Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BTHK dân sự 1 diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.55 KB, 23 trang )

I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các quan hệ xã hội cũng ngày càng
trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế các quyền và lợi ích của công dân cũng đòi hỏi
pháp luât bảo hộ ở mức độ cao hơn. Sự vững mạnh của quốc gia không chỉ dựa trên sự
phát triển của nền kinh tế mà còn được đánh giá trên cơ sở pháp luật bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân như thế nào? Do vậy, Nhà nước luôn tạo điều kiện
tốt nhất cho công dân thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ và toàn diện
Với bản chất là một quan hệ tài sản,quan hệ thừa kế dưới tác động của nền kinh tế thị
trường cũng trở nên phong phú và phổ biến trong các giao lưu dân sư. Chính vì vậy
chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thực sự cần thiết trong hệ thống các quy phạm
pháp luật dân sự Việt Nam . BLDS 2005 đã quy định khá đầy đủ về chế định thừa kế
tuy nhiên chưa thể dự liệu hết được những trường hợp,tình huống xẩy ra trên thực
tiễn. Do vậy một vấn đề quan trọng được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết tranh
chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản? Để xác định được những
người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối qua hệ của họ với người để lại di sản.
Bởi vì không phải tất cả những người thuộc diện hưởng di sản đều được hưởng thừa
kế cùng một lúc, mà tùy vào mối quan hệ của họ với người để lại di sản như thế nào sẽ
được ưu tiên nhận di sản theo một trình tự theo do pháp luật quy định. Để hiểu rõ hơn
về vấn đề này thì trong bài tiểu luận ngắn của mình sau đây em xin trinh bầy một số
vấn đê về: diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Diện và hàng thừa kế.
1.1khái niệm về diện và hàng thừa kế
Thừa kế di sản là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã
chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Vậy thừa kế là một trong những
phương thức xác lập quyền sở hữu tài sản. Phương thức đó được đặc trưng bằng các
mối liên hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản . Trong mối quan hệ này,
người để lại di sản là người có tài sản và là chủ sở hữu của tài sản đó hoặc quyền sử
dụng nó khi họ sống. Vì thế khi chết đi, để khối di sản đó được sử dụng đúng như ý
chí của người để lại di sản hoặc đảm bảo bổn phận của họ với gia đình của mình thì di
sản có thể được định đoạt theo hai hình thức: thừa kế theo si chúc hoặc thừa kế theo


pháp luật

1


Pháp luật thừa kế ở nước ta luôn tôn trọng quyền tự do định đoạt tài sản của người lập
di chúc và chỉ định người thừa kế. Nếu người thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch
tài sản theo ý chí của người để lại di sản khi người đó còn sống chỉ định trong di chúc
(có thể là cá nhân, tổ chức, nhà nước) thì thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân được
pháp luật quy định trong số những người acó mối quan hệ với người để lại di sản. Vậy
những trường hợp nào được pháp luật quy định thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế
của người để lại di sản:
1.1.1
Khái
niệm
diện
thừa
kế
theo
pháp
luật
Diện những người thừa kế theo pháp luật là : phạm vi những người có quyền hưởng di
sản thừa kế được chia theo pháp luật mà khi còn sống người để lại di sản có mối quan
hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng với những người trong phạm
vi
thuộc
một
hoặc
các
mối

quan
hệ
đó;
- Quan hệ hôn nhân: Xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng.
- Quan hệ huyết thống: Quan hệ giữa những người cùng dòng máu (Cụ với ông, bà;
Ông, bà với cha mẹ; Cha mẹ với các con; Anh chị em ruột...)
-Quan hệ nuôi dưỡng: Xuất phát từ sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa
những người không cùng huyết thống hay không có quan hệ hôn nhân (Cha mẹ nhận
nuôi con nuôi)
1.1.2 Khái niệm hàng thừa kế theo pháp luật:
hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người
chết và theo đó hị cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết
để lại
1.2 bản chất diện và hàng thừa kế theo pháp luật
1.2.1 Bản chất pháp luật về diện thừa kế quy định của BLDS hiện hành:
Trước hết ,diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân:
Để có cơ sở đảm bảo quyền lợi và thể hiện trách nhiệm đối với nhau, pháp luật thực
định chỉ chấp nhận gia đình phải dựa trên nền tảng hôn nhân hợp pháp. Theo quy đinh
tại khoản 6 điều 8 luật hôn nhân và gia đình ,thì “ hôn nhan là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi đã kết hôn”. Tại khoản 2 của điều luật nói trên còn quy định: “Kết hôn
là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ giữa vợ
và chồng khi kết hôn đã tuân thủ các điều kiện và các thủ tục pháp luật quy định. Vợ
chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau,khi quan hệ hôn nhân của họ tính

2


đến thời điểm mở cửa thừa kế của người vợ hoặc người chồng được xác định là hôn
nhân hợp pháp

Căn cứ vào quan hệ hôn nhân hợp pháp thừa kế của vợ, chồng trong nhận di sản của
nhau được bảo vệ bằng pháp luật.Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân
được xác lập thông qua đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định
trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam(1959 đến 2000). Tại điều 8 luật Hôn Nhân
và Gia Đình năm 2000 cũng đã giải thích: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ
vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Để
được đăng ký kết hôn, thì hai bên nam, nữ phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn do luật
hôn nhân và gia đình quy định tại các điều 9,10,11 và 14 về độ tuổi kết hôn , ý chí tự
do,tự nguyện trong kết hôn, không vi phạm chế độ một vợ một chồng, không vi phạm
các quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời,và không vi phạm các điều cấm khác
của pháp luật như: Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;giữa người đã từng là cha mẹ, cha
nuôi với con nuôi,bố chồng với con dâu,mẹ vợ với con rể,bố dượng với con riêng của
vợ,mẹ kế với con riêng của chồng;giữa những người cùng giới tính. Người mất năng
lực hành vi không được kết hôn
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
theo nghi thức tổ chức đăng ký kết hôn( điều 14)
Về vấn đề hôn nhân trái pháp luật là vi phạm một trong các quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình
Còn đối với vấn đề hôn nhân thực tế ,trước đây(trước năm 2000) do hoàn cảnh lich
sử ,kinh tế đất nước thì vấn đề hôn nhân thực tế được tòa thừa nhận cũng coi là hôn
nhân hợp pháp. Như vậy , hôn nhân của vợ chồng là hôn nhân hợp pháp từ thời điểm
kết hôn hoặc hôn nhân thực tế được tòa án thừa nhận, thì vợ và chồng thuộc diện thừa
kế theo pháp luật của nhau và còn là người thừa kế tài sản của nhau không phụ thuộc
vào di chúc
Sau này nhằm giải quyết dứt điểm những quan hệ vợ chồng không tuân thủ những quy
định của luật hôn nhân và gia đình,chính phủ đã bna hành Nghị định số 77/2001/NĐCP ngày 22 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị định số
35 /2000/QH10 của quốc hội về thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tại điều
2 có quy đinh: Quan hệ vợ chồng chưa đăng ký mà được xác lập trước 3-1-1987,thì
việc kết hôn không bị hạn chế về thời gian. Nhưng nếu nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng từ 3-1-1987 đến ngày 1-1-2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy


