Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.22 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ HẢI VÂN

NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ HẢI VÂN

NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế - “Nghiên cứu trách nhiệm xã
hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tác giả, với sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS. Nguyễn Đình
Hùng.
Nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
dựa theo số liệu thu thập được. Các tài liệu, đoạn trích dẫn được sử dụng trong luận
văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tác giả.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

PHAN THỊ HẢI VÂN


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Phần mở đầu ..............................................................................................................1
1.

Lý do nghiên cứu ............................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3


3.

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4

5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4

6.

Ý nghĩa nghiên cứu .........................................................................................5

7.

Bố cục của nghiên cứu ....................................................................................5

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan ...................................................7
1.1.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài .......................................................7

1.2.

Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................14

1.3.


Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khe hỏng nghiên cứu ...14

Chương 2: Cơ sở lý thuyết ........................................................................................16
2.1.

Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội ......................................................16
Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và thuộc tính đại diện cho chất lượng lợi
24

2.2.
nhuận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.........................................................................28
3.1.

Mô tả thổng thể và mẫu nghiên cứu ..........................................................28

3.1.1.

Mô tả tổng thể....................................................................................28

3.1.2.

Mẫu nghiên cứu .................................................................................28

3.2.

Mô hình nghiên cứu ..................................................................................29


3.2.1.
Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu (phần giả thuyết được đưa
vào theo từng biến lựa chọn) .............................................................................29
3.2.2.
3.3.

Mô hình nghiên cứu...........................................................................33

Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu ...........................................................34

3.3.1.

Quy trình thu thập..............................................................................34


3.3.2.

Xử lý dữ liệu ......................................................................................34

Chương 4: Kết quả nghiên cứu .................................................................................40
4.1.

Thống kê mô tả..........................................................................................40

4.2.

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................41

4.3.


Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với lợi nhuận..................43

4.3.1.

Kiểm tra đa cộng tuyến .....................................................................43

4.3.2.

Kiểm tra phương sai thay đổi ............................................................44

4.3.3.

Phân tích t-test ...................................................................................49

4.3.4.

Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................54

4.4.

Thảo luận về các kết quả đạt được ............................................................59

Chương 5: Kết luận và kiến nghị ..............................................................................63
5.1.

Kết luận .....................................................................................................63

5.2.

Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo........63


5.2.1.

Hạn chế ..............................................................................................63

5.2.2.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................64

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSR

Corporate Social Reposibility, Trách nhiệm xã hội

EARN

Earning, Lợi nhuận

ACCR

Accrual, Trích trước

CF


Cash Flow, Dòng tiền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ................................................. 25

Bảng 2.2

Bảng tổng hợp các nghiên cứu đo lường trách nhiệm xã hội........... 14

Bảng 3.1

Tổng hợp mẫu nghiên cứu................................................................ 27

Bảng 3.2

Tiêu chí đánh giá tham gia trách nhiệm xã hội ................................ 33

Bảng 3.3

Các loại mô hình trong nghiên cứu .................................................. 36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1

Các thành phần tác động lên trách nhiệm xã hội ............................. 10


Hình 3.1

Khung nghiên cứu ........................................................................... 31

Hình 4.1

Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu .................... 38

Hình 4.2

Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu............. 40

Hình 4.3
Kiểm tra đa cộng tuyến bằng việc sử dụng VIF – Mối quan hệ giữa chỉ
số trách nhiệm xã hội tổng và lợi nhuận ................................................................ 42
Bảng 4.4
Kiểm tra đa cộng tuyến bằng việc sử dụng VIF – Mối quan hệ giữa chỉ
số yếu tố trách nhiệm xã hội và lợi nhuận ............................................................. 42
Hình 4.5

CSR tổng và biến EARN .................................................................. 43

Hình 4.6

CSR thành phần và biến EARN ....................................................... 43

Hình 4.7

CSR tổng và biến ACCR .................................................................. 44


Hình 4.8

CSR thành phần và biến ACCR ....................................................... 44

Hình 4.9

CSR tổng và biến CF ........................................................................ 44

Hình 4.10

CSR thành phần và biến CF ............................................................. 45

Hình 4.11

CSR tổng và biến EARN .................................................................. 45

Hình 4.12

CSR thành phần và biến EARN ....................................................... 45

Hình 4.13

CSR tổng và biến ACCR .................................................................. 46

Hình 4.14

CSR thành phần và biến ACCR ....................................................... 46

