Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Luận văn thạc sỹ - Năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.34 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

NGUYỄN VĂN BÌNH

NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA LÃNH ĐẠO HẠT KIỂM LÂM
TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


HÀ NỘI -2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

NGUYỄN VĂN BÌNH

NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA LÃNH ĐẠO HẠT KIỂM LÂM
TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:


TS. VŨ THỊ MINH NGỌC


HÀ NỘI -2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Người cam đoan

Nguyễn Văn Bình


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Viện Đào tạo sau đại học, sự góp ý của các Thầy, Cô giáo trong
Khoa Khoa học Quản lý, đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập, nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt, tôi trân trọng cảm ơn tới Cô giáo TS. Vũ Thị Minh Ngọc đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn, công
chức, viên chức, người lao động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Lạng Sơn, Ban Lãnh đạo, các phòng chuyên môn, các hạt kiểm lâm; công
chức kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành toàn bộ
chương trình khóa học cũng như đề tài Luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã luôn động viên,
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi rất mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của quý thầy cô

giáo và bạn đọc để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO
HẠT KIỂM LÂM TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM....................................................6
1.1. Hạt kiểm lâm và lãnh đạo hạt kiểm lâm.........................................................6
1.1.1. Khái niệm hạt kiểm lâm và lãnh đạo hạt kiểm lâm.....................................6
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo hạt kiểm lâm.......................................6
1.1.3. Đặc điểm công việc của lãnh đạo hạt kiểm lâm.........................................7
1.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm.................................................8
1.2.1. Khái niệm năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm.............................8
1.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm......8
1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm.............9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm. .15
1.3.1. Các nhân tố thuộc về bản thân lãnh đạo hạt kiểm lâm..............................15
1.3.2. Các nhân tố thuộc về chi cục kiểm lâm....................................................17
1.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài chi cục kiểm lâm.................20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO HẠT
KIỂM LÂM TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN...........................22

2.1. Giới thiệu về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn............................................22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.......22
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn....................23
2.2. Thực trạng đội ngũ lãnh đạo các hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lạng Sơn................................................................................................................29
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Lạng Sơn.....................................................................................................29
2.2.2. Đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn......31
2.2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn..............................................................................................36
2.3. Yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn.................................................................................................39


2.3.1. Phương pháp xác định yêu cầu năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm
lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn...........................................................39
2.3.2 Yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025.......................................................................41
2.4. Thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn.................................................................................................47
2.4.1. Thực trạng về kiến thức............................................................................47
2.4.2. Thực trạng về kỹ năng quản lý.................................................................52
2.4.3. Thực trạng về thái độ, đạo đức nghề nghiệp và tiềm năng phát triển.......58
2.5. Đánh giá chung về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.......................................................................................63
2.5.1. Điểm mạnh trong năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn....................................................................................63
2.5.2. Điểm yếu trong năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn....................................................................................64
2.5.3. Nguyên nhân của điểm yếu......................................................................66

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA LÃNH
ĐẠO HẠT KIỂM LÂM TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN........72
3.1. Mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực của lãnh đạo hạt
kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn...................................................72
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 72
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025......................................................73
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.........................................................................74
3.2.1. Hoàn thiện bản mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và khung
yêu cầu năng lực đối với lãnh đạo hạt kiểm lâm................................................74
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch lãnh đạo hạt kiểm lâm........................................76
3.2.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo hạt kiểm lâm...........................77
3.2.4. Giải pháp đánh giá sự thực hiện công việc của lãnh đạo hạt kiểm lâm....78
3.2.5. Giải pháp về đãi ngộ đối với lãnh đạo hạt kiểm lâm................................80
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................81
3.3.1. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân
dân tỉnh Lạng Sơn..............................................................................................81
3.3.2. Kiến nghị vơi các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương.....................82
KẾT LUẬN............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
CCCHKL
CQ
LĐCHKL
LĐHKL

LĐQLCC
KLV

TÊN ĐẦY ĐỦ
Công chức các hạt kiểm lâm
Chính quy
Lãnh đạo các hạt kiểm lâm
Lãnh đạo hạt kiểm lâm
Lãnh đạo, quản lý chi cục
Kiểm lâm viên

TB

Trung bình

TC

Tại chức

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 2.17.

