Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cá nhânn tư pháp phân tích điều 762 bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.7 KB, 3 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích cho người nước ngoài luôn là vấn đề quan
trọng. Do đó, Xây dựng đầy đủ và chi tiết cho các văn bản pháp luật có yếu tố
nước ngoài luôn là vấn đề quan trọng. Một trong số đó là pháp luật về việc xác
định năng lực hành vi dân sự đối với người nước ngoài quy định tại Điều 762 Bộ
luật dân sự năm 2005.
NỘI DUNG
Áp dụng điều 4, điều 5, điều 7 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP; điều 17 đến
điều 23 và điều 760, điều 762 bộ luật dân sự năm 2005 thì ta có thể chia thành các
trường hợp đối với từng người nước ngoài khác nhau như sau:
1. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự tại Việt Nam:
Áp dụng khoản 1 điều 7 nghị định số 138/2006/NĐ-CP: năng lực hành vi
dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17
đến Điều 23 của Bộ luật dân sự. Do đó, với trường hợp này ta xác định năng lực
hành vi dân sự cá nhân của người nước ngoài đó theo luật Việt Nam bao gồm các
điều cơ bản như: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự; Người từ đủ
mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người
chưa thành niên; Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi tại điều 20 bộ luật dân sự 2005; người mất năng lực
hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân
sự.


2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay
nhiều quốc tịch:
việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó
tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị
định số 138/2006/NĐ-CP.
- Trong trường hợp Bộ luật dân sự 2005 hoặc các văn bản pháp luật khác


của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp
dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật
áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người
đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( theo khoản 1 điều 760 bộ luật dân sự
2005).
- Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của
nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với
người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ
dân sự. nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có
quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có
quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân hay là đương sự có
quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất
với đương sự về quyền và nghĩa vụ công dân ( theo khoản 2 điều 760 bộ
luật dân sự 2005 và theo khoản 3 điều 4 Nghị định số 138/2006/NĐCP ). Nếu đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất
về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được


yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng ( theo điều 5 Nghị định số
138/2006/NĐ-CP )
KẾT LUẬN
Cần xác định rõ quốc tịch và nơi cư trú của người nước ngoài để xác định
năng lực hành vi dân sự cho chính xác đối với từng người nước ngoài với từng
quốc tịch cũng như nơi cư trú khác nhau. Nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như sự
công bằng về mặt pháp luật đối với người nước ngoài đối với người nước ngoài
hoặc của người nước ngoài đối với người Việt Nam.




×