Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đăk glei, tỉnh kon tum đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 103 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Nội dung và kết quả của đồ án
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Tinh thần, thái độ và phong thái làm việc
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Bố cục và hình thức trình bày đồ án
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2017
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
1. Nôi dung và kết quả của đồ án
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Tinh thần, thái độ và phong thái làm việc
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Bỗ cục và hình thức trình bày đồ án
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2017
Giảng viên phản biện


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, tình hình thu gom quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang là một trong những
vấn đề thiết yếu trong công tác quản lý chất thải rắn. Dựa trên nhu cầu của người dân trên
địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum trong việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt, cũng
như để xử lý hiệu quả lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong địa bàn huyện Đăk Glei
nhằm giảm thiểu các tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người và môi
trường, đề tài luận văn “Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.” thực hiện:
Đề tài đã nêu lên một cách tổng quát về các khái niệm cũng như những ảnh hưởng
của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường và con người. Nêu lên hiện trạng quản lý, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Đề tài đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đăk Glei: nguồn
gốc phát sinh, thành phần, khối lượng. Thông qua việc khảo sát, quan sát để biết được thói
quen lưu trữ và thải bỏ rác hàng ngày của người dân. Công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt của huyện Đăk Glei được đề cập và làm rõ về tỷ lệ thu gom, tình hình thu gom, các
tuyến thu gom và công tác thu phí.
Áp dụng các công thức để tính toán và vạch các tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt
đề xuất cho huyện Đăk Glei. Đề tài đã đưa ra 2 phương án thu gom: thu gom 2 ngày một
lần và thu gom 1 ngày một lần, sau khi tính toán và so sánh đã lựa chọn phương án thu gom
1 ngày một lần đối với khu vực thành thị và 2 ngày một lần đối với khu vực nông thôn. Kết
quả tính toán phân tích cho hệ thống thu gom bao gồm: phương tiện: 49 xe đẩy tay 660L,
7 xe ba gác, 1 xe ép rác 9m3, 1 xe ép rác 15m3; nhân công: 30 công nhân thu gom (năm
2017). Khảo sát địa bàn và chọn các địa điểm để xây dựng các điểm hẹn trong quá trình thu
gom thứ cấp gồm 42 điểm trên toàn huyện. Qua đó đã đề xuất vạch tuyến thu gom theo 3
tuyến cho khu vực nông thôn và 2 tuyến cho khu vực thành thị. Tính toán thời gian cần để
thu gom của mỗi tuyến cũng như khối lượng chất thải rắn được thu gom của mỗi tuyến. Đề
tài cũng đã tính toán được chi phí đầu tư cho hệ thống thu gom vào năm 2017 là
3.452.000.000VNĐ.


ABSTRACT
Currently, the collection and management of domestic solid waste is one of essential
problem. Based on collecting domestic solid waste in Dak Glei District, Kon Tum Province
as well as effective treatment in domestic solid waste arising in Dak Glei District in order
to reduce the influences of domestic solid waste to the environment and the health of people.
The project named “Evaluate the status and build a domestic solid waste collection system
in Dak Glei District, Kon Tum Province to 2025” is performed:
The project have generally showed the definition as well as the influences of domestic
solid waste to the environment and people. It also indicated the management status of
domestic solid waste treatment in Viet Nam and some country in the word.
The project have showed the arising status of domestic solid waste in Dak Glei

District: original source, ingredients, weight. Through surveying and observation to know
the habits of storing and disposing of waste daily of peoples. The management of domestic
solid waste in Dak Glei District is concerned and bring out the meaning of collecting rate,
status of collecting, collecting route and fees collecting.
To apply formulas to caculate and show the route to collect domestic solid waste,
propose for Dak Glei District. Two options were proposed: collected once a day and
collected tow days, after calculating and comparing, one-day collection options for urban
areas and two days for rural areas were selected. Analysis results for the collection system
include: vehicle: 49 trash can 660L, 7 tow truck, 1 garbage trucks 9m3, 1 garbage trucks
15m3; labor: 30 collectors (2017). Surveying area and choosing spot to build meeting place
in the secondary collecting process including 42 points across the district. Thereby, the
project have proposed showing the route according to 3 routes for rual area and 2 routes for
urban area. Counting the needful time in details to collect each route as well as the weight
of domestic solid waste collected of each route. The project has also calculated the
investment cost for the collection system in 2017 is 3,452,000,000 VND.


