Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.45 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, khi nhắc đến hai chữ “đất đai”, người Việt Nam không lấy gì làm
xa lạ. Bởi những vấn đề về đất đai ở Việt Nam như: tranh chấp, bồi thường, giải
quyết khiếu nại,… đang diễn ra hàng ngày và trở thành một vấn đề khá “nóng”
trong cuộc sống xã hội. Nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất của xã
hội ngày càng tăng trong khi tổng quỹ đất cả nước hầu như không có sự thay đổi
cho nên giá trị sử dụng đất nhiều nơi tăng lên đột biến. Chính những nguyên nhân
khách quan này đã làm nảy sinh các tranh chấp quyền sử dụng đất đai nói chung và
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở nói riêng đang diễn ra ngày càng gay gắt,
phức tạp. Nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết đối với xã hội nên trong bài tập nhóm
tháng 2 này chúng em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu ba vụ việc có tranh chấp về thừa
kế quyền sử dụng đất ở” để nghiên cứu. Mặc dù các thành viên trong nhóm đã rất
nỗ lực tìm hiểu các nguồn học liệu nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài làm
của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài làm của chúng em được hoàn thiện
hơn.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận chung về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế:
Ở Việt Nam, việc thừa kế di sản đã được hình thành từ lâu đời theo tập quán của
từng dân tộc, từng vùng miền, thậm chí là theo truyền thống từng dòng họ. Việc
thừa kế di sản của những người đã khuất là một nét đẹp trong tâm linh người Việt
nó nhắc nhở con cháu ghi nhớ tới công lao. Vậy thừa kế là gì? Quyền thừa kế được
pháp luật Việt Nam quy định ra sao?
♦ Quyền thừa kế được hiểu dưới hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng (khách quan) quyền thừa kế là tổng hợp các quy định của
pháp luật về trình tự, hình thức để lại di sản, và hưởng di sản thừa kế, người thừa
kế có quyền nhận di sản hay không nhận di sản, có quyền kiện hay không kiện yêu
cầu chia tài sản trong thời hạn pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 631
BLDS 2005 “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại



1


tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”.
- Theo nghĩa chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự cụ thể của mỗi
cá nhân trong việc để lại di sản cho người thừa kế theo pháp luật, quyền nhận di
sản hay từ chối việc hưởng di sản, quyền kiện hay không kiện để để yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền thừa kế của mình. Tóm lại, quyền thừa kế chỉ có thể thực hiện khi
người có di sản chết, những người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản thể
hiện ý chí của người đã chết hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Một vài nét về thừa kế quyền sử dụng đất ở:
a)Khái niệm đất ở trong quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tại khoản 1, điều 83 luật Đất đai 2003 quy định “Đất ở của hộ gia đình, cá
nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục
vụ đời sống, vườn, ao, trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù
hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt”.
- Tại khoản 1, điều 84 luật đất đai 2003 quy định “Đất ở tại đô thị bao gồm đất
để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa
đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.
b) Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở.
Theo điều 733 BLDS 2005 quy định “Thừa kế quyền sử dụng đất là việc
chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Như vậy khái niệm thừa kế quyền sử
dụng đất ở đó có thể hiểu là việc chuyển quyền sử dụng đất ở của người chết sang
cho người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế về đất ở.

c) Đặc điểm về thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Tại điều 734 BLDS 2005 quy định “Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất
theo quy định tại phần thứ tư của bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Về bản chất
thừa kế quyền sử dụng ở cũng giống như thừa kế các loại tài sản khác. Tuy nhiên,
thừa kế quyền sử dụng đất ở còn có những đặc điểm tương đối độc lập so với các
loại tài sản khác.

2


Do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cho nên đất đai do nhà nước thống nhất
quản lí. Do vậy công việc thừa kế quyền sử dụng đất ở cũng không ngoài nguyên
tắc thừa kế đất nói chung. Vì vậy di sản thừa kế ở đây không phải là đất ở hiện nay
hay diện tích đất mà là quyền sử dụng đất ở. Theo đó, quyền sử dụng đất ở là tài
sản để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Bên cạnh đó, đất đai nói chung và đất ở nói riêng đều thuộc sở hữu của nhà
nước vì vậy việc để lại thừa kế trong Bộ luật Dân sự mà còn phải thỏa mãn các quy
định của của Luật Đất Đai 2003. Tuân theo các văn bản hướng dẫn áp dụng những
quy định về thừa kế đất ở trong tất cả các trường hợp liên quan đến những người
Việt Nam trong nước và định cư ở nước ngoài được sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Mặt khác, thừa kế quyền sử dụng đất là một căn cứ xác lập quyền sử dụng đất ở
của người thừa kế, là một trường hợp chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua việc
thừa kế quyền tài sản. Phương thức chuyển giao quyền sử dụng đất ở theo thừa kế
được thực hiện ở những điểm sau:
- Chuyển giao quyền sử dụng đất ở theo thừa kế là việc người thừa kế quyền sử
dụng đất ở không có nghĩa vụ nộp bất kì một khoản tiền nào cho bất kì ai (trừ việc
cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với nhà nước).
- Nếu thừa kế quyền sử dụng theo pháp luật thì chỉ những người được thừa kế
theo pháp luật của người để lại quyền sử dụng đất ở được hưởng, nhưng không

