Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản lý Nhà nước các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.36 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN ĐÌNH SƠN

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN ĐÌNH SƠN

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÃ NGÀNH: 8310102
Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS ĐẶNG VĂN THẮNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Học viên

Nguyễn Đình Sơn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC
LÀM.........................................................................................................................5
1.1. Một số vấn đề chung về trung tâm dịch vụ việc làm 5
1.1.1. Quan niệm và phân loại trung tâm dịch vụ việc làm.................................5
1.1.2. Hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm: nguyên tắc, nhiệm vụ và vai trò........6
1.2. Một số vấn đề về quản lý đối với trung tâm dịch vụ việc làm 11
1.2.1. Quan niệm và sự cần thiết quản lý đối với trung tâm dịch vụ việc làm...11
1.2.2. Nội dung quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm...................................16
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trung tâm dịch vụ việc làm.............23
1.3. Kinh nghiệm quản lý trung tâm dịch vụ việc làm của một số tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và bài học cho Hà Nội 26

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý trung tâm dịch vụ việc làm của một số tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương...............................................................................26
1.3.2. Bài học quản lý trung tâm dịch vụ việc làm cho Thành phố Hà Nội.......29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC TRUNG TÂM
DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
31
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và hoạt động trung tâm dịch vụ
việc làm của Thành phố Hà Nội 31
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển trung tâm dịch vụ việc làm của Thành phố
Hà Nội..............................................................................................................31
2.1.2. Hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm của Thành phố Hà Nội...............35
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước các trung tâm dịch vụ việc làm của Thành
phố Hà Nội 41
2.2.1. Xác định mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch quản lý trung tâm dịch vụ việc làm......41
2.2.2. Tổ chức quản lý trung tâm dịch vụ việc làm...........................................44
2.2.3. Kiểm tra, kiểm soát trung tâm dịch vụ việc làm.....................................49


2.3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế về quản lý trung tâm
dịch vụ việc làm...............................................................................................52
2.3.1. Những thành tựu về quản lý trung tâm dịch vụ việc làm........................52
2.3.2. Những hạn chế về quản lý trung tâm dịch vụ việc làm...........................55
2.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................58
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
62
3.1. Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện quản lý các trung tâm dịch vụ
việc làm của thành phố Hà Nội 62
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2025........62
3.1.2. Dự báo thị trường lao động Hà Nội đến 2025.........................................66

3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ
việc làm của Thành phố Hà Nội...........................................................................69
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm của Thành
phố Hà Nội 72
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và phương thức quản lý đối với trung tâm
dịch vụ việc làm................................................................................................72
3.3.2. Tăng cường phối hợp của các cơ quan chức năng trong quản lý; quy
hoạch trung tâm dịch vụ việc làm.....................................................................73
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ của cơ quan quản lý........................74
3.3.4. Giải pháp phát triển của thị trường lao động...........................................75
3.3.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất..........................................................76
3.3.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động dịch vụ việc làm........77
3.4. Một số kiến nghị
78
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước
78
3.4.2. Kiến nghị với chính quyền Thành phố Hà Nội
79
KẾT LUẬN............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................82


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South East Asian Nation)

DVVL


Dịch vụ việc làm

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế
(International Labour Organization)

IOM

Tổ chức Di cư Quốc tế
(International Organization of Migration)

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NLĐ

Người lao động

NTM


Nông thôn mới

PCI

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index)

QL

Quản lý

QLNN

Quản lý Nhà nước

SEV

Hội đồng tương trợ kinh tế
(Tiếng Anh: Council of Mutual Economic Assistance)

WAPES

Hiệp hội dịch vụ việc làm công thế giới
(World Association of Public Employment Services)


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1.