3


định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từ sau
ngày 1-1-2001 mà họ không đăng ký kết hôn ,thì pháp luật không công nhận họ là vợ
chồng
Như vậy, pháp luật không thừa nhận hôn nhân thực tế đối với quan hệ nam và nữ trên
thực tế đã chung sống với nhau như vợchồng từ 3-1-1987 đến ngày 1-1-2001 mà có
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì phải
đăng ký kết hôn. Pháp luật quy định trong thỏi hạn hai năm từ ngày 1-1-2001 đến
ngày 1-1-2003, mà họ không đăng ký kết hôn thì quan hệ của họ không phải là quan
hệ hôn nhân hợp pháp. Vấn đề hôn nhân thực tế không những đã có Nghị định số 35 /
2000/QH10 quy định thời hạn giải quyết cho đến ngày 1-1-2003, mà tại khoản 11 luật
hôn nhân và gia đình đã quy định không thừa nhận hôn nhân thực tế: “ nam, nữ không
đăn ký kết hôn mà chung sống với nhâu như vợ chồng thì không được pháp luật công
nhận là vợ chồng”
Như vậy có thể thấy được với quy định tại điều 11 luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã đoạn tuyệt hẳn vơi hôn nhân thực tế.Bởi lẽ , trong sự phát triển của nền kinh
tế thị trường,các mối quan hệ trở nên đa dạng và phức tạp nên quy định về “hôn nhân
thực tế”hoàn toàn không còn phù hợp với xu thế xã hội hiện đại. Hơn nữa ,chủ trương
của Đảng và Nhà nước là xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền Xã hội
chủ nghĩa thì không còn lý do nào để công nhận” thói quen” cảu người dân thay cho
quy định của pháp luật.
Do đó những quy định trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã
hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống
Mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ, con đẻ
Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của
những người con xét về quan hệ huyết thống với cha ,mẹ và nghĩa vụ của người làm

cha, làm mẹ của con. Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình
thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. (theo tinh thần
điều 4 trong luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 ,không phân biệt đối xứ
với trẻ em). Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai hay con gái
con trong giá thú hay ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực
hành vi dân sự,theo quy định của pháp luật, họ đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật
của nhau; vì giữa họ với cha, mẹ đẻ có quan hệ huyết thống.Cha đẻ, mẹ đẻ rù là con

4


trong giá thú hay con ngoài giá thú( về hậu quả pháp lý do pháp luật quy định để có cơ
sở xác định con chung của vợ chồng hoặc con của người cha, người mẹ không phải là
vợ chồng sình ra đều là những người có quan hệ huyết thống với con) đều có quan hệ
huyết thống, do vậy cha đẻ , mẹ đẻ với các con đẻ thuộc diện thừa kế theo pháp luật
của nhau. Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em cũng quy định “ trẻ em có quyền
được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ nếu có yêu cầu thì
được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha,mẹ theo quy định của pháp luật”.
(điều 11 luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004). Luật hôn nhân và gia đình
đã quy định về quyền xin xác nhận con của cha, mẹ là nhằm bảo vệ những quyền dân
sự chính đáng của công dân, trong đó có quyền thừa kế tài sản
Trong thực tế việc đương sự xin xác định cha cho con ngoài giá thú là một loại vụ việc
phức tạp,giải quyết các loại khiếu kiện này thường phải dựa vài những căn cứ nhất
định: như chứng cứ về mối quan hệ giữa những người được nghi vấn là cha,mẹ của
đứa trẻ trong mối liên hệ về mặt thời gian khi đứa trẻ thành thai và những người được
nghi vấn là cha,mẹ đứa trẻ trong thời gian đứa trẻ được sinh ra( theo quy đinh của luật
hôn nhân và gia đình nằm 2000)
Việc xác định cha,mẹ,con(xác định quan hệ huyết thống)không những là cơ sở để xác
định quyền và nghĩa vu của cha,mẹ và con đối với nhau trong quan hệ gia đình, mà
còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa cha,mẹ và các con trong trường hợp chết

Hiện nay, trình độ khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ hơn bao
giờ hết,vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới
và ở nước ta cũng đã có nhiều thành công trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc xác định
cha,mẹ cho con được sinh theo phương pháp khoa học không những là vấn đề nhân
đạo mang tính xã hội,mà còn là một vấn đề pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền
nhân thân và quyền tài sản của công dân trong đó có quyền thừa kế tài sản. Việc xác
định cha ,mẹ cho người con được sinh theo phương pháp khoa học, chính là việc xác
định quan hệ huyết thống giữa cha ,mẹ và con, ngoài những ý nghĩa kinh tế ,xã hội
khác, việc làm này còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa người được sinh ra theo
phương pháp khoa học và cha , mẹ của người đó( hiện nay vấn để này đã được quy
định tạ khoản 2 điều 63 luật hôn nhân và gia đình, và ban hành nghị định số 12 /
2003 /nđ-cp ngày 12/2/2003 về việc sinh con theo phương pháp khoa học)
Mối quan hệ giữa các cụ, ông bà với các cháu,chắt

5


Cũng như cha mẹ, ông bà phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật chứ
không thể là người được gọi để thu nhận lại các tài sản của cháu chết mà không có
người nối dõi như ngày xưa. Tuy vậy, ông bà không thể là người được thừa kế ưu tiên
hay cùng hàng so với cha, mẹ, cháu,chắt được
Theo điều 679 BLDS năm 1995 thì ông nội, bà nội,ông ngoại, bà ngoại của người
chết; cụ nội, cụ ngoại của người chết được hưởng thừa kế theo pháp luật của cháu
,chắt, nhưng cháu , chắt không phải là người thừa kế theo pháp luật cảu họ. Quy định
này đi ngược với thứ tự ưu tiên hưởng thừa kế theo quan hệ huyết thống xuôi của cháu
chắt bởi quan niệm truyền thống thì “ nước mắt chảy xuôi’’ . Vì thế,cháu, chắt không
được hưởng di sản của ông,bà ,các cụ là điều hợp lý. Chính vì vậy, BLDS năm 2005
đã sửa đổi bổ sung thêm tại điều 676. Ngoài ra , nếu cha mẹ, cháu,chắt chết trước hoặc
cùng thời điểm với ông, bà, các cụ thì cháu, chắt được hưởng thừa kế thế vị tại điều
677 BLDS năm 2005