phải bao giờ cũng được hưởng quyền này bằng hiện vật. Đặc điểm này thể hiện rõ
trong từng hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế cuộc sống ví dụ như di sản
thừa kế là quyền sử dụng mảnh đất ở có diện tích nhỏ, mà có nhiều người thừa kế
thì không thể chia được theo hiện vật (nếu chia diện tích đất ở thành nhiều phần
theo suất thừa kế thì mảnh đất mất đi giá trị do không thể xây dựng nhà ở và sử
dụng vào mục đích khác được) khi đó phải chuyển giá trị quyền sử dụng đất ở ra
tiền để chia cho những người có quyền thừa kế.

II. Các vụ việc trên thực tế liên quan đến tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất ở.
2.1. Vụ việc thứ nhất:
a. Tóm tắt vụ việc:
Ngày 22/09/2009 tại trụ sở TAND thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, xét xử
sơ thẩm công khai vụ án thụ lí số 17/2007/ TLST_DS ngày 3/5/2007 về việc
“Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Nội dung vụ việc như sau:

3


Bà Trần Thị Giảng có bốn người con cùng mẹ khác cha là: ông Nguyễn Quang
Thanh trú tại số 2 Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu, tp. Nam Định; Nguyễn
Quang Mạnh trú tại số 2 Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu, tp. Nam Định; ông bà
Nguyễn Thị Hồng trú tại số 182 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, tp. Nam
Định; bà Phan Thị Thịnh trú tại 15/66 Phù Long A, phường Trần Tế Xương, tp.
Nam Định. Riêng bà Phan Thị Thịnh ở với ông Phan Thanh Tùng từ nhỏ, không ở
với bà Giảng. Ngày 5/5/2004, bà Giảng chết, bà có để lại khối di sản là thửa đất ở
số 2 Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu, thành phố Nam Định, trên đất có hai ngôi
nhà hai tầng. Ông Thanh ở cùng bà Giảng trên một căn và ông Mạnh ở một căn.
Sau khi bà Giảng chết được một thời gian thì bà Hồng đưa ra một bản di chúc đánh
máy lập ngày 15/10/2000 nói là của bà Giảng để lại. Theo nội dung di chúc, bà

Giảng xác định có một thửa đất ở số 2 Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu, thành
phố Nam Định là 10m mặt đường, sâu 6m, diện tích 60m 2, trên đất bà xây hai căn
nhà hai tầng. Bà chia toàn bộ nhà đất thành ba phần cho 3 người con là Nguyễn
Quang Thanh, Nguyễn Quang Mạnh và Nguyễn Thị Hồng mỗi người được 3,3m
mặt đường mặt đường nhà. Cuối bản di chúc có chữ ký, điểm chỉ và tên bà Giảng;
ngoài ra còn có chữ ký của bà Hồng, ông Thanh và chữ ký xác nhận của cán bộ
phường Bà Triệu. Sauk hi chia thừa kế thì bà Hồng bán căn nhà ông Mạnh đang ở
tại số 2 Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu cho ông Ngô Công Tuất.
Nay, bà Thịnh khởi kiện đề nghị tòa án hủy bản di chúc ngày 15/10/2000 và
chia thừa kế theo pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho bà.
b. Quyết định của tòa án:
Áp dụng khoản 2 điều 25 bộ luật tố tụng hình sự; các điều 122, 124, 137, 247,
450, 689, 691, 692 Bộ luật dân sự năm 2005; các điều 634, 635, 637, 638, 648,
649, 657, 661, 678, 679, 738 Bộ luật dân sự năm 1995, quyết định:
* Chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc chia di sản thừa kế của bà Phan Thị
Thịnh. Hủy bản di chúc “Giấy di chúc ủy quyền” lập ngày 15/10/2010 tại ủy ban
nhân dân phường Bà Triệu, thành phố Nam Định của bà Trần Thị Giảng để lại.
Toàn bộ di sản thừa kế của bà Giảng để lại được chia theo pháp luật.
* Diện tích đất giao cho ông Thanh và ông Mạnh sử dụng là 71,9m 2, số thửa
213, tờ bản đồ số 7 tại số 2 Phạm Hồng Thái mang tên bà Trần Thị Giảng. Ông
Thanh và ông Mạnh phải có nghĩa vụ kê khai đăng ký lại quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật.

