Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

đánh giá mức độ đồng thuận xã hội đối với phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận 11, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.74 MB, 87 trang )

CHỮ VIẾT TẮT

EFA

Exploratory Factor Analysis

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

PTTH

Phổ thông trung học

QHKHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

Sig.

Significance

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND



Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Quận 11 ........................................ 32
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ............................ 36
Bảng 3.1. Mã hóa bảng câu hỏi ........................................................................... 42
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................... 45
Bảng 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với phương
án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Quận 11 ................................................. 47
Bảng 3.4. Kiểm định nhân tố việc làm và thu nhập ............................................ 55
Bảng 3.5. Kiểm định nhân tố cơ sở hạ tầng lần 1 ............................................... 55
Bảng 3.6. Kiểm định nhân tố cơ sở hạ tầng lần 2 ............................................... 55
Bảng 3.7. Kiểm định nhân tố Dịch vụ công cộng ............................................... 56
Bảng 3.8. Kiểm định nhân tố Môi trường ........................................................... 56
Bảng 3.9. Kiểm định nhân tố Đất đai và nhà ở lần 1 .......................................... 57
Bảng 3.10. Kiểm định nhân tố Đất đai và nhà ở lần 2 ........................................ 57
Bảng 3.11. Kiểm định nhân tố Đất đai và nhà ở lần 3 ........................................ 58
Bảng 3.12. Kiểm định nhân tố Văn hóa – xã hội ................................................ 58
Bảng 3.13. Kiểm định nhân tố Chính quyền địa phương về đất đai ................... 59
Bảng 3.14. Kiểm định nhân tố Mức độ hài lòng chung ...................................... 59
Bảng 3.15. Phân tích nhân tố khám phá lần 1 ..................................................... 60
Bảng 3.16. Phân tích nhân tố khám phá lần 2 ..................................................... 61
Bảng 3.17. Phân tích nhân tố khám phá lần 3 ..................................................... 62
Bảng 3.18. Ma trận xoay ..................................................................................... 65
Bảng 3.19. Biến phụ thuộc .................................................................................. 65
Bảng 3.20. Phân tích tương quan ........................................................................ 66
Bảng 3.21. Bảng phân tích Anova ...................................................................... 68
Bảng 3.22. Bảng phân tích hồi quy ..................................................................... 68



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của các đối tượng khảo sát ................................................ 46
Biểu đồ 3.2. Trình độ của các đối tượng khảo sát............................................... 46
Biểu đồ 3.3. Việc làm và thu nhập ...................................................................... 49
Biểu đồ 3.4. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 49
Biểu đồ 3.5. Dịch vụ công cộng .......................................................................... 50
Biểu đồ 3.6. Môi trường ...................................................................................... 51
Biểu đồ 3.7. Đất đai và nhà ở .............................................................................. 51
Biểu đồ 3.8. Văn hóa – xã hội ............................................................................. 52
Biểu đồ 3.9. Chính quyền địa phương về đất đai ................................................ 53
Biểu đồ 3.10. Mức độ hài lòng chung ................................................................. 54

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 8


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn .................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn........................................................................... 2
6. Kết cấu dự kiến của luận văn ............................................................................ 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................... 3

1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 3
1.1.2. Vai trò của đánh giá mức độ đồng thuận xã hội ......................................... 6
1.1.3. Các phương pháp đánh giá mức độ đồng thuận.......................................... 7
1.1.4. Quy trình đánh giá mức độ đồng thuận định lượng .................................... 8
1.1.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 8
1.1.4.2. Mô tả quy trình ......................................................................................... 9
1.1.5. Giới thiệu phần mềm SPSS ....................................................................... 15
1.2. Căn cứ pháp lý lập phương án sử dụng đất .................................................. 17
1.2.1. Văn bản Trung ương, Bộ ngành ................................................................ 17
1.2.2. Văn bản tỉnh, huyện .................................................................................. 18
1.3. Cơ sở thực tiễn thực hiện đánh giá mức độ đồng thuận............................... 19
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 ................................. 20
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................. 20
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .......................... 20
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 20
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................... 20
2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 20
2.1.1.4. Thuỷ văn ................................................................................................. 21
2.1.2. Khái quát về phát triển kinh tế - xã hội ..................................................... 21


2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................... 21
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ................................................. 22
2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................. 22
2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị .................................................................... 23
2.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ........................................................ 23
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ........................ 26
2.1.3.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên.................................................... 26

2.1.3.2. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội ........................................................ 26
2.2. Tình hình quản lý đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh ..................................................................... 27
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn ...................................................... 27
2.2.1.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản ............................................................ 27
2.2.1.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính ...................................................................... 27
2.2.1.3. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ......................................................... 28
2.2.1.4. Công tác quản lý Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .............................. 28
2.2.1.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất .................................................................................................. 28
2.2.1.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................................... 28
2.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ........................................................ 29
2.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai.................................................................... 29
2.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường Quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản ........................................................................................................ 29
2.2.1.10. Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất ......................................................................................................... 30
2.2.1.11. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 30
2.2.1.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .................................................... 30
2.2.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ................................... 31
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................................. 31
2.2.2.1. Phân tích hiện trạng các loại đất ............................................................ 32
2.2.2.2. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2016............. 35



Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 41
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG MỨC ĐỘ ĐỒNG THUẬN XÃ
HỘI ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 11 ................................................................................................... 42
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đồng thuận .......................................... 42
3.2. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................. 45
3.2.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát ....................................................................... 45
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng ..................................... 47
3.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bằng chương trình SPSS ....... 54
3.3.1. Dữ liệu đưa vào chương trình SPSS ......................................................... 54
3.3.2. Kiểm định chất lượng của các thang đo nghiên cứu ................................. 54
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................. 60
3.3.4. Phân tích mức độ đồng thuận (Hồi quy đa biến) .................................... 607
3.4. Đánh giá kết quả phân tích ........................................................................... 69
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 74
Phụ Lục .............................................................................................................. 77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang vươn mình để trở thành một nước công nghiệp và hiện
đại. Trước những cơ hội mở ra thì vẫn tồn tại những thách thức khó giải quyết.
Một trong những thách thức đó là sức ép dân số lên quá trình sử dụng đất. Để
giải quyết áp lực đó, nhà nước ta đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường lập
các phương án sử dụng đất để giải quyết nhu cầu về đất cho các ngành kinh tế,
nhất là kinh tế mũi nhọn, quỹ đất cho phát triển các công trình cơ sở hạ tầng và
đất ở đô thị, đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó thì việc

phân bổ quỹ đất phải phù hợp với các quy hoạch các ngành có liên quan, đồng
thời phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương. Từ đó
phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thành lập.
Một trong các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định
tại Điều 35 Luật Đất đai 2013 là phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
phải dân chủ và công khai. Theo đó, khi tiến hành lập quy hoạch cho một địa
phương, đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương cần phối hợp lấy ý kiến của
người dân. Khi lập phương án quy hoạch sử dụng đất cần phải lấy ý kiến và
đánh giá mức độ đồng thuận của các đối tượng sử dụng đất để có cái nhìn tổng
thể. Tuy đã được luật hóa trong Luật Đất đai 2013 nhưng công tác lấy ý kiến
người dân ở các địa phương vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể bằng những
phương pháp tiên tiến và khách quan như đánh giá mức độ đồng thuận của
người dân.
Đồng thuận xã hội là điều kiện khách quan đảm bảo sự tồn tại của một hệ
thống chính trị. Hệ thống đó không thể tồn tại nếu không giành được sự ủng hộ,
sự đồng thuận của các thành viên trong cộng đồng. Để xã hội phát triển, cần có
biện pháp gắn kết, giải quyết các vấn đề, trong đó vấn đề nhạy cảm như đất đai
cần được quan tâm và nghiên cứu để đưa ra những kết quả đánh giá khách quan,
tạo điều kiện lập phương án quy hoạch, kế hoạch cho các kì sau được hiệu quả
hơn.
Quận 11 là quận nội thành, nằm ở phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, có
dân số đông 332.536 người (số liệu 2013) và có thế mạnh khai thác về thương
mại dịch vụ, du lịch và là trung tâm văn hóa giải trí - thể dục thể thao của thành
phố. Vì vậy, việc phân bổ quỹ đất trong phương án quy hoạch là vô cùng quan
trọng. Trong khi đó, việc sử dụng đất của người dân trên địa bàn còn chưa hợp
lý, mang tính tự phát và đa phần không thực hiện theo phương án quy hoạch.
Nhưng vì sao người sử dụng đất lại không đồng thuận với phương án Quy hoạch
sử dụng đất? Để tìm ra được câu trả lời đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm
khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh, cùng sự hướng dẫn của Giảng viên, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cường,

nhóm sinh viên chuyên ngành quy hoạch sử dụng đất đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá mức độ đồng thuận xã hội đối với phương án quy hoạch sử
dụng đất Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 – 2020”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
1


- Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đồng thuận của
người dân về phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Nhiệm vụ của luận văn:
• Hệ thống hóa lý thuyết về sự đồng thuận, các phép phân tích thống kê,
các mô hình và phần mềm SPSS.
• Đánh giá thực trạng quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên địa
bàn Quận 11.
• Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đồng thuận của
người dân về phương án quy hoạch sử dụng đất bằng phần mềm SPSS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ hài
lòng của người dân trên địa bàn Quận 11 đối với phương án quy hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2011 – 2020.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ năm 2011 đến năm 2020.
- Không gian: Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu, dữ liệu về các
yếu tố tác động đến cảm nhận của các hộ gia đình về phương án quy hoạch sử
dụng đất.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của Giảng viên hướng dẫn
và các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp tư duy trừu tượng: Dựa vào những thông tin đã thu thập
tiến hành phân tích, tổng hợp, thống kê và tư duy đưa ra những nhận định về
mức độ đồng thuận trong quá trình điều tra.
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng kết quả của điều tra, đánh giá điều kiện
kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn Quận 11 để phục vụ cho nghiên cứu này.
- Phương pháp thống kê và chọn lọc: Chọn lọc những dữ liệu và số liệu
có liên quan, sử dụng các số liệu đã điều tra để thống kê về mức độ đồng thuận,
từ đó đưa vào phần mềm để thực hiện việc tổng hợp.
- Phương pháp toán học: Lượng hóa mức độ đồng thuận của người dân
theo một số chỉ tiêu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Tìm hiểu mức độ đồng thuận của người dân đối với phương án quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn Quận 11 trong giai đoạn 2011 – 2020.

2


Phát hiện ra các yếu tố tác động đến suy nghĩ, cảm nhận của các đối tượng
khảo sát đối với phương án quy hoạch.
Từ kết quả nghiên cứu có được cơ sở để nâng cao tính đồng thuận của
người dân đối với phương án quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo.
6. Kết cấu dự kiến của luận văn

Luận văn gồm 82 trang, trong đó có 10 biểu đồ, 24 bảng và 01 sơ đồ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 03 chương chính sau:
- Chương 1: Nêu lên cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của đề tài, dự kiến
sẽ nêu lên khái niệm về đồng thuận xã hội theo định nghĩa của các từ điển, các

công trình khoa học đã được thực hiện; vai trò của đánh giá mức độ đồng thuận
xã hội trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác lập quy hoạch sử
dụng đất nói riêng. Ngoài ra, chương 1 còn thể hiện khái quát quy trình nghiên
cứu thông qua sơ đồ, quy trình lập bảng câu hỏi và giới thiệu về các bước phân
tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
- Chương 2: Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn
Quận 11, các tiềm năng và hạn chế của địa phương cũng như giới thiệu sơ lược
về kết quả công tác của từng phân hệ quản lý đất đai của chính quyền địa
phương trên địa bàn quận.
- Chương 3: Chứa đựng kết quả nghiên cứu cụ thể của đề tài. Chương 3
mô tả tổng quát về mẫu khảo sát, kết quả từng bước phân tích, cùng với các kết
luận rút ra được sau mỗi bước. Các biến còn lại sau quá trình loại bỏ sẽ được sử
dụng để phân tích hồi quy. Cuối chương 3 sẽ thể hiện kết quả cuối cùng của đề
tài, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng thuận của người dân đối với
phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Quận 11, cùng với trọng số của
từng nhân tố và phương trình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện mối tương
quan của các yếu tố đó đối với sự đồng thuận của người dân.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1.

