Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện cầu kè, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 86 trang )

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

TNMT

Tài nguyên môi trường

SDĐĐ

Sử dụng đất đai

HĐND

Hội đồng nhân dân

QH, KHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QH


Quy hoạch

GPMB

Giải phóng mặt bằng

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

dal

Đường dalle (đường bê tông dạng tấm lót)

PTTH

Phổ thông trung học

THCS

Trung học cơ sở

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

BND

Ban nhân dân


KT-XH

Kinh tế - Xã hội


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ....................................................... 28
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 .................................. 29
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017............................ 30
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện đất nông nghiệp năm 2017 ..................... 32
Bảng 2.5. Đánh giá kết quả thực hiện đất phi nông nghiệp năm 2017 ............... 34
Bảng 3.1. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 ................................... 53
Bảng 3.2. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 ............................. 55
Bảng 3.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018 ............................ 63
Bảng 3.4. Danh mục công trình, dự án trong năm kế hoạch 2018...................... 66


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tính chất và đặc điểm đất đai .............................................................. 6
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Cầu Kè ................................................................... 18


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn .................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 3
6. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5
1.1.1. Tổng quan về đất đai ................................................................................... 5
1.1.2. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai ........................................................... 7
1.1.3. Tổng quan về QH, KHSDĐĐ ..................................................................... 9
1.1.4. Tổng quan về công tác QHSDĐĐ trên thế giới ........................................ 12
1.1.5. Những bất cập trong QHSDĐ hiện nay .................................................... 14
1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 15
1.2.1. Các văn bản pháp lý chung ....................................................................... 15
1.2.2. Các văn bản pháp lý trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và huyện Cầu Kè .......... 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH .............................. 18
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .......................................... 18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 18
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................... 22
2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................ 26
2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ............................................................... 27
2.2.1.Công tác đo đạc, bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ ........... 27
2.2.2. Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ................... 27
2.2.3. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất ......................................................... 28
2.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.............................................. 28
2.2.5. Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai....................... 28


2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................................................................. 28
2.3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .............................................. 28
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong năm 2017 ....................................... 30
2.4. Kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 ......................................................... 32

2.4.1. Đánh giá kết quả đạt thực hiện KHSDĐ năm 2017.................................. 32
2.4.2. Tính hợp lý của phương án kế hoạch với tiềm năng đất đai..................... 38
2.4.3. Đánh giá những tồn tại trong thực hiện KHSDĐ năm trước .................... 40
2.4.4. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện KHSDĐ năm trước ... 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 42
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH........................................... 43
3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ...................................................... 43
3.1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 43
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 44
3.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2018 .......................................................... 44
3.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất...................................................................... 44
3.2.2. Khả năng đáp ứng chất lượng – số lượng đất đai ..................................... 52
3.2.3. Phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng đất........................................... 52
3.2.4. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích.............................................. 62
3.2.5. Diện tích đất cần thu hồi ........................................................................... 64
3.2.6. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng ............................................ 65
3.2.7. Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch .............................. 66
3.2.8. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm KHSDĐ ..... 69
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện KHSDĐ .......................................................... 70
3.3.1. Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ............ 70
3.3.2. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện KHSDĐ .................................. 71
3.3.3. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ...................................................... 71
3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................. 72
3.3.5. Giải pháp khác .......................................................................................... 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 75



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quỹ đất ngày càng hạn hẹp,
dân số đông mật độ lớn, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành
ngày càng cao. Vì vậy qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp đảm bảo hiệu
quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng. Giúp cho các cấp các
ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai
vừa đáp ứng được yêu cầu “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh
được việc sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí, hủy hoại môi trường
đất, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái thúc đẩy quá trình phát triển bền
vững của xã hội.
Huyện Cầu Kè là một huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Trà Vinh, ven
Sông Hậu. Trong những năm gần đây nền kinh tế huyện Cầu Kè phát triển khá
nhanh, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Trong công cuộc đổi mới,
xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang tạo ra
những bước tiến cho sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã
hội luôn đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nhu cầu phát triển cơ sở
hạ tầng xã hội, cùng với nhu cầu sử dụng đất của các ngành các lĩnh vực ngày
càng nhiều, trong khi đó diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện lại có hạn. Chính
vì vậy để có giải pháp hợp lý và khoa học trong việc khai thác tiềm năng đất đai
cho các mục đích sử dụng khác nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền
vững và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn đảm bảo
tính hiệu quả và tiết kiệm khi sử dụng quỹ đất của huyện thì cần phải lập
KHSDĐ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai 2013 quy định kế hoạch
sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Do đó, kế hoạch sử dụng đất năm
2018 huyện Cầu Kè là nhiệm vụ phải thực hiện, nhằm cụ thể hóa công tác quản
lý và sử dụng đất trong năm 2018. Kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng

đất, nhằm khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai để thực hiện các
công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhằm hạn chế việc sử
dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp,
lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái và đây cũng là cơ
sở pháp lý giúp UBND huyện có căn cứ pháp lý thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về đất đai, đồng thời có đầy đủ cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, sử dụng và khai thác tài nguyên đất đai.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi nghiên cứu thực hiện đề tài “Xây dựng
kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”,
để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn liền với phát triển nông thôn.
1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
 Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức triển khai thực hiện công tác lập KHSDĐ năm 2018, nhằm mục
tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh; làm cơ sở pháp lý cho thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai,
là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao
đất, cho thuê đất.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong kế hoạch năm 2018 của tất cả các dự
án, công trình thực hiện trên địa bàn huyện của các nghành Trung ương, Tỉnh,
của huyện và các xã, thị trấn trong huyện.
Góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, xây
dựng các hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, ổn định và phát triển các khu dân cư
đô thị, nông thôn, các khu dịch vụ, du lịch, các khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn thu ngân
sách từ đất đai.
 Nhiệm vụ của luận văn

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch sử dụng đất đai.
Kiểm kê đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng đất
trên địa bàn huyện để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng
KHSDĐ năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 nhằm rút ra những kết quả
đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong xây dựng KHSDĐ năm 2018.
Xác định các chỉ tiêu điều chỉnh sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho
huyện đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính
cấp xã.
Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đất đai, các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai, quy luật phân
vùng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của huyện.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đơn vị hành chính huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi thời gian: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2018.
2


Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất
năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè, nhằm đưa ra những phương hướng và kế
hoạch sử dụng đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Điều tra, thu thập những số liệu, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Cầu Kè thông qua các
trang thông tin huyện, báo cáo thuyết minh, sách báo và Internet.
 Phương pháp kế thừa
Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện, quy hoạch của các ngành
đã và đang được xây dựng có liên quan đến việc sử dụng đất để so sánh biến
động đất đai; đồng thời tiếp tục đưa vào kế hoạch những công trình, dự án chưa
được thực hiện nhưng phù hợp với kinh tế - xã hội của huyện.
 Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại theo
nhóm, thống kê diện tích theo từng loại đất cho từng công trình, dự án đã thực
hiện theo kế hoạch hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch hoặc hủy bỏ; tổng hợp, so
sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất
đã phê duyệt. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương
án kế hoạch sử dụng đất.
 Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ
Là phương pháp thể hiện kết quả nội dung nghiên cứu trên không gian đồ
họa với những cơ sở toán học thống nhất với tỷ lệ bản đồ được quy định nhằm
phản ánh minh họa kết quả nghiên cứu. Các thông tin cần thiết được biểu diễn
trên bản đồ KHSDĐ của huyện.
 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đất đai,
các chuyên viên đang công tác trong lĩnh vực đất đai và giảng viên hướng dẩn.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến sử dụng đất và QH,
KHSDĐ đã được học tập trên giảng đường.
Giúp sinh viên nắm vững nội dung và phương pháp thực hiện được quy
định trong các văn bản luật hiện hành về công tác lập KHSDĐ.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên trong
nghiên cứu và kĩ năng thực hành nghiệp vụ quy hoạch sử dụng đất đai.
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè sao

cho phù hợp, giúp hoàn thành tốt các dự án đề ra, không bị trì hoãn, chồng chéo,
kéo dài thời gian thực hiện gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên địa bàn, đời
sống của của người dân.
3


Đối với người làm luận văn, việc nghiên cứu phải dựa trên nhiều thông tin
từ đó tổng hợp phân tích nên giúp người thực hiện nâng cao kinh nghiệm thực tế
trong quá trình thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp phân tích vấn đề. Trong quá
trình nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên ngành quy hoạch, hiểu được mặt
được, mặt trái trong công tác lập QH, KHSDĐ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
Chương 2: Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về đất đai
a. Khái niệm
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự
nhiên. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất vật chất cũng như đời

