Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo cấp xét xử và địa giới lãnh thổ của Tòa án nhân dân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.05 KB, 11 trang )

Đề: Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
theo cấp xét xử và địa giới lãnh thổ của Tòa án nhân dân.
Mở đầu
Thẩm quyền xét xử hành chính là một nội dung quan trọng trong tổ chức và
hoạt động tài phán hành chính, liên quan đến quản lý hành chính nhà nước, đế tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước. Xây dựng một Nhà nước đảm bảo các chủ thể
trong xã hội tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh là một tiêu chí quan trọng của Nhà
nước pháp quyền nên việc xét xử của Tòa án là trọng tâm của sự đảm bảo đó. Điều
102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Để tìm hiểu rõ hơn về thẩm quyền của Tòa án, em xin chọn đề tài:
“Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo cấp
xét xử và địa giới lãnh thổ của Tòa án nhân dân”. Trong quá trình nghiên cứu cũng
như tìm hiểu vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, mong rằng có nhiều ý kiến đóng góp
để bải viết được hoàn thiện hơn.


Nội dung
Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân là khả năng của
Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng hành chính, thực hiện việc xem xét,
đánh giá và ra phán quyết về yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính,
hành vi hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
cơ quan nhà nước. Khi được nhà nước trao quyền, Tòa án sau khi thụ lý vụ án, sẽ
xem xét và ra phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành đối với các đối tượng có
liên quan.
I.

Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân theo cấp xét xử và


địa giới hành chính.
Thẩm quyền theo lãnh thổ (hay còn gợi là thẩm quyền theo địa giới hành
chính) được hiểu là giới hạn phạm vi xét xử hành chính của Tòa án căn cứ vào cấp
hành chính cùa Tòa án.
Các cấp xét xử hành chính theo lãnh thổ bao gồm: TAND cấp huyện, TAND
cấp tỉnh, TAND cấp cao và TAND tối cao. Theo quy định tại Điều 31, 32 Luật tố
tụng hành chính năm 2015, thẩm quyền xét xử hành chính của TAND theo cấp xét
xử và địa giới hành chính được phân định như sau:
a.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

(gọi chung là Tòa án cấp huyện).
Thứ nhất, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Tòa án hoặc TAND cấp huyện cũng có quyền khởi kiện quyết định hành chính,
hành vi hành chính của người có Thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó, trừ
quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND
cấp huyện. Chẳng hạn, khi Ủy ban nhân dân xã A huyện B ra quyết định thu hồi


đất đối với gia đình ông C mà không có lý do chính đáng thì gia đình ông C có
quyền khởi kiện đối với quyết định hành chính trái pháp luật đó và đơn khởi kiện
này sẽ được Tòa án nhân dân huyện B xem giải quyết.
Thứ hai, khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc
đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình1. Tuy nhiên, việc khiếu kiện

quyết định kỷ luật buộc thôi việc này cần phải đáp ứng đủ hai điều kiện: đó là
quyết định đó áp dụng cho công chức và công chức đó phải giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống2. Do đó, TAND cấp huyện chỉ có thẩm
quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức để áp dụng đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan, tổ chức đó từ cấp huyện trở xuống và phải trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án huyện đó.
Thứ ba, khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Danh sách cử tri ở đây có thể hiểu là danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội hay danh sách bầu cử Hội đồng nhân dân. Đây
là danh sách những người đạt độ tuổi nhất định, có đầy đủ năng lực hành vi, không
bị hạn chế quyền công dân trên một địa bàn, trên một khu vực sẽ tham gia bỏ phiếu
bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân. Việc lập danh sách cử tri thể
hiện mối quan tâm của Nhà nước với công dân thông qua quyền bầu cử.

1
2

Khoản 5 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015

Khoản 2 Điều 30: Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương
đương trở xuống


b.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi

chung là Tòa án cấp tỉnh).
Thứ nhất, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong
cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trong trường hợp người khởi kiện không
có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải
quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính,
hành vi hành chính.
Thứ hai, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố
tụng hành chính và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm
quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trong trường hợp người khởi
kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm
quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định
hành chính, hành vi hành chính.
Thứ ba, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. Chẳng hạn như: quyết định xử phạt
hành chính của chủ tịch UBND tỉnh N đối với ông A. Ông A không đồng ý với
quyết định này và nộp đơn khởi kiện ra tòa và TAND tỉnh N là cơ quan có thẩm
quyền thụ lý đơn kiện và giải quyết.
Thứ tư, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa
án. Chẳng hạn như ông A cho rằng quyết định thu hồi đất của gia đình ông của Ủy


ban nhân dân huyện B tỉnh C là trái pháp luật thì gia đình ông có quyền nộp đơn
khởi kiện và Tòa án nhân dân tỉnh C là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ năm, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan

đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trong trường hợp người khởi kiện không
có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ sáu, khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc
khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Thứ bảy, khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Thứ tám, trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải
quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Các trường hợp mà Tòa
án cấp tỉnh có thể giải quyết các khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp
huyện gồm:
Một là, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp
huyện, chủ tịch UBND cấp huyện mà liên quan đến nhiều đối tượng, có tính phức
tạp
Hai là, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của TAND huyện mà các Thẩm phán của Tòa án cấp huyện đó
đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
Ba là, vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư
pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt
Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.3
3

Xem thêm tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ- HĐTP ngày 29/07/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của
Luật tố tụng hành chính giải thích đối với các trường hợp cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu
kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.