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1.ĐẶT VẤN ĐÊ: .................................................................................................................. 1
2.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: ......................................................................................................... 2

3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ............................................................................................ 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................................... 2
5.Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ................................... 4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CTR SINH HOẠT: ........................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi trường
và sức khỏe cộng đồng: ........................................................................................................ 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THU GOM CTR SINH HOẠT: ................................ 7
1.2.1. Hệ thống thu gom chưa phân loại tại nguồn: ............................................................. 7
1.2.2. Các loại hệ thống thu gom thứ cấp: ............................................................................ 7
1.2.3. Vạch tuyến thu gom: ................................................................................................ 10
1.3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTRSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM: ........... 14
1.3.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới: .............................................................. 14
1.3.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam: ................................................................ 16
1.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM:
............................................................................................................................................ 17
1.4.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên Thế giới: ....................................................... 17
1.4.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở Việt Nam: ......................................................... 21
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN
ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM .......................................................................................... 28
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.


2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI: ......................................................... 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................................... 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ........................................................................................ 33
2.1.3. Tổng quan về các vấn đề môi trường trên toàn huyện: ............................................ 38
2.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN ĐĂK
GLEI: .................................................................................................................................. 40
2.2.1. Nguồn phát sinh: ....................................................................................................... 40
2.2.2. Hiện trạng thu gom: .................................................................................................. 41
2.2.3. Hiện trạng quản lý: ................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ XÂY
DỰNG HỆ THỐNG THU GOM CTRSH ĐẾN NĂM 2025. ............................................ 53
3.1.DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2025:
............................................................................................................................................ 53
3.1.1. Cơ sở dự báo: ............................................................................................................ 53
3.1.2.Kết quả dự báo:.......................................................................................................... 53
3.2.TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG THU GOM CTRSH CHO HUYỆN ĐĂK GLEI
ĐẾN NĂM 2025:................................................................................................................ 55
3.2.1.Ước tính lượng rác có thể thu gom theo hai khu vực nông thôn và thành thị: .......... 55
3.2.2.Lựa chọn phương tiện và hình thức thu gom: ........................................................... 56
3.2.3.Phân tích hệ thống thu gom: ...................................................................................... 57
3.2.4.Tính toán thiết kế bãi đổ tại điểm hẹn: ...................................................................... 60
3.2.5.Đề xuất các tuyến thu gom cho huyện Đăk Glei: ...................................................... 62
3.3 TỔNG HỢP TÍNH TOÁN ........................................................................................... 79
3.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO HỆ THỐNG THU GOM: ........................................... 79
3.4.1. Tính toán chi chí cho việc đầu tư xe 660L: .............................................................. 80
3.4.2. Tính toán chi phí cho việc đầu tư xe ba gác: ............................................................ 80
3.4.3. Tính toán chi phí cho việc đầu tư xe vận chuyển: .................................................... 81
3.4.4. Lương công nhân thu gom: ...................................................................................... 81
3.4.5. Phí thu được từ việc thu gom CTR tại hộ dân: ......................................................... 82


SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 83
1.KẾT LUẬN: .................................................................................................................... 83
2.KIẾN NGHỊ:.................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................ 85
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................ 87
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................ 89

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
-


BCL: Bãi chôn lấp
BVTV: Bảo vệ thực vật
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
Đội QL: Đội quản lý
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
PTTH: Phổ thông trung học
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
DTNT: Dân tộc nội trú

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thành phần CTRSH đặc trưng của một số nước ............................................... 15
Bảng 1.2. Thành phần của chất thải rắn ở Hà Nội ............................................................. 17
Bảng 1.3. Phân loại quy mô bãi thải ................................................................................... 23
Bảng 2.1. Phân loại đất huyện Đắk Glei.............................................................................. 31
Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo xã, phường, thị trấn .. 35
Bảng 2.3. Thống kê số trường, số lớp, số học sinh, giáo viên theo các cấp năm 2016 ........ 37
Bảng 2.4. Nguồn phát sinh chất thải rắn ............................................................................ 40

