Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG tứ GIÁC THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – bà rịa VŨNG tàu (1998 – 2012) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.07 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ MINH TỨ

SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG TỨ GIÁC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG
NAI – BÀ RỊA VŨNG TÀU (1998 – 2012)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 62.22.54.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS, TS. Võ Văn Sen
2. TS. Lê Xuân Nam

Chủ tịch hội đồng: ………………………………………
Phản biện độc lập 1: ……………………………………..
Phản biện độc lập 2: ……………………………………..
Phản biện 1: ………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………


Phản biện 3: ………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ
sở đào tao họp tại:
Vào lúc … giờ… phút … ngày … tháng … năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


1
MỤC LỤC
Trang
DẪN LUẬN......................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................6
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và câu hỏi nghiên cứu............................6
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...............................7
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu...................................7
7. Những đóng góp mới của luận án................................................8
8. Cấu trúc của luận án......................................................................9
Chương 1. Khái lược địa bàn nghiên cứu. lĩnh vực nghiên cứu
và thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
– Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998....10
1.1. Khái lược địa bàn nghiên cứu....................................................10
1.2. Những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp và
thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh –
Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998.......10

Tiểu kết chương 1.............................................................................12
Chương 2. Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng
Tàu trong những năm đầu thành lập vùng kinh tế trọng điểm
Phía Nam (1998 – 2002)...................................................................13
2.1. Bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước về phát triển công nghiệp.........................................................13
2.2. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phát triển công nghiệp...14
2.3. Chuyển biến của công nghiệp khu vực tứ giác từ
1998 đến 2002...................................................................................15


2
Tiểu kết chương 2.............................................................................17
Chương 3. Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng
Tàu trong bối cảnh mở rộng không gian địa lý vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (2003 – 2012)................................................18
3.1. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những chủ trương
mới của Đảng, chính sách mới của Nhà nước về phát triển công
nghiệp................................................................................................18
3.2. Những chuyển biến về điều kiện cho phát triển công nghiệp...19
3.3. Những kết quả đạt được của công nghiệp khu vực tứ giác.......20
Tiểu kết chương 3.............................................................................23
Chương 4. Đặc điểm, vai trò và những vấn đề đặt ra trong quá
trình phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ
Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
(1998 – 2012) ...................................................................................24
4.1. Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp ở khu vực tứ giác:
Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng

Tàu (1998 – 2012).............................................................................24
4.2. Vai trò của ngành công nghiệp khu vực tứ giác: Thành phố
Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu........25
4.3. Những hạn chế trong quá trình phát triển và kiến nghị một số
giải pháp nhằm phát triển công nghiệp khu vực tứ giác theo
hướng bền vững................................................................................27
Tiểu kết chương 4.............................................................................32
KẾT LUẬN.......................................................................................33

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài


3
Lịch sử kinh tế là một mảng đề tài quan trọng đang được
quan tâm nghiên cứu nhưng còn nhiều khoảng trống, trong đó có vấn
đề phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác (KVTG): Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM) – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
(BRVT). Khu vực này được coi là hạt nhân phát triển, là tứ giác động
lực của cả vùng và cũng là vùng đất phát triển năng động nhất hiện
nay, đóng góp tới 40% GDP cả nước (giá 2010) trong đó gần 20% do
công nghiệp mang lại. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp khu
vực (CNKV) này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức
nhằm tìm ra những giải pháp phát triển công nghiệp một cách hợp lý,
bền vững, đảm bảo cho mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với
môi trường và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội (KT – XH) khác, đồng
thời tạo ra sự phối hợp, liên kết vùng chặt chẽ, đưa khu vực không
chỉ dẫn đầu về công nghiệp mà phải thực sự trở thành động lực thúc
đẩy, lôi léo công nghiệp cả nước phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu
sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp của KVTG sẽ cung cấp những
luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển công
nghiệp, liên kết vùng một cách hợp lý, từ đó có thể nhân rộng kinh
nghiệm ra cả nước. Các Đảng bộ địa phương khác cũng có thêm tư
liệu tham khảo để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển công
nghiệp của địa phương mình. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
“Sự phát triển của công nghiệp trong vùng tứ giác Thành phố Hồ
Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (1998 –
2012)” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại
và hiện đại.


4
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Có khá nhiều công trình, sách, báo, chuyên khảo, đề tài, luận
văn, luận án nghiên cứu về khu vực cũng như từng địa phương trong
khu vực, tiêu biểu, sách có:“Sông Bé – Tiềm năng và phát triển”
(1995); “Thủ Dầu Một – Bình Dương 300 năm hình thành và phát
triển”; “Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển”
(1998); “Bình Dương – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, “Đồng
Nai – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, “Bà Rịa - Vũng Tàu – Thế
và lực mới trong thế kỷ XXI” (8/2003); “Những luận cứ khoa học
của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam”, Trương Thị Minh Sâm – 2003; “100 năm phát
triển công nghiệp Sài Gòn – TP.HCM” (Nguyễn Thái An, Nguyễn
Văn Kích – 2005); “Kinh tế TP.HCM 30 năm xây dựng và phát triển
1975 – 2005”, Sở Văn hoá - Thông tin TP.HCM – 2005; “Các giải
pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam thời kỳ 2001 – 2010”, Trương Thị Minh Sâm – 2005; “Thành
phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển” (Phan Xuân Biên,

