Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn ở học sinh trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT ………..


BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN
NGHIÊN CỨU KHKT

DỰ ÁN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÌNH
TRẠNG TẢO HÔN Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT ......
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
Tác giả: 1. Nguyễn Thị
2. Lê Thị
Đơn vị : Trường THPT

..........., tháng 12 năm 2018


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:

1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
3.2. Vấn đề nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học, dự kiến kết quả
5. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu

Trang 4
Trang 5
Trang 4


Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 6

6. Tính mới và tính sáng tạo
7. Thông tin về nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu

Trang 6
Trang 6

8. Nội dung các hoạt động của dự án

Trang 8

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở của dự án
2. Thực trạng của vấn đề

Trang 10

2.1. Hiện trạng vấn đề cần giải quyết:

Trang 10
Trang 11
Trang 11

2.2. Nguyên nhân


Trang 12

2.3. Hậu quả

Trang 13

3. Phương pháp, tiến hành nghiên cứu

Trang 13
3.1. Khảo sát đợt 01 về thực trạng tảo hôn ở HS trung học phổ Trang 13
thông ......... (Phương pháp thu thập số liệu):
3.2. Phương pháp thực nghiệm

Trang 16

3.2.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo Trang 16
dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và hôn
nhân và gia đình.
3..2.2. Giải pháp 2: Phối hợp với GVCN và cán bộ bản đến tận Trang 20
nhà các bạn học sinh bỏ học tảo hôn để tuyên truyền vận động các
bạn trở lại trường học.
3.2.3. Giải pháp 3: Cho học sinh và phụ huynh kí cam kết không Trang 22
vi pham tảo hôn.
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường giáo dục giới tính, sức khỏe sinh Trang 23
sản, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho các bạn học sinh
bằng nhiều hình thức
2



3.2.5. Giải pháp 5: Nhà trường và các cơ quan đoàn thể cần quan Trang 25
tâm hơn nữa đến đời sống vật chất của học sinh
3.3. Khảo sát đợt 02 sau thực nghiệm để kiểm chứng HS trung học Trang 25
phổ thông về vấn đề tảo hôn trong trường ( Phương pháp thu thập dữ
liệu):
4. Kết quả nghiên cứu.
5. Thảo luận
5.1. Ưu điểm
52. Hạn chế
5.3. Hướng phát triển
III. KẾT LUẬN

1. Kết luận
2. Kiến nghị, đề xuất
Lời cảm ơn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 01: Phiếu khảo sát số 1 – Phiếu khảo sát thực trạng
Phụ lục 02: Phiếu khảo sát số 2 – Trước thực nghiệm
Phụ lục 03: Phiếu khảo sát số 3 – Sau thực nghiệm

Trang 27
Trang 29
Trang 29
Trang 29
Trang 29
Trang 30
Trang 30
Trang 30
Trang 32
Trang 33

Trang 34
Trang 36
Trang 37

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

TỪ/CỤM TỪ

VIẾT TẮT

1
2
3
4

Học sinh
Giáo viên chủ nhiệm
Trung học phổ thông
Hoạt động ngoài giờ lên

HS
GVCN
THPT
HĐNGLL

Khoa học kĩ thuật
Ban giám hiệu

KHKT

BGH

lớp
5
6

3


I. MỞ ĐẦU:
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, gia đình chính là tế bào của xã hội. Tế bào có khỏe
mạnh, phát triển thì xã hội mới phát triển thịnh vượng. Đất nước đang trong thời kì
đổi mới, gia đình Việt Nam theo đó cũng có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên có
những nơi, những vùng đất, những gia đình vẫn còn tồn tại những vấn nạn đi
ngược lại sự phát triển của thời đại như nạn tảo hôn, ly hôn, bạo lực gia đình...Và
không đâu xa ở ngay huyện ......... chúng ta, cụ thể hơn là ở trường THPH .........
hàng năm vẫn phải chứng kiến không ít những học sinh mới 15 – 16 tuổi đã bỏ học
lấy vợ, lấy chồng... Những hạn chế này đang làm cho nhiều “tế bào” gia đình ở
huyện ......... có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững
chắc và là nguyên nhân khiến cho tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở huyện nhà vẫn
còn rất cao.
Tảo hôn là tình trạng lấy vợ, lấy chồng khi một bên (nam hoặc nữ) hoặc cả
hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật: Nam từ đủ 20 tuổi trở
lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia
về tình trạng tảo hôn ở Việt Nam. Theo công bố tại hội thảo về tảo hôn: Gần 1/3
dân tộc thiểu số tảo hôn, 40/53 dân tộc có tỉ lệ tảo hôn từ 20% trở lên, cá biệt có 06
dân tộc thiểu số có tỉ lệ tảo hôn từ 50 – 60%. Bóng đen của nạn tảo hôn vẫn còn

hiện hữu, diễn ra khá phổ biến trong phạm vi cả nước, đặc biệt là những nơi vùng
sâu vùng xa, vùng dân tộc như huyện ......... chúng ta.
Huyện ......... (.........) được thành lập từ ngày 02/12/2003 theo Nghị định số
148/2003/NĐ-CP của chính Phủ. Huyện nằm trên địa bàn miền núi. Đây là huyện
mà trình độ dân trí còn rất thấp, những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến để lại vẫn còn ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người. Chính
những điều này đã làm cho vấn nạn tảo hôn ở huyện ở mức cao so với cả nước.
Theo số liệu cung cấp của Ban dân số huyện ........., năm 2017 cả huyện có tới 76
cặp tảo hôn và 9 tháng của năm 2018 là 63 cặp tảo hôn.
Đặc biệt, trường THPT ......... năm học 2018 – 2019 có tổng số 1167 học sinh
trong đó có tới 1110 học sinh dân tộc thiểu số chiếm 95,12%. Qua điều tra số
lượng học sinh bỏ học tảo hôn trong 3 năm gần đây: Năm học 2015 – 2016 có 52
hoc sinh; Năm học 2016 - 2017 có 49 học sinh và năm học 2017 – 2018 có 88 học
sinh bỏ học, trong số đó có tới 51 bạn bỏ học tảo hôn (chiếm gần 58% ). Con số
học sinh bỏ học và tảo hôn đáng báo động đã làm cho thầy cô và học sinh toàn
trường phải quan tâm lo lắng. Chính vì lẽ đó chúng em quyết định làm đề tài: “Một
số giải pháp nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn ở học sinh trường THPT .........”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu dự án này, chúng em mong muốn tìm ra các giải pháp phù hợp,
tích cực để thay đổi nhận thức, thái độ của học sinh THPT ......... về việc tảo hôn.
Từ đó, giáo dục cho học sinh THPT về ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm
4


