Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.78 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................1
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HIẾN XÁC, HIẾN BỘ PHẬN CƠ

THỂ.............................................................................................................1
1. Một số khái niệm..............................................................................1
1.1.

Bộ phận cơ thể............................................................................1

1.2.

Hiến xác, bộ phận cơ thể............................................................2

2. Nguyên tắc........................................................................................2
3. Ý nghĩa quy định quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người...............3
II.

THỰC TRẠNG HIẾN XÁC, HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................3
1. Những thuận lợi...............................................................................3
2. Khó khăn...........................................................................................5
III.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ


PHẬN CƠ THỂ..........................................................................................8
1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật
hiện hành về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể........................................8
2. Kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể 9
KẾT LUẬN....................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................10

0


MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi mà nền y học nước nhà ngày càng có điều kiện phát triển
hơn, trình độ chuyên môn của các y, bác sĩ rất chuyên sâu. Các căn bệnh liên
quan đến các bộ phận cơ thể người có thể được thay thế bằng một bộ phận
tương tự và khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới mẻ và rất tế nhĩ
nên vẫn còn nhiều vấn đề cần đề cập tới. Bài viết dưới đây e xin được tìm
hiểu về: “Thực trạng hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam hiện nay.”
NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HIẾN XÁC, HIẾN BỘ PHẬN CƠ
THỂ
1. Một số khái niệm
1.1.

Bộ phận cơ thể

Bộ luật dân sự năm 2005 ghi nhận cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận
cơ thể sau khi chế nhưng không giải thích thuật ngữ nào là bộ phận cơ thể.

Trên thực tế, theo quan điểm của Ts. Phùng Trung Tập xét về mặt sinh
học “Bộ phận cơ thể người là những thành tố cấu thành cơ thể sống hoàn
chỉnh và nó thực hiện chức năng trao đổi chất giúp cơ thể tồn tại và phát
triển bình thường theo quy luật tự nhiên.” Tuy nhiên, Luật hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 cũng đã đưa ra khái niệm về
bộ phận cơ thể như sau: “ Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể
được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện chức năng sinh lý
nhất định”. (Khoản 2/Điều 3). Vậy, một khái niệm mang tính bao quát và
khoa học sẽ là: “ Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình
thành từ nhiều loại mô khác nhau mang tính liên hoàn về chức năng trong
quá trình trao đổi chất của cơ thể sống.”
1.2.

Hiến xác, bộ phận cơ thể

1


Theo từ điển Tiếng Việt thì “hiến” là động từ chỉ “Hành động dâng hay
tự nguyện cho của một chủ thể”. Luật hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể
người và hiến lấy xác 2006 không trực tiếp định nghĩa khái niệm này. Tuy
nhiên, chúng ta có thể hiểu hiến xác, bộ phận cơ thể như sau:
“Hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là hành vi tự nguyện của cá
nhân theo quy định của pháp luật nhằm tặng/cho xác hoặc bộ phận cơ thể
của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh, giảng dạy hoạc nghiên cứu
khoa học và hoàn toàn vô điều kiện.”(1)
2. Nguyên tắc
Trong quá trình thực hiện huyền hiến xác, bộ phận cơ thể người không
phải cứ tùy ý thích mà được, mà nó cần căn cứ vào những nguyên tắc, những
quy định cụ thể như sau:

- Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép;
- Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa
học;
- Không nhằm mục đích thương mại;
- Giữ bí mậy về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được
ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác” (Điều 4/Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác năm 2006).
3. Ý nghĩa quy định quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
được thực hiện, từ đó khuyến khích và tăng cường nguồn mô, tạng, xác, bộ
phận cơ thể để cứu sống người bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy … đáp
ứng đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống khi mà nhu cầu có mô, bộ phận cơ thể
(1)

Nguyễn Thị Hương, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2011,
trang 16.

2


để chữa bệnh, nghiên cứu khoa học đang là vấn đề rất cấp thiết và nan giải
không chỉ ở nước ra mà cả thế giới;
Thể hiện một nghĩa cử cao đẹp mà con người luôn mong muốn thực
hiện, góp phần nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng của quyền hiến xác, bộ
phận cơ thể người, thúc đẩy việc thực hiện nó phát huy được hiệu quả trong
cuộc sống;
Đối với Nhà nước, việc thừa nhận quyền này đã chứng tỏ Nhà nước ta
ngày càng quan tâm đến quyền lợi , sức khỏe của nhân dân, luôn đảm bảo
cho quyền lợi của người dân được thực hiện ở mức tốt nhất, qua đó tạo niêm

tin của nhân dân. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ
qaun có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc
thực hiện quyền hiến.
II.