Bảng 2.5. Khối lượng CTRSH phát sinh theo địa phương:................................................ 41
Bảng 2.6. Thiết bị và phương tiện thu gom ........................................................................ 42
Bảng 3.1. Dự báo dân số Huyện Đăk Glei đến năm 2025. ................................................ 53
Bảng 3.2. Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2025. ....................................................... 54
Bảng 3.3. Thống kê số hộ dân nằm trên tuyến thu gom theo 2 khu vực thành thị và nông
thôn. .................................................................................................................................... 55
Bảng 3.4. So sánh hai phương án. ...................................................................................... 58
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp thông số trong hệ thống thu gom tại nguồn cho khu vực nông
thôn. .................................................................................................................................... 59
Bảng 3.6. Kết quả thống kê hệ thống thu gom thứ cấp ...................................................... 60
Bảng 3.7. Thống kê các điểm hẹn khu vực thành thị: ........................................................ 62
Bảng 3.8. Thống kê các điểm hẹn khu vực nông thôn: ...................................................... 62
Bảng 3.9. Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 1 ............................................. 65
Bảng 3.10. Tổng hợp các thông số của tuyến 1.................................................................. 65
Bảng 3.11. Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 2. .......................................... 68
Bảng 3.12. Tổng hợp các thông số của tuyến 2.................................................................. 68
Bảng 3.13. Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 3 ........................................... 71
Bảng 3.14. Tổng hợp các thông số của tuyến 3.................................................................. 71
Bảng 3.15. Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 4 ........................................... 74
Bảng 3.16. Tổng hợp các thông số của tuyến 4.................................................................. 74
Bảng 3.17. Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 5 ........................................... 77
Bảng 3.18. Tổng hợp các thông số của tuyến 5.................................................................. 77
Bảng 3.19. Tổng hợp phương tiện và nhân lực .................................................................. 79
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

v


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Bảng 3.20. Tổng hợp các tuyến thu gom............................................................................ 79
Bảng 3.21. Số xe thu gom cần đầu tư qua các năm ............................................................ 79
Bảng 3.22. Chi phí đầu tư cho xe 660L .............................................................................. 80
Bảng 3.23. Chi phí đầu tư cho xe ba gác ............................................................................ 80
Bảng 3.24. Chi phí đầu tư cho hệ thống xe vận chuyển. .................................................... 81
Bảng 3.25. Lương công nhân thu gom ............................................................................... 82
Bảng 3.26. Phí thu được qua các năm từ việc gom rác hộ gia đình ................................... 82

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt. ........................................................ 4
Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động thông thường.................... 8
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống container di động kiểu trao đổi container. ............................ 9
Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống container cố định .......................................... 10
Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Đăk Glei ............................................................................ 29
Hình 2.2. Xe ép rác đang đổ rác tại bãi rác.................................................................... 42
Hình 2.3. Các thùng rác cố định đặt dọc trên tuyến thu gom. ..................................... 43
Hình 2.4. Sơ đồ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH của huyện. ............................ 43

Hình 2.5. Người dân mang rác ra bỏ thùng cố định...................................................... 44
Hình 2.6. Các điểm đặt thùng cố định. ........................................................................... 45
Hình 2.7: Sơ đồ quản lý CTRSH của huyện Đăk Glei. ................................................. 46
Hình 2.8. Rác ở bãi rác khi đã đốt và gạt xuống vực. ................................................... 48
Hình 2.9. Người dân gom và đốt rác trước nhà. ............................................................ 49
Hình 2.10. Thực phẩm thừa được dùng để chăn nuôi. ................................................. 49
Hình 2.11. Chai nhựa được thu gom để bán ve chai. .................................................... 50
Hình 2.12. Cơ sở thu mua phế liệu. ................................................................................. 50
Hình 3.1. Biểu đồ gia tăng dân số Huyện Đăk Glei đến năm 2025. ............................. 54
Hình 3.2. Biểu đồ gia tăng CTRSH phát sinh trên địa bàn Huyện Đăk Glei. ............ 55
Hình 3.3: Xe tải ép rác HINO 9 khối. ............................................................................. 56
Hình 3.4: Xe tải ép rác HINO 15 khối. ........................................................................... 57
Hình 3.5. Bản đồ thu gom Tuyến 1. ................................................................................ 64
Hình 3.6. Bản đồ thu gom Tuyến 2. ................................................................................ 67
Hình 3.7. Bản đồ thu gom Tuyến 3. ................................................................................ 70
Hình 3.8. Bản đồ thu gom Tuyến 4. ................................................................................ 73
Hình 3.9. Bản đồ thu gom Tuyến 5. ................................................................................ 76

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

vii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐÊ:

Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ra mạnh
mẽ. Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Các nguồn tài
nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh. Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường
đang trở nên bức xúc ở nhiều nơi.
Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp hóa
hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày càng trầm
trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt Nam. Hiện nay,
mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì số lượng
rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây. So với các nước khác trên thế giới thì lượng rác
thải Việt Nam không lớn, nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và
không phân loại trước khi mang rác thải ra ngoài môi trường.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã
hội. Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và hoạt động
sống.
Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người, sinh ra
mọi lúc mọi nơi trong phạm vi thành phố và khu dân cư, từ các khu thương mại và các cơ
quan công sở, các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí,
trường học và các viện nghiên cứu…
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất đa dạng gồm nhiều chất và vật liệu khác
nhau. Một số thành phần có khả năng tồn tại lâu trong môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm.
Chất thải rắn sinh hoạt là nơi chứa đựng các loại mầm mống bệnh tật có khả năng lây lan
cao, bên cạnh đó chúng còn làm mất cảnh quan môi trường.
Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cuộc sống của người dân nông
thôn ngày càng được cải thiện. Người dân nông thôn biết chăm lo cuộc sống hàng ngày của
mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân sẽ
tăng lên. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của khu vực nông thôn cũng đa dạng hơn.
Huyện Đăk Glei là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, là một huyện có diện tích
đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của huyện còn thưa, toàn huyện bao gồm 11 xã và một thị
trấn. Điều kiện cơ sở vật chất của huyện còn nhiều hạn chế bởi vậy công tác quản lý môi

trường tại huyện gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Trước tình hình trên đề tài “Đánh giá hiện trạng và Xây dựng hệ thống thu gom chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025” được thực
hiện với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công
tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đăk Glei, đồng thời góp phần vào sự phát
triển bền vững của huyện.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
 Tính toán phân tích, vạch tuyến thu gom CTRSH, xây dựng hệ thống thu gom
CTRSH trên địa bàn huyện Đăk Glei.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Tổng quan về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt.
 Tổng quan về huyện Đăk Glei.
 Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện.
 Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện đến năm 2025.
 Tính toán thiết kế hệ thống thu gom CTRSH cho huyện đến năm 2025.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a) Phương pháp tổng hợp tài liệu:
 Mục đích: Thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài.
 Cách thực hiện: Tổng hợp các tài liệu khác nhau như các báo cáo thống kê, văn bản

pháp luật, trang web tra cứu hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng
b) Phương pháp khảo sát:
 Mục đích:
- Ghi nhận thêm những trường hợp cụ thể.
- Kiểm chứng những thông tin ghi nhận trong quá trình phỏng vấn.
 Cách thực hiện:
- Quan sát và ghi lại thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải bỏ rác cũng
như ý thức của họ về vấn đề môi trường.
- Quan sát nắm bắt phương pháp, hình thức thu gom, vận chuyển rác thải của các công
nhân.
- Khảo sát thực tế BCL huyện Đăk Glei.
c) Phương pháp xác định khối lượng:
 Cách thực hiện:
- Tiến hành cân rác ngẫu nhiên ở 60 hộ gia đình trên 12 xã, thị trấn, trung bình là 5
hộ/xã, thị trấn.
- Thời gian cân gồm 3 ngày thứ 2, thứ 5 và chủ nhật.
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Sau khi có được khối lượng của mỗi hộ, lấy khối lượng chia cho số nhân khẩu trong
hộ để có được khối lượng rác của một người
- Lấy khối lượng đã có ở trên cộng lại chia trung bình để có được khối lượng trung
bình một người thải ra một ngày.

d) Phương pháp xác định khối lượng riêng:
 Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 200 kg mẫu chất thải rắn để xác định khối lượng riêng, xáo trộn bằng
kỹ thuật “một phần tư”.
- Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng có thể tích 100 lít cho đến khi chất thải đầy
miệng thùng.
- Nâng thùng lên cách mặt đất 30 cm và thả rơi tự do xuống 4 lần.
- Đổ nhẹ mẫu chất thải vào thùng đển bù vào chất thải đã lèn xuống.
- Cân và ghi khối lượng cả thùng và chất thải rắn.
- Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của cả thùng ta được khối lượng của
phần chất thải rắn.
- Chia khối lượng tính từ bước trên cho thể tích thùng ta được khối lượng của phần
chất thải rắn.
- Thí nghiệm được làm 2 lần để có giá trị khối lượng riêng trung bình.
e) Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu:
 Mục đích: Phân tích đánh giá được định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo
vệ môi trường của địa phương.
 Cách thực hiện: Số liệu sau khi thu thập được thống kê và xử lý bằng các phần mềm
như word, excel. Kết quả của quá trình này được trình bày dưới dạng các bảng, các
hình…
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
 Đánh giá về hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại địa bàn huyện.
 Nâng cao hiệu quả thu gom, quản lý CTRSH trên địa bàn huyện.
-

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

3



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CTR SINH HOẠT:
Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (Có hiệu lực từ ngày
15/06/2015): Chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt thường ngày của con người.
Rác sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn
tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương
mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,
đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ,
lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả…
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi
trường và sức khỏe cộng đồng:
1.1.1.1. Nguồn gốc:
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông
thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư ( chất thải sinh hoạt)
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các làng nghề
Các hoạt động KT – XH
của con người

