Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn quận 2 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 59 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

: Kế hoạch sử dụng đất

MDSDĐ

: mục đích sử dụng đất

SDĐ

: sử dụng đất

UBND

: Ủy ban nhân dân



: Nghị định

CP


: Chính phủ



: Quyết định

TT

: thông tư

CSGT

: cảnh sát giao thông

THCS

: trung học cơ sở

THPT

: trung học phổ thông


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính quận 2 ............................................................. 19
Bảng 2.2 Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp ..................................... 21
Bảng 2.3 Diện tích hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp ............................... 22
Bảng 2.4 Diện tích hiện trạng các loại đất phát triển hạ tầng ............................. 23
Bảng 2.5 Danh mục các công trình, dự án không tiếp tục xây dựng trong
KHSDĐ năm 2018 .............................................................................................. 29

Bảng 2.6 Danh mục các công trình, dự án chuyển tiếp vào KHSDĐ 2018 ........ 30
Bảng 3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất quận 2 ................................... 37
Bảng 3.2 Chỉ tiêu KHSDĐ cho đất nông nghiệp năm 2018 ............................... 37
Bảng 3.3 Chỉ tiêu KHSDĐ cho đất phi nông nghiệp năm 2018 ......................... 38
Bảng 3.4 Chỉ tiêu KHSDĐ cho đất phát triển hạ tầng năm 2018 ....................... 39
Bảng 3.5 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quận 2 năm 2018 ................. 45
Bảng 3.6 Diện tích đất cần thu hồi ...................................................................... 45
Bảng 3.7 Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai ................................ 47


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn ...................................................................... 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .......................................................................... 3
6. Bố cục luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI ................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4
1.1.1. Đất đai, vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội ... 4
1.1.2. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai............................................................ 6
1.1.3. QH, KHSDĐ, đặc điểm của QHSDĐ ......................................................... 8
1.1.4. Nội dung QH, KHSDĐ đai cấp huyện ...................................................... 10
1.1.5. Nguyên tắc lập QHSDĐ ............................................................................ 10
1.1.6. Công tác QHSDĐ ở nước ngoài và Việt Nam .......................................... 11
1.1.7. Những bất cập trong hệ thống QHSDĐ .................................................... 14
1.2. Căn cứ pháp lý lập KHSDĐ ......................................................................... 14
1.2.1. Các văn bản pháp luật của Trung ương .................................................... 14

1.2.2. Các văn bản liên quan đến công tác lập KHSDĐ năm 2018 của địa
phương ................................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................... 16
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận 2 ............................. 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 16
2.1.2. Thực trạng môi trường .............................................................................. 17
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................... 17
2.1.4. Thực trạng phát triển xã hội ...................................................................... 17
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................... 18
2.2. Tình hình quản lý đất đai Quận 2 ................................................................. 19
2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ đai và tổ chức
thực hiện .............................................................................................................. 19
2.2.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính .................................................. 19
2.3. Hiện trạng sử dụng đất của Quận 2 năm 2017 ............................................. 21


2.4. Đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 ........................................... 24
2.4.1. Nhóm đất nông nghiệp .............................................................................. 24
2.4.2. Nhóm đất phi nông nghiệp ........................................................................ 25
2.4.3. Kết quả thực hiện các công trình, dự án KHSDĐ năm 2017 .................... 28
2.4.4. Đánh giá những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước 31
2.4.5. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất
năm trước……………. ....................................................................................... 32
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG KHSDĐ NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 33
3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ...................................................... 33
3.1.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp .................................................................... 33
3.1.2. Khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng .................................................... 33
3.1.3. Khu vực kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch ........................................... 33

3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất ......................................................................... 34
3.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực .............................. 34
3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân ...................... 36
3.2.2.2. Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân ........................................ 37
3.2.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất .................................................... 37
3.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 .................................................. 37
3.3.1. Diện tích phân bổ cho các mục đích sử dụng ........................................... 37
3.3.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong KHSDĐ năm 2018 .... 44
3.3.3. Diện tích đất cần thu hồi trong KHSDĐ năm 2018 .................................. 45
3.3.4. Danh mục các công trình, dự án trong năm 2018 ..................................... 46
3.3.5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm 2018 ........... 47
3.4. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất ...................................... 48
3.4.1. Giải pháp bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trường ................................... 48
3.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất. .................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 51
1. Kết luận ........................................................................................................... 51
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 52
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên không thể thay thế và có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với mỗi quốc gia, là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất,
là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của
môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ tăng trưởng dân số cao dẫn đến nhu
cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng tăng, đòi hỏi phải có

biện pháp phân bổ đất hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia. Vì thế quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xem như chìa khóa
quan trọng để tổ chức lại việc sử dụng đất, tránh gây lãng phí tài nguyên đất đai;
Quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai của Nhà nước một
cách cụ thể, hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng, vị trí, không gian... cho các
mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương trong mỗi giai
đoạn phát triển của đất nước. Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong quản lý, sử dụng đất không chỉ cho trước mắt mà cả về lâu về dài.
Với quy định “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật” đã cho thấy, quy hoạch sử dụng đất không chỉ là hệ thống các biện
pháp mang tính kinh tế, kỹ thuật mà còn mang tính pháp lý rất cao, là nền tảng
cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) của Quận 2 được lập từ năm 2010. Trong những năm qua, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sử dụng đất nói riêng có
nhiều biến động. Để đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ… của thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng
như quận 2 nói riêng phù hợp với các quy định hiện hành và tạo cơ sở pháp lý
cho công tác quản lý nhà nước đất đai trên địa bàn quận, cần thiết phải tiến hành
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất
năm 2018 là phù hợp với luật định.
Xuất phát từ những vấn để trên, được sự đồng ý của trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đi vào thực hiện thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn
Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục tiêu
- Kiểm kê đánh giá thực trạng sử dụng đất đai để có kế hoạch và phương
án sử dụng thích hợp cho mỗi loại đất, theo từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.

- Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao và lâu bền tài nguyên đất đai.
1


- Xác lập hệ thống các giải pháp về sử dụng đất phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có tính toán đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong cả giai
đoạn quy hoạch và cho từng kỳ kế hoạch của các ngành kinh tế trên địa bàn với
phương châm: tiết kiệm, khoa học, có hiệu quả kinh tế cao và lâu bền.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai cấp huyện.
- Đánh giá, phân tích hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai
trên địa bàn quận để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm
2018 trên địa bàn Quận 2, TP.HCM.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 nhằm rút ra
những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong xây dựng kế
hoạch sử dụng đất năm 2018.
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến
năm 2018, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch và tiến hành xây dựng
bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2018 từ bản đồ hiện trạng từ đó xác định vị trí diện
tích cần thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất đai, công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn
Quận 2, TP.HCM.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Quận 2, TP.HCM.
- Phạm vi thời gian: số liệu thu thập từ năm 2015 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: thu thập các tài liệu, số liệu thống kê về
tình hình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các số liệu, tài liệu, văn bản, bản đồ, các
báo cáo tổng hợp có liên quan đến nội dung lập QH, KH, các luận văn xây dựng
KHSDĐ của các năm trước trên địa bàn quận 2.
- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu về diện tích đất đã thu thập
được để đánh giá hiện trạng SDĐ, việc thực hiện KHSDĐ; làm căn cứ để lập
KHSDĐ kỳ tiếp theo.
2


- Ứng dụng GIS và viễn thám (RS): Ứng dụng GIS để chồng xếp bản đồ
hiện trạng sử dụng đất để đánh giá biến động đất đai qua các thời kỳ. Chồng xếp
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm để đánh giá
thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn


Đối với sinh viên

- Trau dồi kiến thức về thiết kế QHSDĐ, củng cố lại phần lý thuyết đã
học trên trường lớp, đồng thời bổ sung, cập nhật những biến động mới nhất
ngoài thực tế nhằm hoàn thiện vốn kiến thức đã học;
- Trau dồi và nâng cao khả năng thực hành với các phần mềm chuyên
dụng như MicroStation v8i, Map info, Arcgis;

- Làm quen với các công việc cụ thể trong thiết kế QHSDĐ như thu thập
số liệu, xử lý số liệu, dự báo nhu cầu sử dụng đất, xây dựng hệ thống bảng biểu,
lập phương án QHSDĐ;


Đối với địa phương

- Làm cơ sở để quản lý sử dụng đất đai theo pháp luật (giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất...).
- Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển các ngành, các mục
đích dân sinh và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận đến năm 2018.
- Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả cao trên
cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai của quận. Đồng thời cải tạo, bảo
vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững.
6. Bố cục luận văn
Mở đầu: Trong phần này giới thiệu về lý do chọn đề tài, tình hình nghiên
cứu, mục tiêu nhiệm vụ luận văn, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn luận văn.
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch sử dụng đất,
khái quát tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài và đề cập đến những bất
cập còn tồn tại trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
Chương 2: Giới thiệu về địa bàn thực hiện dự án cũng như phân tích
những tiềm năng trên địa bàn bên cạnh đó đánh giá về hiện trạng, biến động và
kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước rút ra những kinh nghiệm để
xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2018.
Chương 3: Khái quát định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
đồng thời trình bày nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực để làm cơ sở
xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2018 và nêu lên những giải pháp tổ chức thực
hiện để phương án có tính khả thi cao.
Kết luận: Trình bày kết luận về các kết quả đã đạt được.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đất đai, vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế - xã
hội
1.1.1.1. Khái niệm
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Với khái niệm này, Đất đai bao gồm tất cả các
thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến
tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu,
dáng đất, địa hình, thỏ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự
nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người.
Đất đai là diện tích đất cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu,
bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...), các
lớp trầm tích, sinh vật và hoạt động của con người.
Như vậy, “đất đai” là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động
vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất), theo
chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ
văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài
người.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất
đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp

nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm
sứ...
Để hiểu rõ hơn về khái niệm đất đai cần phải phân biệt rõ các khái niệm
khác nhau giữa lãnh thổ, đất và đất đai:
- Đất đai là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh
tế xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định; về
mặt không gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và
bề sâu trong lòng đất. Đất đai thuộc phạm trù địa lý - kinh tế.
- Lãnh thổ được hiểu là địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc trong một
không gian và thời gian xác định, lãnh thổ thuộc phạm trù địa lý - dân tộc.
- Đất là lớp bề mặt trái đất hiểu theo nghĩa rộng hơn so với khái niệm thổ
nhưỡng, đất thuộc phạm trù địa lý tự nhiên.
4


Trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, con người và đất ngày
càng gắn bó chặt chẽ với nhau, mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề
mặt đó theo thời gian và không gian nhất định và đất đai chính là kết quả của sự
gắn kết ấy. Như vậy đất đai là một phạm trù thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa
hoạt động kinh tế - xã hội của con người với đất, lớp bề mặt trái đất trên một
lãnh thổ nhất định. Bề mặt trái đất với phần bề sâu trong lòng đất và phần không
gian bên trên được sử dụng vào các mục đích trong các ngành nghề khác nhau
của nền kinh tế quốcdân.
Đất đai có thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội
- Thuộc tính tự nhiên: bao gồm các đặc tính không gian như diện tích,
hình thể, chiều dài, chiều rộng và vị trí cùng với các đặc điểm về địa chất, địa
chấn, địa hình, địa mạo và các tính chất sinh lý hóa của đất. Đây là các đặc tính
phản ánh chất lượng tự nhiên của đất đai đáp ứng các nhu cầu vật chất của
conngười.
- Thuộc tính xã hội: là vị thế của đất đai - là hình thức đo sự mong muốn

về mặt xã hội gắn với đất đai tại một vị trí nhất định. Vị thế được hiểu là tổng
hòa các quan hệ xã hội được hình thành từ những tương tác thị trường và phi thị
trường. Vị thế xã hội của đất đai đáp ứng các nhu cầu xã hội của con người.
Đất đai có khả năng tái tạo và nâng cao chất lượng tự nhiên và vị thế xã
hội thông qua hoạt động đầu tư của con người. Ví dụ, đầu tư cải tạo độ phì của
đất, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư tiếp thị quảng cáo bất động
sản,…
1.1.1.2. Vai trò
Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều
thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ
được vốn đất đai như ngày nay !”.
Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý
nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại
quátrình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi
sinh tồn của xã hội loài người.
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng
dự trữ trong lòng đất( các ngành khai thác khoáng sản ). Quá trình sản xuất và
sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất
lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng
5


lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo, ...)

và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá
trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá
trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các tinh
thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản - SDĐ.
Mục đích SDĐ nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế xã hội
phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa
người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong
quá trình SDĐ đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một số công năng nào đó
của đất đai bị yếu đi, vấn đề SDĐ càng trở nên quan trọng và mang tính toàn
cầu.
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên
mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc
gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia.
1.1.2. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất
và là không gian phát triển đô thị  đất đai là không gian phân bố các hoạt động
kinh tế - xã hội của con người.Các hoạt động này diễn ra trên bề mặt trái đất
nhưng lại có tính tập trung, mà từ đó hình thành các trung tâm và hệ thống vị trí
trung tâm với các cấp độ cao thấp khác nhau.
Vị trí trung tâm là điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ nhằm
giảm thiểu chi phí lưu thông, chi phí xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã
hội trong không gian, cũng như sự mất mát thông tin và suy giảm giá trị sản
phẩm hàng hóa theo thời gian.
Các vị trí trung tâm phân bố tương đối với nhau trong không gian theo
nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giao thông và nguyên tắc hành chính hình
thành hệ thống vị trí trung tâm.

Trong thực tế hệ thống vị trí trung tâm theo nguyên tắc thị trường tạo ra
sự thuận lợi về khoảng cách cung ứng hàng hóa và dịch vụ, nhưng lại không
thuận tiện trong việc xây dựng hệ thống giao thông giữa các vị trí; hệ thống vị trí
trung tâm theo nguyên tắc giao thông tạo ra sự thuận lợi trong việc xây dựng
mạng lưới giao thông nối liền các vị trí trung tâm các cấp độ khác nhau vì vậy
hệ thống này là phổ biến.
Do tính hướng tâm của tất cả mọi người tiêu dùng, các nhà cung ứng hàng
hóa và dịch vụmà hình thành các phân vùng SDĐ đai khác nhau.Xem xét trường
hợp không gian có một trung tâm có các phân vùng sử dụng: thương mại,dịch
vụ, dân cư, công nghiệp và nông lâm nghiệp. Lý thuyết về phân vùng chức năng
6


sủ dụng đất đai được nghiên cứu trước tiên bởi Von Thunen (1826), phát triển
bởi William Alonso (1964) và sau đó được hoàn thiện bởi Hoàng Hữu Phê
(2000).
Cả 2 ông Von Thunen (lý giải phân vùng đất đai nông nghiệp) và William
Alonso (lý giải phân vùng đất đai đô thị) đều dựa theo chi phí vận tải hàng hóa
và dịch vụ đến vị trí trung tâm để trao đổi, rút ra kết luận giá đất, mục đích SDĐ
và khoảng cách có mối quan hệ chặt chẽvới nhau.
Các phân vùng chức năng hình thành từ sự cạnh tranh trên thị trường giữa
các loại hình sử dụng có hàm chi phí vận tải khác nhau. Các loại hình sản xuất
có chi phí vận tải lớn cạnh tranh ở gần vị trí trung tâm, chi trả cho việc thuê đất
với giá cạnh tranh cao hơn từ khoản chi phí vận tải tiết kiệm được. Các phân
vùng SDĐ đai tại các khoảng cách khác nhau trong không gian được thể hiện ở
hình 1.1.
R
12

Thương mại

và dịch vụ

7

Dân cư

2
Công nghiệp
Khu mua bán và văn
phòng

0

A

B
Khoảng cách đến trung tâm vị thế

Khu ở

Khu công nghiệp

Hình 1.1: Mô hình phân khu chức năng đất đai trong không gian
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Edward Glaeser (Đại học Havard)
cho thấy trong thời kỳ hiện đại cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông và
các phương tiện vận tải thì chi phí vận tải hàng hóa và dịch vụ có mức giảm lớn,
chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu giá cả tiêu thụ hàng hóa và dịch
vụ, do vậy chi phí vận tải không còn là yếu tố đóng vai trò quyết định chi phối
quá trình phân vùng chức năng đất đai trong không gian.
Như vậy yếu tố ảnh hưởng đến phân vùng chức năng đất đai theo

