Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.77 KB, 9 trang )

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Thị Thu Trinh, Đỗ Thị Xuân Uyên, Phùng Thị Cẩm Thu, Nguyễn Thị Thơm
Võ Thanh Phúc
Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh

ABSTRACT: In the study, we conducted the technique of tissue culture on 4 subjects Lilium, Sinningia
speciosa, Artemisia. Althought, we investigated the effect of plant growth regulators on plants. The environment of
each species is supplemented with different concentrations of BA and NAA or 2,4D , in which one PGR is kept
constant whereas the other varies. The requirement for each experiment on those plants are also unique. The effects
of the plant growth regulator on particular types of specimen of each species are recorded. To S.Speciosa, the
probable best PGR concentration is BA 2.5mg/l : NAA 0.1 mg/l for the stem sample and BA 1mg/l: NAA 0.1mg/l for
the leaf sample. To Chrysanthenum sp, the best result is obtained at BA 2mg/l and 2,4-D 1.5mg/l in darkness. To
Lilium sp, 0.5mg/l of BA and 0.5mg/l of NAA gives the best PLBs formation ratio. To Tarragon, The highest shoot
and root is formed at the explant with no BA whereas the highest shoot induction ratio is obtained at 0.1 mg/l BA.
KEYWORK: in vitro, Tử La Lan, Cúc, Ngải Giấm, Ly Ly, Lilium SP, Sinningia speciosa, Chrysanthemum,
Artemisia Dracunculus
Abbreviation: MS: Murashige-Skoog medium, PLB protocorm-like body, PGR: plant growth hormone
Mở đầu
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp nhân giống cây trồng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật có vai trò rất lơn trong nhân giống cây trồng, bảo vệ các loài thựcTr vật quý hiếm, lai
tạo giống mới, thu nhận hợp chất thứ cấp. Trong môn thí nghiệm công nghệ tế bào của bộ môn Công nghệ Sinh học
– Khoa Kỹ thuật Hóa học- Trường Đại học Bách khoa. Chúng tôi làm thí nghiệm trên 4 loài thực vật đó là cây Tử La
Lan (Sinningia speciosa) , Cúc (Chrysanthemum sp), Ly Ly( Lilium Sp.), Ngải Giấm( Artemisia Dracunculus). Tử
La Lan(Sinningia speciosa) còn có tên khoa học là Gloxinia speciosa, hay còn có tên khác là hoa Thánh, Mõm Chó
Biển, Đại Nhâm Đồng, Hồng Xiêm, Phú Quý. Cây có nguồn gốc từ Brazin. Tử La Lan là một trong những loài cây
nổi bật khi để trong nhà, cánh hoa mềm mượt như nhung, có nhiều màu sắc như tím, trắng, đỏ, hồng,... Cây có dạng
thân củ, khá thấp(12-15 cm) lá cây có hình oval, hoa hình chuông khá to. Tử La Lan trong tình yêu nó ý nghĩa biểu
tượng là tình cảm đôi lứa nồng nàn bền lâu. Tử La Lan được xem như loài cây trồng một năm vì sau khi nở hoa
khoảng 6-8 tuần hoa sẽ toàn và rơi vào trạng thái ngủ, sau một khoảng thời gian cây sẽ nảy mầm lại và tiếp tục ra
hoa. Cúc(Chrysanthemum sp.) nằm trong số hơn 10000 loài hoa cúc khác nhau trên thế giới, là một loại cây nhỏ,
toàn thân có lông trắng, mềm. Mép lá có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng mốc. Hoa ra ở


