Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

1 Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 174 trang )

1

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

MỤC LỤC
PHẦN I: Đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát
triển năng lực học sinh
1. Phối hợp đa dạng các phƣơng pháp trong dạy học môn Sinh. Dƣơng Ngọc
Thảo– Giáo viên trƣờng THPT TP Sóc Trăng ........................................................ 4
2. Một số kinh nghiệm đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Sinh học theo định
hƣớng phát triển năng lực. Huỳnh Văn Điện – Giáo viên trƣờng THPT Ngã Năm 7
3. Phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực học sinh. Trần Thị Kiều
– Giáo viên trƣờng THPT Mai Thanh Thế .................................................... ...... 15
4. Một số kinh nghiệm giảng dạy môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng
lực học sinh tại trƣờng THPT DTNT Huỳnh Cƣơng. Thạch Thị Si Viêl – Giáo viên
trƣờng THPT DTNT Huỳnh Cƣơng. ................................................................. 20
5. Hiệu quả của việc tổ chức tham quan thực tế cho học sinh THPT. Nguyễn Thị
Thu Hƣơng – Giáo viên trƣờng THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai. ........... 26
PHẦN II: Kinh nghiệm bồi dƣỡng học sinh giỏi
6. Bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai. Đặng
Nhƣ Ngọc – Giáo viên trƣờng THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai. ............. 29
7. Kinh nghiệm bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Sinh trƣờng THPT. Nguyễn Thúy Tố
Minh – Giáo viên trƣờng THPT Phú Tâm. ........................................................ 32
8. Phƣơng pháp giải bài tập Sinh học. Trịnh Hoàng Nam – Giáo viên THPT Trần
Văn Bảy. ............................................................................................................... 37
9. Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi. Nhóm GV Bộ môn
Sinh – Trƣờng THPT Phan Văn Hùng ................................................................. 50
PHẦN III: Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn
10. Một số kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn ở trƣờng THPT
Thiều Văn Chỏi. Trần Thị Quyên – Giáo viên trƣờng THPT Thiều Văn Chỏi. .. 53
11. Một số vấn đề trong dạy học theo chủ đề tích hợp. liên môn sinh học THPT.


Ngô Tấn nguyên – Giáo viên trƣờng THPT Lƣơng Đình Của. ............................ 57
12. Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Công nghệ và Sinh học lớp 10 tại trƣờng
THPT Kế Sách. Nguyễn Văn Tiếp – Giáo viên trƣờng THPT Kế Sách............... 61
PHẦN IV: Dạy học theo chủ đề Biến dị - Di truyền ở cấp độ phân tử
13. Hƣớngdẫn học sinh làm bài tập cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử Sinh học 12 cơ bản. Nguyễn Thị Tuyết Trinh – Giáo viên trƣờng THPT An Thạnh
3 ............................................................................................................................ 66
14. Một số kinh nghiệm dạy học theo chủ đề biến dị, di truyền ở cấp độ phân tử.
Tổ Sinh – trƣờng THCS – THPT Mỹ Thuận ....................................................... 71


2

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

15. Phƣơng pháp giải bài tập di truyền ở cấp độ phân tử. Nguyễn Thị Ngọc Hà –
Giáo viên trƣờng THPT Ngọc Tố. ........................................................................ 78
16. Xây dựng mạch kiến thức và thời lƣợng thực hiện dạy học theo chủ đề “Di
truyền và biến dị ở cấp độ phân tử”. Tổ Sinh – Trƣờng THPT Đại Ngãi. ............ 82
17. Biến dị - Di truyền ở cấp độ phân tử. Lâm Thị Mỹ Tiên và Lý Thị Mỹ Phƣơng
– Giáo viên trƣờng THPT Văn Ngọc Chính ......................................................... 85
PHẦN V: dạy học theo chủ đề Biến dị - Di truyền ở cấp độ tế bào.
18. Cách viết giao tử khi quá trình giàm phân bình thƣờng và bất bình thƣờng bằng
sơ đồ. Chao Phép – Giáo viên trƣờng THPT Lai Hòa. ........................................ 89
19. Biến dị - di truyền ở cấp độ tế bào. Trƣơng Ngọc Bích – Giáo viên trƣờng
THCS&THPT DTNT Thạnh Phú. ...................................................................... 102
PHẦN VI: Dạy học theo chủ đề di truyền học quần thể.
20. Phƣơng pháp giải bài tập di truyền học quần thể. Lâm Thanh Mộng – Giáo viên
trƣờng THPT Hòa Tú. ......................................................................................... 106
21. Di truyền học quần thể. Trần Thị Phƣợng – Giáo viên trƣờng THPT Thuận
Hòa....................................................................................................................... 113

22. Dạy học theo chủ đề chƣơng III: Di truyền học quần thể Sinh học 12. Lâm
Đặng Trúc Lâm – P.HT trƣờng THPT Mỹ Hƣơng. ............................................ 119
23. Phƣơng pháp giải một số vài dạng bài tập di truyền học quần thể - Chƣơng
trình sinh học 12. Huỳnh Văn Miền – Giáo viên trƣờng THPT Đoàn Văn Tố. . 129
24. Một số dạng bài tập di truyền học quần thể thƣờng gặp trong các đề thi tốt
nghiệp, đại học, cao đẳng. Trần Thị Thu Thủy – Giáo viên trƣờng THPT Huỳnh
Hữu Nghĩa ........................................................................................................... 137
25. Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm MCQ để dạy học bài “cấu trúc di truyền
của quần thể” – chƣơng trình Sinh học 12. Huỳnh Văn Miền. Giáo viên trƣờng
THPT Đoàn Văn Tố ............................................................................................ 145
PHẦN VII: Kinh nghiệm giải dạy các quy luật di truyền
26. Một số phƣơng pháp giải bài tập xác suất trong Sinh học. Lê Tấn Thái Bình –
Giáo viên trƣờng THPT Mỹ Xuyên. ................................................................... 150
27. Kinh nghiệm giảng dạy chuyên đề các quy luật di truyền. Nguyễn Thị Mỹ
Duyên – Giáo viên trƣờng THPT Hoàng Diệu. .................................................. 156
28. Một vài kinh nghiệm giải bài tập tổng hợp các quy luật di truyền trong Sinh
học lớp 12. Bộ môn Sinh - Trƣờng THPT Nguyễn Khuyến. ............................. 161
29. Các quy luật di truyền Sinh học 12. Phạm Vĩnh Trinh – Giáo viên trƣờng
THPT Thạnh Tân................................................................................................. 164
30. Nhận biết và giải nhanh một số bài tập quy luật di truyền. Huỳnh Thị Yến
Ngọc – Giáo viên trƣờng THPT Mỹ Xuyên........................................................ 169


3

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

LỜI NÓI ĐẦU
Căn cứ công văn số 2122/SGDĐT-GDTrH ngày 13 tháng 10 năm 2016 của
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Sóc Trăng về việc tổ chức dạy học và hƣớng dẫn