THỰC TRẠNG HIẾN XÁC, HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Những thuận lợi
Từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, cũng có ghi nhận quyền

hiến xác, bộ phận cơ thể với tư cách là quyền nhân thân của cá nhân ở Điều
33. Quyền hiến bộ phận cơ thể và Điều 34. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể
sau khi chết.và khi Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy
xác năm 2006 ra đời đã tạo một hành lang pháp lỹ thuận lợi cho cá nhân
thực hiện quyền này trên thực tế. Từ khi quyền này được ghi nhận, số người
tham gia đăng kí hiến xác, bộ phận cơ thể tăng mạnh gồm đủ mọi thành
phần như: công an, bộ đội, công nhân, cán bộ hưu trí, nông dân, ... vv GS.TS
Lê Văn Cường, chủ nhiệm bộ môn giải phẫu, trường Đại học Y Thành phố
Hồ Chí Minh cho biết: “Từ năm 1993, trường nhận được lá đơn đầu tiên và
ba năm sau thì nhận được thi thể đầu tiên, đến nay trường đã nhận được
14.700 đơn xin hiến xác. Gồm nhiều thành phần sỹ quan, tu sĩ, công nhân …
3


và đã có 409 thi hài được bảo quản cẩn thận, ngày cành phục vụ công tác
giảng dạy, nghiên cứu”.
Ngày nay, nhận thức của người dân về vấn đề hiến xác, bộ phận cơ thể
người không còn xa lạ gì nữa, rào cản về tâm lỹ, truyền thống và phong tục
tập quán không còn đè nặng, ngày càng có nhiều người tình nguyện hiến
xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Như trường hợp của ông Nguyễn Tấn Dược

ở Quảng Năm tâm sự “Dù rằng việc học bị dang dở, nhưng tui hiểu những
khó khăn của sinh viên, nhất là sinh viên ngành Y, hy vọng tôi có thể góp
một phần nhỏ bé của mình vào việc học của các cháu”, hay trường hợp của
bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Công Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tình
nguyện hiến giác mạc sau khi chết, mặc dù gặp nhiều ý kiến phản đối từ gia
đình nhưng bà vẫn quyết tâm thực hiện, nhờ hai mảnh giác mạc của và Hoa
hiến tặng, Bệnh viện mắt Trung ương đã ghép thành công cho hai bệnh nhân
đều bị mè do hỏng giác mạc. Theo gương bà Hoa, hiện nay ở xã Cồn Thoi
đã có 29 người tình nguyện hiến giác mạc. Đặc biệt có những gia định có
đến 40 người đăng kí hiến xác phục vụ cho y học và nghiên cứu khoa học
như gia định ông Dương Văn Tín ở Thành phố Hồ Chí Minh. (2) Đây quả là
một tín hiệu đáng mừng.
Trình độ kĩ thuật y học của Việt Nam ngày càng nâng cao, dù ghép tạng
ở Việt Nam chậm hơn thế giới khoảng nửa thế kỷ, sau các nước trong khu
vực Đông Nam Á khoảng 20 năm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nền y học
của Việt Nam hiện nay đang rất phát triển nhất là trong lĩnh vực ghép tạng.
Kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất chũng ta đều có đủ, đây là yếu tố gián
tiếp thúc đẩy người dân nhận thức được ý nghĩa của việc hiến xác, bộ phận
cở thể để cứu người, bởi lẽ nếu có nhiều người tình nguyện hiến xác, bộ
(2)

Nguyễn Thị Hương, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2011,
trang 37, 38.

4


phận cơ thể vì mục đích chữa bệnh cho người khác, những bác sĩ không thực
hiện được do hạn chế về chuyên môn thì việc hiến trở lên vô nghĩa. Trước
đây, do hạn chế về nhiều mặt nên việc thực hiện các ca ghép tạng của Việt