đầu cành hoặc kẽ lá và có đường kính từ 2.5 đến 5 cm, hoa có màu trắng đẹp. Do đặc tính và khả năng thích nghi
nên cây có thể được trồng quanh năm. Ly Ly (Lilium Sp) có nguồn gốc từ các nước Trung Quốc, Bắc Mĩ, Nhật Bản
và Châu Âu. Ly Ly mang ý nghĩa của Sắc đẹp, đức hanh, thanh cao, quý phái, kiêu hãnh, tượng trương cho sự trong
trắng, lòng chung thủy và sự cao thượng, cây có tính dược liệu và hương liệu. Thông thường cây hoa Ly có thân
hình trụ, không lông, lá xoắn mọc thành dãy, ít khi mọc thành vòng tròn, phiến lá hình mác hoặc hình sợi. Lá không
cuống hoặc có cuống ngắn , vành lá nguyên vẹn. Hoa Ly to, mọc đơn lẻ, có loài mọc thành cụm, hoa có nhiều màu
như trắng, vàng, hồng, đỏ. Cây có đặc tính ưa mát, chịu rét, sinh trưởng tốt trong môi trường đất có tính acid, giàu
mùn và khô ráo. Ngải Giấm( Artemisia Dracunculus) hay còn gọi là Ngải Thơm, Thanh Thảo Lá Hẹp, Thanh Cao
Rồng. Ngải Giấm là một loại cây thân thảo, cao khoảng 90 cm, thân mọc thẳng đứng, mảnh, phân nhánh. Lá Ngải
Giấm không có cuống, nhẵn, nguyên hoặc có răng, lá hình ngọn giáo dài 3-8 cm, rộng 2-4 cm. Hoa Ngải Giấm ra
theo cụm ở nách lá, cuống hoa dài khoảng 1.5 cm, mảnh, bao chung cao khoảng 2 cm. Hoa hình ống có màu lục
hoặc trắng, có lông. Cây Ngải Giấm ưa đất tốt, chịu sáng tốt. Cây phân bố chủ yếu ở Nam Âu, Ấn Độ, Trung Quốc,
Mông Cổ, Siberia. Cây chủ yếu được dùng để làm gia vị.
Vật liệu và phương pháp


Vật liệu
Mẫu
Các mẫu thực vật được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học – Khoa Kĩ thuật Hóa học –
Trường Đại học Bách khoa – Đại học QG TP.HCM. Thân, lá, cuống lá Thân, lá, cuống lá được sử dụng để tạo trực
tiếp chồi cây được sử dụng để nhân chồi bên ở cây Ngải Giấm. Các mẫu thực vật phòng thí nghiệm cung cấp đều ở
30 ngày tuổi để làm nguyên liệu cho thí nghiệm.
Phương pháp
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
Thao tác cấy được thực hiện ở trong tủ vô trùng, trước khi cấy đèn UV được bật trong 30 phút và để chờ
15 phút trước khi cấy. Đối với người thực hiện thao tác cấy thì cần rửa sạch tay đến quá khủy tay bằng xà phòng và
lau tay bằng cồn 70o trước khi tiến hành thao tác cấy. Các dụng cụ mang vào tủ cấy đều phải được lau bằng cồn để
đảm bảo môi trường vô trùng trong tủ cấy và khi cấy các thao tác đều phải thực hiện trong tủ cấy.
Tạo chồi bất định cây Tử La Lan
Môi trường tạo chồi là môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật gồm BA 2.5

