Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng công trình đường dây 220kv phan thiết phú mỹ 2 đoạn qua các xã hàm liêm, hàm hiệp huyện hàm thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.13 MB, 129 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

LĐĐ

Luật đất đai

BTHT

Bồi thường, hỗ trợ

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ

TT-BTNMT

Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường



Quyết định

HĐND

Hội đồng nhân dân

TN và MT



Tài nguyên và Môi trường

UB MTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

TTPTQĐ

Trung tâm phát triển quỹ đất

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất
Bảng 2.2 Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất có tài sản gắn liền với đất
Bảng 2.3 Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất được nhận hỗ trợ
Bảng 2.4 Bảng bồi thường về đất cho hộ ông Nguyễn Trung
Bảng 2.5 Bảng bồi thường về cây trái, hoa màu cho hộ ông Nguyễn Trung
Bảng 2.6 Bảng bồi thường về tài sản cho hộ ông Nguyễn Trung
Bảng 2.7 Bảng giá trị hỗ trợ cho hộ ông Nguyễn Trung

Bảng 2.8 Bảng bồi thường về đất cho hộ bà Nguyễn Thị Thanh Hoa
Bảng 2.9 Bảng giá trị hỗ trợ cho hộ bà Nguyễn Thị Thanh Hoa
Bảng 2.10 Bảng kết quả bồi thường về đất tính đến ngày 30/03/2017
Bảng 2.11 Bảng kết quả bồi thường về tài sản gắn liền với đất tính đến ngày
30/03/2017
Bảng 2.12 Kết quả hỗ trợ tính đến ngày 30/03/2017

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1 Bản đồ đơn vị hành chính của huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
Hình 2.2 Bản đồ của dự án Đường dây 220kV Phan Thiết-Phú Mỹ 2

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường và hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất ........................................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu .............................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜNG VÀ HỖ

TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT .......................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất................. 6
1.1.1. Các khái niệm chung ................................................................................... 6
1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi
đất trong hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai ................................................... 8
1.1.3. Lịch sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật
đất đai 2003 đến nay.............................................................................................. 9
1.1.3.1. Từ khi có Luật Đất Đai 2003 ................................................................... 9
1.1.3.2. Từ khi có Luật Đất Đai 2013 ................................................................. 10
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
Pháp luật đất đai hiện hành ................................................................................. 11
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất ........... 12
1.2.1.1. Nguyên tắc bồi thường về đất ................................................................ 12
1.2.1.2. Nguyên tắc bồi thường tài sản gắn liền với đất...................................... 12
1.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất.............. 13
1.2.2.1. Điều kiện bồi thường về đất ................................................................... 13
iv


1.2.2.2. Điều kiện bồi thường về tài sản gắn liền với đất ................................... 14
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất ................................................................................ 14
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất ............................................................................................................ 14
1.3. Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất ............................ 15
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY 220KV PHAN THIẾT- PHÚ MỸ 2 QUA
CÁC XÃ HÀM LIÊM, HÀM HIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM
THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN .............................................................. 18
2.1 Tổng quan về dự án ....................................................................................... 18

2.1.1 Khái quát chung về huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận .................. 18
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên: .................................................................................. 18
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ......................................................................... 19
2.1.2 Khái quát về dự án ..................................................................................... 20
2.2. Quy trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ tại dự án ..................................... 24
2.3. Công tác phân loại và xử lý cụ thể hồ sơ giải quyết bồi thường và hỗ trợ .. 30
2.3.1. Phân loại hồ sơ .......................................................................................... 30
2.3.2. Xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ .............................................................. 30
2.3.2.1. Căn cứ xác định hồ sơ ............................................................................ 30
2.3.2.2. Căn cứ tính giá trị bồi thường và hỗ trợ ................................................. 33
2.3.2.3. Xử lý hồ sơ cụ thể .................................................................................. 34
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ HỒ SƠ BỒI
THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN
XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY 220KV PHAN THIẾT- PHÚ MỸ 2 TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ HÀM LIÊM, HÀM HIỆP HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH
BÌNH THUẬN. .................................................................................................. 47
3.1. Giải pháp chung ........................................................................................... 47
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất ................................................................................................... 47
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện việc xác định giá đất tính bồi thường và hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất ........................................................................................... 48
3.1.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm
kiếm việc làm ...................................................................................................... 49
3.1.4. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và quản lý .............................................. 50
v


3.1.5. Giải pháp tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tìm hiểu và nâng cao
ý thức về chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ................. 51
3.2. Giải pháp cụ thể............................................................................................ 52

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ về đất ....... 52
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ về đất và tài
sản ........................................................................................................................ 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 58
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 59