sống kinh tế - xã hội của mỗi lĩnh vực, của mỗi quốc gia. Đối với từng ngành cụ
thể thì đất đai có vị trí, tầm quan trọng khác nhau. Do vậy, để có thể sử dụng
đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai
là vô cùng cần thiết.
Đất đai là một phần bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, chịu ảnh hưởng của
các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Đất đai là
một loại tài nguyên thiên nhiên, một loại tư liệu sản xuất, chỉ tất cả các lục địa
và mặt nước trên bề mặt trái đất. Đất đai nghĩa hẹp chỉ bộ phận lục địa trên bề
mặt trái đất.
Luật đất đai 2013 cũng đã định nghĩa “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện
chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách
khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính
con người.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm đất đai cần phải phân biệt rõ các khái niệm
khác nhau giữa lãnh thổ, đất và đất đai:
- Lãnh thổ là địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc trong không gian và
thời gian xác định, thuộc phạm trù địa lý - dân tộc.
- Đất là lớp bề mặt trái đất hiểu theo nghĩa rộng hơn so với khái niệm thổ
nhưỡng, thuộc phạm trù địa lý - tự nhiên.
- Đất đai là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh
tế xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định, về
mặt không gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và
bề sâu trong lòng đất, đất đai thuộc phạm trù địa lý - kinh tế.
Đất đai được hiểu bao gồm đất và người, trong đó, con người là yếu tố
quyết định đến sự hình thành và phát triển của đất đai, không có con người chỉ
có đất và trái đất. Đất đai có các tính chất tự nhiên và tính chất xã hội.


5


- Tính chất tự nhiên là các đặc điểm không gian, địa hình, địa mạo, địa
chất, địa chấn và các đặc điểm lý hóa sinh của môi trường đất, cũng như các đặc
điểm kỹ thuật hạ tầng của đất đai.
- Tính chất xã hội của đất đai là các đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế
của con người.
- Các tính chất này trong mối quan hệ với con người xuất hiện các phạm
trù chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội. Tự bản thân đất đai thì không có khái
niệm chất lượng và vị thế. Chất lượng đối với ai, vị thế trong mắt ai.
- Các phạm trù này mang tính bất định bởi vì được xác định trong mối
quan hệ giữa con người với các tính chất tự nhiên và xã hội của đất đai. Chất
lượng và vị thế của đất đai được đánh giá phụ thuộc vào trạng thái tình cảm của
con người, mà con người luôn ở trạng thái tình cảm hai chiều lẫn lộn là yêu
thích và ghét bỏ, có nguồn gốc từ tình cảnh lưỡng nan vừa tự do và vừa phụ
thuộc của mình. Khi yêu thích thì đất đai được cho là có chất lượng tốt và vị thế
cao, còn khi ghét bỏ thì đất đai có chất lượng xấu và vị thế thấp.
- Tính bất định của chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất đai, là hai
thuộc tính cấu thành giá trị hữu hình và vô hình của đất đai, làm cho giá trị của
đất đai không được xác định một cách nhất quán, mà là ngẫu nhiên. Đây chính là
nguyên nhân làm xuất hiện chức năng định giá và thẩm định giá đất.

Hình 1.1. Tính chất và đặc điểm đất đai
b. Vai trò của đất đai
Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời
gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai
từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức
cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng

là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh
vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
6


điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có
bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải
vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá
trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự
nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.
Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng
dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và
sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất
lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
- Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng
lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo...)
và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá
trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá
trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các
thành tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản là sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế xã
hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa
người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong

quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào
đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang
tính toàn cầu.
Qua đó ta thấy, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu
trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc
gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là
nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là
tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...
1.1.2. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian bố trí lực lượng
sản xuất và là không gian phát triển đô thị. Đất đai là không gian phân bố các
hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này diễn ra trên bề mặt
trái đất nhưng lại có tính tập trung, từ đó hình thành các trung tâm và hệ thống vị
trí trung tâm với các cấp độ khác nhau.
7


Vị trí trung tâm là điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ cho
các dân cư xung quanh nó nhằm giảm thiểu chi phí lưu thông. Nếu không có vị
trí trung tâm thì con người sẽ mất nhiều chi phí vật chất và thời gian lưu thông
để thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau. Mỗi vị trí trung tâm có một
bán kính phục vụ nhất định. Cấp độ của vị trí trung tâm được xác định bởi tính
chất tiêu thụ của loại hàng hóa và dịch vụ mà nó cung ứng: hàng hóa và dịch vụ
có tính chất tiêu dùng thường xuyên thì mức độ tập trung thấp, mức độ phân tán
cao, vị trí các trung tâm thực hiện các chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa,
dịch vụ này có cấp độ thấp. Ngược lại, các loại hàng hóa và dịch vụ có tính chất
tiêu dùng không thường xuyên thì mức độ tập trung cao, vị trí các trung tâm
thực hiện các chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ này có cấp độ
cao.