Hình 4.15


CSR tổng và biến CF ........................................................................ 46

Hình 4.16

CSR thành phần và biến CF ............................................................. 46

Hình 4.17

Giá trị của biến EARN theo CSRtong .............................................. 47

Hình 4.18

Phân phối của biến liên tục EARN................................................... 48

Hình 4.19

Kiểm tra giá trị trung bình EARN .................................................... 48

Hình 4.20

Kiểm tra giá trị trung bình CF .......................................................... 49

Hình 4.21

Phân phối của biến liên tục CF......................................................... 49

Hình 4.22

Kiểm tra giá trị trung bình CF .......................................................... 50



Hình 4.23

Giá trị của biến ACCR ..................................................................... 50

Hình 4.24

Phân phối của biến liên tục ACCR .................................................. 51

Hình 4.25

Kiểm tra giá trị trung bình ACCR .................................................... 51

Hình 4.26

EARN là biến phụ thuộc – Mô hình Pooled OLS ............................ 52

Hình 4.27

EARN là biến phụ thuộc – Mô hình REM ....................................... 52

Hình 4.28

EARN là biến phụ thuộc – Mô hình FEM ....................................... 53

Hình 4.29

CF là biến phụ thuộc – Mô hình Pooled OLS .................................. 54


Hình 4.30

CF là biến phụ thuộc – Mô hình FEM ............................................. 54

Hình 4.31

CF là biến phụ thuộc – Mô hình REM ............................................. 55

Hình 4.32

ACCR là biến phụ thuộc – Mô hình Pooled OLS ............................ 56

Hình 4.33

ACCR là biến phụ thuộc – Mô hình FEM ....................................... 56

Hình 4.34

ACCR là biến phụ thuộc – Mô hình REM ....................................... 57


1

Phần mở đầu
1. Lý do nghiên cứu
Câu chuyện xả thải không đúng quy định gây ảnh hưởng môi trường nghiêm
trọng của Formosa hay Vedan đã cho thấy sự quan tâm và bức xúc của dư luận ngày
càng gia tăng đến trách nhiệm xã hội, cụ thể là ô nhiễm môi trường và đạo đức kinh
doanh của các doanh nghiệp. Sự phát triển doanh nghiệp phải đồng thời với sự phát
triển của môi trường và xã hội. Trách nhiệm xã hội qua đó được hiểu là hoạt động

mà ở đó, doanh nghiệp không chỉ phát sinh chi phí cho hoạt động môi trường và xã
hội mà còn là kênh đầu tư hiệu quả khi quảng bá hình ảnh về việc tuân thủ tốt chính
sách trách nhiệm xã hội, qua đó nâng cao thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và
cải thiện thành quả tài chính, từ đó tăng lòng tin của thị trường và có triển vọng phát
triển bền vững trong tương lai.
Từ những năm 1979 đến 2001, dựa vào các nghiên cứu của các tác giả Carroll,
Margolis và Walsh đã cho rằng, hoạt động của các công ty không chỉ đơn thuần tập
trung vào kinh doanh và lợi nhuận mà còn cần phải lưu ý đến các vấn đề của xã hội.
Mối quan hệ giữa xã hội, môi trường và hoạt động kinh doanh được thể hiện trong
sự tương tác tự nguyện với các bên liên quan, trong đó bao gồm người lao động,
cộng đồng, chính phủ, người tiêu dùng... (Djalil, 2003). Thuật ngữ “Trách nhiệm xã
hội” theo đó được đề cập trong các nghiên cứu và các lý thuyết bao gồm cả Quản trị
và Kế toán (Adams và Frost 2006; Gulyas 2009; Young và Thyil 2009 và Wood,
2010). Ở đó, trách nhiệm xã hội được đề cập đến trong chiến lược đầu tư dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn; chiến lược kinh doanh cũng như các giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp, các công cụ quản lý và thể hiện cụ thể trong hoạt động của tổ chức
(Kusuma Dilaga, 2010).
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển năm 1992 được
tổ chức ở Brazin và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững được tổ
chức ở Nam Phi năm 2002 đã cho thấy mục tiêu phát triển bền vững trở thành mục
tiêu chiến lược quan trọng của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


