Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.28 KB, 4 trang )

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Võ Hồng Sơn, Nguyễn Đoàn Nam Sơn, Lê Văn Sinl, Châu Mỹ Nga
GVHD: Võ Thanh Phúc
Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM

ABSTRACT
Từ khoá: Sinningia speciose, Chrysanthemum sp. , Lilium sp. , Artemisia dracunculus, nuôi cấy mô, tạo
chồi bất định, PLB, tạo sẹo, nhân chồi bên.
GIỚI THIỆU
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một phương pháp nhân giống cây trồng và thu nhận các hợp chất thứ cấp
nhanh và hiệu quả trong điều kiện in vitro dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào đang được sử dụng
rộng rãi ở khắp các nước trên thế giới hiện nay. Trong môn học thí nghiệm công nghệ tế bào của bộ môn
Công nghệ sinh học – Khoa Kỹ thuật Hoá học - Đại học Bách Khoa Tp. HCM, chúng tôi sẽ làm thí
nghiệm trên 4 đối tượng thực vật: Tử la lan, Cúc, Ly ly và Ngải giấm. Tử la lan (Sinningia speciosa) hay
còn gọi là cây hoa chuông là một loại cây có dạng thân củ, thân thấp (12-15 cm), lá hình thuôn hoặc

oval, hoa hình chuông khá to, cây rất khoe sắc do có ít lá và nhiều hoa to nở cùng lúc. Tử la
lan được xem là loài cây trồng một năm, vì sau khi nở hoa khoảng 6-8 tuần, hoa tàn đi, cây sẽ rơi
vào trạng thái ngủ, sau một khoảng thời gian nó mới tiếp tục hồi sinh và ra hoa. Cúc
(Chrysanthemum sp.) là một trong những loại hoa trọng làm cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên
thế giới. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, hoa cúc đã được du
nhập vào ở thế kỉ XV, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao. Hoa cúc
không chỉ được ưa chuộng bởi màu sắc và hình dáng mà còn bởi đặc tính bền lâu hơn các loại
hoa khác. Ly ly (Lilium sp.) là một loại cây có hoa thân vẩy, rễ gốc to sinh trưởng khỏe là cơ
quan chủ yếu hút nước và chất dinh dưỡng chủ yếu, tuổi thọ tới 2 năm. Hoa ly ly có hình loa kèn,
nhiều màu tuỳ loài, Hoa được bày bán rộng rãi ở khắp các cửa hang hoa trên thế giới bởi vẻ đẹp
và ý nghĩa của nó. Ngải giấm (Artemisia dracunculus) hay còn gọi là Tarragon là một loại cây
thân thảo thuộc họ Cúc sống nhiều năm, cao 90 cm; thân mọc thẳng đứng, mảnh, phân nhánh. Lá
không cuống, nhẵn, nguyên hay hơi có răng, hình ngọn giáo dài 3–8 cm, rộng 2-4mm. Cụm hoa
đầu ở nách lá, cuống dài đến 1,5 cm, mảnh; bao chung cao 2mm; lá bắc dày, hoa hình ống màu
lục hay trắng, có lông. Quả bế nhẵn, dài 0,6mm. Cây ưa đất tốt, không ẩm ướt và cũng chịu được


sang. Cây có nhiều công dụng trong y học như trừ giun, khai vị, lợi tiểu, trị sung viêm,… và
trong ẩm thực thí Ngải giấm là một trong bốn loại gia vị thảo mộc chính của ẩm thực Pháp, lá
dùng làm gia vị có mùi thơm đặc trưng.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Các mẫu thực vật được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Công nghê sinh học - Đại học Bách Khoa Đại học quốc gia Tp. HCM.


Thân, lá và cuống lá 30 ngày tuổi được sử dụng làm nguyên liệu tạo chồi trực tiếp cây tử la lan. Các
mẫu thân, lá, cuống lá để tạo sẹo ở cúc; lá, vảy để tạo PLB ở ly ly và thân, ngọn để nhân chồi bên ở ngải
giấm cũng được nuôi cấy trong 30 ngày để làm nguyên liệu cho thí nghiệm.
Phương pháp
Tạo chồi bất định tử la lan
-