4


* Hủy hợp đồng mua bán chuyển nhượng mua bán nhà đất giữa bà Nguyễn Thị
Hồng và vợ chồng ông Ngô Công Tuất. Buộc bà Hồng phải trả vợ chồng ông Tuất
số tiền đã nhận là 1 tỷ 400 triệu đồng, vợ chồng ông Tuất phải trả lại căn nhà trên
đất diện tích 42,18m2 tại số 2, Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu, thành phố Nam

Định cho bà Hồng.
* Hủy hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất giữa ông Nguyễn Quang
Mạnh và bà Trần Thị Hồng. Buộc ông Mạnh phải trả bà Hồng số đã nhận là
970.000.000 đồng, bà Hồng phải trả lại căn nhà trên đất diện tích 42,18m 2 tại số
nhà 2, Phạm Hồng Thái, phường Bà Triệu, thành phố Nam Định.
c. Nhận xét của nhóm về quyết định của tòa án:
Qua tìm hiểu vụ việc, nhóm chúng em nhận thấy rằng: cách giải quyết vụ việc
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở của tòa án nhân dân thành phố Nam Định
như vậy là hợp lí. Bởi lẽ bản di chúc của bà Giảng để lại không hợp pháp kể cả về
hình thức, thủ tục lập di chúc lẫn nội dung của di chúc.
* Về hình thức và thủ tục lập di chúc: bản di chúc đó là do bà Giảng cùng với
bà Hồng và ông Thanh mang di chúc đánh máy sẵn đến phường xin xác nhận. Điều
này hoàn toàn phù hợp với thực tế bản di chúc là lập ngày 15/10/2000 nhưng ông
chủ tịch phường ký và xác nhận vào ngày 18/10/2000. Mặt khác, ông Thanh và bà
Hồng là những người được thừa kế theo di chúc và theo pháp luật lại làm chứng ký
vào bản di chúc. Vì vậy, căn cứ vào điều 657 BLDS 1995:
“ Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây:
1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc”
Và điều 661 BLDS năm 1995: “Thủ tục lập di chúc tại Công chứng nhà nước
hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Việc lập di chúc tại Công chứng nhà
nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
“1- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung
mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di
chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý
chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc.


5


2- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được, thì phải nhờ người làm chứng và
người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có
thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản
di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.” thì hình thức và thủ tục
lập di chúc không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
* Về nội dung của di chúc: Như đã phân tích ở trên thì tài sản của bà Giảng khi
còn sống là 71,9m2 đất ở số 2 Phạm Hồng Thái, còn hai căn nhà hai tầng trên đất là
tài sản chung của bà Giảng với vợ chồng ông Thanh và vợ chồng ông Mạnh. Việc
bà Giảng lập di chúc phân chia cả phần tài sản của người khác là vi phạm điều 637,
649 (Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết) BLDS năm 1995.
Như vậy, xét về cả nội dung và hình thức thì bản di chúc “giấy di chúc ủy
quyền” lập ngày 15/10/ 2010 là không hợp pháp nên không được chấp nhân. Vì
vậy, di sản của bà Giảng để lại phải được chia theo pháp luật.
Việc tòa án nhân dân tỉnh Nam Định chia di sản thừa kế theo pháp luật cho bốn
người con của bà như vậy là phù hợp với những quy định của pháp luật.

2.2. Vụ việc thứ 2:
Tranh chấp thừa kế với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở, theo án đã xử của
TAND tỉnh Cà Mau giữa:
● Nguyên đơn: chị Trần Thiếu Khanh, sinh năm 1960
Trú tại: nhà số 139 Phan Đình Phùng, khóm 9 phường 2, TP Cà Mau, tỉnh Cà
Mau.
● Bị đơn: Lưu Thoại Sum, sinh năm 1940
Trú tại: nhà số 211 Lý Thái Tôn, khóm 5 phường 2, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

● Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Anh Vương Nhật Hùng, trú tại: 227 VIEWNOUNT AVE TORONTO
CANADA.
2. Anh Trần Diệu, trú tại: 196 Lý Thường Kiệt, khóm 1, phường 6, Tp. Cà
Mau, tỉnh Cà Mau.
3. Anh Trần Vinh, trú tại: 139 Phan Đình Phùng, khóm 9, phòng 2, Tp Cà Mau,
tỉnh Cà Mau.
4. Chị Lưu Bình Xuyên, trú tại: nhà 163 Trần Hưng Đạo, khóm 8, phường 5, TP
HCM.

