ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------
TRỊNH MINH TUÂN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ
ĐÁ VÔI XÃ HÀ TÂN, HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HOÁ
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên, 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------
TRỊNH MINH TUÂN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ
ĐÁ VÔI XÃ HÀ TÂN, HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HOÁ
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành
CHỮ KÝ PHÒNG QLĐTSĐH
CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN
Thái Nguyên, 2018
CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình
bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018
Tác Giả
Trịnh Minh Tuân
i
LỜI CẢM ƠN
Trải qua một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của ban giám hiệu Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa sau Đại học, cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong khoa Môi
trường đã giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành đã rất tận lòng hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên,
luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi hoàn chỉnh đề tài này tốt hơn, phục vụ
tốt hơn công tác thực tế sau này.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự
nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học./.
Tác giả
Trịnh Minh Tuân
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.3. Tình hình khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng trên thế giới .................................. 7
1.4. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam ...................................................................... 8
1.4.1. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam................................................................... 8
1.4.2. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến ....................................................... 9
1.4.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi đến môi trường ............. 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 23
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 23
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ................ 23
2.2.2. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung 23
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tại mỏ đá vôi Mỏ đá vôi xã Hà
Tân đến
môi trường .......................................................................................................................... 23
2.2.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi
trường tại mỏ đá vôi xã Hà Tân ......................................................................................... 23
iii
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ....................................................... 24
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp ......................................................... 24
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ............................................................................. 24
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 29
2.3.5. Phương pháp đối chiếu, so sánh .............................................................................. 29
2.3.6. Phương pháp chuyên gia.......................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ................................... 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................... 34
3.2. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung.37
3.2.1. Vị trí khu vực, trữ lượng khai thác .......................................................................... 37
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tại mỏ đá vôi xã Hà Tân,
huyện Hà Trung đến môi trường ....................................................................................... 39
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến
môi trường đất..................................................................................................................... 39
3.3.2. Chất lượng môi trường nước ................................................................................... 44
3.3.3. Chất lượng môi trường không khí........................................................................... 53
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường và sức khoẻ dân
cư qua ý kiến của người dân ................................................................................................ 58
3.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi
trường tại mỏ đá vôi xã Hà Tân ......................................................................................... 63
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước .......................................................................... 63
3.4.2. Đối với đơn vị hoạt động khoáng sản ..................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 72
1. Kết luận ........................................................................................................................... 72
2. Kiến nghị......................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 74
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm phân bố và hàm lượng đá vôi trong các mỏ điển hình trong cả
nước .............................................................................................................................8
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất .................................25
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước ..............................26
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí ......................28
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí bình quân ..................................................................32
Bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình (%) ..............................................................32
Bảng 3.3. Lượng mưa bình quân (mm) .....................................................................32
Bảng 3.4. Số giờ nắng bình quân ..............................................................................33
Bảng 3.5. Các đơn vị đang khai thác đá vôi tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung...........37
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất năm 2015 .........................39
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất năm 2016 .........................40
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất năm 2017 .........................41
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt năm 2015 ................44
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt năm 2016 ................45
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt năm 2017 ..............46
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2015 .................................50
Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2016 .................................51
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2017 .................................51
Bảng 3.14. Chất lượng môi trường không khí năm 2015 .........................................54
Bảng 3.15. Chất lượng môi trường không khí qua các năm 2016 ............................55
Bảng 3.16. Chất lượng môi trường không khí qua các năm 2017 ............................56
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của hoạt động
khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn xã .................................................................59
Bảng 3.18. Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường............61
tại địa phương ............................................................................................................61
Bảng 3.19. Tình trạng sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Hà Tân ..................62
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến ...................................................... 10
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác lớp xiên gạt chuyển và dòng thải ............. 14
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp và dòng thải ............ 15
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đá và dòng thải ............................... 16
Hình 3.1. Vị trí mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung ........................................... 31
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện chỉ số pH ........................................................................ 42
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng OM ............................................................... 42
