Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường bình trị đông a, quận bình tân, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 58 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

NỘI DUNG

DIỄN GIẢI

1

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

2

TT-BTNMT

Thông tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường

3

CT-TTg

Chỉ thị - Thủ tướng

4

ND-CP

Nghị định Chính Phủ


5

TNMT

Tài nguyên môi trường

6

CT-XH

Chính Trị - Xã hội
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Bảng 2.1: Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng đất
năm 2014

22

2

Bảng 2.2. Kết quả kiểm kê nhóm đất nông nghiệp phường Bình
Trị Đông A năm 2014


23

3

Bảng 2.3. Kết quả kiểm kê nhóm đất phi nông nghiệp phường
Bình Trị Đông A năm 2014

24

4

Bảng 2.4: Kết quả kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử
dụng, quản lý đất phường Bình Trị Đông A năm 2014

25

5

Bảng 2.5: Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 – 2014

26

6

Bảng 3.1: Kết quả điều tra thực địa các khoanh đất có sự
khác nhau về loại đất giữa ảnh viễn thám và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất 2014

41


7

Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích các loại đất có khác biệt giữa
ảnh viễn thám và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi điều
tra thực địa

42


8
9

Bảng 3.3: Kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám
Bảng 3.4: So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả
kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám

43
44

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Hình 2.1: Bản đồ hành chính quận Bình Tân


17

2

Hình 2.2: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai

21

3

Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Bình Trị
Đông A năm 2014

28

4

Hình 3.1: Kiểm tra chuẩn hóa bản đồ gốc

33

5

Hình 3.2: Thiết lập hệ tọa độ cho bản đồ gốc

33

6


Hình 3.3: Thiết lập tọa độ địa lý

34

7

Hình 3.4: Tọa độ địa lý của bản đồ gốc

34

8

Hình 3.5: Xuất file KMZ/KML

35

9

Hình 3.6: File KMZ trên phần mềm Google Earth

35

10

Hình 3.7: Khoanh vùng cần tải

36

11


Hình 3.8: Tải ảnh viễn thám từ UMD

36

12

Hình 3.9:Ảnh viễn thám sau khi ghép

37

13

Hình 3.10: Ảnh viễn thám sau khi ghép bằng Global Mapper

37

14

Hình 3.11: Ảnh xuất dạng GeoTiff

38

15

Hình 3.12: Ảnh bản đồ hiện trạng chồng lên ảnh viễn thám

38


16


Hình 3.13: Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2014 và ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu

39

17

Hình 3.14: Khoanh đất 45

39

18

Hình 3.15: Khoanh đất 88

40

19

Hình 3.16: Khoanh đất 50

40

20

Hình 3.17: Khoanh đất 51

41



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai .............................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Ý nghĩa của nghiên cứu.......................................................................................... 4
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ...................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai ....................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm chung ........................................................................................ 5
1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai ...................................................................... 5
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai ............................................................................... 5
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai ................................................................ 6
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai ........................................................................... 6
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay .................. 7
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai .................................................................... 10
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai ............................................................................ 11
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai .......................................................... 12
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai ............................................................... 12

1.2.4. Kết quả kiểm kê đất đai .................................................................................. 13
1.2.5. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất ...................................................................................................... 13
Tiểu kết chương 1................................................................................................... 136
Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
BÌNH TRỊ ĐÔNG A, QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 16


2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
.................................................................................................................................. 16
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................... 16
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 17
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................... 17
2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Trị Đông A, quận Bình
Tân thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 18
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai ................................. 18
2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai ............................................ 18
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã) ................................................. 18
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã) ................................................... 19
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai .................................................................. 20
2.2.6. Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình
Trị Đông A, quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 28
Tiểu kết chương 2................................................................................................... 300
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ............................. 30
3.1. Giải pháp về pháp lý.......................................................................................... 30
3.2. Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai ................................ 30
3.3. Giải pháp khác ................................................................................................... 44
Tiểu kết chương 3..................................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giới hạn về số lượng, có vị
trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con
người. Để khai thác tiềm năng thế mạnh của đất đai phục vụ xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ đất đai, hướng
cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy, nhà
nước phải điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai nhằm nắm chắc hiện trạng sử dụng đất
đai, từ đó có căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hoạch định các
chính sách, pháp luật đất đai phù hợp.
Kiểm kê đất đai là loại hình kiểm kê chuyên ngành, chuyên đi sâu tổng hợp,
phân tích, nghiên cứu các đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất đai bằng các số
liệu diện tích đất đai trong phạm vi của cả nước, từng vùng, từng đơn vị hành chính
các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai và các nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh
giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm
kê và tình hình biến động đất đai, cũng như các đối tượng sử dụng đất giữa hai lần
kiểm kê, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, công tác kiểm kê đất đai qua các thời kỳ có nhiều sự điều chỉnh,
làm cho kết quả kiểm kê luôn bị biến động không ngừng. Chỉ tiêu kiểm kê cho các
thời kỳ luôn thay đổi, không sát với tình hình thực tế dẫn đến các kết quả kiểm kê
không phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình sử dụng đất đai, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất không phản ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê
đất đai; Từ đó có những đánh giá, kết luận thiếu chính xác về hiện trạng sử dụng đất
gây ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất tại địa phương.
Quận Bình Tân là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, được hình
thành trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An

Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo nghị định 130/2003/NĐ-CP được Chính phủ Việt
Nam ban hành vào ngày 05 tháng 11 năm 2003. Là một quận mới lập tại thành phố
Hồ Chí Minh, quận Bình Tân trong từng bước phát triển về mặt kinh tế và xã hội, và
trong từng bước phát triển ấy cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý đất
đai, việc kiểm kê thống kê đất đai cũng không phải là ngoại lệ. Phường Bình Trị
Đông A là 1 trong 10 phường trực thuộc quận Bình Tân có diện tích 4.24km2 , giáp
với các phường Bình Trị ĐÔng, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa A, Bình hưng
Hòa B. Phường Bình Trị Đông A là một trong những phường có diện tích nhỏ so với
các phường thuộc quận Bình Tân.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Công tác kiểm kê đất
đai trên địa bàn phường Bình Trị Đông A quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh” là
thực sự cần thiết.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai
Từ luật đất đai năm 2003 công tác kiểm kê là một trong các công tác quản lý
Nhà nước quan trọng về đất đai. Có thể thấy việc bổ sung nội dung này trong công
tác quản lý đất đai là một sự đổi mới nhằm quản lý tăng cường hiệu quả quản lý Nhà
nước nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Vì thế công tác kiểm kê đất đai ngày
càng được chú trọng và trở thành đề tài nghiên cứu được nhiều sự quan tâm trong
ngành quản lý đất đai.
Năm 2016, Nguyễn Đức Anh nghiên cứu đề tài: “Thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn xã Hiệp Hạ
huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn” trong luận văn tốt nghiệp của trường Đại học Nông
Lâm, đại học Thái Nguyên. Đề tài nêu ra quy trình thống kê, kiểm kê và phương
pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tình hình sử dụng các loại đất
trên địa bàn, giúp cho cơ quan địa phương nắm chắc quỹ đất hiện có, từ đó lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả nhất, là căn cứ thực hiện cho các kỳ kiểm kê,
thống kê đất đai tiếp theo. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập giải pháp cụ thể để xử lý kết

quả kiểm kê đất đai không phù hợp.
Năm 2015, Trần Lê Phương Uyên thực hiện đề tài: “Thống kê, kiểm kê và
đánh giá tình hình biến động đất đai năm 2013 của phường 15, quận 8, TP. Hồ Chí
Minh” trong luận văn tốt nghiệp của trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài đề cập quy trình thống kê, kiểm kê tại địa phương, thông qua tài liệu thu thập
được rút ra đánh giá tình hình và quản lý sử dụng đất tại địa phương giai đoạn 20102013, đề xuất một số phương pháp giúp cho cơ quan địa phương quản lý và sử dụng
đất tiết kiệm, hiệu quả nhất, nắm chắc được tình hình tăng giảm từng loại đất ở địa
phương. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập giải pháp cụ thể để xử lý kết quả kiểm kê đất
đai không phù hợp, không đúng với hiện trạng sử dụng đất và không phù hợp với
luật đất đai hiện tại.
Năm 2016, Nguyễn Minh Trí thực hiện đề tài: “Thống kê, kiểm kê và đánh giá
tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn phường 10, quận 6,
TP. Hồ Chí Minh” trong luận văn của trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí minh.
Đề tài đề cập quy trình thống kê, kiểm kê tại địa phương, thông qua tài liệu thu thập
được rút ra đánh giá tình hình và quản lý sử dụng đất tại địa phương giai đoạn 20102015, đề xuất một số phương pháp giúp cho cơ quan địa phương quản lý và sử dụng
đất tiết kiệm, hiệu quả nhất, nắm chắc được tình hình tăng giảm từng loại đất ở địa
phương. Tuy nhiên đề tài chỉ đề cập đến phương pháp, quy trình mang tính thủ tục
và các chỉ tiêu loại đất trong kiểm kê đất đai được xác định theo loại đất đai pháp lý
do đó chưa phản ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất.

