Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROBIOTICS VÀO THỨC ĂN LÊN TỈ LỆ SỐNG, SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.57 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROBIOTICS VÀO
THỨC ĂN LÊN TỈ LỆ SỐNG, SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN
(Oreochromis niloticus)

Họ và tên sinh viên: TRANG CHÍ THÀNH
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 8/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROBIOTICS VÀO THỨC ĂN
LÊN TỈ LỆ SỐNG, SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Tác giả

TRANG CHÍ THÀNH

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ THANH HÙNG
Th.S ONG MỘC QUÝ
Th.S TRƯƠNG PHƯỚC THIÊN HOÀNG



Tháng 8 năm 2010

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng, thầy Ong
Mộc Quý, cô Trương Phước Thiên Hoàng, cô Võ Thị Thanh Bình đã tận tình hướng
dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Cảm ơn thầy Ngô Văn Ngọc, anh Nguyễn Thanh Liêm, anh Ngô Đăng Lâm, anh
Đặng Phúc Thiện cùng anh em trong Trại thực nghiệm thủy sản (trại mới), các chị
trong Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học Và Môi Trường – Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.
Cảm ơn Ba Mẹ, cô Ba, các anh chị trong gia đình, các bạn bè sinh viên trong và
ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Cám ơn các tác giả những tài liệu mà tôi đã sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
Thầy Cô, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.


ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm của Khoa thủy sản - trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 04/2010 đến ngày 06/2010 nhằm đánh giá
ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào thức ăn lên tỉ lệ sống, sự tăng trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus).
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
trên cá rô phi có trọng lượng trung bình khoảng 13,1 ± 0,2 g/cá thể.
 Nghiệm thức đối chứng (DC): không trộn dung dịch probiotics
 Nghiệm thức 1 (NT1): trộn 0,5% dung dịch probiotics
 Nghiệm thức 2 (NT2): trộn 1% dung dịch probiotics
 Nghiệm thức 3 (NT3): trộn 2% dung dịch probiotics
Probiotic được sử dụng trong thí nghiệm chứa:
 Vi khuẩn Bacillus subtilis mật độ: 109 tế bào/ml
 Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus mật độ: 107 tế bào/ml
 Nấm men Saccharomyces cerevisiae mật độ: 109 tế bào/ml
Probiotics được trộn vào thức ăn công nghiệp sau đó được áo bên ngoài 1 lớp dầu
nành với tỉ lệ 10 ml/kg thức ăn. Sau 10 tuần nuôi thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức DC, NT1, NT2, NT3 lần lượt là
97,5%; 95,8%; 95,8%; 95,0%. Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức trong thí
nghiệm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Trọng lượng trung bình của các nghiệm thức DC, NT1, NT2, NT3 lần lượt là
142,2 g; 139,1 g; 141,9 g; 153,0 g. Trọng lượng trung bình của các nghiệm thức thí
nghiệm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
FCR trung bình: FCR trung bình của các nghiệm thức DC, NT1, NT2, NT3 lần
lượt là 1,63; 1,70; 1,70; 1,56. Ta thấy việc bổ sung dung dich probiotics 2% vào thức
ăn cho FCR thấp nhất. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích thống kê thì FCR trung bình
của các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >

0,05).
iii


Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung probiotics vào thức ăn công nghiệp với các tỷ
lệ khác nhau không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống, tăng trọng và hệ số chuyển đổi
thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ .........................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................4
2.1 Một Vài Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Phi Vằn (Oreochromis niloticus) ...................4
2.1.1 Phân loại .................................................................................................................4
2.1.2 Nguồn gốc...............................................................................................................5
2.1.3. Đặc điểm hình thái cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus). ..................................5
2.1.4 Môi trường sống .....................................................................................................6
2.1.4.1 Nhiệt độ ...............................................................................................................6
2.1.4.2 Độ mặn ................................................................................................................6