của bản thân trong viêc xóa bỏ hủ tục, đẩy lùi vấn nạn tảo hôn ra khỏi học đường
góp góp phần tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại trong giới
trẻ hiện nay, là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
3. Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu:
3.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Từ thực tiễn trên cho thấy, trong dự án này, nhóm chúng em cần phải giải đáp

những câu hỏi: Nguyên nhân nào thanh niên, học sinh hiện nay lại tảo hôn? Giải
pháp nào phù hợp để tác động và nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của giới trẻ
về việc lập gia đình đúng quy định của pháp luật trong cuộc sống hiện đại?
3.2. Vấn đề nghiên cứu: Về vấn đề nghiên cứu, chúng em tiến hành với các
phạm vi:
3.2.1. Về đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của dự án là những giải pháp nhằm giảm thiểu nạn tảo
hôn ở học sinh trường THPT ..........
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh của trường THPT ..........
3.2.2. Về không gian:
- Một số đề xuất về giải pháp nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn ở lứa tuổi học sinh
THPT mà dự án đề cập đến chủ yếu được áp dụng trong các hoạt động: Hoạt động
ngoài giờ lên lớp ( HĐNGLL), chào cờ, hoạt động của Đoàn thanh niên tại trường
THPT ........., câu lạc bộ nữ sinh...
3.2.3. Về thời gian:
- Các giải pháp trong dự án được nhóm nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm từ
ngày 01 tháng 9 năm 2018 đến hết ngày 10 tháng 12 năm 2018.
4. Giả thuyết khoa học, dự kiến kết quả
Một bộ phận không nhỏ học sinh THPT hiện nay có nhận thức và hành vi
chưa đúng đắn, chưa thực hiện đúng với luật hôn nhân và gia đình.
Thực hiện dự án này sẽ làm thay đổi, nâng cao nhận thức và giảm thiểu tình
trạng tảo hôn ở học sinh THPT. Giả thiết khoa học đặt ra sau khi kết thúc dự án là:
- 100% học sinh là khách thể nghiên cứu hiểu biết về luật hôn nhân và gia
đình;
- 100% học sinh là khách thể nghiên cứu biết rằng việc tảo hôn là vi phạm
pháp luật;
- 65% học sinh là khách thể nghiên cứu sẽ tự nhận thấy tác hại, hậu quả của
việc tảo hôn. Từ đó có hành động đúng đắn không vi phạm pháp luật ;
5. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
5.1. Về thiết kế tiến trình thực hiện dự án:

Chúng em đã thực hiện các bước sau:
5


Bước 1. Khảo sát sơ lược thực tế về thực trạng tảo hôn đã và đang diễn ra ở
học sinh trong trường và đưa ra ý tưởng.
Bước 2: Xây dựng và phát phiếu khảo sát số 1 cho các khách thể nghiên cứu
là học sinh của trường THPT ......... để thăm dò mức độ hiểu biết về nguyên nhân,
tác hại của nạn tảo hôn.
Bước 3: Xử lý số liệu từ bảng khảo sát trên: Phân tích, xử lý các số liệu thu
thập được, đưa ra các giải pháp phù hợp trong quá trình nghiên cứu.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết và
giảm thiểu nạn tảo hôn ở học sinh trong trường. Sau đó phát phiếu khảo sát số 2 để
kiểm chứng kết quả các giải pháp của dự án.
Bước 5: So sánh, thảo luận, đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua các số
liệu thu được từ phát phiếu khảo sát số 2.
Bước 6: Kết luận.
5.2. Về phương pháp: Để thực hiện dự án chúng em đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thiết kế tờ rơi để tuyên truyền về nạn tảo hôn.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thực hành).
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Tính mới và tính sáng tạo
6.1. Tính mới:
Sử dụng các thế mạnh lồng ghép, tuyên truyền giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản, luật hôn nhân và gia đình vào hoạt động giáo dục của trường học là một
hình thức giáo dục bổ sung tối ưu nhất hiện nay trong việc nâng cao nhận thức học
sinh về việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thời, đây cũng
là cơ sở giáo dục phẩm chất đạo đức cho thanh niên trong bối cảnh hiện nay.

6.2. Tính sáng tạo:
Sử dụng lồng ghép tuyên truyền giáo dục về vấn đề tảo hôn bằng nhiều hình
thức có điểm nhấn như vẽ tranh biếm họa, biên tâp cẩm nang... vào hoạt động giáo
dục của trường học đã giải quyết bài toán về hạn chế thời gian và kinh phí về việc
giảm thiểu nạn tảo hôn trong trường học, bổ sung kĩ năng sống cho học sinh.
7. Thông tin về nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu
Mọi nội dung, giải pháp, thực hiện dự án đều phải được thảo luận và thống
nhất của cả hai thành viên trong nhóm nghiên cứu: Ý tưởng, đề tài nghiên cứu,
xây dụng các kế hoạch, các văn bản của dự án, thảo luận, đánh giá, kết luận và đề
xuất… Song nhiệm vụ hoàn thiện cụ thể như sau:

6


TT

Nội dung

Nguyễn
Thị Thu

( Nhóm
trưởng)

Lèo Thị
Bích Ngọc

1

Kế hoạch trình Ban giám hiệu, tổ Xong trước

chuyên môn Ngữ văn, Đoàn thanh niên 06/09/2018
trường

2

Phiếu điều tra thực trạng HS bỏ học tảo Xong trước
hôn năm học 2017 – 2019
15/09/2018

3

Phiếu điều tra HS: Trước thực nghiệm

Xong trước
17/9/2018

4

Phiếu điều tra HS: Sau thực nghiệm

Xong trước
30/11/2018

5

Thiết kế tờ rơi tuyên truyền bằng tranh Xong trước
biếm họa
20/09/2018

6


Hoàn thiện Báo cáo kết quả nghiên cứu
dự án

7

Hoàn thành các văn bản, báo cáo, phiếu Xong trước
để gửi “ trường học kết nối”
10/12/2018