2


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm rõ thực trạng công tác kiểm kê đất đai.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác kiểm kê đất đai
- Phân tích thực trạng của công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình

Trị Đông A quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh
- Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Trị
Đông A quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất đai trong phạm vi hành chính của phường Bình Trị Đông A quận
Bình Tân TP. Hồ Chí Minh gồm các nhóm, các loại đất đai và các loại hình sử dụng
đất đai, được xác định theo các tiêu chí phân loại quy định trong các văn bản pháp
luật ứng với các kỳ kiểm kê đất đai.
- Quy trình kiểm kê đất đai
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn phường Bình Trị Đông A quận Bình Tân TP.
Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian: Kỳ kiểm kê đất đai 2014
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kiểm kê đất đai ở
cấp xã.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu: thu thập và xử lý các tài
liệu, số liệu về đất đai gồm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, các
biểu thống kê và các tài liệu văn bản hành chính có liên quan.
- Phương pháp thống kê: từ các số liệu thu thập được tiến hành tính toán rút ra
các chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở để phân tích biến động đất đai, phân tích hiện trạng
sử dụng đất và đề xuất các giải pháp
- Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu đã tổng hợp trong các biểu mẫu từ
đó phân tích, đưa ra đánh giá về hiện trạng sử dụng đất
3


- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp, hệ thống hóa những số liệu thu thập được
từ đó tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm kê đất đai

- Phương pháp bản đồ: là phương pháp quan trọng được vận dụng xuyên suốt
quá trình kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ kết quả điều
tra kiểm kê đất đai
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, từ đó làm
căn cứ cho việc hoạch định chính sách cũng như sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm
quỹ đất đai tại địa phương, ở đây cụ thể là phường Bình trị đông A quận Bình Tân.
- Hoàn thiện các tiêu chí, căn cứ xác định loại đất, quy trình các bước thực hiện
trong công tác kiểm kê đất đai.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn được trình bày trong 56 trang với kết cấu như sau:
- Mở đầu
- Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của kiểm kê đất đai
- Chương 2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Trị Đông A,
quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường
Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai
1.1.1. Các khái niệm chung
- Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp,đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần thống kê.
- Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp,đánh giá trên hồ sơ địa chính và

trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động
đất đai giữa hai lần kiểm kê.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập để thể hiện sự phân bố các loại đất
tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp.
- Thời điểm kiểm kê đất đai: Là mốc thời gian được quy định cụ thể thống
nhất tại tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi cả nước để tiến hành điều
tra kiểm kê đất đai.
1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng được khẳng đinh và
được đưa thành 1 trong 15 nội dung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. (Khoản
8 Điều 22 Luật đất đai 2013). Vai trò của kiểm kê đối với hoạt động quản lý nhà
nước về đất đai:
- Đánh giá hiện trạng sử dung đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt
hiệu quả.
- Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất.
- Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
- Cung cấp sô liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu
cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên
cứu khoa học, giáo dục và đào tạo các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai
Thực tế quản lý đất đai ở nước ta tồn tại 2 hệ thống phân loại đất đai dựa trên
các nguyên tắc phân loại khác nhau: nguyên tắc quan hệ và nguyên tắc tương đồng.
Nguyên tắc quan hệ: Quỹ đất đai được phân thành các loại đất đai theo mục
đích sử dụng chính, loại đất đai được hiểu như là một hệ thống các loại hình sử dụng
đất đai có mối quan hệ qua lại tương hỗ với nhau trong quá trình sử dụng cho một
mục đích xác định. Căn cứ vào tính chất mối quan hệ qua lại giữa các loại hình sử
5



dụng đất đai, vào những tính chất của hệ thống để phân biệt loại đất đai. Ví dụ: Đất
nông nghiệp bao gồm đất đồng ruộng, đất giao thông nội đồng, kênh mương nội
đồng, đất sân phơi, kho tang, trụ sở… những loại hình sử dụng này có mối quan hệ
mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất đất nông nghiệp.
Nguyên tắc tương đồng: Là nguyên tắc phân loại hay còn gọi là phân nhóm,
tức là nhóm các thửa đất có một đặc tính giống nhau nào đó vào cùng một loại không
quan tâm đến mối quan hệ, đến những đặc tính của hệ thống. Theo nguyên tắc tương
đồng thì hệ thống phân loại đất đai ở Việt Nam chia làm hai loại
- Đất nông nghiệp là đất có vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông lâm
nghiệp thì gọi là nhóm đất nông nghiệp.
- Đất đai có chức năng làm cơ sở trong không gian bố trí lực lượng sản xuất,
phát triển đô thị thì là nhóm đất phi nông nghiệp.
Không có loại đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn bởi vì những loại đất
trên chỉ là những tập hợp của các loại đất chuyên dụng như giao thông, xây dựng,
đất ở…
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai
- Kiểm kê đất đai định kỳ: là hình thức thống kê, kiểm kê thường xuyên định
kỳ theo phương pháp, nội dung, chế độ báo cáo đã thống nhất.
- Kiểm kê chuyên đề về đất: là hình thức thống kê, kiểm kê đất đai không
thường xuyên, được thực hiện theo kế hoạch, nội dung, phương pháp, quy định riêng
cho mỗi lần thực hiện.
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai
Hiện tại ở nước ta tồn tại hai phương pháp kiểm kê đất đai là phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp là phương pháp hình thành nên các số liệu kiểm kê về
đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ, đăng ký đất đai và cập nhật chỉnh lý biến
động đất đai qua mỗi thời kỳ 5 năm. Tùy theo từng vùng miền với các điều kiện cơ
sở vật chất, tài liệu, số liệu khác nhau mà ta có các phương pháp kiểm kê khác nhau
cho từng địa phương. Theo đó ta có các phương pháp kiểm kê trực tiếp sau:
- Kiểm kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu

- Kiểm kê đất đai từ kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau đăng ký ban
đầu
- Kiểm kê đất đai từ kết quả đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa qua đăng ký ban
đầu
Phương pháp trực tiếp có những ưu điểm nổi bật như cung cấp số liệu kiểm kê
khá chính xác, được thiết lập từ cấp cơ sở và phù hợp với những biến động đất đai
6


trên thực địa. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định, cụ
thể là: nếu các nguồn thông tin ban đầu, các tài liệu hò sơ địa chính không đầy đủ,
hoặc công việc kiểm kê thiếu sự quan tâm sâu sắt, thiếu các phương tiện nhân lực,
vật lực thì kết quả kiểm kê sẽ không phản ánh đúng theo mục đích ban đàu của chính
phủ. Hoặc công tác kiểm kê chỉ nhằm thu nhận các thông tin về một vài loại đất đai
nào đó phục vụ cho một mục đích chuyên biệt thì phương pháp kiểm kê trực tiếp
không thể áp dụng được.
Trong trường hợp này phải sử dụng đến phương pháp gián tiếp. Phương gián
tiếp là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung gian sẵn có để tính toán ra các số
liệu kiểm kê đất đai.
Phương pháp gián tiếp là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung gian sẵn
có để tính toán ra các số liệu kiểm kê đất đai. Phương pháp này thiếu chính xác và
thiếu cơ sở pháp lý. Phương pháp gián tiếp là phương pháp duy nhất để xác định
được các số liệu kiểm kê về đất đai ở những nơi chưa có điều kiện tiến hành công tác
đo đạc lập bản đồ, hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được đăng ký, quản
lý, theo dõi và cập nhật. Bên cạnh đó đây cũng là phương pháp để xác định các số
liệu kiểm kê của một vùng hoặc cả nước không cần, hoặc không có điều kiện tiến
hành tuần tự các bước kiểm kê trực tiếp từ cấp cơ sở.
Phương pháp gián tiếp phải sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Nguyên tắc chung trong công việc khai tháng các thông tin từ các nguồn số liệu này
là:

- Phải kiểm tra hoàn thiện số liệu để loại bỏ các số liệu bất hợp lý, các số liệu
không đủ độ tin cậy, những số liệu mâu thuẩn giữa các nguồn số liệu khác nhau.
- Ưu tiên sử dụng các nguồn số liệu có chất lượng cao có độ tin cậy và được
đa số các ngành tin dung. Phải kiểm kê và cân đối các loại đất đai trong vùng bằng
tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính vẫn sử dụng từ trước đến ay, hoặc
dựa trên diện tích được tính từ bản đồ địa giới.
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay
- Kiểm kê đất đai năm 2005:
Luật đất đai 2013 ra đời đã nêu rõ tầm quan trọng của công tác kiểm kê đất
đai: là 1 trong 13 nội dung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện điều 20
và điểu 53 Luật đái đai 2003 về nhiệm vụ kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm; ngày
15/07/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 28/CT-TTg yêu cầu Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Thủ trưởng các ngành
có liên quan tổ chức việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2005 trong phạm vi cả nước.
Khắc phục những bất cập trong việc phân chia loại đất vừa theo tiêu chí sử
dụng vừa theo tiêu chi không gian trong kì kiểm kê đất đai năm 2000 đẫn đến ựu đan
7


xen, chồng chéo các loại đất gây khó khan trong công tác quản lý, sử dụng đất đai;
kiểm kê đất đaia năm 2005 phân chia đất thành 3 nhóm theo tiêu chí mục đích sử
dụng, đồng thời quy định căn cứ để xác đi hj từng loại đất. Kết quả công tác kiểm kê
đất đai năm 2005 như sau:
+ Diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2005 là 24.822.560 ha,tang
3.882.881 ha ( gấp 1.19 lần) so với năm 2000; trong đó, lượng tang chú yếu là loại
đất lâm nghiệp ( tăng 3.102.382 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp ( tăng 438.068
ha). Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước tăng từ 2.850.298 ha ;lên 3.232.715
ha (gấp 1.13 lần) so với năm 2000; trong đó , lượng tăng chủ yếu từ đất ở( tăng
155.250 ha) và đất chuyên dùng ( tăng 311.564 ha).

