Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Họ và tên : Vũ Đạt
Lớp: Anh 15
Khoá: 50
Giáo viên hướng dẫn: Ths Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 5 năm 2014


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... .1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM…2
1.1.

Đôi nét về cây cao su và sản phẩm cao su thiên nhiên: ................................ 3

1.1.1.

Cây cao su. ............................................................................................... 3

1.1.2.

Sản phẩm cao su thiên nhiên................................................................... 4


1.2.

Tổng quan về ngành cao su tự nhiên thế giới ............................................... 5

1.2.1.

Lịch sử ngành: ......................................................................................... 5

1.2.2.

Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên. ........................................................... 6

1.2.3.

Khả năng cung cấp. ................................................................................. 8

1.2.4.

Diễn biến giá trong thời gian qua .......................................................... 10

1.2.5.

Các yếu tố tác động đến giá cao su trong những năm gần đây ............. 14

1.3.

Ngành cao su tự nhiên Việt Nam. ............................................................... 15

1.3.1.


Lịch sử hình thành và phát triển. .......................................................... 15

1.3.2.

Vai trò của ngành đối với phát triển kinh tế - xã hội............................. 16

1.3.3.

Các sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ ........................................... 18

1.3.4.

Thuận lợi và khó khăn phát triển ngành ............................................... 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ................................................................................. 22
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trong nước...................................... 22

2.1.1.

Tình hình sản xuất .................................................................................... 22

2.1.2.

Tình hình tiêu thụ ..................................................................................... 25

2.2.


Kết quả xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian qua ................ 27

2.2.1.

Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu ..................................................... 27

2.2.2.

Cơ cấu – chủng loại ............................................................................... 29

2.2.3.

Cơ cấu thị trường................................................................................... 30

2.3.

Đặc điểm thị trường cao su Ấn Độ ............................................................. 31

2.3.1.

Tình hình kinh tế ................................................................................... 31

2.3.2.

Khả năng sản xuất ................................................................................. 36

2.3.3.

Nhu cầu tiêu thụ .................................................................................... 38


2.3.4.

Tình hình nhập khẩu cao su tự nhiên những năm qua ........................ 40


2.4.

Thực trạng xuất khẩu cao su Việt Nam sang Ấn Độ ................................. 43

2.4.1.

Kim ngạch và số lượng .......................................................................... 43

2.4.2.

Chất lượng và giá cả sản phẩm ............................................................. 46

2.4.3.

Hình thức xuất khẩu.............................................................................. 48

2.4.4.

Đối thủ cạnh tranh ................................................................................ 49

2.5.

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ .............. 52

2.5.1.


Những kết quả đạt được ........................................................................ 52

2.5.2.

Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ ................................................................... 56
3.1.

Dự báo thị trường cao su thế giới và Ấn Độ ............................................... 56

3.1.1.

Dự báo về thị trường cao su thế giới...................................................... 56

3.1.2.

Dự báo về thị trường cao su Ấn Độ ....................................................... 57

3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su
của Việt Nam ......................................................................................................... 59
3.2.1.

Về sản xuất ............................................................................................ 59

3.2.2.

Về xuất khẩu .......................................................................................... 60


3.3.
Độ

Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn
61

3.3.1.

Giải pháp từ phía nhà nước ................................................................... 61

3.3.2.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su ...................... 65


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AIFTA

Asia-India Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN-Ấn Độ


ANRPC

ASEAN

Association of Natural Rubber

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao

Producing Countries

su thiên nhiên

Assosiasion of Southeast Asia

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Nations
ATMA

Automotive Tyre Manufacturers

Hiệp hội các nhà sản xuất săm lốp

Association
IRSG

International Rubber Study Group

Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế


MARD

Ministry of Agriculture and Rural

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

Devepopment

thôn

RSS

Rubber Smoked Sheet

Cao su tờ xông khói

VRA

Vietnam Rubber Assosiasion

Hiệp hội cao su Việt Nam

VRG

Vietnam Rubber Group

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam

SIR


Standardized Indonesia Rubber

Cao su định chuẩn kỹ thuật
Indonesia

STR

Standardized Thailand Rubber

Cao su định chuẩn kỹ thuật Thái
Lan

SVR

Standardized Vietnam Rubber

Cao su định chuẩn kỹ thuật Việt
Nam

TSR

Technical Specified Rubber

Cao su định chuẩn kỹ thuật


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu vùng trồng cao su tại Ấn Độ năm 2012-2013 ................................. 45
Bảng 2.2: Chủng loại cao su nhập khẩu tại Ấn Độ ................................................... 50

Bảng 2.3: Thuế suất trung bình của Ấn Độ trong Hiệp định AITIG đối với một số mặt
hàng xuất khẩu chủ chốt của ta ................................................................................. 52
Bảng 2.4: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su vào thị trường Ấn Độ ............ 53
Bảng 2.5: So sánh chỉ tiêu của các quốc gia với sản phẩm TSR 10 ............................ 54