Hoàng Hữu Phê chính là sự cạnh tranh về vị thế xã hội của đất đai.
7


Mỗi loại hình kinh doanh có nhu cầu khác nhau về vị thế xã hội và chất
lượng tự nhiên của đất đai. Loại hình kinh doanh thương nghiệp và cung ứng
dịch vụ thì có nhu cầu cao về vị thế, còn kinh doanh sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp thì có nhu cầu về chất lượng tự nhiên cao hơn.Các cá nhân người
tiêu dùng và đơn vị kinh doanh sẽ lựa chọn vị trí định cư và nơi sản xuất có vị
thế đất đai phù hợp với vị thế xã hội của mình. Người có vị thế xã hội cao hơn
thì có mức thu nhập tương ứng cao hơn, khả năng chi trả cho việc thuê đất với
mức giá cao hơn. Giá đất, mục đích sử dụng và vị thế có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
1.1.3. QH, KHSDĐ, đặc điểm của QHSDĐ
1.1.3.1. Khái niệm
Theo Luật Đất đai 2013:
- QHSDĐ là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian SDĐ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu
SDĐ của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành
chính trong khoảng thời gian nhất định.
- KHSDĐ là việc phân chia QHSDĐ theo thời gian để thực hiện trong kỳ
QHSDĐ.
1.1.3.2. Đặc điểm của QHSDĐ
QHSDĐ đai thuộc loại QH có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô,
tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, tính chính sách và tính khả biến.
Các đặc điểm của QHSDĐ đai được thể hiện như sau:
- Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ đai.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể

hiện theo 2 mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong QHSDĐ đai, luôn
nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên, cũng như quan hệ giữa
người với người. QHSDĐ đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ xã hội, vì vậy nó luôn là
một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, QHSDĐ đai mang tính tự
phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương
tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai
để mua, bán, phát canh thu tô...).
Ở nước ta hiện nay, QHSDĐ đai phục vụ nhu cầu của người SDĐ và
quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi sản xuất ở nông thôn;
nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong
nền kinh tế thị trường, QHSDĐ đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại
8


của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình SDĐ,
cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của QHSDĐ đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: đối tượng
của QH là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho
nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
QHSDĐ đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như:
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công
nghiệp, môi trường sinh thái...
Với đặc điểm này, QH có tính chất tổng hợp toàn bộ nhu cầu SDĐ; điều
hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối
phương hướng, phương thức phân bố SDĐ phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội
bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn
định.

- Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế
xã hội quan trọng (như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ...) từ đó xác định QH trung và dài
hạn về SDĐ đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến
lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng KHSDĐ hàng năm và ngắn hạn.
QH dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã
hội. Cơ cấu và phương hướng SDĐ được điều chỉnh từng bước trong thời gian
dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được
mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp
SDĐ để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của QHSDĐ đai thường từ trên
10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ đai chỉ dự kiến trước được các xu
thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ SDĐ. Vì vậy, QHSDĐ
đai là QH mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của QH mang tính chỉ đạo mĩ mô,
tính phương hướng và khái lược về SDĐ của các ngành như:
+ Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc SDĐ trong
vùng;
+ Cân đối nhu cầu SDĐ của các ngành;
+ Điều chỉnh cơ cấu SDĐ và phân bổ đất đai trong vùng;
+ Phân định ranh giới và các hình thức quản lý SDĐĐ trong vùng;
+ Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng SDĐ.
9


Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, ảnh hưởng của nhiều nhân tố
kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu QH càng khái lược hóa, QH sẽ còn ổn
định.

- Tính chính sách
QHSDĐ đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi
xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến
đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai
các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế
- xã hội. Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi
trường sinh thái.
- Tính khả biến
Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và
tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ đai không còn phù
hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện QH và điều chỉnh biện pháp thực hiện
là cần thiết.
Điều đó thể hiện tính khả biến của QH-QHSDĐ đai luôn là QH động, một
quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “QH- thực hiện -QH lại hoặc chỉnh lý - tiếp
tục thực hiện…” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng
cao.
1.1.4. Nội dung QH, KHSDĐ đai cấp huyện
a) Định hướng SDĐ 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong QHSDĐ cấp tỉnh
và diện tích các loại đất theo nhu cầu SDĐ của cấp huyện và cấp xã;
c) Xác định các khu vực SDĐ theo chức năng sử dụng đến từngđơn vị
hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến
từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ QHSDĐ cấp huyện; đối với khu vực QH đất trồng lúa, khu
vực QH chuyển mục đích SDĐ quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1
Điều 57 của Luật đất đai 2013 thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính
cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện QHSDĐ.
1.1.5. Nguyên tắc lập QHSDĐ