mg/ml , NAA 0.1 mg/ml. Môi trường được pha vừa đủ và cho vào các ống nghiệm, sau đó bịt miệng ống nghiệm lại
và đem hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 15 phút. Thao tác tiến hành tạo chồi bất định cây Tử La Lan được
thực hiện trong tủ cấy vô trùng, hơ qua lửa đĩa Petri để diệt trùng các tế bào vi sinh và bào tử, dùng một đĩa Petri để
gác kẹp và dao, một đĩa còn lại để đựng mẫu và xử lý mẫu. Kẹp và dao trước khi sử dụng phải đưuọc đốt bằng cồn
ba lần, trong quá trình cấy thì kẹp và dao chỉ cần đốt bằng cồn một lần trước khi tiếp tục cấy. Hoặc có thể sử dụng
giếng khử trùng bằng cách cắm dụng cụ vào giếng trong thời gian hai phút để khử trùng. Đầu tiên, lấy ống giống,
nắp và hơ lửa ở miệng ống nghiệm, sau đó dùng kẹp lấy cây Tử La Lan ra khỏi ống nghiệm và đặt vào đĩa Petri,
dùng dao cắt lá thành những mẫu có cạnh khoảng 0.5x0.5 cm và chuẩn bị bốn mẫu lá, tương tự với bốn mẫu cuống
lá cắt các đoạn khoảng 0.5cm nhưng không được chứa chồi nách và không lấy phần tiếp giáp giữa lá và cuống lá và
cuối cùng lấy 2 mẫu thân không chứa chồi nách. Dùng kẹp gắp từng mẫu vào các ống nghiệm chứa môi trường đã
chuẩn bị sẵn. Với mỗi ống chứa hai mẫu, năm ống gồm hai ống chứa mẫu lá, hai ống chứa mẫu cuống lá và một ống
chứa thân. Sau khi cấy mẫu, hơ qua lửa và bịt đầu ống lại để tránh bị nhiễm nấm và mốc. Cột năm ống mẫu lại thành
bó, sau đó để trên kệ và theo dõi sự phát triển của mẫu cấy. . Lưu ý nên thường xuyên đổi kẹp để giảm khả năng
nhiễm trong quá trình nuôi cấy, vì thế nên sau khi lấy mẫu ra và cắt mẫu thì nên đổi một lần, khi cho mẫu vào ống
nghiệm nên đổi kẹp sau mỗi hai ống.
Điều kiện cho cho sự phát triển của mẫu cấy. Điều kiện phòng thí nghiệm bao gồm nhiệt độ là 25 +2oC,
độ ẩm là 70%, cường độ chiếu sáng là 4000 lux với thời gian chiếu sáng là 12h/ngày. Mẫu cấy được theo dõi trong
bốn tuần.
Tạo sẹo Cúc
Môi trường tạo sẹo là môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật bao gồm BA 2
mg/l, 2-4D 2.5 mg/l. Môi trường pha vừa đủ và cho vào các ống nghiệm, sau đó bịt miệng ống lại và mang đi hấp ở
121oC trong thời gian 15 phút. Thao tác tiến hành tạo sẹo Cúc được tiến hành trong tử cấy vô trùng, hơ qua lửa đĩa
Petri để diệt các tế bào vi sinh và bào tử, dùng một đĩa để gác kẹp và kéo, đĩa còn lại dùng để chứa mẫu và xử lý
mẫu. Kẹp và kéo trước khi sử dụng phải đốt bằng cồn ba lần, sau đó chỉ cần đốt một lần trước khi sử dụng. Hoặc có
thể sử dụng giếng khử trùng bằng cách cắm dụng cụ vào trong hai phút để khử trùng. Đầu tiên, lấy ống giống, mở
nắp và hơ qua lửa ở miệng ống nghiệm, sau đó dùng kẹp lấy cây Cúc ra khỏi ống nghiệm và đặt vào đĩa Petri, dùng
kéo cắt cây thành các phần lá, cuống lá và thân riêng biệt. Bao gồm gồm bốn mẫu lá kích thước 0.5x0.5 cm, bốn
mẫu cuống lá kích thước 0.5 cm và hai mẫu thân không chứa chồi kích thước 0.5 cm. Dùng kẹp gắp từng mẫu vào
các ống chứa môi trường đã chuẩn bị sẵn. Với mỗi ống chứa hai mẫu, năm ống gồm hai ống chứa mẫu lá, hai ống
chứa mẫu cuống lá và một ống chứa mẫu thân. Sau khi cấy thì hơ qua lửa và bịt đầu ống lại để tránh bị nhiễm nấm

và mốc. Cột năm ống lại thành một bó rồi bỏ trong hộp tối để tạo môi trường tối cho mẫu và theo dõi sự phát triển