Các khái niệm cơ bản


Đồng thuận
“Đồng thuận” là một thuật ngữ quen thuộc trong từ ngữ Tiếng Việt,
nhưng không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác thuật ngữ này.
Trong tiếng Hán, “Đồng” mang nghĩa là cùng, “thuận” mang nghĩa là chấp
nhận, vậy “Đồng thuận” có nghĩa là cùng chấp nhận hay hiểu nôm na nghĩa là
đồng tình, đồng lòng.
3


Thời gian gần đây, một số từ điển chuyên ngành của Việt Nam mới dịch
thuật ngữ này sang các ngôn ngữ phương Tây khác, đồng thuận trong tiếng Anh
là Consensus, tiếng Pháp là Consensus, tiếng Đức là Konséns. Về mặt từ
nguyên, khái niệm này có nguồn gốc từ tiếng Latinh Consentire, trong đó được
ghép bởi hai từ là: “Con” có nghĩa là giống nhau và “sentire” có nghĩa là: cảm
giác, cảm nhận, nhận thức. Như vậy, nghĩa ban đầu Consentire là khái niệm
dùng để chỉ những cảm nhận, nhận thức giống nhau của nhiều người. Như vậy,
dù ở các châu lục khác nhau, ở những quốc gia có nền văn hóa và tư tưởng khác
nhau, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ này để hướng đến cảm xúc của con người,
với ý nghĩa diễn tả sự thoải mái, hài lòng với vấn đề đang được đề cập.
Đồng thuận xã hội
Đồng thuận xã hội (Social Consensus) là một khái niệm được đề cập đến
rất nhiều trong các sách báo, tạp chí, các hội thảo khoa học và trong các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, khái niệm “đồng
thuận xã hội” rất ít khi có mặt trong các từ điển chuyên ngành, nếu có thì cũng
chỉ được định nghĩa rất khái lược như:
- Trong Từ điển thuật ngữ chính trị Pháp – Việt, do Nhà xuất bản Thế
Giới ấn hành năm 2005, đó là “sự đồng tình rõ ràng hoặc ngầm định giữa phần
lớn thành viên của một nhóm, một đảng, một dân tộc, v.v… đối với một hành
động, một chính sách hay các giá trị được thừa nhận”.
- Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, do Nhà xuất bản Đà

Nẵng ấn hành năm 2007, đó là sự “bằng lòng, đồng tình đối với những vấn đề
quan trọng”.
Còn trong một số sách, báo, tạp chí hay các công trình nghiên cứu khoa
học thì nó lại được định nghĩa cho phù hợp với nội dung mà bài báo hay bài
nghiên cứu đó đang đề cập tới, như là:
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Tâm viết bài báo “Đồng thuận xã hội và phản biện
xã hội”, được đăng lên Tạp chí Lý luận chính trị số 7 năm 2014, bài báo nói lên
khái niệm của Đồng thuận xã hội: “là sự đồng tình cả nhận thức và hành động
của đại đa số thành viên trong xã hội về một hoặc một số vấn đề nào đó nhằm
đạt đến mục đích ch;;ung”.
- Theo bài báo “Đồng thuận xã hội: Một số vấn đề lý luận” của Tiến sĩ
Chu Văn Tuấn, được in trên Tạp chí Triết học số 7 (218) tháng 7 năm 2009, cho
rằng: “đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí hay tán thành, ủng hộ một cách
rõ ràng hay ngầm định của đa số thành viên trong xã hội đối với một vấn đề nào
đó (chẳng hạn, một quan điểm, một chủ trương, đường lối, chính sách, một
quyết định, v.v…) trên cơ sở những điểm tương đồng và chung mục đích”.
- Nguyễn Thị Lan có viết trong Luận án Tiến sĩ Chính trị học (2008) của
bà: “Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí của xã hội về một vấn đề nào đó
trên cơ sở những điểm tương đồng trong lúc vẫn thừa nhận những điểm khác

4


biệt với điều kiện những khác biệt này không làm tổn hại đến mục tiêu chung,
hành động chung”.
Vậy, dựa vào những khái niệm trên và xét sự đồng thuận của người dân
trong khu vực Quận 11 đối với phương án quy hoạch sử dụng đất, thì có thể hiểu
đồng thuận xã hội ở đây là sự hài lòng, đồng tình hay nhất trí về mặt nhận thức
của xã hội, nhằm đạt được mục đích chung. Hay cụ thể hơn là họ có cảm thấy
hài lòng đối với những công trình, dự án nằm trong quy hoạch hay không?

Những tác động từ việc thực hiện phương án đó có ảnh hưởng gì đến quyền lợi
của họ? Từ đó dẫn đến những hành động phản ánh rằng họ có “hài lòng” hay
“không hài lòng” với phương án Quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 ra đời, mang theo sự xác định về khái niệm của quy
hoạch sử dụng đất, cái mà những luật đất đai trước đó chỉ đề cập sơ sài, không
có khái niệm cụ thể: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng
đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở
tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng
vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác
định.”.
Nguyên tắc lập QHKHSDĐ
Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lập sao cho phù hợp với
chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của địa phương. Làm như vậy sẽ giúp cho phương án quy hoạch, kế
hoạch có căn cứ pháp lý vững chắc, cũng như đảm bảo được hướng phát triển
chung của quốc gia.
Đồng thời lập quy hoạch, kế hoạch phải được lập từ tổng thể đến chi tiết;
quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội. Quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện toàn bộ nội dung sử dụng đất của cấp
xã. Việc sử dụng đất này phải tiết kiệm và có hiệu quả, cũng như khai thác hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng lưu tâm đến
vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, vấn đề mới được bổ sung vào Luật đất đai
2013 so với Luật đất đai 2003. Còn việc bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh vẫn là nhiệm vụ quan trọng, nhằm giữ vững nền văn hóa
dân tộc cũng như phát triển du lịch của địa phương nói riêng và đất nước nói