ôn tập chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2017;
Trƣờng THPT An Lạc Thôn tổ chức Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng môn Sinh học cấp THPT”. Nhằm tạo điều kiện cho giáo
viên dạy môn Sinh học trao đổi, thảo luận để tìm ra cách dạy và học nhằm nâng
cao chất lƣợng bộ môn. Giúp cho học sinh làm chủ kiến thức, kỹ năng và đạt kết
quả tốt trong kỳ thi học sinh giỏi, THPT quốc gia.
Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề sau:
1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển
năng lực học sinh;
2. Kinh nghiệm bồi dƣỡng học sinh giỏi;
3. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn;
4. Dạy học theo chủ đề Biến dị- Di truyền ở cấp độ phân tử;
5. Dạy học theo chủ đề Biến dị - Di truyền ở cấp độ tế bào;
6. Dạy học theo chủ đề Di truyền học quần thể;
7. Kinh nghiệm giảng dạy chuyên đề Các quy luật di truyền.
Việc bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ và phát triển chuyên môn là nhiệm vụ
thƣờng xuyên, quan trọng của mỗi giáo viên. Trong thời gian hội thảo không thể
báo các hết các tham luận. Ban tổ chức hy vọng quý thầy cô sẽ nghiên cứu và vận
dụng những kinh nghiệm theo sự sáng tạo riêng của mỗi ngƣời.
Do hạn chế về thời gian nên chắc chắn Kỷ yếu không tránh khỏi những sai
sót, rất mong nhận những ý kiến đóng góp, các bài tham luận quý báo của quý thầy
cô.
BAN TỔ CHỨC


4

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

PHẦN I

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN SINH HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

PHỐI HỢP DA DẠNG CÁC PHƢƠNG PHÁP
TRONG DẠY HỌC MÔN SINH

Dương Ngọc Thảo
Trường THPT TP Sóc Trăng
Giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học. Để thực hiện đƣợc điều đó, nhất
định phải chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối truyền thụ kiến thức sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời phải chuyển từ cách đánh giá
kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng
kiến thức giải quyết vấn đề. Trƣớc bối cảnh đó cũng nhƣ để chuẩn bị cho quá trình đổi
mới chƣơng trình sau năm 2015, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng
phát triển năng lực của học sinh là cần thiết.
Về với hội nghị hôm nay tôi xin nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần vào đổi mới phƣơng pháp dạy học môn sinh ở trƣờng phổ thông hiện
nay:
1. Thực trạng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:
- Trong những năm qua , tôi nói riêng và quý đồng nghiệp cả nƣớc nói chung đã thực
hiện nhiều công việc trong đổi mới phƣơng pháp dạy học và đã đạt đƣợc những thành công
bƣớc đầu. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng nhƣ thông qua việc dự giờ đồng
nghiệp tại trƣờng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát
huy tính tích cực của học sinh chƣa nhiều. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phƣơng pháp
dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên, số giáo viên thƣờng xuyên chủ động, sáng tạo
trong việc phối hợp các phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ sử dụng các phƣơng pháp dạy
học tích cực còn ít. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phƣơng
tiện dạy học chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trƣờng trung học phổ
thông. Nhìn chung giáo viên chúng ta còn nhiều lúng túng trong việc đổi mới.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá (thƣờng xuyên và định kì) chƣa bảo đảm yêu
cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện
kiến thức đã học, ít quan tâm đến vận dụng kiến thức.
- Việc đổi mới hiện tại chủ yếu đang đƣợc triển khai trên giấy nhiều hơn là đi vào
thực tế dạy học ở từng địa phƣơng và từng trƣờng.
- Chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành đang rất nặng, mâu thuẫn giữa dung
lƣợng kiến thức với thời gian thực hiện. Mặc dù đã giảm tải nhƣng vẫn yêu cầu tối thiểu
về đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. . .
- Học sinh hiện tại đang rất lƣời học, ngại tìm hiểu, ngại đọc sách, làm việc ở nhà
rất hạn chế dẫn đến việc thực hiện đổi mới của giáo viên rất khó khăn.


5

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:
- Kết hợp đa dạng các phƣơng pháp dạy học:
Mỗi phƣơng pháp và hình thức dạy học có những ƣu, nhựơc điểm và giới hạn sử
dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phƣơng pháp và hình thức dạy học trong toàn
bộ quá trình dạy học là phƣơng hƣớng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất
lƣợng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình
thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau với mục đích biến lớp học thành môi trƣờng
giao tiếp giữa GV – HS, HS – HS.
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề:
Trong mỗi tiết học, học sinh luôn đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề, thông
qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận
thức. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là
những tình huống gắn với thực tiễn, nội dung của câu hỏi nêu vấn đề có thể liên quan đến
nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn.

- Vận dụng dạy học định hƣớng hành động:
Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các
sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay
chân. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hƣớng hành động,
trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với
các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công
bố.
- Tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy
học:
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phƣơng tiện, thiết bị dạy học với phƣơng pháp dạy học
tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Nếu ứng dụng CNTT vào bài giảng sẽ giúp GV có
nhiều hƣớng để triển khai vấn đề học tập cho HS dễ dàng hơn.Tăng cƣờng sử dụng phần
mềm dạy học, cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E–Learning),
trƣờng học kết nối sẽ giúp quá trình dạy học đƣợc thuận lợi hơn.
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo:
Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phƣơng pháp dạy học. Ngày nay
ngƣời ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng
tạo của ngƣời học nhƣ “động não”, “tia chớp”, “bể cá", XYZ,...
- Chú trọng các phƣơng pháp dạy học đặc thù của môn sinh học:
Bên cạnh những phƣơng pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác
nhau thì việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy
học môn sinh. Ví dụ: Thí nghiệm - thực hành là một phƣơng pháp dạy học đặc thù quan
trọng của môn sinh học.
- Bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập tích cực cho học sinh:
Hƣớng dẫn học sinh tự học qua sách vở, tài liệu tham khảo, giao tài khoản học tập
trên THKN... là một trong những phƣơng pháp dạy học đang đƣợc quan tâm ngày nay và
chúng ta cần tiếp cận để đi kịp thời đại ...
3. Kiến nghị đề xuất:



6

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

- Đối với nhà trƣờng:
Cần đổi mới mạnh mẽ cách thức quản lý bằng việc ứng dụng CNTT, tổ chức hội
thảo đổi mới phƣơng pháp dạy học thƣờng xuyên mỗi năm học, mạnh dạn đầu tƣ nhiều
hơn cho chuyên môn, cung cấp kinh phí cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, NC KH
trong học sinh.. . . .
- Đối với tổ chuyên môn:
Xây dựng chƣơng trình bộ môn phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trƣờng, sinh
hoạt tổ chuyên môn lấy hoạt động đổi mới làm trung tâm bằng việc xây dựng giáo án
chung, chia sẻ kinh nghiệm dạy học. . .
- Đối với giáo viên:
Mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, cách tiếp cận bài học mỗi khi lên lớp, tăng
cƣờng giao lƣu, học hỏi với đồng nghiệp và qua mạng internet..
- Đối với học sinh:
Giáo dục ý thức học tập, tinh thần cầu tiến, tinh thần hợp tác, kết hợp chặt chẽ với
gia đình để theo dõi, uốn nắn khi cần thiết . . .
Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phƣơng
tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phƣơng
pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình
cần xác định những phƣơng hƣớng riêng cho mỗi đối tƣợng để cải tiến phƣơng pháp dạy
học và kinh nghiệm của cá nhân./.