Trần Nhu chủ biên - 2005); “30 năm xây dựng và phát triển kinh tế
tỉnh Đồng Nai (1975 – 2005)”, Tỉnh ủy Đồng Nai – 2006; “Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập WTO”, Vĩnh An chủ
biên – 2007; “Một số vấn đề về tiềm năng phát triển vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam: Lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Văn Cường –
2009.
Luận án có: “Đảng lãnh đạo hoạt động công thương nghiệp ở
các quận 5-6-10-11 TP.HCM (1975 – 1995)”, Lê Xuân Nam – 1998;
“Phương hướng và giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư trong nước
và ngoài nước để phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam”, Lê Thị Khuyên – 2002; “Hoàn thiện hoạt động các khu công


5
nghiệp tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010”, Phạm
Văn Sơn Khanh – 2006; “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng
khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005”,
Nguyễn Khắc Thanh – 2007; “Những chuyển biến KT – XH của tỉnh
Bình Dương từ 1945 đến 2005”, Nguyễn Văn Hiệp – 2007; “Tác
động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”, Trần Văn Lợi
– 2008; “Nâng cao chất lượng dạy học trong giáo dục nghề nghiệp
góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam”, Vũ Minh Hùng – 2009; “Những chuyển biến
KT – XH ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008)”,
Huỳnh Đức Thiện – 2012; “Phát triển các nguồn lực Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế”, Ngô Văn Hải – 2017;
Đề tài cấp Bộ:“Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành công
nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững”,

Nguyễn Văn Quang – 2008; “Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình hợp tác kinh tế giữa TP.HCM và các tỉnh trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam”, Cao Minh Nghĩa – 2008; “Cơ sở khoa học và
những giải pháp chủ yếu nhằm tạo lập một không gian liên kết cho
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong phát triển và hội nhập quốc
tế”, Hoàng An Quốc – 2011; “Phát triển công nghiệp TP.HCM đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Minh Tuấn – 2012…
Kỷ yếu Hội thảo: “Thực trạng đời sống công nhân ở vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra, Bình Dương – 2007;
“Phát triển bền vững vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay”, Bình Dương – 2011; Các công trình trên được
nghiên cứu dưới góc độ của nhiều ngành khoa học nhưng chưa có


6
công trình nào nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp ở
tứ giác TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT trong thời gian
từ 1998 – 2012.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Sự phát triển ngành
công nghiệp ở 4 địa phương: TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai –
BRVT từ 1998 đến 2012, bao gồm: Bối cảnh lịch sử, chủ trương,
chính sách phát triển công nghiệp; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,
vốn đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp…; Vai trò, ảnh hưởng của công nghiệp đến sự phát triển KT –
XH của khu vực, đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển CNKV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu lĩnh
vực phát triển công nghiệp và vai trò của công nghiệp đối với KT –
XH trong phạm vi địa giới hành chính hiện tại của các địa phương:
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT từ 1998 đến 2012.

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ CÂU HỎI
NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là các lý
thuyết về phát triển công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước;
những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
lĩnh vực công nghiệp; kế thừa có chọn lọc những quan điểm của các
tác giả đi trước nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp.
Cơ sở thực tiễn để hình thành luận án chính là những biến
động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, thực tiễn phát triển
sinh động của công nghiệp ở KVTG trong 15 năm (1998 – 2012) qua
các số liệu thống kê, báo cáo về KT – XH.


7
4.2. Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào đã tác động đến
sự phát triển của công nghiệp KVTG giai đoạn 1998 – 2012? Sự phát
triển của công nghiệp ở KVTG giai đoạn 1998 - 2012 diễn ra như thế
nào? Những đặc điểm nổi bật, vai trò của công nghiệp ở KVTG?
Những thành tựu và vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của công
nghiệp KVTG?
5. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Chỉ ra những nhân tố tác
động đến sự phát triển của CNKV; Phục dựng bức tranh phát triển
sinh động của công nghiệp ở KVTG (1998 - 2012); Tìm ra những đặc
điểm, vai trò của CNKV; Chỉ ra những hạn chế và kiến nghị một số
giải pháp nhằm phát triển CNKV theo hướng bền vững.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Hệ thống lại cơ sở lý
luận về phát triển công nghiệp; Tổng quan địa bàn nghiên cứu để tìm
ra những cơ sở cho việc liên kết, những lợi thế trong phát triển công

nghiệp của khu vực; Tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu cụ thể nhằm
phục dựng bức tranh phát triển sinh động của công nghiệp 4 địa
phương trong không gian chung của KVTG; Tìm ra được những đặc
điểm, đánh giá vai trò của CNKV.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUỒN TƯ LIỆU
6.1. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận dưới góc độ lịch sử; Tiếp cận theo hướng hệ thống –
cấu trúc; Tiếp cận vùng và liên vùng; tiếp cận ở góc độ liên ngành
lịch sử - kinh tế…Dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng
tôi sử dụng hai phương pháp nền tảng, xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu của luận án là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.