chung. Vấn đề dân chủ và công khai khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là
yếu tố tất yếu trong công tác, vì nó giúp đảm bảo được sự đồng thuận, nhất quán
ý tưởng của toàn bộ nhân dân trong cả nước, giúp xây dựng phương án vững
chắc. Ngoài ra, khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng phải bảo đảm ưu
5


tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công
cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
1.1.2. Vai trò của đánh giá mức độ đồng thuận xã hội
Đồng thuận xã hội phản ánh sự ổn định, đoàn kết và nhất trí giữa các
thành viên, các lực lượng, giai cấp, các dân tộc,… về một vấn đề xã hội cụ thể.
Mức độ đồng thuận xã hội là thước đo mức độ đoàn kết, công bằng trong xã hội
và sâu xa hơn, nó còn phản ánh sự bền vững của cả hệ thống chính trị. Như vậy,
đồng thuận xã hội vừa là vai trò, động lực thúc đẩy xã hội phát triển, vừa mang
tác dụng điều chỉnh, giúp xã hội hài hòa, ổn định.
- Đồng thuận xã hội là điều kiện khách quan đảm bảo sự tồn tại của một
hệ thống chính trị. Một hệ thống chính trị sẽ không thể tồn tại được nếu nó
không giành được sự ủng hộ, sự đồng thuận của đại đa số các thành viên trong
xã hội.
- Ngoài vai trò tập hợp lực lượng đảm bảo sự tồn tại của hệ thống chính
trị, đồng thuận xã hội còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các các lĩnh vực
khác của xã hội. Đây là nền tảng tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Để xã hội phát triển, cần có biện pháp gắn kết các thành
phần, lực lượng khác nhau trong xã hội thành một khối thống nhất.
Như đã nói, đồng thuận xã hội phản ánh sự công bằng, dân chủ trong xã
hội về một vấn đề cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể, là biểu hiện về mức

độ lợi ích của đa số thành viên trong xã hội.
- Nếu nhận được sự đồng thuận cao, các thành viên trong xã hội sẽ đồng
lòng, hợp tác để vấn đề đó được nhanh chóng giải quyết. Đánh giá mức độ đồng
thuận xã hội về một lĩnh vực giúp sớm phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn
trong lĩnh vực đó một cách hiệu quả nhằm cân bằng và đảm bảo lợi ích của các
thành viên trong xã hội.
- Ngược lại, mâu thuẫn được giải quyết cũng tác động ngược lại với mức
độ đồng thuận trong xã hội: khi các thành viên trong xã hội tin rằng lợi ích chính
đáng của mình về một vấn đề được đảm bảo, mức độ tin tưởng, đồng lòng của
họ đối với vấn đề sẽ gia tăng.
Công bằng xã hội trong sử dụng đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng
và nhạy cảm. Xã hội Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc xung đột bởi sự chênh
lệch quá lớn về lợi ích của các nhóm thành viên, các giai cấp trong xã hội. Quy
hoạch sử dụng đất là việc phân bổ quỹ đất cho từng mục đích sử dụng cụ thể,
vừa phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài và tiết kiệm, vừa đảm bảo tính hợp lý cho
các hoạt động của các đối tượng trong xã hội. Mục tiêu cuối cùng của quy hoạch
sử dụng đất là đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành viên trong
xã hội. Điều tra mức độ đồng thuận xã hội đối với phương án quy hoạch sử dụng
6


đất sẽ tìm hiểu sự đồng tình của người dân đối với một số yếu tố trong nội dung
phương án, giúp cho phương án này có cái nhìn khách quan hơn.
1.1.3. Các phương pháp đánh giá mức độ đồng thuận
Phương pháp định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm: Nhóm
thảo luận đưa ra bảng câu hỏi để thành lập được phiếu điều tra, cả ba thành viên
sẽ hiệu chỉnh lại thang đo. Sau đó, điều tra thử được tiến hành trên một số người
có sử dụng đất tại Quận 11 để tổng hợp lại bảng câu hỏi chính.
Phương pháp mô tả nghiên cứu: Khi đánh giá bằng phiếu điều tra, nhóm
nghiên cứu sẽ mô tả lại các đối tượng khảo sát, rà soát những trường hợp không

hợp lệ, đưa ra những nhậnđịnh sơ bộ về các đối tượng khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng những phương pháp kiểm
định như kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy đa biến,
phân tích nhân tố khám phá EFA…để kiểm định các thang đo trong mô hình
nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi của phiếu điều tra.

7


1.1.4. Quy trình đánh giá mức độ đồng thuận định lượng
1.1.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thang đo nháp

Nghiên cứu sơ
bộ

Thang đo chính
thức

Điều chỉnh

Nghiên cứu chính
thức

Kiểm định chất lượng
Cronbach’s Alpha


Phân tích nhân tố
khám phá EFA

Thang đo hoàn
chỉnh

Phân tích hồi quy

Kết luận và đề xuất
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu

8


1.1.4.2. Mô tả quy trình
a) Lập bảng câu hỏi điều tra xã hội học
Sự đồng thuận, hài lòng của người dân về phương án quy hoạch là một
quá trình thuộc về nhận thức. Bao gồm ba giai đoạn là nhận biết thông tin, xem
xét tính phù hợp và đưa ra quyết định đồng thuận hay không đồng thuận.
❖ Lập bảng câu hỏi
Cơ sở để lập ra bảng câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng được là những yếu
tố và nhân tố tác động đến sự đồng thuận của người dân. Việc lập bảng câu hỏi
diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Người nghiên cứu cần dựa vào những yếu tố và nhân tố đã xác định, đồng
thời biết rõ mục tiêu để đảm bảo rằng câu hỏi được đưa ra trong bảng câu hỏi
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra,
tránh trường hợp thiếu hoặc thừa dữ liệu không cần thiết.
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
Mỗi nghiên cứu sẽ có đối tượng nghiên cứu riêng, do đó bảng câu hỏi