2.1.4.3 pH ........................................................................................................................6
2.1.4.4 Oxy hòa tan..........................................................................................................6
2.1.4.5 Ammonia .............................................................................................................7
2.1.5 Dinh dưỡng.............................................................................................................7
2.1.6 Sinh trưởng .............................................................................................................7
2.1.7 Sinh sản...................................................................................................................7
2.1.7.1 Thành thục sinh dục.............................................................................................7
2.1.7.2 Chu kỳ sinh sản của cá rô phi..............................................................................8
2.1.7.3 Tập tính sinh sản..................................................................................................8
2.2. Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Cá Rô Phi Ở Việt Nam ............................................8
2.3 Vài Nét Về Các Loại Vi Khuẩn Và Nấm Men Trong Chế Phẩm probiotics ............9
2.3.1 Vi khuẩn Bacillus subtilis.......................................................................................9
2.3.1.1 Nguồn gốc ...........................................................................................................9
v


2.3.1.2 Phân loại ..............................................................................................................9
2.3.1.3 Phân bố ..............................................................................................................10
2.3.1.4 Đặc điểm hình thái.............................................................................................10
2.3.1.5 Đặc điểm nuôi cấy .............................................................................................10
2.3.2 Vi khuẩn Lactobacillus acidophillus....................................................................11
2.3.2.1 Nguồn gốc .........................................................................................................11
2.3.2.2 Phân loại ............................................................................................................11
2.3.2.3 Đặc điểm............................................................................................................11
2.3.3 Nấm men Saccharomyces cerevisiae ...................................................................13
2.3.3.1 Phân loại ............................................................................................................13
2.3.3.2 Đặc điểm hình thái.............................................................................................13
2.4 Probiotics .................................................................................................................15
2.4.1 Một vài định nghĩa về probiotics..........................................................................15
2.4.2 Phân loại. ..............................................................................................................16

2.4.3 Cơ chế tác động: ...................................................................................................16
2.4.3.1 Tác động kháng khuẩn của probiotics...............................................................16
2.4.3.2 Tác động của probiotics trên biểu mô ruột........................................................17
2.4.3.3 Tác động miễn dịch của probiotics....................................................................17
2.4.3.4 Tác động của probiotics đến vi khuẩn đường ruột ............................................17
2.4.4 Ứng dụng của probiotics ......................................................................................17
2.4.4.1 Đối với con người..............................................................................................17
2.4.4.2 Đối với gia súc, gia cầm ....................................................................................18
2.4.4.3 Đối với thủy sản ................................................................................................19
2.4.5 Tình hình nghiên cứu ứng dụng probiotics trong và ngoài nước. ........................20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................22
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài ............................................................22
3.2 Nội Dung Nghiên Cứu.............................................................................................22
3.3 Vật Liệu Nghiên Cứu ..............................................................................................22
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................22
3.3.1.1 Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)..............................................................22
3.3.1.2 Chế phẩm sinh học probiotics ...........................................................................22
3.3.2 Dụng cụ và nguyên liệu........................................................................................25
vi


3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................26
3.4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của probiotics bổ sung vào thức ăn lên tỷ lệ
sống, sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis
niloticus) ........................................................................................................................26
3.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của probiotics lên khả năng chịu đựng stress
của cá rô phi vằn khi được gây sốc bằng dung dịch có nồng độ ammonia tổng cộng
(TAN) 150 ppm .............................................................................................................28
3.4.2.1 Cách pha dung dịch ammonia ...........................................................................28
3.4.2.2 Bố trí thí nghiệm................................................................................................29

3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...............................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................30
4.1 Các Yếu Tố Môi Trường Trong Thời Gian Tiến Hành Thí Nghiệm ......................30
4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan ........................................................................................30
4.1.2 Độ pH ...................................................................................................................32
4.1.3 Nhiệt độ ................................................................................................................33
4.1.4 Ammonia ..............................................................................................................34
4.2 Yếu Tố Thức Ăn......................................................................................................35
4.3 Ảnh Hưởng Của Probiotics Lên Tỷ Lệ Sống, Sự Tăng Trưởng Và Hiệu Quả Sử
Dụng Thức Ăn Của Cá Rô Phi Vằn ..............................................................................36
4.3.1 Ảnh hưởng của probiotics lên tỷ lệ sống..............................................................36
4.3.2 Ảnh hưởng của probiotics lên tăng trọng .............................................................37
4.3.3 Ảnh hưởng của probiotics lên hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ..........................39
4.3.4 Ảnh hưởng của probiotics lên lượng ăn .............................................................. 41
4.3.5 Ảnh hưởng của probiotics lên hiệu quả sử dụng Protein (PER) ..........................41
4.4 Ảnh Hưởng Của Probiotics Lên Khả Năng Chịu Đựng Stress Của Cá Khi Được
Gây Sốc Bằng Dung Dịch Có Nồng Độ Ammonia Tổng Cộng (TAN) 150 ppm.........42
4.5 Thảo Luận Chung ....................................................................................................43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................44
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................44
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................46
PHỤ LỤC
vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CFU