-

Môi trường tạo chồi là môi trường MS có bổ sung Meso inositol 100 mg/l; sucrose 30 g/l; agar
5.5 g/l; BA 2.5 mg/l; NAA 0.1 mg/l.
Điều kiện nuôi cấy: Mẫu cấy được duy trì ở nhiệt độ 25 ± 2 oC , độ ẩm 70%, điều kiện sáng 4000
lux, 12h/ngày. Mẫu cấy được theo dõi trong 4 tuần với các chỉ tiêu theo dõi :
1. Tỉ lệ mẫu cấy thân, lá, cuống lá tạo chồi sau 2,3,4 tuần nuôi cấy.
2. Số lượng chồi/mẫu cấy sau 2,3,4 tuần nuôi cấy.
3. Hình thái chồi (chiều cao, màu sắc, số lượng lá) sau 4 tuần nuôi cấy.
Các bước tiến hành cấy (thực hiện trong tủ cấy vô trùng):
1. Dùng kẹp vô trùng (khử trùng bằng cách cho đầu kẹp vào giếng khử trùng trong 2 phút trước
đó) gắp cây từ ống nghiệm chứa mẫu cho vào đĩa petri (vô trùng bằng cách hơ vành đĩa qua
đèn cồn trước đó).
2. Dùng dao cấy vô trùng (khử trùng tương tự kẹp gắp) cắt cây ra thành những mẫu như sau: 2
đoạn thân, mỗi đoạn khoảng 5-7mm (không mang chồi nách) cho vào 1 ống nghiệm chứa

môi trường; 4 đoạn cuống lá ( không lấy phần lá và chồi nách ), mỗi 2 mẫu cho vào 1 ống
nghiệm chứa môi trường; 4 mẫu lá (có thể cắt đôi lá lớn thành 4 mẫu hoặc 2 đối với lá nhỏ),
mỗi 2 mẫu cho vào 1 ống nghiệm chứa môi trường.
3. Đem mẫu đi nuôi cấy trong điều kiện trên và theo dõi các chỉ tiêu trong 4 tuần nuôi.
Tạo sẹo cúc :

-

-

Môi trường tạo sẹo là môi trường MS có bổ sung Meso inositol 100 mg/l; sucrose 30 g/l; agar 5.5
g/l; BA 2 mg/l; 2,4-D 2 mg/l.
Điều kiện nuôi cấy: Mẫu cấy được duy trì ở nhiệt độ 25 ± 2 oC , độ ẩm 70%, điều kiện sáng 4000
lux, 12h/ngày. Mẫu cấy được theo dõi trong 3 tuần với các chỉ tiêu theo dõi :
1. Tỉ lệ mẫu thân, lá, cuống lá tạo sẹo sau 1,2,3 tuần nuôi cấy.
2. Hình thái mô sẹo sau 1,2,3 tuần nuôi cấy.
3. Trọng lượng tươi mô sẹo sau 3 tuần nuôi cấy.
Các bước tiến hành cấy:
1. Dùng kẹp vô trùng (khử trùng bằng cách cho đầu kẹp vào giếng khử trùng trong 2 phút trước
đó) gắp cây từ ống nghiệm chứa mẫu cho vào đĩa petri (vô trùng bằng cách hơ vành đĩa qua
đèn cồn trước đó). Nếu cây quá dài có thể dùng kéo vô trùng (khử trùng tương tự kẹp gắp)
cắt cây thành từng đoạn nhỏ khi kéo cây ra.
2. Tiếp tục dung kéo vô trùng cắt cây ra thành những mẫu như sau: 2 đoạn thân, mỗi đoạn
khoảng 5-6mm (không mang chồi nách) cho vào 1 ống nghiệm chứa môi trường; 4 đoạn
cuống lá ( không lấy phần lá và chồi nách ), mỗi 2 mẫu cho vào 1 ống nghiệm chứa môi
trường; 4 mẫu lá (có thể cắt đôi lá lớn thành 4 mẫu hoặc 2 đối với lá nhỏ), mỗi 2 mẫu cho
vào 1 ống nghiệm chứa môi trường.
3. Đem mẫu đi nuôi với điều kiện trên và theo dõi các chỉ tiêu trong 3 tuần nuôi.
Tạo PLB ly ly :