- Phù hợp với chiến lược, QH tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh;
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với QHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. QHSDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc
10


thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; QHSDĐ cấp huyện phải thể hiện nội
dung SDĐ của cấp xã;
- SDĐ tiết kiệm và có hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Dân chủ và công khai;
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường;
- QH, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có SDĐ phải bảo đảm
phù hợp với QH, KHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,
phê duyệt.
1.1.6. Công tác QHSDĐ ở nước ngoài và Việt Nam
1.1.6.1. Công tác QHSDĐ ở nước ngoài
* Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện
QH. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập QH đều tiến hành đồng thời bao
gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội nghị QH quốc
gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước. Những ý kiến
của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp vùng địa phương.
* Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng
với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn QH theo vùng. Các hướng dẫn
này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được xây

dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
* An-giê-ri: QHSDĐ ở An-giê-ri được xây dựng trên nguyên tắc nhất thể
hóa, liên hợp hóa và kỷ luật đa phía. Trong toàn bộ quá trình QH có sự tham gia
đầy đủ của các địa phương liên quan, các tổ chức ở cấp chính phủ, tổ chức nhà
nước, các cộng đồng và tổ chức nông gia... Ở nước này, Chính phủ có trách
nhiệm ngay từ đầu đối với những quan hệ ở tầm vĩ mô còn công chúng - người
có liên quan tới các hành vi lập QH giữ một vị trí quan trọng.
* Philipine: tồn tại ba cấp QH
- Cấp quốc gia: Hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung
- Cấp vùng: Triển khai một khung chung cho QH cấp vùng
- Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và
các quan hệ giữa các cấp lập QH khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện để các
chủ SDĐ tham gia. Ở Philipin nhấn mạnh vai trò luật pháp cả ở cấp quốc gia và
cấp vùng.
11


* Nam Phi: Đã thiết lập đồ án QH mặt bằng ở cấp quốc gia do Chính phủ
thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh. Đồ án QH cấp quốc gia này
được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ án chi tiết hơn với
sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án QH tiếp theo
(cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham gia của các chủ SDĐ.
*Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập QHSDĐ theo từng cấp khác nhau,
từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của QHSDĐ đai trong
từng giai đoạn và các cấp QH được tiến hành như sau:
- QH phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan;
- QHSDĐ theo vùng;
- QH phát triển tổng hợp của huyện, thành phố;
- QH đô thị;

- QHSDĐ phi đô thị.
1.1.6.2. Công tác QHSDĐ ở Việt Nam
* Thời kỳ trước những năm 1980
QHSDĐ chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được
đề cập đến như là một phần của QH phát triển nông nghiệp. Mặc dù công tác
QHSDĐ đai lồng vào công tác phân vùng QH nông, lâm nghiệp đã được xúc
tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng với
một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và được Chính
Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp
chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh.
Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tới phương
hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm
nghiệp. Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển
nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới. Bên cạnh đó, do
còn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này
có tính khả thi không cao.
* Thời kỳ 1981-1986
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác
điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất,
nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị
cho kế hoạch 5 năm sau.” Thực hiện nghị quyết này, các bộ ngành, tỉnh, thành
phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong thời kỳ này, hầu hết 500
huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng QH tổng thể của huyện.
Trong các tài liệu sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập
đến vấn đề SDĐ đai và được tính toán tương đối có hệ thống để khớp với cả
12



nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của
các ngành. Các tài liệu này đã bước đầu đánh giá được hiện trạng, tiềm năng đất
đai và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000.
* Thời kỳ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm
1993
Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp
lý quan trọng. Song cùng với sự trầm lắng của công tác QH nói chung sau một
thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác QHSDĐ cũng chưa được xúc tiến như luật đã
quy định. Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời
gian này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang
cơ chế thị trường.
Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc
cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thưc thi các chính sách đổi mới khác.
Công tác QH cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách về
giao đất, cấp đất,… Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai QHSDĐ đai cấp
xã trên khắp các xã của cả nước. Tuy vậy còn nhiều hạn chế về nội dung và
phương pháp thực hiện.
* Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993
Sau đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, nước ta triển khai công tác
nghiên cứu chiến lược phát triển, QH tổng thể kinh tế-xã hội ở hầu hết các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, các vùng kinh tế và hầu hết ở các bộ ngành.
Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này đều tính đến năm 2010. Trong
giai đoạn này, việc nghiên cứu, triển khai công tác QHSDĐ đai trên phạm vi cả
nước được các ngành, các cấp và mọi thành viên trong xã hội hưởng ứng.
Đặc biệt từ năm 1995, Chính phủ đã chỉ đạo công tác quy hạoch sử dụng
đất đai một cách chặt chẽ hơn, cụ thể hơn. Trong thời gian này, Tổng cục địa
chính (cũ) đã xây dựng báo cáo QH, KHSDĐ của cả nước đến năm 2010 để
chính phủ trình ra quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 và 11. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc
hội đã thông qua KHSDĐ cả nước giai đoạn 1996-2000. Đây là lần đầu tiên, có

một báo cáo về QH, KHSDĐ tương đối đầy đủ các khía cạnh về chính trị, kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường đối với việc khai thác SDĐ đai cho
một thời gian tương đối dài được soạn thảo theo phương pháp tiếp cận từ trên
xuống dưới và có điều tra thống kê để tổng hợp từ dưới lên. Cùng với báo cáo
QH, KHSDĐ cả nước, tới nay đã có nhiều tỉnh soạn thảo và triển khai QH,
KHSDĐ.Các phương án quy hoạch này ngày càng được đảm bảo tốt hơn các
yêu cầu về nội dung khoa học và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.
Tóm lại, cùng phát triển của nền kinh tế-xã hội, sự thay đổi của Luật đất
đai, công tác QHSDĐ đai ở nước ta đã không ngừng được hoàn thiện và đã đem
lại được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào quá trình quản lý và
SDĐ hiệu quả, bền vững đồng thời thúc đẩy sự phát triển một cách tích cực của
nền sản xuất xã hội.
13