Colony Forming Unit (đơn vị khuẩn lạc)


DO

Dissolved Oxygen (oxy hòa tan)

ĐC

Đối chứng

FCR

Feed conversion rate (hệ số chuyển đổi thức ăn)

MRS

De man, Rogosa, Sharpe

NT

Nghiệm thức

PER

Protein Efficiency Ratio (hiệu quả sử dụng protein)

pH

potential of hydrogen

SGR


Specific growth rates (tốc độ tăng trưởng đặc biệt)

TAN

Total Ammonia Nitrogen (nồng độ ammonia tổng cộng)

TB

Trung bình

TL

Trọng lượng

TN

Thí nghiệm

TSA

Trytone Soya Agar

W1

Trọng lượng đầu

W2

Trọng lượng cuối


WG

Weight again (tăng trọng)

WHO

World Health Organization

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phân biệt cá đực, cá cái..........................................................................6
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng trong vách tế bào của Saccharomyces cerevisiae..14
Bảng 4.1: Bảng phân tích thành phần thức ăn...............................................................35
Bảng 4.2: Trọng lượng trung bình của cá rô phi ở các nghiệm thức trong quá trình thí
nghiệm. ..........................................................................................................................38

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Hình thái cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus).............................................5
Hình 2.2: Vi khuẩn Bacillus subtilis .............................................................................10
Hình 2.3: Lactobacillus acidophilus ..............................................................................12
Hình 2.4: Nấm men Saccharomyces cerevisiae ............................................................14
Hình 3.1: Vi khuẩn Bacillus subtilis sau khi nuôi cấy ..................................................23
Hình 3.2: Nấm men Saccharomyces cerevisiae sau khi nuôi cấy .................................24
Hình 3.3: Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus sau khi nuôi cấy ..................................24

Hình 3.4: Thức ăn dùng trong thí nghiệm. ....................................................................26
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí giai trong ao...............................................................................26
Hình 3.6: Bể gây sốc NH3 .............................................................................................29
Hình 4.1: Giai thí nghiệm được phủ lưới ở trên............................................................36
Biểu đồ 4.1: Sự biến động của DO trong thời gian thí nghiệm.....................................31
Biểu đồ 4.2: Sự biến thiên pH trong thời gian nuôi thí nghiệm ....................................33
Biểu đồ 4.3: Sự biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm. ...................................34
Biểu đồ 4.4: Sự biến động của NH3 trong quá trình thí nghiệm ...................................35
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm. ......37
Biểu đồ 4.6: Trọng lượng trung bình của các nghiệm thức qua các tuần thí nghiệm ...38
Biểu đồ 4.7: Hệ số tăng trưởng đặc biệt của các nghiệm thức qua các tuần thí nghiệm
………………………………………………………………………………………...39
Biểu đồ 4.8: FCR của cá rô phi ở các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm. ................. 40
Biểu đồ 4.9: Lượng ăn tuyệt đối của cá khi kết thúc thí nghiệm ..................................41
Biểu đồ 4.10: Hiệu quả sử dụng protein của cá khi kết thúc thí nghiệm ......................42
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ sống của cá sau khi được gây sốc bằng dung dịch có nồng độ
ammonia tổng cộng (TAN) 150 ppm ............................................................................43
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất probiotics .......................................................................25

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ngày nay cá rô phi ngày càng được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến
và ưa chuộng. Sở dĩ có được như vậy là do cá có cơ thịt trắng, thơm ngon, dễ chế biến
và không có xương dăm… Đối với người nuôi thì đây là loài cá dễ nuôi, ít bị bệnh,
khẩu phần thức ăn không đòi hỏi độ đạm cao… Ở Việt Nam, rô phi là loài cá nước
ngọt được nuôi nhiều chỉ sau cá tra.