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tiêu thụ cao su thiên nhiên theo sản phẩm ................................................. 13
Hình 1.2: Sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và tăng trưởng GDP thế giới .......... 14
Hình 1.3: Sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu .......................................... 16
Hình 1.4: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên.............................................................. 17
Hình 1.5: Biến động giá cao su thiên nhiên theo các sự kiện kinh tế giai đoạn 20082014 ......................................................................................................................... 18
Hình 1.5: Tỷ trọng xuất khẩu cao su tự nhiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu ......... 24
Hình 1.6: tỷ trọng xuất khẩu cao su theo chủng loại năm 2013.................................. 26
Hình 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của một số nước ....................... 30
Hình 2.2 : Sản lượng và năng suất cao su Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ................. 31
Hình 2.3: Diện tích trồng và thu hoạch cao su........................................................... 32
Hình 2.4: Sản xuất và tiêu thụ cao su trong nước ..................................................... 34
Hình 2.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên .............................. 36
Hình 2.6: Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu ....................................... 38
Hình 2.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên ........................................ 39
Hình 2.8: Cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ....................................... 42
Hình 2.9: Tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ .............................................. 43
Hình 2.10: Sản xuất cao su tại Ấn Độ ........................................................................ 46
Hình 2.11: Tiêu thụ cao su theo sản phẩm tại Ấn Độ ................................................. 47
Hình 2.12: Sản xuất và tiêu thụ cao su tại Ấn Độ....................................................... 48
Hình 2.13: Nhập khẩu cao su tại Ấn Độ .................................................................... 49
Hình 2.14: Thị phần các nước xuất khẩu cao su vào Ấn Độ ....................................... 51
Hình 2.15: So sánh giá cao su TSR 20 F.O.B của Việt Nam, Indonesia và giá TSR 20
nội địa tại Ấn Độ ...................................................................................................... 56

Hình 2.16: Cơ cấu sản phẩm của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia ......................... 60



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, thị trường hàng
hóa nói chung không ngừng được mở rộng và cao su Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Mặt hàng cao su tự nhiên của nước ta đã được xuất khẩu tới hơn
70 thị trường trên thế giới, góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào những thị trường
truyền thống như Trung Quốc hay Malaysia. Trong số các thị trường mới của mặt
hàng này, Ấn Độ là nổi bật hơn cả. Đây là một trong những quốc gia có nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong đó có ngành công nghiệp ô tô phát triển rực
rỡ. Đây cũng là ngành công nghiệp sử dụng tới hơn 70% cao su tự nhiên và điều
này góp phần làm tăng nhu cầu cao su Ấn Độ những năm qua. Xuất khẩu cao su của
Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng. Khối lượng
cao su xuất khẩu qua Ấn Độ tăng không ngừng qua từng năm và hiện chúng ta là
quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 vào thị trường này. Tuy nhiên, cũng cần phải
thấy rằng so với Trung Quốc và Malaysia, lượng cao su xuất khẩu vào Ấn Độ còn
rất nhỏ bé, uy tín cũng như vị thế của cao su Việt Nam tại thị trường này là chưa
cao, trình độ quản lý cũng như chất lượng sản phẩm còn yếu kém so với các đối thủ
cạnh tranh như Thái Lan hay Indonesia.
Trước tình hình đó, để góp phần đánh giá lại thực trạng và đưa ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Ấn Độ, người viết đã
chọn đề tài “Thực trạng và những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao
su thiên nhiên vào thị trường Ấn Độ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt

động xuất khẩu cao su Việt Nam vào thị trường Ấn Độ, từ dó nêu ra một số phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cao su
của nước ta vào thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động
xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.


2
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam
vào thị trường Ấn Độ trong mối liên hệ với quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt
Nam và Ấn Độ thời kỳ 2004-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như thu thập thông tin, số liệu,
tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về ngành cao su thế giới và Việt Nam
Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam vào thị
trường Ấn Độ
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị
trường Ấn Độ
Người viết xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cô giáo hướng dẫn – Ths.Trần
Bích Ngọc đã dành thời gian giúp đỡ, góp ý tạo điều kiện cho người viết hoàn thành
khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng do hiểu biết còn hạn chế, người viết không
tránh khỏi những sai sót nhất định. Người viết kính mong nhận được sự đóng góp
của thầy cô giáo, bạn đọc… để hoàn thiện thêm bài viết và kiến thức của người viết.
Sinh viên

Vũ Đạt


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.1. Đôi nét về cây cao su và sản phẩm cao su thiên nhiên:
1.1.1. Cây cao su.
Cao su là một loại cây thân gỗ, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), có nguồn
gốc từ Nam Mỹ. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas ở đây đã biết lấy nhựa của
cây này để tẩm vào quần áo chống ướt và tạo ra những quả bong để vui chơi trong
những dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo thổ ngữ Mainas nghĩa
là “nước mắt của cây”. Charles Marie de La Condamine là người đầu tiên phát hiện
và gửi các mẫu cây này đến học viện hàn lâm Pháp vào năm 1736, đồng thời ông
cũng mô tả các đặc tính của cây cao su trong một bản báo cáo được công bố năm
1755. Ở Anh, vào năm 1770 Joseph Priestley quan sát thấy rằng chất liệu cao su có
tác dụng rất tốt trong việc xóa vết bút chì trên giấy trên giấy, ông đã công bố phát
minh của mình và gọi chất liệu này là "rubber". Đây có thể coi là ứng dụng đầu tiên
của cao su, khiến cho cây được biết đến nhiều hơn sau này.
Cho đến cuối thế kỷ 19, Brazil vẫn là nước kiểm soát nguồn cung mủ cao su.
Việc buôn bán mủ hay xuất khẩu hạt giống cao su ra bên ngoài bị kiểm soát nghiêm
ngặt. Tuy nhiên, vào năm 1876, một thương nhân tên là Henry Wickam đã lén đưa
70.000 hạt giống cây cao su ra khỏi Brazil để đến vườn thực vật hoàng gia Kew,
nước Anh. Chỉ 2.400 hạt giống trong số chúng này mầm và được chuyển đến Ấn
Độ, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, Maylaisia (những nước thuộc địa của Anh vào
thời điểm đó) . Tại châu Phi, vào đầu thế kỷ 20, Congo được biết đến là nước sản
xuất nhựa cao su lớn, sau đó đến lượt Liberia và Nigeria cũng bắt đầu trồng loại
cây này.
Cây cao su có thể cao trên 30m, vỏ cây có các mạch mủ, có thể cho mủ màu

vàng hay trắng. Lúc cây được 5 đến 6 tuổi cũng là lúc người ta bắt đầu cho thu
hoạch mủ, năng suất mủ thu được nhiều nhất khi cây trong độ tuổi 11 đến 25. Cây
già hơn sẽ không cho mủ nhưng sẽ thích hợp để cho gỗ. Việc thu hoạch mủ cao su
thường được tiến hành trong 9 tháng, 3 tháng còn lại (tháng 1 đến tháng 3 hằng