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NTS ............................................................... 43
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng PTS ................................................................ 43
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng KTS ............................................................... 44
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện chỉ số lượng pH .............................................................. 47
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO ............................................................... 48
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS .............................................................. 48
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD........................................................... 49
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ......................................................... 49
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện chỉ số Ph ....................................................................... 52
Hình 3.13. Biều đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ......................................................... 52
Hình 3.14. Biều đồ thể hiện hàm lượng TSS ............................................................ 53
Hình 3.15. Biều đồ thể hiện Colifrom ....................................................................... 53
Hình 3.16. Biều đồ thể hiện hàm lượng Bụi ............................................................. 57
Hình 3.17. Biều đồ thể hiện hàm lượng NOx ............................................................ 57
Hình 3.18. Biều đồ thể hiện hàm lượng SO2 ............................................................. 58
Hình 3.19. Biều đồ thể hiện hàm lượng CO.............................................................. 58
Hình 3.20. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường đất .............. 60
Hình 3.21. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới nguồn nước mặt ........... 60
Hình 3.22. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới không khí ...................... 60
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn ............ 62
Hình 3.24: Hệ thống phun nước tại trạm đập – Giảm thiểu ô nhiễm bụi..................... 65
Hình 3.2.5: Xe chở nước tưới đường – Giảm thiểu ô nhiễm bụi ................................. 65
Hình 3.26: Trồng cây xanh khu vực quanh mỏ ......................................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn
La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở
vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi
như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47,
217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu
thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có
sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ
cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Trong quá trình hội nhập và phát
triển đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần sự nghiệp phát triển đất
nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, yêu cầu phải phát
triển cơ sở hạ tầng: Các công trình giao thông, đô thị, các công trình xây dựng
công nghiệp... Ở mỗi công trình đó, vai trò của đá vật liệu xây dựng hết sức
quan trọng. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, chủ trương khuyến khích
phát triển Ngành công nghiệp khai thác đá vật liệu xây dựng của Đảng và Nhà
nước là đúng đắn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp
một phần vào ngân sách cho tỉnh và Nhà nước. Với chiến lược phát triển công
nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh Thanh Hóa thì việc khai thác chế biến các
mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng được chú trọng hàng đầu.
Mỏ đá vôi xã Hà Tân nằm trên địa bàn xã Hà Tân, huyện Hà Trung,
tỉnh Thanh Hoá. Với sản phẩm chính là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông
thường và tận thu đá khối làm đá ốp lát. Hằng năm, mỏ đã cung cấp một khối
2
lượng đá lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khu vực phía Bắc tỉnh cũng như
các tỉnh lân cận và các vùng phụ cận.
Nhìn chung, trong quá trình khai thác, các doanh nghiệp đã chú trọng
đến công tác phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Các hoạt
động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường vẫn được duy trì trong mỗi
công đoạn chế biến cũng như trong quá trình khai thác. Bên cạnh những nỗ
lực đó vẫn còn nhiều bất cập xảy ra ảnh hưởng đến môi trường và người dân
xung quanh.
Nên xuất phát từ thực tế đó, được sự cho phép của nhà trường và khoa
Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của T.S Dư Ngọc
Thành, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động khai thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hoá”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi
trường tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, từ đó đề xuất giải pháp
quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, tác động có hại đến môi trường từ hoạt
động khai thác, chế biến đá vôi tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát về hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại xã Hà Tân,
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
- Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa
bàn xã Hà Tân.
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại mỏ đá vôi xã
Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc
phục ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác đá vôi
3. Ý nghĩa của đề tài
3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế phục vụ cho công
tác quản lý và bảo vệ môi trường
- Áp dụng và bổ sung và phát huy các kiến thức đã học vào thực tiễn;
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh
giá hiện trạng môi trường;
- Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường;
- Đánh giá được thực trạng môi trường, những kết quả đạt được và
những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý môi trường từ đó đề xuất các
giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở khai thác và sản
xuất đá trên địa bàn xã Hà Tân.
- Bổ sung tư liệu, kinh nghiệm, kỹ năng thực hành cho việc học tập.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Hiểu và nắm được ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá
vôi tới môi trường đất, nước, không khí để từ đó giúp cho các đơn vị tổ chức
khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu
tới môi trường. Tạo cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo
vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã Hà Tân, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hoá;
- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho
các thành viên tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
đến con người và sinh vật” [15].
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật” [15].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [15].
- Khái niệm tài nguyên khoáng sản:
Theo khoản 1 điều 2 Luật khoáng sản 2010: “Khoáng sản là khoáng vật,
khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong
lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ” [19].
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, …), khí (khí
đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm, ….);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra
trên bề mặt trái đất);
5
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,
kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây
dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng
sản. “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các loại khoáng sản
do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”.
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 127/2014/ NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định
điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ
công nghiệp;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về
vật liệu nổ công nghiệp;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc quản
lý chất thải và phế liệu;
6
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Chính phủ ngày 12/5/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 24/2017/ TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ
sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương quy
định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng
sản rắn;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác
động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban
7
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Thông tư 26/2016/TT-BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu- Giá trị cho
phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.
+ QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước thải sinh hoạt.
- Thông tư 24/2016/TT- BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 208/GP-UBND ngày 27/5/2015 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất
tại mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung đối với Doanh nghiệp tư nhân Tân Hải;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 430/GP-UBND ngày 21/11/2014 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất tại
mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung đối với Hợp tác xã công nghiệp Thạch Bền;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 485/GP-UBND ngày 27/12/2014 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất
tại mỏ đá vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung đối với hợp tác xã công nghiệp Tân Sơn
xã Hà Tân;
- Công văn số 9064/UBND-CN ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản
tại các mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.
1.3. Tình hình khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng trên thế giới
Thời Trung cổ, đá vôi là một loại vật liệu rất phổ biến bởi nó có tính chất
cứng, bền và dễ dàng liên kết tại bề mặt tiếp xúc. Nhiều nhà thờ Trung cổ và lâu đài
ở Châu Âu đã được làm bằng đá vôi, Đá Bia là một dạng phổ biến của đá vôi cho
các tòa nhà thời trung cổ ở miền Nam nước Anh.
Mặt khác đá vôi chiếm khoảng 10% tổng khối lượng của tất cả các đá trầm tích,
đo đó đá vôi rất phổ biến trong kiến trúc, đặc biệt ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiều nơi
trên thế giới bao gồm cả các kim tự tháp và các công trình liên quan phức tạp ở Giza,
8
Ai Cập cũng được làm bằng đá vôi. Nhiều tòa nhà ở Kingston, Ontario, Canada đã
được xây dựng từ loại vật liệu này và được biết đến với biệt danh “Thành phố đá vôi”.
Qua thời gian, loại vật liệu có sẵn này vẫn thường xuyên được sử dụng trên tất
cả các tòa nhà và các tác phẩm điêu khắc. Đá vôi phổ biến nhất trong cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Trạm xe lửa, ngân hàng và các cấu trúc khác từ thời đó thường
được tạo ra từ đá vôi. Nó được sử dụng như một mặt tiền trên các tòa nhà trọc trời.
Tại Hoa Kỳ, Indiana, đáng chú ý nhất là vùng Bloomington, từ lâu đá vôi đã được
khai thác và sử dụng dưới dạng vật liệu chất lượng cao. Nhiều tòa nhà nổi tiếng ở
London được xây dựng từ đá vôi dạng Portland.
1.4. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam
1.4.1. Đặc điểm phân bố và trữ lượng khoáng sản
Đá vôi trầm tích có khoáng vật chủ yếu là calcit. Thành phần hóa học
chủ yếu của đá vôi là CaCO3, ngoài ra còn có một số tạp chất khác như
MgCO3, SiO2, Fe2O3, Al2O3...
Qua kết quả điều tra và thăm dò khoáng sản cho thấy Việt Nam cho thấy, 125
tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng ước đạt khoảng 13 tỷ tấn,
tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh
Phía Bắc và Cực Nam, có tiềm năng hơn tất cả là trữ lượng đá vôi ở Bắc Sơn và
Đồng Giao. Đặc điểm phân bố và hàm lượng đá vôi trong các mỏ điển hình trong cả
nước được thể hiện như sau:
Bảng 1.1. Đặc điểm phân bố và hàm lượng đá vôi trong các mỏ điển hình
trong cả nước
Mỏ
CaO
SiO2
Hàm lượng (%)
Fe2O3
MgO
Tràng Kênh (Hải
55,44
0,2
0,48
0,4
Phòng)
Chùa Trầm (Hà Nội)
55,33
0,23
0,1
0,41
Núi Voi (Thái Nguyên) 50,57
0,87
0,63
0,65
mỏ đá vôi xã Hà Tân
52,6
0,76
0,61
1,45
(Thanh Hóa)
Diễn Châu (Nghệ An)
50,51
1,24
0,24
3,12
(Nguồn: Tập đoàn hoá chất Việt Nam, năm 2002)
MKN
41,36
43,28
31,3
43,5
43,57
9
Về tình hình khai thác đá vôi hiện nay ở nước ta thì đa số các tỉnh trên cả
nước đều có các cơ sở khai thác và chế biến đá vôi, trong đó tại miền Bắc Việt Nam
hiện có 360 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoạt động với quy mô công suất
khai thác khác nhau khá nhiều.Trên các mỏ đá lớn ở Việt Nam người ta áp dụng
công nghệ khai thác lớp bằng. Hiện nay, đá vôi ở nước ta chủ yếu được khai thác để
phục vụ cho làm đường giao thông và sản xuất xi măng…, sản lượng phục vụ các
ngành khác như luyện kim, thủy tinh, sản xuất hóa chất… là tương đối ít [24].