8
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
điền dã, các phương pháp của khoa học kinh tế, địa lý kinh tế…
6.2. Nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài gồm: Các Văn kiện của
Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Đảng bộ các địa phương trong
khu vực; Các báo cáo tình hình KT – XH, báo cáo tình hình phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX), báo cáo của
các sở, ngành liên quan của 4 địa phương trong khu vực; Niên giám
thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê của các địa phương trong
khu vực, Niên giám thống kê trước 1975 của Viện thống kê Sài Gòn;
Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn luận, luận án, sách nghiên
cứu về khu vực hoặc các địa phương của khu vực; Các bài báo đăng
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có liên quan đến nội dung
của đề tài…đã được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo;
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án chỉ ra được cơ sở lịch sử cho việc phát triển công

nghiệp, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp; tổng hợp, hệ
thống hóa rất nhiều số liệu, tư liệu riêng lẻ thành số liệu chung; tái
hiện lại bức tranh phát triển công nghiệp sinh động của khu vực; góp
phần làm sáng tỏ những đặc điểm trong quá trình phát triển CNKV,
đánh giá vai trò của CNKV, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm các
vấn đề về lịch sử kinh tế, lịch sử ngành công nghiệp, phát triển kinh
tế theo các vùng trọng điểm; Dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề liên quan đến công
nghiệp hoặc KVTG; Góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn trong
đường lối phát triển công nghiệp cũng như chủ trương phát triển kinh
tế theo vùng của Đảng; góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm
lãnh đạo phát triển KT – XH và phát triển công nghiệp, có giá trị


9
tham khảo cho các địa phương khác, góp thêm cơ sở thực tiễn cho
Đảng, Nhà nước, các địa phương trong khu vực hoạch định chính
sách phát triển công nghiệp, liên kết vùng;
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần dẫn luận (8 mục), kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. Cụ thể như sau:
Chương 1. Khái lược địa bàn nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu
và thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh –
Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998;
Chương 2. Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
trong những năm đầu thành lập vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam (1998 – 2002);
Chương 3. Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu

trong bối cảnh mở rộng không gian địa lý vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam (2003 – 2012);
Chương 4. Đặc điểm, vai trò và những vấn đề đặt ra trong quá
trình phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ Chí
Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (1998 – 2012).


10
Chương 1
KHÁI LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LĨNH VỰC NGHIÊN
CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG
NAI – BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỚC NĂM 1998
1.1. Khái lược địa bàn nghiên cứu
Tiết này tập trung khái lược về: (1) Điều kiện tự nhiên của
KVTG như: vị trí địa lý, diện tích, địa hình, đất đai, khí hậu, tài
nguyên, giao thông; (2) Điều kiện KT – XH như: Lịch sử hình thành
và đặc điểm hành chính; đặc điểm kinh tế; đặc điểm xã hội; (3) Chỉ
ra những lợi thế trong phát triển công nghiệp của KVTG như: Lợi thế
từ vị trí địa lý; lợi thế từ tài nguyên thiên nhiên; những lợi thế mang
tính nhân văn.
1.2. Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp và thực
trạng phát triển công nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí Minh – Bình
Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước năm 1998
1.2.1. Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp. Mục
này này tập trung làm rõ: (1) Khái niệm công nghiệp và những khái
niệm liên quan đến phát triển công nghiệp như: Công nghiệp hóa
(CNH), tăng trưởng công nghiệp, Phát triển công nghiệp, phát triển
bền vững công nghiệp, KCN, KCX, cụm công nghiệp (CCN), công
nghiệp cơ bản, công nghiệp chủ, công nghiệp mũi nhọn; (2) Vị trí,

vai trò của ngành công nghiệp; (3) Phân loại ngành công nghiệp; (4)
Một số lý thuyết về mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp tiêu
biểu là lý thuyết về ngành công nghiệp tập trung của Chenery và
Taylor, lý thuyết về phát triển không cân đối, kết hợp phía trước và
phía sau của Albert Hirschman, lý thuyết về 4 con đường phát triển
công nghiệp của S.S.Park, lý thuyết phát triển cân đối của Rognar


11
Nurkse và Paul Rosenten; (5) Kinh nghiệm phát triển công nghiệp
của một số nước trên thế giới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Thái Lan.
1.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ
Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trước
năm 1998: Từ 1863 đến 1954, CNKV có bước phát triển, từng bước
khẳng định vị trí, vai trò trong cơ cấu kinh tế (CCKT) với nhiều
nhóm ngành khác nhau: Cơ khí tiêu biểu như SIMM (1928); SIMAC;
SACM (1938); CARIC; công ty FACI (1920); hãng đúc ASAM;
FAMEN; Garage Charner…; Công nghiệp chế biến (CNCB) như xay
xát lúa gạo, chế biến mía đường, gỗ, mủ cao su; công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng như đồ uống, thuốc lá, dệt; công nghiệp in, giấy; công
nghiệp hóa chất, thuộc da, dược phẩm; công nghiệp xây dựng, điện,
nước. Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có sự phát triển và vẫn đóng vai
trò quan trọng trong CCKT và xuất khẩu của khu vực.
Từ 1954 đến 1975, Chính quyền Sài Gòn có nhiều chính sách
để thúc đẩy công nghiệp phát triển như kêu gọi đầu tư, thành lập cơ
quan cơ quan khuyến khích, giúp đỡ các nhà đầu tư như: “Quốc gia
doanh thế cuộc”; Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ”; các Khu kỹ
nghệ… với chủ trương CNH thay thế nhập khẩu. Nhờ đó CNKV có
bước phát triển mạnh hơn trước, xuất hiện nhiều ngành mới như: sản