4
năm) là thời điểm cây rụng lá, nếu thu hoạch trong thời điểm này cây sẽ chết. Cây
cao su phát triển rất tốt ở những vùng nhiệt đới ẩm, nơi mà nhiệt độ quanh năm từ
22 °C đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C) với lượng mưa lớn (trên 2000mm).
Tuy nhiên cây lại không chịu được ngập úng và gió, những yếu tố khiến năng suất
mủ bị giảm hoặc cây chết.
1.1.2. Sản phẩm cao su thiên nhiên.
Cao su thiên nhiên được sản xuất từ mủ cây cao su. Đây là một loại vật liệu có
tính chất cơ học tốt, đặc biệt bền với kéo xé. Tính chất nổi bật của cao su thiên
nhiên so với cao su tổng hợp là tính tưng nảy và tính phục hồi tốt của nó. Cao su
thiên nhiên sau khi bị kéo giãn, phục hồi lại gần như hoàn toàn kích thước ban đầu
của chúng khi được thả ra và sau đó từ từ phục hổi lại một phần biến dạng dư.
Tính kháng của cao su thiên nhiên về thời tiết và lão hóa tương đối kém.
Không giống như vật liệu đàn hổi tổng hợp, cao su thiên nhiên mềm khi bị lão hóa
bởi ánh sáng mặt trời do chuỗi polime bị cắt đứt. Nó chỉ có tính kháng trung bình
với ozone.
Cao su thiên nhiên có tính kháng rất tốt với hầu hết các dung dịch muối vô cơ,
kiềm và acid không oxy hóa (ngoại trừ hydrochloric acid vì nó sẽ phản ứng với cao
su và hình thành rubber hydrochloride) . Các môi trường oxy hóa mạnh như acid
nitric, acid sulfuric đậm đặc, permanganates, dichromates, chlorine dioxide và
sodium hypochlorite tấn công mạnh cao su. Các dầu khoáng và dầu thực vật,
gasoline, benzene, toluene và chlorinated hydrocarbons gây trương nở cao su.
Trong khi đó, nước lạnh có khuynh hướng bảo quản cao su thiên nhiên.
Do có các tính chất lý hóa như trên, cao su thiên nhiên được ứng dụng rất rộng

rãi trong nhiều lĩnh vực bao gồm giao thông, công nghiệp, tiêu dùng, vệ sinh và y
tế.


5

Cao su tự nhiên

Giao thông vận
tải

Săm lốp, dây đai

an toàn

Công nghiệp

Băng chuyền,
lốp xe nâng
hàng, bình
đựng, ống
nước, găng tay

Tiêu dùng

Quần áo, dày
dép, chỉ may,
cục tẩy, bóng
đánh golf, tấm
thảm


Vệ sinh và y
tế

Găng tay kỹ
thuật, sản
phẩm ngừa
thai, vòi ớt-tát
dùng trong

1.2. Tổng quan về ngành cao su tự nhiên thế giới
1.2.1. Lịch sử ngành:
Ngành cao su tự nhiên ra đời rất sớm và nhanh chóng phát triển từ những năm
cuối thế kỷ 19 - khoảng thời gian diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp tại các
nước tư bản. Hàng loạt các phát minh, sáng chế ra đời nhằm nâng cao năng suất lao
động đã khiến cho việc sử dụng nguyên liệu cao su trở nên rộng rãi, đặc biệt là
trong ngành giao thông vận tải và công nghiệp. Điển hình như việc phát minh ra lốp
xe khí nén làm từ cao su của John Boyd Dunlop năm 1888 được biết tới như một cú
hích trong việc nâng cao năng suất của các phương tiện vận tải. Để rồi đến tận 2 thế
kỷ sau, dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi, nhưng những chiếc lốp xe bơm hơi vẫn
được sử dụng rộng rãi không chỉ cho ô tô, xe máy mà còn cho cả máy bay. Năm
1950, tuyến đường rải Bitum đầu tiên ( là một loại chất lỏng hữu cơ có thành phần
là cao su ) được xây dựng tại London, giảm được 1/3 độ trơn trượt và chịu được
nhiệt độ thấp. Năm 1952, cao su latex lần đầu tiên được ứng dụng để làm chỉ sợi
cao su, một nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may…
Nhu cầu cao cùng với các vấn đề chính trị phức tạp và việc khai thác khó khăn
đã khiến cho mức giá cao su tăng lên chóng mặt từ mức 256 bảng Anh đến 655