không phải chuyển cho đối tượng nào cũng được. Ví dụ về đối tượng khảo sát
một nhóm nhỏ các chuyên gia trong một lĩnh vực, một nhóm người dân trong
một khu vực, hay một nhóm khách hàng sử dụng một loại dịch vụ…. Chính vì
vậy, bảng cần xác định rõ đâu là đối tượng khảo sát mục tiêu để giúp thu thập
được các dữ liệu cần thiết.
Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu từ tất cả của một (hoặc các) nhóm đối
tượng trong xã hội là không thể, do đó người nghiên cứu cần xác định được số
lượng người trong đối tượng khảo sát để có được dữ liệu đại diện. Mẫu đại diện
này cần khả thi, trong khả năng khảo sát được và là mẫu tối thiểu có giá trị
thống kê, phân tích.
Bước 3: Xác định các cách thức thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu thông qua hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là
người khảo sát sẽ phỏng vấn từng đối tượng khảo sát và yêu cầu hoặc nhờ họ trả
lời bảng câu hỏi của mình. Với cách này sẽ mất thời gian và công sức nhưng dữ
liệu thường có độ tin cậy cao hơn. Với cách gián tiếp, có thể gửi bảng câu hỏi
online qua email hoặc các trang mạng thông dụng nhờ họ trả lời. Nhưng kết quả
số lượng trả lời thường thấp và dữ liệu có thể thiếu tin cậy.
Bước 4: Lọc các câu hỏi trong bảng câu hỏi
Ở bước này, người nghiên cứu cần xác định các câu hỏi cần thiết trong
bảng câu hỏi. Đâu là câu hỏi cần thiết? Khi trả lời được những câu hỏi trên thì
việc thu thập dữ liệu sẽ dễ dàng hơn và đi vào trọng tâm.

9


Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng câu hỏi
Sau khi xác định các câu hỏi trọng tâm thì người nghiên cứu phải có cách
sắp xếp khoa học và phù hợp. Ví dụ, những câu hỏi lọc đối tượng bắt buộc phải
là những câu hỏi đặt trước những câu hỏi sâu hay những câu hỏi chung và gợi
mở cần đặt trước những câu hỏi chi tiết.

Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Bảng câu hỏi demo sẽ được đưa ra có thể gọi là “phiên bản đầu” chắc
chắn sẽ gặp nhưng lỗi câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi không rõ nghĩa, khó hiểu,…. Do
đó, người nghiên cứu khảo sát phải khảo sát thử trên số lượng nhất định để phát
hiện những lỗi mắc phải. Việc tham khảo ý kiến của chuyên gia hay giảng viên
có kinh nghiệm trong thiết kế bảng câu hỏi là điều cần thiết để có một bảng câu
hỏi hoàn thiện và chất lượng hơn.
Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi
Thực hiện xong Bước 6, người nghiên cứu cần sửa lỗi, điều chỉnh hợp lý.
Có thể nhiều lần khảo sát thử để đưa ra một bảng câu hỏi hoàn chỉnh nhất.
Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát “Đánh giá sự đồng
thuận xã hội về phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 trên
địa bàn Quận 11, TP.HCM” gồm 2 phần:
- Phần 1: Phần sàng lọc, bao gồm một số câu hỏi về sự tương tác của đáp
viên với phương án quy hoạch, nhằm tránh các câu trả lời ở phần 2 mang định
kiến.
- Phần 2: Phần nội dung chính, gồm một số câu hỏi. Trong đó có vài câu
hỏi tương ứng với các biến quan sát. Trong các câu hỏi này, có 03 thang đo
Likert được sử dụng để đo lường thái độ của đáp viên.
❖ Thang đo Likert
Thang đo là công cụ dùng để mã hóa các tình trạng hay mức độ của các
đơn vị khảo sát theo các đặc trưng được xem xét theo một quy ước nhất định.
Một trong những thang đo phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội hiện
nay là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Hay thường gọi là thang đo
Likert.
Likert đã đưa ra loại thang đo 5 mức phổ biến. Câu hỏi điển hình của
dạng thang đo Likert này là: “Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau. Sau mỗi
câu phát biểu, hãy khoanh tròn trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn.
Xin cho biết rằng bạn rất đồng ý, đồng ý, thấy bình thường, không đồng ý hay
rất không đồng ý với mỗi phát biểu?”. Trong một số trường hợp, thang đo 5

mức độ có thể thay thế bằng thang đo 3 hay 7 mức độ; đồng ý hay không đồng
ý có thể trở thành chấp nhận hay không chấp nhận nhưng quy tắc là như nhau.
Các bước để xây dựng thang đo Likert:
10


Bước 1: Thông qua kinh nghiệm của bản thân, những hiểu biết từ quá
trình quan sát và dữ liệu thu thập được từ việc thăm hỏi ý kiến những người
khác về vấn đề nghiên cứu đưa ra nhận diện và đặt tên biến cần đo lường.
Bước 2: Lập ra một danh sách các phát biểu hoặc câu hỏi có tính biểu thị,
phải đảm bảo các mục hỏi này theo cả hai chiều thuận và chiều nghịch đối với
vấn đề đặt ra. Trong việc soạn thảo các mục hỏi, có một số chú ý đối với thiết kế
bảng câu hỏi cần được tuân thủ là:
- Xác định rõ đối tượng phỏng vấn và nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù
hợp với những đối tượng đó;
- Thiết kế những câu phát biểu càng ngắn, càng đơn giản càng tốt;
- Không dùng những câu phủ định hai lần;
- Không hỏi những câu hỏi có hai ý;
- Số lượng các mục hỏi khi xây dựng phải gấp bốn đến năm lần số lượng
các mục hỏi sẽ cần trong thang đo cuối cùng.
Bước 3: Xác định số lượng và loại trả lời. Trong thang đo của Likert, có
một vài các loại trả lời phổ biến như là: đồng ý - không đồng ý, ủng hộ - phản
đối, đúng – không đúng, phù hợp – không phù hợp.... Và hầu hết các thang đo
của Likert có số lượng lẻ các lựa chọn trả lời như: 3, 5 hoặc 7. Mục đích là cho
người trả lời có lựa chọn giữa, lựa chọn mang tính trung lập, mang cho người
lựa chọn có sự lựa chọn an toàn hơn so với việc phải xác định một quan điểm rõ
ràng của số lượng chẵn các lựa chọn. Tuy nhiên, tùy vào mục đích của bài
nghiên cứu mà lựa chọn số lượng chẵn hay lẻ, vì mỗi lựa chọn đều có hệ quả
riêng của nó.
Bước 4: Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi đã khai thác được, phải đảm bảo sự