Nam là rất khó khăn, nhiều ca ghép đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao (như ghép
gan) VIệt Nam không thể thực hiện được, người bệnh phải ra nước ngoài,
chi phí rất tốn kém. Hiện này với sự phát triển của y học, chúng ta đã thực
hiện được nhiều ca ghép thận, tim, ghép giác mạc … Đặc biệt đối với các ca
ghép đòi hỏi kỹ thuật cao như ghép gan từ một người chết não do tai nạn
giao thông đượcthực hiện thành công tại bệnh viện Việt Đức hồi tháng
5/2010 với 100% các bác sĩ Việt Nam không có sự giúp đỡ của các chuyên
gia nước ngoài. Điều đó chứng tỏ nền y học Việt Nam có thể thực hiện được
tất cả những kỹ thuật khó của y học thế giới về ghép tạng.
2. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã kể trên, thực tiễn áp dụng pháp luật về
quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người cũng gặp không ít những khó
khăn.
Thứ nhất, các quy định về độ tuổi và năng lực hành vi của người hiến
xác, bộ phận cơ thể có phần cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
Theo đó, Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
2006 quy định độ tuổi để cá nhân có thể thực hiện quyền này là khi cá nhân
chết phải từ đủ 18 tuổi trở lên, vậy những các nhân dưới 18 tuổi muốn thực
hiện quyền hiến thì sẽ không đủ điều kiện pháp luật quy định. Pháp luật Việt
Nam không chấp nhận bất cứ trường hợp nào dưới 18 tuổi thiết nghĩ có phần
không hợp lí. Chính vì quy định này mà nhiều trường hợp các em trong độ
tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi bị bệnh hiểm nghèo, trước khi qua đời mong
muốn làm một việc việc có ích cho cộng đồng nhưng không thể thực hiện

5


được. Mặc dù những cá nhân này đã có năng lực hành vi dân sự một phần
(hay chưa đầy đủ).
Ví dụ: Em Trịnh Thị D ở xã Nhơn Mỹ, Huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

16 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, qua báo đài cũng như các phương
tiện thông tin đại chúng e biết đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người sau
khi chết. D rất mong muốn tự bản thân em sẽ đăng ký hiến tặng em Nguyễn
Thị B, 15 tuổi (ở cùng xã với em) 1 quả thận của em khi em qua đời để có
thể duy trì sự sống của B(B bị suy thận nặng, cần có thận để ghép), tuy
nhiên, nguyện vọng tốt đẹp của D đã không thể thực hiện được vì độ tuổi
của em luật chưa cho phep được đăng ký thực hiện quyền hiến này.
Quy định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được thực
hiện quyền hiến của Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến
lấy xác 2006 tỏ ra không phù hợp trong thực tiễn, chính quy định này đã
phần nào hạn chế khả năng tăng nguồn hiến trong khi nhu cầu thiếu xác, bộ
phận cơ thể phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học vẫn đang rất cấp bách.
Thứ hai, về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ
thể và hiến., lấy xác 2006 đã có những quy định ngăn cấm các hành vi trộm
mô, bộ phận cơ thể người; cấm buôn bán mô bộ phận cơ thể người dưới bất
lì hình thức nào; cấm lấy, ghép, sử dụng vận chuyển, lưu giữ mô, bộ phận cơ
thể người vì mục đích lợi nhuận (Điều 11) tuy nhiện lại không quy định chế
tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm trên. Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật
Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng quy định rất ít chế tài áp
dụng với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Bất cập trên dẫn đến một
thực tế đó là sự lúng túng của cơ quan chức năng khi không biết áp dụng chế
tài như thế nào để xử lý. Đối với chế tài dân sự, có thể áp dụng quy định tại
Điều 628 Bộ luật dân sự 2005 khi cá nhân đó chết về Bồi thường thiệt hại do
6


xâm phạm thi thể. Đối với chế tài hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) có
thể áp dụng quy định tại Điều 246 Tội xâm phạm thi thể, hài cốt, tuy nhiên,
cũng giống như Bộ luật Dân sự 2005 khi chỉ với một quy định này thì không

thể bao quát được các hành vi vi phạm hết sức đa dạng và tinh vi trong thực
tiễn. Vấn đề đặt ra là những bộ phận cơ thể người này có phải là một loại tài
sản không, khi mà luật hình sự chỉ xử lý các tội trộm cắp, chiếm đoạt tài sản
hay đối với những trường hợp cá nhân còn đang sống bị cắt trộm mất bộ
phận cơ thể người trong quá trình phẫu thuật thì cũng không thể áp dụng
Điều 628/Bộ luật dân sự 2005 hay Điều 246 Luật hình sự 1999 được. Rõ
ràng các hành vi xâm phạm đến xác, bộ phận cơ thể người là nững hành vi
nguy hiểm cho xã hội và phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chính
sách xử lý của chúng ta chưa rõ ràng nên không có tác dụng cảnh báo, răn
đe. Đối với lĩnh vực hành chính, hầu như chưa có quy định nào đối với lĩnh
vực này.
Thứ ba, các quy định liên quan đến tử thi vô thừa nhận. Thực tế những
năm qua, xác người vô thừa nhận đã góp phần vào việc cứu chữa được nhiều
người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh về mắt. Luật hiến, lấy ghép
mô bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006 quy định cơ sở nghiên cứu đào tạo
y học được lấy xác người vô thừa nhận để phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ
của mình. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tử thi vô thừa nhận là như thế nào?
Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 chưa làm
rõ điều này nên rất dễ dẫn đến lạm dụng hay khi người thân thích của tử thi
biết tin và yêu cầu cơ sở nghiên cứu khoa học phải trả lại thi thể thì giải
quyết như thế nào, … vv
Thứ tư, vấn đề tôn vinh gia đình, cá nhân có người hiến xác, bộ phận cơ
thể. Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 nêu
rất cụ thể về quyền lợi cũng như tôn vinh những người hiến xác, bộ phận cơ
7