Tổng diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đều tăng lên, điều này
cho thấy rằng tổng diện tích đất tự nhiên đã từng bước được đưua vào sử dunjgm
đăng ký va ftoongr hợp, là cơ sở cho công tác kiểm kê đất đai được thực hiện trên cả
nước.
Kiểm kê đất đai năm 2005 đã xây dựng được cho các cấp ở mỗi địa pương,
mà trước hết là cấp xã có bộ số liệu mới về đất đai chính xác hơn về diện tích, loại
đất, người sử dụng đất, người quản lý đất; đó chính là cơ sở tốt nhất để mỗi cấp rà
soát lại chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tính toán cân đối, diidnhj lại các
chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất trong mỗi đơn vị hành chính. Đây chính là tài liệu quan
trọng để Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tốt các biện pháp quản lý Nhà nước về đất
đai.
- Tổng kiểm kê đất đai năm 2010:
Thực hiện điều 20 và điều 53 Luật đất đai 2003 về nhiệm vụ kiểm kê đất đai
định kỳ 5 năm, ngày 25/05/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 618/CT-TTg
yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,
Thủ trưởng các ngành có liên quan tổ chức việc tổng kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trong phạm vi cả nước.
Tổng kiểm kê đất đai được tiến hành đồng loạt trên phạm vi cả nước trên từng
đơn vị hành chính các cấp. Xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản thực hiện việc kiểm
kê; kết quả kiểm kê của xã, phường, thị trấn là cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm kê
của cấp huyện, tỉnh, cả nước. Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010 như sau:
+ Diện tích đất nông nghiệp tăng từ 24.822.560 ha lên 26.100.160 ha (tăng
1.277.600 ha) so với năm 2005. Tuy nhiên trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp,
diện tích đất trồng lúa lại có sự suy giảm đáng kể (giảm trên 34.000 ha mỗi năm), có
41/63 tỉnh thành giảm diện tích đất trồng lúa. Diện tích đất lâm nghiệp của cả nước
năm 2010 tăng 571.616 ha so với năm 2005; diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm
9.834 ha; diện tích đất làm muối giai đoạn 2005 – 2010 tăng mạnh trong 10 năm qua,
từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hơn 63 lần.
8



+ Diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 3.232.715 ha lên 3.670.186 ha (tăng
437.471 ha). Trong đó, diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong
giai đoạn 2005 – 2010 ( 722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha;
đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7200 ha; đặc biệt, nhóm đất song suối và mặt nước
chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1tr ha và năm 2010. Đất tôn
giáo,tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1800 ha sau 5 năm, từ năm
2005 đến năm 2010.
Từ kết quả trên, ta thấy một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng
gia tăng mạnh nhu cầu ề quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là
áp lực tăng cầu về diện tích đất chuyên dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh
tế - xã hội. Khi diện tích đất sử dụng đã được tận dung thì để có được quỹ đất phục
vụ cho các mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một
phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất
trog khu vực nông nghiệp và quyền sử dụng quỹ đất này trước đó của những người
nông dân, từ đó làm thao đổi về cơ cấu lao động.
Tổng kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định rõ quỹ đất và tình hình sử dụng
quỹ đất của đơn vị hành chính, mỗi đối tượng sử dụng đất bao gồm: diện tích tự
nhiên, diện tích đã được sử dụng vào từng mục đích, diện tích đất chưa sử dụng và
khả năng có thể khai thác, sử dụng.
Kết thúc tổng kiểm kê đất đai năm 2010, trên địa bàn 10.732 xã, phường, thị
trấn; 659 quận, huyện , thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương đã có đầy đủ hồ sơ kiểm kê đất đai năm 2010 cho từng đơn vị hành chính
cấp mình và lưu giữ hồ sơ kiểm kê của các đơn vị hành chính trực thuộc.
* Hệ thống chỉ tiêu kiểm kê đất đai giữa kỳ kiểm kê năm 2005 và kỳ kiểm kê
năm 2010:
- Về loại đất:
Kiểm kê đất đai năm 2005 có chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng chi
tiết hơn kiểm kê đất đai năm 2010. Đa số các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử
dụng trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2010 không có gì thay đổi, tuy nhiên có một số

chỉ tiêu thay đổi sau:
+ Đất cỏ dung vào chăn nuôi không phân biệt chỉ tiêu là đất trồng cỏ hay đất
cỏ tự nhiên có cải tạo.
+ Đất trụ sở cơ quan, tổ chức đổi tên thành đất trụ sở khác và không phân biệt
chỉ tiêu là đất có kinh doanh hay không kinh doanh.
+ Đất thủy lợi; đất để chuyển dẫn năng lượn, truyền thông; đất cơ sở văn hóa;
đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục – đào tạo; đất cơ sở thể dục – thể thao không phân
biệt chỉ tiêu là đất có kinh doanh hay không kinh doanh.
9