Mối quan hệ giữa những người thân thuộc bàng hệ
Mối quan hệ giữa anh, chị ,em và con ,cháu của anh,chị ,em:
Điều 676 BLDS năm 2005 quy định anh,chị, em ruột là những người thuộc hàng thừa
kế thứ hai của nhau cùng với ông nội, và nội ,ông ngoại ,bà ngoại của người chết.
Con của anh,chị ,em được xếp vào hàng thứ ba bên cạnh cụ nội, cụ ngoại. Ngoài ra,
việc pháp luật quy định cho con của anh,chị ,em ruột của người chết gọi người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cii ruột ,dì ruột là hợp với đạo lý. Và vị trí của họ không
thể lấn lướt cha, mẹ mình trong việc nhận di sản nên được xếp thứ tự sau cùng là hàng
thứ ba
Nhìn chung, luật hiện hành đã xây dựng một giải pháp có mức độ hợp lý cao, có sự
dung hòa giữa quan niệm kinh tế và đạo đức củ quyền thừa kế,
Mối quan hệ giữa những người thân thuộc bàng hệ khác
Ngoài anh,chị,em ruột và con của anh,chị,em ruột pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận
những người nào mà người chết gọi cô ruột, bác ruột, chú ruột,cậu ruột hoặc dì ruột là
người thừa bàng hệ và được xếp vào hàng thứ ba( điểm c khoản 1 điều 676 BLDS
năm 2005) . Như vậy ,họ hưởng di sản cùng với cụ nội,cụ ngoại của người chết cũng
như với con cảu anh chị em của người chết
Nhìn chung lại ta thấy, diện thừa kế theo quan hệ huyết thống quy định tại BLDS năm
2005 đã được mở rộng đến ông bà nội, ngoại; anh chị em ruột, cháu ruột của người
chết mà người chết là ông bà nội ngoại của người chết; bác ruột,chú ruột,cậu ruột, dì

6


ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột,chú ruột,dì ruột, cô ruột,cậu
ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội , cụ ngoại.
Tuy nhiên , pháp luật cũng loại trừ quyền thừa kế của những người trong diện thừa kế
nếu có hành vi trái pháp luật được quy đinh tại điều 643 BLDS năm 2005
Thứ ba, diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ nuôi dưỡng
Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau nuôi dưỡng nhau giữa

những người thân thuộc theo quy định của pháp luật.Trong luật hôn nhân và gia đình
nghĩa vụ của những người có quan hệ huyết thống trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục các con chưa thành niên theo những nguyên tắc pháp luật: Cha mẹ có nghĩa
vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình;
con có nghĩa vụ kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. Nếu những người trong quan hệ
huyết thống mà vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục nhau giữa những
người có quan hệ huyết thống là căn cứ vào điều kiện có thể nuôi dưỡng nhưng đã vi
phạm. Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người đẻ lại di sản đã bị Tòa án kết án
bằng một bản án có giá trị pháp lý người đó bị tước quyền thừa kế theo pháp
luật( điểm b khoản 1 điều 643 BLDS “Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng người để lại di sản”)
Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh, chị ,em ruột đối với
nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha,mẹ hoặc cha,mẹ còn nhưng không có khả năng lao
động hoặc đều không có năng lực hành vi dân sự
Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông,bà nội,ngoại và các cháu nội ngoại:
Về phía ông ,bà nội,ngoại ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu,ông bà còn là những
người giám hộ đương nhiên của nhau và là đại diện theo pháp luật cho nhau.Điều 17
luật hôn nhân và gia đình có ghi nhận :
“ Điều 47. Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục
cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa
thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi
dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa
vụ nuôi dưỡng cháu.

7


2. Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

Ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng, cháu và ông bà còn là người giám hộ đương nhiên của
nhau và đồng thời cũng có nghĩa vị đại diện theo pháp luật cho nhau.”
Như vậy, nếu cháu chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động hoặc không có
năng lực hành vi dân sự hoặc không có tài sản để tự nuôi mình thì ông,bà nội,ngoại
phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cháu theo pháp luật. Ngược lại cháu cũng có
bổn phận kính trọng,chăm sóc phụng dưỡng ông bà. Với lý do như trên, ngoài mối
quan hệ huyết thống, dựa trên quan hệ nuôi dưỡng thì ông bà và các cháu thuộc diện
thừa kế của nhau
Quan hệ giữa cha kế,mẹ kế với con riêng của vợ ,của chồng:
Theo quy định của pháp luật thì giữa những người con riêng với cha kế, mẹ kế đã thể
hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình
quy định bố dượng ,mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trong mon, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục con riêng cùng chung sống với mình và đã thể hiện được nghĩa vụ của người
cha, người mẹ đối với con thì theo quy định của pháp luật họ thuộc diện thừa kế của
nhau
Nếu con riêng của vợ,của chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế, con của họ được thừa
kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời
Như vậy theo điều 679 con riêng và bố dượng ,mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế di
sản theo quy định tại điều 676 và điều 677 của BLDS này
Nhưng quy định này rất chung chung, không rõ ràng như thế nào mới là được xem là
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,mẹ con. Vì vậy khi xẩy ra tranh chấp trên
thực tế ,việc áp dụng rất khác nhau.Lúc đó quyền lợi giữa con riêng với cha kế,mẹ kế
khó có cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi giữa khi xung quanh họ còn có nhiều
người có quan hệ thân thuộc, gần gũi trong diện thừa kế. Thử hỏi ,khi có tranh chấp
xẩy ra ,người con riêng đó có đủ chứng cứ để chứng minh hay không? Tương tự như
vậy, con riêng không thuộc diện thừa kế của những người khác trong họ hàng, thân
thuộc của cha kế ,mẹ kế.
Quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi :
Nuôi con nuôi là vấn đề đã được pháp luật điều chỉnh từ lâu. Mục đích nuôi con

nuôi đã được Luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ quy định rất cụ thể:

8


Điều 34 Luật hôn nhân và gi đình năm 1986: “việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó
tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm người
nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục tốt nhất”
Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Nuôi con nuôi là việc xác lập
quan hệ cha mẹ và con giữa những người nhận nuôi con nuôi với người được nuôi,
bảo đảm cho người con được nhận làm con nuôi được trông nom và nuôi dưỡng,
chăm sóc giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội…”
Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, có quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ và con theo Luật này…”
Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời là hành lang pháp lý bảo vệ quyền và nghĩa
vụ của con nuôi và những người liên quan. Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy
định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các
quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia
đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”
Nuôi con nuôi là việc làm nhân đạo, tạo môi trường sống tốt nhất cho người được
nhận làm con nuôi đặc biệt là những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi. Khi quan hệ nuôi con
nuôi được xác lập, con nuôi có nghĩa vụ trách nhiệm với gia đình cha mẹ nuôi như là
con đẻ: yêu thương,kính trọng ông bà cha mẹ, đoàn kết giúp đỡ anh chị em…cùng
sống trong một mái nhà, có nghĩa vụ trách, nhiệm với các thành viên trong gia đình
như con đẻ, nên việc pháp luật quy định con nuôi và các thành viên trong gia đình cha
mẹ nuôi nằm trong diện thừa kế của nhau là hoàn toàn hợp lý. (Theo quan điểm của
Luật nuôi con nuôi năm 2010)
Theo khoản 1 điều 74 của luật hôn nhân và gia đình “. Quyền và nghĩa vụ giữa cha

mẹ nuôi và con nuôi”:
“Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy
định tại Luật này, kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi.”
Một khi nhận nuôi một người làm con nuôi thì người con nuôi đó đương nhiên trở
thành một thành viên trong gia đình cha, mẹ nuôi. Khi mối quan hệ nuôi dưỡng giữa
cha mẹ nuôi với con nuôi được thiết lập thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng con nuôi, ngược lại người con nuôi phải biết yêu thương kính trọng,chăm
sóc,phụng dưỡng cha,mẹ nuôi.