xuất bột ngọt, đồ hộp, dầu thực vật… CNKV chiếm tới 85% cơ sở,
trên 90% sản lượng. Sự phát triển của CNKV phụ thuộc chặt chẽ vào
viện trợ của Mỹ và chiến tranh.
Từ 1976 đến 1985, Các địa phương trong khu vực đã tiếp quản
nguyên vẹn các cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN), chủ động đưa ra
những biện pháp linh hoạt để khôi phục sản xuất. Nhờ vậy, giá trị sản
xuất công nghiệp (GTSXCN) không ngừng tăng lên từ 1.545,5 triệu


12
đồng (1976) lên 35.287 triệu đồng (1985). Tỷ lệ đóng góp của CNKV
vào GTSXCN cả nước tăng từ 2,36% (1976) lên 33,5% (1985),
chiếm 46,8% (1981 – 1985) GDP của khu vực. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, CNKV gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn,
kỹ thuật, nguyên liệu nên các nhà máy, xí nghiệp chỉ sử dụng hết 40 –
50% công suất thiết kế.
Từ 1986 đến 1997, trên cơ sở những chủ trương đúng đắn của
Đảng, Đảng bộ các địa phương trong khu vực đã đề ra chủ trương
phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế, tiềm năng của mình, CNKV
có những bước phát triển vượt bậc đạt được những thành tựu quan
trọng. GTSXCN của khu vực đạt 7.740,4 tỷ đồng (1991), tăng lên
65.828,8 tỷ đồng (1997), chiếm 49,2% tổng GTSXCN cả nước.
Tiểu kết chương 1
Phát triển công nghiệp là con đường phát triển tất yếu để mỗi
quốc gia tiến lên trình độ văn minh nên đã có nhiều lý thuyết khác
nhau về phát triển công nghiệp; KVTG có những điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội để phát triển các ngành công nghiệp chế biến (CNCB),
công nghiệp nhẹ; Lịch sử phát triển công nghiệp ở KVTG đã trải qua
nhiều thăng trầm nhưng trong bối cảnh nào, CNKV vẫn không ngừng
phát triển vươn lên so với tổng thể ngành công nghiệp của cả nước,

luôn giữ vị trí quan trọng trong nền công nghiệp nước nhà.


13

CHƯƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC TỨ GIÁC:
TP.HCM – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BRVT TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH LẬP VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (1998 – 2002)
2.1. Bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước về phát triển công nghiệp
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn này
có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế Việt Nam cũng như
sự phát triển của công nghiệp ở KVTG đó chính là khủng hoảng tài
chính châu Á 1997 – 1998 và sự tăng giá của nhiều loại vật tư,
nguyên vật liệu đầu vào quan trọng như: xăng dầu, sắt thép chất dẻo;
thiên tai, dịch bệnh…
2.1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về
phát triển công nghiệp và những định hướng của các Đảng bộ,
chính quyền trong khu vực. Sự phát triển công nghiệp trong giai
đoạn này chịu ảnh hưởng từ những chủ trương của 2 kỳ Đại hội VIII
(6/1996) và IX (4/2001). Trên cơ sở những chủ trương của Đảng,
Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) giai đoạn từ nay
đến năm 2010” (1998); “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam
đến năm 2010”(1999). Quán triệt chủ trương, chính sách phát triển
công nghiệp của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào thực tiễn địa phương,
Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong KV cũng đã có những
định hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển công nghiệp, trong đó

công nghiệp luôn được xác định là ngành kinh tế trọng yếu cần ưu
tiên tập trung phát triển.


14
2.2. Chuẩn bị điều kiện cần thiết cho phát triển công nghiệp

2.2.1. Quy hoạch, phát triển các KCX, KCN, CCN. Tính
đến hết năm 2002, KVTG đã quy hoạch và thành lập được 3 KCX và
33 KCN với tổng diện tích được phê duyệt là 7.094,15 ha, trong đó
có 11 khu được thành lập trong thời gian 1998 – 2002 với tổng diện
tích là 3.060,3 ha.
2.2.2. Đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, kho bãi, thông
tin liên lạc phục vụ phát triển công nghiệp với tổng vốn đầu tư tính
đến hết năm 2002 là 21.622,5 tỷ đồng và 66 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký là 1.447,8 triệu đô la (USD).
Nhờ vậy nên hạ tầng giao thông của khu vực ngày càng đồng bộ,
mạng lưới bưu cục cũng được triển khai rộng khắp, 29/36 KCN,
KCX đã triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với tổng
công suất 156.800m3/ngày đêm, nhiều nhà máy nước đã được đầu tư
nâng công suất hoặc xây mới, nhiều dự án điện cũng được xúc tiến
đầu tư xây dựng xây mới hoặc mở rộng, hoàn thiện hạ tầng 30 KCN.
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp, đến
hết năm 2002, toàn khu vực có hơn 30 trường Đại học, Cao đẳng,
hơn 30 trường trung học chuyên nghiệp với số sinh viên theo học hơn
300.000, sinh viên tốt nghiệp khoảng hơn 50 ngàn. Mạng lưới các
trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề phát triển rộng khắp góp phần
không nhỏ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của khu vực.
2.2.4. Huy động, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp
trong 5 năm (1998 – 2002) khu vực đã đầu tư 95.505 tỷ đồng cho

phát triển công nghiệp, chiếm 35,4% tổng vốn đầu tư công nghiệp
của cả nước. Bên cạnh đó KVTG cũng thu hút được 1.106 dự án FDI
với số vốn đăng ký là 9.289,7 triệu USD.