6


5. Chị Lưu Gia Thuận, trú tại: Nhà số 32/12 khóm 5, phường 2, tp HCM.
6. Anh Lưu Quốc Thạch.
7. Anh Lưu Quốc Oai.
8. Anh Lưu Gia Lợi
9. Chị Trương Thị Phương.
Trú tại : Nhà số 211 Lý Thái Tổ, khóm 6, phường 2, tp. HCM.
a. Tóm tắt vụ việc:
Ông Vương Cẩm Mang kết hôn với bà Trần Thị Ngọc năm 1948 có 4 con chung
là Vương Nhật Hùng, Trần Diệu, Trần Vinh (bị tâm thần bẩm sinh), Trần Thiếu
Khanh. Năm 1959 ông May kết hôn với bà Lưu Thoại Sum có 5 con chung là Lưu
Bích Xuyên, Lưu Gia Thuận, Lưu Quốc Thanh, Lưu Quốc Oai, Lưu Gia Lợi. Ông
Mang và 2 vợ là bà Ngọc, bà Sum đều ở chung cùng làm kinh tế gia đình. Trước
năm 1975, cả gia đình sống tại TP HCM để chuyển về sống tại căn nhà số 211
đường Lý Thái Tông, khóm 6, phường 2, TP HCM, tỉnh Cà mau là nhà của bà Lý
Thị Triệu - mẹ đẻ của bà Ngọc. Ngày 04/04/1978, bà Triệu lập giấy chuyển nhượng
nhà cho con là bà Ngọc, anh Trần Vinh sống cùng gia đình chị Khanh. Căn nhà do
bà Sum cùng các con là anh Thanh, chị Lợi, anh Oai, chị Phương (vợ anh Oai)

quản lý, sử dụng. Quá trình quản lý, sử dụng nhà bà Sum có tôn tạo, sửa chữa nhà
vào các năm 1995 và 2002.
Năm 1995 bà Ngọc chết không để lại di chúc. Ngày 14/05/1998, ông Mang lập
di chúc giao lại toàn bộ nhà đất nêu trên cho chị Trần Thiếu Khanh. Năm 1999,
ông Mang chết.
Chị Khanh khởi kiện chia thừa kế, yêu cầu lấy lại toàn bộ nhà đất nêu trên.
Phía bị đơn (bà Sum) thừa nhận nhà đất trên mua của bà Lý Thị Triệu nhưng
bằng tiền bán của gia đình tại TP Hồ Chí Minh, nên cả gia đình sống chung tại nhà
đất này, đồng thời không công nhận di chúc của ông Mang và yêu cầu chia thừa kế
theo luật.
Anh Vương Nhật Hùng, Trần Diệu có đơn khước từ thừa kế và xin giao lại cho
chị Trần Thiếu Khanh nhận phần thừa kế này.
Theo biên bản định giá ngày 25-7-2003 (BL 120 - 134) thì nhà đất số 211
đường Lý Thái Tôn, khóm 6, phường 2, thành phố Cà Mau, có giá trị: Nhà
37.586.900 đồng, đất diện tích 78.92m2 giá 197.300.000 đồng, tổng cộng
234.880.900 đồng. Kích thước bề ngang của diện tích đất là 2.65 m và 2.80 m.

7


b. Quyết định của tòa án:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 15/DSST ngày 22-12-2003, tòa án nhân dân tỉnh
Cà Mau quy định:
1. Buộc bà Lưu Thoại Sum, Lưu Quốc Thanh, Lưu Quốc Oai, Lưu Gia Lợi,
Trương Thị Phương (vợ anh Oai) hiện đang ở trong căn nhà số 211, khóm 6,
phường 2, đuờng Lý Thái Tôn, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau giao trả căn nhà và
đất thừa kế nêu trên cho chị Trần Thiếu Khanh. Chị Trần Thiếu Khanh có quyền đi
kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng phần đất nêu trên theo pháp
luật quy định.
2. Buộc chị Trần Thiếu Khanh phải hoàn trả cho bà Lưu Thoại Sum giá trị nhà