7

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”


MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Huỳnh Văn Điện
Trường THPT Ngã Năm
Đổi mới chƣơng trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phƣơng pháp dạy học
(PPDH) và đem lại những thay đổi về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Tất cả những đổi
mới này đều đƣợc biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của ngƣời dạy và
ngƣời học.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của cả ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao tri thức, bồi dƣỡng năng lực hợp
tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tác động
tích cực đến tƣ tƣởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho ngƣời học.
Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống nhƣ: bám sát mục tiêu giáo dục,
nội dung dạy học…; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới nhƣ: hƣớng HS
đến việc rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự
tin; đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tƣơng tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với
nhau.
Ngoài việc nắm vững những định hƣớng đổi mới PPDH nhƣ trên, để có đƣợc
những giờ dạy học tốt, ngƣời GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và
thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Bản thân xin
đƣợc đề cập đến vấn đề này trên góc nhìn một giờ học tốt theo định hƣớng đổi mới
PPDH.
1. Quy trình chuẩn bị một giờ học
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thƣờng đƣợc thể hiện qua
việc chuẩn bị Kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tƣơng tác
giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của bài học.
Căn cứ trên Kế hoạch dạy học thể hiện qua mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục,
cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học
tập của HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất
quan trọng, quyết định nhiều tới chất lƣợng và hiệu quả giờ dạy học.

a. Các bước thiết kế một Kế hoạch dạy học
- Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng
(KN) và thái độ. Bƣớc này là khâu rất quan trọng, không thể thiếu của mỗi Kế hoạch dạy
học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm.
- Bƣớc 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ
những nội dung của bài học. Bƣớc này trƣớc hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hƣớng
dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc
thêm tƣ liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học.
- Bƣớc 3: Xác định khả năng nhận thức của HS, xác định những KT, KN mà HS
đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các


8

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

phƣơng án giải quyết. Bƣớc này GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà
còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, phƣơng tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học
và đánh giá cho phù hợp.
- Bƣớc 4: Lựa chọn PPDH, phƣơng tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và
cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Bƣớc
này GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KT vào những tình
huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn.
- Bƣớc 5: Thiết kế Kế hoạch dạy học.
b. Cấu trúc của một Kế hoạch dạy học được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học: Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
- Chuẩn bị về phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật....), các phƣơng
tiện (máy chiếu, TV, máy tính,....) và tài liệu dạy học cần thiết;

+ HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập
cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học:
+ Tên hoạt động, mục tiêu, cách tiến hành và thời lƣợng cho hoạt động
2. Thực hiện giờ dạy học
a. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra kiến thức đã học và những KT, KN đã học có liên quan đến bài mới.
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ
dùng học tập cần thiết))
Lƣu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan
xen trong quá trình dạy bài mới.
b. Tổ chức dạy và học bài mới
- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt đƣợc
mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.
- GV tổ chức, hƣớng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài
học, nhằm đạt đƣợc mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.
c. Luyện tập, củng cố
GV hƣớng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt
động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.
d. Đánh giá
- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và
tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
e. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà


9

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”


- GV hƣớng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua câu hỏi, làm bài tập,
thực hành, thí nghiệm,…).
- GV hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.
* Lƣu ý: Tùy theo đặc trƣng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS,
điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bƣớc thực hiện một giờ dạy học nhƣ
trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.
Sự thành công của một giờ dạy theo định hƣớng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả ngƣời
dạy và cả ngƣời học.
Những phần trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm bản thân trong nhiều
năm qua ở trƣờng phổ thông.
THI T K MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG
PHÁP DẠY HỌC T CH CỰC
A. Sơ lƣợc về lý thuyết dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực
Thay cho việc dạy học đang đƣợc thực hiện theo từng bài, từng tiết trong sách
giáo khoa nhƣ hiện nay, các tổ chuyên môn căn cứ vào chƣơng trình và sách giáo khoa
hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử
dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Trên cơ sở rà
soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chƣơng trình hiện hành và các hoạt động học
dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phƣơng pháp dạy học tích cực, xác định năng lực,
phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề hoặc bài học đã xây dựng.
Tăng tính chủ động, thái độ học tập tích cực của học sinh, khắc phục hoàn toàn
cách dạy theo lối truyền thụ một chiều, tránh tình trạng cho học sinh ghi chép quá nhiều,
thiếu trọng tâm. Kết hợp một cách linh hoạt các phƣơng pháp dạy học, kết hợp có hiệu
quả giữa PPDH truyền thống và PPDH hiện đại.
Xây dựng kế hoạch dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc: Nâng cao kết quả thực
hiện mục tiêu giáo dục của chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành; học sinh đƣợc
cung cấp kiến thức, kỹ năng theo chuẩn chƣơng trình giáo dục phổ thông; đƣợc hình
thành, phát triển các phẩm chất, năng lực; đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính
thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục.

B. Thiết kế kế hoạch bài học
Thiết kết kế hoạch bài học: “Chuyên đề 4 : Phân bào” Chuyên đề này gồm các bài
trong chƣơng IV, thuộc Phần 2. Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT. Thời lƣợng 3 tiết
(gồm các bài 18, 19, 20 sinh 10 CB)
I. Mục tiêu chuyên đề: Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:
1.Kiến thức
- Nêu đƣợc khái niệm chu kì tế bào.
- Mô tả đƣợc chu kì tế bào.
- Trình bày đƣợc đặc điểm các pha của kì trung gian.
- Xác định đƣợc các loại tế bào tham gia quá trình nguyên phân, mô tả đƣợc diễn
biến của từng giai đoạn nguyên phân.
- Nêu đƣợc kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Xác định đƣợc loại tế bào tham gia quá trình giảm phân, mô tả đƣợc diễn biến


10

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

của từng giai đoạn giảm phân, đặc biệt là trạng thái của các cặp NST tƣơng đồng, diễn
biến chính ở kì đầu của giảm phân I.
- Nêu đƣợc kết quả và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
2. Kĩ năng
- Quan sát hình ảnh, mô hình, phim, tiêu bản mô tả diễn biến của quá trình nguyên
phân, giảm phân.
- Phân loại sự kiện diễn ra trong quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
- Tìm mối quan hệ giữa quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân và thụ tinh
trong quá trình hát triển cá thể.
3. Thái độ
- Yêu khoa học, say mê nghiên cứu, sáng tạo.

- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội trong việc tránh xa tác nhân đột
biến, sự ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu để tránh phát sinh đột biến số lƣợng NST.
- Tự chủ trong quan hệ tình cảm.
4. Năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự chủ, tự quản lí
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực chuyên biệt, tri thức về sinh học
- Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
II. Chuẩn bị về phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học
* Giáo viên
- Tranh vẽ quá trình phát triển ở ngƣời, chu kì tế bào.
- Tranh vẽ cá kì nguyên phân, giảm phân.
- Phim mô tả sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST ở kì đầu của giảm phân I.
- Phiếu học tập.
* Học sinh : Giấy A4, bút màu.