Số người được giải quyết việc làm quan trung tâm DVVL từ
2014 đến hết quý III năm 2018................................................40

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.7:
Biểu đồ 2.8:
Biểu đồ 2.9:

Số người được tư vấn qua các năm từ 2014 đến hết quý
III/2018 35
Số lượt lao động được đào tạo nghề tại các Trung tâm 36
Số người được cung cấp thông tin TTLĐ qua các năm từ 2014
đến hết quý III năm 2018
37
Số lượt người được giới thiệu việc làm qua các năm từ 2014
đến hết quý III năm 2018
37
Số lượt người có việc làm từ 2014 đến hết quý III năm 2018
38
So sánh số người được giới thiệu việc làm và số người có việc làm
39
Phần trăm đóng góp của trung tâm DVVL trong việc giải quyết
việc làm cho NLĐ Thủ đô giai đoạn 2014 - 2018....................40

Đóng góp của các TTDVVL vào chỉ tiêu chung 41
Thực hiện kiểm tra cơ sở DVVL trên địa bàn Thành phố từ
2014 đến hết quý III năm 2018
51

HÌNH
Hình 2.1.
Hình 2.2.

Sơ đồ tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.46
Sơ đồ tổ chức Phòng Việc làm và An toàn lao động................47


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN ĐÌNH SƠN

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018


i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cùng với sự chuyển đổi, nền kinh tế đã xuất hiện nhiều hoạt động dịch
vụ hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của một nền kinh tế thị trường,
trong đó có dịch vụ giới thiệu việc làm.
Dịch vụ giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xuất hiện
vào cuối những năm 1980 nhằm đáp ứng nhu cầu cung - cầu lao động. Trải
qua 30 năm hình thành và phát triển, các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc
nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã có nhiều đóng góp quan trọng trong
giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, cung ứng, phân bổ và phát triển nguồn
lực lao động cho Thủ đô.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, dịch vụ giới thiệu việc làm còn
tồn tại nhiều hạn chế: Các trung tâm dịch vụ việc làm chủ yếu tập trung tại
các khu vực đông dân cư ở các quận nội thành, trong khi nhiều huyện ngoại
thành chưa thành lập được trung tâm dịch vụ việc làm để đáp ứng nhu cầu tìm
kiếm việc làm của lao động nông thôn; Trang thiết bị của nhiều trung tâm
dịch vụ việc làm còn thiếu và lạc hậu; Nội dung hoạt động của các trung tâm
chưa đa dạng và đồng đều, chất lượng dịch vụ việc làm chưa đạt yêu cầu như
mong muốn: nhiều lao động được giới thiệu việc làm nhưng vẫn thất nghiệp;
nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động vẫn chưa khai thác được nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của mình;
Sự phát triển của kinh tế thị trường và thị trường lao động đòi hỏi cần
tăng cường quản lý Nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm. Để góp
phần khắc phục những tồn tại, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện quản lý Nhà
nước các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội"


ii

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn
quản lý đối với các trung tâm dịch vụ việc làm

1.1. Một số vấn đề chung về trung tâm dịch vụ việc làm
Quan niệm và phân loại trung tâm dịch vụ việc làm
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định
của Chính phủ.
Tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định
của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.
Phân loại trung tâm dịch vụ việc làm: Căn cứ theo chủ thể ra
Quyết định thành lập, trung tâm dịch vụ việc làm chia thành hai loại sau:
Loại thứ nhất là trung tâm việc làm do cơ quan quản lý nhà nước ra
quyết định thành lập, gồm:
Loại thứ hai là trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội cấp quốc gia quyết định thành lập.
Hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm: nguyên tắc, nhiệm vụ và
vai trò
Nguyên tắc hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm:
Nguyên tắc thứ nhất: Dịch vụ để phục vụ khách hàng.
Nguyên tắc thứ hai: Hoạt động có hiệu quả.
Nguyên tắc thứ ba: Hoạt động có chất lượng.
Những nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm:
Nhiệm vụ thứ nhất là hoạt động tư vấn.
Nhiệm vụ thứ hai là giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng
và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Nhiệm vụ thứ ba là thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin
cho thị trường lao động.
Nhiệm vụ thứ tư là tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm
kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.