15
2.3. Chuyển biến của công nghiệp tứ giác từ 1998 đến 2002
2.3.1. Chuyển biến về cơ sở sản xuất công nghiệp, đến năm
2002 KVTG có 47.626 cơ sở, tăng 9.298 cơ sở so với năm 1997, tốc
độ tăng trung bình 4,9%/năm. Trong đó: Khu vực kinh tế (KVKT)
nhà nước giảm từ 395 cơ sở (1997) xuống 376 cơ sở (2002); KVKT
ngoài quốc doanh tăng 8.615 cơ sở; KVKT có vốn FDI tăng 749 cơ
sở; Nhóm công nghiệp khai khác tăng 934 cơ sở; CNCB tăng 11.181
cơ sở, chiếm 96,8% tổng số cơ sở SXCN của khu vực (2002).
2.3.2. Chuyển biến về đội ngũ lao động. Trong vòng 5 năm,
lao động công nghiệp của khu vực tăng 1,5 lần từ 828.362 người
(1998) lên 1.257.768 (2002), tốc độ tăng trưởng trung bình là
8,8%/năm. Trong đó: CNCB có số lao động lớn nhất, chiếm tới
81,4%; công nghiệp chế tạo chiếm 15,3%; Nhóm ngành có tốc độ
tăng trưởng lao động lớn nhất là điện, nước, gas trung bình
19,3%/năm; KVKT có tốc độ tăng trưởng lao động cao nhất là
KVKT có vốn FDI, trung bình 21,9%/năm; KVKT ngoài nhà nước
tăng 16,7%/năm nhưng chiếm tới 45,2% tổng số lao động công
nghiệp của cả khu vực.
2.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các KCN, KCX. Tỷ
lệ cho thuê đất tính đến năm 2002 đạt khoảng 53%, thu hút hàng trăm
dự án đầu tư với số vốn gần 20 chục tỷ USD. Tính đến năm 2002,
khu vực có hơn 1000 doanh nghiệp đầu tư trong các KCN đi vào
hoạt động, đem lại doanh thu hàng tỷ USD, giải quyết việc làm cho
hàng chục ngàn lao động.

2.3.4. Tăng trưởng của công nghiệp khu vực đạt trung bình
16,2%/năm, trong đó Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao nhất,
trung bình 33%/năm, TPHCM chỉ tăng trung bình 14,4%/năm nhưng
chiếm hơn 50% GTSXCN của khu vực. Tổng GTSXCN của khu vực


16
giai đoạn 1998 – 2002 là 580.210,5 tỷ đồng, chiếm 57,6% tổng
GTSXCN của cả nước. Trong đó: Công nghiệp khai thác tăng trưởng
11,4%/năm, CNCB tăng 17,2%/năm, công nghiệp chế tạo có tốc độ
tăng trưởng cao nhất, trung bình là 25%/năm; nhóm ngành điện,
nước, gas… có tốc độ tăng trưởng trung bình 22,3%/năm. Chia theo
KVKT: KVKT nhà nước có tốc độ tăng trưởng trung bình là
13,3%/năm; KVKT ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất,
trung bình là 20,3%/năm; KVKT có vốn FDI có tốc độ tăng trưởng
trung bình 17%/năm nhưng chiếm tới 46,9% tổng GTSXCN của khu
vực. Một số ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn tiếp tục có bước
tăng trưởng như: Khai thác dầu khí tốc độ tăng trưởng trung bình là
11,4%/năm; Thực phẩm – đồ uống tăng 11,3%/năm; Dệt may – Da
giầy là 12,6%/năm; Hóa chất 22,4%/năm; Cơ khí, máy móc
20.9%/năm; Điện tử, truyền thông, thiết bị văn phòng 34,6%/năm.
2.3.5. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp: Tỷ trọng đóng góp
của Bình Dương vào tổng GTSXCN của khu vực tăng từ 5,6%
(1997) lên 11,3% (2002), TPHCM giảm từ 53% xuống 50,3%, BRVT
giảm từ 25,4% xuống 22,7%, Đồng Nai giảm từ 16% xuống 15,7%;
KVKT nhà nước giảm tỷ trọng từ 36,9% (1998) xuống 33,6% (2002),
KVKT có vốn FDI cũng giảm từ 47,1% xuống còn 45,9% , KVKT
ngoài nhà nước tăng từ 16% lên 20,4%; công nghiệp khai thác có
giảm từ 21,3% (1998) xuống còn 16% (2002), CNCB giảm từ 53,3%
xuống còn 51,4%, công nghiệp chế tạo tăng từ 20,2% lên 26,8%.