2

Trong bối cảnh đó, Liên Hiệp Quốc trong Chương trình nghị sự 2030 đã đề ra 17
mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể phát triển bền vững, đây là định hướng mang
tính toàn cầu và các quốc gia cần đặt ra mục tiêu cụ thể phù hợp với bối cảnh của
quốc gia để thực hiện. Phát triển bền vững được hiểu là việc phát triển cân bằng
giữa kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, thể hiện bằng tam giác phát triển bền

vững. Cả ba yếu tố này có thể hoạt động theo mục tiêu riêng biệt với xu hướng phát
triển khác nhau, tuy nhiên không được tách rời lẫn nhau. Cơ sở lý thuyết của tam
giác phát triển bền vững thể hiện ba yếu tố của phát triển bền vững đều có giá trị
ngang nhau, khi đó, sự phát triển kinh tế tạo ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên
tục nhưng trong khả năng kiểm soát dựa trên việc sử dụng hợp lý nhu cầu hiện tại
để bảo vệ tài nguyên môi trường cũng như bảo vệ nguồn sinh thái, không làm cạn
kiệt, gây tổn hại hay để lại bất kỳ hậu quả gì cho thế hệ mai sau. Kết hợp với việc
phát triển xã hội phải đạt được sự công bằng và bền vững trong phân phối, cung cấp
đầy đủ các dịch vụ. Việc phát triển tối ưu và bền vững nhất là khi các yếu tố đều hài
hòa ở tâm, mỗi yếu tố là một đỉnh của tam giác.
Khi nói đến lợi nhuận, đại đa số mọi người thường tập trung vào mặt lượng, tức
là để ý đến lãi hoặc lỗ thu được bao nhiêu trong năm mà hay bỏ qua các yếu tố khác
đặc biệt là tính bền vững của lợi nhuận. Để mang lại lợi nhuận tăng trong ngắn hạn,
có thể sử dụng các thủ thuật để tăng thu nhập bất thường, đánh giá lại hàng tồn kho,
thay đổi các ước tính chi phí như khấu hao hay tìm cách thay đổi cách ghi nhận
doanh thu, tuy nhiên việc duy trì lợi nhuận được lâu dài hay không thì không được
đảm bảo, chưa kể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận không ổn định, năm này thì lãi lớn
nhưng năm sau lại lỗ nặng. Do đó, khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp, cần
quan tâm nguồn gốc của lợi nhuận để phân tích tính bền vững của lợi nhuận khi ra
quyết định đầu tư, sự tăng trưởng kinh tế cần được xem xét đồng thời với các vấn
đề của môi trường và xã hội, phát triễn bền vững phải song song với hiệu quả kinh
tế. Trong 10 năm gần đây, cuộc thi Báo cáo thường niên do Sở Giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Báo Đầu tư và
Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital đã đồng hành với thị trường chứng khoán Việt


3

Nam nói riêng và với các doanh nghiệp nói chung về việc khuyến khích trình bày
báo cáo thường niên theo đúng chất lượng và tiêu chuẩn. Trong đó, báo cáo phát

triển bền vững là một trong các nội dung được đánh giá cao. Trách nhiệm xã hội là
một phần quan trọng trong mục tiêu hoạt động, trình bày trong báo cáo thường niên
(Boli và Hartsuiker, 2001).
Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội cũng được tiếp cận nhanh chóng trong hai
thập kỷ gần đầy và càng ngày càng được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và
thực nghiệm. Điển hình trong các nghiên cứu được kể đến có các tác giả như
Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2008); Nguyễn Đình Tài (2010); Nguyễn
Ngọc Thắng (2010); Phạm Văn Đức (2011); Võ Khắc Thường (2013); Châu Thị Lệ
Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2013) và Lê Tuấn Bách (2015)…
Tham khảo các đề tài nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả nhận thấy
có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và thành
quả tài chính. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa
trách nhiệm xã hội và lợi nhuận, cũng là một trong các yếu tố chất lượng của lợi
nhuận thuộc về thành quả tài chính. Nhận thấy mức độ quan trọng của lợi nhuận
cũng như tính cấp thiết của việc áp dụng trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp
hiện nay, tác giả đã tiếp cận và thực hiện nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung: phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm

xã hội và lợi nhuận. Từ đó, tập trung vào việc áp dụng mối quan hệ này
trong thực tiễn để các công ty niêm yết tại Việt Nam có thể triển khai được
các chính sách, chiến lược, cũng như các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn để
đồng thời vừa đảm bảo mức lợi nhuận thu được mong đợi vừa kết hợp các
hoạt động tham gia trách nhiệm xã hội phù hợp.
-

Mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau:
(1)


Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ trách nhiệm

xã hội và thành quả tài chính của doanh nghiệp trong đó có lợi nhuận.