9


Theo khoản 1 điều 74 của luật hôn nhân và gia đình “. Quyền và nghĩa vụ giữa cha
mẹ nuôi và con nuôi”:
“Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy
định tại Luật này, kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi.”
Một khi nhận nuôi một người làm con nuôi thì người con nuôi đó đương nhiên trở
thành một thành viên trong gia đình cha, mẹ nuôi. Khi mối quan hệ nuôi dưỡng giữa
cha mẹ nuôi với con nuôi được thiết lập thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng con nuôi, ngược lại người con nuôi phải biết yêu thương kính trọng,chăm
sóc,phụng dưỡng cha,mẹ nuôi.
Như vậy ta có thể thấy , mối quan hệ của họ không phải là quan hệ huyết thống, quan
hệ thừa kế của họ chỉ được xác định trên cơ sở nuôi dưỡng.
2.2 bản chất pháp luật về hang thừa kế theo pháp luật hiện hành
Hàng thừa kế theo pháp luât: được quy định cụ thể tại điều 676 BLDS
Như chúng ta đã biết, di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người
thân thích của ngưởi đó.Tuy nhiên, trong số những người thân thích đó có mức độ gần
gũi, thân thích của mỗi người đối với người chết là khác nhau. Theo trình tự hưởng di
sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người chêt sẽ di sản mà người
đó để lại, nhiều người có cùng một mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng được

hưởng phần di sản của người đó. Khi không có người gần gũi nhất thì những người
có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại.Như vậy, khồn
phải tất cả những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự
trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết,pháp luật về thừa kế đã
xếp những người đó theo nhóm khác nhau. Mỗi nhóm đó được gọi là hàng thừa kế
theo pháp luật
Như vậy hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi
với người chết và theo đó hị cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà
người chết để lại
Hàng thừa kế thứ nhất: quy định tại điểm a , khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 quy
định về hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng,cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi , mẹ
nuôi ,con đẻ, con nuôi của người chết:
Cơ sở xác định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất dựa trên cả ba mối quan hệ:
huyết thống, quan hệ hôn nhân , quan hệ nuôi dưỡng

10


- Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại
Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất của vợ chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là
vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp (quan hệ hôn nhân)
Khác với pháp luật thực định,pháp luật thời phong kiến quy định hàng thừa kế thứ
nhất chỉ có con cái .Vợ hoặc chồng không được quy định trong một hàng thừa kế cố
định nào và vị trí của người vợ bao giờ cũng bị xem nhẹ. Bởi theo truyền thống của
người Việt Nam lúc bấy giờ “ nhập gia tùy tục, xuất giá tồng phu, phu tử tòng tử” nên
quyền lực gia đình tập trung vào người chồng. Khi một người phụ nữ kết hôn thì
người chồng đương nhiên trở thành chủ sở hữu của tất cả tài sản trong gia đình , thậm
chí là chủ sở hữu luôn cả tài sản của người vợ đem về nhà chồng khi hết hôn .Nếu là
vợ chồng thì kể cả trong các trường hợp đặc biệt sau cũng được thừa kế của nhau :
+ Trong trường hợp vợ,chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà

sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản
+ Trong trường hợp vợ ,chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án
cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người
chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
+ Người đang là vợ hoặc là chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì
dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản
(*) Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng được pháp luật
thừa nhận : Đó là các trường hợp có nhiều vợ nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở
miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc( trong
khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và cuộc hôn
nhân sau không bị tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật . Trong
trường hợp này, người chồng(vợ) được hưởng thừa kế thứ nhất của tất cả những người
vợ( chồng) và ngược lại
- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: được hưởng thừa kế của
nhau dựa trên quan hệ huyết thống.Cha mẹ sinh các con và có nghĩa vụ nuôi dưỡng
các con trưởng thành.Ngược lại, các con phải kính trọng,yêu thương, chăm sóc và
phụng dưỡng cha mẹ. Do vậy họ phải thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau.
Cha đẻ, mẹ đẻ,con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy định của
pháp luật thừa kế Việt Nam mà là của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được
hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và
ngược lại .

11


- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại.
Trước đây, đã có giai đoạn pháp luật chỉ cho phép con nuôi được thừa kế của bố mẹ
nuôi chứ không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và anh chị em ruột
,ngược lại cha đẻ, mẹ đẻ của người đang làm con nuôi cũng thuộc diện thừa kế theo
pháp luật của người con đẻ đó. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS năm 1999 ,BLDS

năm 2005 thì cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế di sản của nhau và nếu một người
đi làm con nuôi của người khác thi vừa có thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ
đẻ và cha đẻ của người đi làm con nuôi người khác cũng được hưởng thừa kế của
người con nuôi đó. Để có thể được hưởng thừa kế thì quan hệ nhận nuôi con nuôi
phải hợp pháp theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và luật nuôi con
nuôi sửa đổi năm 2010
Ngoài ra, giữa con đẻ và con nuôi không có sự phân biệt, theo đó, quyền thừa kế theo
pháp luật của con đẻ và con nuôi la ngang nhau khi hưởng di sản thừa kế của cha
mẹ .Điều này còn phù hợp với mục đích nhận và nuôi con nuôi nhằm thể hiện lòng
nhân đạo, yêu thương của mọi người sao cho trẻ em được nuôi dưỡng trong điều kiện
tốt hơn và bù đắp cả vật chất lẫn tinh thần khi làm con nuôi. Những người ở hàng thừa
kế thứ nhất có mối quan hệ gần gũi hơn cả đối với người để lại di sản được xét trên
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
Ví dụ: A và B là kết hôn năm 1970 và có con chung với nhau là C ,D và có một
người con nuôi là E do cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi lúc E còn nhỏ(13 tuổi ) .
Năm 2009 B có đơn yêu cầu tòa án chia tài sản chung của hai vợ chồng, vì mục
đích kinh làm ăn kinh doanh riêng. Việc làm ăn kinh doanh của B rất phát
triển,nhưng không may ngày 29/10/2010 vì bị tai biến mạch máu não ,B chết đột
ngột. Sau khi mai táng cho B xong các con của B xảy ra tranh chấp số tài sản cha
để lại nhưng lại không có di chúc gì cả. Ngày 1/1/2011 bà A làm đơn yêu cầu tòa
án chia di sản thừa kế của ông B.
Tòa án đã xác định ông B chết để lại di sản là 56 tỷ đồng
Áp dụng quy định của điều 667 người thừa kế theo pháp luật, Tòa án xác định
A,C,D,E đều thuộc diện thừa kế của B và đều cùng nằm trong hàng thừa kế thứ
nhất của B
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng,cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi , mẹ nuôi ,con đẻ,
con
nuôi
của
người

chết.”
Do đó số di sản ông B để lại sẽ được chia đều cho bốn người:

12


A=C=D=E= 56 tỷ đồng : 4 = 14 tỷ đồng
Hàng thừa kế thứ hai : điểm b khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 quy định những
người thừa kế ở hàng thứ ba bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột,em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội , ông ngoại, bà ngoại;
- Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại,bà ngoại
với cháu ngoại và ngược lại
Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu,ông bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của
cháu. Nếu cháu(ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ ở hàng thừa kế thứ hai của
cháu và ngược lại. Trước đậy,BLDS 1995 chỉ quy định ông, bà( nội ,ngoại ) ở hàng
thừa kể thứ hai của cháu ruột chứ không quy định cháu ruột ở hành thừa kế thứ hai
của ông bà. Sở dĩ BLDS năm 1995 quy định như vậy vì cho rằng nếu cha mẹ của cháu
còn sống khi ông bà chết thì cha mẹ cháu sẽ được hưởng thừa kế. Tuy nhiên,theo
BLDS 1995 thì trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ của cháu không
được hưởng thừa kế mặc rù vẫn còn sống( bị truất quyền,không có quyền hưởng di
sản), trong trường hợp này cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì
không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do này, để đảm bảo quyền lợi
cho những người cháu ruột pháp luật đã quy định cháu ruột là người thuộc hàng thừa
kế thứ hai của ông bà( nội, ngoại) nếu ông và chết.
- Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại: Mặc dù pháp luật
không quy định cụ thể nhưng có thể hiểu anh chị em ruột là anh chị em ,cùng cha hoặc
cùng mẹ sinh ra nên giữa họ có mối quan hệ thuyết thống. Trong gia đình, nếu không
còn bố mẹ thì các anh, chị, em phải yêu thương chăm sóc nuôi dưỡng nhau. Trước đây
, theo thông tư 594 và thông tư 81 quy định anh,chị ,em nuôi được thừa kế của nhau,

Nhưng trên thực tế, khái niệm anh chị ,em nuôi chưa bao giờ tồn tại nên pháp luật đã
loại trừ và bãi bỏ quy định này. Do vậy, nếu anh chị ruột chết trước em ruột thì em
ruột được hưởng thừa kế của anh ,chị ruột và ngược lại.
Nhìn chung , những người thuộc hàng thừa kế thứ hai có mối quan hệ khá gần với
người chêt nhưng không thể ưu tiên xếp cùng thứ tự ở hàng thứ nhất bởi vì mức độ
gần gũi của họ không thể nào bằng hàng thừa kế thứ nhất được. Do vậy, họ ưu tiên
được hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai
Hàng thừa kế thứ ba: điểm c khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 quy định người thừa
kế ở hàng thứ ba bao gồm ;cụ nội ,cụ ngoại của người chết;bác ruột,chú ruột,cậu

13


ruột,cô ruột, dì ruột của người chết;cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột,chú ruột ,cậu ruột,cô ruột,chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại :
- Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, cụ ngoại với chắt ngoại và ngược
lại
Tương tự như qua hệ thừa kế giữa ông ,bà (nội, ngoại) với cháu ruột, cụ nội ngoại sẽ
thuộc hàng thừa kế thứ ba của chắt ruột và ngược lại. Đây là quy định đã được bổ
sung thêm, quy định này thay thế cho sự bất hợp lý về quyền lợi của chắt khi không
thuộc diện thừa kế của cụ nội, ngoại tại điều 679 BLDS năm 1995
- Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột,cậu ruột với cháu ruột và
ngược lại
Bác ruột , chú ruột ,cô ruột là anh , chị, em (ruột) của bố đẻ của cháu; bác ruột,cậu
ruột, dì ruột và anh,chị , em (ruột) mẹ đẻ của cháu. Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu
ruột, dì ruột thuộc hành thừa kế thứ hai của cháu ruột chết và ngược lại.
Trình tự ưu tiên hưởng di sản phải theo quy luật săp xếp thứ tự các hàng. Trước hết,
những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hàng đầu bởi giữa họ có mối
quan hệ thân thuộc, thiêng liêng và gần gũi nhất. Hàng thừa kế thứ nhất được xác định

trên cả ba mối quan hệ: quan hệ huyêt thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi
dưỡng. Tuy nhiên , những người này sẽ không được hưởng di sản nếu vi phạm Khoản
1 điều 643 BLDS năm 2005 hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ trối nhận di sản.
Và lúc này ngoài những người trên, không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì những
người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ ưu tiên hưởng di sản. Hàng thừa kế thứ ba cũng vậy,
sẽ nhận di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ hai.Quy định như trên của pháp
luật nhằm giải quyết việc hưởng di sản theo trình tự hàng, mà không cơ sự xen kẽ với
bậc như pháp luật thừa kế của một số nước như: Thái Lan, Nhật Bản
Quyền của người thừa kế ở cùng một hàng được bảo đảm trong việc hưởng di sản.
Không có người thừa kế ở hàng hai hàng khác nhau cùng được hưởng di sản theo
pháp luật. Chỉ khi nào hàng trước không còn ai thừa kế, người ở hàng thừa kế sau
mới được hưởng
3 một số vướng mắc bất cập và phương hướng giải quyết về diện và
hàng thừa kế theo pháp luật

14


3.1 một số vướng mắc và bất cập về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện
hành
Trong những năm qua, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường các tranh chấp
dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng. Trong số đó, các tranh chấp về thừa kế
chiếm một tỷ lệ đáng kể và chủ yếu xoay quanh việc chia di sản thừa kế.Đây là những
tranh chấp chủ yếu đòi hỏi công bằng về quyền lợi nên cần phải xác định một cách
thấu tình đạt lý, vì thế, đòi hỏi các cấp Tòa án có thẩm quyền phải xác định đúng
những người được quyền hưởng thừa kế và theo thứ tự ưu tiên nhất định, tránh trường
hợp nhầm lẫn để đảm bảo quyền lợi của đương sự
Một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác
định diện và hàng thừa kế. Nếu xác định sai về những người thuộc diện thừa kế theo
pháp luật không giải quyết dứt điểm vụ án mà còn dây dưa kéo dài. Ngoài việc xác