Như vậy, cơ cấu CNKV luôn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
nhưng diễn ra khá chậm, chưa tạo ra được sự thay đổi căn bản trong
cơ cấu CNKV.
2.3.6. Năng suất lao động công nghiệp và hiệu quả sử dụng
vốn: Năng suất lao động trung bình là 112.363,1 ngàn


17
đồng/người/năm, cao hơn 1,9 lần so với cả nước nhưng tốc độ tăng
trưởng năng suất lao động lại có xu hướng giảm dần. Trong đó, nhóm
công nghiệp khai thác và KVKT có vốn FDI có năng suất lao động
cao nhất lần lượt là 1.342.806.1 ngàn đồng và 194.725,4 ngàn
đồng/người/năm nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình khá thấp (3,8
và - 2,9%/năm). Nhóm có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất là
công nghiệp chế tạo, trung bình 8,2%/năm; Hiệu quả sử dụng vốn
của CNKV tương đối cao, để tạo ra một đồng trong giá trị sản xuất,
CNKV phải sử dụng 1,17 đồng vốn, điều này cho thấy CNKV tăng
trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và lao động nên chất lượng
tăng trưởng thấp.
2.3.7. Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công
nghiệp: Các địa phương đã tích cực xây dựng và thực hiện các
chương trình bảo vệ môi trường; Công tác phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường, cấp bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường,
kiểm tra và xử lý các trường hợp gây ô nhiễm được thực hiện hàng
năm; Tính đến năm 2002, KVTG có gần chục nhà máy xử lý nước
thải tập trug được xây dựng và đưa vào hoạt động…
Tiểu kết chương 2
Giai đoạn 1998 - 2002, CNKV cũng đạt được một số kết quả
nhất định: công tác quy hoạch phát triển công nghiệp được các địa
phương thực hiện trên cơ sở của những quy hoạch chung của Bộ, của

vùng; các địa phương cũng đã tiến hành quy hoạch và thành lập được
36 KCX, KCN; thu hút được hơn 100 dự án FDI với số vốn hàng
triệu USD, vốn đầu tư trong nước cũng tăng mạnh; hạ tầng kỹ thuật
phục vụ phát triển công nghiệp cũng được các địa phương chú trọng
đầu tư. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng
nhiều, thu hút giải quyết được hàng ngàn lao động mỗi năm, tốc độ


18
tăng trưởng công nghiệp đạt trung bình 16,2%/năm, chuyển dịch cơ
cấu diễn ra đúng hướng. Tuy nhiên, sự phát triển CNKV trong giai
đoạn này còn những tồn tại như: tốc độ tăng trưởng không đều, năng
suất lao động có xu hướng giảm, các ngành công nghiệp chủ lực tạo
ra phần lớn GTSXCN của khu vực vẫn là những ngành thâm dụng
lao động, trình độ công nghệ không cao, giá trị gia tăng thấp. Nhóm
ngành cơ khí, điện tử… chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu và
tạo được sự chuyển biến trong cơ cấu CNKV…
Chương 3
SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC TỨ GIÁC:
TP.HCM – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BRVT TRONG BỐI
CẢNH MỞ RỘNG KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ VÙNG KINH KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (2003 – 2012)
3.1. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, Những chủ
trương mới của Đảng, chính sách mới của Nhà nước về phát
triển công nghiệp
3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế: VKTTĐPN
được mở rộng từ 4 lên 8 địa phương (2003); Việt Nam trở thành
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO – 2007) và ký kết
nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA); Cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu (2007 – 2008), suy thoái kinh tế thế giới, giá dầu thô

và giá nhiều loại nguyên liệu, khủng hoảng nợ công ở châu Âu
(2010), khủng hoảng lương thực, năng lượng… tác động đến sự phát
triển của công nghiệp ở KVTG.
3.1.2. Những chủ trương mới của Đảng, chính sách mới của
Nhà nước về phát triển công nghiệp. CNKV giai đoạn này chịu
những ảnh hưởng từ chủ trương của Đại hội IX, X (4/2006) và XI
(1/2011). Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành 8


19
quyết định phê duyệt quy hoạch và phát triển công nghiệp. Quán triệt
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và những định hướng
phát triển công nghiệp của Đảng bộ, chính quyền các địa phương
trong khu vực đã có những chính sách, biện pháp cụ thể nhằm phát
triển công nghiệp như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công
nghiệp, KCN; khuyến khích thu hút đầu tư; phát triển cơ sở hạ tầng;
cải cách thủ tục hành chính …Nhờ đó, công nghiệp trong khu vực
tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ.
3.2. Chuyển biến về điều kiện cho phát triển công nghiệp
3.2.1. Đẩy mạnh quy hoạch phát triển các KCN, KCX, CCN,
trong 10 năm (2003 – 2012) đã thành lập mới 52 KCN với tổng diện
tích là 20.639,3 ha. Đến hết năm 2012, KVTG có 3 KCX, 86 KCN
được thành lập với tổng diện tích là 34.764 ha, chiếm 30,8% số KCN,
KCX, 43,1% tổng diện tích KCN, KCX của cả nước. Khu vực còn
thành lập 3 khu công nghệ cao với diện tích 922ha và hơn 10 CCN đã
triển khai đầu tư hoặc đi vào hoạt động.
3.2.2. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển công nghiệp: Hạ tầng giao thông, kho bãi, thông tin liên lạc
tiếp tục được đẩy mạnh với số vốn là 208.706,9 tỷ đồng và 3.798,4
triệu USD của 892 dự án FDI (2003 – 2012), nhờ vậy mà nhiều công