Số lượng công chức kiểm lâm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn
tính đến 31/12/2017...........................................................................28
Số lượng LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn....................31
Cơ cấu LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn theo trình độ lý
luận chính trị, quản lý nhà nước theo ngạch, tin học, ngoại ngữ, tiếng
dân tộc tính đến 31/12/2017...............................................................32
Cơ cấu LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn theo giới tính và
độ tuổi tính đến 31/12/2017...............................................................34
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017...................................................36
Mức độ thực hiện nhiệm vụ của hạt kiểm lâm và của LĐHKL tại Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017............................38
Thông tin về mẫu điều tra, khảo sát yêu cầu về năng lực quản lý của
LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn...................................40
Yêu cầu về kiến thức đối với LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng
Sơn đến năm 2025.............................................................................42

Yêu cầu về kỹ năng quản lý đối với LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025.............................................................43
Yêu cầu về thái độ, đạo đức nghề nghiệp và tiềm năng phát triển đối
với LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025......46
Thực trạng về kiến thức của LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.....47
Khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng về kiến thức của LĐHKL tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.......................................................50
Thực trạng về kỹ năng quản lý của LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lạng Sơn...........................................................................................52
Khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng về kỹ năng quản lý của
LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn...................................55
Thực trạng về thái độ, đạo đức nghề nghiệp và tiềm năng phát triển
của LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.............................58
Khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng về thái độ, đạo đức nghề
nghiệp và tiềm năng phát triển của LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lạng Sơn...........................................................................................61
Số lượng LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn được cử đi đào
tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2013-2017..................................................69

HÌNH
Hình 2.1:
Hình 2.2.
Hình 2.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn..............27
Cơ cấu LĐHKL tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn theo trình độ
chuyên môn tính đến 31/12/2017.......................................................32
Kinh nghiệm công tác trong ngành kiểm lâm của LĐHKL tính đến
31/12/2017.........................................................................................35




TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

NGUYỄN VĂN BÌNH

NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA LÃNH ĐẠO HẠT KIỂM LÂM
TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI -2018


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm qua, đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lạng Sơn, nhìn chung đã có tiến bộ về nhiều mặt, được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử
thách, có bản lĩnh chính trị, kiên định, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam; có ý chí, nghị lực vượt khó, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao, góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một phát triển.
Tuy nhiên thực tế hiện nay đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm

lâm tỉnh Lạng Sơn còn hạn chế về năng lực quản lý, như: thiếu kiến thức, kỹ năng
quản lý, cũng như thái độ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, vẫn còn tình trạng vi
phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do vậy cần phải có các giải
pháp nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài đối
với lĩnh vực phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn.
Với những lý do trên tác giả chọn đề tài “Năng lực quản lý của lãnh đạo hạt
kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ của mình. Với
hy vọng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tới các cơ quan có liên quan để từng
bước nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Xác định được khung nghiên cứu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt
kiểm lâm tại chi cục kiểm lâm.
- Đánh giá được thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn. Từ đó chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của các điểm yếu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt
kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

2. Phạm vi nghiên cứu:


ii
- Về đối tượng: Năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực quản lý của

lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn theo 4 nội dung gồm:
kiến thức, kỹ năng quản lý, thái độ, đạo đức nghề nghiệp và tiềm năng phát triển.
- Về không gian: Nghiên cứu tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập giai đoạn 2013-2017, dữ liệu sơ cấp dự
kiến thu thập vào tháng 5 năm 2018 và đưa ra giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025.

3. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan để xác định khung nghiên
cứu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm.
Bước 2: Xác định yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Bước 3: Điều tra đánh giá thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm
lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn qua phiếu điều tra.
Bước 4: Dựa trên nguyên nhân của những khoảng cách giữa yêu cầu và thực
trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng
Sơn, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý
của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

4. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương, như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
chi cục kiểm lâm.
Chương 2: Đánh giá năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm
tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Chương 1:
Chương này tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, một số khái niệm liên



iii
quan đến năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm, như: Khái niệm về kiểm lâm,
hạt kiểm lâm, lãnh đạo hạt kiểm lâm. Đồng thời nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và
đặc điểm công việc của lãnh đạo hạt kiểm lâm; năng lực quản lý của lãnh đạo hạt
kiểm lâm.
Cùng với đó tác giả nghiên cứu tiêu chí đánh giá kết quả năng lực quản lý
của lãnh đạo hạt kiểm lâm và nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của
lãnh đạo hạt kiểm lâm, bao gồm: Kiến thức, kỹ năng quản lý, thái độ, đạo đức nghề
nghiệp và tiềm năng phát triển. Từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực quản
lý và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm
lâm (các nhân tố thuộc về bản thân lãnh đạo hạt kiểm lâm; các nhân tố thuộc về chi cục
kiểm lâm; các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài chi cục kiểm lâm).
Chương 2:
Chương này tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng về năng lực quản lý của
lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Để có cơ sở đánh giá năng lực quản lý, trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng
lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm đã được xác định ở
chương I, tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát điều tra về năng lực quản lý của lãnh
đạo hạt kiểm lâm với 03 đối tượng khảo sát là lãnh đạo quản lý chi cục kiểm lâm,
lãnh đạo hạt kiểm lâm và công chức kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Từ kết quả phiếu khảo sát thu được, tác giả tổng hợp và xử lý số liệu, qua đó
phân tích, đánh giá thực trạng và xác định yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo
hạt kiểm lâm. Qua phân tích, đánh giá tác giả chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu về
năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm, đồng thời xác định nguyên nhân của
các điểm yếu đó, trong phạm vi đề tài này tác giả đi sâu phân tích những nguyên
nhân cơ bản, gồm: Nguyên nhân thuộc bản thân lãnh đạo hạt kiểm lâm; nguyên
nhân thuộc về Chi cục Kiểm lâm; nguyên nhân thuộc về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và nguyên nhân thuộc về các cơ
quan quản lý nhà nước ở Trung ương. Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề xuất
các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục

Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn


iv
Chương 3:
Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Từ thực trạng và yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm, tác
giả đưa ra mục tiêu, định hướng và các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của
lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, cụ thể:
- Mục tiêu: Đến năm 2025, 100% lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Lạng Sơn nắm vững chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, có kỹ năng quản lý tốt,
phẩm chất chính trị vững vàng, có thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công
vụ nghiêm túc, có ý thức, trách nhiệm cao với công việc và 100% lãnh đạo hạt kiểm
lâm được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó 50% trở lên hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ và không còn vi phạm kỷ luật.
- Định hướng: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm đảm bảo về số
lượng, chất lượng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và thái độ, đạo
đức nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài đối
với lực lượng kiểm lâm Lạng Sơn, góp phần phát triển bền vững ngành lâm nghiệp
của tỉnh.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, gồm: Hoàn thiện bản mô tả công việc, tiêu chuẩn
chức danh lãnh đạo và khung yêu cầu năng lực đối với lãnh đạo hạt kiểm lâm; Giải
pháp về quy hoạch lãnh đạo hạt kiểm lâm; Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo
hạt kiểm lâm; Giải pháp đánh giá sự thực hiện công việc của lãnh đạo hạt kiểm lâm;
Giải pháp về đãi ngộ đối với lãnh đạo hạt kiểm lâm
- Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra các kiếm nghị đối với các cơ quan quản
lý nhà nước cấp trên, gồm: Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
kiến nghị với UBND tỉnh Lạng Sơn và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ở