Hầu hết các mỏ khai thác đá vôi đều sử dụng công nghệ và thiết bị khai thác
tiên tiến và hiện đại. Đa số các mỏ đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng đều khai
thác triệt để và có hiệu quả. Tuy nhiên thực tế khai thác phần lớn các mỏ không
tuân theo thiết kế cơ sở và khai thác tự phát. Nhiều mỏ khai thác chỉ đạt 65-70%, đá
dăm và đá vỡ vụn nhiều gây lãnh phí nguồn tài nguyên cho đất nước.
1.4.2. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến
* Sơ đồ công nghệ khai thác
Bóc tầng phủ
Khoan nổ mìn
lần1, lần 2
Bụi, tiếng ồn
Đá hộc, đá khối
Xuất bán
Bụi, tiếng ồn
Đá nguyên liệu
Xúc bốc lên xe
ô tô vận chuyển
Bãi tập kết đá
Bụi, khí thải , tiếng ồn
Dây chuyền
nghiền, sàng
Đá thành phẩm
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác.
Xuất bán,
vận chuyển
10
*Sơ đồ công nghệ chế biến đá.
Đá nguyên liệu
Đập thô
Nghiền côn
Sàng phân loại 4 x 6
Đá 4 x 6
Sàng phân loại
Đá 1 x 2
Đá 2 x 4
Đá 4x6
Đá mạt
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến
a. Về công tác mở vỉa
Nhìn chung các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh phần lớn nằm xã các tuyến Quốc lộ.
Về địa hình các mỏ khu vực này có những núi đá vôi độc lập, diện tích nhỏ, nhưng
cũng có những dãy núi đá liên tiếp nhau, có những vị trí núi đá nằm khuất sau dãy núi
phía ngoài. Độ cao đỉnh lớn nhất có thể lên đến +250 m. Địa hình bị phong hóa mạnh
tạo ra những vách đá tai mèo lởm chởm. Biên giới mỏ được cấp phép thường cấp
theo quy mô dự định đầu tư của đơn vị xin cấp phép khai thác.
Do đó xuất phát từ điều kiện tự nhiên của địa hình mỏ, diện tích mỏ nói chung,
diện tích thân khoáng và hệ thống khai thác của mỏ, các hình thức mở vỉa thường là:
11
- Khối lượng công tác mở vỉa nhỏ, không đảm bảo duy trì được các thông số
kỹ thuật và an toàn.
- Sử dụng hệ thống đường hiện có hoặc thiết kế, thi công tuyến đường tạm với
chất lượng thấp, không tuân thủ theo các quy chuẩn, quy phạm.
- Trong đó phương pháp mở vỉa thường là làm đường lên núi theo kiểu hào
bán hoàn chỉnh, độ dốc lớn, mục đích để di chuyển thiết bị khoan lên tầng. Một số
mỏ chỉ làm các đường công vụ lên núi theo hình thức kè đá tạo thành các bậc để
người đi lại, mang vác các dụng cụ khai thác lên núi như búa khoan tay, choòng
khoan. Một số mỏ được thiết kế đường hào mở vỉa để đưa các thiết bị khai thác lên
tầng phục vụ khai thác nhưng trong thực tế không thi công theo đúng thết kế mở vỉa
được phê duyệt.
- Về tầng công tác đầu tiên và xén chân tuyến cải tạo sườn núi, các mỏ đều
thiết kế tầng công tác đầu tiên theo hệ thống khai thác lớp xiên cắt tầng nhỏ và chân
tuyến được xén tạo điều kiện thuận lợi cho tập kết, bốc xúc đá tại chân tuyến đảm
bảo an toàn nhưng trong thực tế tầng công tác và chân tuyến không được thi công.
Nguyên nhân các mỏ không thực hiện tốt khâu mở vỉa, làm đường lên núi, tạo
tầng công tác đầu tiên, xén chân tuyến là do những nguyên nhân:
- Việc mở các hào chung ngoài biên giới mỏ cũng gặp nhiều vướng mắc do
không nằm trong ranh giới mỏ được cấp phép dẫn đến việc sử dụng đất, đền bù giải
phóng mặt bằng khi xây dựng đường hào gặp khó khăn do sự không thống nhất về
cơ chế chính sách cũng như việc phối hợp giữa các ngành.