của mẫu cấy. Lưu ý nên thường xuyên đổi kẹp để giảm khả năng nhiễm trong quá trình nuôi cấy, vì thế nên sau khi
lấy mẫu ra và cắt mẫu thì nên đổi một lần, khi cho mẫu vào ống nghiệm nên đổi kẹp sau mỗi hai ống.
Điều kiện cho sự phát triển của mẫu cấy trong phòng thí nghiệm là, độ ẩm 70%, nhiệt độ 25+2oC, để
trong điều kiện không có ánh sáng. Mẫu cấy được theo dõi trong thời gian là 3 tuần.
Tạo PLB Ly Ly
Môi trường tạo PLB là môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật bao gồm BA 0.6
mg/l và NAA 0.5 mg/ml. Môi trường pha vừa đủ và cho vào các ống nghiệm, sau đó bịt miệng ống lại và mang đi
hấp ở 121oC trong thời gian 15 phút. Thao tác tiến hành tạo PLB Ly Ly được tiến hành trong tủ cấy vô trùng, hơ qua
lửa đĩa Petri để diệt toàn bộ tế bào vi sinh và bảo tử, một đĩa để gác kẹp và dao, đĩa còn lại dùng để chứa mẫu và xử
lý mẫu. Kẹp và dao trước khi sử dụng phải đốt bằng cồn ba lần, sau đó chỉ cần đốt một lần trước khi dùng cho lần
tiếp theo. Hoặc có thể sử dụng giếng khử trùng để khử trùng dụng cụ bằng cách cắm dụng cụ vào giếng trong hai
phút để khử trùng dụng cụ. Đầu tiên, lấy ống giống Ly Ly và mở nắp, hơ qua lửa miệng ống rồi dùng kẹp lấy cây Ly
Ly ra và bỏ vào đĩa Petri. Dùng dao cắt lá và các vảy ra thành các mẫu có kích thước 0.5x0.5 cm. Cắt ra tổng cộng 6
mẫu lá Ly Ly và bốn mẫu vảy Ly Ly. Dùng kẹp gắp từng mẫu cho vào các ống chứa môi trường đã chuẩn bị sẵn.
Với mỗi ống chứa hai mẫu, tổng cộng có năm ống gồm 3 ống chứa mẫu lá và hai ống chứa mẫu vảy. Sau khi cấy thì
hơ qua lửa và bịt đầu ống lại để tránh mẫu cấy bị nhiễm nấm và mốc. Cột năm ống lại và để trên giá để theo dõi sự
phát triển của mẫu cấy. Lưu ý nên thường xuyên đổi kẹp để giảm khả năng nhiễm trong quá trình nuôi cấy, vì thế
nên là sau khi lấy mẫu ra và cắt mẫu thì nên đổi một lần, khi cho mẫu vào ống nghiệm nên đổi kẹp sau mỗi hai ống.
Điều kiện nuôi cấy tạo PLB Ly Ly là môi trường trong phòng thí nghiệm với các điều kiện về độ ẩm là
70%, nhiệt độ 25+2oC, điều kiện chiếu sáng là 4000 lux với thời gian là 12h/ngày. Mẫu cấy được theo dõi trong thời
gian là 3 tuần.
Tạo chồi từ chồi bên cây Ngải Giấm
Môi trường tạo chồi là môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật bao gồm BA
0.15 mg/l. Môi trường pha vừa đủ và cho vào các ống nghiệm, sau đó bịt miệng ống lại và mang đi hấp ở 121oC
trong thời gian 15 phút. Thao tác tiến hành tạo chồi của chồi bên cây Ngải Giấm được tiến hành trong tủ cấy vô
trùng, hơ qua lửa đĩa Petri để diệt toàn bộ tế bào vi sinh và bảo tử, một đĩa để gác kẹp và kéo, đĩa còn lại dùng để
chứa mẫu và xử lý mẫu. Kẹp và keo trước khi sử dụng phải đốt bằng cồn ba lần, sau đó chỉ cần đốt một lần trước khi

dùng cho lần tiếp theo. Hoặc có thể sử dụng giếng khử trùng để khử trùng dụng cụ bằng cách cắm dụng cụ vào
giếng trong hai phút để khử trùng dụng cụ. Đầu tiên, lấy ống giống chứa cây Ngải Giấm, mở nắp và hơ qua lửa.
Dùng kẹp kéo cây Ngải Giấm lên cho đến khi ngọn cây ra khỏi miệng ống nghiệm từ hai đến ba đốt rồi dùng kéo cắt
ngọn và hứng mẫu vào trong đĩa Petri. Tiếp tục dùng kẹp kéo cây ra cho đến khi đoạn thân ra khỏi miệng ống từ ba
đến bốn đốt, dùng kéo cắt thân cây thành các mẫu và hứng vào đĩa Petri, mỗi mẫu có chứa từ hai đến ba đốt thân.
Tiếp tục làm cho đến khi đủ năm mẫu cây Ngải Giấm. Dùng kẹp gắp từng mẫu cắm vào môi trường, lưu ý không
cắm phần ngọn xuống dưới mà cắm phần gốc xuống. Mỗi ống chỉ cắm một mẫu. Sau khi cấy thì hơ qua lửa và bịt
ống lại để tránh bị nhiễm nấm và mốc. Sau khi cấy xong, cột năm ống lại và để trên giá để theo dõi sự phát triển của
mẫu cấy. Lưu ý nên thường xuyên đổi kẹp để giảm khả năng nhiễm trong quá trình nuôi cấy, vì thế nên sau khi lấy
mẫu ra và cắt mẫu thì nên đổi một lần, khi cho mẫu vào ống nghiệm nên đổi kẹp sau mỗi hai ống.
Điều kiện nuôi cấy tạo chồi của chồi bên cây Ngải Giấm là môi trường trong phòng thí nghiệm với các điều kiện về
độ ẩm là 70%, ánh sáng là 4000 lux với thời gian chiếu sáng là 12h/ngày, nhiệt độ trong phòng thí nghiệm là
25+2oC.
Kết quả và bàn luận
Thu mẫu cây Tử La Lan
Kết quả
Sau hai tuần nuôi cấy, các mẫu lá đều có hiện tượng trương lên, kích thước to hơn so với lúc cấy và hai
mẫu lá bị đen ở vết thương của mẫu cấy. Còn các mẫu cuống lá đều không thay đổi về kích thước và bị đen ở hai