8

Đặt làm khung và in poster

9

Tranh biếm họa và Cẩm nang về “ Kiến 1 bức tranh
thức giáo dục giới tính; Luật hôn nhân 1 cẩm nang
và gia đình; phòng chống nạn tảo hôn”
để trưng bày

Ghi
chú
( Đáng
giá
tiến
độ)

Xong trước
10/12/2018


Xong trước
30/12/2018

7


8. Nội dung các hoạt động của dự án
Tên hoạt
động

Nội dung

Hoạt động 1:
Tìm hiểu về vấn đề tảo
Khảo sát
hôn đã và đang diễn ra
thực tế, đưa
ở HS THPT hiện nay.
ra ý tưởng

Lĩnh vực: Khoa học xã
hội hành vi
Hoạt động 2:
“ Một số giải pháp
Duyệt ý
nhằm giảm thiểu nạn
tưởng
tảo hôn ở học sinh
THPT”

Cùng với giáo viên
hướng dẫn, khảo sát
thực trạng nhận thức,
Hoạt động 3: hiểu biết của học sinh
Khảo sát
tại trường THPT .........
thực tế cùng về vấn đề tảo hôn.
giáo viên
Khảo sát bằng phiếu
hướng dẫn
điều tra số liệu và phiếu

Thời gian
Thực hiện

Kết quả
dự kiến
đạt được

Từ
01/9 đến
08/9/
2018

Báo cáo
khảo sát,
đánh giá,
ý tưởng

9/09/2018


Từ
11/9 đến
20/9/2018

Hội đồng
KH
trường
THPT .....
.... cho
phép triển
khai dự án

Báo cáo
khảo sát,
đánh giá

Nhân lực

Nhóm học
sinh.

Hội đồng
KH
trường
THPT .....
....

Nhóm học
sinh và

giáo viên
hướng
dẫn

trả lời câu hỏi trắc
nghiệm.
Hoạt động 4:
Thực nghiệm
- Xây dựng
Các biện pháp nâng cao
những biện
nhận thức
pháp nâng
cao nhận
thức

Báo cáo
thực
nghiệm

Nhóm học
sinh và
giáo viên
hướng
dẫn

Hoạt động 5:
Báo cáo
Tiến hành áp Áp dụng các biện pháp Từ 26/09 đến
nâng cao nhận thức

27/11/2018 thực
dụng biện
nghiệm
pháp

Nhóm học
sinh

8

Từ
21/09 đến
25/09/2017


Hoạt động 6: Phiếu điều tra sau khi
áp dụng các biện pháp
Điều tra

28/1130/11/2018

Tổng hợp
kết quả
điều tra

Nhóm học
sinh và
giáo viên
hướng
dẫn


Báo cáo
tổng hợp
số liệu
Nhóm học
phiếu điều sinh
tra khảo
sát

Hoạt động 7:
Phân tích kết Phân tích so sánh kết
quả trước và sau thực
quả thực
nghiệm để đưa ra kết
nghiệm.
luận.

Ngày 28,
30/11

Hoạt động 8:
Làm đề cương, viết dự
Hoàn thành
án báo cáo
dự án
Làm gian trưng bày.

Từ
30/11 đến
11/12/2018


Đúng bố
cục,
hướng
dẫn

Nhóm học
sinh

Báo cáo dự án với Hội
Hoạt động 9:
đồng KH trường
Duyệt dự án
THPT .........

13/12/2018

Hội đồng
KH
trường
THPT .....
.... duyệt

Hội đồng
KH
trường
THPT ......
...

Hoạt động

10: Báo cáo
dự án chính
thức

Từ
04/01 đến
07/01/2018

Dự án
Ban giám
được BTC
khảo và
cử đi thi
học sinh
cấp tỉnh.

Tổ chức thi cấp tỉnh.

9


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở của dự án
1.1 Cơ sở khoa học
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định gia đình là tế bào của xã hội. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã
hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân
cho tốt”.
Tảo hôn làm cho hạt nhân xã hội chậm phát triển. Đó chính là một hủ tục, đi

ngược lại sự tiến bộ của xã hội cần phải được đẩy lùi. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ra nghèo đói, thất học và nhiều hệ lụy khác đã và đang diễn ra
trên phạm vi cả nước, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người,
nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển. Chính vì vậy, việc giảm
thiểu, đi đến xóa bỏ nạn tảo hôn là việc làm cần thiết góp phần quan trọng vào việc
xây dựng xã hội hiện đại, văn minh.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1.Cơ sở chính trị:
Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Rõ ràng, muốn có một xã hội
phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình
không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có
gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại
và phát triển được. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị mới được tiếp thu,
nhưng nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam cũng đang mất đi. Tình
trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại, chủ nghĩa cá
nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang làm
cho nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu
vững chắc. Hơn nữa, Đảng và nhà nước đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”; ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục, khắc phục tình
trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng trong xã hội. Như vậy, để tư tưởng chỉ đạo
phát triển gia đình văn hóa của Đảng nói chung, và việc giải vấn nạn tảo hôn nói
riêng đi vào cuộc sống, cần tích cực quán triệt, thống nhất nhận thức, đề cao trách
nhiệm trong tổ chức thực hiện.
1.2.2. Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và năm 2014;
- Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy
định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ
về công tác dân tộc;


- Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
10


- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
- Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân
tộc đến năm 2020;
Thực hiện Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ
sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT
ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; Thực hiện Công văn số Số:
1264/SGDĐT-GDPT ngày 17/8/2018 của Sở Giáo dục và đào tạo ......... về việc
hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho học
sinh trung học. Trong công văn của Sở GD&ĐT ......... có đưa ra 22 lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực xã hội và hành vi. Gắn với thực tiễn, chúng em chọn nghiên cứu dự
án khoa học “Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở học sinh
trường THPT ..........”
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Hiện trạng vấn đề cần giải quyết:
Huyện ......... là huyện miền núi biên giới và là một trong 62 huyện nghèo
của cả nước. Huyện có 08 xã, đều là các xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 04 xã
biên giới giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Theo thống kê, tính đến ngày
30 tháng 06 năm 2017 của Phòng Thống kê và Phòng dân tộc huyện ........., năm
2017: Cả huyện có 6.753 hộ dân với 39.160 nhân khẩu, có 6 dân tộc anh em sinh
sống. Trong đó, dân tộc Thái 62,2%, dân tộc Mông 17,8%, Khơ mú 6,1%, Lào
11,3%, Kinh 2,4%. Như vậy, huyện ......... chủ yếu là địa bàn cư trú của đồng bào
các dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện, vấn đề tảo hôn

diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Nơi đây tảo hôn là câu chuyện
buồn và là bài toán khó cho nhiều cơ quan chức năng.
Học sinh THPT là học sinh thuộc lứa tuổi từ 15 đến 18. Đây là lứa tuổi hết
sức nhạy cảm. Các bạn đang hoàn thiện về mặt nhận thức và về mặt tư duy. Học
sinh giai đoạn này đã biết đến tình yêu và có bạn đã nghĩ đến việc lập gia đình.
Chính vì thế, giai đoạn này là giai đoạn thích hợp nhất để giáo dục về giới tính, sức
khỏe sinh sản vị thành niên và việc tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình là điều
hết sức cần thiết để có thể giảm thiểu nạn tảo hôn đã và đang diễn ở mức báo động
ở lứa tuổi THPT.
Nhưng hiện tại, tại đơn vị trường học, huyện ......... chưa có một công trình,
bài viết, dự án nào thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu giải pháp giúp giảm thiểu nạn tảo
hôn ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt chưa có công trình nào dành cho HS trung học
phổ thông về lĩnh vực này trên địa bàn, dẫn đến việc học sinh bỏ học tảo hôn trong
trường khá nhiều có tới 51 bạn tảo hôn. Từ thực tiễn này là yêu cầu cần đặt ra với
dự án của chúng em.
- Thuận lợi:
11


Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và tổ chuyên môn tạo điều kiện cho dự án
được thực hiện trong những điều kiện tốt nhất gắn với điều kiện thực tiễn của nhà
trường, như: Cho phép dự án của chúng em được lồng ghép trong các hoạt động
của nhà trường như: Hoạt động giáo dục pháp luật, hoạt động ngoài giờ lên lớp,
chương trình giảng dạy và các hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện về kinh phí
thực hiện dự án.
Công văn của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục đào tạo ......... có chỉ đạo
rõ ràng cho hoạt động TNST và nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho HS THPT.
Sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, nhiệt huyết của Nhà trường và thầy cô trong
nghiên cứu KHKT. Đó là những yếu tố thuận lợi bước đầu để chúng em tiến hành
dự án.

- Hạn chế:
Tâm lí của đa số học sinh còn thụ động, ngại thay đổi tiếp nhận những cái
mới như: e ngại trước những kiến thức vê giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thụ động tiếp nhận phiếu điều tra, trải nghiệm…
Một bộ phận khách thể nghiên cứu ý thức chưa cao, chưa ngoan, có biểu
hiện của suy thoái đạo đức chạy theo những thói xấu trên mạng khi dự án triển
khai đề cập tới.
Bản thân người thực hiện, nhóm chúng em làm nghiên cứu khoa học kĩ thuật
chưa có nhiều kinh nghiệm nên đã gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện
dự án
2.2. Nguyên nhân:
- Hầu hết học sinh THPT chưa hiểu biết sâu sắc về vấn đề tảo hôn. Chưa ý
thức được tác hại, hậu quả nặng nề mà tảo hôn mang lại, ý thức trách nhiệm của
bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình chưa cao.
- Nhiều bạn HS hổng kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, có tâm lý
yêu sớm, sống thử nên xảy ra việc có thai ngoài ý muốn dẫn đến phải tảo hôn.
- Đây là huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí còn rất thấp,
những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại vẫn
còn ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người. Hủ tục có thể kể đến như: Cướp vợ, hứa
hôn, cưỡng ép hôn nhân mang tính chất gả bán, tục “nối dây”, tâm lý sớm có con
đàn cháu đống, có người nối dõi, kết hôn sớm để gia đình có thêm người làm… là
những thực trạng cần phải khắc phục, ảnh hưởng đến tảo hôn.
- Chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ phía cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể cũng như cộng đồng dân cư.
- Việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân nói chung và thanh
thiếu niên về vấn đề tảo hôn nói riêng còn ít, chưa mạnh mẽ, chưu có điểm nhấn.
- Các chế tài về luật pháp để ngăn chặn và xử lí vấn đề tảo hôn chưa đủ sức
răn đe.
12



2.3. Hậu quả:
Đa số các bạn tảo hôn đều dẫn đến bỏ học, làm mất đi cơ hội đến trường,
mất đi tương lai tươi sáng.
Tảo hôn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bạo lực
gia đình, ly hôn.
Tảo hôn dẫn đến hậu quả mang thai sớm và sinh đẻ trong lứa tuổi chưa thành
niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bà
mẹ và trẻ sơ sinh. Mặt khác, do vẫn còn quá trẻ, nên thiếu hiểu biết, thiếu kinh
nghiệm và chưa sẵn sàng tâm lý để mang thai đã ảnh hưởng đến sức khỏe người
mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là
nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi và tỉ lệ tử vong của
trẻ em dưới 01 tuổi và dưới 05 tuổi, đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ tử vong ở người
mẹ liên quan đến thai sản. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến
thai sản của huyện ......... cao gấp 05 lần so với mức bình quân cả nước. Ảnh hưởng
đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực.
Tảo hôn để lại những hậu quả khó lường cho thế hệ tương lai. Tảo hôn cản
trở sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững
của vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, thế hệ nối tiếp theo của các cặp tảo hôn
được sinh ra chậm phát triển, suy dinh dưỡng, dị tật hoặc mắc các bệnh khác cao
hơn so với những trẻ em được sinh ra từ các cặp bố mẹ khác. Từ đó dẫn đến vòng
luẩn quẩn giữa đói nghèo - thất học - tảo hôn. Thực tế cho thấy, nơi nào có tỷ lệ đói
nghèo cao thì tỉ lệ tảo hôn cũng cao.
Tảo hôn còn là rào cản để huyện ......... nói riêng, Việt Nam nói chung trong
việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Giảm tình trạng đói nghèo,
phổ cập giáo dục, tăng cường bình đẳng giới, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức
khoẻ bà mẹ, trẻ em và đấu tranh chống các bệnh dịch.
3. Phương pháp, tiến hành nghiên cứu:
3.1. Khảo sát đợt 01 về thực trạng tảo hôn ở HS trung học phổ
thông ......... (Phương pháp thu thập số liệu):