III.Tổ chức các hoạt động dạy học: Tiết 1
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. CHU KÌ T BÀO
- Chu kì tế bào: Là khoản thời gian giữa 2 lần phân bào.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian và quá trình nguyên phân.
- Các giai đoạn của chu kì tế bào:
- Kì trung gian:
+ Chiếm thời gian dài nhất trong chu kì tế bào.
+ Đƣợc chia thành 3 pha:



11

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

* Pha G1: Là thời kì tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trƣởng. Vào cuối pha
G1 có 1 điểm kiểm soát ( R) nếu tế bào vƣợt qua đƣợc mới đi vào pha S và diễn ra quá
trình nguyên phân.
* Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử .
* Pha G2: Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cho phân bào( tổng hợp prôtêin
histon....).
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- Nguyên phân: Là hình thức phân chia tế bào sinh dƣỡng và sinh dục sơ khai, xảy
ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
- Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1. Phân chia nhân: đƣợc chia thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn ; Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc
hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất.
- Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi vô sắc thành 1 hàng.
- Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, mỗi NST đơn đi về 2 cực của tế
bào.
- Kì cuối: NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến
mất.
2. Phân chia tế bào chất:
- Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con
có bộ NST giống nhau và giống mẹ.
III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN
* Về sinh học:
- Cơ thể đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản
- Cơ thể đa bào: nguyên phân giúp cơ thể sinh trƣởng

* Về mặt thực tiễn: Phƣơng pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ
sở của quá trình nguyên phân.
* Hoạt động 1: Tạo tình huống giới thiệu bài học: 3 – 5 phút
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Từ một hợp tử ban đầu , Do quá trình nguyên phân
làm thế nào để phát triển của hợp tử
thành cơ thể hoàn chỉnh.
* Hoạt động 2: Kiểm tra kiến thức: 3 - 5 phút
- Kiểm tra kiến thức đã học
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ngoài giờ lên lớp

Mục tiêu
Hợp tử phát triển nhờ
nguyên phân


12

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

Hoạt động GV
Trình bày diễn biến của pha
sáng trong quang hợp?

Hoạt động HS
- Trình bày nội dung


Trong pha sáng đã cung cấp
sản phẩm quang trong nào
cho pha tối?

Mục tiêu
Vị trí, nguyên liệu, sản
phẩm
ATP, NADPH

* Hoạt động 3: Triển khai kiến thức: 18 - 20 phút
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Mục tiêu

Nội dung 1:Tìm hiểu về chu kì tế
bào và các giai đoạn
- GV treo tranh “Chu kì tế bào”,
yêu cầu HS quan sát và kết hợp
với việc đọc SGK phần I trang 71
từ đó nêu khái niệm chu kì tế bào
và mô tả các giai đoạn trong chu
kì tế bào.

- HS quan sát, đọc SGK và
hình thành các nội dung : khái - Nêu đƣợc
niệm chu kì tế bào và các giai khái niệm và
đoạn trong chu kì tế bào.
nêu 2 giai đoạn

trong chu kì.

- GV yêu cầu HS nêu những diễn - HS đọc SGK phần I trang 71
biến chính của pha G1, S, G2, của và suy luận để trả lời độc lập.
kì trung gian.
- GV đặt câu hỏi: Bệnh ung thƣ là
một ví dụ cho thấy tế bào ung thƣ
đã thoát khỏi các cơ chế điều hòa
phân bào. Vậy điều hòa phân bào
là gì? Điều hòa phân bào có vai
trò gì đối với cơ thể đa bào?

- Đặc điểm
- HS đọc SGK phần I trang chính của G1,
71, 72 và suy luận để trả lời S, G2.
độc lập.

- Điều khiển
thời gian và tốc
độ phân chia tế
bào có vai trò
đảm bảo sự
sinh trƣởng và
phát triển bình
thƣờng của cơ
thể.

Nội dung 2: Tìm hiểu quá trình
phân chia nhân và tế bào chất
- GV treo tranh và yêu cầu HS

quan sát hình và cho biết cơ chế
hình thành đuôi ở thằn lằn sau khi
bị đứt?

- HS mâu thuẫn Tại sao thằn - Do cơ chế
lằn lại tái tạo đƣợc đuôi? Cơ nguyên phân
chế nào giúp thằn lằn tái tạo
đuôi?


Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

13

- GV chia
mỗi nhóm
thành các
chia nhân
đoạn?

HS thành nhiều nhóm, - HS trong mỗi nhóm thảo
khoảng 4 – 7 HS hoàn luận, sau đó nêu ý kiến từng
giai đoạn trong phân nhóm.
- Trình bày
và đặc điểm mỗi giai
đƣợc 4 kì và
đặc điểm mỗi
Nội dung 3: Tìm hiểu ý nghĩa

nguyên phân

- GV yêu cầu HS giải thích 1 số
hiện tƣợng sau
- Nêu đƣợc ý nghĩa của
nguyên phân
+ Đứt tay -> liền lại
+ Nuôi mô thực vật -> nhiều cây
- Ý nghĩa sinh
học và thực
tiễn
* Hoạt động 4: Bài tập củng cố - vận dụng: 8 – 10 phút
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Mục tiêu

Loại tế bào nào tham gia nguyên Sinh dƣỡng và sinh dục sơ
phân?
khai

Tế bào sinh
dƣỡng

Tại sao ở kì giữa NST co xoắn
cực đại trƣớc khi bƣớc vào kì
sau?

Suy nghĩ thảo luận trả lời

Dễ phân chia

không bị rối

Ở kì giữa NST tập trung thành 1
hàng, vì sao? Nếu NST nằm lệch
thì sao?

Dễ phân li về 2 cực của tế
bào

Cân bằng lực
kéo ở 2 đầu của
thoi phân bào

Sự phân chia tế bào chất ở tế bào
thực vật khác với tế bào động vật
ntn?

Suy nghĩ thảo luận trả lời

Thực vật hình
thành vách
ngăn, động vật
co thắt

* Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà: 3 – 5 phút
Hoạt động GV
Chia lớp làm 4 nhóm và hoàn
thành nội dung sao?