thể, tuy nhiên lại không có quy định nào tôn vinh về mặt tinh thần cho gia
đinh người hiến xác, bộ phận cơ thể. Đây là một thiếu xót cần bổ sung trong
Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006.

Ngoài những bất cập kể trên, còn có các vấn đề khác mà luật còn bỏ
ngỏ như: chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục hiến, lấy bộ phận cơ thể,
xác để nghiên cứu khoa học cũng như điều kiện đối với các tổ chức được
nhận này, … vv.
III.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ
PHẬN CƠ THỂ

1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật
hiện hành về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể
Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi chủ thể có quyền đăng ký hiến xác, bộ
phận cơ thể theo hướng cho phép người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được
đăng ký hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nếu được sự đồng ý bằng văn
bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ, cho phép người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự cũng được đăng ký thực hiện quyền này cả khi họ đang sống
hoặc đã chết.
Thứ hai, để tránh lúng túng trong việc xử lý các ci phạm liên quan đến
việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể nên quy định rõ các chế tài áp
dụng với từng hành vi cụ thể, bổ sung vào Bộ luật Hình sự 1999 những điều
khoản để xử lý các loại tội phạm liên quan đến các hành vi bị cấm quy định
tại Điều 11 luậ hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác
2006. Có hướng dẫn bổ sung chế tài hành chính trong việc xử lý các vi phạm
hành chính trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn thêm về thẩm
quyền của Tòa án trong các vụ việc dân sự liên quan đến việc thực hiện

8



quyền hiến xác, bộ phận cơ thể tránh trường hợp khi xảy tranh chấp tòa án
không biết căn cứ vào quy định tố tụng nào để thụ lý.
Thứ ba, Luật nên quy định rõ thế nào là tử thi vô thừa nhận và các chế
định liên quan như việc: sử dụng vào mục đích gì, trách nhiệm trả lại thi thể
cho gia đình của tử thi để chôn cất, …
Thứ tư, Luật nên quy định gia đình người hiến xác, bộ phận cơ thể sau
khi chết cũng được tôn vinh về mặt tinh thần.
Thứ năm , pháp luật cần có quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục đối với
việc hiến xác, bộ phận cơ thể cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như
quy định về điều kiện đối với các tổ hức nhận xác, bộ phận cơ thể người để
nghiên cứu khoa học.
2. Kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền hiến xác, bộ phận cơ thể
- Đối với hệ thống hiến: Nhanh chóng đưa hệ thống hiến vào hoạt động
thực tiễn bằng cách khẩn trương triển khai thành lập Trung tâm điều phối
quốc gia, tiếp tục phát huy vai trò của các ngân hàng mô;
-

Đối với việc đăng kí hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết: Xây dựng

chương trình đăng kí hiến hiệu quả nhưng thủ tục đơn giản, thuận tiện,
nhanh chóng. Có thể thể hiện sự đồng ý, thay đổi, hủy bỏ bằng mạng
internet thông qua trang web của Trung tâm điều phối quốc gia, của bệnh
viện, cơ sở y tế lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người bằng cách gọi điện, gửi
thư, mail hoặc trực tiếp đến văn phòng của các cơ quan này.
KẾT LUẬN
Trên đây, là thực trạng trong lĩnh vực hiến xác, bộ phận cơ thể ở Việt
Nam hiện nay. Để có một nền y học, các ngành nghiên cứu khoa học được
phát triển cần đòi hỏi bản thân mỗi người đều phải có ý thức, sự cố gắng và
tinh thần vì cộng đồng sâu sắc để mỗi cá nhân trong xã hội được thực hiện
tốt nhất quyền được hiến xác, bộ phận cơ thể của mình một cách tốt nhất.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thị Hương, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2011;

2.

Hoàng Thị Minh Du, Một số khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đề
hiến bộ phận cơ thể người, Luận án thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2008;

3.

Một số website:
- ;
- ;
- …

10



×