-

-

Môi trường tạo PLB là môi trường MS có bổ sung Meso inositol 100 mg/l; sucrose 30 g/l; agar
5.5 g/l; BA 0.5 mg/l; NAA 0.5 mg/l.
Điều kiện nuôi cấy: Mẫu cấy được duy trì ở nhiệt độ 25 ± 2 oC , độ ẩm 70%, điều kiện sáng 4000
lux, 12h/ngày. Mẫu cấy được theo dõi trong 3 tuần với các chỉ tiêu theo dõi :
1. Tỉ lệ mẫu cấy vảy và lá tạo PLB sau 1,2,3 tuần nuôi cấy.
2. Trọng lượng tươi và mày sắc PLB sau 3 tuần nuôi cấy.
Các bước tiến hành cấy:
1. Dùng kẹp vô trùng (khử trùng bằng cách cho đầu kẹp vào giếng khử trùng trong 2 phút trước
đó) gắp cây từ ống nghiệm chứa mẫu cho vào đĩa petri (vô trùng bằng cách hơ vành đĩa qua
đèn cồn trước đó).
2. Dùng dao cấy vô trùng (khử trùng tương tự kẹp gắp) cắt cây ra thành những mẫu như sau: 4
mẫu vảy (mỗi vảy có thể cắt đôi dược 2 mẫu), mỗi 2 mẫu cho vào 1 ống nghiệm chứa môi
trường; 6 mẫu lá, mỗi mẫu dài khoảng 5-6 mm, mỗi 2 mẫu cho vào 1 ống nghiệm chứa môi
trường.
3. Đem mẫu đi nuôi trong điều kiện trên và theo dõi mẫu trong 3 tuần.
Nhân chồi bên ngải giấm:

-

-

Môi trường tạo chồi là môi trường MS có bổ sung Meso inositol 100 mg/l; sucrose 30 g/l; agar
5.5 g/l; BA 0.1 mg/l.
Điều kiện nuôi cấy: Mẫu cấy được duy trì ở nhiệt độ 25 ± 2 oC , độ ẩm 70%, điều kiện sáng 4000
lux, 12h/ngày. Mẫu cấy được theo dõi trong 2 tuần với các chỉ tiêu theo dõi :

1. Tỉ lệ mẫu cấy tạo chồi sau 1,2 tuần nuôi cấy.
2. Số lượng chồi/mẫu cấy sau 1,2 tuần nuôi cấy.
3. Hình thái chồi/cây (chiều cao, màu sắc, số đốt thân, số lượng lá, chiều dài lá) sau 2 tuần nuôi
cấy.
Các bước tiến hành cấy :
1. Dùng kẹp vô trùng (khử trùng bằng cách cho đầu kẹp vào giếng khử trùng trong 2 phút trước
đó) gắp cây từ ống nghiệm chứa mẫu cho vào đĩa petri (vô trùng bằng cách hơ vành đĩa qua
đèn cồn trước đó). Nếu cây quá dài có thể dùng kéo vô trùng (khử trùng tương tự kẹp gắp)
cắt cây thành từng đoạn nhỏ khi kéo cây ra.
2. Tiếp tục dùng kéo cắt 4 đoạn thân khoảng 1-1.5 cm mang chồi nách và 1 đoạn mang chồi
ngọn, mỗi đoạn cắm vào 1 ống nghiệm theo chiều thẳng đứng sao cho nách lá nằm ngoài môi
trường ( có thể cấy 5 mẫu thân ).
3. Đem mẫu đi nuôi ở điều kiện trên và theo dõi các chỉ tiêu trong 2 tuần nuôi cấy.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tạo chồi bất định tử la lan
Với nồng độ chất điều hoà sinh trưởng auxin (BA) : cytokinin (NAA) = 25 >> 1 thì khả năng tạo chồi
bất định của các mẫu tử la lan là rất cao. Tuy nhiên kết quả thu được sau 4 tuần nuôi cấy của tất cả các
mẫu chỉ là 100% tạo sẹo. Một số mẫu còn chuyển sang màu vàng thiếu sức sống. Nguyên nhân có thể là
do trong quá trình cấy, kẹp và dao cấy còn quá nóng làm mẫu bị thương quá nặng, khả năng phục hồi và
tái sinh kém, chậm. Mặt khác, thời gian 4 tuần có thể chưa đủ để mẫu tạo chồi từ mô sẹo đã hình thành.


Hình: Mẫu lá ngả vàng sau
4 tuần nuôi cấy.

Hình: Mô sẹo ở các mẫu theo thứ tự 4 mẫu lá, 4 mẫu cuống lá

2 mẫu thân.


Tổng kết với kết quả của cả nhóm, ta có được tỉ lệ tạo chồi như sau: mẫu thân 37,5% với 1 chồi/mẫu;
mẫu lá 18,75% với 1,5 chồi/mẫu; mẫu cuống lá 6,25% tạo chồi với 4 chồi/mẫu.



×