6

bảng Anh trong những năm đầu thế kỷ 20, làm thúc đẩy nhu cầu sử dụng nguồn
nguyên liệu thay thế. Năm 1909, nhà hóa học người Đức Fritz Hoffmann đã phát
minh ra cao su tổng hợp làm từ dầu mỏ, mở ra một chương mới cho ngành sản xuất
cao su lúc bấy giờ. Năm 1930 và 1931, các hãng Pithokon và Dupont lần lượt bán
sản phẩm cao su tổng hợp ra thị trường.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật đã xâm chiếm phần lớn các quốc gia
Đông Nam Á, khu vực sản xuất cao su tự nhiên chính của thế giới và phong tỏa
nguồn cung khiến nhu cầu sử dụng cao su tổng hợp tăng mạnh tại quốc gia phương
Tây làm tương quan sản lượng tiêu thụ giữa cao su tự nhiên và cao su tổng hợp thay
đổi nhanh chóng. Sản lượng cao su tổng hợp đã vượt qua cao su tự nhiên trong thập
niên 60 và chiếm đến 70 % tổng số nhu cầu cao su trên thế giới những năm 80.
Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, giá dầu mỏ có xu hướng tăng và thị trường
xe hơi tại Ấn Độ và Trung Quốc bùng nổ. Bên cạnh đó, cao su tự nhiên có nguồn
gốc thân thiện hơn với môi trường so với nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch của cao
su tổng hợp. Những nguyên nhân đó khiến nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên phục
hồi và hiện nay chiếm khoảng 43% sản lượng tiêu thụ cao su trên toàn thế giới.
1.2.2. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên.
Cao su tự nhiên có sản phẩm thay thế là cao su nhân tạo, là nguồn nguyên liệu
quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó ngành công nghiệp sản xuất săm lốp tiêu
thụ gần 70% lượng cao su tự nhiên được sản xuất. Vậy nên nhu cầu tiêu thụ cao su
tự nhiên phụ thuộc rất lớn vào thị trường xe hơi, biến động kinh tế và giá dầu mỏ.
Từ năm 2004 đến năm 2008, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới,
nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tăng đều khoảng 6%/ năm. Tuy nhiên, cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ và sau đó là khủng hoảng nợ công châu Âu giai đoạn 20082010 đã đưa nền kinh thế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái, đây là nguyên nhân
chính khiến cho sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên thời kỳ này giảm mạnh so với
trước, cụ thể là giảm 7,7% so với năm 2008.


7
Hình 1.1: Tiêu thụ cao su thiên nhiên theo sản phẩm


3%

5%

5%
8%
Săm lốp
Nhựa
Sản phẩm kỹ thuật

11%

Giày dép
Chất dính

68%

Sản phẩm khác

Nguồn: ANRPC
Giai đoạn 2010-2014, kinh tế thế giới trên đà phục hồi mặc dù tăng trưởng có
chậm hơn so với trước. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao thúc đẩy sự phát triển trở lại của
các ngành công nghiệp, trong đó có ngành ô tô, cùng với đó là việc giá dầu mỏ tiếp
tục tăng đã khiến cho sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên liên tục tăng cao, đạt đỉnh
và vượt cả mức trước khủng hoảng.
Hình 1.2: Sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và tăng trưởng GDP thế giới
(Đơn vị: nghìn tấn)
12000
10000


5
4
3

8000
6000
4000

2
1
0
-1

2000
0

Sản lượng tiêu thụ CSTN
(nghìn tấn)
% GDP thế giới

-2
-3

Nguồn: tổng hợp từ IRSG và WorlBank


8
Theo thống kê củaa IRSG, trong 9 tháng đầu năm năm 2014, khu vực
v châu Á –

Thái Bình Dương vẫn tiếếp tục dẫn đầu về tiêu thụ cao su tự nhiên với 6393 nghìn
tấn, chiếm 72,08 % tổng
ng nhu ccầu trên thế giới, tiếp theo là EMEA ( khu vực
v Châu
Âu, Trung Đông và châu Phi ) v
với 1174 nghìn tấn (chiếm 13,23
23 %) và châu M
Mỹ với
1303 nghìn tấn (chiếm
m 14,
14,69%). Nếu xét theo quốc gia, trong 4 nướcc tiêu th
thụ cao su
tự nhiên nhiều nhấtt trên thế
th giới thì khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
D
đóng góp
đến 3 đại diện lần lượtt là Trung Qu
Quốc (36,5%), Ấn Độ (8,47%) và Nhật
Nh Bản (6,27
%), Mỹ (8,04%) là nướcc tiêu th
thụ nhiều thứ 3 thế giới. Có thể thấy
y đây đều
đ là những
quốc gia có dân số đông, nền
n kinh tế tăng trưởng nóng cùng vớii ngành công nghiệp
nghi
ô tô phát triển mạnh, đặcc bi
biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhìn chung chỉ
ch 4 quốc gia
này đã chiếm hơn một nử

ửa sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên củaa thế
th giới, vì vậy
nên giá cao su thế giớii nhìn chung phụ
ph thuộc rất lớn vào động
ng thái tiêu dùng của
c
từng nướcc trong nhóm này.
Hình 1.3: Tỷ trọng
ng các khu v
vực và các nướcc tiêu dùng cao su thiên nhiên
(Đơn vị: phần trăm)
Châu Á-Thái
Thái Bình Dương

EMEA

14.71

14.69

13.02

13.23

Châu Mỹ
Trung
Quốc
37%

Khác

27%

Malaysia
4%
72.27

72.08
Thái Lan
5%
Nhật Bản
6%

1.2.3. Khả năng cung cấ
ấp.

2013

9M2014

Hoa Kỳ
8%

Ấn Độ
8%

Indonesia
5%

Nguồn:
Ngu

ANRPC
Việcc gia tăng hay ccắt giảm sản lượng cao su tự nhiên trên thếế giới phụ thuộc
trực tiếp vào nguồn cầu,
u, v
vậy nên xu hướng tăng trưởng về sản
n lượng

cao su tự


9
nhiên tương đối giống với nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng cao su tự nhiên từ năm 2001
tăng trưởng bình quân 4,8%/năm tuy nhiên mức tăng trưởng này không đều. Từ
năm 2003, sản lượng tăng rất nhanh trung bình đến 9% trong 3 năm, sau đó chững
lại ở giai đoạn 2006 – 2008 và giảm nhẹ vào năm 2009 do tác động của khủng
hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó là khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Từ năm 2010
đến nay, nguồn cung bắt đầu tăng trở lại với mức tăng trưởng trung bình 3%/năm
sau khi chứng kiến sự hồi phục của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và sự
tăng trưởng mạnh đến từ nền kinh tế Ấn Độ.
Hình 1.3: Sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu
(Đơn vị: nghìn tấn)
14000
12000
10000
8000
6000
4000