4

(2)

Thực nghiệm mô hình về mối quan hệ giữa chỉ số trách nhiệm

xã hội và lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên các số liệu thu thập từ các
báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu cụ thể các câu hỏi nghiên cứu sau đây được
đặt ra và giải quyết thông qua kết quả của nghiên cứu như sau:
(1) Có hay không mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính
của doanh nghiệp, nếu có, tương quan mối quan hệ này như thế nào?
(2) Tương quan giữa chỉ số trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của doanh nghiệp
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: chỉ số trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các
doanh nghiệp tại Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu của các công ty

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014
đến năm 2017. Đặc biệt, thực hiện phân loại thành hai nhóm bao gồm có
công bố báo cáo trách nhiệm xã hội và không công bố trách nhiệm xã hội.
Kết quả của phân tích số liệu cũng là cơ sở và căn cứ để trả lời câu hỏi và
mục tiêu nghiên cứu về việc xem xét mối quan hệ giữa chỉ số trách nhiệm xã
hội và lợi nhuận của các công ty này.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính:
-

Phương pháp khảo cứu tài liệu được sử dụng để khảo sát các nghiên cứu
trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát trên
các cơ sở dữ liệu nghiên cứu quốc tế như: ScientDirect, Emeral
Insight…; các luận văn, luận án lưu trữ tại thư viện Đại học Kinh tế


5

Thành phố Hồ Chí Minh; các tạp chí chuyên ngành kinh tế tại Việt Nam
như: tạp chí kinh tế phát triển, tạp chí kế toán…
-

Phương pháp phân tích định lượng sử dụng mô hình tuyến tính được sử
dụng nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong mô hình tương quan
giữa chỉ số trách nhiệm, lợi nhuận và các biến kiểm soát khác. Dữ liệu
dùng phân tích được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo trách
nhiệm xã hội và báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp
niêm yết tại Việt Nam.


6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn được đóng góp vào việc khái quát
hóa hệ thống lý thuyết và thực nghiệm mô hình liên quan đến mối quan hệ trách
nhiệm xã hội và lợi nhuận.
Ngoài ra, các kết quả thực nghiệm cũng hàm ý cho nhà quản trị nhận thức được
lợi ích khi tham gia trách nhiệm xã hội không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng
mà còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà cụ thể là thành quả tài chính. Như
vậy, doanh nghiệp sẽ tích cực tham gia trách nhiệm xã hội góp phần phát triển bền
vững cho nền kinh tế.
7. Bố cục của nghiên cứu
Nghiên cứu được sắp xếp theo kết cấu năm chương như sau:
Chương mở đầu: Giới thiệu chung bao gồm việc nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu
và câu hỏi nghiên cứu cũng như đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Từ
đó nêu được ý nghĩa nghiên cứu bao hàm ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa nghiên cứu
kết hợp với hàm ý nghiên cứu được gửi gắm trong nghiên cứu là gì.
Chương 1: Tổng kết các nghiên cứu có liên quan trước đây bao gồm các nghiên
cứu trong và ngoài nước để thiết lập giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết có liên quan trước đây. Bắt đầu bằng cơ
sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội và tiếp tục bằng cơ sở lý thuyết về lợi nhuận, các


6

thuộc tính đại diện cho chất lượng lợi nhuận làm cơ sở nền tảng để tiếp tục nghiên
cứu các chương tiếp theo.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: tác giả trình bày trình tự của quá trình
nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số trách nhiệm xã

hội và lợi nhuận bao gồm: thống kê mô tả và kiểm định mô hình.
Chương 5: Trình bày kết luận và đưa ra các hàm ý, khuyến khích đồng thời cũng
nêu những hạn chế và các đề xuất định hướng cho các nghiên cứu thuộc chủ đề này
trong tương lai.