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là một trong những của cải quý nhất của con người, đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là thành phần cơ
bản của môi trường sinh thái, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông lâm nghiệp,
là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất, là địa bàn phân bố dân cư và phát
triển đô thị. Đất đai là nhân tố không thể thiếu cho sự tồn tại của dân tộc và phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất
của tất cả các mục đích và lĩnh vực. Tuy nhiên, quỹ đất đai bị hạn chế và nhiều
khi bị hạn chế khả năng sử dụng do sạt lở, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm… Do đó,
để có thể cân đối và đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực là công
việc cần thiết nhưng vô cùng khó khăn. Hay nói cách khác, để quỹ đất đai của
quốc gia được đưa vào khai thác có hiệu quả, tiết kiệm mà vẫn đáp ứng được
nhu cầu của tất cả các ngành, các lĩnh vực là công việc không đơn giản và đang
được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc quản lý quỹ đất hợp lý bao gồm việc sử
dụng đúng mục đích, khai thác hiệu quả, giao đất, cho thuê đất đúng pháp luật

và thu hồi đất khi cần thiết cho lợi ích Quốc gia. Việc thu hồi đất là vấn đề khá
nhạy cảm, thu hồi đất đã đem lại được nhiều thành quả tích cực cho đất nước;
song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp tới
quyền và lợi ích của người sử dụng. Chính vì vậy, việc thu hồi đất là vấn đề
đang được Nhà nước và người dân quan tâm hàng đầu.
Huyện Hàm Thuận Bắc là vùng có mật độ dân cư đông đúc, địa phận
huyện có đường quốc lộ 1A đi qua, là nơi có vị trí chiến lược được xác định là
một trong những huyện tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói
chung của tỉnh Bình Thuận với tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ - du
lịch; tuy nhiên những tiềm năng này cũng chưa được khai thác một cách tối ưu,
hiệu quả nhất nên vùng vẫn còn thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp là trồng
lúa. Từ những năm gần đây, huyện đang cố gắng phát triển theo hướng Công
nghiệp hóa-Hiện đại hóa, nền kinh tế của huyện nhìn chung khá phát triển, đời
sống người dân ngày càng được cải thiện hơn nhờ vào khai thác du lịch và việc
phát triển cây thanh long phục vụ cho xuất khẩu. Đời sống người dân ngày càng
cải thiện, thu nhập cao hơn dẫn tới nhu cầu đời sống ngày càng cao, các cơ sở
vật chất, trang thiết bị phải ngày càng hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu tại
hiện tại; các khu công nghiệp mọc lên trên địa bàn huyện ngày càng nhiều, đặc
biệt việc trồng và phát triển cây thanh long cần nguồn điện lớn và ổn định đã
gây áp lực rất lớn cho nguồn điện của khu vực huyện Hàm Thuận Bắc cũng như
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nhu cầu ngày càng cao làm cho nguồn điện của
địa phương bị xuống cấp, hay bị chập điện, mất điện và gây nguy hiểm cho
người sử dụng cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của vùng. Thấy
1


được tầm quan trọng đó, tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu xây dựng đường dây điện 220kV hai mạch để cung cấp nguồn điện an toàn,
ổn định hơn; đồng thời tạo sự thống nhất nguồn điện Quốc gia phục vụ cho sự
phát triển của huyện cũng như toàn khu vực.

Để làm được điều đó, huyện Hàm Thuận Bắc đã có những hành động và
kế hoạch như đề ra nhiều chính sách, biện pháp cho quy hoạch – kế hoạch sử
dụng đất để xây dựng công trình. Tuy nhiên, việc thu hồi đất trên địa bàn tồn tại
nhiều khó khăn, bất cập gây ảnh hưởng tới việc giải phóng mặt bằng như người
dân không đồng ý với phương án bồi thường, khiếu nại, chống đối người thi
hành làm cho công trình bị trì hoãn và kém hiệu quả.
Để công tác thu hồi đất được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo quyền lợi
của người sử dụng đất bị thu hồi đất, tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện
đông người, vừa gây mất trật tự xã hội mà còn kéo dài thời gian ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án thì công tác phân loại, xử lý hồ sơ giải quyết bồi thường
phải thực hiện nghiêm túc.
Chính sách đất đai đã có những quy định về quy trình, nguyên tắc, điều
kiện bồi thường... Nhưng thực tế, nguồn gốc sử dụng đất rất phức tạp nên khi
thực hiện bồi thường cần xác định căn cứ pháp lý của bồi thường, đối tượng
được bồi thường và hỗ trợ, mức bồi thường thiệt hại về đất,... Có thể nói, xử lý
hồ sơ bồi thường và hỗ trợ là công việc quyết định đến tiến độ thu hồi đất. Chính
vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng công trình đường dây
220kV Phan Thiết- Phú Mỹ 2 đoạn qua xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp, huyện Hàm
Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” là thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường và hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất
Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng từ xưa đến nay, là một tư liệu sản
xuất quan trọng bậc nhất đối với một nước nông nghiệp vẫn còn chiếm phần lớn
trong nguồn thu nhập quốc dân. Do đó, vấn đề đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm
và được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước. Trong đó, công
tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án
là vấn đề quan trọng nhất và luôn nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình giải
quyết. Do đó, đất đai được chọn là đề tài quan trọng và cấp bách nhất trong
nhiều bài báo cáo, luận văn thạc sĩ như:

Luận văn Thạc sĩ về đề tài:” Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Thị Nga năm 2010 tại Trường
Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Bài luận văn này chủ yếu phân tích, tìm hiểu nội hàm của các khái niệm
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; nhận diện những đặc
trưng cơ bản của các khái niệm này. Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của
việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường, hỗ
2


trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp
luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xác lập định
hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Luận văn Thạc sĩ về đề tài: ”Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối
với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
của Đặng Thị Phương Thủy năm 2013 tại Đại Học Thương Mại Hà Nội.
Bài luận văn này chủ yếu phân tích các vấn đề về hệ thống hóa cơ sở khoa
học, thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyên Gia Lâm,
thành phố Hà Nội khi Nhà nước thu hồi đất. Đánh giá tình hình thực hiện chính
sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Từ đó đề xuất
các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao tính khả thi của chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ về đề tài:” Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi
nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành Phố Hà Nội hiện nay” của Trần Cao
Hải Yến năm 2014 tại Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Bài luận văn này chủ yếu phân tích các vấn đề về thực thi pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật

về bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Hà Nội, đưa ra
những kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn, tìm ra nguyên nhân những
tồn tại đó. Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất nói chung và đi sau nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật này trên địa
bàn Thành Phố Hà Nội. Đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp góp
phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất.
Các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập giải quyết các vấn đề về
chính sách, nguyên tắc, quy trình, phương pháp và căn cứ pháp lý nói chung,
còn việc xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ tại các dự án cụ thể thì
chưa được làm rõ để thấy được những khó khăn mà cán bộ thụ lý hồ sơ gặp phải
tại địa bàn.
Do đó, để tiếp cận và tìm hiểu kĩ hơn về công tác bồi thường và hỗ trợ thì
em đã chọn đề tài này. Việc tìm hiểu này sẽ giúp ta hiểu rỏ hơn về quyền và
nghĩa vụ khi Nhà nước thu hồi đất, đưa ra các giải pháp đề xuất để giúp cho
công tác bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất được hoàn thiện hơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và phân loại hồ sơ bồi thường và hỗ trợ; xác định được căn cứ
pháp lý, đối tượng, các hình thức, mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
3


- Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thường và hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất.
Phân tích thực trạng xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất tại địa bàn xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc để thực
hiện dự án.

Giải pháp xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất tại địa bàn xã Hàm Liêm Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc thực
hiện dự án : “Xây dựng công trình đường dây 220kV Phan Thiết- Phú Mỹ 2
đoạn qua xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
+ Thẩm quyền của đơn vị quản lý nhà nước về đất đai.
+ Nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện bồi thường và hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường,
hỗ trợ trong khoảng thời gian 2016 - 2017.
+ Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu tập trung về công tác bồi
thường, hỗ trợ nhà nước thu hồi đất tại huyện Hàm Thuận Bắc để phục vụ cho
việc thực hiện dự án.
+ Phạm vi nghiên cứu: Xứ lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt
hại về đất, tài sản trên đất tại dự án “ Xây dựng công trình đường dây 220kV
Phan Thiết- Phú Mỹ 2 đoạn qua xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận
Bắc, tỉnh Bình Thuận”.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến
việc bồi thường và hỗ trợ tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Hàm Thuận Bắc, sách, mạng… phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: so sánh việc xử lý hồ sơ giữa thực tiễn và quy
định của pháp luật, từ đó phát hiện ra những bất cập trong quá trình thực hiện
bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Phương pháp thống kê: thống kê diện tích đất thu hồi, số đối tượng bị

ảnh hưởng, phân loại hồ sơ, lập bảng số liệu từ các tài liệu, số liệu đã thu thập.
4


- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích, tổng hợp các hồ sơ bồi
thường, hỗ trợ thực tế. Từ đó, thấy được ưu nhược điểm của quá trình phân loại,
xử lý hồ sơ BTHT khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng Đường
dây 220kV Phan Thiết-Phú Mỹ 2 đoạn qua xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp trên địa
bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Làm rõ được các trường hợp vướng mắc trong việc xử lý hồ sơ bồi
thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Vận dụng các quy định pháp luật đất
đai hiện hành đề xuất được các giải pháp xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ nhằm
đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất
hiện tại cũng như quyền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của Luận văn trình bày trong 59 trang với kết cấu như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất.
- Chương 2: Thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất để thực hiện dự án xây dựng công trình đường dây 220kV Phan ThiếtPhú Mỹ 2 đoạn qua xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp khi thực hiện
dự án: Xây dựng công trình đường dây 220kV Phan Thiết- Phú Mỹ 2 đoạn qua
xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1. Các khái niệm chung
- Khái niệm về thu hồi: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước đưa ra các
quyết định hành chính thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về
đất đai. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào việc thực hiện các dự án phát triển
kinh tế, nâng cao hạ tầng kĩ thuật, xây dựng các công trình công cộng hoặc phục
vụ cho an ninh quốc phòng (Khoản 11, Điều 3, LĐĐ 2013).
- Khái niệm về bồi thường: Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá
trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Tùy
vào quỹ đất còn lại của từng địa phương mà người có đất bị thu hồi có thể được
bồi thường lại khu đất có mục đích sử dụng giống với khu đất đã bị thu hồi, hoặc
cũng có thể là nhận được khoản tiền tương đương với giá trị khu đất thu hồi đó
(Khoản 12, Điều 3, LĐĐ 2013).
- Khái niệm về đền bù: Đền bù khi Nhà nước thu hồi đất là sự đền trả lại
tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng, trong quy hoạch
xây dựng thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất.
- Khái niệm về hỗ trợ: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của người
dân sau khi thu hồi đất, giúp người dân mau ổn định lại cuộc sống, tìm kiếm
việc làm mới sau khi bị thu hồi đất (Khoản 14, Điều 3, LĐĐ 2013).
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất

+ Quyền của người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất:
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường về đất quy định tại Điều 75, Luật đất đai 2013 (sau đây được viết tắt là
LĐĐ) thì được bồi thường về đất (Khoản 1, Điều 74, LĐĐ 2013); đối với các
trường hợp không được bồi thường về đất quy định tại Điều 76, LĐĐ 2013,
người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại; hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất được bồi
thường về đất và chi phí đầu tư còn lại vào đất (Điều 77, LĐĐ 2013); khi Nhà
nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về
tài sản thì được bồi thường (Khoản 1, Điều 88, LĐĐ 2013) nếu không thuộc
trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 92,
LĐĐ 2013; khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh
có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang
6


an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử
dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ (Điều 94,
LĐĐ 2013).
Ngoài việc được bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai, người
sử dụng đất còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ (Điều 83, LĐĐ 2013)
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì
khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi
thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản
tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số
tiền chậm trả và thời gian chậm trả (Điều 93, LĐĐ 2013).
+ Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định

diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư (Điểm c, Khoản 1, Điều 69, LĐĐ 2013)
Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử
dụng đất mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng
(Khoản 7, Điều 170, LĐĐ 2013)
- Thẩm quyền của cơ quan chức năng khi thực hiện thu hồi đất:
Tùy theo từng đối tượng sử dụng đất, đối tượng bị thu hồi đất mà có
những cơ quan thẩm quyền phụ trách thu hồi khác nhau. Cũng giống như thẩm
quyền giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm quyền thu
hồi đất được phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh tùy vào đối
tượng sử dụng đất. Về cơ bản, nếu đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân
hoặc cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
các đối tượng còn lại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoại trừ
trường hợp đối tượng sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về
mua nhà ở tại Việt Nam thì thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân
cấp huyện. Tuy nhiên, từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, thẩm quyền
thu hồi đất cũng có một số thay đổi so với trước đây. Đó là thu hồi đất thuộc quỹ
đất công ích do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý và khu đất bị thu hồi để
giao hoặc cho thuê có nhiều đối tượng đang quản lý, sử dụng. Cụ thể, theo điều
66 Luật Đất đai 2013 quy định:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị
trấn.
7



- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam.
- Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng bị thu hồi đất
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân 2 cấp thì UBND cấp tỉnh quyết định thu
hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất).
1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi thu
hồi đất trong hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai
- Vị trí và vai trò của thu hồi đất
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ cốt yếu
là xây dựng, phát triển và nâng cấp các cơ sở kinh tế hạ tầng, an ninh quốc
phòng, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống lưới điện quốc gia, xây
dựng trường học, bệnh viện, các khu vui chơi, giải trí công cộng…. nhằm mục
đích phát triển kinh tế đất nước và đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân.
Trong khi đó, trong thực tế quỹ đất quốc gia có giới hạn, hầu hết các diện tích
đất mà Nhà nước cần lại thuộc quyền sở hữu, sử dụng của các hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, cho thuê
đất, giao đất hay nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, để những công trình
này đi vào thực tiễn nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng - an ninh, lợi ích
công cộng, lợi ích Quốc gia thì Nhà nước cần phải thu hồi đất để có mặt bằng
thực hiện dự án.
Mặc khác, trong quá trình sử dụng đất đã có nhiều trường hợp người sử
dụng đất vô ý hoặc cố ý vi phạm pháp luật đất đai, gây ảnh hưởng đến quỹ đất,
hiệu quả sử dụng đất nên buộc Nhà nước phải thu hồi đất để bảo vệ quyền lợi
của người dân và làm chấm dứt hành vi xâm hại đất đai của những người sử
dụng bất hợp pháp.
Thu hồi đất đảm bảo cho mọi diện tích đất đai được sử dụng hợp pháp đúng
mục đích, đạt hiểu quả cao, hạn chế trường hợp lạm dụng đất trong quản lí của cán
bộ, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích quốc gia. Vì vậy, công tác thu hồi

đất giữ vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Vị trí và vai trò của bồi thường
Chính sách bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị của khu đất và tài
sản trên đất (nếu có) bị thu hồi giúp người dân bị thu hồi đất có thể tái lập, ổn
định cuộc sống mới do thu hồi đất làm cho họ bị mất đất, mất tư liệu sản xuất,
có thể mất cả chỗ ở và đối mặt với những khó khăn trong thời gian dài, gây thiệt
hại lớn về mặt vật chất và tinh thần. Bồi thường nhằm bù đắp lại khoản lợi ích
vật chất mà người dân bị mất vì họ là những người có quyền sử dụng đất và Nhà
nước đảm bảo quyền sử dụng đất đó cho họ.