Trung ương.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

NGUYỄN VĂN BÌNH

NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA LÃNH ĐẠO HẠT KIỂM LÂM
TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:

TS. VŨ THỊ MINH NGỌC


HÀ NỘI -2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ thời kỳ nào, vấn đề tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức luôn

là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức đúng đắn và khẳng định vai trò quan
trọng hàng đầu trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc đó là cán bộ và công tác cán bộ. Ở thời
kỳ đấu tranh xây dựng đất nước Bác Hồ đã khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”. Nhận thức được tầm quan trọng đó tại báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ “chú trọng xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức”. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII (năm 2016) của Đảng xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có nhiệm vụ “Tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực,
phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Lạng Sơn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó
có nhiệm vụ “Tập trung xây dựng, nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới”.
Trong những năm qua, đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lạng Sơn, nhìn chung đã có tiến bộ về nhiều mặt, được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử
thách, có bản lĩnh chính trị, kiên định, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam; có ý chí, nghị lực vượt khó, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao, góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một phát triển.
Tuy nhiên thực tế hiện nay đội ngũ lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn còn hạn chế về năng lực quản lý, như: thiếu kiến thức, kỹ năng
quản lý, cũng như thái độ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, vẫn còn tình trạng vi
phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do vậy cần phải có các giải
pháp nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Lạng Sơn để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài đối
với lĩnh vực phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn.
Với những lý do trên tác giả chọn đề tài “Năng lực quản lý của lãnh đạo
hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ của


2


mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Nhà nước
cũng như trong doanh nghiệp đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Trong quá
trình thực hiện luận văn này tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu sau:
Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Chiến (2014): “Nâng cao năng lực thực thi công vụ
công chức hành chính Văn phòng Ủy ban nhân dân - Hội đồng nhân dân huyện Hoài Đức
- Thành phố Hà Nội” nghiên cứu lý luận về công chức hành chính, phân tích thực trạng
năng lực thực thi công vụ công chức hành chính Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực thực thi
công vụ cho công chức hành chính Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội cho phù hợp với tình hình mới.
Luận văn thạc sĩ của Trần Văn Hiền (2015): “Năng lực quản lý của cán bộ
quản lý các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk
Lắk” nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực quản lý của cán bộ
quản lý các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2010-2014, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực
quản lý của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Đắk Lắk cho phù hợp với tình hình mới, trong đó tập trung vào một số
giải pháp, đó là: xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ
quản lý, tiêu chí đánh giá cán bộ; xây dựng khung năng lực, đổi mới phương pháp
đánh giá năng lực quản lý của cán bộ; nhóm giải pháp về tuyển dụng, sử dụng và
quy hoạch cán bộ; nhóm giải pháp về điều kiện môi trường, phương tiện làm việc.
Luận văn thạc sĩ của Lý Hoàng Long (2016): “Năng lực quản lý của cán bộ cấp
xã tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” nghiên cứu lý luận, bài học kinh nghiệm và phân
tích thực trạng năng lực quản lý đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp xã tại
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn cho phù hợp với thực tiễn, như: giải pháp đẩy mạnh đào

tạo về kỹ năng quản lý cho cán bộ cấp xã; giải pháp thực hiện bố trí, luân chuyển, tăng
cường cán bộ cấp xã; giải pháp cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Lan (2017): “Năng lực quản lý của công chức