Các vị trí trung tâm phân bố tương đối với nhau trong không gian theo
nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giao thông và nguyên tắc hành chính hình
thành hệ thống trung tâm. Trong một hệ thống vùng thị trường của các vị trí
trung tâm là hình lục giác đều.
Do tính hướng tâm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản xuất mà hình
thành các phân vùng SDĐĐ khác nhau trong không gian.
Cơ chế phân vùng SDĐĐ trước tiên được đề cập nghiên cứu bởi Von
Thunen (1826). Von Thunen chỉ lý giải phân vùng đất đai nông nghiệp. Chia đất
đai nông nghiệp thành các vùng: vùng vành đai cây xanh, vùng trồng lúa, vùng
trồng cỏ, vùng trồng rừng. Ông kết luận rằng việc bố trí cây trồng chỉ có giá trị
trong phạm vi khoảng cách nhất định từ thị trường đến nơi sản xuất.
Về sau cơ chế phân vùng SDĐĐ được phát triển bởi William Alonso
(1964). William Alonso chỉ lý giải phân vùng đất đai trong không gian đô thị.
Chia đất ở đô thị thành 3 vùng: vùng thương mại - dịch vụ, vùng khu dân cư,
vùng công nghiệp.
Hai ông này dựa theo chi phí vận tải hàng hóa và dịch vụ đến vị trí trung
tâm để trao đổi, từ đó rút ra kết luận giữa giá – mục đích sử dụng – khoảng cách
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sau này, năm 2000, một nghiên cứu của Edward Glaeser đã chứng minh
chi phí vận chuyển ngày càng kém quan trọng trong việc hình thành các vị trí
trung tâm và phân vùng chức năng đất đai trong không gian. Trong thời kỳ hiện
nay cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông và phương tiện vận tải thì chi
phí vận chuyển giảm mạnh, chiếm một vị trí không đáng kể trong cơ cấu giá cả
tiêu thụ hàng hóa, do vậy chi phí vận chuyển không còn là yếu tố đóng vai trò
quyết định chi phối trong quá trình phân vùng đất đai.
Vì vậy, cơ chế phân vùng SDĐĐ được lý giải theo cách khác trong lý
thuyết “Vị thế - Chất lượng”. Theo đó, các phân vùng chức năng đất đai là hệ
quả của sự lựa chọn cạnh tranh về chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất
đai. Mỗi loại hình kinh doanh, mỗi người có nhu cầu khác nhau về vị thế và chất
lượng của đất đai. Các loại hình kinh doanh như thương nghiệp, dịch vụ có nhu

8


cầu cao về vị thế thì sẽ lựa chọn vị trí tiệm cận vào trung tâm. Nông nghiệp và
công nghiệp có nhu cầu cao về chất lượng tự nhiên, về độ phì và diện tích thì sẽ
chọn vị trí ngoại vi trung tâm. Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các
ngành nghề khác nhau thì có khả năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành
các mức giá khác nhau tại các vị thế khác nhau. Giá đất – mục đích sử dụng – vị
thế của đất đai có quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.3. Tổng quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các nghành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh
tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
KHSDĐ là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực
hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
b. Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính
khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
Tính lịch sử xã hội: Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ
giữa người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người
và nó thể hiện đồng thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và
thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng
đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển
của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất. Tính chất lịch
sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ

xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu
cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất.
Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ
yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng,
cải tạo, bảo vệ... tài nguyên đất đai cho toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế quốc
dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả
các loại đất chính).
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa
học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai,
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái... Với đặc điểm này
quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất,
điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều
phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu
9


kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt
tốc độ và ổn định.
Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy
hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố
kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ
thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn... Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế
xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong
thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được
mục tiêu dự kiến.
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng
đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và

phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và
nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Do khoảng thời gian dự báo là tương
đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác
định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế
hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến
lược chỉ đạo vĩ mô. Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng
ổn định.
Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị
và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và
quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ
thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển
ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về
dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước,
theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong
những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp
hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội
phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế
thay đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc
chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là
cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất
luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực
hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức
độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
c. Nguyên tắc, căn cứ và nội dung của việc lập KHSDĐ cấp huyện
 Nguyên tắc lập quy hoạch, KHSDĐ
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
10



- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng
kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, KHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
 Căn cứ lập KHSDĐ hằng năm cấp huyện bao gồm
- Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các nghành, lĩnh vực, của
các cấp;
- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện KHSDĐ.
 Nội dung KHSDĐ hằng năm cấp huyện bao gồm
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm trước;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong KHSDĐ cấp tỉnh
và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong
năm kế hoạch;
- Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án
sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai năm
2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

- Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư
nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ
cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ,
sản xuất, kinh doanh;
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các
loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ KHSDĐ hàng năm của cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện KHSDĐ.
11


1.1.4. Tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
a. Vài nét về lịch sử quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở Việt
Nam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệu
quả. Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nghiên cứu theo ngành sử dụng
đất đai và theo các cấp vùng lãnh thổ rộng lớn tới những nông trường, trang trại,
xí nghiệp..., thậm chí tới từng lô đất, thửa đất.
Việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai theo góc độ quy hoạch sử
dụng đất của một ngành như nông nghiệp đã có từ rất lâu. Sở dĩ như vậy vì lúc
đầu đất đai chỉ được chú ý ở khía cạnh là tư liệu sản xuất trong nông nghiệp.
Quá trình công nghiệp hóa đã tác động ngày càng mạnh đến sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số đã làm cho đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp lại. Do đó, vào những năm đầu của thế kỷ 20 đã xuất hiện tư tưởng
quy hoạch sử dụng đất đai đối với ngành nông nghiệp. Từ đó đã làm xuất hiện tư
tưởng quy hoạch sử dụng đất đai cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong
một ranh giới lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, quy hoạch sử
dụng đất mới chỉ được hình thành trong ý tưởng chứ chưa được thực hiện trên
thực tế do thiếu cơ sở khoa học và phương pháp tiến hành.

Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là tổ chức
Lương thực và nông nghiệp thế giới FAO đã nhận thấy việc sử dụng đất đai
không thể giải quyết riêng rẽ theo từng ngành mà phải giải quyết, xem xét một
cách toàn diện theo ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, quy
hoạch sử dụng đất đai được xây dựng và áp dụng trong thực tế.
b. Sơ lược về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số nước
* Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện
quy hoạch. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành
đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội
nghị quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả
nước. Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp
vùng địa phương để thực hiện.
* Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng
với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các hướng
dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được
xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
* Nam Phi: Đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do
Chính phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh. Đồ án quy hoạch
cấp quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ
án chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ
án quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham gia của
các chủ sử dụng đất.
12


* Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng
cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy
hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến hành
như sau: Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan, Quy hoạch sử dụng
đất theo vùng, Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố, Quy hoạch

đô thị và Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị.
* Liên Xô (cũ): Có 4 cấp quy hoạch gồm:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang
- Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa.
- Quy hoạch sử dụng đất các vùng và huyện
- Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối
hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện QH, KHSDĐĐ được triển khai
tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các nước
kém phát triển do thiếu kinh phí và cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống
Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống QHSDĐ không có hiệu quả cao, gây ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
c. Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
Thời kỳ trước những năm 1980 quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi
là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần
của quy hoạch phát triển nông nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất
đai được lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc
tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng với
một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và được Chính Phủ phê
duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến
nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh. Các phương án
phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài
nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do
mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp nên các
loại đất khác chưa được đề cập tới. Bên cạnh đó, do còn thiếu nhiều tài liệu,
chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này có tính khả thi không
cao.
QH, KHSDĐ lần đầu tiên được quy định tại Điều 11 Luật đất đai năm
1987. Luật này giao nhiệm vụ lập quy hoạch, KHSDĐ cho Hội đồng Bộ trưởng,

các Bộ, ngành ở Trung ương và UBND các cấp. Đây là thời kỳ công tác quy
hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp lý quan trọng. Song cùng với sự
trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau một thời kỳ triển khai rầm rộ,
công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được xúc tiến như Luật đã quy định.
Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này
đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị
13


trường. Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc
cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thực thi các chính sách đổi mới khác.
Công tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách
về giao đất, cấp đất,… Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai quy hoạch sử
dụng đất đai cấp xã trên khắp các xã của cả nước. Tuy vậy còn nhiều hạn chế về
nội dung và phương pháp thực hiện
Khi Luật đất đai 1993 ra đời, nội dung QHSDĐ đã được quy định cụ thể
hơn. Đặc biệt từ năm 1995, Chính phủ đã chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng
đất đai một cách chặt chẽ hơn, cụ thể hơn. Trong thời gian này, Tổng cục địa
chính (cũ) đã xây dựng báo cáo quy hoạch, KHSDĐ đai của cả nước đến năm
2010 để chính phủ trình ra quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 và 11. Tại kỳ họp thứ
11, Quốc hội đã thông qua KHSDĐ đai cả nước giai đoạn 1996-2000. Đây là lần
đầu tiên, có một báo cáo về quy hoạch, KHSDĐ tương đối đầy đủ các khía cạnh
về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường đối với việc khai
thác sử dụng đất đai cho một thời gian tương đối dài được soạn thảo theo
phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới và có điều tra thống kê để tổng hợp từ
dưới lên.
Đến khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đã tập trung vào hoàn chỉnh
hệ thống QH, KHSDĐ với 10 điều quy định cụ thể từ nguyên tắc, căn cứ, nội
dung, cách thức lập và điều chỉnh đến thẩm quyền, thẩm định, xem xét, phê