iii


Nhiệm vụ thứ năm là hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ
nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di
chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ thứ sáu là tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao
động, việc làm.
Nhiệm vụ thứ bẩy là thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Nhiệm vụ thứ tám là thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định của pháp luật
Nhiệm vụ thứ chín là thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm: Trung tâm dịch vụ việc làm
được xem là công cụ đặc biệt để giải quyết việc làm, là cầu nối trung gian
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Xét ở một khía cạnh khác,
trung tâm dịch vụ việc làm vừa được coi là cung lao động, vừa được coi là
cầu lao động.
1.2. Một số vấn đề về quản lý đối với trung tâm dịch vụ việc làm
Quan niệm và sự cần thiết quản lý đối với trung tâm dịch vụ việc làm
Quan niệm về quản lý
Quản lý Nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm là quá trình tác
động của cơ quan Nhà nước (chủ thể quản lý) lên các trung tâm dịch vụ việc
làm (đối tượng quản lý) bằng các công cụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu
quản lý là hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm (khách thể quản lý)
có hiệu lực và đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm
Xác định mục tiêu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Thứ nhất, xác định mục tiêu.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch.
Tổ chức quản lý



iv

Thứ nhất, bộ máy quản lý
Thứ hai, công cụ quản lý
Thứ ba, phương thức quản lý
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trung tâm dịch vụ việc làm
Thứ nhất, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quản lý; quy
hoạch trung tâm dịch vụ việc làm.
Thứ hai, năng lực, trình độ cán bộ của cơ quan quản lý
Thứ ba, sự phát triển của thị trường lao động
Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ quản lý
1.3. Kinh nghiệm quản lý trung tâm dịch vụ việc làm của một số
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bài học cho Hà Nội
Kinh nghiệm quản lý trung tâm dịch vụ việc làm của một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Bài học quản lý trung tâm dịch vụ việc làm cho Thành phố Hà Nội
Từ kinh nghiệm quản lý của các tỉnh thành nêu trên, một vài bài học có
thể rút ra cho Hà Nội:
Một là, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ việc
làm, đảm bảo hoạt động dịch vụ việc làm hoạt động trong khuôn khổ quy định
của pháp luật;
Hai là, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần có hướng dẫn chung
nhất cho các sàn trong việc xây dựng quy chế hoạt động theo hướng dẫn của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ba là, đưa ra quy định chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuẩn kỹ
thuật chung đối với tất cả trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố.
Bốn là, xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nhân lực của cơ quản

quản lý các cấp đối với trung tâm dịch vụ việc.


v

Năm là, đa dạng các loại hình trung tâm dịch vụ việc làm, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trung tâm có sự quản lý, kiểm tra, giám
sát của cơ quan chức năng.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước các trung tâm dịch vụ
việc làm của Thành phố Hà Nội
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và hoạt động trung
tâm dịch vụ việc làm của Thành phố Hà Nội
Quá trình hình thành phát triển trung tâm dịch vụ việc làm của Thành
phố Hà Nội
Hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm của Thành phố Hà Nội
Dịch vụ tư vấn
Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo
Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường lao động
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước các trung tâm dịch vụ việc làm
của Thành phố Hà Nội
Xác định mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch quản lý trung tâm dịch vụ
việc làm
Tổ chức quản lý trung tâm dịch vụ việc làm
Kiểm tra, kiểm soát trung tâm dịch vụ việc làm
2.3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế về quản lý trung tâm
dịch vụ việc làm
Những thành tựu về quản lý trung tâm dịch vụ việc làm
Xác định mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch
Về tổ chức quản lý
Về kiểm tra, kiểm soát