Các quá

trình phi
sản xuất

Hoạt động
sống và tái
sản sinh của
con người

Các hoạt
động quản


Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

CHẤT THẢI SINH HOẠT

Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt.
(Nguồn: Giáo trình quản lý CTRSH, TS. Nguyễn Trung Việt, TS. Trần Thị Mỹ Diệu,
2007)

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

4


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

1.1.1.2. Phân loại rác thải:
a) Phân loại theo mức độ nguy hại:
- Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc
tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính
nguy hại khác.
- Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
b) Phân loại theo nguồn thải:
- Rác thải sinh hoạt: là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt.
- Rác thải công nghiệp: là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
- Rác thải nông nghiệp: là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như: trồng trọt,
thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết
mổ…
- Rác thải xây dựng: là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động tháo dỡ, xây dựng công trình…
- Rác thải y tế: rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh, bào chế, sản
xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y,… Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm điều dưỡng, cơ
sở y tế dự phòng. Bao gồm:
 Rác thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói, khăn
giấy lau tay, thức ăn bỏ đi…
 Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu, các
hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Rác thải từ nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…
Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác
c) Cách phân loại khác:

- Rác thải sinh hoạt hữu cơ: là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn gốc từ
động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rác, xương, ruột gà…
- Rác thải sinh hoạt vô cơ: là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải, sợi… được thải ra
trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được.
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

- Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
1.1.2.3. Tác động của rác thải (chất thải rắn) tới môi trường và sức khỏe cộng đồng:
a) Ảnh hưởng đối với môi trường không khí:
Rác thải với hàm lượng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các chất trung
gian và cuối cùng tạo nên CH4, H2S, CO2, CH3OH, CH3CH2NH3COOH, Phenol, các chất
này hầu hết đều độc và gây ô nhiễm không khí. Hiện tượng ô nhiễm không khí ở các đô thị
và khu công nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách, tác động xấu tới hoạt động sản xuất
và sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống.
b) Ảnh hưởng đối với môi trường nước:
Người dân thường có thói quen đổ rác ra bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Rác bị phân
hủy đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước chảy làm nguồn nước bị ô nhiễm gây
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực.
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự
làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện
tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước
mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn

thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
c) Ảnh hưởng đối với môi trường đất:
Rác thải bao gồm các chất hữu cơ khi bị phân hủy trong môi trường đất sẽ giải phóng
CH4, CO2, H2O,… kết hợp với các thành phần hóa chất, chất độc, phóng xạ sẵn có trong
rác, gây nhiễm độc môi trường đất. Các chất độc này thẩm thấu trong đất làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Hậu quả là đất mất dần độ tơi xốp trở nên chai cứng và thoái hóa dần
kèm theo sự gia tăng sâu bệnh. Thoái hóa đất dẫn đến đất bị cằn cỗi không còn khả năng
canh tác, hàm lượng Coban, Crom, Chì, Nitơ, Photpho và các kim loại nặng như Cd, Cu,
Pb, Zn xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép.
d) Ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng:
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như chất hữu cơ, kim
loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân của khoảng 22 loại bệnh của con
người trong đó có bệnh ung thư và các loại bệnh về tai, mũi, họng, sốt rét, viêm phổi,
đường ruột…

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Theo nghiên cứu của WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực gần bãi chôn
lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở
phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.

e) Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị:
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là biểu hiện hết
sức thấp kém về lối sống văn minh. Các loại chất thải phát sinh làm biến đổi nguồn nước
ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân cận, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm
chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Môi trường đô thị bị mất vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mỹ quan đô thị.
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THU GOM CTR SINH HOẠT:
1.2.1. Hệ thống thu gom chưa phân loại tại nguồn:
 Dịch vụ thu gom ở lề đường: Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở lề
đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ trở về vị
trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải.
 Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm: CTR được bỏ vào thùng rác công cộng, thường
được đặt ở đầu các lối đi, ngỏ hẽm để xe rác dễ dàng thu gom CTR.
 Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về: Các thùng chứa CTR được mang đi và mang
trả lại cho chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi đội trợ giúp.
Đội trợ giúp này cùng với đội thu gom chịu trách nhiệm về việc dỡ tải CTR lên xe thu
gom.
 Dịch vụ thu gom kiểu mang đi: Dịch vụ mang đi về cơ bản giống như dịch vụ kiểu
mang đi – trả về, chỉ khác ở chổ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa CTR
trở lại vị trí ban đầu
1.2.2. Các loại hệ thống thu gom thứ cấp:
a) Hệ thống container di động:
Trong hệ thống này, các container di động để chứa đầy CTR và vận chuyển đến bãi
đổ, đổ bỏ CTR và trả về vị trí ban đầu hoặc vị trí thu gom mới.
Hệ thống container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn
(trung tâm thương mại, nhà máy…) bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước
lớn. Điều này giúp giảm thời gian vận chuyển, hạn chế việc chứa CTR thời gian dài và hạn
chế các điều kiện vệ sinh kém. Theo lý thuyết, hệ thống này chỉ cần một tài xế lấy container
đã dặt tải lên xe, lái xe mang container thừ nơi thu gom đến bãi đỗ, dỡ tải và mang container
rỗng đến vị trí ban đầu hoặc vị trí thu gom mới. Trong thực tế, để đảm bảo an toàn khi chất