và đất mà bà Sum được hưởng là 78.295.633 đồng.
3. Chị Trần Thiếu Khanh có trách nhiệm đại diện quản lý phần tài khoản của
anh Trần Vinh trị giá bằng tiền là 22.618.737 đồng (vì hiện chị Khanh đang nuôi
dưỡng anh Trần Vinh).
4. Bà Lưu Thoại Sum và các anh chị hiện đang ở trong căn nhà nêu trên được
quyền lưu cư 90 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực. Sau đó bàn giao nhà và đất
cho chị Trần Thiếu Khanh.
5. Đối với số tiền mà chị Trần Thiếu Khanh phải trả, kể từ ngày bà Sum có đơn
yêu cầu thi hành án, khi bản án có hiệu lực, nếu chị Khanh chậm thi hành án thì
hàng tháng còn phải chịu thêm phần lãi suất theo mức lãi suất quá hạn do ngân
hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian và số tiền chậm thi hành án.
6. Án phí có giá ngạch miễn cho các đương sự. Chị Trần Thiếu Khanh và bà
Lưu Thoại Sum mỗi người phải nộp 50.000 đồng án phí sơ thẩm dân sự.
Ngày 06-01-2004, bà Lưu Thoại Sum có đơn kháng cáo xin được nhận hiện vật
là căn nhà để ở vì bà không có chỗ nào khác, bà đã cùng các con sống ổn định tại
căn nhà này từ năm 1976 đến nay. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 115 ngày 19-042004, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tại Tp. Hồ Chí Minh quyết định:
1. Chấp nhận kháng cáo của bà Lưu Thoại Sum, sửa một phần quyết định của
bản án sơ thẩm số 15/DSST ngày 22-12-2003 của TAND tỉnh Cà Mau.
Giao cho bà Lưu Thoại Sum được quyền sở hữu căn nhà số 211, khóm 6,
phường 2, đường Lý Thái Tôn, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Bà Sum được quyền liên
hệ các cơ quan có thẩm quyền để lập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu
nhà theo quy định của pháp luật đối với căn nhà này. Bà Lưu Thoại Sum có nghĩa
vụ hoàn trả cho chị Trần Thiếu Khanh số tiền là 156.590.366 đồng (trong đó có
phần thừa kế của anh Trần Vinh bị bệnh tâm thần mà chị Khanh nhận đại diện là
22.618.737 đồng).

8


Đối với số tiền mà bà Sum phải trả cho chị Khanh, kể từ ngày chị Khanh có đơn

xin thi hành án mà bà Sum chậm trả thì bà Sum phải chịu thêm phần lãi suất quá
hạn do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian và số tiền
chậm thi hành án.
2. Các quy định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng
nghị tiếp tục phát sinh hiệu lực pháp luật.
3. Bà Lưu Thoại Sum không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm nên được nhận
lại khoản tiền tạm ứng án phí kháng cáo đã nộp theo biên lai thu tiền số 012225
ngày 06-01-2004 của phòng thi hành án tỉnh Cà Mau.
Sau khi xử phúc thẩm chị Trần Thiếu Khanh khiếu nại xin được nhận hiện vật là
căn nhà vì chị đang phải nuôi ông Trần Vinh bị bệnh tâm thần bẩm sinh.
Ngày 21 tháng 7 năm 2004, ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau có
công văn số 30 đề nghị chánh án tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc
thẩm nói trên.
Ngày 29 tháng 9 năm 2004, ban pháp chế hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau có
công văn kiến nghị số 02 đề nghị chánh án tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản
án phúc thẩm để giữ y án sơ thẩm về phần chia hiện vật là căn nhà số 211 Lý Thái
Tôn, khóm 6, phường 2, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Chánh án tòa án nhân dân tối cao đã có quyết định
số 120/KNDS kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và đề nghị hội đồng
tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án sơ
thẩm và bản án phúc thẩm để cấp sơ thẩm giải quyết lại theo đúng quy định của
pháp luật.
c. Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa:
Qua cách xử lí của tòa án, nhóm chúng em nhận thấy có những điểm đúng và
chưa đúng.
Thứ nhất, Tòa án sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đều xác định căn nhà số 221,
đường Lý Thái Tôn, khóm 6, phường 2, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau là tài sản của
ông Vương Cẩm Mang, bà Trần Thị Ngọc, bà Lưu Thoại Sum đồng thời công nhận
di chúc ngày 14/05/1998 của ông Vương Cẩm Mang là hợp pháp với phần tài sản
của ông Vưong Cẩm Mang được hưởng theo pháp luật để quyết định cho chị Trần

Thiếu Khanh được hưởng toàn bộ phần di sản thừa kế của bà Trần Thị Ngọc và
ông Vương Cẩm Mang để lại là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, tại biên bản định giá ngày 23/7/2003, hội
đồng định giá đã căn cứ vào quyết định số 25/2003/QĐ - UB ngày 08/07/2003 của

9


UBND tỉnh Cà Mau để xác định giá trị quyền sử dụng đất trên có căn nhà đang
tranh chấp là 197.300.000 đồng. Tòa án sơ thẩm và tòa án phúc thẩm công nhận
việc định giá của hội đồng định giá là chưa đúng vì mức giá trên không phản ánh
đúng giá trị tài sản tranh chấp, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các
thừa kế không được chia hiện vật. Trong trường hợp này cần phải xác định giá
trị quyền sử dụng đất ở, nhà ở theo giá trị thực tế chuyển nhượng ở địa
phương.
Bên cạnh đó, chị Trần Thiếu Khanh và bà Lưu Thoại Sum đều có nguyện vọng
được chia hiện vật là nhà đất, trong khi thực tế chị Trần Thiếu Khanh phải nuôi
dưỡng anh Trần Vinh bị bệnh tâm thần bẩm sinh và là người được hưởng và quản
lý 2/3 tài sản( phần của ông Mang và bà Ngọc để lại), còn bà Sum chỉ đựợc 1/3 tài
sản, cho nên cần xem xét yêu cầu chia hiện vật của chị Khanh. Tòa án cấp phúc
thẩm để sửa bản án sơ thẩm trong khi không tiến hành điều tra xác minh chính xác
tình trạng, nhu cầu về nhà ở của các bên đương sự (đặc biệt là nhu cầu về nhà ở
của bà Lưu Thoại Sum có thật sự cấp bách hơn chị Trần Thiếu Khanh không?) mà
đã quyết định cho bà Lưu Thoại Sum được sở hữu toàn bộ căn nhà là không thỏa
đáng. Bởi lẽ trên và căn cứ vào khoản 3 điều 291, khoản 3 điều 297, khoản 1 điều
299 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2.3. Vụ việc thứ 3:
Tranh chấp thừa kế với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở, theo án đã xử
ngày 8/11/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng giữa:

● Nguyên đơn: bà Vũ Thị Lượt sinh năm 1934, cư trú tại khu dân cư Trà Khê,
phường Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng. Bà Vũ Thị Lượt ủy quyền cho chồng
là ông Đỗ Văn Khoan, sinh năm 1930 cùng địa chỉ cư trú với bà Lượt.
● Bị đơn: anh Đỗ Văn Doanh, sinh năm 1957, cư trú tại khu dân cư Trà Khê,
phường Anh Dũng, Dương Kinh. Hải Phòng.
● Những người có quyền lợi liên quan:
- Bà Vũ Thị Thược, sinh năm 1931, cư trú tại số nhà 80/125 Lê Lợi, Ngô
Quyền, Hải Phòng
- Ông Vũ Đình Lí, sinh năm 1945, cư trú tại Ân Thi, Hưng Yên.
- Bà Đỗ Thị Nhinh, sinh năm 1937 (là mẹ của anh Tài, chị Gấm, chị Anh). Cư
trú tại Trà Khê, phường Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng và một số người khác.

10


a. Tóm tắt vụ việc:
Cụ Vũ Văn Kháp kết hôn cụ Nguyễn Thị Nhài vào năm 1927, hai người có 3
người con chung là bà Vũ Thị Ga, bà Vũ Thị Lượt và ông Vũ Văn Cầu (ông Cầu
chết năm 13 tuổi, chưa có vợ con). Tài sản của cụ Kháp và cụ Nhài có một ngôi
nhà gắn với diện tích đất ở là 752 m 2. Năm 1950, cụ Kháp chết, toàn bộ diện tích
đất ở và căn nhà nằm trên diện tích đất đó do cụ Nhài cùng các con của bà Ga quản
lí, sử dụng (anh Doanh, anh Toanh, chị Tương, chị Trợ). Năm 1981, cụ Nhài chết
và cũng như cụ Kháp đều không để lại di chúc. Sau khi cụ Nhài qua đời, phần đất
ở của hai cụ Kháp và cụ Nhài do anh em Đỗ Văn Doanh (con của bà Ga) quản lí,
sử dụng. Anh Doanh đã đứng tên khai và nộp thuế sử dụng đất từ năm 1979 trở lại
đây. Xác nhận khối di sản của hai cụ Kháp, Nhài sau khi chết gồm 752m 2 đất ở và
ba gian nhà tranh trên diện tích đất ở đó, tại tờ bản đồ 02, thửa số 708 thuộc thôn
Trà Khê, xã Anh Dũng, Kiến Thụy, Hải Phòng. Vào năm 2002, anh Doanh chuyển
nhượng cho anh Bạch Đăng Vinh 145m 2, anh Thắng 131m2 (thuộc phần đất của cụ
Kháp và cụ Nhài để lại), phần đất còn lại thì anh Toanh sử dụng 157m 2, anh Doanh

sử dụng 319m2. Sau sự kiện trên, bà Lượt khởi kiện hủy các hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất nói trên.
b. Quyết định của tòa án :
Tại bản án số 75/2006/DSPT ngày 08/11/2006, Tòa án nhân dân thành phố Hải
Phòng đã xử: Sửa bản án sơ thẩm số 15 ngày 28/12/2005 của Tòa án nhân dân
quận Dương Kinh. Hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa anh Doanh với anh Vinh,
anh Thắng. Tiến hành chia theo pháp luật phần diện tích đất nói trên.
c. Nhận xét của nhóm về cách giái quyết của tòa án:
Qua tìm hiểu vụ việc các thành viên trong nhóm chúng em hoàn toàn đồng ý
với cách giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng theo bản án
76/2006/DSPT ngày 08/11/2006.
Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 675 quy định về những trường hợp thừa kế
theo pháp luật là:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc” .
Trong vụ việc trên ta chú ý tới chi tiết hai cụ Kháp và Nhài mất đi không để lại
di chúc chia di sản của hai cụ cho những người thừa kế. Chính vì vậy khối di sản
của hai cụ Kháp và Nhài được chia theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1, điều
676 BLDS 2005 :