định đúng người thừa kế theo pháp luật, Tòa án nhân dân còn phải kết hợp hài hòa
giữa thực tiễn và lý luận để có sựu linh hoạt mềm dẻo nhằm ổn định đời sống, trật tự
xã hội.
Những năm gần đây, hiệu quả xét xử của tòa án nhân dân các cấp ngày càng nâng cao.
Thực tế xét xử của tòa án nhân dân các cấp đã có gắng trong việc nâng cao trình độ,
bám sát các quy định của Bộ Luật Dân sự và các văn bản pháp luật của các nghành có
liên quan để xác định đúng hướng đắn trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế đạt
hiểu quả tốt .Tuy nhiên, còn nhiểu quy định trong Bộ Luật Dân sự chưa phù hợp với
thực tế và chưa rõ ràng khiến các Toà án gặp nhiều khó khăn khi áp dụng. Đôi khi do
cách hiểu của những người áp dụng các nhau trong cùng một vụ án. Song , với cách
hiểu nào cũng phải dựa trên tinh thần của điều luật và xác định bản chất điều luật quy
định như thế nào để tránh bị sai sót,nhầm lẫn
Ví dụ là:
3.1.1- Trường hợp con dâu , con rể đối với thừa kế di sản của bố mẹ vợ,chồng
Trong pháp luật thừa kế nước ta từ trước đến nay chưa có bao giờ quy định việc con
dâu, con rể được thừa kế di sản của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Thế nhưng, trên thực tế
nhiều vụ án lại có nguyên đơn là con dâu, con rể kiện việc chia thừa kế di sản của bố
mẹ chồng, bố mẹ vợ,với lý do người chồng ,người vợ của người đi kiện đã chết nên họ
là người thừa kế đương nhiên của người chồng, người vợ đó. Với cách hiểu như vậy
là không đúng, bởi lẽ,ở đây cần phân biệt tranh chấp thừa kế di sản của người cha mẹ

15


người chồng ,người vợ đã chết đó chứ không phải xác định người chồng, người vợ đó
được hưởng thừa kế của vợ hoặc chồng mình đã chết
Do vậy phải hiểu rõ trong trường hợp bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ để lại di sản, nếu
người chồng hoặc người vợ đó chết thì những người con của họ mới được hưởng
quyền thừa kế thế vị của ông bà nội, ông bà ngoại để lại.
Do hiểu không đúng,nhiều tòa án không đề cập đến người con của người chết hoặc

nếu có đề cập nhưng lại xếp những người con đó vào tư cách là những người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan, trong khi đó lại đưa người còn sống là vợ (hoặc chồng) của
người chết là nguyên đơn kiện chia thừa kế di sản của người bố mẹ đẻ của người chết.
Có tòa án trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án thừa kế đã ghi lời khai của những
người thừa kế, trong đó có sự từ chối hoặc nhường quyền thừa kế của mình cho một
người khác. Lẽ ra phải đưa những người thừa kế đó tham ra tố tụng để tòa án xem xét
chấp nhận hay không chấp nhận sự tự nguyện đó. Nhưng khi thấy họ từ chối quyền lợi
thừa kế thì loại bỏ họ ra ngoài vụ án luôn, không xếp họ tham gia tố tụng với tư cách
nào cả. Điều này dẫn đến trường hợp tại tòa án sơ thẩm, những người thừa kế có ý
kiến khước từ thừa kế, nhường kỷ phần cho người khác nhưng sau đó lại đổi ý kiên.
Vì không được tham gia tố tụng nên họ cũng không được quyền kháng cáo bản án sơ
thẩm mà khiếu nại Tòa án nhân dân Tối cao
Vì vậy , bài học rút ra từ thực tiễn là tòa án cấp sơ thẩm cần lưu ý đến việc điều tra kỹ
lưỡng để xác định đúng đắn hàng thừa kế ngay từ ban đầu để đưa họ tham gia tố tụng,
cho dù trước khi xem xét các nội dung liên quan đến việc tranh chấp về thừa kế mới
có thể giải quyết vụ án đúng pháp luật
3.1.2 - Vấn đề thừa kế theo pháp luật giữa con riêng và cha mẹ kế.
Giữa con riêng và cha kế,mẹ kế không có quan hệ huyết thống nhưng theo quy định
tại điều 38 luật hôn nhân và gia đình ,họ lại có nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng nhau.
Như vậy, giữa con riêng với cha kế,mẹ kế dù muốn hay không muốn họ phải thể hiện
các nghĩa vụ theo pháp luật. Nếu họ cùng chung sống với nhau thì nghĩa vụ của họ đối
với nhau theo quy định trên cũng chẳng có gi khác so với nghĩa vụ giữa con đẻ với
cha đẻ,mẹ đẻ. Ngược lại nếu họ chung sống với nhau mà không thể hiện nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau thì họ bị coi là vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng không? Nếu
xác định họ vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau thì quyền thừa kế của một
trong hai người sẽ bị tước bỏ theo quy định của pháp luật,khi một bên chết trước.
Ngược lại, trong trường hợp họ không cùng chung sống với nhau nhưng họ vẫn thể

16



hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ có được
thừa kế theo pháp luật của nhau khi một bên chết trước không? Để làm rõ vấn đề này
thì em nghĩ điều 679 cần phải kết hợp với các điều từ điều 34 đến điều 38 luật hôn
nhân và gia đình để xây dựng điều luật có nội dung thống nhất.
Phương án cho việc xây dựng quy định này có thể là con riêng với cha kế, mẹ kế được
thừa kế theo pháp luật cảu nhau, thì độ tuổi con của người con riêng cần phải được
quy định ở mức nào đó . Theo đó thời hạn chăm sóc , nuôi dưỡng nhau, mức độ năng
lực hành vi dân sự của họ và họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng như thê
nào mà không nhất thiết họ phải sống cùng nhau. Nếu còn giữ nguyên điều 679 BLDS
như hiện nay, thì việc xác định quyền thừa kế theo pháp luật của nhau giữa con riêng
với cha kế, mẹ kế là một vấn đề phức tạp sẽ có nhiều quan điểm khác nhau trong việc
áp dụng quy phạm để giải quyết tranh chấp thực tế phát sinh. Như vậy sẽ gây nên
pháp luật về thừa kế không những thiếu chặt chẽ mà còn khó có thể áp dụng được
thống nhất ở các cấp tòa án. Như vậy thì pháp luật nên quy định về việc xác định
nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa con riêng với cha kế, mẹ kế không phụ thuộc và nơi
cư trú củ họ, ,mà căn cứ vào việc giữa họ có thực sự thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng nhau như cha con,mẹ con hay không
Về nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha kế, mẹ kế pháp luật không nhất
thiết phải quy định điều kiện họ cùng sống chung với nhau bởi vì sự thể hiện nghĩa vụ
chăm sóc nuôi dưỡng nhau giữa họ về điều kiện không gian không ảnh hưởng nhiều
tới việc nuôi dưỡng. Trên thực tế đã cho thấy con riêng và cha kế, mẹ kế đã không
cùng chung sống với nhau do điều kiện công việc ,nhiệm vụ của từng người mà họ
không thể chung sống cung nhau, nhưng họ vẫn dành chio nhau những khoản tiền
hoặc lương vật chất khác để đảm bảo cuộc sống của nhau với một tình cảm chân thực.
Nếu xét về mặt đạo đức thì hành vi nuôi dưỡng nhau giữa những người con riêng với
cha kế,mẹ kế được xem xét như bổn phận tự nguyện. Những khoản tiền và lương vật
chất khác của một trong hai bên được chuyển cho nhau để bảo đảm cuộc sống ổn định
và thậm chí trong điều kiện nào đó,mức độ vật chất mà họ dành cho nhau đảm bảo
cho chất lượng cuộc sống còn cao hơn mức cao hơn mức sống của những người bình

thường khác trong cùng một khu vực. Theo quan điểm của em pháp luật nên có
những quy định về vấn đề này theo giải pháp sau đây:
- Nếu giữa con riêng và cha kế,mẹ kế đã thể hiện được trên thực tế nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng và quý mến,kính trọng nhau giữa cha con, mẹ con thì khi một bên chết