1.1.7. Những bất cập trong hệ thống QHSDĐ
Công tác lập, triển khai QH, KHSDĐ về cơ bản ngày càng hoàn thiện và
đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong
trên thực tế.
Công tác lập, thẩm định, phê duyệt QH chưa phù hợp về thời gian, nội
dung với QHSDĐ, QH hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chất lượng của nhiều
QH còn thấp, thiếu đồng bộ trong SDĐ cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể
hiện ở việc các QH phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.
Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh
giá các chỉ tiêu thực hiện QH không đầy đủ, chính xác. Chỉ tiêu phê duyệt chưa
đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y tế,
giáo dục…Nhiều địa phương còn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đối với
trường hợp biến động các chỉ tiêu SDĐ trong quá trình thực hiện so với các chỉ
tiêu QH, kế hoạch được duyệt, phát sinh các dự án, công trình chưa có trong
KHSDĐ hàng năm cấp huyện. Hay, một số hạng mục công trình đã có trong chỉ

tiêu KHSDĐ hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ
đất đai, phải lùi tiến độ thực hiện.
Công tác quản lý thực hiện QH còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế,
nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng đối
với các sở chuyên ngành như xây dựng, QH – kiến trúc và ủy ban nhân dân các
quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện
QH.
Công tác lấy ý kiến của nhân dân về QH, KHSDĐ đai chưa thực sự được
chú trọng. Tình trạng QH “treo” còn phổ biến. Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn
dự án “treo” chưa được thu hồi. Việc xử các dự án sau khi thu hồi cũng đang
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Sau khi chấm dứt pháp lý dự án, trả lại quyền
lợi hợp pháp cho người dân nhưng trên thực tế, do chủ đầu tư đền bù, giải phóng
mặt bằng không liền thửa, liền khoảnh nên cả người dân lẫn doanh nghiệp đều
khó để sử dụng phần đất của mình, chính quyền cũng khó điều chỉnh QH. Bên
cạnh đó, dù là hủy bỏ dự án nhưng QH không thay đổi nên người dân không
dám xây dựng kiên cố hay đầu tư sản xuất lâu dài vì lo nhà nước thực hiện QH
sẽ không được bồi thường do không có các chính sách đối với người dân sau khi
thu hồi dự án “treo” hoặc các QH chậm thực hiện.
1.2. Căn cứ pháp lý lập KHSDĐ
1.2.1. Các văn bản pháp luật của Trung ương
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định sô 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014
quy định chi tiết thị hành một số điều Luật Đất đai;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 02/06/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ;
14


- Thông tư 09/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
23/03/2015 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ.

- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ, thu
hồi đất.
1.2.2. Các văn bản liên quan đến công tác lập KHSDĐ năm 2018 của địa
phương.
- Công văn số 3221/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05/08/2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Lập KHSDĐ năm 2018.
- Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 của UBND thành phố
Hồ Chí Minh phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Lập KHSDĐ năm 2018
Quận 2.
- Công văn số 8856/UBND-CNN ngày 26/09/2017 của UBND thành phố
Hồ Chí Minh về việc Lập KHSDĐ năm 2018.
- Các văn bản, chủ trương của UBND thành phố Hồ Chí Minh về triển
khai các dự án trên địa bàn Quận 2;
Tiểu kết chương 1
Nội dung chương 1 đã khái quát được các lý luận liên quan đến QH,
KHSDĐ, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận, pháp lý về
vấn đề nghiên cứu.
Việc lập QH, KHSDĐ là tiền đề để lập các quy hoạch ngành, lĩnh vực,
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên mỗi địa
bàn, là công cụ giúp nhà nước phân phối lại đất đai hợp lý, sử dụng có hiệu quả
nguồn lực đất đai, chính vì thế, công tác QH, KHSDĐ có vai trò vô cùng quan
trọng, là căn cứ pháp lý phục vụ cho công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng nói
riêng và công tác quản lý đất đai nói chung.
Tuy nhiên, công tác QH, KHSDĐ ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại
những bất cập nhất định cần phải đưa ra những giải pháp kịp thời để giải quyết
cho công tác QH, KHSDĐ được hoàn chỉnh đúng với vai trò vốn có của nó.

15



CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận 2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận 2 có vị trí nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, quận
có tổng diện tích tự nhiên là 4.979,41 ha, liền kề khu vực trung tâm Thành phố
(quận 1) hướng qua sông Sài Gòn. Ranh giới hành chính của quận được xác định
như sau:
- Phía Bắc giáp quận Thủ Đức;
- Phía Nam giáp quận 7;
- Phía Đông Bắc giáp quận 9, Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây giáp quận 1;
- Phía Tây Nam giáp quận 4, Tây Bắc giáp quận Bình Thạnh.
Quận 2 được chia thành 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú,
Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ
Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm.
Vị trí địa lý nằm liền kề với quận 1, có hạ tầng trọng yếu kết nối với quận
1, quận Bình Thạnh, quận 4, quận 9 và quận Thủ Đức tạo ra mối giao lưu kinh
tế, văn hóa giữa quận với các địa bàn lân cận.
Địa thế ven sông, cảnh quan thoáng mát thuận lợi phát triển các công trình
văn hóa phức hợp thương mại, dịch vụ mua sắm, công viên, hồ nước cảnh quan
và phát triển các loại hình dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi cuối tuần.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quận 2 nằm trong vùng có địa hình thấp của thành phố Hồ Chí Minh,
mạng lưới kênh rạch đa dạng, độ nghiêng mặt đất thấp dần từ Bắc xuống Nam
Địa hình quận 2 bao gồm cả gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng
diện tích tự nhiên, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ

1,5m đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc – Nam. Đây là vùng
bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường, nên sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, muốn có năng suất và hiệu quả cao phải
đầu tư lớn.
2.1.1.3. Khí hậu
Quận 2 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo (nóng,
ẩm, nhiệt độ cao và mưa nhiều), tuy nhiên phần lớn lãnh thổ của quận được bao
bọc và chia cắt bởi sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và hệ thống kênh rạch nên khí
hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu do có độ ẩm, hơi nước cao.
16


2.1.1.4. Thủy văn
Sông Sài Gòn chảy dọc theo địa giới phía Đông, phía Nam và Tây Nam
quận, trên địa bàn quận còn có rất nhiều kênh, rạch phục vụ cho đời sống sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, hệ thống thủy văn Quận 2 còn là điều
kiện để xây dựng một đô thị sinh thái, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân.
2.1.1.5. Đất đai, địa chất
Với điều kiện khí hậu và thủy văn như trên, loại đất chủ yếu của quận 2 là
đất xám và trầm tích bãi bồi, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, rau
xanh,.. Nền địa chất tương đối bằng phẳng, rắn chắc thuận lợi cho việc xây dựng
các công trình nhà ở, giao thông.
2.1.2. Thực trạng môi trường
Vấn đề vệ sinh môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của quận. Quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số gia tăng dẫn đến lượng
rác thải, nước thải ngày càng nhiều, hệ thống xử lý rác thải chưa đảm bảo, ngoài
ra cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, lượng khí thải từ các hoạt động
của các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng làm cho môi trường bị thay đổi theo
chiều hướng xấu.

Trong các năm gần đây, hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn quận
đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát động các phong trào dọn sạch vệ sinh
đường phố, tuyên truyền giáo dục về tác hại và hậu quả của ô nhiễm môi trường,
nâng cao ý thức người dân về việc bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu toàn cầu.
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển dịch
vụ - thương mại và công nghiệp: Tính đến 6 tháng đầu năm 2016:
+ Doanh thu ngành dịch vụ - thương mại tăng đều bình quân hàng năm,
đạt 45,97% kế hoạch, tăng 36,08% so cùng kỳ (cùng kỳ 2015 tăng 29,40%, đạt
42,37% kế hoạch). Hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng và mở rộng
đúng định hướng, hình thành phát triển theo các trục đường chính, các cụm dân
cư, khu công nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì gia tăng
đạt 52,62% kế hoạch, tăng 20,53% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2015 tăng 4,80% và
đạt 35,49% kế hoạch).
2.1.4. Thực trạng phát triển xã hội
2.1.4.1. Dân số, lao động
Theo Niên giám thống kê quận 2 năm 2015, dân số của quận 2 là 147.168
người (trong đó: 71.033 nam và 76.135 nữ). Mật độ dân số bình quân 2.596
người/km2, dân cư của quận phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành
17


chính phường; tập trung cao nhất ở phường An Phú với 27.843 người (chiếm
18,92% dân số toàn quận), thấp nhất là phường An Lợi Đông với 236 người.
Số người trong độ tuổi lao động trong các năm gần đây tiếp tục tăng, từ
82.381 người năm 2011 lên 93.852 người năm 2015, chiếm 63,77% dân số toàn
quận. Đây là nguồn nhân lực lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của quận.
2.1.4.2. Phát triển đô thị

Định hướng phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu Liên hợp thể dục
thể thao Rạch Chiếc vẫn duy trì, cùng với dự kiến là trung tâm hành chính phía
Đông của Thành phố theo đồ án Chính quyền Đô thị trong tương lai, cảnh quan
sông nước tự nhiên, xu hướng giảm quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chuyển sang thương mại dịch vụ.
Mô hình phát triển đô thị hiện đại trên thế giới đã cho thấy tính linh động
và tích hợp đa dạng chức năng sử dụng đất (hỗn hợp), nhờ sự phát triển của
phương tiện giao thông công cộng khối lượng lớn (metro) đã kéo giãn người dân
nội thành ra sinh sống tại ven khu vực quận, thiết kế công trình với nhiều tiện
nghi gắn liền với các không gian mở và giao tiếp cộng đồng… từ đó, có thể vận
dụng vào việc phát triển đô thị quận 2 kết nối với các quận, huyện trong tương
lai ngày càng tốt hơn.
Hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều dạng nhà ở biệt thự liền kề từ
tầng thấp đến trung bình và tập trung chủ yếu ở các phường Thảo Điền, Bình
An, ngoài ra còn có dạng nhà vườn tập trung ở phường Bình Trưng Đông, Bình
Trưng Tây, Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi. Hiện tại có nhiều dự án khu dân cư đã và
đang triển khai trên địa bàn, đây là cơ hội tốt nhất để chỉnh trang lại mặt bằng đô
thị khang trang, hoàn chỉnh và hiện đại hơn.
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
2.1.5.1. Thuận lợi
Vị trí địa lý nằm liền kề với quận 1, có hạ tầng trọng yếu kết nối với quận
1, quận Bình Thạnh, quận 4, quận 9 và quận Thủ Đức tạo ra mối giao lưu kinh
tế, văn hóa giữa quận với các địa bàn lân cận.
Địa thế ven sông, cảnh quan thoáng mát thuận lợi phát triển các công trình
văn hóa phức hợp thương mại, dịch vụ mua sắm, công viên, hồ nước cảnh quan
và phát triển các loại hình dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi cuối tuần.
2.1.5.2. Khó khăn
Địa hình thấp, trũng, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất phèn và đất phù sa
có hữu cơ cao, dãn nở khi ngập nước và co ngót khi khô hạn, địa chất công trình
có khả năng chịu tải thấp dẫn đến tốn kém chi phí trong xây dựng.