duyệt và tổ chức thực hiện.
Hiện nay, cả nước cũng như các địa phương đều tập trung xây dựng
lập QH, KHSDĐ theo quy định của Luật đất đai 2013. Việc lập KHSDĐ hằng
năm cấp huyện theo quy định Luật đất đai 2013 là nội dung bắt buộc, chi tiết
hóa nội dung QHSDĐ của huyện đã phê duyệt, làm cơ sở xác định diện tích các
loại đất đã được phân bổ trong KHSDĐ cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo
nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch; Xác định vị trí,
diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục
đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Xác định diện tích
các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép này
trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã; cũng như có cơ sở để
thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật định.
1.1.5. Những bất cập trong quy hoạch sử dụng đất hiện nay
a. Bất cập trong tư duy về quy hoạch
Tư duy quy hoạch là rất mạch lạc nhưng trên thực tế không thể thực hiện
được vì cách phân loại đất trong quy hoạch theo nguyên tắc tương đồng, các loại
đất luôn xen kẽ nhau nên không thể khoanh định được.
Luật đất đai 2003 chỉ chú trọng về chu chuyển các loại đất mà quên đi cấu
trúc của đất đai, tức tính vùng và tính liền kề của đất đai, nhìn vào phương án
quy hoạch người sử dụng đất không thấy được tiềm năng thực thụ của đất đai.
14


Ngày nay diện tích đất đai không còn quan trọng, mà vùng đất đai có tầm
quan trọng hơn so với tổng diện tích.
QHSDĐ có hai chức năng chính, thứ nhất là cân đối nguồn lực quốc gia
và thứ hai là làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất…Với chức năng cân đối nguồn lực quốc gia thì tư duy quy
hoạch theo tổng diện tích như hiện nay là không khả thi. Hiện nay quá trình đô
thị hóa cần phân vùng và xác định mối liên hệ vùng. Chức năng cân đối nguồn

lực quốc gia là rất quan trọng nhưng khi thực hiện quy hoạch vượt chỉ tiêu hoặc
không đủ chỉ tiêu thì không có biện pháp chế tài nào được đưa ra. Đồng thời với
chức năng làm căn cứ cho thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất… thì QHSDĐĐ vẩn chưa phát huy được hiệu quả.
b. Bất cập trong mối quan hệ với các ngành quy hoạch khác
Với quy hoạch đô thị: Theo pháp luật hiện nay thẩm quyền cao nhất phê
duyệt quy hoạch đô thị là thủ tướng. Nhưng đối với QHSDĐ thì là Quốc hội.
Căn cứ vào thẩm quyền thì QHSDĐ có tính pháp lý cao hơn. Nhưng trên thực tế
quy hoạch đô thị lại có vai trò quan trọng hơn.
Với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: QHSDĐ dựa vào quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ thực hiện. Như vậy, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng, nhưng Hiến
pháp lại không có điều khoản nào đề cập đến quy hoạch tổng thể. Đồng thời về
mặt nội dung giữa hai quy hoạch này có rất nhiều điểm trùng lấp gây tốn kém.
c. Bất cập trong phân kỳ quy hoạch
Theo hệ thống quy hoạch Việt Nam thì quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội được thực hiện trước, QHSDĐ là bước trung gian phân bổ quỹ đất
cho các nghành trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Nếu xem xét cho
kỳ quy hoạch thì quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và QHSDĐ có kỳ là 10
năm nhưng quy hoạch nghành lại có kỳ từ 15 – 20 năm.
Bên cạnh đó, QHSDĐ và quy hoạch nghành được lập đầu kỳ và căn cứ
vào quy hoạch tổng thể để làm bộ khung, nhưng thực tế quy hoạch tổng thể
thường được lập không đúng thời hạn. Vì vậy, QHSDĐ và quy hoạch nghành
không có căn cứ để thực hiện, do đó tiến độ thực hiện thường không đúng theo
quy định tạo nên sự bất cập rất lớn trong việc phân kỳ quy hoạch.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Các văn bản pháp lý của Trung ương
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013;
Luật Đất đai năm 2013 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