Những hạn chế về quản lý trung tâm dịch vụ việc làm
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch
Về bộ máy quản lý


vi

Về kiểm tra, kiểm soát
Nguyên nhân
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quản lý; quy
hoạch trung tâm dịch vụ việc làm
Thứ ba, do năng lực, trình độ cán bộ của cơ quan quản lý
Thứ tư, sự phát triển của thị trường lao động
Thứ năm, cơ sở vật chất phục vụ quản lý
Chương 3: Phương hướng và ghiair pháp hoàn thiện quản lý các
trung tâm dịch vụ việc làm của Thành phố Hà Nội.
3.1. Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện quản lý các trung
tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2025
Dự báo thị trường lao động Hà Nội đến 2025
3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các trung
tâm dịch vụ việc làm của Thành phố Hà Nội
Thứ nhất, phương hướng về xác định mục tiêu, xây dựng quy hoạch và
kế hoạch
Thứ hai, phương hướng hoàn thiện bộ máy tổ chức
Thứ ba, phương hướng tăng cường kiểm tra, kiểm soát
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm
của Thành phố Hà Nội
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và phương thức quản lý đối với trung tâm

dịch vụ việc làm
Tăng cường phối hợp của các cơ quan chức năng trong quản lý; quy
hoạch trung tâm dịch vụ việc làm
Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ của cơ quan quản lý
Giải pháp phát triển của thị trường lao động


vii

Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất
Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động dịch vụ việc làm
3.4. Một số kiến nghị
Kiến nghị với Nhà nước
Kiến nghị với chính quyền Thành phố Hà Nội

KẾT LUẬN
Dịch vụ việc làm là một hoạt động đặc biệt cần có sự quản lý chặt chẽ.
Nếu buông lỏng quản lý trước hết sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của loại
hình dịch vụ này; hơn nữa sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây tổn hại cho
người lao động, cho các trung tâm dịch vụ, cho các cơ quan quản lý và
nghiêm trọng hơn nữa là nền kinh tế. Dó đó, quản lý Nhà nước về dịch vụ
việc làm phảm nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội của Nhà nước về lao động - việc làm đã được đề ra trong kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Nêu ra những vẫn đề lý luận chung và kinh nghiệm quản lý đối với
các trung tâm dịch vụ việc làm;
- Khái quát được thực trạng quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm của
Thành phố Hà Nội, trong đó đã chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế đó;
- Từ những vấn đề lý luận chung và thực trạng, tác giả đã đề ra phương

hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm của
Thành phố Hà Nội.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN ĐÌNH SƠN

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÃ NGÀNH: 8310102
Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS ĐẶNG VĂN THẮNG

HÀ NỘI - 2018


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), với quan điểm
và tinh thần Đổi mới, nền kinh tế của đất nước ta đã dần chuyển đổi từ nền

kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
Cùng với sự chuyển đổi, nền kinh tế đã xuất hiện nhiều hoạt động dịch
vụ hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của một nền kinh tế thị trường,
trong đó có dịch vụ giới thiệu việc làm.
Dịch vụ giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xuất hiện
vào cuối những năm 1980 nhằm đáp ứng nhu cầu cung - cầu lao động. Trải
qua 30 năm hình thành và phát triển, các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc
nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã có nhiều đóng góp quan trọng trong
giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, cung ứng, phân bổ và phát triển nguồn
lực lao động cho Thủ đô.
Theo số liệu từ cơ quan hữu quan, mỗi năm, các trung tâm dịch vụ việc
làm đã tư vấn, cung cấp thông tin lao động- việc làm cho hàng trăm nghìn
lượt người lao động; tổ chức kết nối cung - cầu lao động, việc làm cho hàng
trăm nghìn lượt người qua các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm, giới
thiệu việc làm thành công cho hàng chục nghìn lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, dịch vụ giới thiệu việc làm còn
tồn tại nhiều hạn chế: Các trung tâm dịch vụ việc làm chủ yếu tập trung tại
các khu vực đông dân cư ở các quận nội thành, trong khi nhiều huyện ngoại
thành chưa thành lập được trung tâm dịch vụ việc làm để đáp ứng nhu cầu tìm
kiếm việc làm của lao động nông thôn; Trang thiết bị của nhiều trung tâm
dịch vụ việc làm còn thiếu và lạc hậu; Nội dung hoạt động của các trung tâm
chưa đa dạng và đồng đều, chất lượng dịch vụ việc làm chưa đạt yêu cầu như