Thách thức giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển (nhất là hạ
tầng cơ sở) cần nhiều song khả năng thực tế còn hạn chế, đòi hỏi phải có những
giải pháp đồng bộ để thu hút nhiều đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau.
18


2.2. Tình hình quản lý đất đai Quận 2
2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ đai và tổ
chức thực hiện
Căn cứ vào trình tự, thủ tục ban hành các văn bản về pháp luật đất đai, Ủy
ban nhân dân quận 2 đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải
quyết các mối quan hệ về đất đai trên địa bàn quận, góp phần hoàn thiện hơn
công tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo việc sử dụng nguồn tài nguyên
đất đai hợp lý và đạt hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội
2.2.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số
03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã
An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi thuộc huyện Thủ
Đức.Theo kết quả tổng kiểm kê năm 2017, Quận 2 có tổng diện tích tự nhiên là
4.979,41 ha, cụ thể diện tích của từng phường như sau:
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính quận 2
STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)


Tỷ lệ (%)

Quận 2

5.020,13

100,00

1

Phường An Phú

1.037,65

20,84

2

Phường Thảo Điền

371,48

7,46

3

Phường An Khánh

165,19


3,32

4

Phường Bình Khánh

222,51

4,47

5

Phường Bình An

165,65

3,33

6

Phường Thủ Thiêm

130,97

2,63

7

Phường An Lợi Đông


381,76

7,66

8

Phường Bình Trưng Tây

218,61

4,39

9

Phường Bình Trưng Đông

340,89

6,84

10

Phường Cát Lái

665,12

13,36

11


Phường Thạnh Mỹ Lợi

1.279,58

25,70

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 2)
19


2.2.1.3. Điều tra, khảo sát đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính
Đến nay, công tác điều tra, khảo sát đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính
trên địa bàn quận đã được triển khai khá tốt, hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính
của 11/11 phường trên địa bàn quận, thể hiện đầy đủ về hình dạng, diện tích,
mục đích sử dụng đất, là công cụ để phục vụ cho công tác lập hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2.1.4. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quận 2 đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt
theo Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2006. Năm 2008,
quận đã thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và
được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt tại Quyết định số 3241/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 04 năm 2009.
2.2.1.5. Công tác giao, thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Giao đất, cho thuê đất: công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận
được thực hiện đúng theo quy hoạch sử dụng đất về đối tượng sử dụng đất, diện
tích đất đã được phê duyệt, đúng mục đích sử dụng đất và được thực hiện đúng
theo các quy định của nhà nước.
- Thu hồi đất: công tác thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy trình:
điều tra, khảo sát, thông báo về việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ

trợ tái định cư và tổ chức thực hiện đền bù thỏa đáng theo đúng quy định của
pháp luật.
- Chuyển mục đích sử dụng đất: quận đã chuyển mục đích sử dụng đất
cho các trường hợp được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời,
tiếp nhận và giải quyết các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thuộc đối
tượng không xin phép, không đúng quy định.
2.2.1.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân
Quận đã tiếp nhận và tham mưu giải quyết các hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận: các trường hợp có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, đủ điều
kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp thiếu giấy
tờ sẽ được hoãn cho đến khi bổ sung đầy đủ. Việc cấp giấy chứng nhận được
thực hiện trên toàn bộ địa bàn quận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý đất đai của nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người
sử dụng đất.
2.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm và hàng năm đều
được thực hiện theo đúng thời hạn quy định của Bộ Tài Nguyên Môi trường:

20


- Công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm được thực hiện thống nhất trong
toàn thành phố nên nhìn chung chất lượng bảo đảm, phản ảnh được thực trạng
SDĐ vào thời điểm kiểm kê.
- Công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện, nhưng do công tác
theo dõi biến động còn chưa được chặt chẽ nên số liệu còn nhiều hạn chế, chưa
cập nhật đầy đủ.
2.2.1.8. Giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý sử dụng đất đai

Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về Phòng, chống tham
nhũng theo kế hoạch năm. Thực hiện tiếp công dân xử lý kịp thời, nhanh chóng
các nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tham mưu
UBND quận giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất của Quận 2 năm 2017
(Chi tiết xem trong biểu 01/CH)
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của quận
là 4.979,41 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 6,90% tổng diện tích tự nhiên,
với 343,43 ha, còn lại là đất phi nông nghiệp với 4.635,98 ha chiếm 93,10% và
thực tế quận đã không còn đất chưa sử dụng.
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 2.2 Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp
Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

STT

Loại đất



1

Tổng diện tích đất nông nghiệp


NNP

343,43

100

1.1

Đất trồng lúa

LUA

144,48

42,07

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

144,48

42,07

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK


64,79

18,87

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

36,66

10,67

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

97,02

28,25

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH


0,48

0,14

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 2)

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp
của Quận 2 là 343,43 ha, trong đó:
- Đất trồng lúa chiếm tỉ lệ lớn nhất 42,07% tổng diện tích đất nông nghiệp
với diện tích 144,48 ha.
21


×