15


Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch,
KHSDĐ;
Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP và
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ (Nội dung quy
định tại Điều 3 Chương II Quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven
biển, đất có mặt nước ven biển).
1.2.2. Các văn bản pháp lý của địa phương
Công văn số 1372/STNMT-CCQLĐĐ ngày 27/10/2017 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh về việc lập KHSDĐ năm 2018;
Công văn 3530/UBND-NN ngày 30/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Trà Vinh về việc lập KHSDĐ năm 2018;
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cầu Kè
đến năm 2020 theo Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 24/08/2012 của Chủ
tịch UBND tỉnh Trà Vinh;
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Cầu Kè nhiệm kỳ 2015 – 2020;
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm
(2016 - 2020) tỉnh Trà Vinh;
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất (2016 2020) huyện Cầu Kè;
Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 24/08/2012 của UBND tỉnh Trà
Vinh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cầu

Kè đến năm 2020;
Nghị quyết số 27/NQ-HĐND, ngày 09/12/2018 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Trà Vinh.

16


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên một cách tổng quan về cơ sở lý luận của đề tài trong
đó có các khái niệm về đất đai, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy tắc,
căn cứ pháp lý để lập QH, KHSDĐ cũng như cho thấy được những khó khăn,
bất cập mà công tác QHSDĐ hiện nay đang gặp phải.
Việc lập QH, KHSDĐ phải dựa trên những quy tắc và quy định của pháp
luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, khoa học và hợp lý phù hợp với nhu cầu đối
với từng địa phương.
QHSDĐ phù hợp đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết
sức quan trọng. Giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có
hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai vừa đáp ứng được yêu cầu “Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh được việc sử dụng đất chồng chéo, sai mục
đích gây lãng phí, hủy hoại môi trường đất, đồng thời bảo vệ được môi trường
sinh thái thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội.

17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cầu Kè nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Trà Vinh, ven Sông Hậu.
Trung tâm huyện nằm cách trung tâm Tp.Trà Vinh 41 km về phía Tây Bắc theo
đường Quốc lộ 60 và Quốc lộ 54. Toàn huyện có 10 xã, 01 thị trấn với 70 ấp,
khóm, vị trí địa lý của huyện được khái quát mô tả như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Càng Long (Đông Bắc);
- Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng qua ranh giới là Sông Hậu;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long;
- Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Cầu Kè
So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Cầu Kè nằm xa biển Đông về
phía Sông Hậu nên ít bị ảnh hưởng mặn. Đây là một trong những điểm thuận lợi
trong khai thác sử dụng đất nông nghiệp so với các huyện trong tỉnh.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Cầu Kè mang tính chất chung của vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long nên tương đối bằng phẳng. Ngoài những giồng cát có địa hình cao
đặc trưng (>1,8 m), phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân
18


phổ biến từ 0,6 - 1,6 m. Dọc theo Sông Hậu có địa hình khá cao (cao ven sông)
và thấp dần về hướng Đông (vào nội đồng).
Nhìn chung, địa hình huyện Cầu Kè thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu
và cây lâu năm. Tuy nhiên, cục bộ tại một số khu vực trũng thấp thường bị ngập
úng và gò cao thường bị khô hạn.
2.1.1.3. Thủy văn
Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn sông Hậu và hệ thống
các sông, rạch nhỏ chằng chịt trên địa bàn.
* Chế độ thủy văn:

Huyện Cầu Kè chịu ảnh hưởng triều sông Hậu với 21 km chiều dài nằm
dọc bờ sông Hậu và hệ thống sông rạch chính đều bắt nguồn từ sông Hậu như
sông Boong Bót - Tổng Tồn - Bà Nghệ, rạch Tân Dinh. Ngoài ra huyện còn chịu
ảnh hưởng triều của sông Cổ Chiên khá mạnh thông qua kênh Trà Ngoa ở phần
đất xã Thạnh Phú.
Sự truyền triều từ sông Hậu vào nội đồng thông qua mạng lưới sông rạch
với biên độ triều giảm dần.
* Mạng lưới sông, rạch:
Hệ thống sông rạch huyện Cầu Kè chịu ảnh hưởng khá đặc trưng của
vùng Đồng bằng với mạng lưới sông rạch chính như sau:
- Sông Hậu: Đoạn qua huyện rất rộng và sâu, hầu như toàn bộ đất đai của
huyện chịu ảnh hưởng của đoạn sông này, với thuận lợi là không bị ảnh hưởng
của lũ thượng nguồn, sông rộng lớn thoát nước nhanh, trữ nước nhiều.
- Rạch Tân Dinh với chiều dài qua huyện khoảng 5,5 km chảy qua ranh
giới huyện Trà Ôn, tại cửa sông có mặt cắt khá lớn vào bên trong hẹp và cạn.
- Rạch Boong Bót – Bà Nghệ: Bắt nguồn từ Bến Cát chảy lên Tam Ngãi –
Thông Hòa và nối thông với kênh Trà Ngoa.
- Rạch Cầu Kè – Tổng Tồn: Bắt nguồn từ sông Boong Bót chảy qua thị
trấn Cầu Kè, nối tiếp với kênh Tổng Tồn đến kinh Trà Ngoa.
- Rạch Rùm Sóc: Chảy theo ranh giới xã Hòa Tân – Ninh Thới qua nội
đồng xã Phong Phú – Châu Điền đến gặp kênh Bưng Dứa, kênh có mặt cắt khá
lớn.
- Rạch Mỹ Văn – 19/5: Chảy qua nội đồng xã Ninh Thới, Phong Phú,
Phong Thạnh và đến gặp sông Cần Chông (Cầu Kè) mặt cắt tại cửa sông khá
lớn.
- Kênh Trà Ngoa chịu ảnh hưởng của kênh Bưng Trường – Ngãi Chánh,
sông Càng Long, do ảnh hưởng của các kênh ngang bắt nguồn từ sông Hậu,
sông Cổ Chiên tạo nên nhiều “giáp nước” trên kênh. Đoạn kênh qua Huyện ở xã
Thạnh Phú có chiều dài 7,6 km và mặt cắt khá lớn.
19



Nhìn chung, đất đai trong huyện Cầu Kè thích hợp cho việc trồng lúa và
một số nơi trong huyện thích hợp trồng màu, cây ăn quả lâu năm.
2.1.1.4. Khí hậu
Huyện Cầu Kè nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển có 2 mùa
mưa nắng rõ rệt trong năm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ trung bình từ 25 - 280C. Cao
nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 12. Biên độ nhiệt độ ngày tương đối nhỏ, vào
mùa khô biên độ nhiệt độ ngày cao hơn trong mùa mưa, cao nhất vào tháng 3 là
7,30C và thấp nhất vào tháng 11 là 5,40C.
- Chế độ nắng và bức xạ: Huyện có tổng lượng bức xạ quang hợp dồi dào,
phân phối khá điều hòa qua các tháng và ổn định qua các năm. Lượng bức xạ
tăng dần từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 4 đạt cao nhất là 8.400 cal/cm2 tháng
và sau đó giảm dần đến tháng 9 đạt thấp nhất là 5.300 cal/cm2 tháng.
- Ẩm độ không khí: Do chịu ảnh hưởng của khối không khí biển nên độ
ẩm tương đối của không khí khá cao, độ ẩm lúc 7 giờ sáng đạt trên 90%. Độ ẩm
không khí tăng dần trong mùa mưa và giảm dần trong mùa khô. Ngoài tháng 4,
các tháng còn lại điều có độ ẩm tối cao (xấp xỉ 100%), độ ẩm tối thấp đạt từ 70
- 90%.
- Gió: Có hai hướng chính thịnh hành trong năm ứng với mùa mưa là gió
mùa Tây Nam và mùa khô là gió mùa Đông Bắc hướng Đông Nam (gió chướng)
- Mưa: Tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1.500 mm tập trung chủ yếu vào
mùa mưa, thời gian mưa bắt đầu vào trung tuần tháng 5 dương lịch và chấm dứt
vào đầu tháng 11 dương lịch với 2 đỉnh mưa rơi vào tháng 6 và tháng 10, tháng
10 có lượng mưa tập trung cao nhất (hơn 250 mm/tháng).
- Hạn: Trong các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 (dương lịch)
thường xảy ra hạn, chủ yếu là hạn 1 tuần liền với xác suất xảy ra hạn ở tuần thứ
nhất tháng 7 đến 44% và tuần thứ hai tháng 8 là 22%. Hạn 2 tuần liền có xảy ra
nhưng xác suất thấp.

- Sự bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước bình quân nhiều năm của các
tháng biến thiên từ 48 mm vào tháng 7 đến 111 mm vào tháng 3, lượng bốc hơi
nước cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất
+ Đất cát giồng
Diện tích 513,53 ha (chiếm 2,11% diện tích đất tự nhiên của huyện), tập
trung ở xã (Hòa ân, Phong Phú, Tam Ngãi) và rải rác ở xã (Phong Thạnh, Thông
Hòa, Châu Điền, An Phú Tân).

20


×