đa dạng trong câu trả lời.
Bước 5: Thực hiện một phân tích mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mục
hỏi tạo nên một thang đo đơn khía cạnh và biến muốn đo lường.
Bước 6: Sử dụng thang đo và tiến hành phân tích lại các mục hỏi để đảm
bảo rằng thang đó chắc chắn. Khi làm xong điều này, đi tìm mối quan hệ giữa
những điểm số từ thang đo và điểm số từ những biến khác cho các nhân tố trong
nghiên cứu.
b) Kiểm định chất lượng Cronbach’s Alpha
Năm 1951, Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), một nhà tâm lý học
người Mỹ đã đưa ra khái niệm về hệ số α. Hệ số α của Cronbach này là một hệ
số kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương
quan với nhau. Khi kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo sẽ được phân tích và
đánh giá độ tin cậy, nhằm tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho
một khái niệm cần đo hay không. Nói cách khác, nó cho biết trong các biến quan
sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố,
11


biến nào không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít sẽ được phản ánh bằng hệ số
tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại
bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
Hệ số Cronbach’s Alpha có ba mức độ:
+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
+ Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
Nếu hệ số Cronbach’s Alpha không nằm trong các mức độ trên thì có hai
trường hợp:
+ Lớn quá (lớn hơn 1): thì có nghĩa là các câu hỏi được thiết kế gần giống
nhau, không có sự khác biệt giữa các câu hỏi.
+ Nhỏ quá (nhỏ hơn 0.4): thì hoặc là các câu hỏi không liên quan trong

nhóm biến, hoặc người trả lời không phù hợp/không chú tâm mặc dù bảng câu
hỏi được thiết kế tốt.
Chú ý là các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4)
được xem là biến rác và sẽ được loại ra. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha
chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) chứ
không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Nếu “Cronbach’s Alpha if
item deleted” của một biến lớn hơn Cronbach’s Alpha tổng thì phải bỏ biến và
chạy lại Cronbach’s Alpha.
Trong nghiên cứu, kiểm định chất lượng thang đo Cronbach’s Alpha
thường sẽ được thực hiện trước khi thực hiện phân tích nhân tố EFA nhằm loại
bỏ các biến rác trước để tránh tạo nên các nhân tố giả khi phân tích EFA.
c) Phân tích nhân tố EFA
Exploratory Factor Analysis (EFA) là một trong những phương pháp phân
tích thống kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp
các biến (nhân tố), để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các
thông tin của tập biến ban đầu. Nói cách đơn giản hơn nó là tên chung của một
nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong
thực tế nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập một số lượng biến khá lớn và hầu
hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt
xuống đến một số lượng có thể sử dụng được.
Phân tích nhân tố thường được dùng trong các trường hợp sau:
- Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương
quan trong một tập hợp biến. Ví dụ, có thể sử dụng một tập hợp các phát biểu về
lối sống để đo lường tiểu sử tâm lý của người tiêu dùng. Sau đó, những phát
biểu (biến) này được sử dụng trong phân tích nhân tố để nhận diện các yếu tố
tâm lý cơ bản.

12



- Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, không
có tương quan với nhau để thay thế một tập hợp biến gốc có tương quan với
nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau. Chẳng hạn như sau khi
nhận diện các nhân tố thuộc về tâm lý thì ta có thể sử dụng chúng như những
biến độc lập để giải thích những sự khác biệt giữa những người trung thành và
những người không trung thành với nhãn hiệu sử dụng.
- Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp
nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp. Ví dụ như từ một số
khá nhiều các câu phát biểu về lối sống (biến) gốc, ta chọn ra được một số ít
biến được sử dụng như những biến độc lập để giải thích những sự khác biệt giữa
những nhóm người có hành vi khác nhau.
Phân tích nhân tố cũng có vô số ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh
tế và xã hội. Đặc biệt trong nghiên cứu xã hội với các khái niệm thường khá trừu
tượng và phức tạp, phân tích nhân tố thường được dùng trong quá trình xây
dựng thang đo lường các khía cạnh khác nhau của các khái niệm nghiên cứu,
kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lường.
Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) là chỉ
số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn
(giữa 0.5 và 1) là điều kiện đầy đủ để phân tích nhân tố, còn nếu như trị số này
nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Đại lượng Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) là một đại lượng thống
kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.
Nhìn vào giá trị “Sig.” trong bảng KMO and Bartlett’s test, nếu Sig. < 0.05 thì
kiểm định này có ý nghĩa thống kê, nghĩa là các biến quan sát có mối tương
quan với nhau trong tổng thể, dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn
thích hợp.
Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) thể hiện phần
trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị
này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm.

Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Điều kiện được xếp lớp là lớn hơn 1.
Bảng ma trận xoay cho biết nhân tố nào chứa câu hỏi nào. Trong bảng ma
trận xoay, Hệ số tải nhân tố (Factor loadings) là những hệ số tương quan đơn
giữa các biến và các nhân tố, tiêu chuẩn là phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm
bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn
hơn 0,3 là đạt được mức tối thiểu; lớn hơn 0,4 là quan trọng và lớn hơn 0,5 là có
ý nghĩa thực tiễn.
Tóm lại, trong phân tích nhân tố khám phá cần phải đáp ứng các điều
kiện:
13


✓ Factor Loading > 0,5;
✓ 0,5 < KMO < 1;
✓ Kiểm định Bartlett có Sig < 0,05;
✓ Phương sai trích Total Varicance Explained > 50%;
✓ Eigenvalue > 1.
d) Phân tích hồi quy đa biến
❖ Phân tích tương quan
Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) đo
lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Vì điều kiện để hồi quy là
trước nhất phải tương quan, nên bước phân tích tương quan này thường được
làm trước phân tích hồi quy.
Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1.
- r > 0 cho biết một sự tương quan thuận giữa hai biến, nghĩa là nếu giá
trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại.
- r < 0 cho biết một sự tương quan nghịch giữa hai biến, nghĩa là nếu giá
trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại.
Trị tuyệt đối của hệ số tương quan có các mức như sau:

- r < 0,2 : Không tương quan
- 0,2 < r < 0,4 : Tương quan yếu
- 0,4 < r < 0,6 : Tương quan trung bình
- 0,6 < r < 0,8 : Tương quan mạnh
- 0,8 < r < 1 : Tương quan rất mạnh
Hệ số Significant (Sig.) của kiểm định Pearson.
Đặt giả thuyết Ho: hệ số tương quan bằng 0. Nếu:
- Sig. < 0.05 thì hai biến có tương quan với nhau
- Sig. > 0.05 thì hai biến không có tương quan với nhau
❖ Phân tích hồi quy
Hệ số thống kê Durbin – Watson là một thống kê kiểm định được sử dụng
để kiểm tra xem có hiện tượng tương quan hay không trong phần dư của một
phép phân tích hồi quy. Nó được đặt tên theo James Durbin và Geoffrey
Watson.
Một số yếu tố cần đánh giá khi phân tích hồi quy đa biến:
r bình phương (hoặc r bình phương hiệu chỉnh) cho biết mức độ phù hợp
của mô hình nghiên cứu với ý nghĩa là các biến (nhân tố) độc lập giải thích được
bao nhiêu phần trăm (%) biến thiên của biến (nhân tố) phụ thuộc. Đối với các đề
14


tài liên quan đến vấn đề nhận dạng hoặc giải thích..., (ví dụ: các yếu ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng...), thì r bình phương phải nên từ 0.5 (50%) trở lên.
Hệ số thống kê Durbin–Watson là một thống kê kiểm định được sử
dụng để kiểm tra xem có hiện tương tự tương quan (autocorrelation) hay không
trong phần dư (residuals) của một phép phân tích hồi quy (estimation). Nó được
đặt tên theo James Durbin và Geoffrey Watson.
Nếu d thuộc vùng chưa quyết định, chúng ta sẽ sử dụng quy tắc kiểm định
cải biên như sau:
1. Ho: r = 0; H1: r > 0. Nếu d < dU thì bác bỏ Ho và chấp nhận H1 (với

mức ý nghĩa a), nghĩa là có tự tương quan dương.
2. Ho: r = 0; H1: r < 0. Nếu d > 4 - dU thì bác bỏ Ho và chấp nhận H1 (với
mức ý nghĩa a), nghĩa là có tự tương quan âm.
3. Ho: r = 0; H1: r ≠ 0. Nếu d < dU hoặc d > 4 - dU thì bác bỏ Ho và chấp
nhận H1 (với mức ý nghĩa 2a), nghĩa là có tự tương quan (âm hoặc dương).
1.1.5. Giới thiệu phần mềm SPSS
Khái niệm về SPSS
SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là phần
mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học
và kinh tế lượng. Phần mềm này là kết quả của dự án phát triển một hệ thống
phần mềm sử dụng dữ liệu thô từ số liệu thống kê để chuyển thành thông tin cần
thiết tiến hành vào năm 1968 bởi các nhà nghiên cứu xã hội học làm việc tại Đại
học Stanford. Cho đến ngày nay, đây vẫn là một công cụ khá mạnh phục vụ xử
lý và phân tích dữ liệu sơ cấp. Ngoài ra, SPSS còn được sử dụng trong nghiên
cứu thị trường. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân
tích thống kê với giao diện thân thiện cho người dùng trong môi trường đồ hoạ,
sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản.
Chức năng chính của SPSS:
+ Nhập và làm sạch dữ liệu;
+ Xử lý biến đổi và quản lý dữ liệu;
+ Tóm tắt, tổng hợp dữ liệu và trình bày dưới các dạng biểu bảng, đồ thị,
bản đồ;
+ Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê và diễn giải kết quả.
Nội dung chủ yếu của SPSS:
Nội dung của SPSS rất phong phú và đa dạng từ việc thiết kế các bảng
biểu và sơ đồ thống kê, tính toán các đặc trưng mẫu trong thống kê mô tả đến
một hệ thống đầy đủ các phương pháp thống kê phân tích như:
+ So sánh các mẫu bằng nhiều tiêu chuẩn tham số và phi tham số
(Nonparametric Test), các mô hình phân tích phương sai theo dạng tuyến tính
15



tổng quát (General Linear Models), các mô hình hồi quy đơn biến và nhiều biến,
các hồi quy phi tuyến tính (Nonlinear), các hồi quy;
+ Phân tích theo nhóm (Cluster Analysis);
+ Phân tích tách biệt (Discriminatory Analysis);
+ Và nhiều chuyên sâu khác (Advanced Statistics).
Cấu trúc, tổ chức dữ liệu trong SPSS:
SPSS tổ chức các file dưới dạng định dạng riêng (có thể trao đổi – nhập
và xuất sang các định dạng khác) và gồm các cấu trúc file như sau:
+ File dữ liệu: *.sav hoặc *.sys;
+ File Syntax: *.sps;
+ File kết quả: *.spv;
+ File Script: *.wwd hoặc *.sbs.
Các định dạng dữ liệu khác mà SPSS có thể đọc:
+ Bảng tính – Excel (*.xls, *.xlsx), Lotus (*.w*);
+ Database – dbase (*.dbf);
+ ASCII text (*.txt, *.dat);
+ Complex database – Oracle, Access;
+ Các tập tin từ các phần mềm thống kê khác (Stata, SAS).
Một số ứng dụng chính của SPSS:
Những nội dung nói trên, SPSS có thể là đủ để giúp các nhà khoa học
thực hiện việc xử lý số liệu nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu các mảng
chuyên ngành khác nhau của mình, chẳng hạn:
+ Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu tâm lý học: tâm lý tội phạm, tâm lý
học sinh - sinh viên…;
+ Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu xã hội học: ý kiến của người dân
trong việc xây dựng lại khu chung cư, thống kê y tế…;
+ Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và định hướng
phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường; sự hài lòng của khách hàng...;