Hoạt động HS

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm
kì đầu của giảm phân I
+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm
kì giữa, sau, cuối của giảm
phân I
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm
các kì của giảm phân II

Mục tiêu
- Đặc điểm
chính các kì
giảm phân
- Qua 2 lần phân
bào tạo 4 tế bào
con có bộ NST
giảm một nữa so
với tế bào mẹ


14

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

+ Nhóm 4: kết quả của giảm
phân, sự khác nhau trong giảm
phân giữa tinh trùng và trứng

- Giao tử đực
tạo 4 tinh trùng,
giao tử cái tạo 1

trứng và 3 thể
cực


15

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Trần Thị Kiều
Trường THPT Mai Thanh Thế
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, dạy học theo phƣơng pháp phát triển năng lực của học sinh là một trong
những quan điểm giáo dục và đã trở thành xu thế chung ở các nƣớc trên thế giới. Ở Việt
Nam, dạy học theo phƣơng pháp phát triển năng lực của học sinh đang đƣợc Bộ Giáo
Dục đào tạo quan tâm chỉ đạo. Dạy học theo phƣơng pháp phát triển năng lực của học
sinh đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá
trình dạy học. Việc vận dụng hợp lí quan điểm giáo dục trong dạy và học góp phần phát
triển năng lực của ngƣời học, giúp đào tạo ra đƣợc những con ngƣời vừa hồng, vừa
chuyên là những chủ nhân của đất nƣớc trong tƣơng lai.
Vì vậy, mỗi giáo viên (GV) bằng phƣơng pháp nào đó có thể giúp học sinh (HS)
của mình hiểu bài, khắc sâu kiến thức và vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt đễ
giải quyết mọi tình huống trong thực tiễn. Để có thể làm đƣợc điều đó, thì mỗi nhà giáo
không ngừng tìm kiếm, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực.
Mặt khác, theo dự kiến thay sách giáo khoa năm 2018 của Bộ Giáo dục đào tạo,
thực hiện chủ trƣơng đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ
chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lƣợng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà
trƣờng với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học
sinh trung học. Từ những lý do trên, nên Tôi quyết định chọn chuyên đề „„Phƣơng pháp

dạy học phát triển năng lực của học sinh‟‟.
B. GIẢI QUY T VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo
hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Dạy học theo phƣơng pháp phát triển năng nực của học sinh có nghĩa là chuyển từ
chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, nghĩa là từ
chỗ quan tâm đến việc HS học đƣợc cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng đƣợc cái gì
vào thực tiễn cuộc sống. Để thực hiện đƣợc điều này, thì mỗi GV phải đổi mới phƣơng
pháp dạy học của bản thân. Tăng cƣờng hình thức học tập theo nhóm, phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động của ngƣời học, hình thành và phát triển năng lực tự học, độc lập,
sáng tạo tƣ duy của HS. Vận dụng một cách linh hoạt các phƣơng pháp chung và phƣơng
pháp riêng của bộ môn sinh học để dạy học, phải đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự mình
hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên”.


16

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

Mục tiêu của việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh là làm cho
quá trình học tập ở học sinh trở nên tích cực hơn, hình thành cho học sinh cách học, học
ở mọi hình thức (tự học, học qua sách giáo khoa, qua tài liệu, sách tham khảo, học qua
internet,...), phát triển năng lực cho ngƣời học. Học sinh đƣợc chủ động, trãi nghệm, sáng

tạo, đặc biệt có thể vận dụng kiến thức học đƣợc để giải quyết các tình huống thực tiễn
một cách sáng tạo và hợp lí.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm 2013, Sở giáo dục đào tạo Sóc Trăng đã tổ chức tập huấn cho giáo viên trong
tỉnh về việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển năng lực của học
sinh.
Năm 2016, Sở giáo dục đào tạo Sóc Trăng đã tổ chức tập huấn cho giáo viên trong
tỉnh về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học „„tích hợp liên môn‟‟ nhằm giúp HS có thể tự
mình tìm kiến thức và có thể vận dụng kiến thức từ những môn học khác nhau để giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Trƣờng THPT Mai Thanh Thế, đang áp dụng việc dạy học theo hƣớng phát triển
năng lực của học sinh, đang áp dụng phiếu đánh giá giờ dạy của giáo viên theo công văn
số 5555 hƣớng tới việc đánh giá quá trình học tập của học sinh qua việc tổ chức hoạt
động giảng dạy của giáo viên.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên đã quen với lối dạy học truyền thống, chƣa
thích nghi với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực của
ngƣời học. Quan trọng hơn hết là ở học sinh, học sinh vẫn chƣa làm quen với việc tự
mình đi tìm kiến thức, các em học theo lối dạy học truyền thống, Thầy dạy cái gì thì trò
học cái ấy, các em chƣa biết tự mình tìm kiếm tài liệu bổ sung kiến thức cho bản thân.
3. Giải pháp
Môn sinh học sinh học là 1 môn khoa học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, nên kiến
thức môn sinh học rất gần gũi với học sinh. Vì vậy, để thực hiện việc đổi mới phƣơng
pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh, bằng kinh nghiệm của bản
thân, Tôi xin đƣa ra một số biện pháp sau:
* Đổi mới trong cách truyền thụ nội dung kiến thức
- Đối với nội dung kiến thức thuộc về khái niệm: giáo viên (GV) có thể dạy theo
phƣơng pháp quy nạp. Đầu tiên GV có thể đƣa ví dụ, tranh ảnh hoặc sơ đồ,… từ những
tƣ liệu, học liệu GV đƣa ra, yêu cầu HS rút ra khái niệm. Ví dụ để dạy khái niệm quần
thể, GV cho HS xem hình ảnh hay ví dụ. Qua đó, GV để hƣớng HS tới hình thành khái
niệm.

- Đối với kiến thức thuộc về cơ chế, quá trình hình thành: GV có thể đƣa tranh
ảnh, sơ đồ, sau đó yêu cầu HS rút ra nội dung cốt lõi của cơ chế, quá trình đó. Ví dụ để
dạy kiến thức về cơ chế nhân đôi ADN, ARN hay prôtêin,… GV cho HS xem video cơ
chế nhân đôi ADN, ARN hay prôtêin,…Qua tranh ảnh, sơ đồ, đoạn video, GV yêu cầu
HS rút ra diễn biến cơ chế nhân đôi ADN, ARN hay prôtêin,…. Để có thể phát triển năng
lực tƣ duy của HS thì GV có thể cho HS vận dụng giải bài tập sau khi học cơ chế đó.
- Đối với kiến thức thuộc dạng công thức sinh học: GV có thể dạy theo phƣơng
pháp quy náp có nghĩa là từ kiến thức về lý thuyết kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,…từ
đó rút ra công thức, từ công thức GV có thể yêu cầu HS giải bài tập, từ dễ đến khó. Ví dụ


17

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

để hình thành công thức tính tổng số nuclêôtit, chiều dài của gen, số liên kết
hiđrô,…trong chƣơng trình sinh học 10, GV cho HS xem tranh ảnh phân tử ADN, qua
tranh ảnh GV yêu cầu HS rút ra công thức. Để có thể phát triển năng lực tƣ duy của HS
thì GV có thể cho HS vận dụng giải bài tập sau khi học.
* Đổi mới kiểm tra đánh giá: Kiểm tra là hình thức đánh giá lại quá trình học tập
của HS. Trong giáo dục có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá nhƣ kiểm tra viết (kiểm
tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm, kết hợp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm,…); kiểm tra
miệng (trả bài, trình bày, tranh luận, thảo luận,..) và kiểm tra bằng lời nhận xét của giáo
viên, kiểm tra lẫn nhau giữa các HS,…Để có thể phát triển năng lực sự tƣ duy, tìm tòi của
HS thì GV phải gắn quá trình học tập của HS với việc kiểm tra đánh giá. Dù hình thức
kiểm tra nào đi nữa, mục đích của việc kiểm tra là đánh giá đƣợc và chính xác quá trình
học tập của học sinh, phân loại đƣợc học sinh. Để có thể phân loại đƣợc học lực của HS
thì bộ câu hỏi của GV phải theo hƣớng phát triển năng lực của ngƣời học (bộ câu hỏi phải
đủ các cấp độ nhận thức. Vì vậy, mỗi GV phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá HS.
* Đổi mới phƣơng pháp tổ chức hoạt động dạy học: Để có thể phát triển đƣợc