17


trước ,họ được thừa kế theo pháp luật của nhau như cha con, mẹ con. Theo đó, con
của người con riêng được thừa kế thế vị như các cháu ruột khác của người là cha kế,
mẹ kế trong trường hợp người con riêng đó chết trước hoặc chết cùng vào một thời
điểm với cha kế, mẹ kế. Có quy định cụ thể như vậy, không những thuận tiện cho việc
áp dụng quy phạm để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế trong trường hợp
cụ thể,mà nó còn phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam trong quan hệ mẫu kế, kế phụ
Từ những phân tích trên điều 679 BLDS cần sửa như sau :
Con riêng và bố dượng(cha kế),mẹ kế không phụ thuộc vào nơi họ cư trú nếu có quan
hệ chăm sóc ,nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con từ một phía hoặc từ cả hai phía,
thì được thừa kế của nhau theo quy định tại điều 676 và con và cháu con hoặc cháu
của người con riêng đó còn được thừa kế tài sản theo quy định tại điều 667.
Và vì trên thực tế có trường hợp khi người để lại di sản chết vì không muốn cho con
riêng hưởng di sản mà những người thừa kế khác không thừa nhận quan hệ nuôi
dưỡng đó.Trong trường hợp này thì quyền lợi của người là cha kế, mẹ kế,con riêng sẽ
được đảm bảo bằng biện pháp nào? Pháp luật đã không quy định cụ thể và thiết nghĩ
đây là điều cần bổ sung để tránh gây ra tình trạng điều luật được hiều không nhất quán
và để đảm bảo quyền lợi cho người được hưởng di sản thừa kế.
3.1.3- Những người thừa kế được sịnh theo phương pháp khoa học:
Đây cũng là một vấn đề nóng bỏng nữa khiến những nhà áp dụng pháp luật lúng
túng,xác định cha cho những đứa bé sinh ra theo phương pháp khoa học thụ tinh nhân
tạo. Trong một số trường hợp đưa trẻ sinh ra theo phương pháp tiến bộ khoa học

nhưng không được sự thuận tình của cả hai vợ chồng trong khi hôn nhân còn tồn tại
khiến những người xét xử không biết phải phân định như thế nào khi xẩy ra tranh chấp
Ví dụ như là: trên thực tế.có trường hợp hai vợ chồng sống với nhau trong một thời
gian dài nhưng không có con do người chông không có khả năng có con. Không bàn
bạc với chồng, người vợ đã tự ý đi thụ tinh nhân tạo và sinh ra một đứa bé. Lúc vợ
chồng còn sống hòa thuận với nhau thì không có chuyện gì xẩy ra. Đến khi ông bà nội
chết đi mới biết trước khi chết ông bà nội để lại di chúc cho đứa cháu đích tôn do ông
,bà nội cư nhầm tưởng rằng đó là giọt máu của con trai ông bà. Lúc này vợ chồng xẩy
ra xích mích và dẫn đến ly hôn. Trong trường hợp này, đứa bế sẽ được xác định như
thế nào? Đứa bé có phải là con chung của hai vợ chồng trong khi hôn nhân còn tồn tại
hay không? Nếu xét về lý thì đứa bé dó hoàn toàn không phải là máu mủ của người

18


chông mà là do người vợ đi thụ tinh nhân tạo.Việc xác định tư cách của đứa bé rất
quan trọng bởi lẽ, nếu xem đứa trẻ là con chung thì việc hưởng di sản của ông, bà nội
sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng xét về mặt truyền thốn thì không thể xem
đứa bé là con của chồng được bởi người vợ không hề bàn bạc với chồng về việc đi thụ
tinh nhân tạo
Trong trường hợp cụ thể này thì, một số người cho rằng đứa trẻ đó không được xem là
con của người chồng.Bởi lẽ,trong trường hợp thụ tinh nhân tạo nhưng tinh trùng được
lấy từ người chồng để thụ tinh thì đó mới là con đẻ của người chồng. Cũng có những
đứa bé được thụ tinh nhân tạo không phải từ tinh trùng của người chồng nhưng được
sự đông ý, thỏa thuận giữa hai vợ chồng thì đứa trẻ vẫn được xem là con chung của
hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này người này người vợ tự ý đi thụ tinh
nhân tạo nên đứa bé sẽ được xem là con riêng của người vợ. Do vậy, dù di chúc của
ông,bà nội đã nhầm lẫn do không biết đứa bé sinh ra theo phương pháp thụ tinh nhân
tạo và không có một chút máu mủ huyết thống dòng tộc mình. Ý chí của ông ,bà nội
cho đứa cháu hưởng di sản dựa trên suy nghĩ duy trì huyết thống dòng tộc. Vì thế, dù

di chúc hợp pháp về hình thức nhưng nội dung có sự nhầm lẫn nên đứa bé sẽ không
được hưởng toàn bộ di sản do ông bà để lại
Tất cả nhưng suy luận cũng không thể nào đưa ra một ý kiến thống nhất va thuyết
phục được. Do vậy, em thiết nghĩ trong thời gian tới các nhà làm luật nên quy định cụ
thể vấn đề này. Xã hội ngày càng phát triển thì hiện nay vấn đề áp dụng các phương
pháp khoa học tiến bộ để hỗ trợ trong việc sinh đẻ xẩy ra rất phổ biến.Do vậy,vấn đề
công nhận cha cho những đưa trẻ sinh ra theo phương pháp khoa học hết sức quan
trọng. Điều đó không những có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho
những đứa trẻ mà còn mang lại tình thương yêu,tạo ra những suy nghĩ tốt đẹp trong
việc hình thành nhân cách tre thơ.Ngược lại,nếu xảy ra tranh chấp xuất phát từ vấn đề
này sẽ hình thành những suy nghĩ không tốt và gây vết thương lòng cho những đứa trẻ
vô tội tâm hồn trong như pha lê. Mà pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta chưa có
quy định cụ thể về vấn để này.Nếu pháp luật không quy định rõ ràng thì sẽ rất khó giải
quyết khi xẩy ra tranh chấp trên thực tế. Vì vậy cần phải bổ sung những quy định về
trường hợp sinh đẻ theo phương pháp thụ tinh nhân tạo m thụ tinh trong ống nghiệm
một cách cụ thể, rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho những người liên quan và những
đưa bé được sinh ra theo phương pháp khoa học này.Có như vậy khi có tranh chấp về
thừa kế liên quan đến những người này thì những người nha áp dụng pháp luật mới có