- Diện tích mỏ nói chung và diện tích thân khoáng nhỏ hẹp, độ cao của mỏ lớn,
địa hình phân cắt phức tạp, khó khăn cho công tác đào tuyến hào lên núi.
- Mặt khác xung quanh biên giới được phép khai thác cũng là tài nguyên đá,
khi mở hào chung cho mỏ thì cũng phải mở trên vùng có tài nguyên vì vậy càng khó
khăn cho công tác quản lý nhà nước.
- Bên cạnh đó nhiều vị trí điểm mỏ nằm trong khu vực có mật độ mỏ cao, các
mỏ có biên giới liền kề nhau nên khó có không gian để thiết kế hay thi công tuyến
đường hào mở mỏ hoàn chỉnh mà không chồng lấn lên diện tích của mỏ liền kề.
12
Xuất phát những lý do đó các mỏ lựa chọn hình thức mở vỉa bằng hào trong biên
giới mỏ.
- Các cơ sở được phép khai thác là các thành phần kinh tế khác nhau, được
thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đăng ký hành nghề khai thác chế
biến khoáng sản. Trong số các tổ chức cá nhân được cấp phép khai thác một số ít là
doanh nghiệp lớn còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính hạn chế,
vốn đầu tư cho mỏ không tập trung mà công tác mở vỉa mỏ là giai đoạn cần huy
động nguồn vốn lớn nhất, trong thời gian ngắn để hoàn thiện xây dựng cơ bản mỏ.
Vì thiếu vốn, khả năng tài chính không đáp ứng cũng là lý do dẫn đến công tác mở
vỉa thực hiện không tốt.
b. Về hệ thống khai thác
Nhìn chung hệ thống khai thác thường được lựa chọn là hệ thống khai thác
hỗn hợp. Giai đoạn đầu của mỏ do độ cao khai thác lớn, diện tích tầng công tác nhỏ,
hệ thống hào mở vỉa dốc thì áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng. Ở giai
đoạn sau, khi mỏ được hạ thấp về cao độ khai thác, diện tích mặt tầng đã lớn hơn,
hệ thống hào mở vỉa có thể cải tạo để giảm độ dốc, mở rộng nền hào, có thể cho
phép các máy khoan, máy xúc, ô tô lên mặt tầng thực hiện khai thác. Hệ thống khai
thác áp dụng ở giai đoạn sau là hệ thống khai thác chia lớp bằng xúc chuyển hoặc
gạt chuyển.
Xét về mặt lý thuyết việc áp dụng hệ thống khai thác theo từng giai đoạn trên
(hệ thống khai thác hỗn hợp theo thời gian) là hợp lý nhưng các điều kiện để thực
hiện hệ thống khai thác hỗn hợp của các mỏ không thực hiện được.
Từ nghiên cứu thực tế ở mỏ, các mỏ hiện nay hầu hết đều thực hiện khấu tự
do, trên diện tích mỏ phân chia làm nhiều khu vực khai thác, sử dụng búa khoan con
khoan trực tiếp vào các sườn núi, đá sau khi nổ mìn tự rơi theo trọng lực dưới chân
núi. Một số mỏ cắt được các tầng nhỏ với chiều cao tầng 1,8m đến 2,2m, bề rộng
mặt tầng 1,6m đến 2,1m chuyển đá xuống chân núi bằng năng lượng nổ mìn nhưng
chiều dài tuyến công tác ngắn, độ dốc sườn tầng không được duy trì ổn định dẫn
đến chập tầng, không duy trì được hệ thống khai thác. Việc khai thác tự do hệ thống
13
khai thác bị phá vỡ xẩy ra ở hầu hết các mỏ trong phạm vi từ chân núi lên đến đỉnh
núi, vì vậy không thể áp dụng được hệ thống khai thác lớp bằng ở giai đoạn sau.
Mà nguyên nhân của việc các mỏ khấu theo hình thức tự do, không tuân thủ
một hệ thống khai thác cơ bản nào ở các mỏ đá trên địa bàn là:
- Do quan điểm của các doanh nghiệp khai thác mỏ, chú trọng về năng suất và
lợi nhuận, ít quan tâm đến các lĩnh vực về kỹ thuật khai thác, không tổ chức khai
thác mỏ một cách khoa học.
- Trình độ chuyên môn Giám đốc điều hành mỏ của các đơn vị khai thác mỏ
còn yếu, chưa có kinh nghiệm, nhiều lúc còn mang tính hình thức.