Thị trường cá rô phi trên thế giới ngày càng được mở rộng. Chỉ trong vòng 3
năm, từ 2004 tới 2007, sản lượng cá rô phi xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ
90.000 tấn lên 210.000 tấn. Tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 500 triệu USD trong năm
2007, tăng 312% so với năm 2004. Mỹ là nước nhập khẩu nhiều cá rô phi Trung Quốc
nhất, với 122.000 tấn trong năm 2007, cao hơn năm 2006 là 17.000 tấn. Rô phi là mặt
hàng thuỷ sản xuất khẩu quan trọng nhất của Trung Quốc sang thị trường Mỹ. Mêhicô
là thị trường lớn thứ hai của rô phi Trung Quốc, xuất khẩu cá rô phi từ Trung Quốc
sang Mêhicô trong năm 2007 là 39.000 tấn, tăng 20% so với năm 2006, gấp đôi khối
lượng của năm 2005 (Hội nghề cá Khánh Hòa, 2008).
Trong 9 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc là 176.500 tấn,
tổng doanh thu từ xuất khẩu là 490 triệu USD. Nước nhập khẩu nhiều nhất vẫn là Mỹ
với 91.600 tấn.Cũng trong năm 2009 lượng nhập khẩu cá rô phi Trung Quốc của cũng
Nga tăng mạnh, đạt 19.000 tấn (Ngọc Diệp, 2009).
Từ sau vụ tranh chấp cá tra, basa của Việt Nam vào Mỹ đã gây nhiều thiệt hại
cho ngành thủy sản nước ta. Trước tình hình cá tra, basa đang dần bão hòa như hiện
nay, để tránh và hạn chế tối đa rủi ro do chỉ độc canh một sản phẩm xuất khẩu truyền
thống thì việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ nhiều đối tượng nuôi nhằm
tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới đang là một
1


vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển ngành thủy sản của nước ta trong tương
lai. Và một trong những loài có khả năng đáp ứng yêu cầu trên chính là cá rô phi
(Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009).
Ngày nay môi trường sống trên trái đất ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, môi
trường thủy sản cũng không ngoại lệ. Môi trường ô nhiễm đã ảnh hưởng không ít đến
sự phát triển cũng như khả năng kháng bệnh của các loài thủy sản. Khi nuôi thâm canh
thì môi trường nước lại càng dễ bị ô nhiễm, làm cho mầm bệnh rất dễ lây lan. Trong
quá trình nuôi, khi động vật thủy sản bị bệnh thì các loại hóa chất, kháng sinh thường
được người nuôi sử dụng và thường sử dụng với liều cao. Việc sử dụng kháng sinh thì

thường tốn kém mà hiệu quả lại không cao, đôi khi còn làm xuất hiện các loài vi khuẩn
kháng kháng sinh, do đó ngày càng làm cho sức đề kháng của cá nuôi giảm đi rất
nhiều, làm giảm năng suất nuôi. Bên cạnh đó, dư lượng kháng sinh còn tồn đọng trong
cơ thịt cá đã gây thiệt hại rất nhiều cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy để giải quyết
vấn đề trên đòi hỏi các nhà khoa học phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp thích
hợp, và một trong những giải pháp đó là sử dụng các chế phẩm sinh học. Các chế
phẩm sinh học này đã được chứng minh là rất có hiệu quả trong việc bổ sung vào thức
ăn cho con người và gia súc nhằm tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đường ruột, cải
tạo môi trường nước… Còn việc bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản thì chưa
có kết quả cụ thể. Do đó nếu việc bổ sung này thành công thì đây sẽ mang hiệu quả
sản xuất cao cho người nuôi cá và cũng là một bước ngoặt mới cho ngành thủy sản
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta, trên thị trường hiện nay có khá nhiều các
chế phẩm probiotics nhưng chủ yếu là sản phẩm của các công ty nước ngoài, trong
nước thì chỉ có một vài cơ sở sản xuất. Hiện nay, Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh
Học và Môi Trường - Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã sản xuất được chế
phẩm probiotics. Do đó để đánh giá hiệu quả của chế phẩm này, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài thí nghiệm: “Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào thức ăn lên tỉ
lệ sống, sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis
niloticus)”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đánh giá hiệu quả của probiotics được sản suất tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ
Sinh Học và Môi Trường - Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh lên tỷ lệ sống, sự
2


tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và sức chịu đựng stress của cá rô phi vằn khi
được gây sốc bằng dung dịch có nồng độ ammonia tổng cộng (TAN) 150 ppm.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một Vài Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Phi Vằn (Oreochromis niloticus)
2.1.1 Phân loại
Theo Linnaeus (1758) cá rô phi vằn thuộc:
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus
( />Dựa vào đặc điểm sinh sản theo Trewavas (1983) (trích bởi Trần Văn Vỹ, 2002),
chia cá rô phi trên thế giới thành 3 giống.
 Tilapia (cá đẻ cần giá thể)
 Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng)
 Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng)
Các loài rô phi đã và đang được nuôi ở nuôi ở nước ta: (Nguyễn Quốc Việt,
2009).
 Cá rô phi cỏ Oreochromis mossambicus (rô phi đen), được nhập vào Việt Nam
năm 1953 từ Thái Lan.
 Cá rô phi vằn (Rô phi Đài Loan O.niloticus) được nhập vào Việt Nam năm
1973 từ Đài Loan.
 Cá rô phi đỏ (red Tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ
Malaysia.

4


2.1.2 Nguồn gốc

Nguồn gốc của cá rô phi là từ châu Phi. Cá rô phi là loài cá được nuôi đầu tiên
vào năm 1924 sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vào những năm 19401950, nhất là ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới; ngày nay cá rô phi đã phát triển
mạnh mẽ trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng thương
phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao (Hội nghề cá Khánh Hòa, 2008).
Cá rô phi dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn lọc từ 8 dòng cá khác nhau,
trong đó có 4 dòng cá châu Phi và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel,
Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1993 cá rô phi vằn dòng GIFT được nhập vào
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 từ Philippine, thông qua lai tạo và chọn lọc từ
các dòng cá khác nhau (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1).
2.1.3 Đặc điểm hình thái cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus).

Hình 2.1: Hình thái cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
Cá rô phi vằn có thân hình màu hơi tím, vẩy sáng bóng, có 9 - 12 sọc đậm song
song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên
xuống dưới và phân bố khắp vây đuôi, vây lưng có những sọc trắng chạy song song
trên nền xám đen. Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt (Trần Văn Vỹ, 2002).
Đây là loài có kích cỡ thương phẩm lớn, lớn nhanh, thịt thơm ngon, đang được nuôi
phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

5


Bảng 2.1: Bảng phân biệt cá đực, cá cái (Trần Văn Vỹ, 2002)
Đặc điểm phân biệt

Cá đực

Đầu

To và nhô cao


Màu sắc
Lỗ niệu sinh dục

Vi lưng và vi đuôi sặc
sỡ

Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trễ do
ngậm trứng và con
Màu nhạt hơn

2 lỗ : lỗ niệu sinh dục,

3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh

lỗ hậu môn

dục và lỗ hậu môn.

2.1.4 Môi trường sống
2.1.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 - 320C, thích hợp nhất là
25 - 320C. Cá có khả năng chịu đựng với sự biến đổi nhiệt độ khá cao từ 8 - 420C, cá
chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn,
ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh (Agriviet, 2007).
2.1.4.2 Độ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông,
suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0 - 400/00. Cá sống
trong môi trường nước lợ tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon (Agriviet,

2007).
2.1.4.3 pH
pH thích hợp cho cá từ 6,5 - 8,5. Ngoài ra cá có thể chịu được khoảng ph từ 4 11, khi vượt quá giới hạn cá sẽ chết trong vòng 2 - 6 giờ (Baraline và Halton, 1979;
trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009).
2.1.4.4 Oxy hòa tan
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy (Agriviet, 2007).
Cá có thể tồn tại được ở DO = 1 mg/l và ngưỡng oxy gây chết là 0,1 – 0,3 mg/l.
Tuy nhiên nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp kéo dài thì sẽ làm cá chậm lớn
rõ rệt, giảm khả năng kháng bệnh (Trần Văn Vỹ, 2002).
6