đầu mẫu. Hai mẫu thân có sự trái ngược nhau, một mẫu không thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc còn
mẫu thân còn lại thì có hiện trượng trương lên, kích thước lớn hơn so với lúc mới cấy.
Sau ba tuần nuôi cấy, các mẫu lá đều trương lên và phát triển về kích thước, các mẫu đều đã tạo mô sẹo ở
vết thương và có một mẫu đã tạo chồi bất định ở mô sẹo của mẫu lá. Bốn mẫu cuống lá đều không thay đổi về kích
thước và hình dạng so với sau hai tuần nuôi cấy, các mẫu cuống lá đều bị đen ở hai đầu mẫu. Hai mẫu thân vẫn có sự
trái ngược nhau, một mẫu không phát triển, một mẫu có sự phát triển và tạo mô sẹo ở hai đầu vết thương của mẫu.
Sau bốn tuần nuôi cấy, chúng tôi tiến hành thu mẫu. Lấy mẫu ra khỏi ống môi trường, sau đó tiến hành
đếm số lượng chồi, đo kích thước, màu sắc và số lượng lá của mỗi mẫu. Số liệu được thể hiện ở bảng dưới đây.

Mẫu



Mẫu số
1

Số chồi/mẫu
5

Kích thước (mm)
Số lá
Màu sắc
3
2
Xanh nhạt
2.5
2
Xanh nhạt
2
2
Xanh nhạt
1
1
Xanh nhạt
3
2
Xanh nhạt
2
1
6
7

Xanh nhạt
3
2
4
2
Xanh nhạt
3
4
Xanh nhạt
4
0
0
0
Cuống
1
0
0
0
2
0
0
0
3
0
0
0
4
0
0
0

Thân
1
2
3
4
Xanh nhạt
3
3
Xanh nhạt
2
0
0
0
Bảng 1: Sự tái sinh chồi trực tiếp của cây Tử La Lan sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BA và NAA

Thu mẫu Tử La Lan ta có, bốn mẫu lá đều tạo mô sẹo nhưng chỉ có ba mẫu là tạo chồi bất định, bốn mẫu
cuống lá không tạo sẹo và chồi bất định, hai mẫu thân thì có một mẫu tạo sẹo và chồi bất định nhưng mẫu còn lại thì
không tạo sẹo và chồi bất định.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ tạo chồi khi thay đổi nồng
độ(BA: 1, 1.5, 2, 2.5 và NAA 0.1 (mg/l))

Biểu đồ 2: Tỉ lệ số chồi/ số mẫu của cây Tử La
Lan

Bàn luận
Từ bảng 1, ta thấy tỉ lệ ra chồi ở mẫu lá cao hơn so với các mẫu khác. Chứng tỏ môi trường nuôi cấy sử
dụng để tạo chồi bất định phù hợp với mẫu cấy lá. Ngoài ra do mẫu lá có kích thước lớn, diện tích tiếp và diện tích
vết thương hở lớn hơn so với các mẫu còn lại nên tăng khả năng trao đổi chất, kchs thích tế bào phân chia phản phân
hóa tạo thành mô sẹo. Từ đó kích thích tạo chồi bất định trên mẫu cấy. Đối với các mẫu cuống lá, tôi thấy không có
sự thay đổi về kích thước và hình dạng mẫu cấy, hai đầu mẫu cấy bị đen nên có thể khẳng định là các mẫu không

phát triển. Nguyên nhân các mẫu cuống lá không phát triển là do môi trường MS có chứa các chất điều hòa sinh
trưởng với nồng độ không phù hợp cho mẫu cuống lá phát triển, ngoài ra còn có nguyên nhân khác là do mẫu cấy
quá nhỏ nên khả năng sống sót của mẫu giảm đi. Dẫn tới các mẫu không thể trao đổi chất với môi trường và chết.