năng lực tƣ duy của HS, Tôi xin đƣa ra 1 số biện pháp sau:
- Cải tiến các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống: Đổi mới PPDH không
có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống. Phƣơng pháp dạy học truyền thống không
phải lúc nào cũng hạn chế, phƣơng pháp mới cũng không phải lúc nào cũng tốt, mà từ các
PPDH truyền thống chúng ta có thể phát triển nó hơn, cải tiến nó hơn, cái gì không tốt thì
chúng ta loại bỏ, cái gì tốt thì chúng ta áp dụng và nâng cấp hơn. Vì vậy, bên cạnh các
PPDH truyền thống chúng ta cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, có thể phát triển đƣợc
năng lực tƣ duy, tăng cƣờng tính tích cực, chủ động, tự giác, trãi nghiệm, sáng tạo của
của học sinh. Để có thể phát triển năng lực của HS thì ngƣời giáo viên cần chú ý đến hệ
thống câu hỏi dẫn dắc HS đi từ dễ đến khó, hạn chế hỏi HS những câu hỏi đúng hay
không ? đúng hay sai ? nếu có hỏi thì GV phải yêu câu HS giải thích tại sao đúng hoặc tại
sao không ? Giáo viên nên tăng cƣờng những câu hỏi dạng hiểu, vận dụng. Phƣơng pháp
dạy học truyền thống thì GV nói gì HS nghe, ghi theo, GV đọc và HS ghi bài; còn
phƣơng pháp dạy học hiện đại thì HS sẽ tự mình làm chủ kiến thức, tự ghi bài theo hƣớng
dẫn của GV.
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học (PPDH): Phƣơng pháp dạy học là
cách thức mà GV hƣớng dẫn HS tìm kiến thức. Nếu GV chỉ chọn 1 PPDH nhất định nào
đó thì nó sẽ không mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Vì vậy, đòi hỏi mỗi GV cần phải
kết hợp đa dạng các phƣơng pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học
thì mới có thể phát huy tính tích cực chủ động của HS và nâng cao chất lƣợng dạy học.
Tùy vào nội dung của bài học mà chúng ta chọn phƣơng pháp này hay phƣơng pháp
khác, tùy vào cách đặt câu hỏi, nội dung của câu hỏi mà GV có thể cho từng cá nhân trả
lời trực tiếp hay cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập với thời gian
qui định (theo nhóm 2 HS, hay nhóm lớn có nhiều học sinh).
- Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề có nghĩa là GV có thể giới
thiệu 1 tình huống có vấn đề hoặc cho 1 bài tập có vấn đề, tạo sự mâu thuẫn giữa kiến
thức cũ với kiến thức mới để kích thích HS phải tƣ duy tìm ra đáp án, giải thích tại sao lại
xảy ra nhƣ vậy. Ví dụ nhƣ chúng ta dạy quy luật liên kết gen, hoán vị gen chúng ta tạo ra
tình huống có vấn đề cùng 1 thí nghiệm giống nhƣ thí nghiệm của Menđen nhƣng tại sao
kết quả thí nghiệm lại không giống với kết quả thí nghiệm của Menđen. Trên cơ sở mâu



18

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

thuẫn giữa cái cũ và cái mới kích thích HS phải tìm ra câu trả lời, kích thích tƣ duy của
HS.
- Dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là một quan điểm dạy học gắn lý
thuyết với thực tiễn, trong đó việc dạy học đƣợc tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn
với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học theo chủ đề bao gồm dạy
học theo chủ đề đơn môn hoặc dạy học theo chủ đề liên môn.
Dạy học theo chủ đề đơn môn có nghĩa là GV có thể hệ thống kiến thức lại thành
những chủ đề riêng biệt, các chủ đề này có thể nằm trong chƣơng trình một khối lớp, hai
khối lớp hoặc ba khối lớp. GV có thể chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo
luận và báo cáo các chủ để của mỗi nhóm, GV nhận xét và bổ sung kiến thức. Ví dụ sinh
học 12 chúng ta có thể sắp xếp mỗi chƣơng là 1 chủ đề để dạy.
Dạy học theo chủ đề liên môn có nghĩa là GV có thể hệ thống kiến thức lại thành
những chủ đề riêng biệt, các chủ đề này có nội dung kiến thức liên quan đến 2 môn hoặc
3 môn. Các chủ đề này có nội dung kiến thức nằm trong chƣơng trình 1 khối lớp, 2 khối
lớp hoặc 3 khối lớp. GV có thể chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và
báo cáo các chủ để chủa mỗi nhóm, GV nhận xét và bổ sung kiến thức. Qua việc dạy học
theo chủ đề, HS có thể vận dụng kiến thức học đƣợc ở 1 môn, 2 môn hoặc 3 môn để giải
quyết những tình huống trong thực tiễn trong cuộc sống. Ví dụ GV có thể sắp xếp kiến
thức môn sinh học thành những chủ đề có liên quan đến những môn học khác (nhƣ lí,
hóa,..) nhƣ chủ đề đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, gen, prôtêin,….
- Dạy học theo dự án: Dạy học theo dự án là hình thức dạy học mà học sinh thực
hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt
động trí tuệ và hoạt động tay chân. Mỗi nhóm cùng nhau thảo luận tìm kiếm thông tin,
hình ảnh, số liệu,…tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập mà GV phân công. Mỗi nhóm có

tạo ra các sản phẩm có thể công bố sản phẩm. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng
nhiều nguyên lý và quan điểm dạy học hiện đại nhƣ lý thuyết kiến tạo, dạy học định
hƣớng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,..Ví dụ
khi dạy bài 46 sinh học 12, GV có thể cho mỗi nhóm hoàn thành 1 chủ đề (nhƣ tình trạng
ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc khí,…) ở địa phƣơng mà các em đang sinh sống, có tìm, số
liệu minh chứng và báo cáo.
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ
dạy học: Môn sinh học là một môn gắn lý thuyết với thực tiễn, vì vậy phƣơng tiện dạy
học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, nhằm tăng cƣờng tính
tích cực và trãi nghiệm sáng tạo của HS thì các phƣơng tiện trực quan và thí nghiệm, thực
hành có ý nghĩa rất quan trọng. Phƣơng tiện dạy học sinh học rất đa dạng, GV có thể sử
dụng tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mẩu vật thật nhƣ cây, con,… hoặc kết hợp các phƣơng
tiện công nghệ thông tin nhƣ video, trình chiếu, e-learning, trƣờng học kết nối,…Bằng
cách riêng GV có thể đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh khai thác kiến thức từ những
phƣơng tiện hoặc công nghệ thông tin trong dạy học. Ví dụ để dạy nội dung kiến thức về
cấu tạo hoa trong sinh sản hữu tính ở thực vật thì GV có thể đƣa mẩu vật đó là 1 cành hoa
hoặc chiếu hình ảnh 1 cành hoa, GV đặt câu hỏi giúp HS gợi mở để rút ra nội dung kiến
thức về cơ quan sinh sản đực và cái của hoa.
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: Sơ đồ tƣ duy trong dạy học môn sinh học là
một trong những hình thức dạy học giúp học sinh có thể hệ thống đƣợc kiến thức môn
sinh học 1 cách tổng thể và vận dụng kiến thức môn học 1 cách linh hoạt để giải các đề


Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

19

thi. Ví dụ để dạy nội kiến thức phần biến dị trong chƣơng trình sinh học 12, GV có thể
đƣa sơ đồ tƣ duy giúp HS hệ thống kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn.
- Sử dụng thí nghiệm, thực hành trong dạy học sinh học: Thí nghiệm, thực hành

trong dạy học môn sinh học là 1 phƣơng pháp dạy học có thể phát triển năng lực của HS,
giúp HS chủ động tìm kiến thức và vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ để dạy kiến thức khuếch tán trong chƣơng trình sinh học 10, 11 thì GV có thể đƣa
ví dụ hoặc làm thí nghiệm, yêu cầu HS rút ra đặc điểm cơ bản của khuếch tán và vận
dụng nó linh hoạt đời sống hàng ngày nhƣ rửa rau, trái cây,…
4. Kết quả
Năm học 2015-2016, Tôi đƣợc nhà trƣờng phân công dạy 2 khối là khối 11 và khối 12.
Sau khi Tôi áp dụng việc đổi mới phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực của HS. Tôi
có thu đƣợc kết quả điểm trung bình môn qua bảng thống kê sau:
Bảng 1: Thống kê kết quả giảng dạy học năm học 2015-2016
Giỏi

sỉ số
Khối

SL

Trung
Bình

Khá

TL
(%)

SL

TL
(%)


SL

TL
(%)

Yếu
SL

TL
(%)

12

63

59

94

3

5

0

0

0

0


K10

311

114

37

144

46

65

21

0

0

TỔNG SỐ

374

173

46

147


39

65

17

0

0

Qua phân tích bảng 1, tôi nhận thấy học sinh đạt loại giỏi là 46%, loại khá là 39%
và loại trung bình là 17%, không có loại yếu. Vì vậy, với việc dạy học theo hƣớng phát
triển năng lực của học sinh đã mang lại hiệu quả cao cho ngƣời học. Đồng thời cũng góp
phần thúc đẩy hiệu quả đào tạo của ngành giáo dục tiến thêm bƣớc nữa trong tƣơng lai.
C. K T LUẬN
Có rất nhiều phƣơng pháp để có thể phát triển năng lực của HS, phƣơng pháp nào
cũng có cái ƣu điểm và hạn chế riêng. Vì thế, tùy vào từng nội dung bài học mà chúng ta
có thể áp dụng phƣơng pháp này hay phƣơng pháp khác. Bằng cách riêng mà mỗi GV
chúng ta có thể kết hợp nhiều phƣơng pháp trong hoạt động dạy học của mình nhằm phát
triển đƣợc năng lực của học sinh. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học còn đòi hỏi ở mỗi
GV cần đầu tƣ nhiều hơn nữa cho hoạt động dạy và HS thì cần phải chủ động, tích cực
trong hoạt động học. Nhà trƣờng cũng cần tạo điều kiện về phƣơng tiện, cơ sở vật chất
cho hoạt động dạy học,
Cần cung cấp thêm sách báo, tài liệu tham khảo khác có liên quan đến chuyên
ngành sinh học để cho GV và HS có thêm tài tham khảo.
Đối với giáo viên, cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao
kiến thức và phƣơng pháp dạy học bộ môn./.



20

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC THEO
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TẠI TRƢỜNG
THPT DTNT HUỲNH CƢƠNG
Thạch Thị Si Viêl
Trường THPTDTNT Huỳnh Cương
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu
mới đối với ngƣời lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục
thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực.Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị
quyết số 29-NQ/TW8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Đổi mới hình
thức, phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo”. Trong xu
hƣớng chuyển đổi đó, việc đổi mới dạy và học theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực
ngƣời học đang đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh cũng phải theo hƣớng phát triển năng lực. Trong bài tham luận này tôi xin trình
bày một hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển năng lực.
II. NỘI DUNG
Để hƣớng việc dạy và học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh, tôi sẽ áp dụng
phƣơng pháp dạy học theo chủ đề, HS làm việc theo nhóm là chủ yếu. Ở phƣơng pháp
này GV phải tự thiết kế một chủ đề cụ thể và hƣớng dẫn học sinh làm việc theo mục tiêu
tiếp cận năng lực mà chủ đề hƣớng tới. Nhƣ vậy một chủ đề cần đảm bảo các bƣớc sau:
- Xác định chủ đề.
- Mạch kiến thức của chủ đề: trong phần nay GV liệt kê các kiến thức cần đạt
đƣợc trong chủ đề.
- Xác định các năng lực hƣớng tới của chủ đề.
- Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của
học sinh qua chủ đề.

- Hệ thống câu hỏi, thực hành thí nghiệm theo mức độ đã mô tả.
- Tiến trình dạy học của chủ đề.
Dƣới đây là một hoạt động cụ thể:
CHỦ ĐỀ: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG.
1. Mạch kiến thức của chủ đề:
- Khái niệm hệ sinh thái.
- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất.
- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
- Tháp sinh thái.
- Chu trình sinh địa hóa.
+ Chu trình cacbon: trong chu trinh cacbon đặc biệt chú ý tới hiệu ứng nhà kính.
+ Chu trình nƣớc: liên hệ với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc.
- Dòng năng lƣợng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
- Thực hành: Quản lí và sử dụng bên vững tài nguyên thiên nhiên.
2. Xác định các năng lực hƣớng tới của chủ đề
a. Các năng lực chung:


21

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

Tên năng lực

Các kĩ năng thành phần
- Học sinh tự xác định mục tiêu học tập

NL tự học


- Học sinh lập kế hoạch học tập cụ thể về: thời gian, nội dung công
việc, ngƣời thực hiện, sản phẩm.
- Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan
Giải quyết tình huống gặp trong thực tế tại khuôn viên trƣờng
- Các hệ sinh thái cụ thể (có hình ảnh kèm theo)

- Thực trạng về môi trƣờng (trong phòng ở, lớp học và khuôn viên
NL giải quyết nhà trƣờng) và hƣớng giải quyết
vấn đề
- Chu trình Cacbon trong trƣờng và khu vực lận cận, hƣớng khắc
phục hiệu ứng nhà kính.
- Thực trạng điện và nƣớc sạch sử dụng trong khu nội trú, đề ra các
biện pháp sử dụng tiết kiệm điện, nƣớc.
HS tự đề suất ra ý tƣởng:
NL tƣ duy

- Bảo vệ môi trƣờng sinh thái tại trƣờng
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện có tại địa phƣơng.