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

tải và dỡ tải, thường sắp xếp hai nhân viên cho mỗi xe thu gom: một tài xế có nhiệm vụ lái
xe và một công nhân có trách nhiệm tháo lắp các dây buộc container. Khi vận chuyển CTR
độc hại bắt buộc phải có hai nhân viên cho hệ thống này.
Trong hệ thống này, CTR đổ vào container bằng thủ công nên hệ số sử dụng container
tháp. Hệ số sử dụng container là tỷ số giữa thể tích CTR chiếm chổ và thể tích container.

2

1

3

4

Về cơ quan
kết thúc ca
làm việc

Từ cơ quan
bắt đầu hành

trình làm
việc

Điểm tập trung
(Bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý)

: Thùng không

: Chở thùng không

: Thùng đầy

: Chở thùng đầy

1, 2,3…: Vị trí đặt thùng

Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động thông thường.
Trong hệ thống này, xe tải từ nơi bắt đầu làm việc di chuyển đến vị trí thu gom đầu
tiên mà không có thùng, tại đây, xe sẽ lấy tải và vận chuyển đến nơi tập trung (trạm trung
chuyển, bãi chôn lấp hoặc xử lý…) sau đó vận chuyển thùng trống quay lại vị trí ban đầu,
đặt thùng trở lại và tiếp tục đến vị trí thu gom tiếp theo cho đến hết ca làm việc.

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

3

2

1

Từ cơ quan
bắt đầu hành
trình làm
việc

4

Về cơ quan
kết thúc ca
làm việc
Điểm tập trung
(Bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý)

: Thùng không

: Chở thùng không

: Thùng đầy

: Chở thùng đầy

1, 2,3…: Vị trí đặt thùng


Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống container di động kiểu trao đổi container.
Cũng hoạt động tương tự như hệ thống container di động kiểu thông thường, tuy nhiên
hệ thống di động trao đổi container thì xe tải xuất phát tại nơi bắt đầu làm việc với thùng
trống, đặt thùng trống tại vị trí thu gom đó, lấy thùng đầy CTR vận chuyển đến điểm tập
trung sau đó vận chuyển thùng trống đến điểm thu gom kế tiếp, đặt thùng trống và lấy thùng
đầy CTR, vận chuyển đến điểm tập trung, cho đến khi hết ca làm việc thì vận chuyển thùng
trống về nơi tập kết ban đầu.
b) Hệ thống container cố định:
Trong hệ thống này, container cố định được sử dụng để chứa CTR. Chúng chỉ được
di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dở tải. Hệ thống
này phụ thuộc vào khối lượng CTR và số điểm phát sinh CTR.
Khác với hệ thống container di động, hệ thống container cố định được lấy tải cả
phương pháp thủ công và cơ khí. Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường
được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR vận chuyển. Vì
vậy, hệ số sử dụng thể tích container trong hệ thống này rất cao. Đây là ưu điểm chính của
hệ thống container cố định so với container di động. Trong hệ thống này, xe thu gom sẽ vận
chuyển CTR đến bãi đổ sau khi tải được chất đầy.
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp, sẽ khó
khăn trong vấn đề bảo trì. Mặc khác, hệ thống này không thích hợp thu gom các CTR có

kích thước lớn và CTR xây dựng.
Nhân công của hệ thống này phụ thuộc vào việc lấy tải thủ công hay lấy tải cơ khí, số
lượng nhân công giống như hệ thống container di động là hai người. Trong trường hợp
này, tài xế tài xế có thể giúp công nhân đẩy tải đến xe thu và đẩy trả về vị trí ban đầu. Ở
những vị trí đặt container CTR cách xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu đân cư
trong hẻm nhỏ… số lượng công nhân sẽ là ba người, trong đó có hai người lấy tải. Đối với
hệ thống container cố định lấy tải thủ công, số lượng nhân công thay đổi từ 1 đến ba người.
Thông thường sẽ là hai người khi dùng dịch vụ thu gom kiểu lề đường và kiểu lối đi ngõ
hẻm. Ngoài ra, khi cần thiết, đội lấy tải sẽ tăng hơn ba người.