Sản lượng
Tiêu thụ


2000
0

Nguồn: Malaysia Rubber Board
Nhìn chung sau 15 năm, sản lượng cao su đã tăng gần gấp đôi, cụ thể là 6,8
triệu tấn năm 2000 lên hơn 12 triệu tấn năm 2013. Sản lượng có thể tăng mạnh như
vậy là nhờ việc mở rộng liên tục diện tích trồng cao su và áp dụng giống mới cũng
như các tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất khai thác. Việc nâng cao sản lượng đã
khiến cho chênh lệch cung cầu cao su tự nhiên ngày càng giảm. Từ năm 2000 đến
2010 sản lượng cao su tự nhiên sản xuất ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ,


10
tuy nhiên từ năm 2010 trở
tr đi đã xuất hiện tình trang dư cung, vớii mức
m chênh lệch
ngày càng lớn.
Nguồn
n cung cao su tự
t nhiên trên thế giới chủ yếu đến từ các nư
nước Đông Nam
Á với tỷ lệ trên 92 % , còn lại
l là các nước châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong đó 4
nước sản xuất cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới lần lượtt là Thái Lan,
Lan Indonesia,
Việtt Nam và Malaysia đ
đã chiếm đến 80% tổng sản lượng, đây cũng
ũng là
l những quốc

gia xuất khẩu
u cao su hàng đ
đầu. Ấn Độ và Trung Quốc cũng là nhữ
ững nước trồng
nhiều
u cây cao su nhưng nhìn
nh chung vẫn phải nhập khẩu một lượng
ng lớn
l cao su hàng
năm vì lượng
ng cung không đủ
đ đáp ứng nhu cầu.
Hình 1.4: Th
Thị phần sản xuất cao su tự nhiên
(Đơn vvị: phần trăm)
Khác
11%
Trung Quốc
7%

Thái Lan
30%

Ấn Độ
8%
Malaysia
8%

Việt Nam
9%


Indonesia
27%

Nguồn:
Ngu
ANRPC
1.2.4. Diễn biến
n giá trong th
thời gian qua
Giá cao su rất nhạy
y cảm
c với những tác động của nền kinh tế. Từ
ừ năm 2002 đến
tháng 7 năm 2008, giá cao su th
thế giới có tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên bước

sang giai đoạn 2008 – 2009,
2009 khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủ
ủng hoảng, nhu
cầu sụt giảm khiến cho giá cao su giảm mạnh. Giai đoạn 2010-2011
2011, kinh tế có
những dấu hiệu khả quan, giá cao su không ng
ngừng tăng và đạt đỉnh
nh vào đầu năm
2011. Kể từ đó trở về sau, giá cao su diễn
di biến thất thường
ng và đi theo xu hướng

giảm.



11
Giai đoạn 2008 - 2009: Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành cao su. Vào thời
điểm tháng 8/2008, giá cao su đã tăng đến mức kỷ lục trong vòng 56 năm, trên 3000
USD/kg, rồi lại bất ngờ sụt giảm chỉ còn 1,102 USD/kg vào tháng 12 năm 2008 do
cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra toàn cầu. Bắt đầu từ năm 2009, kinh tế
thế giới có dấu hiệu phục hồi, các gói kích thích kinh tế cũng được các quốc gia áp
dụng, hàng loạt các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích tiêu dùng và sản
xuất. Chính vì thế, giá cao su đã có những mức tăng đáng kể. Trong năm này, lượng
nhập khẩu cao su vẫn tăng mạnh ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Malaysia.
Tháng 1/2009, giá cao su RSS3 tại Tokyo ở mức 138 JPY /kg tăng 17,9 % so với
12/2008, tính đến tháng 12/2009, giá cao su RSS3 vào khoảng 256 JPY /kg, tăng
85,5% so với đầu năm. Hay giá cao su SVR giao tại Thái Lan đạt 1,55 USD/kg vào
đầu năm và giá cao su loại này đạt khoảng 3 USD/kg, tăng 93,5% so với đầu năm.
Hình 1.5: Biến động giá cao su thiên nhiên theo các sự kiện kinh tế giai
đoạn 2008-2014

Nguồn: VRG, Malaysia Rubber Board
Năm 2010: Từ tháng 1 - 4, năm 2010, mức giá cao su lại tiếp tục tăng cao.
Vào tháng 4/2010 giá cao su RSS3 tại Tokyo đạt 350 JPY /kg . Kể từ tháng 5 giá


12
cao su lại suy giảm do Trung Quốc đã tung lượng dự trữ cao su nhằm làm giảm
nhiệt tăng của loại hàng hóa này cho tới tháng 7/2010 với mức giảm kỉ lục, giá cao
su RSS3 giao tại Tokyo chỉ còn 287 JPY /kg, nguyên nhân là do lo ngại đà phục hồi
kinh tế chậm lại cùng với sản lượng cao su tăng lên do đến mùa thu hoạch. Bắt đầu
từ tháng 8, giá cao su lại tiếp tục tăng trở lại cho tới cuối năm do thời tiết bất lợi của
các nước sản xuất cao su.