11


“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết” thì hàng thừa kế được ưu tiên chia di sản của hai
cụ Kháp, Nhài theo pháp luật đầu tiên là bà Vù Thị Ga, bà Vũ Thị Lượt (do ông Vũ
Văn Cầu đã chết lúc 13 tuổi). Chính vì vậy mọi quyết định chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ở phải được sự đồng ý của các đồng thừa kế là bà Ga và bà Lượt.
Mặt khác, theo vụ việc trên thì sau khi cụ Kháp và cụ Nhài chết thì phần đất ở

của hai cụ do anh em Đỗ Văn Doanh (con của bà Vũ Thị Ga) sử dụng và quản lí.
Bên cạnh đó anh Doanh còn chuyển nhượng cho anh Bạch Đăng Vinh 145m 2, anh
Thắng 131m2 (thuộc phần đất của cụ Kháp, Nhài để lại). Chi tiết này cho thấy di
sản của cụ Kháp, Nhài bị chuyển nhượng trái với ý chí của đồng thừa kế. Theo quy
định của pháp luật ba người con của bà Vũ Thị Ga không thuộc hàng thừa kế thứ
nhất để nhận di sản của cụ Kháp, Nhài. Căn cứ vào tình hình thực tế thì ta thấy các
con của bà Vũ Thị Ga là những người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lí tài sản
theo quy định tại khoản 2 điều 638 BLDS 2005 “Trong trường hợp di chúc không
chỉ định người quản lí di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lí
di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lí di sản tiếp tục quản lí di sản đó
cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lí di sản”. Để bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật và yêu cầu người quản lí di sản phải tôn trọng di sản
thừa kế tại khoản 2, điều 639 BLDS 2005 quy định “Người đang chiếm hữu sử
dụng, quản lí di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa
vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và
định đoạt tài sản bằng các hình thức khác”. Chính vì vậy anh Vũ Văn Doanh
không có quyền tự ý định đoạt di sản của cụ Kháp, cụ Nhài để lại. Trong vụ việc
trên ta thấy anh Vũ Văn Doanh đã tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở cho
anh Vinh, anh Thắng khi chưa có sự chấp thuận của bà Vũ Thị Lượt. Đáng lẽ các
đồng thừa kế di sản của hai cụ Kháp và Nhài là bà Vũ Thị Lượt và bà Vũ Thị Ga
phải có sự bàn bạc thỏa thuận với nhau về việc chia di sản của bố mẹ để lại theo
điều 681 “1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố,
những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lí di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ
của của những người này, nếu người để lại tài sản không chỉ định trong di chúc.
b) Cách thức phân chia tài sản,
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập văn bản”.

12



Bên cạnh đó, với tư cách là một đồng thừa kế phần di sản của bố mẹ để lại bà
Vũ Thị Lượt có quyền khởi kiện thừa kế nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của mình theo
trình tự thủ thục do pháp luật quy định và yêu cầu các cá nhân khác phải tôn trọng
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cụ thể là quyền sử dụng đất ở theo thừa kế
khối di sản của cụ Kháp và cụ Nhài để lại.
Qua đó, ta thấy hành động của anh Doanh là chưa đúng với pháp luật. Chính vì
vậy quyết định hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở giữa anh Doanh
với anh Vinh, anh Thắng. đồng thời tiến hành chia di sản của cụ Kháp, Nhài theo
quy định của pháp luật của tòa án cho những người có quyền hưởng thừa kế là
hoàn toàn chính xác

III. Nhận xét của nhóm và phương hướng hoàn thiện quy định chung về
vấn đề chia thừa kế là quyền sử dụng đất:
Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế có vị trí hết sức
đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên BLDS năm 2005 có
quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng. Tuy nhiên, khi xem
xét về vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của
Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất Luật Đất đai năm 2004 có
những điểm mới cơ bản về thừa kế quyền sử dụng đất. Những điểm mới về thừa kế
quyền sử dụng đất tiếp tục được thể hiện đầy đủ, rõ nét hơn trong Bộ luật dân sự
năm 2005. Theo quy định tại phần thứ 5, chương XXXIII Bộ luật dân sự năm 2005
thì :”cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật
này và pháp luật về đất đai” ( Điều 734 BLDS 2005). Như vậy, không chỉ có
những trường hợp được Nhà nước cho giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà cả trường hợp được Nhà nước
cho thuê đất cũng được để quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Đối với đất được Nhà
nước giao cho hộ gia đình thì việc thừa kế quyền sử dụng của hộ gia đình đã được

quy định hoàn toàn khác so với Bộ luật Dân sự năm 1995. Theo quy định tại điều
735 BLDS 2005 :” Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành
viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người
thừa kế theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 không còn sự phân biệt việc thừa kế quyền
sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình. Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì đất cấp
cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo

13


pháp luật; và cũng không còn sự phân biệt giữa đất ở, đất lâm nghiệp để trồng
rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách
khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất
nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản với đất nông nghiệp để
trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn
mới và hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các Tòa án
khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Nhóm chúng em xin đưa ra một số phương hướng để hoàn thiện hơn những quy
định về vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất:
 Để tránh tình trạng làm giả mạo giấy tờ quyền sử dụng đất thì việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cần chặt chẽ hơn nữa.
 Quan hệ thừa kế phát sinh từ quan hệ gia đình nên cần xây dựng nguyên tắc
đặc trưng của chế định thừa kế như nguyên tắc giữ vững tình đoàn kết trong gia
đình, đảm bảo quyền lợi của người chưa thành niên trong việc phân chia di sản.
 Cần có những quy định cụ thể quy định phần di sản thờ cúng chiếm tỷ lệ bao
nhiêu so với di sản. Để tránh tình trạng người thừa kế theo pháp luật còn sống và
người thừa kế theo di chúc chết mà họ đang quản lý di sản thì xử lý di sản đó như
thế nào và không có vướng mắc pháp luật.
 Khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì Tòa án không chỉ căn

cứ vào quy định về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất của Bộ luật dân sự 2005
mà còn phải căn cứ vào những quy định về đất đai được cụ thể trong Luật Đất đai
năm 2003 và các văn bản khác quy định về thừa kế quyền sử dụng đất để giải
quyết cho phù hợp.

KẾT LUẬN
Những quy định của pháp luật về đất đai, thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất
đai ở nước ta có thể nói là khá đầy đủ. Nhưng trong thực tế, những tranh chấp về
thừa kế quyền sử dụng đất mà đặc biệt là đất ở diễn ra khá phổ biến. Trong bài tập
nhóm của mình, nhóm chúng em đã đưa ra 3 vụ việc trong số rất nhiều vụ việc về
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở để nói lên rằng đây là vấn đề hết sức nóng
bỏng hiện nay. Thực tế còn cho thấy tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở ngày
càng tăng, các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở thường phải giải

14


quyết đi giải quyết lại, … Phần lớn lí do đó là do pháp luật nước ta chưa vạch rõ
các quy định riêng về quyền thừa kế sử dụng đất ở mà chỉ nói về vấn đề thừa kế
quyền sử dụng đất nói chung. Bên cạnh đó, thừa kế quyền sử dụng đất nhưng trên
thực tế việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, một phần do nhận thức về
pháp luật của người dân còn hạn chế. Vì vậy, bên cạnh việc cụ thể hóa các quy
định về quyền thừa kế sử dụng đất ở, cần có phương pháp đưa pháp luật vào cuộc
sống của người dân nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của họ để tránh tình trạng
xảy ra các tranh chấp không đáng có làm mất tình cảm giữa anh, chị em trong gia
đình hay giữa cha mẹ và con cái. Trên đây là những nghiên cứu của nhóm em về
vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất .Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kiến thức còn
hạn chế nên bài tập không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài làm được hoàn thiện. Chúng em
xin cảm ơn!


15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2007.
2. Lê Đình Nghị ( chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb.Giáo
dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ Luật dân sự Việt Nam 1995, 2005 và các văn bản hướng dẫn.
4. Luật đất đai Việt Nam 2003 và các văn bản hướng dẫn.
5. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội,2008.
6. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng,
Nxb.CTQG, Hà Nội, 2007.
7. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lí luận
và thực tiễn, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội,2009.
8. Nguyễn Minh Tuấn, Những quy định chung về thừa kế, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

16


MỤC LỤC
DANH MỤC

TRAN
G

LỜI NÓI ĐẦU


1

NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận chung về thừa kế quyền sử dụng đất ở

1
1

1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
2. Một vài nét về quyền sử dụng đất ở
a)Khái niệm đất ở trong quy định của pháp luật Việt Nam.
b)Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở.
c) Đặc điểm về thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

1
2
2
2
2

Ba vụ việc liên quan đến việc tranh chấp về thừa kế quyền sử
dụng đất ở.
1. Vụ việc thứ nhất
a, Tóm tắt vụ việc
b, Quyết định của tòa án
c, Đánh giá của nhóm
2. Vụ việc thứ hai
a, Tóm tắt vụ việc
b, Quyết định của tòa án
c, Đánh giá của nhóm

3. Vụ việc thứ ba
a, Tóm tắt vụ việc
b, Quyết định của tòa án
c, Đánh giá của nhóm

3

II.

III. Nhận xét của nhóm và phương hướng hoàn thiện quy định
chung về vấn đề chia thừa kế là quyền sử dụng đất
KẾT LUẬN

3
3
4
5
6
7
8
9
10
11
11
11
13

14

17




×