2. Đánh giá các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án theo
cấp xét xử và địa giới lãnh thổ
Thứ nhất, theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 thì đối với những
khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp
huyện thì thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND cấp tỉnh. Sự thay đổi này so với
Luật tố tụng hành chính năm 2010 là hợp lý khi mà trên thực tế, đa số những khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý đất đai là những vụ việc thuộc loại khó,
còn hạn chế, số vụ bị hủy, sửa vẫn còn cao 4. Để khắc phục tình trạng này thì Luật
tố tụng hành chính trao thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết sơ
thẩm để bảo đảm tính hiệu quả trong việc giải quyết các khiếu kiện đó. Hơn nữa,
theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì ở các TAND cấp
huyện không có Tòa hành chính chuyên trách như ở TAND cấp tỉnh nên chưa có
Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ án hành chính. Do đó, Luật Tố tụng
hành chính trao thẩm quyền giải quyết khiếu kiện cho UBND cấp tỉnh.
Ngoài ra, việc trong cũng một địa giới hành chính, lãnh thổ, các chủ thể có
thẩm quyền thường có tư tưởng, tâm lí e ngại trong việc thụ lý, giải quyết đối với
các vấn đề liên quan đến vi phạm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền mà mình quen biết. Mặc dù theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật tổ
chức Tòa án nhân dân thì Tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp
luật nhưng vấn đề này vẫn không thể tránh khỏi. Do đó, việc trao thẩm quyền cho
Tòa án cấp tỉnh đã phần nào khắc phục được vấn đề này, giúp cho tính độc lập
trong xét xử được nâng cao hơn, đảm bảo việc giải quyết khách quan, hiệu quả,
đáp ứng đúng theo tinh thần nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ
chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định tăng thẩm quyền
4

Trích Bình luận khoa học Luật tố tụng hành chính năm 2015, bình luận về Điều 31, 32 thẩm quyền của Tòa án cấp
huyện, cấp tỉnh trong giải quyết khiếu kiện hành chính.



của Tòa án cấp huyện nhưng cần phải từng bước thực hiện và bảo đảm hiệu quả
nhằm bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013.
Một lý do nữa cũng dẫn đến việc chuyển thẩm quyền cho Tòa án cấp tỉnh là
việc Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã quy định việc xét xử giám đốc thẩm
không còn là chức năng của Tòa án cấp tỉnh. Điều này đã không gây quá tải về
công việc cho cấp tỉnh.
Thứ hai, Luật tố tụng hành chính năm 2015 không còn giới hạn Tòa án cấp
tỉnh chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như điểm d khoản 1 Luật tố tụng hành chính 2010 nữa mà mở rộng thẩm
quyền của Tòa án cấp tỉnh khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan địa
diện bao gồm cơ quan địa diện ngoại giao, cơ quan địa diện lãnh sự, cơ quan đại
diện tổ chức quốc tế5.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực khi trao thẩm quyền giải quyết cho
Tòa án cấp tỉnh đối với những khiếu kiện quyết định của UBND cấp huyện, Chủ
tịch UBND cấp huyện thì cũng có những ý kiến, quan điểm cho rằng nó không
thực sự phù hợp. Xuất phát từ việc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Tòa án nhân dân xét xử độc lập theo thẩm quyền xét xử, chịu
sự giám sát của cơ quan ngang cấp. Như vậy, khi luật quy định để Tòa án cấp tỉnh
giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện thì đây liệu có phải là một sự thừa nhận
ngành Tòa án lại có vị trí thấp hơn so với UBND cùng cấp hay không? Hơn nữa,
việc này liệu có đi ngược lại với tinh thần nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày
02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác
5


Tại Khoản 2 Điều 2 Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.


định tăng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng cần phải từng bước thực hiện
và bảo đảm hiệu quả nhằm bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân theo
Hiến pháp 2013 hay không?
3. Kiến nghị hoàn thiện
Luật tố tụng hành chính 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 đã có
nhiều thay đổi tích cực hơn so với Luật tố tụng hành chính 2010, giúp giải quyết
những khó khăn, vướng mắc đã gặp phải trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, vẫn
còn những bất cập, gây ra những quan điểm, những ý kiến trái chiều đã nêu trên,
đòi hỏi nhà làm luật cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành hay những sửa đổi, bổ
sung để hoàn thiện hơn nữa, giúp việc xét xử các khiếu kiện hành chính được đúng
thẩm quyền, công bằng, khách quan.
Ngoài ra, để đáp ứng tinh thần của nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nội dung mở rộng thẩm quyền tòa
án với các khiếu kiện hành chính thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố
tụng hành chính trở nên rất cần thiết.
Cuối cùng, cần phải nâng cao chất lượng cũng như năng lực của đội ngũ cán
bộ công chức, nguồn nhân lực trong các cơ quan, tổ chức và đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để giúp người dân có thêm hiểu biết về pháp
luật, chọn đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, qua đó cũng phần nào giúp
cho việc xét xử được nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi người.
Kết luận
Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo cấp và theo địa giới lãnh thổ là
một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành
chính. Từ những phân tích đã nêu trên, có thể thấy rằng việc hoàn thiện quy định
pháp luật về tố tụng hành chính là vấn đề rất cần thiết, giúp xét xử được nhanh



chóng, thuận lợi, tránh được sự chồng chéo cũng như mất quá nhiều thời gian, tạo
áp lực công việc nặng nề cho các cấp xét xử.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hành chính, 2016.
2. Lê Thương Huyền – Vũ Thư (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Luật tố
tụng hành chính năm 2015, Nxb. Hồng Đức.
3. Luật Tố tụng hành chính 2015, Nxb.Lao Động.
4. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5. Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của
luật tố tụng hành chính.
6. />item_id=77279620&p_details=1


TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. UBND: Ủy ban nhân dân
2. TAND: Tòa án nhân dân



×