2.1.4.5 Ammonia
Cá có thể chịu được hàm lượng ammonia tối đa 2,4 mg/l (Trần Văn Vỹ, 2002).
2.1.5 Dinh dưỡng
Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá rô phi gồm thực quản ngắn, dạ dày nhỏ, ruột dài
và uốn khúc nhiều, dài gấp 6 lần chiều dài thân cá. Miệng khá rộng, hướng lên trên.
Răng hàm ngắn, nhiều, xếp lộn xộn (Trần Văn Vỹ, 2002).
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá rô
phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc
cao và mùn bã hữu cơ (Agriviet, 2007).
 Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du
và 1 ít thực vật phù du.
 Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ
và thực vật phù du.
Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo lục mà 1 số loài cá khác
không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo,
bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác. Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có
hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá ... và các

phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm
lượng đạm cao 25 - 35% protein (Agriviet, 2007).
2.1.6 Sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả
và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh
hay nuôi ghép. Giai đoạn cá khi nuôi từ hương lên giống, cá rô phi vằn có tốc độ sinh
trưởng khá nhanh từ 15 - 20 g/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng nuôi thứ 6 tăng
trưởng bình quân ngày có thể đạt 2,8 - 3,2 g/con/ngày. Cá rô phi vằn có thể đạt trọng
lượng bình quân trên 500 g/con sau 5 - 6 tháng nuôi (Agriviet, 2007).
2.1.7 Sinh sản
2.1.7.1 Thành thục sinh dục
Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3, 4 khi cá có
trọng lượng thông thường là 100 - 150 g/con (cá cái). Tuy vậy kích thước thành thục
sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi.
7


Trong điều kiện nuôi tốt cá cái tham gia sinh sản lần đầu sinh sản khi trọng lượng đạt
trên 200g. Trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt đầu đẻ khi trọng lượng cơ thể
mới khoảng 100g (Agriviet, 2007).
2.1.7.2 Chu kỳ sinh sản của cá rô phi
Trong điều kiện khí hậu ấm áp cá rô phi đẻ quanh năm (10 - 11 lứa ở các tỉnh
phía Nam; 5 - 7 lứa ở các tỉnh phía Bắc). Quan sát buồng trứng cá rô phi thấy trong
buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn
sàng rụng để đẻ. Vì vậy trong tự nhiên ở các ao nuôi cá rô phi chúng ta gặp rất nhiều
cá con ở các cỡ khác nhau (trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính). Số lượng trứng mỗi lần đẻ
từ vài trăm trứng đến khoảng 2000 trứng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài từ 3 4 tuần (tính từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo) (Agriviet, 2007).
2.1.7.3 Tập tính sinh sản
Ðến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá rô
phi hiện lên rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở viền vây ngực, vây lưng và vây

đuôi, khi đó ở con cái có màu hơi vàng.
Trước khi đẻ cá đực đào tổ xung quang bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực
nước 50 - 60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 - 40 cm, sâu 7 - 10 cm.
Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái nhặt hết trứng
vào miệng để ấp.
 Ở nhiệt độ 200C thời gian ấp khoảng 6 ngày.
 Ở nhiệt độ 280C thời gian ấp khoảng 4 ngày.
 Ở nhiệt độ 300C thời gian ấp khoảng 2 - 3 ngày.
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng từ
4 - 6 ngày, cá mẹ nhả con và vẫn tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1 - 2 ngày đầu. Cá
bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được vào lúc
sáng sớm (Agriviet, 2007).
2.2. Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Cá Rô Phi Ở Việt Nam
Cá rô phi ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến và tiêu thụ. Ở Việt
Nam, cá rô phi là loài nuôi chủ lực trong môi trường nước ngọt chỉ sau cá tra (Nguyễn
Văn Sáng, 2009). Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh
mẽ. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá
8


thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng phát triển nuôi
cá rô phi. Ngoài ra, thịt cá rô phi có chất lượng thơm ngon, không có xương dăm nên
được người tiêu dùng ưa chuộng (Tailieu, 2010).
Tuy nhiên, những năm gần đây nuôi cá rô phi không phát triển mạnh do chất
lượng con giống chưa cao ở một số địa phương, cá hay bị nhiễm bệnh khi nuôi trong
bè, cá có mùi bùn khi nuôi trong ao có mực nước thấp, giá thành cao, chưa mở rộng
được thị trường xuất khẩu, kém cạnh tranh. Trong năm 2008, sản xuất cá tra quá mức
đã dẫn đến vượt nhu cầu cho xuất khẩu, giá mua giảm và không ổn định, nhiều hộ nuôi
cá tra bị thua lỗ. Nhằm làm giảm rủi ro do chỉ độc canh nuôi cá tra và đa dạng hóa đối
tượng nuôi, ta có thể sử dụng các ao nuôi cá tra để nuôi cá rô phi (Nguyễn Văn Sáng,