Xe không từ cơ quan,
nơi bắt đầu tuyến, …

Điểm tập trung (bãi chôn lấp, trạm
trung chuyển hoặc xử lý…)

Xe không chở tải tiếp tục tuyến tiếp theo hoặc về cơ quan kết thúc
ca làm việc

Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống container cố định
Trong hệ thống này, xe thu gom rỗng từ trạm điều vận sẽ lấy tải từ vị trí đầu tiên trong
tuyến thu gom, rồi lần lượt đến các vị trí khác lấy tải cho đến khi xe đầy tải thì về điểm tập
trung (trạm trung chuyển, bãi chôn lắp, xử lý…) sau khi dỡ tải thì tiếp tục tuyến thu gom
khác hoặc về điểm tập kết xe.
1.2.3. Vạch tuyến thu gom:
a) Tiêu chí trong vạch tuyến thu gom:
• Công tác thu gom thuận tiện nhất
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết


10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

• Quảng đường để các phương tiện thu gom chạy ngắn nhất
• Thời gian tiến hành thu gom ngắn
b) Nguyên tắc trong vạch tuyến thu gom:
Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom như sau:
• Xác định những chính sách đường, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ
thống quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom
• Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người của đội thu gom, loại
xe thu gom
• Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần
đường phố chính. Sử dụng những rào cản địa lý và tự nhiên như là đường ranh giới
của các tuyến thu gom.
• Ở nhũng nơi có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và đi tiến
xuống dốc khi xe đã thu gom được chất tải nặng dần.
• Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu trên tuyến đặt
gần bãi đổ nhất.
• CTR phát sinh ở những vị trí tắt nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm
sớm nhất trong ngày.
• Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời
gian đầu của ngày công tác.
• Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng CTR phát sinh nhỏ) có cùng số
lần số lần thu gom, phải sắp xếp để thu gom trên cùng một chuyến trong cùng một
ngày.
c) Thiết lập vạch tuyến thu gom

Thông thường, thiết lập tuyến thu gom có 4 bước. Trong đó, bước 1 về cơ bản giống
nhau cho tất cả các hệ thống, còn các bước 2,3,4 thì khác nhau cho từng loại hệ thống nên
sẽ phân tích riêng.
Bước 1: Bố trí tuyến thu gom
Trên bản đồ đồ tỷ lệ của khu vực cần vạch tuyến thu gom cần xát định dữ liệu cho
mỗi điểm thu gom: vị trí, tần suất thu gom, số container, khối lượng chất thải ước tính ở
mỗi vị trí thu gom (đối với khu công nghiệp hay khu thương mại).
• Cần lập bản nháp trước khi các số liệu cớ bản đưa vào bản vẽ công tác.
SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

• Dựa vào quy mô khu vực và số điểm thu gom có thể chia thành những khu vực nhỏ
tương đối đồng nhất như khu thương mại, khu công nghiệp, khu dân cư.
• Bước này cần thiết thực hiện và đưa vào các hệ số tính toán như tốc độ phát sinh CTR
và tần số thu gom.
 Đối với hệ thống container di động
Bước 2: Lập chương trình phân phối
• Các thông số cần có: tần suất thu gom (lần/tuần), vị trí thu gom, số container, số
chuyến thu gom (chuyến/tuần), các ngày trong tuần trong thời gian chất thải được thu
gom.
• Xác định số vị trí yêu cầu thu gom nhiều lần trong tuần.
• Phân phối số container sao cho số container trống mỗi ngày bằng nhau.
Bước 3:

• Một tuyến thu gom được bố trí nối tất cả các điểm thu gom bắt đầu từ trạm điều hành
hay bãi đậu xe.
• Sửa đổi tuyến thu gom cơ sở sao kể cả các container được bổ sung cho việc thu gom
mỗi ngày.
• Mỗi tuyến thu gom hằng ngày phải được bố trí sao cho điểm bắt đầu và kết thúc phải
gần trạm điều hành.
Bước 4:
• Tính toán khoảng cách di chuyển trung bình giữa các container. Cần phải thiết kế lại
nếu các tuyến thu gom không cân bằng về khoảng cách vận chuyển.
• Thông thường có thể vận hành một tuyến thu gom thử nghiệm trước khi quyết định
thực hiện những tuyến sau.
 Đối với hệ thống container cố định sử dụng xe thu gom chất tải cơ khí
Bước 2:
• Các thông số cần có: tần suất thu gom (lần/tuần), vị trí thu gom, số container, số
chuyến thu gom (chuyến/tuần), các ngày trong tuần trong thời gian chất thải được thu
gom.
• Xác định số vị trí yêu cầu thu gom nhiều lần trong tuần.