Với mẫu thân, mẫu có diện tích tiếp xúc lớn nên khả năng trao đổ chất với môi trường tăng, từ đó mẫu thân phát
triển và tạo chồi, còn với mẫu thân nhỏ hơn nên khả năng trao đổi chất kém hơn, mẫu không phát triển được. Từ đó
kết luận môi trường thích hợp cho mẫu đó là mẫu lá.
Từ biểu đồ 1 và 2 tôi có nhận xét như sau. Ở biểu đồ 1, nhìn chung tỉ lệ tạo chồi ở thân giảm dần khi tăng
nồng độ BA trừ nhóm 3 không tạo chồi, tỉ lệ tạo chồi ở lá giảm dần nhưng ở nhóm 4 lại có tỉ lệ tạo chồi cao hơn
nhóm 3, tỉ lệ tạo chồi ở mẫu cuống lá tăng dần nhưng ở nhóm 3 lại không có mẫu nào tạo chồi. Ở biểu đồ 2, tôi có
nhận xét sau, tỉ lệ số chồi trên mẫu cấy giảm dần nhưng nhóm 4 lại có tỉ lệ số chồi cao hơn các nhóm còn lại.
Khi cấy, có thể do thao tác của người cấy làm vết thương quá lớn khiến mẫu không thể tự phục hồi lại
được hoặc do mẫu cấy quá nhỏ nên mẫu không thể phát triển là những nguyên nhân có thể khiến mẫu không tạo
phát triển tạo chồi bất định. Ngoài ra khi cấy, kích thước của các mẫu cũng không giống nhau cũng là một nguyên
nhân dẫn đến sai số. Khi cấy mẫu thân, có thể do đoạn thân quá nhỏ nên người cấy cắt luôn đoạn thân có chứa chồi
bên nên khi phát triển sẽ có chồi bên nằm trong số các chồi bất định làm ảnh hưởng đến kết quả. Các nguyên nhân
kể trên là các yếu tố làm ảnh hưởng tới kết quả và bảng số liệu.
Nguyên nhân tạo chồi bất định là do Do sự đáp ứng kích thích bởi PGRs ngoại mô khác nhau trên các loại
mẫu cấy mà cơ bản do sự khác nhau về loại tế bào, cấu trúc mô, nồng độ dinh dưỡng và chất điều hòa . Với mẫu lá,
cấu trúc phiến mỏng khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng và PGRs là tốt nhất .Với mẫu cuống, sự tăng sinh hoàn
toàn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng ngoại mô. Mẫu thân với loại tế bào cấu trúc cho mạch dẫn nên cần tỷ lệ
cytokinin/auxin cao cho sự kích thích tạo chồi

Hình 1: Tử La Lan sau 4 tuần nuôi cấy

Tạo sẹo Cúc
Sau một tuần nuôi cấy, các mẫu Cúc đều không có sự thay đổi nào về màu sắc, hình dạng và kích thước.
Sau hai tuần nuôi cấy, có một mẫu lá tăng lên về kích thước, không có sự thay đổi nào khác về màu sắc và
hình dạng của các mẫu còn lại.

Sau ba tuần, chúng tôi tiến hành thu mẫu. Lấy mẫu ra khỏi ống nghiệm, sau đó tiến hành cân mẫu để xác
định trọng lượng của mô sẹo.

Mẫu
Số mẫu tạo sẹo
Khối lượng trung bình của mẫu(g)

4
0.020975
Thân
2
0.01435
Cuống lá
3
0.0035
Bảng 2: Sự tạo sẹo của cây Cúc sau ba tuần nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung BA và 2,4-D


Thu mẫu Cúc ta có, bốn mẫu lá đề tạo sẹo, cả hai mẫu thân đều tạo sẹo nhưng chỉ có ba mẫu cuống lá tạo
sẹo
Thảo luận
Biểu đồ 3: Tỉ lệ tạo sẹo của cây Cúc khi thay
đổi nồng độ 2,4-D 1 1,5 2 2,5 (mg/l) và BA 2
(mg/l)