19


cơ sở để giải quyết một cách thấu tình đạt lý,nâng cao công tác xét xử và tạo niềm tin
vào pháp luật trong lòngy người dân.
3.1.4 - Vấn đề thừa kế của con nuôi với các thành viên trong gia đình của cha mẹ
nuôi khi Luật nuôi con nuôi 2010 ra đời và có hiệu lực
Theo tinh thần của Bộ luật dân sự và phần phân tích quan hệ thừa kế giữa anh chị
em ruột với nhau, thì ta có thể thấy mối mâu thuẫn sau đây
Thứ nhất: Quan hệ giữa anh, chị với em nuôi (con đẻ và con nuôi của một người).
Anh chị với em nuôi không phải là anh chị em ruột với nhau, không có quan hệ huyết

thống, không có quan hệ nuôi dưỡng nên không là người thừa kế của nhau. Ví dụ:
Vợ chồng T và K có hai người con là J và H (đã thành niên) trong đó J là con nuôi và
H là con đẻ; giả sử do không may bị tay cảm H chết .Thì trong trường hợp này mặc dù
là anh, chị, em sống với nhau trong cùng một gia đình nhưng J, H không phải là “anh
chị em ruột” của nhau nên không được hưởng di sản của nhau.
Mà theo, Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi,
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa
con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền,
nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp
luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
Như vậy quy định này đồng nghĩa rằng khi được nhận làm con nuôi thì quyền và
nghĩa vụ của con nuôi sẽ phát sinh như quyền và nghĩa vụ của người con đẻ với các
thành viên của gia đình.
Theo quan điểm của BLDS thì con nuôi không phải là người được hưởng di sản
của anh, chị, em nuôi (vì không phải là anh, chị, em ruột với nhau), không là người
được hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà nuôi, hàng thứ ba của cụ (vì
không phải là chắt ruột của cụ).
Xuất phát từ thực tế tình hình nhận nuôi con nuôi của nước ta, các trường hợp được
nhận làm con nuôi thường là trẻ em mồ côi trong các trại trẻ mồ côi không xác định
được gia đình gốc, trẻ em bị bỏ rơi. Gia đình cha mẹ nuôi là gia đình duy nhất, là tất
cả cuộc sống của các em. Việc hạn chế nhận di sản trong gia đình cha mẹ nuôi đã vô
hình gây ra sự không bình đẳng, sự phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ, gây ra
sự kỳ thị làm cho con nuôi mặc cảm với số phận của mình. Luật nuôi con nuôi đã giải
quyết vấn đề đó, đã tạo cho con nuôi có một hoàn cảnh mới hoàn toàn bình đẳng.
Theo quan điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010, con nuôi có quyền và nghĩa

20


vụ đối với các thành viên của gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ, tức là con nuôi sẽ

nhận được di sản của ông bà; anh, chị ,em nuôi ở hàng thừa kế thứ hai; cháu nuôi sẽ
được nhận di sản thừa kế của cụ ở hàng thừa kế thứ ba. Mặt khác quy định về thừa kế
thế vị theo Điều 677 BLDS sẽ không còn những tranh luận xoay quanh vấn đề: Nuôi –
nuôi – đẻ, nuôi – đẻ - nuôi , nuôi – nuôi – nuôi.
Con nuôi cùng chung sống trong một gia đình, có nghĩa vụ với các thành viên
trong gia đình như con đẻ nên quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi là hoàn toàn
hợp lý.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
Quyền thừa kế của công dân là chế định pháp luật đã được khẳng định trong các văn
bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay. Cùng với việc được pháp luật thừa nhận và bảo
hộ, các quy định về quyền thừa kế của công dân ngày càng được bổ sung, củng cố và
hoàn thiện hơn. Sự phát triển của chế định thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật
nói riêng luôn đi kèm với sự phát triển của chế định quyền sở hữu tài sản của công
dân.
Qua hơn năm năm thực thi BLDS 2005 mặc dù đã có những quy định khá cụ thể để áp
dụng một cách thống nhất về các quy định liên qua đến thừa kế . Tuy nhiên qua thực
tế hoạt động xét xử của tòa án nhân dân về các tranh chấp xác định diện và hàng thừa
kế vẫn thấy cần phải được tiếp tục sửa đổi bổ sung để từng bước hoàn thiện hơn cho
phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiên này và lâu dài

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM THẢO

21


1 BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA NƯỚC CÔNG HÒA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM( NXB: LAO ĐÔNG)
2 GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
2006 (NXB: CÔNG AN NHÂN DÂN)
3 GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (NXB: GIÁO DỤC VIỆT NAM)

4 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
5 LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010
6 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG
DÂN VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY ( PHÙNG TRUNG TẬP), NĂM 2002
7 LUÂN ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌC: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA
CHÁU,CHẮT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (LÊ ĐỨC BỀN),
NĂM 2009
-

Nghị Quyết 35/2000;
Thông Tư 01/2001;
Nghị Quyết 02/2000;
1. Pháp lệnh thừa kế;
2. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 02/HĐTP ngày 19 tháng
10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quyết định của pháp lện thừa kế;
3. http://thongtinphapluadansu;
4. Nghị Định Số 12/NĐCP ngày 12/02/2003;

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
1.Diện và hàng thừa kế.............................................................................................1
1.1khái niệm về diện và hàng thừa kế..................................................................1
22


1.1.1 Khái niệm diện thừa kế theo pháp luật...................................................2
1.1.2 Khái niệm hàng thừa kế theo pháp luật:.................................................2
1.2 bản chất diện và hàng thừa kế theo pháp luật..............................................2

1.2.1 Bản chất pháp luật về diện thừa kế quy định của BLDS hiện hành:...2
2.2 bản chất pháp luật về hang thừa kế theo pháp luật hiện hành.................10
3 một số vướng mắc bất cập và phương hướng giải quyết về diện và................14
3.1 một số vướng mắc và bất cập về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện
hành.......................................................................................................................15
3.1.1- Trường hợp con dâu , con rể đối với thừa kế di sản của bố mẹ
vợ,chồng.............................................................................................................15
3.1.2 - Vấn đề thừa kế theo pháp luật giữa con riêng và cha mẹ kế............16
3.1.3- Những người thừa kế được sịnh theo phương pháp khoa học:.........18
3.1.4 - Vấn đề thừa kế của con nuôi với các thành viên trong gia đình của
cha mẹ nuôi khi Luật nuôi con nuôi 2010 ra đời và có hiệu lực...................20
III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ...........................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM THẢO...................................................................21

23



×