Năm 2011: năm 2011 cũng là một năm biến động mạnh của giá cao su, những
tháng đầu năm giá cao su lại tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào tháng 2/2011 ở mức 522
JPY/kg cho cao su RSS3 giao tại Tokyo, tiếp sau đó cao su lại suy giảm vào tháng 3
do động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản, thị trường tiêu thụ cao su lớn của thế
giới và tăng trở lại vào tháng 4. Tuy nhiên 4 tháng đầu năm giá cao su đều đạt mức
rất cao. Kể từ tháng 4, giá cao su bắt đầu trượt dốc nhanh chóng do nỗi lo suy giảm
kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ ở châu Âu, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và
Trung Quốc thắt chặt tiền tệ. Giá cao su thấp nhất là vào tháng 11, chỉ còn 257 JPY
/kg cho cao su RSS3. Cho tới cuối năm, giá có tăng nhưng không đáng kể ở mức
271 JPY /kg. Tuy nhiên, nhìn chung giá cả cao su năm 2011 vẫn duy trì ở mức cao
so với năm 2010.
Năm 2012, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều nước đã dừng chính
sách kích cầu. Cao su được tiêu thụ tăng về lượng nhưng tốc độ chậm do nền kinh
tế châu Âu suy yếu vì khủng hoảng nợ công, kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc
tăng trưởng thấp. Trong khi đó, sản lượng lại tăng nhanh đã tạo áp lực làm giảm
giá.Giá cao su xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt bình quân 2.838 USD/tấn, đã
giảm 28% so với giá bình quân năm 2011Để ngăn giá cao su tiếp tục giảm sâu,
chính phủ 3 nước sản xuất cao su hàng đầu gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia
đã đề ra giải pháp cắt giảm sản lượng 450.000 tấn nhằm giảm xuất khẩu 300.000 tấn
và tái canh 100.000 ha vườn cây cao su già hiệu quả kém, đồng thời bố trí ngân
sách để thu mua cao su cho nông dân khoảng 200.000 đến 300.000 tấn khi giá cao
su giảm sát giá thành.Sau tuyên bố của ba nước cao su về giải pháp nâng đỡ giá,
đồng thời Trung Quốc tăng cường mua cao su trước khi nghỉ lễ Quốc khánh, giá


13
được cải thiện trong tháng 9. Giá cao su SVR 3L đã tăng lên được 2.900 USD/tấn
ngày 26/9/2012.
Từ đầu năm 2013, giá cao su thế giới đã liên tục lao dốc và chạm mức thấp
nhất vào cuối tháng 6 do dự báo nguồn cung từ khu vực Đông Nam Á sẽ tăng sau

khi 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới không đồng ý hạn chế xuất khẩu. Mặt
khác, do chịu tác động bởi nhu cầu của Trung Quốc giảm do kinh tế tăng trưởng
chậm và tồn kho ở mức cao nên giá cao su trong tháng 7 vẫn giảm so với tháng 6.
Dự trữ cao su tại Thanh Đảo, chiếm phần lớn lượng cao su tồn kho của Trung Quốc,
đạt 330.300 tấn, giảm so với 341.900 tấn vào đầu tháng 7 nhưng vẫn cao hơn mức
bình thường 250.000 tấn. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc trong tháng 6
giảm xuống còn 130.000 tấn so với 180.000 tấn trong tháng 5, do các nhà máy sản
xuất lốp ô tô hạn chế mua cao su từ nước ngoài, trong khi tồn kho cao su ở Thượng
Hải, Sơn Đông, Vân Nam, Hải Nam và Thiên Tân vẫn tăng và đạt 114.230 tấn. Tuy
nhiên, từ đầu tháng 7/2013, giá cao su thế giới đã bắt đầu điều chỉnh tăng lên do
một số nguyên nhân: sự suy yếu của đồng yên Nhật so với USD và doanh số bán xe
ô tô tại Mỹ tăng cao đẩy sản lượng lốp ô tô tăng. Xu hướng tăng giá tiếp tục được
duy trì sang đầu tháng 8 do thời tiết mưa nhiều tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và
Thái Lan ảnh hưởng đến việc khai thác mủ cao su, khiến nguồn cung bị giảm trong
ngắn hạn. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự khởi sắc, nhưng giá cao su
trung bình tháng 7 tại Tokyo cho kỳ hạn giao hàng tháng 8 vẫn tăng gần 2% so với
tháng 7, lên mức 242 yên/kg. Giá cao su kỳ hạn giao tháng 9 và tháng 10 cũng tăng
2,06% và 1,92% lên mức lần lượt 242,6 và 243,5 yên/kg.
Năm 2014, giá cao su tiếp tục giảm sâu và được xem là chạm mức thấp nhất
kể từ năm 2010. Cụ thể, tháng 1 năm 2014, giá cao su thiên nhiên ở mức 2.072
USD/tấn, tháng 2 còn 2.054 USD/tấn. Từ tháng 3 đến tháng 9-2014, trung bình mỗi
tháng, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu giảm đều xuống mức dưới 1.900 USD/tấn.
Kết thúc năm 2014, giá cao su RSS3 kỳ hạn trên thị trường TOCOM đóng cửa tại
mức 1.647 USD/tấn, khép lại một năm ảm đạm của thị trường cao su thiên nhiên thế
giới. Nguyên nhân được cho là do sức ép từ việc giá dầu liên tục giảm và thị trường
tiếp tục lo ngại về khả năng tiêu thụ cao su của Trung Quốc khi chỉ số năng lực mua
hàng (PMI) của quốc gia này trong tháng 10 đã giảm xuống mức thấp nhất trong


14

vòng 5 năm qua. Trong khi nền kinh tế tại một số nước tăng trưởng chưa như mong
muốn khiến cho nhu cầu cao su tăng chậm thì sản lượng cao su vẫn tăng mạnh và
chưa thấy có dấu hiệu cắt giảm, điều này làm cho chênh lệch cung cầu cao su hiện
nay đang ngày càng trầm trọng làm giảm cơ hội phục hồi của giá cao su trong tương
lai gần.
1.2.5. Các yếu tố tác động đến giá cao su trong những năm gần đây
Từ diễn biến trên thế giới những năm qua, có thể thấy giá cao su tự nhiên phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, kể cả khách quan và chủ quan:
-

Đầu tiên có thể kể tới giá dầu. Giá cao su chịu ảnh hưởng của giá dầu thế

giới, thường là biến động cùng chiều. Có thể thấy cao su nhân tạo có thành phần
chính là dầu mỏ là sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên, khi giá dầu tăng làm giá
cao su nhân tạo tăng dẫn đến việc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên và
ngược lại. Tuy nhiên quy luật này tỏ ra không đúng trong những năm gần đây khi
giá dầu quá cao là nguyên nhân cản trở sự phục hồi của các nền kinh tế, và cũng
làm giảm đi nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên.
-

Tiếp theo, giá cao su chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ngành sản xuất ôtô của thế

giới khi có tới 70% sản lượng cao su được sản xuất ra dùng cho ngành chế tạo săm
lốp. Chính vì thế sự biến động của ngành ôtô gây ra những biến động lớn về giá cả
cao su. Ấn Độ, Trung Quốc là những quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển
nóng thời gian qua và cũng là những nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.
-

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá cao su chính là cung cầu cao su.