7

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu trước đây đa phần được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực sản
xuất và dịch vụ (Kamatra và Kartikaningdyah, 2015) để nghiên cứu về mối quan hệ
giữa trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính. Theo Alexander (1978) cho rằng,
các nhà nghiên cứu muốn phân tích ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội
đối với lợi nhuận và giá trị của công ty. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây với kết
quả mẫu thuẫn nhau khi đưa ra các mối quan hệ có tương quan âm, dương hay thậm
chí là không có mối quan hệ nào giữa trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính như
các nghiên cứu của Aupperle và cộng sự (1985), Waddock và Graves (1997),
Preston và O’Bannon (1997), Moore (2001), Becchetii và Ciciretii (2006),
D’Arcimoles và Trebucq (2002) và Nelling và Webb (2009). Như vậy, có thể chia
thành ba nhóm nghiên cứu như sau:
-

Nhóm thứ nhất: nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã
hội và thành quả tài chính thu được kết quả ngược chiều tiêu cực
(Friedman, 1970). Các đo lường được thực hiện thông qua các yếu tố như
giá cổ phiếu (Vance, 1975); lợi nhuận giữ lại (Wright và Ferris, 1997) và
dự báo lợi tức (Cordeiro và Sarkis, 1997). Với quan điểm này, các nhà
nghiên cứu như Pomering và Dolnicar (2009); Inoue và Lee (2011),
Mustafaet al. (2012), Rhouel at. (2016) muốn nhấn mạnh vào hoạt động

chiến lược của doanh nghiệp cũng như việc điều hành cần dựa vào các
nguồn lực của mình để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông và nhà đầu tư. Bên
cạnh đó các nghiên cứu nhấn mạnh về việc sử dụng và tìm cách phân
phối tối ưu nguồn lực khan hiếm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả
tài chính. Tầm quan trọng của công tác truyền thông trong các hoạt động
trách nhiệm xã hội cần được xem xét và chú trọng đối với các bên liên
quan.


8

-

Nhóm thứ hai: Dựa vào lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984)
cho rằng có mối quan hệ thuận chiều tích cực giữa trách nhiệm xã hội và
thành quả tài chính. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu này sắp xếp
theo thứ tự thời gian từ 1972 đến 2016 bao gồm có Bragdon và Marlin
(1972), Heinze (1976) Sturdivant và Ginter (1977), Grave và Waddock
(1994), Hart và Ahuja (1996), Klassen và McLaughlin (1996), Pava và
Krusz (1996), Preston và O’Bannon (1997), Russo và Fouts (1997),
Waddock và Grave (1997), Judge và Douglas (1998), Orlitzky et al
(2003), Bird et al (2007), Aragón-Correa et al (2008), Nicolau (2008),
Brammer và Millington (2008), Lee và Park (2009), Inoue và Lee (2011),
Mustafa et al (2012), Wu và Shen (2013), Rhou et al (2016). Theo lợi ích
của cổ đông, khi công ty quyết định thực hiện các hoạt động xã hội thì
cần quan tâm đến các đối tượng và các bên liên quan khác như khách
hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng…Hoạt động trách nhiệm xã
hội sẽ góp phần giúp công ty gia tăng thành quả tài chính bằng việc tăng
doanh thu, tăng hình ảnh công ty, thương hiệu và danh tiếng…


-

Nhóm thứ ba: không có cùng quan điểm nghiên cứu với hai nhóm trên,
nhóm nghiên cứu thứ ba cho rằng, không có mối quan hệ cụ thể nào giữa
trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính như Aupperle (1985),
Alexander (1978), Abbott và Monsen (1979), Teoh et al (1999). Ở những
nghiên cứu này, lý do không tìm thấy mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội
và thành quả tài chính là vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng lên thành quả
tài chính.

Đi sâu vào tìm hiểu các nghiên cứu trước đây trong mối quan hệ của từng
thành phần của trách nhiệm xã hội với thành quả tài chính. Ta có thể chia tách như
sau:
-

Mối quan hệ trách nhiệm với môi trường và thành quả tài chính:
Nghiên cứu của Elsayed và Paton (2005), McWilliams và Seigel (2001)
đã đưa ra kết luận về mối tương quan dương giữa hiệu quả môi trường và