+ Ứng dụng SPSS nghiên cứu đa dạng sinh học, trong phát triển nông lâm
nghiệp….
Vai trò của SPSS trong điều tra mức độ đồng thuận của người dân
trong quy hoạch sử dụng đất
Điều tra sự đồng thuận của người dân trong quá trình lập quy hoạch sử
dụng đất cũng là điều tra xã hội, công tác điều tra này có tác động to lớn đến
mức độ thành công của phương án quy hoạch. Với SPSS, chúng ta có thể phân
16


tích được thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, dự đoán được xu hướng xảy ra
tiếp theo, từ đó giúp đưa ra các quyết định một cách chính xác, giải quyết các
vấn đề bất cập trong phương án quy hoạch, tìm ra phương án giải quyết một
cách nhanh chóng và hợp lý. Bên cạnh đó, nó cũng làm cơ sở để lập phương án
trong các lần quy hoạch, kế hoạch tiếp theo.
1.2.

Căn cứ pháp lý lập phương án sử dụng đất

1.2.1. Văn bản Trung ương, Bộ ngành
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 11/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính
phủ, về quản lý và phát triển đô thị;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ kế hoạch sử
dụng đất;

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025;
- Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025;
- Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (thay thế
quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007);
- Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công
thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố giai đoạn đến
2015 có xét tới 2020;
17


- Công văn số 2505/ BTNMT-TCQLĐĐ của Tổng cục Quản lý đất đai
ngày 18 tháng 06 năm 2014 về việc triển khai một số nội dung quản lý đất đai
khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành;
- Văn bản số 1244/ TCQLĐĐ-CQHĐĐ của Tổng cục Quản lý đất đai –
Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 22 tháng 9 năm 2014 về việc hướng dẫn

điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Văn bản số 3221/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05 tháng 08 năm 2016 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp
huyện.
1.2.2. Văn bản tỉnh, huyện
- Quyết định số 2883/UBND-ĐTMT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (giai đoạn 2011-2015) Quận 11, Thành phố Hồ Chí
Minh;
- Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003 của UBND
TP.HCM về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học ngành giáo dục và
đào tạo thành phố đến năm 2020;
- Quyết định số 1865/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 04 năm 2014 của
UBND TP.HCM về phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất ngành y tế
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Quyết định số 17/2009/QĐ-UB ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển hệ
thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn 2020;
- Quyết định số 3154/QĐ-UBND ngày 20 tháng 04 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về phê duyệt kế hoạch lấy ý kiến người dân về phương
án Quy hoạch sử dụng đất.

18


1.3.

Cơ sở thực tiễn thực hiện đánh giá mức độ đồng thuận
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận 11 giai đoạn (2011-2020).

- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị của 16 phường thuộc Quận 11.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010.
- Niên giám thống kê 2010 - Chi cục Thống kê Quận 11.

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 – 2020 – Phần thứ
nhất “Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2011 – 2020” của Quận 11.
- Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân Quận 11về đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(giai đoạn 2011 - 2015) của Quận 11 được Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt theo Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 12/06/2014.
- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2020 của Quận 11.
Tiểu kết Chương 1
Phương án quy hoạch sử dụng đất muốn đạt tối ưu thì không thể thiếu sự
đồng thuận của toàn xã hội. Sự đồng thuận trong trường hợp này có thể xem là
sự hài lòng, đồng tình hay nhất trí về mặt nhận thức của người dân trong công
tác quy hoạch sử dụng đất, nhằm đạt được mục đích chung của toàn xã hội.
Đánh giá được mức độ đồng thuận của người dân, người quản lý có một cái nhìn
khách quan, có thể biết được mức độ phù hợp của các nội dung phương án quy
hoạch, mức độ hợp lý của các phương án ở hiện tại cũng như có cơ sở để thay
đổi và lập các phương án mới trong tương lai.
Thông qua bảng câu hỏi, việc thu thập và đánh giá mức độ đồng thuận của
người dân mới có thể diễn ra một cách dễ dàng và hợp lý nhất. Tuy nhiên, việc
lập được một bảng câu hỏi cũng là một vấn đề khó khăn cho người nghiên cứu.
Khi lập bảng câu hỏi, trước hết cần phải xác định được mục tiêu cần quan tâm,
phải nêu ra được các yếu tố và nhân tố tác động đến sự đồng thuận xã hội. Sau
đó, thực hiện lập bảng câu hỏi theo một trình tự logic phù hợp. Tất cả những
điều đó đòi hỏi người lập bảng cần phải hiểu rõ nội dung của phương án quy
hoạch, cần phải có khả năng bao quát và liên kết sự việc, biết cách phân tích dữ

liệu thu thập được. Muốn vậy, người quản lý cần sử dụng những phần mềm
phân tích chuyên dụng. SPSS là một ứng viên phù hợp bởi đây là phần mềm
thống kê dữ liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nó giúp người quản lý
phân tích dữ liệu, khảo sát sự tương quan giữa các đối tượng, hỗ trợ kiểmnghiệm
các giả thuyết thống kê. Với những chức năng đó, SPSS dễ dàng giúp nhà quản
lý thống kê, phân tích để đưa ra những quyết định phù hợp.

19


×