Vào mùa thu hoạch chính, giá cao su thường giảm do nguồn cung lớn. Với khí hậu
diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho ngành cao su từ khâu trồng trọt, lấy mủ, làm
giảm năng suất là yếu tố đẩy giá cao su lên. Ngày nay, các nước sản xuất cao su lớn
đều nằm trong Hiệp hội các quốc gia Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) nên giá
có thể được điều chỉnh bởi các thành viên. Lượng tiêu thụ cao su cũng làm cho mức
giá biến động cùng chiều. Cao su được tiêu thụ khá tập trung bởi những nước có
ngành công nghiệp ôtô phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ.
Chính vì thế, những biến động về kinh tế của các nước này cũng làm cho giá cao su
có những biến động mạnh. Sự chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu cũng là


15
nguyên nhân để giá cao su tăng hay giảm, có thể thấy dư cung là nguyên nhân lớn
nhất dẫn đến sự sụt giảm của giá cao su tự nhiên trong vòng 5 năm trở lại đây.
-

Cuối cùng, cao su là cây công nghiệp nên sẽ phải chịu ảnh hưởng rất nhiều

bởi biến động về khí hậu và thời tiết. Chính vì thế giá cao su cũng chịu ảnh hưởng
của những biến động này. Những năm qua các hiện tượng thời tiết bất thường và có
ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su như El NiNo, La Nina gây
ra hạn hán, lũ lụt hoặc bão ở nhiều nơi, đặc biệt là Đông Nam Á gây ảnh hưởng
không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của cao su.
1.3. Ngành cao su tự nhiên Việt Nam.
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm cách
mang cây cao su vào trồng ở nước ta song tuổi thọ của những cây cao su đầu tiên
quá ngắn ngủi. Phải đợi đến 1897, dược sĩ Raoul, sau khi đi công cán ở các thuộc
địa Anh đã mang về vườn Thực Vật Sài Gòn 2.000 cây cao su thì việc trồng cao su
mới được xem là chính thức bắt đầu ở Việt Nam.

Việc trồng cao su ở các vườn thí nghiệm đã mang lại kết quả khả quan. Bằng
chứng là trong vườn thí nghiệm Nha Trang, trại thí nghiệm Thủ Dầu Một, nhà bác
học Yersin đã cùng với kỹ sư nông nghiệp Vernet (người đã nghiên cứu nhiều về
các vấn đề cao su) nêu lên những căn cứ khoa học cho cách trồng tỉa và phương
pháp lấy mủ cao su. Sau đó, chính Yersin là người có tiếng nói quyết định trong
việc kiến lập nền kỹ nghệ cao su ở Nam Kỳ.
Phát triển công trình nghiên cứu của Yersin, các nhà nông học Pháp đã đi đến
kết luận là với những điều kiện đất đai, khí hậu ở miền Đông Nam Kỳ, cao su có thể
phát triển một cách thuận lợi. Nắm lấy kết quả trên các nhà khoa học Pháp, giới tư
bản Pháp đã nhanh chóng áp dụng ngay những thành quả đó vào việc kinh doanh
cao su ở Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Kể từ đó cao su gắn chặt đời
mình với các vùng đất đỏ basalte ở Việt Nam. Và nếu tính từ 1897 đến nay thì cây
cao su cũng đã hơn 100 tuổi. Trong khoản thời gian đó, cùng với đất nước và con
người Việt Nam, cây cao su cũng có nhiều thay đổi.
Kinh doanh cao su là vấn đề sinh tử của tư bản Pháp, do vậy họ cố bám riết
lấy nó cho đến khi chấm dứt chiến tranh năm 1945. Năm 1907, người Pháp thành


16
lập công ty cao su đầu tiên ở Việt Nam với tên gọi là Suzannah ở Đồng Nai. Tiếp
theo đó, trong vòng 33 năm đã có 8 công ty và nhiều đồn điền cao su được thành lập
và tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cao su cũng không ngừng
được mở rộng, đến năm 1920 có khoảng 20.000 ha tập trung chủ yếu ở Đông Nam
Bộ, năm 1932 đã lên đến 103.000 ha. Sau đó, trong những năm tháng chiến tranh,
diện tích trồng cao su đã dần bị thu hẹp do bom đạn và chất độc hóa học tàn phá.
Trong thời kỳ trước năm 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp
miển Bắc, cây cao su đã được trồng vượt lên vĩ tuyến 17 (Quảng Trị, Quảng Bình,
Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ ). Trong những năm 1958-1963, bằng nguồn giống
từ Trung Quốc, diện tích trồng ở đây đã lên đến 6000 ha.
Kể từ sau ngày giải phóng, chấm dứt chiến tranh, ngành cao su mới bắt đầu