- Công việc mở vỉa, đầu tư xây dựng ban đầu của các mỏ không được quan
tâm thực hiện bài bản theo đúng thiết kế từ ban đầu như đã phân tích trên.
- Đặc điểm của mỏ đá vật liệu xây dựng thường có độ cứng tương đối lớn, địa
hình phức tạp, sau khi thực hiện công đoạn nổ mìn là tạo được sản phẩm dưới dạng
thô vì vậy các đơn vị khai thác tập trung chạy đua theo sản phẩm, chạy đua theo
năng suất, ít chú trọng đến công tác cải tạo tầng công tác một cách thường xuyên vì
vậy các thông số của hệ thống khai thác bị phá vỡ. Tầng bị chập; khi sửa chữa cải
tạo trả lại tầng công tác cũ thì chi phí cải tạo tăng.
- Sự quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Với các điểm mỏ
khai thác đá trên địa bàn thì số lượng các điểm mỏ là quá lớn, mật độ dầy đặc ở mỗi khu
vực tập trung nhưng các khu vực lại nằm phân tán rải rác ở khắp toàn tỉnh gây khó khăn
cho công tác quản lý của địa phương.
Các hệ thống khai thác đang được áp dụng tại các mỏ khai thác đá vôi hiện nay:
14
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác lớp xiên gạt chuyển và dòng thải
15
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp và dòng thải
16
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đá và dòng thải
c. Công nghệ và thiết bị
Từ hồ sơ thiết kế mỏ của các mỏ đá vôi hầu hết công nghệ được sử dụng vào khai
thác là phá vỡ đá ra khỏi khối nguyên bằng khoan nổ mìn, đá sau nổ mìn rơi xuống
chân núi. Đá quá cỡ được khoan nổ mìn lần hai, một số mỏ dùng đầu đập thủy lực để
phá đá quá cỡ. Sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược di chuyển bằng bánh xích bốc xúc
17
lên các phương tiện vận tải vận chuyển về nơi chế biến. Ở một số mỏ dùng lao động
thủ công để bốc lên phương tiện.
Với công nghệ khai thác bán thủ công nêu trên có nhiều bất cập, năng suất lao
động thấp, nguy cơ mất an toàn lao động cao, phát sinh nhiều yếu tố gây ô nhiễm
môi trường.
Bên cạnh đó thì tính toán đồng bộ thiết bị chưa căn cứ vào những cơ sở khoa
học, các yếu tố tự nhiên, yếu tố sản trạng của mỏ, quy mô sản lượng, khoảng cách
vận tải v.v…Những luận cứ chọn đồng bộ thiết bị thiếu tính thuyết phục mà thường
mang tính áp đặt theo kinh nghiệm hoặc điều kiện của những mỏ tương tự. Lựa
chọn đồng bộ thiết bị có những mỏ không phù hợp với hình thức mở vỉa và hệ
thống khai thác.
Hiện tại thì thiết bị sử dụng tại các mỏ đá là những thiết bị cũ, lạc hậu, thiết bị
khoan sử dụng loại có đường kính mũi 105mm, 76mm, 42mm, 36mm,25mm …,
hiện nay thì đa số sử dụng loại 105mm nhưng máy không có bộ phận di chuyển, bộ
phận hút bụi. Vì sử dụng những máy khoan này các thao tác như thay hoặc nối dài
choòng khoan, di chuyển trên bãi mìn đều thực hiện thủ công, năng suất khoan thấp
từ đó để chạy theo năng suất bố trí mạng khoan thưa, không phù hợp làm ảnh hưởng
đến chất lượng nổ mìn, tăng tỷ lệ đá quá cỡ, mặt tầng sau khi nổ mìn không bằng
phẳng, độ dốc sườn tầng không duy trì từ đó mất nhiều thời gian cho công tác cải
tạo sườn tầng, phá mô chân tầng.
Thiết bị bốc xúc chủ yếu sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược di chuyển bằng
xích, dung tích gầu xúc từ 0,5m3 đến 1,25m3, 1,5m3. Thực hiện xúc tại chân núi nơi
tiếp nhận đá từ tầng khai thác.
Thiết bị vận tải sử dụng các loại xe ô tô tự đổ tải trọng từ 5 đến 15 tấn.
Thiết bị phụ trợ như máy gạt, ủi thường sử dụng loại D85A, D185, D6D, T75.
1.4.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi đến môi trường
Nhìn chung bối cảnh hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, gắn liền với sự
phát triển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên
vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Do đó việc khai thác và chế