trình giao quan trọng, kho bãi đi vào khai thác, hoạt động; Hạ tầng
điện, nước, xử lý chất thải… cũng được đầu tư với số vốn lên đến
hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, riêng 3 năm 2010 – 2012 là
58.395,4 tỷ đồng và 1.445,3 triệu USD của 19 dự án FDI. Đến 2012,
có 30/52 KCN được thành lập trong giai đoạn này có nhà máy xử lý
nước thải, có 17 nhà máy nước và 10 nhà máy điện được đầu tư mở
rộng, nâng công suất, xây mới và đi vào hoạt động; Hạ tầng các KCN
tiếp tục được thực hiện với số vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.


20
3.2.3. Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp, tính đến năm 2012 số trường Đại học, cao đẳng trong khu
vực là 90 trường, số sinh viên theo học và tốt nghiệp lần lượt là
763.476 người và 112.932 người. Số trường trung học chuyên nghiệp
giảm 3 trường nhưng số học sinh tăng lên gần 200 ngàn người. Mạng
lưới đào tạo nghề phát triển khá nhanh với gần 600 cơ sở dạy nghề ở
3 trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo là 27,3%.
3.2.4. Huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp ngày
càng tăng từ 34.958 tỷ đồng (2003) lên 122.309,3 tỷ đồng vào
(2012). Tổng vốn đầu tư công nghiệp trong giai đoạn này là
719.991,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm chưa tới 10% và
tập trung vào khai thác dầu khí và nhóm ngành điện, nước, gas, xử lý
chất thải. Về thu hút vốn FDI: Lũy kế số dự án FDI thu hút được của
CNKV đến hết năm 2012 là 4.305 dự án với số vốn đăng ký là
48.284, chiếm 56,1 % số dự án và 51% số vốn FDI đăng ký. Chỉ tính
10 năm 2003 – 2012, số dự án FDI đầu tư vào CNKV là 2.418 dự án,
với số vốn đăng ký là 30.795,5 triệu USD, chiếm 45,5% số dự án và
45,4% số vốn FDI đăng ký đầu tư vào khu vực trong cùng giai đoạn.

3.3. Những kết quả đạt được của công nghiệp khu vực tứ giác

3.3.1. Các loại hình doanh nghiệp, cơ sở SXCN: Số doanh
nghiệp công nghiệp của khu vực không ngừng gia tăng qua các năm,
đạt 24.982 doanh nghiệp vào năm 2012, chiếm 41,8% tổng số doanh
nghiệp công nghiệp trên cả nước. TP.HCM chiếm tới 70,7%, nhóm
CNCB chiếm 96,2% số doanh nghiệp công nghiệp của khu vực
(2012); Cơ sở SXCN tiếp tục có sự gia tăng đạt 89.083 cơ sở vào
năm 2012. TP.HCM chiếm 68,3% tổng số cơ sở SXCN của khu vực.


21
3.3.2. Tăng trưởng lao động, từ năm 2005 trở đi do nhiều
nguyên nhân khác nhau, tốc độ tăng trưởng lao động công nghiệp
cũng bắt đầu chậm lại, xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động, nhất là
lao động ở nhóm CNCB. Tính đến năm 2012, số lao động công
nghiệp của khu vực là 2.455.219 người, chiếm 32,2% tổng số lao
động công nghiệp cả nước. TP.HCM chiếm 46,2% số lao động công
nghiệp của khu vực.
3.3.3. Hoạt động của các KCN, KCX: Tỷ lệ cho thuê đất của
các KCN khu vực đến năm 2012 đạt trung bình hơn 50%, các KCN,
KCX đã thu hút được 4.244 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký
khoảng 49 tỷ USD, trong đó có 63,3% là dự án FDI, giải quyết việc
làm cho 1.046 ngàn người; Kim ngạch xuất khẩu đạt 17,3 tỷ USD;
Doanh thu đạt 25,72 tỷ USD, nộp ngân sách đạt 857,7 triệu USD
(chưa tính TP.HCM).
3.3.4. Tăng trưởng công nghiệp ở khu vực tứ giác trong bối
cảnh mới: Giai đoạn 2003 – 2007, CNKV lại có mức tăng trưởng
không đều qua các năm, trung bình đạt 15,2%/năm, trong đó Bình
Dương có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 30,8%/năm. Tổng GTSXCN

của khu vực đạt 1.209.153,1 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với giai đoạn
trước, chiếm 46,9% tổng GTSXCN của cả nước. Trong đó, công
nghiệp khai thác tốc độ tăng trưởng trung bình âm 5,6%/năm; CNCB
đạt 19,4%/năm; nhóm ngành điện, nước, gas là 18,8%/năm. KVKT
ngoài nhà nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất với
24,5%/năm, tiếp đến là KVKT có vốn FDI với 18,7%/năm, KVKT
nhà nước là 7,7%/năm.
Giai đoạn 2008 – 2012 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu nên CNKV không còn tăng trưởng mạnh như trước đây, chỉ
đạt 12,2%/năm nhưng tổng GTSXCN đạt 7.343.820,3 tỷ đồng, chiếm