được phục hồi và mở rộng. Nước ta đã thành lập nông trường quốc doanh dựa trên
các đồn điền cao su đã có của Pháp để thành lập các nông trường cao su mới, sau đó
phát triển lên thành Tổng công ty cao su Việt Nam và trở thành tập đoàn cao su Việt
Nam như ngày nay.
Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn cao su Việt Nam đã trải qua
nhiều tên gọi khác nhau. Lúc mới thành lập có tên là Ban cao su Nam Bộ. Tháng
4/1975 chuyển thành Tổng cục cao su thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền
Nam Việt Nam. Tháng 7 năm 1977 chuyển sang Tổng công ty cao su Việt Nam trực
thuộc bộ Nông nghiệp. Tháng 3 năm 1980 chuyển thành Tổng cục cao su trực thuộc
Hội đồng bộ trưởng. Đến năm 1989 chuyển thành Tổng công ty cao su Việt Nam
trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Theo quyết định số
249QĐ/TTg vào ngày 30/10/2006, Tổng công ty cao su Việt Nam chính thức
chuyển thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
1.3.2. Vai trò của ngành đối với phát triển kinh tế - xã hội
-

Đối với kinh tế: Ngành cao su tự nhiên cung cấp nguyên liệu tại chỗ giá rẻ

phục vụ cho một số các ngành công nghiệp trong nước như chế biến săm, lốp cho
các xe hạng nặng, xe mô tô và xe đạp , các trang thiết bị máy móc và các sản phẩm
dùng mủ cao su (găng tay,nệm). Tuy nhiên, lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa
còn thấp, chỉ chiếm khoảng 18% với sản lượng tiêu thụ , còn lại chủ yếu để phục vụ
mục đích xuất khẩu. Tính đến năm 2014, Việt Nam là nhà cung cấp cao su tự nhiên


17
đứng thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thái Lan và Indonesia. Ngành cao su tự nhiên đã
mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ ổn định cho đất nước và có đóng góp lớn vào
chuỗi giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Hình 1.5: Tỷ trọng xuất khẩu cao su tự nhiên trong tổng kim ngạch xuất

khẩu
3500000

4

3000000

3.5
3

2500000

2.5
2000000
2
1500000
1.5
1000000

1

500000

Tỷ trọng so với tổng kim
ngạch xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu (tấn)
Giá trị xuất khẩu (nghìn
USD)

0.5


0

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nếu như trong năm 2007 xuất khẩu cao su tự nhiên chỉ đạt 715 nghìn tấn, thu
về 1.4 tỷ USD thì đến năm 2011, con số đó đã là 816 nghìn tấn và 2.4 tỷ USD, tăng
14% về lượng và 71.4% về giá trị, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cũng rất
ấn tượng với trung bình hơn 3% .Tuy nhiên kể từ năm 2011 trở đi, giá cao su tự
nhiên liên tục giảm và chưa cho thấy có dấu hiệu phục hồi là nguyên nhân chính
khiến cho giá trị xuất khẩu mặt hàng này liên tục giảm, mặc dù sản lượng vẫn có
mức tăng nhẹ hoặc tương đương.
-

Đối với xã hội: Chương trình phát triển cây cao su gắn với giải quyết nhu cầu

việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và 77.000 hộ nông dân tiểu
điền, tham gia các chương trình định canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là ở các vùng nông thôn
hẻo lánh. Tạo được việc làm, thu nhập cho người lao động đặc biệt có ý nghĩa đối
với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo ở
những vùng đặc biệt khó khăn. Hơn thế nữa, phát triển cây cao su trên quy mô lớn


18
sẽ phủ xanh được các vùng đất trống, đồi trọc và đang bị xói mòn, rửa trôi. Ngoài ra
trồng cây cao su dọc các tuyến biên giới sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ góp phần
giữ vững an ninh, trật tự xã hội cho đất nước.

1.3.3. Các sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ
Cao su tự nhiên sau khi khai thác sẽ được chuyển thành các dạng hình thể để
xuất khẩu và tiêu thụ theo các mục đích khác nhau. Hiện nay trong ngành công
nghiệp cao su đang tồn tại 3 dạng sản phẩm chính là mủ dạng khối, cao su xông
khói RSS và mủ Latex:
- Cao su dạng khối bao gồm các sản phẩm như SVR 3L, SVR 5L, SVR 5, SVR
10, SVR CV 50, SVR CV 60. Các loại cao su này được chế biến từ mủ tạp đông,
đặc tính cứng, tính kháng mòn và có độ đàn hồi cao. Hầu hết các sản phẩm này
được sử dụng để sản xuấ lốp xe. Riêng dòng sản phẩm SVR CV 50-60 do độ mềm
dẻo cao, thích hợp cho quá trình cán, luyện nên thích hợp để làm dây thun, keo dán,
mặt hông lốp xe, mặt vợt bóng bàn… Đây là dòng sản phẩm có giá thành rất cao và
được các nhà sản xuất ưa chuộng hiện nay.
- Cao su xông khói RSS có lực kéo dãn cao, ít bị lão hóa nên thích hợp cho các
dòng sản phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao, kháng mòn, độ cứng cao. RSS được ứng
dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm lốp ô tô, dây chuyền băng tải.
- Mủ Latex là mủ dạng nước, dùng để sản xuất nệm mút, gối, găng tay…
Nhìn chung, chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là dạng
khối SVR (47%) có chất lượng không cao do chủ yếu được chế biến bởi khu vực
tiểu điền có công nghệ lạc hậu, trong khi đó khu vực nhà nước có thế mạnh về công
nghệ chỉ chiếm hơn 50% sản lượng. Các chủng loại cao su chất lượng cao như RSS
và SVR 20, SVR CV 50-60 chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng xuất khẩu. Với chất
lượng không cao nên cũng dễ hiểu tại sao giá xuất khẩu cao su của Việt Nam lại
thấp hơn giá thế giới, bên cạnh đó, một phần lượng cao su sản xuất ra được xuất
khẩu lậu qua đường tiểu ngạch nên khó kiểm soát được giá cả.


×