Hình 2: Mẫu cây Cúc sau 3 tuần nuôi cấy
So sánh giữa để trong tối và để ngoài sáng thì các mẫu để trong tối có khả năng tạo sẹo tốt hơn. Nhìn
chung tỉ lệ tạo sẹo giữa các nhóm đều ở mức cao. Khối lượng sẹo không chính xác do cân cả khối lượng mẫu, trong
khi tỉ lệ mô sẹo trong mẫu rất ít so với mẫu nên khối lượng mô sẹo không được chính xác.
Thông thường sự tạo mô sẹo diễn ra tốt hơn trong tối[1]. Các mẫu cấy trong sáng có khối lượng tươi lớn

hơn trong tối do có khả năng quang hợp một phần. Đồng thời trong tối, diệp lục tố bị phá hủy và mẫu bị cháy đi 1
phần.
Biểu đồ 4: Khối lượng mô sẹo Cúc

Tạo PLB Ly Ly
Sau ba tuần nuôi cấy, lấy mẫu ra và xác định tỉ lệ tạo PLB và tạo chồi nếu có
Mẫu

Vảy

Số mẫu
Số mẫu tạo PLB
6
0
4
4
Bảng 3: Sự tạo PLB của cây Ly Ly sau ba tuần nuôi cấy trên môi trường MS có bỏ sung BA và NAA
Thu mẫu Ly Ly ta có, cả 6 mẫu lá đều không tạo PLB, cả bốn mẫu vảy đều tạo PLB

Thảo luận
Mẫu lá của tôi không tạo PLB mà chỉ có các mẫu vảy của tôi tạo PLB. Dựa vào biểu đồ 4 cho thấy tỉ lệ
tạo PLB ở lá giảm dần và tỉ lệ tạo PLB ở vảy tăng dần.
Nguyên nhân là do theo nghiên cứu của Nhut et al[2], nồng độ TDZ=0.5 và NAA=0.2 mg/l (tỳ lệ C/A=2.5)
cho 23 PLB trên 1 mẫu cấy. Người ta cũng đã chứng minh nếu dùng TDZ:NAA với ty lệ 1:1 về SỐ MOL với nồng
độ mol khoảng 1 mM thì thu được lượng PLB cao nhất [3]. Tuy ở nhóm 3 tỷ lệ số mol BA:NAA ở đây là nhưng
khoảng nồng độ mol là 2 nên có thể không phải tối ưu nhất cho sự tạo PLB


Hình 3: Mẫu Ly Ly sau ba tuần nuôi cấy
Biểu đồ 5: Tỉ lệ tạo PLB của cây Ly Ly khi thay đổi

nồng độ BA 0,3 0,4 0,5 0,6 (mg/l) và NAA 0,5
Tạo chồi của chồi bên cây(mg/l)
Ngải Giấm
Sau hai tuần nuôi cấy, tiến hành thu mẫu và xác định só lượng chồi trên một mẫu và hình thái cảu chồi.
Mẫu
Ngọ
n

Thân
Thân
Thân
Thân

Chồi số Màu sắc
Chiều cao(cm) Số lá
Số đốt
Kích thước lá(đo từ dưới lên) (cm)
1
Xanh
0.8
4
2
0.6, 0.9, 0.4, 0.3
2
Xanh
0.4
0
0
3
Xanh

0.3
0
0
4
Xanh
0.3
0
0
1
Xanh
0.8
9
3
0.5, 0.8, 1, 0.6, 0.3, 0.4, 1.2, 1, 0.8
2
Xanh
0.6
0
0
1
Xanh
0.8
5
4
0.9, 0.7, 1.1, 1.1, 0.8
2
Xanh
0.6
5
2

0.7, 1, 1.2, 1.2, 1
1
Xanh
0.8
5
4
0.7, 0.5, 1.2, 1.2, 0.7
2
Xanh
0.7
6
3
0.7, 0.8, 1.3, 1.4, 0.9, 0.7
1
Xanh
0.7
6
3
0.2, 0.2, 0.8, 1.1, 1.2, 1.0
2
Xanh
0.6
6
3
0.4, 0.4, 1.2, 1.2, 1.3, 1.1
Bảng 4: Sự hình thành chồi của chồi bên cây Ngải Giấm trên môi trường MS có chứa BA
Sau khi thu mẫu Ngải Giấm ta có tất cả các mẫu đều tạo chồi, không có mẫu nào tạo rễ.