- Sử dụng thành thạo internet để sƣu tầm hình ảnh về hệ sinh thái,
NL sử dụng thực trạng môi trƣờng ở địa phƣơng.
CNTT
và - Cập nhật thông tin trên các phƣơng tiện thông tin để biết một số
truyền thông vấn đề thời sự về môi trƣờng
(ICT)
- Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan; biết sử dụng tốt các phần mềm
hỗ trợ nhƣ: power point, projestor, video, flash, ….
NL sử dụng Diễn đạt thành thạo khi lên trình bày các báo cáo của nhóm
ngôn ngữ
NL giao tiếp

Tuyên truyền cách bảo vệ môi trƣờng
b. Các năng lực chuyên biệt:
Các kĩ năng khoa học
Các kĩ năng

Các kĩ năng ứng với nội dung chủ đề
- Các kiểu hệ sinh thái trong nhà trƣờng

Quan sát

- Môi trƣờng xung quanh
- Mối quan hệ dinh dƣỡng trong hệ sinh thái tại cánh đồng của
gia đình
- Phân loại các kiểu hệ sinh thái

Phân loại

- Phân loại chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn
- Phân loại các bậc dinh dƣỡng và tháp sinh thái
- Phân loại các chu trình sinh địa hóa

Tìm mối liên hệ

- Mối liên hệ giữa việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi


22

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”


trƣờng
Tính toán

- Hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dƣỡng

Đƣa ra các tiên - Tiên đoán về môi trƣờng tại trƣờng học và địa phƣơng
đoán, nhận định
- Thiết kế thí nghiệm: Quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên
3. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của
học sinh qua chủ đề
Thí nghiệm

Mức độ nhận thức
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

- Nêu khái niệm - So sánh hệ
về hệ sinh thái
sinh thái tự
nhiên và hệ
- Nêu ví dụ
sinh thái nhân
- Các kiểu hệ tạo
sinh thái trên trái
NL tƣ duy
đất

Hệ sinh thái

Vận
thấp

dụng

Vận dụng cao

- Ví dụ về hệ - Phân tích thành
sinh thái tại phần cấu trúc của hệ
trƣờng
sinh thái vừa ví dụ.
NL quan sát

- Thực trạng về hệ
sinh thái tại trƣờng
NL tƣ duy
- Hƣớng phát triển
trong tƣơng lai đối
với hệ sinh thái tại
trƣờng

NL tự học
NL phân loại

NL tƣ duy và NL
giải quyết tình
huống
- Các khái niệm:

chuỗi thức ăn,
lƣới thức ăn, bậc
dinh dƣỡng, tháp
sinh thái, sinh
quyển.

- So sánh các - Lấy ví dụ cụ
chuỗi thức ăn
thể về chuỗi
- So sánh lƣới thức ăn và
thức ăn trong lƣới thức tại
hệ sinh thái tự nới mình đang
nhiên và hệ sống

Trao đổi vật - Nêu ví dụ cụ sinh thái nhân NL tƣ duy
chất trong hệ thể cho từng tạo
NL quan sát
khái niệm
sinh thái
NL tự học
NL tự học
NL tƣ duy
- Phân biệt 3
loại tháp sinh
thái
NL phân loại
Chu
trình - Khái niêm về
sinh địa hóa chu trình sinh


- Lập sơ đồ về chu
trình cacbon và chu


Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

23


quyển

sinh địa hóa

trình nƣớc tại trƣờng
hoặc tại thành phố
Sóc Trăng

NL tự học

- Hƣớng khắc phục
hiệu ứng nhà kính.
- Thực trạng nƣớc
sạch sử dụng trong
khu nội trú, đề ra
các biện pháp sử
dụng tiết kiệm nƣớc
NL tƣ duy, NL
quan sát và NL giải
quyết tình huống
- Nêu sự phân - Giải thích về

bố năng lƣợng quá
trình
truyền
năng
Dòng năng trên trái đất
lƣợng trong - khái niệm hiệu lƣợng qua các
bậc dinh dƣỡng
hệ sinh thái suất sinh thái
trong hệ sinh
và hiệu suất NL tự học
thái.
sinh thái
NL tự học

- Tính hiệu suất sinh
thái
NL tính toán

NL tƣ duy

Thực hành:
Quản lí và
sử dụng bền
vững
tài
nguyên thiên
nhiên

- Phân tích việc sử
dụng điện, nƣớc

trong nhà trƣờng.
Đề suất biện pháp
sự dụng điện, nƣớc
tiết kiệm mà đem lại
hiệu quả cao nhất.
NL thí nghiệm

NL giải quyết tình
huống
4. Hệ thống câu hỏi, thực hành thí nghiệm theo mức độ đã mô tả


24

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

Một hình ảnh đƣợc ghi nhận tại thành phố Sóc Trăng. Từ hình ảnh trên hãy trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1. Trong hình có các kiểu hệ sinh thái nào?
A. Hệ sinh thái tự nhiên
B. Hệ sinh thái nhân tao
C. Cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
D. Không phải là một hệ sinh thái
Câu 2. Phân tích thành phần cấu trúc của hệ sinh thái vừa nêu trong hình.
Câu 3. Thiết lập sơ đồ chu trình cacbon cho hệ sinh thái trong hình ảnh? Em có nhận xét
gì trong chu trình cac bon trên. Dự đoán về thực trạng và đề suất các biện pháp nhằm cải
thiện hệ sinh thái thành phố Sóc Trăng.

Hình ảnh trên ghi nhận tại khuôn viên trƣờng THPT DTNT Huỳnh cƣơng. Năm
học 2016 – 2017 trƣờng với tổng số HS là 594 . Tháng 11/2016 toàn trƣờng tiêu thụ

2114m3 nƣớc và 11.710 kWh điện, đây là mức tiêu thụ rất cao. Từ thông tin trên hãy
trả lời các câu hỏi sau:
Câu 4. Em có nhận xét gì về môi trƣờng sinh thái tại nhà trƣờng? Đế suất các biện pháp
nhằm cải thiện tốt hơn môi trƣờng sinh thái tại trƣờng.
Câu 5. Đề suất các giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm điện và nƣớc trong nhà trƣờng
nhƣng đem lại hiệu quả cao nhất.
5. Tiến trình dạy học của chủ đề
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- Chia nhóm hoạt động

- Các nhóm lập kế hoạch chi tiết và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
- Thu thập kiến thức, thảo luận nhóm để
hoàn thành các kiến thức của chủ đề. Đồng
thời trả lời các câu hỏi trong hệ thống câu
hỏi của chủ đề mà giáo viên đƣa ra.

- Theo dõi hoạt động của các nhóm
- Kết nối hoạt động của các nhóm
- Nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động
của các nhóm

- Đặt các câu hỏi về chủ đề mà nhóm gặp
trong quá trình làm việc.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo
- Các nhóm tranh luận



25

Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT”

III. K T LUẬN:
Trong những bƣớc đầu tìm hiểu về phƣơng pháp dạy học theo định phát huy năng lực
của học sinh tôi nhận thấy phƣơng pháp dạy học này có nhiều ƣu điểm, vì nó giúp ngƣời
học chủ động và tích cực hơn trong học tập và sáng tạo, ngoài ra còn tạo điều kiện để các
em làm việc hợp tác và tìm kiếm thông tin góp phần khắc phục đƣợc những hạn chế của
phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng nội dung.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc áp dụng phƣơng pháp dạy học môn
Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh. Do kinh nghiệm còn hạn chế
nên bài tham luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý vị lãnh đạo
cùng quý đồng nghiệp./.


×