Nhóm đã sử dụng câu hỏi nghiên cứu, phương pháp thống kê và phân tích
dữ liệu
Khảo sát thực trạng (Khảo sát đợt 1): Nhóm xây dựng và phát phiếu khảo
sát thực trạng của vấn đề tảo hôn ở học sinh trường THPT
* Thu thập dữ liệu bằng 2 cách:
- Cách 1 lập bảng điều tra từ giáo viên chủ nhiệm các lớp về thực trạng tảo
hôn đã và đang diễn ra tại trường – phiếu số 01 ( Phụ lục 01 – Trang 34)
Qua kết quả điều tra ta có được số lượng học sinh bỏ học tảo hôn là 51 bạn,
một con số quá cao. Trong đó 100% là HS dân tộc thiểu số, HS nữ tảo hôn chiếm
76,5%. Điều này đòi hỏi cần ngay những giải pháp để giảm thiểu nạn tảo hôn đã và
đang diễn ra một cách báo động ở HS trong trường THPT ..........
13


- Cách 2: Cho học sinh trong trường trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Thu thập dữ liệu bằng cách cho cách học sinh thuộc khách thể trong phạm vi
nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong các phiếu khảo sát đã chuẩn bị. Phiếu khảo sát
là hệ thống các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về nạn tảo hôn mà chúng em quan
tâm. Phương pháp này được áp dụng trong bước 2 và bước 3.
Nhóm đã sử dụng câu hỏi nghiên cứu, phương pháp thống kê và phân tích dữ
liệu
Khảo sát thực trạng (Khảo sát đợt 1): Nhóm xây dựng và phát phiếu khảo
sát thực trạng của vấn đề tảo hôn ở học sinh trường THPT
Phiếu số 02: Câu hỏi khảo sát trước thực nghiệm (Phụ lục 02 – Trang 36)
Sử dụng phiếu khảo sát này, chúng em nhằm mục đích sau:
- Câu hỏi mang tính chất phân loại khách thể nghiên cứu ra thành từng nhóm
riêng biệt để nghiên cứu. Trong đó có 2 nhóm cụ thể: Có biết và không biết về nạn
tảo hôn.
- Đánh giá mức độ hiểu biết, quan tâm về vấn đề tảo hôn. Kiểm tra thái độ
của khách thể khi nói tới nạn tảo hôn.

- Tìm hiểu các lý do, nguyên nhân khiến học sinh THPT vi phạm về việc tảo
hôn để xây dựng các giải pháp phù hợp.
- Tập hợp các đề xuất, kiến nghị của các khách thể “người trong cuộc” để
hiểu suy nghĩ của họ từ đó là tư liệu để tham khảo cho các giải pháp mình xây
dựng.
Sau khảo sát, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lí các số
liệu qua lập bảng thống kê.

Ảnh: Nhóm phát phiếu khảo sát lần thứ nhất tại lớp 11B4

14


Bảng thống kê về kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7


8

9

Nội dung câu hỏi khảo sát

Trước thực
Tổng
nghiệm
số HS
được
Số
khảo lượng
%
sat
HS

A. Có
B. Không

1167
1167

612
555

52,4%
47,6%


A. Đã từng chứng kiến

1167

457

39,2%

B. Nghe người khác nói
C.Trên phương tiện truyền
thông
D. Ý kiến khác
A. Từ phía gia đình

1167

312

26,7%

1167

332

28,4%

1167
1167

66


447

5,7%
38,3%

B. Từ chính bản thân

1167

415

35,6%

C. Từ xã hội
D. Ý kiến khác

1167

216

18,5%

1167

89

7,6%

A. Có


1167

475

40,7%

B. Không

1167

692

59,3%

A. Cho bản thân
B. Cho gia đình
C. Cho xã hội

1167
1167
1167

425
317
219

36,4%
27,2%
18,8%


D. Ý kiến khác

1167

206

17,6%

A. Có

1167

713

61,1%

B. Không
Bạn có biết quy định của A. Có
pháp luật về độ tuổi kết B. Không
không?
C. Ý kiến khác

1167
1167
1167

454
216
906


38,9%
22,4%
77,6%

1167

25

2,1%

A. Nam và nữ đủ 18 tuổi
Theo quy định của pháp
luật thì nam nữ phải đủ bao B. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi
nhiêu tuổi mới được phép C. Nam đủ 20 tuổi trở lên,
nữ đủ 18 tuổi trở lên
kết hôn?
D. Ý kiến khác

1167
1167

487
452

19.3%
31.2%

1167


220

46,2%

1167

8

3,48%

Học sinh THPT nói riêng, A. Có
học sinh trên địa bàn huyện
......... nói chung có cần
thiết phải hiểu biết về nạn B. Không
tảo hôn không?

1167

497

42,6%

1167

670

57,4%

Biết về tảo hôn


Hoàn cảnh biết về tảo hôn?

Nguyên nhân dẫn đến nạn
tảo hôn?

Tảo hôn có để lại hậu quả
không?

Việc tảo hôn để lại những
hậu quả gì?

Việc tảo hôn có vi phạm
pháp luật không?

15


Trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, chúng em nhận thấy phần lớn
các khách thể đều biết về nạn tảo hôn. Số người biết đến là 52,4% không biết đến
là 47,6%. Song mức độ nhận biết của khách thể mới chỉ dừng lại ở mức độ chung
chung, đa phần không rõ tác hại của việc tảo hôn, ít học sinh hiểu được hậu quả
của vấn nạn này, có tới 59,3% các bạn không biết về hậu quả của việc tảo hôn, có
tới 77,6% học sinh chưa biết đúng quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn...
Như vậy, chúng em có thể kết luận rằng: Các khách thể đều cho rằng việc lấy
vợ lấy chồng sớm là chuyện bình thường, vì từ trước tới giờ vẫn thế. Đặc biệt
khách thể không ý thức được hậu quả nặng nề của việc tảo hôn. Chính vì vậy, vấn
nạn này vẫn thường diễn ra hàng ngày khiến học sinh bỏ học hàng loạt, cơ cấu gia
đình trẻ trong huyện không được vững chắc, sự nghèo đói vẫn đeo bám dai dẳng
con người trên mảnh đất vùng biên này. Từ đây, đòi hỏi cần có những giải pháp cụ
thể để thay đổi nhận thức, hành vi, hành động của thanh niên, HS một cách tích