9

thành quả tài chính. Nhưng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm
với môi trường và thành quả tài chính, thì thông qua nghiên cứu Magness
(2006) và Dragomir (2009) đã cho thấy không tìm thấy mối quan hệ nào.
Trách nhiệm với môi trường cần được làm rõ ở đây là mối tương quan hai
chiều giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và việc đảm bảo duy trì và
phát triển môi trường bền vững. Trách nhiệm với môi trường không chỉ
riêng cá nhân mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp, khi môi trường
cung cấp các tài nguyên về vật liệu, khoáng sản, đất đai, sông ngòi...đảm

bảo phù hợp để sử dụng và phát triển ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ
nhu cầu của con người. Theo tam giác phát triển bền vững, trách nhiệm
với môi trường còn mở rộng ở tính bền vững ở thế hệ hôm nay và cả thế
hệ mai sau. Như vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, mà qua đó, các hành động cụ thể có thể bao gồm tăng cường
tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu tái chế, quản lý
các quy trình xả thải cũng như đào tạo hướng dẫn hiểu biết về bảo vệ môi
trường với toàn công ty coi như một phương châm hoạt động. Các hoạt
động bảo tồn năng lượng, giảm tiêu thụ nước, giảm ô nhiễm không khí,
giảm trong bao bì hay giao thông vận tải bền vững cũng là các hoạt động
nằm trong hoạt động của trách nhiệm xã hội với môi trường. Trách nhiệm
với môi trường có thể phát sinh chi phí cho việc đầu tư các hệ thống hay
cơ sở vật chất như đường ống xả thải an toàn, hệ thống tái chế nước thải..,
nhưng nếu nằm trong chiến lược phát triển và phù hợp với mục tiêu
chung của doanh nghiệp, nó cũng là nguồn tiết kiệm lớn cần được xem
xét như việc cắt giảm các nguyên liệu đầu vào bằng việc tái sử dụng phế
liệu hay việc tái sử dụng nguồn nước. Như vậy, có thể xem xét đến mối
quan hệ cùng chiều rằng nếu công ty có trách nhiệm với môi trường thì
thành quả tài chính có thể được cải thiện bằng việc chi phí được cắt giảm
đáng kể, qua đó, lợi nhuận trong nhiều năm liền được duy trì ở mức ổn
định.


10

-

Mối quan hệ trách nhiệm với người lao động và thành quả tài chính:
Người lao động là tài sản quý nhất của một công ty và là tài nguyên quyết
định sự tồn tại cũng như phát triển của công ty đó. Một công ty dù có dây

chuyền hoạt động hiện đại và hệ động hóa đến đâu đều cần phải có con
người vận hành và quản lý. Người lao động là yếu tố quyết định để theo
đó các chiến lược hoạt động được thực thi và vận hành trơn tru. Nếu một
công ty không đáp ứng được trách nhiệm với người lao động, sẽ thường
xuyên xảy ra kiện tụng, tranh chấp, đình công, vấn đề này không chỉ đối
với người lao động mà còn đối mặt với cơ quan chức năng và chính phủ.
Như vậy, trách nhiệm với người lao động được bảo hộ bởi chính quyền
chức năng. Qua các nghiên cứu của Branco và Rodrigues (2009), việc
công ty đáp ứng được nhu cầu của người lao động, thỏa mãn các nguyện
vọng thì sẽ tăng động lực làm việc cũng như tăng sự trung thành, khuyến
khích nhân viên phát triển, đảo bảo không phận biệt đối xử và các cam
kết đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động để qua đó có thể thúc đẩy
người lao động phát huy cao năng suất, đẩy mạnh hiệu quả làm việc.
Bằng những hành động tích cực và tính xây dựng cao, người lao động có
thể cống hiến và đóng góp đáng kể cho việc tăng doanh thu cũng như tiết
kiệm tối đa chi phí, thành quả tài chính qua đó cũng được cải thiện. Các
công ty thường đầu tư vào chất lượng nhân viên bằng việc nâng cao các
chương trình đào tạo, quan tâm đến chế độ đãi ngộ, lương thưởng cũng
như các chương trình phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
Freir và Vasconcellos (2011) họ đã tìm thấy tác động có mối tương quan
âm giữa trách nhiệm với người lao động và thành quả tài chính.