Thảo luận Dựa vào biểu đồ 6 cho thấy tỉ lệ tạo chồi cao nhất khi BA nằm trong khoảng 0,05 và 0,1 mg/l.
Bảng 4 cho thấy tất cả các mẫu đều ra chồi.

Theo kết quả trên, có vẻ nồng độ cytokinin ngoại sinh có tác động đối kháng tác dụng với auxin: Ngăn ưu
thế đỉnh, tăng sự ra chồi bên, cản sự ra rễ. Nhiều tài liệu hợp thức cũng khẳng định tác dụng đó[4]. Nồng độ cytokinin
cần cho sự tăng sinh chồi phụ thuộc vào loại mẫu cấy và độ tuổi cây mẹ. Mẫu cấy càng già, nồng độ cytokinin cần
cho sự phát sinh hình thái càng nhiều.Với nồng độ cytokinin quá cao thì kích thích sự ra rất nhiều chồi nhỏ nhưng
không thể kéo dài, hoặc làm cho lá bị biến dạng hoặc làm cho chồi chứa nước.[1]


Biểu đồ 6: Tỉ lệ tạo chồi của cây Ngải Giấm khi thay đổi
Kếtnồng
luậnđộ BA 0 0,05 0,1 0,15 (mg/l)

Hình 4: Mẫu Ngải Giấm sau 2 tuần nuôi cấy

BA=2.5 mg/l với nồng độ NAA là 0.1 mg/l thì thích hợp nhất trong việc tăng sinh chồi bất định ở tử la lan
trong khi để thúc đẩy ra sẹo ở cây Cúc tốt cần nuôi cấy trong tối với nồng độ chất điều hòa tốt cho việc tạo mẫu là
BA 2mg/l và 2,4-D là 1,5 mg/l. PLB được tạo từ vảy của Ly Ly phát triển tối ưu khi BA =0.5 mg/l với NAA là 0.5
mg/l . Đối với ngải giấm, muốn mẫu cấy phát triển cao thì không cần bổ sung PGR nhưng đễ kích ứng ra chồi bên
nhiều, BA 0.1 mg/l là tốt nhất. Kết quả này chưa phải là tối ưu do mới chỉ thao tác trên 1 lượng giới hạn mẫu, thời
gian rất giới hạn, không có tính thống kê tuy điều kiện nuôi cấy có thể coi là chuẩn.
Lời cám ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Võ Thanh Phúc và thầy Nguyễn Minh Thiện đã tận tình hướng dẫn
cũng như tạo điều kiện cho chúng tôi sử dụng phòng thí nghiệm và thiết bị của phòng 108 B2 Khoa Kỹ thuật Hóa
học Trường Đại học Bách khoa ĐHQGTPHCM.
Môn thí nghiệm công nghệ tế bào là một trong những môn học mang ý nghĩa thực tiễn giúp sinh viên nắm
được những kiến thức và kỹ thuật thao tác nuôi cấy mô trong điều kiện in vitro. Trong các môn học, môn học thí
nghiệm công nghệ tế bào là môn học giúp sinh viên nắm sát thực tế về các kỹ thuật và cũng là môn học giúp sinh
viên nắm rõ kiến thức về các kỹ thuật. Ý kiến về môn học, sinh viên chưa nắm được đầy đủ các thao tác từ lúc đưa
mẫu vào phòng thí nghiệm cho đến lúc mang mẫu ra ngoài nên hy vọng bộ môn sẽ giảng dạy thêm phần xử lý mẫu
và các bước mang mẫu ra ngoài môi trường.



Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên. Công nghệ tế bào (pp.166, 109). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh
[2] an Nhut, Duong & Nguyen, Trinh-Don & Nguyen, Vu & Nguyen, Thien & Thi Thu Thuy, Dang & Duy, Nguyen
& Teixeira da Silva, Jaime. (2006). Advanced technology in micropropagation of some important plants. (pp.325335).
[3] Madhumita Majumder • Sudhanshu S. Maiti• Nirmalya Banerjee. “Direct and Callus-mediated Protocorm-like
Body Induction and High Frequency Adventitious Shoot Regeneration in an Endangered Orchid – Dendrobium
farmeri Paxt. (Orchidaceae)”. Floriculture and Ornamental Biotechnology ©2010 Global Science Books
[4] Edwin F. George et al. Plant Propagation by Tissue Culture 3rd Edition Volume 1. The Background. (Chapter 6).
Springer



×