2

mong muốn: nhiều lao động được giới thiệu việc làm nhưng vẫn thất nghiệp;
nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động vẫn chưa khai thác được nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của mình;

Trong quản lý, tuy đã có cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm nhưng do địa bàn rộng, nhân
lực mỏng, trang thiết bị công nghệ cao còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng
đến việc kiểm tra, giám sát dẫn đến việc xuất hiện nhiều trung tâm dịch vụ
việc làm "ma", hoạt động bất hợp pháp, vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn, lừa
đảo người lao động.
Sự phát triển của kinh tế thị trường và thị trường lao động đòi hỏi cần
tăng cường quản lý Nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm. Để góp
phần khắc phục những tồn tại, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện quản lý Nhà
nước các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội"
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý dịch
vụ việc làm với mục tiêu phát triển mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm,
nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm, một số công trình nghiên cứu
có thể kể đến là:
Nguyễn Thành Công (2017), Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tập trung đánh giá
thực trạng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2009 - 2016 và đề xuất giải phát phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn
Thủ đô đến năm 2025;
Bùi Quế Lâm (2010), Nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ giới
thiệu việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội.
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế của chất lượng dịch vụ
giới thiệu việc làm tại Hà Nội để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất
lượng đối với hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố;


3

Đào Thị Thanh Phương (2008), Phát triển thị trường lao động tại Hà

Nội. Nghiên cứu đã nêu thực trạng, đặc điểm của thị trường lao động giai
đoạn 2001- 2007 và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển và khai thác
nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao cho Thủ đô;
Nguyễn Thị Hải Vân, Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới
thiệu việc làm công ở Việt Nam tới năm 2010 (2008). Nghiên cứu này thực hiện ở
quy mô toàn quốc, nội dung chính là phân tích hoạt động của các Trung tâm giới
thiệu việc làm giai đoạn 1998-2004 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm của Việt Nam trong tương lai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý đối với các trung tâm dịch vụ
việc làm của Thành phố Hà Nội (các đơn vị được thành lập theo quy định tại
mục a, khoản 1, Điều 2 Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của
Chính phủ Quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm).
Phạm vi nghiên cứu: Không gian thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tập
trung vào các hoạt động quản lý của cơ quan chuyên môn (Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) và hoạt động tại các Trung tâm Dịch vụ việc
làm của Thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: 2014 - 2017 và tầm nhìn đến 2030.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản lý và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm của
Thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ của nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý đối với hoạt động dịch vụ việc làm, kết
nối cung - cầu lao động qua các trung tâm dịch vụ việc làm;
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đối với các trung tâm
dịch vụ việc làm;


4


Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý đối với các trung tâm dịch
vụ việc làm của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để rút ra bài học
kinh nghiệm cho Hà Nội;
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý, kết quả quản lý của cơ quan
chuyên trách đối với tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm;
Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý các trung
tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, phương pháp hệ
thống hóa, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, từ đó phân tích thực trạng
và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với các
trung tâm dịch vụ việc làm; làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để
từ đó đề xuất giải pháp hoàn tiện quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm của
Thành phố Hà Nội
6. Kết cấu luận văn: gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn quản
lý đối với các trung tâm dịch vụ việc làm
Chương 2: Thực trạng quản lý các trung tâm dịch vụ việc làm của thành
phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các trung
tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM

1.1. Một số vấn đề chung về trung tâm dịch vụ việc làm
1.1.1. Quan niệm và phân loại trung tâm dịch vụ việc làm
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì các trung tâm dịch vụ việc
làm được nhìn nhận là những tổ chức được Nhà nước cho phép thành lập
nhằm mục đích kết nối cung – cầu lao động. Chức năng kết nối cung – cầu lao
động hay còn gọi là chức năng giới thiệu việc làm, sắp xếp việc làm một cách
có hiệu quả cho người lao động và người sử dụng lao động qua các chương
trình chắp nối. Chức năng hoạt động khác của trung tâm dịch vụ việc làm là
cung cấp thông tin và tư vấn nghề nghiệp cho người lao động đang tìm kiếm
việc làm tham gia vào thị trường lao động và những người có ý muốn thay đổi
việc làm tìm được công việc phù hợp; quản lý các chương trình bảo hiểm thất
nghiệp và chi trả trợ cấp thất nghiệp; quản lý các chương trình làm việc đặc
biệt, quản lý quỹ xúc tiến việc làm;
Ngoài ra, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia, các trung tâm dịch
vụ việc làm có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng ở hầu hết các
quốc gia đều có quy định các trung tâm dịch vụ việc làm đều được thu lệ phí.
Cũng theo ILO, trung tâm dịch vụ việc làm là một hình thức tổ chức
hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm, quy định chung như sau:
Tổ chức việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề
cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử
dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực
hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.


6

Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định
của Chính phủ.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ
việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp.
Tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định
của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.
Phân loại trung tâm dịch vụ việc làm: Căn cứ theo chủ thể ra
Quyết định thành lập, trung tâm dịch vụ việc làm chia thành hai loại sau:
Loại thứ nhất là trung tâm việc làm do cơ quan quản lý nhà nước ra
quyết định thành lập, gồm:
Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu cơ quan tương đương
cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập.
Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu cơ quan hành chính nhà
nước tương đương cấp tỉnh quyết định thành lập, thuộc loại đơn vị sự nghiệp
có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định
hiện hành; là tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do cơ quan nhà nước ra
quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại
ngân hàng, kho bạc Nhà nước. Đây là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
Loại thứ hai là trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội cấp quốc gia quyết định thành lập.
1.1.2. Hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm: nguyên tắc, nhiệm
vụ và vai trò
Nguyên tắc hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm:
Nguyên tắc thứ nhất: Dịch vụ để phục vụ khách hàng. Đối tượng phục
vụ của trung tâm dịch vụ việc làm là khách hàng bao gồm cả những người


7

đang tìm việc, có ý muốn thay đổi công việc và các doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh, sản xuất tìm kiếm lao động. Chính vì vậy mọi hoạt động của trung tâm

cần phải tập trung vào nhóm đối tượng này. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo
rằng mọi đối tượng khách hàng tìm kiếm dịch vụ của trung tâm đều được đối
xử bình đẳng, được phục vụ tốt nhất, được đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu
mà khách hàng đưa ra. Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng được áp dụng để
đánh giá nguyên tắc này.
Nguyên tắc thứ hai: Hoạt động có hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc
này nhằm vào mục tiêu tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp
phần đạt được các mục tiêu hiệu quả về kinh tế, xã hội.
Nguyên tắc thứ ba: Hoạt động có chất lượng. Chất lượng hoạt động của
trung tâm có liên quan đến mức độ đóng góp của trung tâm vào các mục tiêu
đã đề ra như các mục tiêu về giải quyết việc làm, mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực, phát triển thị trường lao động… và rộng hơn là mức độ đóng góp
vào những tiến bộ về kinh tế - xã hội. Chất lượng hoạt động của trung tâm có
thể đo được bằng tác động lên quá trình xúc tiến việc làm, đảm bảo cung cấp
dịch vụ với giá hợp lý.
Những nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm:
Nhiệm vụ thứ nhất là hoạt động tư vấn, bao gồm: Tư vấn học nghề
cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với
khả năng và nguyện vọng; Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn
công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự
tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước; Tư vấn cho người sử dụng lao
động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử
dụng lao động và phát triển việc làm; Tư vấn về chính sách, pháp luật lao
động cho người lao động, người sử dụng lao động.
Nhiệm vụ thứ hai là giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng
và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm: Giới