2009).
Do đó các vấn đề cần phải giải quyết để nghề nuôi cá rô phi phát triển trong tình
hình hiện nay là con giống chất lượng cao và ổn định; kỹ thuật nuôi thâm canh cá
trong ao với năng suất cao, giá thành hạ, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và
hiệu quả gần tương đương với nuôi cá tra.
2.3 Vài Nét Về Các Loại Vi Khuẩn Và Nấm Men Trong Chế Phẩm Probiotics
2.3.1 Vi khuẩn Bacillus subtilis
2.3.1.1 Nguồn gốc
Bacillus subtilis được phát hiện đầu tiên trong phân ngựa năm 1941 bởi tổ chức y
học Nazi của Đức. Vi khuẩn ra đời giúp trị các chứng viêm ruột, viêm đại tràng, chống
tiêu chảy trong rối loạn tiêu hoá. Ngày nay, vi khuẩn này đã trở nên rất phổ biến, được
sử dụng rộng rãi trong y học, chăn nuôi, thực phẩm (Lý Kim Hữu, 2005).
2.3.1.2 Phân loại
Theo (Bergy, 1994; trích bởi Võ Ngọc Thanh Tâm, 2009) Bacillus subtilis thuộc:
Giới: Bacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Eubacteriales
Họ: Bacillaceae
Giống: Bacillus
Loài: Bacillus subtilis

9


2.3.1.3 Phân bố
Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí bắt buộc, chúng được
phân bố hầu hết trong tự nhiên. Phần lớn chúng cư trú trong đất, thông thường đất
trồng trọt chứa khoảng 10 - 100 triệu CFU/g. Đất nghèo dinh dưỡng ở vùng sa mạc,
vùng đất hoang thì vi khuẩn Bacillus subtilis rất hiếm. Nước và bùn cửa sông cũng

như ở nước biển cũng có mặt bào tử và tế bào Bacillus subtilis (Võ Ngọc Thanh Tâm,
2009).
2.3.1.4 Đặc điểm hình thái
Bacillus subtilis là trực khuẩn nhỏ, hai đầu tròn, G+, kích thước 0,5 - 0,8 µm x
1,5 - 3 µm, đứng đơn lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động, có 8 12 lông, sinh bào tử hình bầu dục nhỏ hơn tế bào vi khuẩn và nằm giữa tế bào, kích
thước từ 0,8 - 1,8 µm. Bào tử phát triển bằng cách nảy mầm do sự nứt của bào tử,
không kháng acid, có khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm, tia tử ngoại, tia phóng xạ (Bùi Thị
Phi, 2007).

Hình 2.2: Vi khuẩn Bacillus subtilis (nguồn: www.nasa.gov)
2.3.1.5 Đặc điểm nuôi cấy
Nhiệt độ tối ưu là 370C.
Nhu cầu O2: Bacillus subtilis là vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có khả năng phát
triển yếu trong môi trường thiếu oxy.
Độ pH: Bacillus subtilis thích hợp nhất với pH = 7,0 - 7,4.
Các môi trường phát triển (Bùi Thị Phi, 2007).
10


 Môi trường thạch đĩa TSA: khuẩn lạc dạng tròn, rìa răng cưa không đều, có tâm
sẫm màu, màu vàng xám, đường kính 3 - 5 µm. Sau 1 - 4 ngày bề mặt nhăn
nheo, màu hơi nâu.
 Môi trường thạch nghiêng TSA: dễ mọc, tạo thành màu xám, rìa nhăn gợn sóng.
 Thạch khoai tây: phát triển đều, màu vàng lấm tấm hạt.
2.3.2 Vi khuẩn Lactobacillus acidophillus
2.3.2.1 Nguồn gốc
Lactobacillus acidophilus lần đầu tiên được phân lập bởi Moro (1900) từ phân
của trẻ sơ sinh đã qua phẫu thuật. Ông đã mô tả được các đặc điểm trao đổi chất, phân
loại cũng như chức năng của vi khuẩn này (Võ Ngọc Thanh Tâm, 2009).
2.3.2.2 Phân loại