8


Giá đất đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách bồi thường, các bảng
giá đất được Nhà nước quy định cho từng khu vực nhằm phù hợp với giá thị
trường và quy mô kinh tế từng nơi. Việc quy định giá đất bồi thường hợp lý sẽ
tạo điều kiện hợp tác tốt giữa người dân có đất bị thu hồi và nhà đầu tư như
nhanh di dời chỗ ở giao lại mặt bằng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và
giao đất cho nhà đầu tư, bắt tay vào thực hiện các công trình trên đất bị thu hồi;
đồng thời giảm thiểu được các trường hợp khiếu nại, tố cáo và không hợp tác,
chống đối trong bồi thường.
- Vị trí và vai trò của hỗ trợ
Bên cạnh những chính sách bồi thường thì chính sách hỗ trợ cũng không
kém phần quan trọng đối với những hộ dân bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi
đất, hỗ trợ nhằm chia sẽ khó khăn với người dân có đất bị thu hồi, giúp họ có thể
ổn định đời sống, ổn định nguồn thu nhập. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước thể
hiện sự nhận đạo, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của người dân sau khi mất
đất và tài sản gắn liền trên đất vì mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và góp phần ổn định cuộc sống của những người bị ảnh hưởng. Bên cạnh
đó còn hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người bị thu

hồi đất. Đồng thời tạo tâm lý đồng thuận, chấp hành nâng cao sự tin tưởng của
người dân vào các chính sách về đất đai của nhà nước khi được hỗ trợ hợp lý.
Đặc biệt, Luật đất đai 2013 ra đời đã có nhiều hơn những chính sách hỗ
trợ đối với người dân có đất thu hồi hơn, giúp họ khắc phục khó khăn hiện tại và
hỗ trợ ổn định tương lai lâu dài.
1.1.3. Lịch sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
Luật đất đai 2003 đến nay
1.1.3.1. Từ khi có Luật Đất Đai 2003
Trải qua nhiều gia đoạn lịch sử khác nhau thì nhu cầu về việc sử dụng đất
cũng có sự thay đổi. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội
của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế trong gia đoạn này, quy định của
LĐĐ 1993 về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không còn phù hợp. Trước
những yêu cầu của thực tiễn, ngày 26/11/2003 thì Luật đất đai 2003 được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/07/2004 trên cơ sở quán triệt nội dung và tinh thần của Nghị quyết
Trung ương 7 của Đại hội Đảng lần thứ IX và chính sách quản lý đất đai thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt
là trong chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Luật đã quy
định rõ người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất khác cùng loại
hoặc được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất phù hợp trên thị trường; được
hỗ trợ khi bị thu hồi đất…
Cùng với việc ban hành LĐĐ 2003 thì Nhà nước cũng ban hành các quy
định, hướng dẫn để người dân có thể hiểu và tực hiện tốt các quy định liên quan
đến công tác BTHT khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể như: Nghị Định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
9


nước thu hồi đất; Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình

tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai; Nghị Định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất …
Từ khi LĐĐ 2003 ra đời đã đánh dấu được sự phát triển trong công tác
quản lí Nhà nước, cho thấy được chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất đã từng bước hoàn thiện theo hướng tích cực nhằm tạo điều kiện tốt
tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn trong công tác
thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ như: Việc kiểm kê xác định nguồn gốc đất còn
nhiều sai sót, trình tự thẩm quyền thu hồi không đúng quy định; giá đất tính bồi
thường còn thấp chưa sát với thị trường, năng lực của tư vấn về giá đất còn thấp,
chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho
người dân có đất bị thu hồi chưa được chú trọng quan tâm; Việc tổ chức thực
hiện bồi thường và hỗ trợ thiếu minh bạch, thiếu công khai, dân chủ…
Qua những điều trên, có thể thấy LĐĐ 2003 ra đời mang lại nhiều điều
tích cực cho công tác quản lí hơn so với những bộ Luật trước đây nhưng bên
cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khó khăn và do đó đòi hỏi cần phải có một bộ Luật
mới hoàn thiện hơn, khắc phục được những mặt hạn chế của Luật 2003.
1.1.3.2. Từ khi có Luật Đất Đai 2013
Từ những vấn đề bất cập mà LĐĐ 2003 chưa giải quyết được, thì LĐĐ
2013 được ban hành nhằm khắc phục các tình trạng vướng mắc, bảo đảm tốt hơn
quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất. Luật Đất Đai 2013 được
Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ VI và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014
đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gở những hạn chế, bất cập
của Luật đất đai năm 2003, đưa chính sách về bồi thường và hỗ trợ trong Nghị
quyết số 19/NQ-TW đi vào cuộc sống.
Luật Đất Đai 2013 trên cơ sở của Luật 2003 và cập nhật, bổ sung, sửa đổi

các bất cập của Luật 2003. LĐĐ 2013 có những điểm mới nổi bật và tiến bộ hơn
Luật 2003 như: Đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi
đất, giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng; quy định cụ
thể các hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc
làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp hay hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở
của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở…; quy định việc bồi thường
về đất đối với từng loại đất, từng đối tượng cụ thể, bồi thường về đất, chi phí đầu
tư vào đất còn lại; Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường
về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà
10


nước thu hồi đất: Luật Đất đai 2013 bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi
thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 75).
Luật 2013 ra đời đã giải quyết được các bất cập của Luật cũ theo hướng:
+ Làm rõ nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nươc thu hồi đất theo
hướng người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Bổ sung và làm rõ những trường hợp được Nhà nước bồi thường và
không được bồi thường về đất, tài sản găn liền với đất; quy định cụ thể về bồi
thường, hỗ trợ đối với từng loại đất.
+ Bổ sung quy định về bồi thường do bị hạn chế khả năng sử dụng đất,
nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
+ Bổ sung quy định về xử lý khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ theo
hướng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ được thực hiện
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Từ những quy định chung đã được nêu một cách rỏ ràng, cụ thể cho từng
loại đối tượng, từng loại đất cụ thể thì các cơ quan thẩm quyền lấy đó làm căn
cứ để thực hiện vì mục đích phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công