-

Mối quan hệ trách nhiệm với cộng đồng và thành quả tài chính: Một
công ty có quy mô lớn thường chịu nhiều áp lực từ cộng đồng vì thu hút
nhiều sự chú ý hơn các công ty có quy mô nhỏ và vừa. Thêm vào đó, các
hoạt động của công ty lớn thường là đáng kể hơn, do đó, tập trung nhiều
sự quan tâm từ công chúng. Trong thực tế, một số hoạt động mang tính



11

phát triển và hỗ trợ cộng đồng đã nhận được nhiều phản hồi tối từ dư
luận, từ đó tăng hình ảnh và tên tuổi của công ty, qua đó, có nhiều nhà
đầu tư hơn. Ngược lại, một số các công ty với những ảnh hưởng tiêu cực,
gây bức xúc dư luận sẽ chịu nhiều áp lực gây bất lợi đến tình hình hoạt
động kinh doanh. Bất kỳ một công ty nào hoạt động đều cần sự ủng hộ
của cộng đồng vì nhờ cộng đồng, mới cung cấp khách hàng, nhà cung cấp
và các nguồn lực khác. Không có bất kỳ công ty nào hoạt động được mà
không nhờ vào mối quan hệ tương trợ từ cộng đồng. Do đó, cộng đồng là
yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Ngược lại với một số nghiên cứu
khác, Berman và cộng sự (1999) chứng minh bằng nghiên cứu của mình
về kết quả mối tương quan âm giữa trách nhiệm cộng đồng và thành quả
tài chính. Để ghi nhận trách nhiệm của cộng đồng, việc công bố thông tin
được xem xét và khuyến khích. Theo Nejati và Ghasemi (2012), để đo
lường việc tham gia và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng, cần tính
toán tới các báo cáo của công ty trong hoạt động với cộng đồng, đặc biệt
là những chương trình đề cập trong chiến lược phát triển của công ty đó.
Một số công ty đã đặt cam kết trách nhiệm của mình với các bên liên
quan, sẵn sàng tham gia và đóng góp với cộng đồng phát triển một xã hội
phát triển bền vững.
-

Mối quan hệ trách nhiệm với sản phẩm và thành quả tài chính:
Thông qua việc mua các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp,
khách hàng đã đóp góp vào việc tăng doanh thu cho công ty. Khách hàng
không chỉ quan tâm đến sản phẩm bao gồm chất lượng và giá trị, mà còn
quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển sản phẩm. Việc công ty
thực hiện trách nhiệm xã hội để đảm bảo quy trình tạo ra sản phẩm thân

thiện với môi trường, an toàn với người tiêu dùng hấp dẫn sự quan tâm và
được sự ủng hộ của khách hàng nhiều hơn. Qua đó, khách hàng hay sản
phẩm cũng là kênh quảng bá hình ảnh và thương hiệu cho công ty để tăng
uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu của Lee và Heo


12

(2009) đã chứng minh sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm tạo
ra từ công ty có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính và có mối
quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm với sản phẩm đối với thành quả tài
chính.
-

Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước như sau:

STT

Phân loại

Kết quả

Các nghiên cứu trước

1

Theo nhóm

Ngược chiều tiêu cực


Pomering và Dolnicar

nghiên cứu

(2009)
Inoue và Lee (2011)
Mustafaet al. (2012)
Rhouel at. (2016)

2

Theo nhóm
nghiên cứu

Thuận chiều tích cực

Bragdon và Marlin (1972)
Heinze (1976)
Sturdivant và Ginter (1977)
Grave và Waddock (1994)
Hart và Ahuja (1996)
Klassen và McLaughlin
(1996)
Pava và Krusz (1996)
Preston và O’Bannon (1997)
Russo và Fouts (1997)
Waddock và Grave (1997)
Judge và Douglas (1998)
Orlitzky et al (2003)
Bird et al (2007)

Aragón-Correa et al (2008)
Nicolau (2008)
Brammer và Millington


13

(2008)
Lee và Park (2009)
Inoue và Lee (2011)
Mustafa et al (2012)
Wu và Shen (2013)
Rhou et al (2016).
3

Theo nhóm

Không tìm thấy mối

Aupperle (1985)

nghiên cứu

liên hệ

Alexander (1978)
Abbott và Monsen (1979)
Teoh et al (1999).