cực về việc xây dựng gia đình khi đã trưởng thành, đúng quy định của pháp luật.
3.2. Phương pháp thực nghiệm :Với phương pháp thực nghiệm chúng em
đã tiến hành 05 giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật hôn nhân và gia đình.
Dưới áp lực của việc tiếp thu lượng kiến thức như hiện nay, việc tạo ra các
sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình
của các bạn. Dưới đây là một số hình thức tổ chức trong trường THPT mà chúng
em tham mưu, đề xuất nhằm tuyên truyền về vấn đề tảo hôn cho học sinh toàn
trường:
* Lồng ghép sinh hoạt tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần.
Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần là một trong những hoạt động ngoài giờ lên
lớp có một vị trí đặc biệt trong nhà trường. Việc lồng ghép hoạt động tuyên truyền
về pháp luật nói chung và luật hôn nhân và gia đình nói riêng cho học sinh là vô
cùng cần thiết và hữu ích.
- Biện pháp này được tiến hành, cụ thể như sau:
Lập kế hoạch để Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt ( Kế hoạch được lập từ
ngày 01/09/2018). Trong kế hoạch được phê duyệt tuyên truyền về vấn đề tảo hôn
qua sinh hoạt Chào cờ ngày 01/10/2018 cho học sinh toàn trường.
Qua tiết chào cờ, thầy hiệu trưởng đã nói về vấn nạn tảo hôn đã và đang diễn
trong trường, nguyên nhân, hậu quả của việc tảo hôn và yêu cầu các bạn học sinh
tích cực học tập, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật hôn nhân và gia đình
để không vi phạm tảo hôn.
Thông qua Ban chấp hành Đoàn trường để phối hợp lồng ghép tuyên truyền
về vấn đề tảo hôn ở thanh thiếu niên nói chung và học sinh trường THPT nói riêng.
Ban chấp hành đoàn trường đã phát động học sinh toàn trường thực hiện lối sống
lành mạnh, tiến bộ, thanh niên thanh lịch, thanh niên sống và học tập theo đúng
quy định của luật pháp.
16



Ảnh BGH nhà trường phổ biến về dự
án cho HS nhà trường trong giờ chào cờ

Ảnh BCH Đoàn tuyên truyền về nạn tảo
hôn cho các lớp trong giờ chào cờ

- Kết quả: Thông qua tiết Chào cờ, nhóm đã lồng ghép phát động, tuyên
truyền về vấn đề tảo hôn đến HS toàn trường. Các bạn học sinh đã được nghe thầy
hiệu trưởng và bí thư đoàn trường nhấn mạnh đến vấn đề tảo hôn. Từ đó HS sẽ
từng bước thấm nhuần, nâng cao nhận thức về vấn đề tảo hôn.
* Tổ chức tuyên truyền qua các hoạt động khác như: Câu lạc bộ bạn nữ
tiêu biểu; Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Biện pháp được tiến hành, cụ thể như sau:
Lập kế hoạch để trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt, giúp đỡ, chỉ đạo
trực tiếp đến tổ chuyên môn tạo điều kiện cho dự án hoàn thành.
Tham mưu với tổ chuyên môn về tích hợp tìm hiểu về vấn đề tảo hôn vào nội
dung hoạt động của câu lạc bộ bạn nữ trong nhà trường (19/10/2018).
Trong số học sinh bỏ học thì đa số là nữ, vì thế chúng em tham mưu với
người đứng đầu câu lạc bộ tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho
các bạn nữ để nâng cao nhận thức, kiến thức về giới tính, về sức khỏe sinh sản vị
thành niên, hôn nhân và gia đình.

Ảnh: Hoạt động của câu lạc bộ nữ sinh

17


Vì rất nhiều những bạn học sinh nữ tuổi 16-17, thậm chí là nhỏ hơn đã vội
làm vợ, rồi làm mẹ. Cuộc sống những cô gái mới lớn nơi bản làng heo hút vốn đã

nghèo khổ, nay tương lai sẽ càng mờ mịt khi con đường học tập để đổi đời của
chính các bạn đã bị chặn đứng phía bởi nạn tảo hôn.
Với Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Được tiến hành vào chủ điểm tháng 10 năm
2018. Cụ thể tổ chức theo hình thức tập chung cả trường. Qua Hoạt động ngoài giờ
lên lớp HS được đến với cuộc thi, các bạn phải trải qua các vòng thi như trả lời câu
hỏi hiểu biết chung, thể hiện tài năng, sân khấu hóa các hiểu biết của mình qua các
tiểu phẩm về vấn đề tình bạn, tình yêu, trong đó có lồng ghép tuyên truyền về nạn
tảo hôn.

Ảnh: Thi hiểu biết về vấn chủ đề tình yêu,
tình bạn trong HĐNG LL tháng 10

Ảnh: Sân khấu hóa về nạn tảo hôn

- Kết quả:
Nhóm nghiên cứu chúng em đã tuyên truyền lần thứ hai về vấn đề tảo hôn đến
toàn thể học sinh trong trường.
Nhóm đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền hiệu quả qua sinh hoạt câu lạc bộ
bạn gái tiêu biểu và HĐNGLL
* Đề xuất ý kiến với cô hướng dẫn để cô tham mưu với nhà trường tiến
hành mời cán bộ tư pháp huyện và công an đến tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho HS toàn trường trong :
- Biện pháp cụ thể:
Kết hợp lồng ghép giáo dục vấn đề tảo hôn qua Hội nghị tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật vào 7 giờ 30 phút ngày 27/10/2018. Trong hội nghị nhà
trường mời cán bộ tư pháp và công an đến phổ biến, giáo dục pháp luật về nhiều
vấn đề trong đó có việc tuyên truyền giáo dục về vấn đề tảo hôn.
18



Ảnh: Bà Trần Kim Thoa – Phó phòng tư
pháp huyện .........

Ảnh: Cán bộ công an tuyên truyền phổ biến
pháp luật

- Nội dung tuyên truyền:
+ Cán bộ tư pháp đã phổ biến cho HS biết được về luật hôn nhân và gia đình,
luật chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Cán bộ công an tuyên truyền phổ biến pháp luật, người vi phạm việc tảo
hôn sẽ phải chịu xử phạt như sau:
Người nào có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý theo Điều 145 bộ
luật hình sự quy định: người nào tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến
tuổi kết hôn; người nào cố ý, duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người
chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ
đó, thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 47 Nghị định số
110/2013/NĐ-CPngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi
hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau: “Cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng
cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi
kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.