cộng. Điểm nổi bật của Luật 2013 là đã cho áp dụng hệ số giá điều chỉnh từng
cho dự án riêng nhằm hạn chế sự chênh lệch về giá thị trường với giá đất được
BTHT khi thu hồi đất. Đồng thời Luật cũng ban hành các văn bản luật thay thế
các văn bản của luật 2003 như: Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư 37/2014/TTBTNMT quy định về bồi thường, hổ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…
Như vậy, LĐĐ 2013 đã kế thừa và phát huy những điểm mạnh, mặt tích
cực và khắc phục, bổ sung các điểm hạn chế, bất cập của LĐĐ 2003. Từ đó,
LĐĐ ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ và đảm bảo lợi ích cho người sử dụng
đất hơn, góp phần cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được hiệu quả hơn.
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
Pháp luật đất đai hiện hành
Để thuận lợi hơn cho công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất theo
pháp luật thì Nhà nước đã xây dựng và ban hành các bộ luật, các văn bản luật.
Tuy nhiên, theo thời gian thì nhu cầu sử dụng đất, yêu cầu thu hồi đất cũng có
nhiều thay đổi nên Nhà nước đã tiến hành chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với
thực tại. Đồng thời ở mỗi địa phương thì UBND tỉnh, thành phố lại tiến hành
đưa ra các quyết định liên quan đến bồi thường và hỗ trợ cho phù hợp với địa
phương dựa trên các văn bản luật do Nhà nước ban hành nhằm giúp cho việc bồi
thường, hỗ trợ và thu hồi đất diễn ra đúng pháp luật, minh bạch, công bằng, đạt
hiệu quả cao và hạn chế được các khiếu nại tranh chấp liên quan. Có thể nói đến
một số bộ luật và quyết định sau:
- Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Luật Đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
11


- Nghị Định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị Định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Nghị Định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003;
- Nghị định số: 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
về việc quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP-ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Thông tư số: 14/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Thông tư số: 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Quyết định 59/2015/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bình Thuận ban hành
ngày 26/12/2015 quy định về Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019;
- Quyết định 08/2015/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bình Thuận ban hành
ngày 2/3/2015 về việc ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định 05/2015/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bình Thuận ban hành
ngày 13/2/2015 về việc ban hành Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà,
vật kiến trúc và cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
1.2.1.1. Nguyên tắc bồi thường về đất (Điều 74, LĐĐ 2013)
Căn cứ Điều 74, Luật Đất Đai 2013, quy định cụ thể nguyên tắc bồi
thường về đất như sau: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ
điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi
thường; việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; việc bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và
đúng quy định của pháp luật.

1.2.1.2. Nguyên tắc bồi thường tài sản gắn liền với đất (Điều 88, LĐĐ 2013)
Khi Nhà nước thu hồi đất thì phải căn cứ vào nguyên tắc bồi thường về tài
sản gắn liền với đất để tiến hành bồi thường, cụ thể như sau: Khi Nhà nước thu
hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì
được bồi thường còn khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
12


người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì mới được bồi thường thiệt
hại.
1.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
1.2.2.1. Điều kiện bồi thường về đất (Điều 75, Luật Đất Đai 2013)
Khi Nhà nước thu hồi đất của người dân đang sử dụng thì kèm theo đó là
Nhà nước phải bù đắp lại cho họ khoản bồi thường, hỗ trợ tương xứng. Tuy
nhiên, không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất đều được bồi thường và hỗ
trợ. Do đó để cụ thể hơn thì Nhà nước đã quy định rỏ các điều kiện được bồi
thường về đất tại Điều 75 như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy
chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật
này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật
này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không

phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc
có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất,
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận
chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này
mà chưa được cấp.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
13


Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
1.2.2.2. Điều kiện bồi thường về tài sản gắn liền với đất (Điều 88, Luật Đất

Đai 2013)
Điều kiện bồi thường về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
được quy định cụ thể tại Điều 88, Luật Đất Đai 2013 như sau: Khi Nhà nước thu
hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì
được bồi thường, khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất
- Nguyên tắc hỗ trợ (Khoản 1, Điều 83, Luật Đất Đai 2013)
Nhà nước đã ban hành các hỗ trợ khi thu hồi đất để thể hiện sự quan tâm
và mong muốn người dân mau ổn định lại cuộc sống và đưa ra các nguyên tắc
được nhận hỗ trợ để các cơ quan thực hiện một cách minh bạch và đúng quy
định. Cụ thể về nguyên tắc hỗ trợ được quy định như sau: Người sử dụng đất khi
Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này
còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công
bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
- Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (Khoản 2, Điều 83, Luật Đất
Đai 2013)
Để bù đắp lại các khoản thiệt hại mà người dân phải chịu đựng khi bị Nhà
nước thu hồi đất thì Nhà nước đã đưa ra các khoản hỗ trợ nhằm giúp người dân
một phần nào đó giải quyết khó khăn. Cụ thể có các khoản hỗ trợ như sau: Hỗ
trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ
gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp
thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà
phải di chuyển chỗ ở; Ngoài ra còn có các khoản hỗ trợ khác.
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất
Để đảm bảo cho công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo đúng

quy định, mang lại hiệu quả thì Nhà nước đã quy định rỏ trách nhiệm của từng
cơ quan thực hiện bồi thường, hỗ trợ nhằm tránh tình trạng đùng đẩy trách
nhiệm, cậy nạnh lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị làm cho công việc bị trì trệ,
dự án kéo dài. Do đó Điều 33 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau:
14


Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu
tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện bồi thường, hỗ trợ; phối hợp với UBND cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm
kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nghị định này.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ theo quy định tại Nghị định này. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây viết tắt là Bộ TN&MT) về tình hình và
kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.
Bộ TN&MT có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và giải
quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.3. Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất
nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thu hồi đất phải thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi
biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp
phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm

sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sử
dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể
ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo.
Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản
Khi đến ngày quy định tại thông báo kế hoạch kiểm kê đất đai , UBND
cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo
đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo
đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 3: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, hộ gia đình

15


cá nhân bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xác định nguồn gốc
của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất.
Phương án bồi thường được thành lập dựa trên các căn cứ sau: Thông báo
thu hồi đất; quyết định phê duyệt giá đất tính bồi thường, hỗ trợ thuộc dự án;
báo cáo kết quả xác minh nguồn gốc sử dụng đất, tạo lập tài sản trên đất…
Phương án bồi thường và hỗ trợ gồm những nội dung chính sau: Thống kê
tổng diện tích thu hồi, tổng số đối tượng bị ảnh hưởng; các chính sách và tổng
kinh phí bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Bước 4: Niêm yết phương án bồi thường
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,

giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu
hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất, đồng
thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở
UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại
diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có
đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số
lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối
thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: Hoàn chỉnh phương án bồi thường
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính
quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi
tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 6: Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi
thường
Sau khi thẩm định phương án bồi thường và hỗ trợ, cơ quan TN&MT gửi
hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ và ra quyết định thu hồi đất (trong cùng 01 ngày).
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cùng với UBND cấp xã có trách nhiệm
gửi quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
thông báo chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi. Trường
hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có
đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức
vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp
hành việc bàn giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất

đai 2013.
16


Bước 7: Tổ chức chi trả bồi thường
Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành,
cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ
cho người có đất thu hồi.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì
khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi
thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản
tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số
tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được
bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Bước 8: Bàn giao mặt bằng, Cưỡng chế thu hồi đất
Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng
không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định

cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại
Điều 71 của Luật đất đai 2013.
Tiểu kết chương 1
Thông qua nội dung chương 1 đã trình bày được các khái niệm liên quan
đến BTHT; thể hiện rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, các nguyên tắc, điều kiện
được và không được BTHT. Chương 1 thể hiện rõ ràng chính sách bồi thường
và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ khi Luật đất đai 2013 ra đời cho đến nay,
cho thấy được những sửa đổi, bổ sung theo chiều hướng mới, tích cực hơn nhằm
đưa các chính sách này vào thực hiện một cách có hiệu quả, sao cho phù hợp với
điều kiện thực tế ở mỗi địa phương.Thời điểm hiện tại, chính sách bồi thường và
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất Đai
2013. Bên cạnh đó, căn cứ pháp lý về bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất, trình tự và thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất cũng như trách nhiệm của các
ban ngành có liên quan trong công tác bồi thường và hỗ trợ đã được trình bày
trong nội dung của chương một cách ngắn gọn và minh bạch, là tiền đề cơ bản
để nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong đề tài nghiên cứu.
17


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY 220KV PHAN THIẾT- PHÚ MỸ 2 QUA
CÁC XÃ HÀM LIÊM, HÀM HIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM
THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN.
2.1 Tổng quan về dự án
2.1.1 Khái quát chung về huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:
- Huyện Hàm Thuận Bắc là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, có tuyến
đường quốc lộ 1A đi qua. Hàm Thuận Bắc được thành lập năm 1983 từ việc chia

cắt huyện Hàm Thuận lấy sông Cà Ty làm ranh giới với diện tích là 1282,47
km², dân số là 207.200 người (2015) gồm 2 thị trấn và 15 xã. Huyện Hàm Thuận
Bắc nằm trong khoảng 11012’40’’- 11039’32’’Vĩ độ Bắc và 107050’00’’107010’58’’Kinh độ Đông.

(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hàm Thuận Bắc, 2015)
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
18


- Hàm Thuận Bắc có địa hình tương đối đa dạng. Là nơi cuối cùng của
dãy Trường Sơn đổ ra biển, nên địa hình có xu hướng thấp dần theo hướng Tây
Bắc Đông Nam, bao gồm vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc, vùng bán sơn địa
nối tiếp, vùng đồng bằng phù sa ven sông và vùng cồn cát ven biển phía Nam và
Đông Nam, Có thể chia địa hình thành 3 dạng chính: Vùng đồi núi và vùng bán
sơn địa phía Bắc và Tây Bắc là các khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam; vùng
đồng bằng phù sa ven sông; vùng cồn cát ven biển phía Nam và Đông Nam.
- Khí hậu:
Huyện Hàm Thuận Bắc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu
của huyện mang nét đặc trưng của chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam
trung bộ, tuy nhiên do phân hoá về địa hình nên khí hậu của huyện được chia
thành hai tiểu vùng gồm vùng khí hậu miền núi và vùng khí hậu đồng bằng ven
biển. Trong năm khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 đến
tháng 10: mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trong năm
thuộc diện thấp so với bình diện quốc gia. Cụ thể các chỉ số về khí hậu như sau:
Nhiệt độ trung bình 26,70C, nhiệt độ cao nhất đạt 400C và thấp nhất là 140C.
Lượng mưa trung bình:1300mm, cao nhất 1500mm và thấp nhất 800mm. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau.
Khí hậu tương đối phù hợp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Độ ẩm
không cao lắm nên dễ dàng trong việc bảo quản nông sản thực phẩm. Tuy nhiên,