8


thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển
lao động; Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện,
đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; Giới thiệu, cung ứng lao động
cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
Nhiệm vụ thứ ba là thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin
cho thị trường lao động.
Nhiệm vụ thứ tư là tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm
kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ thứ năm là hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển
từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương
khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định
của pháp luật.
Nhiệm vụ thứ sáu là tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao
động, việc làm.
Nhiệm vụ thứ bẩy là thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Nhiệm vụ thứ tám là thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định của pháp luật
Nhiệm vụ thứ chín là thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm: Trung tâm dịch vụ việc làm
được xem là công cụ đặc biệt để giải quyết việc làm, là cầu nối trung gian
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Xét ở một khía cạnh khác,
trung tâm dịch vụ việc làm vừa được coi là cung lao động, vừa được coi là
cầu lao động
Với ý nghĩa là cung lao động thì các trung tâm dịch vụ việc làm được
coi là nguồn cung cấp lao động với số lượng lớn, đa dạng và chất lượng lao



9

động tương đối đảm bảo. Lịch sử hoạt động đã nghi nhận các trung tâm hàng
năm đã cung cấp cho thị trường lao động một lực lượng lớn lao động đã được
đào tạo nghề và cũng đã thực hiện giới thiệu, cung cấp thông tin, tư vấn cho
thị trường lao động.
Với ý nghĩa là cầu lao động, các trung tâm dịch vụ việc làm đã tích cực
tham gia hoạt động tại các lĩnh vực: cung cấp thông tin, tư vấn nghề nghiệp,
tạo lập và phổ biến thông tin thị trường lao động, trợ giúp dịch chuyển lao
động, giải quyết việc làm đặc thù, tư vấn và đào tạo nghề …
Với ý nghĩa vai trò kép vừa là cung, vừa là cầu lao động, trong quá
trình hoạt động, các trung tâm dịch vụ việc làm đã đóng vai trò là một nhân tố
quan trọng trong vận hành thị trường lao động, kết nối hiệu quả người cần
việc – việc cần người, hạn chế thất nghiệp, qua đây góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội. Vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm được thể hiện
trên các nội dung sau:
Thứ nhất, góp phần tăng tính hiệu quả của thị trường lao động, rút ngắn
thời gian trong việc đáp ứng cung – cầu lao động. Giới thiệu việc làm thực
hiện nhiệm vụ cầu nối trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao
động, trực tiếp bố trí người cần tìm việc vào các công việc tìm người hiện có.
Cung cấp cho người lao động những thông tin và yêu cầu của người sử dụng
lao động về lĩnh vực mà họ cần tuyển như: những yêu cầu, đòi hỏi về trình độ
chuyên môn – kỹ thuật, số lượng cần tuyển, thời hạn hợp đồng, mức thù lao
mà người lao động có thể nhận được, chế độ bảo hiểm … qua đây giúp cho
người lao động có thể nắm bắt được tình hình và cũng giúp cho người sử
dụng lao động tuyển đúng đối tượng theo nhu cầu, đồng thời còn cung cấp
dịch vụ đào tạo nghề để tạo việc làm. Tổ chức giới thiệu việc làm giúp cho
trung tâm dịch vụ việc làm nắm và xử lý thông tin thị trường nhanh chóng,
kịp thời; dẫn dắt chắp nối thông tin cung – cầu lao động nhanh hơn, dễ dàng
hơn; góp phần làm cho thị trường lao động hoàn thiện hơn, phát triển đầy đủ

hơn và vận hành tốt hơn.


×