Học sinh toàn trường nghe tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình
19



- Kết quả:
Học sinh toàn trường đã được tham gia nghe phổ biến giáo dục pháp luật và
hiểu rõ hơn về vấn đề tảo hôn, luật hôn nhân và gia đình.
Các bạn được giao lưu, trả lời các câu hỏi do cán bộ tư pháp và công an đưa
ra một cách sôi nổi, tích cực.
* Phát tờ rơi tuyên truyền và một số từ khóa về vấn đề tảo hôn do nhóm
thiết kế tới học sinh trong trường.
- Biện pháp cụ thể:
Chúng em đã thiết kế, vẽ tranh biếm họa về đề tài tảo hôn, cùng những từ
khóa trên tờ rơi để phát cho học sinh trong 15 phút đầu giờ.

Hình ảnh: Tranh biếm họa về tảo hôn
Tiếp theo hướng dẫn các bạn vào các trang mạng để tìm hiểu thêm về vấn đề
hôn nhân và gia đình đặc biệt là nhấn mạnh vào tác hại, hậu quả của nạn tảo hôn để
các bạn hiểu sâu sắc về vấn nạn này.
- Kết quả:
Nhóm đã trình bày được nội dung, ý nghĩa tờ rơi, hướng dẫn tra các từ khóa
trên mạng về vấn đề tảo hôn đến toàn thể HS trong trường qua các buổi sinh hoạt
đầu giờ.
3.2.2. Giải pháp 2: Phối hợp với GVCN và cán bộ bản đến tận nhà các
bạn học sinh bỏ học tảo hôn để tuyên truyền vận động các bạn trở lại trường
học.
- Biện pháp cụ thể:
Đầu tiên chúng em kết hợp với GVCN tiến hành lấy phiếu kín ở các lớp để
biết được số học sinh có nguy cơ bỏ học và bỏ học tảo hôn. Qua điều tra toàn
20


trường chúng em đã có số liệu là 10 học sinh đang có ý định bỏ học, và đã bỏ học
lập gia đình.

Tiếp đến tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh đó (có thể qua bạn bè trong lớp
hoặc gặp trực tiếp học sinh), tìm hiểu lí do muốn bỏ học là gì, nguyên nhân từ phía
bản thân hay gia đình để có biện pháp hợp lí.
Sau khi biết được nguyên nhân, ý định bỏ học của học sinh thì nhóm chúng
em sẽ báo cáo với cô hướng dẫn để cô liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và ban giám
hiệu để có giấy giới thiệu của nhà trường đến trưởng bản (hoặc đại diện hội phụ nữ
bản) cùng kết hợp vào tận gia đình để động viên, tuyên truyền cho các bạn hiểu
việc tảo hôn là vi phạm pháp luật, để lại hậu quả nặng nề, mất đi tương lai tươi
sáng phía trước để cho các bạn và gia đình họ hiểu, suy nghĩ, từ đó từ bỏ ý định tảo
hôn, quay trở lại trường học.

Ảnh: Giấy giới thiệu của BGH

Ảnh: GVCN lớp 12b8 đến động viên HS

Nhóm cùng với GVCN các lớp được sự giúp đỡ của trưởng bản, hội phụ nữ
bản giúp đỡ rất nhiệt tình trong việc vận động học sinh tảo hôn trở lại trường học.

Ảnh: GVCN lớp 11b4 đến động viên HS

Ảnh: GVCN lớp 12b2 đến động viên HS

21


- Kết quả:
Nhờ có sự tích cực phối hợp của GVCN mà nhóm đã vận động quay trở lại
trường học được 05 bạn học sinh. Cụ thể là:
1, Vì Thị Hương: Lớp 12b2, ở Hua Mường – .........
2, Tòng Thị Hiệu: Lớp 12b2, ở Nà Lùn – Dồm Cang

3, Quàng Thị Thơ: Lớp 12b8, ở bản Phổng Mới – Nậm Lạnh
4, Giàng A Dua: Lớp 11b3, ở bản Pu Hao – Mường Lạn
5, Thào Thị Khoa: Lớp 11b4, ở Pú Sút – Sam Kha
Trong số đó, có những bạn mặc dù đã có gia đình nhưng sau khi được vận
động đã trở lại trường học. Mặc dù số lượng các bạn HS quay trở lại trường học
không được đủ 10 bạn, nhưng đó cũng là kết quả khả quan mà nhóm cùng với các
thầy cô đã làm được, góp phần giảm thiểu các bạn bỏ học do tảo hôn trong trường.
3.2.3. Giải pháp 3: Cho học sinh và phụ huynh kí cam kết không vi pham
tảo hôn.
- Biện pháp cụ thể:
Đề xuất ý kiến với giáo viên hướng dẫn để cô tham mưu với Ban giám hiệu
nhà trường và Ban chấp hành đoàn trường trong buổi hội nghị phụ huynh đầu năm
diễn ra vào ngày 30/09/2018. Phối hợp với tất cả các giáo viên chủ nhiệm trong
trường nhằm tuyên truyền, phổ biến đến các bậc phụ huynh về vấn đề tảo hôn đã
và đang diễn ra ở mức đáng báo động, yêu cầu các bậc phụ huynh quản lí tốt con
em mình, không đồng ý khi các bạn học sinh đòi lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ
tuổi. Gia đình không nên bắt con em mình bỏ học lấy vợ, lấy chồng ( Vì thực tế có
một số gia đình vì hủ tục đã ép con bỏ học để lập gia đình sớm, đặc biệt là các học
sinh nữ). Tuy nhiên việc bỏ học tảo hôn phần lớn là do từ phía các bạn HS là
chính. Việc vận động các gia đình tham gia nhiệt tình là việc làm cần thiết và là
khâu quan trọng cùng với nhà trường đẩy lùi nạn tảo hôn ở lứa tuổi vị thành niên.
Khi các bậc phụ huynh đã phối hợp sẽ đi đến thống nhất cho các bạn học sinh
cùng gia đình kí cam kết không vi phạm tảo hôn.