+ Đất chợ không phân biệt chỉ tiêu đất chợ giao không thu tiền hay đất chợ
khác.
+ Bổ sung them chỉ tiêu kiểm kê đất nghiên cứu khoa học và đất cơ sở dịch vụ
xã hội.
+ Tất cả các loại đất phi nông nghiệp còn lại không có chỉ tiêu trong loại đất
phi nông nghiệp được phân vào đất phi nông nghiệp khác; đất phi nông nghiệp khác
không phân rõ chỉ tiêu là đất cơ sở tư nhân không kinh doanh, đất làm nhà tạm, lán
trại hay đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị.
- Về người sử dụng đất, người quản lý đất:
Chỉ tiêu kiểm kê đất đai năm 2010 về người sử dụng đất, quản lý đất them 1
chỉ tiêu vào người sử dụng đất là Cơ quan, đơn vị của Nhà nước và gộp chỉ tiêu người
sử dụng đất là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào chỉ tiêu Hộ gia đình, cá
nhân.
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai
Hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai của nhà nước được thực hiện theo các
căn cứ pháp lý gồm Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị
định 43/2015/NĐ-CP; Thông tư 28/2015/BTNMT. Cụ thể tại các Điều 22, 32 và 34
Luật đất đai 2013 đã khẳng định thống kê, kiểm kê đất đai là một trong 15 nội dung
quản lý nhà nước về đất đai đồng thời quy định về định kỳ, đơn vị và trách nhiệm

thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai.
Thực hiện Luật Đất đai và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai nhằm
quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, nguồn lực đất đai cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2015 trên phạm vi cả nước theo các quy định thống nhất. Nội dung của Chỉ
thị quy định về: Nội dung kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Giải
pháp thực hiện; Thời điểm thực hiện và thời hạn hoàn thành; Kinh phí và tổ chức
thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
Thực hiện Điều 34 của Luật đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 21/CT-TTg, Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch số 02/KH-BTNMT nhằm hướng
dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên phạm
vi cả nước. Nội dung của kế hoạch số 02/KH-BTNMT quy định rõ thời điểm kiểm
kê và thời hạn hoàn thành ở từng cấp; hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê hiện trạng sử
dụng đất năm 2015; kinh phí kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015; kế hoạch
tiến hành ở từng cấp. Phần phụ lục của 02/KH-BTNMT quy định 8 biểu mẫu gồm
các biểu từ Biểu 01-CT21 đến Biểu 06-CT21 sử dụng để kiểm kê hiện trạng đất trồng
10


lúa, hiện trạng sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và
hiện trạng sử dụng đất các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu công nghệ cao…
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện kiểm kê đất đai ở địa phương,
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn thực
hiện, cụ thể: (1) Kế hoạch số 8853/KH-UBND ngày 19/9/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015; (2)
Kế hoạch số 7616/KH-UBND ngày 05/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Biên

Hòa về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiệm trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa
bàn thành phố Biên Hòa; (3) Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2015.
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai
Việc thu thập số liệu trong thống kế đất đai được thực hiện trực tiếp từ hồ sơ
địa chính trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã. Việc thu thập số liệu trong thống kế
đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước được tổng hợp
từ số liệu thu thập trong thống kế đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc. Việc
thu thập số liệu trong thống kế đất đai trên địa bàn các vùng lãnh thổ được tổng hợp
từ số liệu thu thập trong thống kế đất đai của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó.
Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai được thực hiện trực tiếp từ thực địa
đối chiếu với hồ sơ địa chính trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã. Việc thu thập số
liệu trong kiểm kê đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và cả
nước được tổng hợp từ số liệu thu thập trong kiểm kê đất đai của các đơn vị hành
chính trực thuộc. Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai trên địa bàn các vùng
lãnh thồ được tổng hợp từ số liệu thu thập trong kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc
vùng lãnh thổ đó. Tổng diện tích các loại đất theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai
phải bằng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai. Trường hợp diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê, kiểm kê khác với diện tích
tự nhiên đã công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân.
Số liệu thống kế đất đai phải phản ảnh đầy đủ tình trạng sử dụng đất thể hiện
trong hồ sơ địa chính; số liệu kiểm kê đất đai phải phản ảnh đầy đủ hiện trạng sử
dụng đất thực tế, diện tích đất đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số
liệu thống kê, kiểm kê đất đai; số liệu đất đai thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng
đất phải thống nhất với số liệu kiểm kê đất đai tại thời điểm kiểm kê.
Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định theo mục
đích hiện đang sử dụng có ghi nhận mục đích theo quy hoạch sử dụng đất; đối với
các thửa đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ghi theo mục đích sử dụng chính;
diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định rõ diện tích thuộc

khu đô thị và diện tích thuộc khu dân cư nông thôn.
11


1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai
Thống kê đất đai của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện;
công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
và ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt
các biểu thống kê và báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thống kê đất đai của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác
nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt biểu
thống kê số 01/TKĐĐ và ký báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
Thống kê đất đai của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác
nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt biểu
thống kê số 01/TKĐĐ và báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Thống kê đất đai của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký
xác nhận các biểu thống kê đất đai; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo
cáo kết quả thống kê gửi Thủ tướng Chính phủ, quyết định công bố kết quả thống kê
đất đai của cả nước.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai
- Thu thập hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đâi thực hiện trong kỳ
kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hằng năm trong
kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.

- Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo tiêu chí kiểm kê lên
bản đồ diều tra kiểm kê; tính diện tích khoanh đất và lập Bảng liệt kê danh sách các
khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai. Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống
kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư
28/2015/TT-BTNMT.
- Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho
từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng
đất.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
12


- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trong
kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng
đất.
- Xây dựng, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
1.2.4. Kết quả kiểm kê đất đai
- Tình hình tổ chức thực hiện; phương pháp điều tra, thu thập số liệu kiểm kê
đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của số liệu thu
thập và số liệu tổng hợp; các thông tin khác có liên quan đến số liệu; nguồn tài liệu
và phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê; đánh
giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm
kiểm kê với 02 kỳ kiểm kê gần nhất; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển
mục đích sử dụng đất trong kỳ kiểm kê đất; tình hình sử dụng đất theo quyết định
được giao đất, được thuê đất, được chuyển mục đích sử dụng đất; tình hình chuyển
mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính; tình hình tranh chấp địa giới hành
chính (nếu có);

- Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất đai.
1.2.5. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban nhân
dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy
ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu kiểm kê, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng
Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng
Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số
01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy
ban nhân cấp tỉnh.
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài
nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm kê đất đai
13


số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng cục
Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo kết quả kiểm
kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai
của cả nước.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết
định việc thuê đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất trên phạm vi toàn tỉnh hoặc từng đơn vị hành chính cấp huyện nhằm bảo đảm yêu
cầu chất lượng và thời gian thực hiện ở địa phương theo quy định tại Thông tư này.
Tổng cục Quản lý đất đai được thuê đơn vị tư vấn thực hiện một số công việc cụ thể
trong quá trình thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

14


Tiểu kết chương 1
Chương này chủ yếu đề cập về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác
kiểm kê đất đai như sau:
Cơ sở lý luận tập trung nêu rõ vị trí vai trò của kiểm kê đất đai: là 1 trong 15
nội dung quan trọng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Tùy thuộc vào mục
đích kiểm kê mà ta lựa chọn hình thức thực hiện kiểm kê theo định kỳ hay kiểm kê
theo chuyên để về đất. Dựa vào tình hình của địa phương mà ta lựa chọn phương
pháp thực hiện kiểm kê đất đai trực tiếp hay gián tiếp. Từ việc khái quát công tác
kiểm kê đất đai từ Luật đất đai 2003 đến nay mà ta thấy được lịch sử phát triển của
công tác kiểm kê đất đai trong 2 kỳ kiểm kê năm 2005 và kỳ tổng kiểm kê năm 2010
đã có sự thay đổi về một số chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu kiểm kê đất đai.
Cơ sở pháp lý nhấn mạnh nguyên tắc kiểm kê đất đai là phải kiểm kê theo
đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê. Kiểm kê đất đai là trách nhiệm
của tất cả Ủy ban nhân dân các cấp phải thực hiện. Để thực hiện kiểm kê đất đai, cần
căn cứ vào hồ sơ, tài liệu thực hiện trong kỳ kiểm kê; ngoài ra còn phải căn cứ vào
hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước; kết quả thống kê hằng năm để công tác kiểm
kê đất đai mang tính chính xác và đạt hiệu quả cao.

15



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH TRỊ
ĐÔNG A, QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên
cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

(Nguồn Phòng TNMT quận Bình Tân năm 2014)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính quận Bình Tân
Phường Bình Trị Đông A là một quận của quận Bình Tân, nằm ở phía Tây
thành phố Hồ Chí Minh. Ranh giới phường được xác định như sau
+ Phía Đông: giáp phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân;
16


+ Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh;
+ Phía Nam: giáp phường Tân Tạo, quận Bình Tân;
+ Phía Bắc: giáp phường Bình Hưng Hòa A và phường Bình Hưng Hòa B,
quận Bình Tân;
Diện tích tự nhiên: 466,29 ha, chiếm 8,89% diện tích tự nhiên toàn quận, gồm
93,12 ha đất nông nghiệp; 373,17 ha đất phi nông nghiệp và đất chuyên dụng.
Về khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền
nhiệt cao, ổn định với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Về nhiệt độ: tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình
năm khoảng 26,6°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8°C ( tháng 4), nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất 24,8°C.
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
Công tác đầu tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh. Nhiều dự

án công trình đã được đầu tư, triển khai việc chỉnh trang, xây dựng mới tại nhiều khu
vực; nhiều khu dân cư mới được hình thành; kết cấu hạ tầng, như đường giao thông,
mạng lưới điện, mạng lưới thông tin, trụ sở làm việc, trường học... được đầu tư, từng
bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
phường.
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường trong thời gian qua đã phát
huy tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp, thương mại và dịch vụ phục
vụ đời sống nhân dân, tốc độ phát triển ổn định, thực hiện tốt việc xử lý và khắc phục
ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội. Số
lượng doanh nghiệp, nhà xưởng và hộ cá thể đều tăng, chứng tỏ các giải pháp thúc
đẩy kinh tế phát triển của xã hội đã phát huy tác dụng tích cực, thu hút các thành
phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của
phường nhưng không tác hại lớn đến chỉ tiêu kế hoạch, do đó kinh tế trên địa bàn
phường vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao. Công tác ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã đi
vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, quỹ đất đã được giao, cho thuê các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
17