22
47,8% tổng GTSXCN của cả nước, gấp 2,8 lần GTSXCN của
VKTTĐPB và 10,3 lần GTSXCN của VKTTĐMT. Nhóm ngành
công nghiệp khai thác ra khỏi tình trạng tăng trưởng âm; nhóm ngành
điện, nước, gas, xử lý chất thải… trung bình chỉ ở mức 1,5%/năm;
Nhóm CNCB cũng thấp hơn giai đoạn trước, trung bình 11,2%/năm;
Nhóm công nghiệp chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình
là 16,7%/năm, tỷ trọng đóng góp vào tổng GTSXCN khu vực tăng
lên 32,9%. KVKT nhà nước có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
5,5%; KVKT ngoài nhà nước là 14,7%/năm; KVKT có vốn FDI là
13,1%/năm. Các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn ngoại trừ khai
thác dầu khí có tốc độ tăng trưởng trung bình âm 4,8%/năm còn lại
các ngành khác đểu có tốc độ tăng trưởng khá: Thực phẩm – đồ uống
là 18,8%/năm; Dệt may – Da giầy là 17,1%/năm; Hóa chất là
15,1%/năm; Cơ khí, máy móc có tốc độ phát triển khá nhanh, trung
bình đạt 24,6%/năm; Điện tử, truyền thông, thiết bị văn phòng, y tế,
quang học là 20,5%/năm.
3.3.5. Chuyển biến về cơ cấu công nghiệp: Cơ cấu công

nghiệp theo địa bàn tiếp tục có những chuyển dịch mang tính lan tỏa,
tỷ trọng công nghiệp của Bình Dương đã vươn lên chiếm 24,4% tổng
GTSXCN của khu vực (2012), KVKT nhà nước tiếp tục có xu hướng
giảm, năm 2012 chỉ còn chiếm 15,3%, KVKT ngoài nhà nước tăng
lên 31,9%, KVKT có vốn FDI tăng lên 52,8%; công nghiệp khai thác
còn 3,1%, CNCB tăng lên 59%, công nghiệp chế tạo tăng lên 34%.
3.3.6. Năng suất lao động công nghiệp và hiệu quả sử dụng
vốn: Năng suất lao động công nghiệp của khu vực tiếp tục có sự tăng
trưởng, đạt 236.398,8 ngàn đồng vào năm 2012, trung bình là
171.853,9 ngàn đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình là
8,2%/năm. Trong đó, nhóm công nghiệp khai thác tiếp tục giữ vị trí


23
số 1 về năng suất lao động với 872.986.9 ngàn đồng/người/năm
(2012); nhóm CNCB có năng suất lao động thấp nhất với 172.253,6
ngàn đồng; nhóm công nghiệp chế tạo là 461.281,6 ngàn đồng; công
nghiệp điện, nước, gas… là 424.894,4 ngàn đồng. KVKT nhà nước
có năng suất lao động cao nhất, trung bình là 471.606 ngàn
đồng/người/năm, tốc độ tăng năng suất lao động là 12,4%/năm;
KVKT ngoài nhà nước có năng suất lao động công nghiệp thấp nhất,
trung bình là 113.060,7 ngàn đồng/người/năm nhưng có tốc độ tăng
năng suất lao động trung bình 14,3%/năm; KVKT có vốn FDI có
năng suất lao động trung bình là 195.036,1 ngàn đồng, tốc độ tăng
trưởng là 3,3%/năm. Hiệu quả sử dụng vốn có chiều hướng tăng từ
1,23 đồng (2003 – 2007) lên 1,99 đồng (2008 – 2012).
3.3.7. Công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công
nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh với hàng chục chương trình bảo vệ
môi trường được xây dựng và thực hiện; kiểm tra, phát hiện và yêu
cầu khắc phục, di dời, chấm dứt hoạt động hàng trăm doanh nghiệp

vi phạm môi trường; 60/89 KCX, KCN có nhà máy xử lý nước thải
tập trung với công suất khoảng 400.000m 3/ngày, đêm; các nhà máy,
trung tâm xử lý rác thải rắn, rác thải nguy hại cũng được xây dựng…;
công tác trồng cây xanh trong các KCN tiếp tục được đẩy mạnh.
Tiểu kết chương 3
Công nghiệp của khu vực bắt đầu có sự cạnh tranh quyết liệt
do các địa phương khác trong cả nước cũng đẩy mạnh phát triển các
KCN đã ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển của CNKV trong giai đoạn
này: Từ 2003 – 2007, CNKV đã thu hút được nhiều dự án FDI được
hơn, đội ngũ lao động cũng tăng lên…nên có bước phát triển ổn định,
tốc độ tăng trưởng cao hơn, trung bình đạt 15,2%/năm, năng suất lao
động cũng có bước tăng khá; Từ 2008 – 2012, CNKV gặp nhiều khó


×