Theo (Moro, 1900; trích bởi Võ Ngọc Thanh Tâm, 2009) Lactobacillus acidophilus
thuộc:
Giới: Bacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Lactobacillales
Họ: Lactobacillaceae
Giống: Lactobacillus
Loài: Lactobacillus acidophilus
2.3.2.3 Đặc điểm
Lactobacillus acidophilus là vi khuẩn Gram dương, có dạng hình que, được tìm
thấy nhiều trong ruột non và âm đạo của người. Chúng chỉ có khả năng lên men biến
đổi đường lactose thành acid lactic nhờ khả năng tiết enzyme lactase. Chúng phát triển
trong môi trường pH thấp (4 - 5), phát triển tốt ở nhiệt độ 45oC (Nguyễn Quốc Việt,
2009).

11


Hình 2.3: Lactobacillus acidophilus (nguồn: suckhoecongdong.vn)
Lactobacillus acidophilus phân giải thức ăn tạo ra acid lactic làm môi trường có
pH thấp, tạo hydrogen peroxide và các sản phẩm khác có khả năng ngăn chặn sự phát
triển của các vi sinh vật có hại trong cơ thể vật chủ. Lactobacillus acidophilus còn tiết
ra enzyme lactase giúp phân giải đường lactose thành các đường đơn, sản xuất ra các
sản phẩm kháng khuẩn như vitamin K, acidolin, acidophilin, lactocidin, bacteriocin
(Nguyễn Quốc Việt, 2009).
Trong tự nhiên, vi khuẩn Lactobacillus acidophilus thường có trong đường ruột,
trong phân và sữa của hầu hết các loài động vật có vú và động vật không xương sống
khác. Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus thường có đặc tính vi hiếu khí khi vừa mới
phân lập. Vi khuẩn phát triển tốt ở 37 - 40ºC (không phát triển hay phát triển rất yếu ở

nhiệt độ thấp hơn 20ºC), không sinh sắc tố hay độc tố, pH thích hợp là 5,5 - 6 (có thể
phát triển ở pH ≤ 5). Lactobacillus acidophilus có khả năng sống 2 ngày trong dịch vị,
5 ngày trong dịch mật tinh khiết, 8 ngày trong dịch tràng (Võ Ngọc Thanh Tâm, 2009).

12


2.3.3 Nấm men Saccharomyces cerevisiae
2.3.3.1 Phân loại
Nấm men Saccharomyces cerevisiae có vị trí phân loại như sau:
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Saccharromycete
Bộ: Saccharomycetales
Họ: Saccharomcetaceae
Giống: Saccharomyces
Loài: Saccharomyces cerevisiae
(http:en.wikipwdia.org/wiki/Saccharomyces cerevisiae)
2.3.3.2 Đặc điểm hình thái
Saccharomyces cerevisiae có dạng hình cầu, tuy nhiên hình dạng tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae không ổn định vì nó còn phụ thuộc vào tuổi và điều kiện
nuôi cấy. Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae thường có kích thước rất lớn gấp
5 - 10 lần kích thước tế bào vi khuẩn. Kích thước trung bình của tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae:
- Chiều dài: 8 - 10 µm
- Chiều rộng: 2 - 7 µm
Kích thước này cũng thay đổi, sự không đồng đều thấy ở các loài khác nhau, ở
lứa tuổi khác nhau và ở điều kiện nuôi cấy khác nhau (Võ Ngọc Thanh Tâm, 2009).

13



Hình 2.4: Nấm men Saccharomyces cerevisiae
(nguồn: www.khoahoc.com.vn)
2.3.3.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Saccharomyces cerevisiae được dùng như một loại probiotics bổ sung vào để
tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho cả người và động vật. Chiết xuất từ nấm men
rất giàu acid amin, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chúng còn là một trong những
nguồn cung cấp vitamin B lớn.
Saccharomyces cerevisiae có một lớp vỏ carbohydrate bao bọc, chứa hầu hết là
β-glucan và mannan, là những cấu trúc đường đa giống tinh bột và cellulose. Vách tế
bào Saccharomyces cerevisiae có khả năng hấp thụ hoặc kết dính các độc tố, các tác
nhân kháng vitamin, virus, vi khuẩn có hại nên được chiết xuất để bảo vệ môi trường
đường ruột (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008).

14


×