Cơ sở thực tiễn xuất phát từ sự biến đổi nhiều mặt của tình hình kinh tế
- xă hội của đất nước những năm qua đă đem lại nhiều tác động to lớn, khiến
cho việc đăng ký kết hôn có điều kiện thực hiện thuận lợi: nền kinh tế phát
triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, do đó tŕnh
độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng

8


cũng được nâng cao; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
được chú trọng hơn đã góp phần đưa các quy định của pháp luật tới gần với
nhân dân, ý thức làm theo pháp luật của người dân được cải thiện,...

Xuất phát từ các cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, Điều 11 Luật HN
và GĐ năm 2000 khẳng định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung
sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ
chồng.”
Như vậy, quan điểm không công nhận là vợ chồng theo pháp luật đối
với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ sau ngày
01/01/2001 là hoàn toàn đúng đắn, xét trên các góc độ:
- Thứ nhất, nếu thừa nhận điều đó, tức là cho phép xác lập quan hệ vợ
chồng mà không cần đăng ký kết hôn thì các quy định về việc đăng ký kết
hôn sẽ không bảo đảm được hiệu lực thi hành, tức là không bảo đảm được
tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai, việc thừa nhận hôn nhân chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết
các tranh chấp về nhân thân và tài sản phát sinh từ quan hệ HN và GĐ, làm
cho tính thống nhất trong việc xét xử của Tòa án không được đảm bảo.
- Thứ ba, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
quản lý Nhà nước về hộ tịch; việc quản lý hộ tịch và nhân khẩu ở địa
phương sẽ không tránh khỏi tình trạng lơi lỏng, bị bỏ xót.
Như vậy, Luật HN và GĐ năm 2000 đă hoàn toàn có đủ cơ sở lý luận
và thực tiễn để không thừa nhận tình trạng đó và bắt buộc thực hiện quy định

9


về đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì bên cạnh quan điểm
nhất quán cũng cần phải thực hiện nhiều biện pháp mang tính hỗ trợ thiết
thực như: không ngừng tuyên truyền, giáo dục, giải thích về ý nghĩa của việc
đăng ký kết hôn, tạo mọi điều kiện để việc đăng ký kết hôn được dễ dàng,
thuận lợi, đặc biệt là đối với nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn.

IV.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ mang tính quy luật của tự

nhiên, đó là sự hướng tới nhau, gắn bó và liên kết giữa hai loài khác giống,
nó đã, đang và sẽ tồn tại trong xă hội của chúng ta. Mặt khác, đây cũng là
một quan hệ bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế - xă hội, văn hóa, phong
tục, tập quán. Do đó nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải sử dụng pháp luật
sao cho thật hiệu quả để hạn chế quan hệ này trong thực tế cuộc sống và giải
quyết về mặt hậu quả pháp lý những trường hợp mong muốn chấm dứt việc
sống chung với nhau.

10



×