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Sử dụng hệ số hữu ích của xe thu gom (thể tích xe thu gom × tỷ số nén), xác định số
lượng CTR tăng thêm mỗi ngày từ những vị trí chỉ thu gom 1 lần trong tuần. Phân

phối sao cho lượng CTR thu gom trên mỗi chuyến cân bằng cho mỗi tuyến thu gom.
• Bố trí tuyến thu gom sơ bộ.
Bước 3:
• Bố trí các tuyến thu gom, mối tuyến thu gom phải được bố trí nối tất cả các điểm thu
gom để phục vụ suốt mỗi ngày thu gom. Tùy thuộc vào khối lượng CTR phải thu
gom, có thể bố trí từ 1 đến vài tuyến thu gom.
• Sửa đổi các tuyến thu gom cơ bản, bao gồm cả các điểm thu gom thêm vào để hoàn
thành việc chấy tải.
Bước 4:
• Khi các tuyến thu gom đã được bố trí thì khối lượng CTR và khoảng cách thu gom
cho mỗi tuyến phải được xác định. Trong vài trường hợp, có thể điều chỉnh lại các
tuyến thu gom để cân bằng công việc chất tải cho mỗi nhân công.
• Đưa các tuyến thu gom đã được thiết lập và tính toán, vẽ các tuyến lên bản đồ chính.
 Đối với hệ thống container cố định chất tải thủ công.
Bước 2:
Ước tính tổng khối lượng CTR được thu gom từ những vị trí lấy mỗi ngày và hoạt
động thu gom được chỉ đạo hay điều khiển. Sử sụng hệ số hữu ích của xe thu gom,
xát định số hộ dân trung bình được thu gom chất tải trong suốt mỗi chuyến thu gom.
Bước 3:
Vạch tuyến thu gom sao cho phải bao hàm hay đi qua tất cả các điểm thu được phục
vụ trong suốt tuyến. Các tuyến phải được bố trí để cho vị trí thu gom cuối cùng gần
bãi đổ nhất.
Bước 4:
• Xác định số container, khoảng cách của mối tuyến.
• Các số liệu và nhu cầu nhân công trong 1 ngày phải được kiểm tra lại so với thời gian
công tác trong 1 ngày. Trong vài trường hợp có thể điều chỉnh lại tuyến thu gom để
cân bằng khối lượng công việc chất tải.
Vẽ các tuyến thu gom lên bản đồ địa chính.

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền

GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý và xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

1.2.4. Kỹ thuật một phần tư:
- Lấy mẫu chất thải rắn với một khối lượng xác định. Đổ đống tại một nơi độc lập,
xáo trộn đều bằng cách vun thành đống hình côn nhiều lần. Khi mẫu đã trộn đều đồng
nhất chia hình cô làm 4 phần bằng nhau.
- Kết hợp 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn đều thành 1 đống hình côn. Tiếp tục
thực hiện cho đến khi đạt được mẫu thí nghiệm có khối lượng mong muốn.
1.3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTRSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM:
1.3.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới:
a) Sự phát sinh rác thải sinh hoạt của một số nước trên thế giới:
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc
vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Tỷ lệ phát
sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh
rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là
1,6kg/người/ngày; Singapore là 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày;
NewYork là 2,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước.
Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002); chiếm 70% ở
Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, và chiếm 80% ở Việt Nam. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh
hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.
- Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải cho thấy: Tại Anh lượng rác

thải sinh ra khoảng 307 triệu tấn/năm. Trong đó 60% số này được chôn lấp, 34% được tái
chế và 6% được thiêu đốt. Cũng theo thống kê ở đây lượng rác thải thực phẩm của hộ gia
đình khoảng 6,7 triệu tấn/năm, như vậy trung bình mỗi gia đình thải ra 276 kg/năm hay 5,3
kg/tuần.
- Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm nước này
có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong
tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được
đưa đến các nhà máy để tái chê. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà
máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân
bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.
- Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được phân loại
tại nguồn. Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy

SVTH: Vũ Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

14


×