3

quản lý cấp phòng tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai” nghiên cứu lý luận về năng lực quản lý của
công chức quản lý cấp phòng và đánh giá thực trạng năng lực quản lý của cán bộ cấp phòng
tại Sở Tài chính tỉnh Lào cai, từ đó xác định mục tiêu phát triển, định hướng nâng cao năng lực
và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của công chức cấp phòng tại Sở Tài
chính tỉnh Lào Cai phù hợp với tình hình, đòi hỏi thực tiễn hiện nay. Luận văn đề xuất một số
giải pháp đó là: hoàn thiện bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc và tiêu chuẩn thực
hiện công việc cho công chức quản lý cấp phòng; giải pháp về đào tạo, bồi dường, quy hoạch
và bổ nhiệm công chức quản lý cấp phòng; giải pháp đánh giá thực hiện công việc và chế độ
đãi ngộ đối với công chức quản lý cấp phòng tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hiểu biết của học viên đến thời điểm này chưa có tổ
chức, cá nhân nào nghiên cứu, đánh giá về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm
tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Xác định được khung nghiên cứu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt
kiểm lâm tại chi cục kiểm lâm.
- Đánh giá được thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn. Từ đó chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của các điểm yếu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt

kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về đối tượng: Năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực quản lý của
lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn theo 4 nội dung gồm:
kiến thức, kỹ năng quản lý, thái độ, đạo đức nghề nghiệp và tiềm năng phát triển.
- Về không gian: Nghiên cứu tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập giai đoạn 2013-2017, dữ liệu sơ cấp dự


4

kiến thu thập vào tháng 5 năm 2018 và đưa ra giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu

Các nhân
tố ảnh
hưởng đến
năng lực
quản lý
của lãnh
đạo hạt
kiểm lâm
tại chi cục
kiểm lâm
- Nhân tố

thuộc về
bản thân
lãnh đạo
hạt kiểm
lâm
- Nhân tố
thuộc về
chi cục
kiểm lâm
- Nhân tố
thuộc về
môi
trường bên
ngoài chi
cục kiểm
lâm

Yêu cầu về
năng lực quản
lý của lãnh
đạo hạt kiểm
lâm tại chi
cục kiểm lâm
- Về kiến thức
- Về kỹ năng
quản lý
- Về thái độ,
đạo đức nghề
nghiệp
- Về tiềm

năng phát
triển

Thực trạng về
năng lực quản
lý của lãnh đạo
hạt kiểm lâm
tại chi cục
kiểm lâm
-Về Kiến thực
- Về kỹ năng
quản lý
- Về thái độ,
đạo đức ngề
nghiệp
- Về tiềm năng
phát triển

Khoảng
cách giữa
yêu cầu
với thực
trạng về
năng lực
quản lý
của lãnh
đạo hạt
kiểm lâm
tại chi cục
kiểm lâm


Các
giải
pháp
nâng
cao
năng
lực
quản lý
của
lãnh
đạo hạt
kiểm
lâm tại
chi cục
kiểm
lâm

Năng
lực
quản lý
của
lãnh
đạo hạt
kiểm
lâm tại
chi cục
kiểm
lâm
đáp

ứng
yêu
cầu


5

5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan để xác định khung nghiên
cứu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm.
Bước 2: Xác định yêu cầu về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn thông qua việc thu thập chức năng, nhiệm vụ, bản
mô tả công việc của lãnh đạo hạt kiểm lâm và thu thập số liệu sơ cấp bằng việc
khảo sát Ban lãnh đạo chi cục kiểm lâm, lãnh đạo các phòng chuyên môn, lãnh đạo
các hạt kiểm lâm và 120 công chức kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Bước 3: Điều tra đánh giá thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm
lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn. Phiếu điều tra phát cho Ban lãnh đạo chi
cục kiểm lâm, lãnh đạo các phòng chuyên môn, lãnh đạo hạt kiểm lâm và 120 công
chức kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn. Dữ liệu thu được từ các phiếu
điều tra sẽ được tác giải xử lý bằng phần mềm Excel. Số liệu sau khi được xử lý sẽ
tập hợp vào các bảng, biểu, hình phân tích. Trên cơ sở đó xác định được khoảng
cách giữa yêu cầu và thực trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và những nguyên nhân dẫn đến những khoảng cách đó.
Bước 4: Dựa trên nguyên nhân của những khoảng cách giữa yêu cầu và thực
trạng năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng
Sơn, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý
của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại
chi cục kiểm lâm.
Chương 2: Đánh giá năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm tại Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo hạt kiểm lâm
tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