lượng mưa trung bình thuộc loại thấp so với lượng mưa trung bình của cả nước,
độ hình dốc ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của đất nên vào mùa khô một số
vùng trong huyện bị thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
- Kinh tế
+ Huyện Hàm Thuận Bắc chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, trước
đây nông nghiệp trồng lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày, trong những
năm gần đây nhờ có cây thanh long mà đời sống bà con nhân dân trong huyện
tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại thanh long đã và đang hình thành phát triển.
Ngoài ra, huyện đang từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã vùng cao,
trong đó tập trung vào các loại cây chủ yếu như cao su, cà phê, chè, sầu riêng…
+ Huyện còn có tiềm năng về phát triển du lịch, trong đó một số địa danh
như hồ thủy điện Đa Mi, thủy điện Hàm Thuận tại xã Đa Mi, vùng chiến tích
sông quao tại xã Thuận Hòa, thác nước 9 Tầng….Các địa danh này nằm ở
những vùng giáp với tỉnh cao nguyên Lâm Đồng là một tỉnh rất phát triển về du
lịch, ngoài ra huyện còn có một phần tiếp giáp với khu du lịch Mũi Né, Hòn
Rơm - Phan Thiết.
- Xã hội
Dân số trung bình của huyện được chia trên từng xã. Trên địa bàn huyện
hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như; Kinh, Rắclay, Chăm,
19


K’ho…..trong đó dân tộc Kinh chiếm 95% . Cộng đồng dân cư địa bàn chủ yếu
là Rắclay, Chăm, K’ho sống tập trung ở các xã vùng cao, với tập quán sản xuất
là làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước và được tổ chức thành những
buôn làng. Cộng đồng người kinh tập trung ở vùng đồng bằng, ven quốc lộ, nơi
có điều kiện thuận tiện buôn bán, trồng lúa nước. các cộng đồng dân cư của
huyện theo một số tôn giáo như: đạo Bà La Môn, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và
Lương Giáo.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
+ Thuận lợi
Hàm Thuận Bắc là huyện có vị trí địa lý chiến lược cho mọi hoạt động
phát triển và có tiềm năng kinh tế lớn. Huyện có đường quốc lộ 1A chạy ngang
qua, phía Đông Nam giáp ranh với thành phố Phan Thiết nơi có kinh tế phát
triển nhất của tỉnh, có hoạt động dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp
khá phát triển. Đồng thời có khu công nghiệp Phan Thiết-Hàm Liêm nằm trên
địa bàn huyện, lại có trục đường sắt thống nhất Bắc-Nam cùng với các quốc lộ
1A, 28 chạy xuyên suốt chiều dài của huyện, nên Hàm Thuận Bắc có nhiều
thuận lợi để mở rộng giao lưu với các địa phương trong cả nước và là cửa ngõ
thông thương của nhiều khu vực tăng trưởng mạnh.
Điều kiện thủy văn ở đây thuận lợi cho sự phát triển ngư nghiệp, thủy hải
sản dồi dào phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài huyện cũng như cho các tỉnh lân
cận. Nguồn lao động dồi dào cùng với chính sách đầu tư phát triển các ngành,
các thành phần kinh tế, huyện cũng đã từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn
thiện hệ thống cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiến tới chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỉ
trọng nông nghiệp.
+ Khó khăn
Khí hậu khắc nghiệt là điều kiện khó khăn đối với huyện nhà trong việc
sử dụng đất để nuôi trồng, bão, lũ lụt liên tục làm cho cây trồng chết, vật nuôi
ngưng phát triển. Nhìn chung nền kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỉ lệ hàng hóa
còn thấp, công nghiệp - dịch vụ còn mang tính tự phát, các cơ sở kinh doanh còn
nhỏ lẻ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nền sản xuất hàng hóa
tập trung, lao động nông nghiệp còn nhiều, thu nhập còn thấp. Trình độ của
người dân chưa được nâng cao, vẫn còn nạn thất nghiệp, đời sống người dân vẫn
còn thấp. Thiếu nguồn vốn đầu tư để cải thiện các vấn đề như về cơ sở vật chất,
kĩ thuật hạ tầng, cần mở thêm các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ và nhận
thức của người dân địa phương.
2.1.2 Khái quát về dự án

Dự án xây dựng đường dây 220kV Phan Thiết- Phú Mỹ 2 có quy mô đầu
tư xây dựng đường dây 220 kV hai mạch với tổng chiều dài 140,14 km từ trạm
biến áp 220kV Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đến trạm biến áp 220kV Khu công
nghiệp Phú Mỹ 2 (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đường dây đi qua địa bàn các
huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, thị xã La Gi tỉnh Bình
20


×