4


Mối quan hệ

Tương quan dương

trách nhiệm với

Elsayed và Paton 2005
McWilliams và Seigel 2001

môi trường và

Không tìm thấy mối

Magness 2006

thành quả tài

liên hệ

Dragomir 2009

Mối quan hệ

Tương quan dương

Branco và Rodrigues 2009

trách nhiệm với


Tương quan âm

Freir và Vasconcellos 2011

Tương quan âm

Berman và cộng sự 1999

chính
5

người lao động
và thành quả tài
chính
6

Mối quan hệ
trách nhiệm với

Nejati và Ghasemi 2012

cộng đồng và
thành quả tài
chính
7

Mối quan hệ
trách nhiệm với
sản phẩm và


Thuận chiều

Lee và Heo (2009)


14

thành quả tài
chính
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề được
nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu
chia làm hai nhóm chính: nhóm nghiên cứu lý luận và nhóm nghiên cứu thực
nghiệm.
Đối với nhóm nghiên cứu lý luận: trình bày tổng quan các cuộc tranh luận về
trách nhiệm xã hội, thực trạng trách nhiệm xã hội ở Việt Nam và các vấn đề tồn tại
trong tư duy đổi mới như trong các nghiên cứu của (Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh
Đức, 2008) hay của Phạm Văn Đức (2011); Nguyễn Ngọc Thắng (2010) và Võ
Khắc Thường (2013).
Các nghiên cứu thực nghiệm về đề tài này trong thời gian qua cũng khá phong
phú. Tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hay Cần Thơ, bài nghiên cứu phân tích các
nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2013). Các nghiên cứu trong nước
chủ yếu liên quan đến doanh nghiệp sản xuất, nhấn mạnh vào khía cạnh cộng đồng
và môi trường.
1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khe hỏng nghiên cứu
Giới hạn của các nghiên cứu lý luận thường không có số liệu minh chứng và
trình bày chủ đề trách nhiệm xã hội và lợi nhuận ở phạm vi rộng, nhấn mạnh ở vấn
đề thể chể để tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đồng bộ hỗ trợ các hoạt động liên

quan giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận hiệu quả, chưa đi vào sâu trong các khía
cạnh. Đối với mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận
là một đại diện điển hình của chất lượng và cũng là một thuộc tính nằm trong hiệu
quả kinh tế, tuy nhiên, chưa có bằng chứng chắc chắn để đánh giá mối quan hệ
chính xác. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau: Mối


15

quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận mang kết quả là tương quan dương và
có ý nghĩa thống kê.


16

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội
2.1.1. Định nghĩa
Mặc dù trong vài thập kỷ gần đây, trách nhiệm xã hội là chủ đề rất được
quan tâm tuy nhiên chưa hề có một khái niệm đồng nhất và đẩy đủ nào thể hiện về
trách nhiệm xã hội trong cả nghiên cứu lý luận cũng như thực nghiệm. Tuy nhiên,
trách nhiệm xã hội dù được nhìn nhận trên quan điểm, góc độ, phương diện khác
nhau đối với từng tổ chức, doanh nghiệp hay chính phủ thì đều mang những đặc
điểm cơ bản rằng, khi một doanh nghiệp hay một tổ chức hoạt động, cần phải xem
xét giữa hiệu quả kinh tế đi đồng thời với trách nhiệm xã hội, tức là phải quan tâm
song song đến các vấn đề của xã hội để đáp ứng các mong đợi đó một cách phù hợp
và đúng đắn.
Trong nghiên cứu năm (H.R.Browen,1953), ông đã đưa ra khái niệm được
coi như là khái niệm đầu tiên về trách nhiệm xã hội mà ở đó, ông chủ yếu đề cập
trách nhiệm xã hội gắn với yếu tố pháp luật và kinh tế. Cùng quan điểm với ông,

(Davis 1960 và Mc Guire 1963) trong các nghiên cứu của mình, một lần nữa nhấn
mạnh khái niệm trách nhiệm xã hội trong góc nhìn của kinh doanh.
Năm 1979, một khái niệm nổi tiếng và được áp dụng cho đến ngày hôm nay
là của tác giả Caroll ra đời, đầu tiên ông đã chỉ ra bốn loại trách nhiệm xã hội bao
gồm kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện là những mong đợi của xã hội đối với
các tổ chức nhưng ràng buộc trong một thời điểm hoặc khoảng thời gian cụ thể.
Không dừng ở đó, Caroll tiếp tục nghiên cứu và phát triển khái niệm này hoàn chỉnh
hơn vào năm 1991 với khía cạnh của kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Khái
niệm này sau này được tiếp cận và ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu theo mô
hình kim tự tháp với xu hướng nghiên cứu thiên về thị trường và khách hàng:
“Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng từ thiện
của một tổ chức mà xã hội mong đợi trong mỗi thời điểm nhất định” (Caroll, 1991,
trang 39).


×