Ảnh: Bản cam kết không vi phạm pháp luật

22

Ảnh: Bản cam kết không vi phạm pháp luật



Nếu vi phạm sẽ bị nhà trường gửi giấy về địa phương nơi cư trú để tiến hành
xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật: Phạt hành chính, không được xét gia
đình văn hóa nếu có con em vi phạm tảo hôn....
- Kết quả:
Những việc làm này có tính chất răn đe đối với gia đình và bản thân học sinh.
Từ đó tác động làm thay đổi nhận thức cũng như hành động của các bạn học sinh
đã góp phần không nhỏ làm giảm thiểu nạn tảo hôn đã và đang diễn ra trong
trường THPT.
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kiến
thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho các bạn học sinh bằng nhiều hình
thức.
Xuất phát từ thực tế học sinh chưa hiểu biết sâu sắc kiến thức về giới tính và
sức khỏe sinh sản vị thành niên nên nhiều bạn học sinh nữ đã có thai ngoài ý muốn
và chưa biết rõ những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình...dẫn đến
phải tảo hôn. Vì thế nhóm tiến hành:
- Biện pháp cụ thể:
+ Một là, chúng em đề xuất ý kiến, lập kế hoạch trình cô hướng dẫn để cô
liên hệ với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc lồng ghép việc
giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, luật hôn nhân và gia đình thông
qua tiết học. Ví dụ môn sinh học, môn GDCD, Ngữ văn, các tiết sinh hoạt...
+ Hai là, nhóm chúng em sẽ tiến hành thu thập, tổng hợp tài liệu để biên tập
cẩm nang về “ Kiến thức giáo dục giới tính; Luật hôn nhân và gia đình; Phòng
chống nạn tảo hôn” thông qua cô hướng dẫn nhờ cô cùng nhóm phối hợp phát tài
liệu cẩm nang đến các bạn HS trong tiết sinh hoạt. Với cuốn cẩm nang này, chúng
em sẽ cung cấp những kiến thức về giới tính, luật hôn nhân và gia đình, phòng
chống nạn tảo hôn đến để các bạn HS để các bạn hiểu rõ các vấn đề còn băn khoăn.

Ảnh: Cẩm nang do nhóm biên tập


Ảnh: GVCN 11b1 phát cẩm nang cho HS

23


+ Ba là, nhóm đề xuất ý kiến với Ban chấp hành đoàn trường và chủ nhiệm
câu lạc bộ bạn nữ trong trường mời cán bộ trung tâm dân số huyện xuống phổ biến
những kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên để học sinh tập
huấn sau đó về phổ biến cho các bạn trong từng lớp học.

Ảnh: Ông Vừ Pó Ly – Phó phòng dân số
huyện .........

Ảnh: Cô Nông Thị Hương Sen – Chủ nhiệm câu
lạc bộ phổ biến hoạt động

+ Bốn là, qua buổi sinh hoạt Câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu, nhóm sẽ đề xuất ý
kiến với cô chủ nhiệm câu lạc bô cho các bạn học sinh xem những hình ảnh đáng
sợ về nạn tảo hôn, những video, phóng sự, những hậu quả nặng nề, những hệ lụy
mà tảo hôn mang đến như: có thể cướp đi tính mạng người mẹ trẻ, có thể sinh ra
những đứa trẻ còi cọc, bệnh tật, rồi nghèo đói, bạo lực gia đình...Làm cho các bạn
sợ sẽ suy nghĩ chín chắn hơn về việc lập gia đình.

Lời ru buồn của người mẹ trẻ
24

Đứa trẻ còi cọc, bệnh tật do tảo hôn


- Kết quả:

+ Nhóm đã phát được cẩm nang đến được các bạn học sinh trong trường
+ Có 24 bạn trong câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu và nhiều bạn nữ khác được nghe
tuyên truyền về các vấn đề tình yêu tình bạn, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, vấn đề tảo hôn. Các bạn sẽ về truyền đạt lại những điều mà mình được biết
cho các bạn khác trong trường, trong lớp.
+ Các bạn đều đã ý thức sâu sắc hậu quả nặng nề mà tảo hôn để lại, từ đó nâng
cao nhận thức và có hành động đúng đắn về việc lập gia đình.
3.2.5. Giải pháp 5: Nhà trường và các cơ quan đoàn thể cần quan tâm hơn
nữa đến đời sống vật chất của học sinh.
- Biện pháp cụ thể:
+ Đầu tiên, chúng em tiến hành đề xuất ý kiến với giáo viên hướng dẫn, mong
muốn nhà trường và các cơ quan đoàn thể tạo điều kiện hơn nữa đến đời sống vật
chất của HS trong trường, đặc biệt là những HS có hoàn cảnh khó khăn.
+ Tiếp đến giáo viên hướng dẫn sẽ đưa ý kiến đề xuất của nhóm lên Ban chấp
hành công đoàn và Đoàn thanh niên phát động phong trào ủng hộ học sinh nghèo
vượt khó trong trường.
Công đoàn đã phát động đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong nhà
trường ủng hộ mỗi người 200.000đ chia làm 2 đợt được số tiền là 13.000.000đ
Đoàn thanh niên đã phát động học sinh toàn trường ủng hộ mỗi bạn 5.000đ
với số tiền thu được là 5.835.000đ
Giáo viên nhận đỡ đầu HS nghèo vượt khó bằng nhiều hình thức như: Cho
tiền đóng học, máy tính, sách giáo khoa, bút vở, quần áo giầy dép...
- Kết quả:
+ Tổng số tiền ủng hộ thu được từ công đoàn và đoàn thanh niên đã được trao
tặng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập ở các lớp.
Cụ thể: Đợt 1 năm học 2018 – 2019 đã trao tặng cho 32 bạn học sinh; Đợt 2 trao
tặng cho 27 bạn học sinh với số tiền từ 200.000đ đến 500.000đ tùy và từng hoàn
cảnh cụ thể.
+ Nhiều thầy cô đã gửi đến các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn những
tặng phẩm, giúp đỡ mỗi khi các bạn gặp khó khăn.

Tất cả những điều trên đã phần nào làm vơi bớt sự khó khăn của HS dân tộc
nơi đây, tạo động lực để các em vui bước đến trường. Từ đó góp phần lớn giảm
thiểu học sinh bỏ học nói chung và HS tảo hôn nói riêng.
3.3. Khảo sát đợt 02 sau thực nghiệm để kiểm chứng HS trung học phổ
thông về vấn đề tảo hôn trong trường ( Phương pháp thu thập dữ liệu):
- Phiếu số 03: Phiếu khảo sát sau thực nghiệm ( Phụ lục 03 – Trang 37)
25


×