CHƯƠNG 1


6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA
LÃNH ĐẠO HẠT KIỂM LÂM TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM
1.1. Hạt kiểm lâm và lãnh đạo hạt kiểm lâm
1.1.1. Khái niệm hạt kiểm lâm và lãnh đạo hạt kiểm lâm
Theo Quốc hội (2004) thì kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước
có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm
chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Hệ thống tổ chức kiểm lâm bao
gồm Cục Kiểm lâm, các Chi cục Kiểm lâm và các Hạt Kiểm lâm.
Theo Chính phủ (2006) thì hạt kiểm lâm được hiểu là tổ chức hành chính
trực thuộc chi cục kiểm lâm, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ
chức bộ máy, biên chế, tài chính và chuyên môn, nghiệp vụ của chi cục kiểm lâm
tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo của UBND cấp huyện về thực hiện nhiệm vụ theo
quy định. Hạt kiểm lâm huyện có chức năng tham mưu cho chi cục trưởng chi cục
kiểm lâm và Chủ tịch UBND cấp huyện về công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.
LĐHKL là công chức kiểm lâm, làm việc tại hạt kiểm kiểm lâm thuộc chi

cục kiểm lâm, được bổ nhiệm giữ chức vụ hạt trưởng hoặc phó hạt trưởng hạt kiểm
lâm theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo hạt kiểm lâm
LĐHKL thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác của hạt
kiểm lâm, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, Chủ tịch
UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
LĐHKL, có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND huyện, thành phố xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo chuyên ngành về bảo vệ rừng, bảo tồn
thiên nhiên, về sử dụng phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các
đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa


7

bàn để kịp thời ngăn chặn ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng
nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn.
- Tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ của hạt kiểm lâm.
- Tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ về công tác sử dụng và phát triển
rừng theo chỉ đạo của chi cục kiểm lâm và của chính quyền địa phương giao cho.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo chi cục, lãnh đạo UBND huyện,
thành phố phân công.

1.1.3. Đặc điểm công việc của lãnh đạo hạt kiểm lâm
Đặc điểm công việc của LĐHKL vừa làm công tác tham mưu, vừa tổ chức
thực hiện pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng và quản

lý lâm sản trên địa bàn.
Đối tượng quản lý của LĐHKL ngoài quản lý các bộ phận, công chức tại hạt
kiểm lâm còn thực hiện quản lý những hành vi diễn ra hàng ngày của công dân và các
tổ chức trong xã hội có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và
quản lý lâm sản trên địa bàn, công việc thường xuyên tiếp xúc với nông dân.
Công việc của LĐHKL là phức tạp đòi hỏi phải sử dụng nhiều kiến thức, kỹ
năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời công việc thường xuyên tiếp
xúc trực tiếp với người dân, đòi hỏi LĐHKL phải mềm dẻo, kiên định, linh hoạt
trong xử lý tình huống.
Hạt kiểm lâm là đơn vị độc lập, do đó mức độ tự chủ, chủ động, độc lập của
LĐHKL trong việc lên kế hoạch cho công việc và xác định các quy trình cần thiết
để tiến hành công việc là rất cao.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của LĐHKL có tác động đáng kể đối với công
việc của công chức kiểm lâm cấp dưới và có tác động trực tiếp, quan trọng đối với
các mặt công tác của đơn vị.
Công việc của LĐHKL chịu nhiều áp lực và có mức độ rủi ro cao. Khách thể
quản lý của kiểm lâm là rừng, đất rừng, tài nguyên rừng, đây là đối tượng dòm ngó
nhằm chiếm đoạt của các đối tượng buôn bán kinh doanh lâm sản bất hợp pháp.


×