Tuy nhiên, dân nhập cư ngày càng tăng dẫn đến tình hình quản lý đất đai gặp
nhiều khó khăn do tình hình biến động đất đai ngày càng nhiều.
2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Trị Đông A, quận
Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai
- Bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê ở cấp xã (phường) là bản đồ địa chính
đã được chuẩn hóa thực hiện trong công tác “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
thành phố Hồ Chí Minh”. Trước khi sử dụng loại bản đồ này phải kiểm tra, rà soát,

chỉnh lý thống nhất với hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
công nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện ở địa phương và phải được tổng hợp theo
các khoanh đất kiểm kê, được chuyển đổi về scow sở toán học của bản đồ hiện trạng
cần thành lập.
- Các loại bản đồ hỗ trợ cho công tác kiểm kê đất đai: hồ sơ, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010; bản đồ địa chính đã được cập nhật biến động tại quận (huyện)
và thành phố; cơ sở dữ liệu về đất đai; các hồ sơ, số liệu về giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, số liệu về cấp giấy chứng nhận; hồ sơ, kết quả quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020; bản đồ trích đo đất tổ chức và một số tài
liệu khác…
- Hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính
* Tất cả tài liệu trên đều do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân và Ủy ban nhân dân phường
Bình Trị Đông A cung cấp.
2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai
Kỳ kiểm kê đất đai 2014 được thực hiện theo Luật đất đai 2013. Theo đó có 3
nhóm đất theo mục đích sử dụng chính được kiểm kê gồm
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
Riêng đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển có thể có thêm chỉ tiêu
đất có mặt nước ven biển (chỉ tiêu quan sát).
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
* Công tác chuẩn bị
18


- Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai trên địa bàn phường;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai;
- Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm các

loại bản đồ phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; các hồ sơ
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng ký biến
động đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất; hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; kết
quả thống kê đất đai của 5 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dung đất hai kỳ trước đó và các hồ sơ, tài liệu đất đai khác có liên quan;
- Rà soát, đối chiếu, đánh giá khả năng sử dụng, lựa chọn các tài liệu, số liệu,
bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê;
- In ấn bản đồ biểu mẫu phục vụ cho điều tra, kiểm kê;
- Rà soát pha ̣m vi điạ giới hành chiń h; trường hơ ̣p đường điạ giới hành chính
cấ p xã đang có tranh chấ p hoă ̣c không thố ng nhấ t giữa hồ sơ điạ giới với thực điạ thì
làm viê ̣c với Ủy ban nhân dân của các đơn vi ̣hành chiń h liueen quan để thố ng nhấ t
xác đinh
̣ pha ̣m vi kiểm kê;
- Phổ biế n, quán triêṭ nhiê ̣m vu ̣ đế n các cán bô ̣ và tuyên truyề n cho người dân
về chủ trương, kế hoa ̣ch kiểm kê;
- Rà soát, chin
̉ h lý, câ ̣p nhâ ̣t thông tin hiêṇ tra ̣ng sử du ̣ng đấ t từ hồ sơ giao đấ t,
cho thuê đấ t, chuyể n mu ̣c đích sử du ̣ng đấ t, công nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t; hồ sơ
thanh tra, kiể m tra trong kỳ kiểm kê đấ t đai vào bản đồ sử du ̣ng để kiể m tra điề u tra
kiểm kê;
- Rà soát, thu thâ ̣p ý kiế n để xác đinh
̣ các khu vực có biế n đô ̣ng trên thực điạ
trong kỳ kiể m kê cầ n chin
̣
̉ h lý bản đồ , cầ n điề u tra bổ sung, khoanh vẽ ngoa ̣i nghiêp.
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
- Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung chỉnh lý các khoanh đất theo các chỉ
tiêu kiểm kê quy định tại các điều 9, 10 và 11 của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT.
- Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất lên bản đồ ết quả điều
tra kiểm kê dạng số và đóng vùng các khoanh đất theo yêu cầu của kiểm kê chuyên

sâu; tính toán diện tích các khoanh đất
- Lập bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai từ kết
quả điều tra thực địa;

19


- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ,
02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 05b/TKĐĐ, 06b/TKĐĐ, 07/TKĐĐ,
08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai, lập
các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp kết quả kiểm kê đất đai
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai
2.2.5.1 Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai phường năm 2014

(Nguồn Phòng TNMT quận Bình Tân năm 2014)
Hình 2.2: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai
2.2.5.2 Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng đất
Sau khi tiến hành thu thập và xử lý số liệu thu được từ tổ đo đạc, ta tiến hành
nhập vào bảng kết quả kiểm kê, đầu tiên là kết quả kiểm kê mục đích sử dụng đất
năm 2014.

20


×