Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè giống của các hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Linh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.37 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…......... ........

LƯỜNG VĂN ĐỨC
Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ GIỐNG MỚI
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN LINH
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Định hướng đề tài

: Đánh giá


Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…......... .............

LƯỜNG VĂN ĐỨC
Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ GIỐNG MỚI
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN LINH
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: KT & PTNT

Lớp

: 46 – KN


Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Minh Hà

Thái Nguyên năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi
thực hiện, có sự hỗ trợ của cô giáo hướng dẫn. Các dữ liệu được thu nhận
từ những nguồn hợp pháp, nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này
là trung thực.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Sinh Viên
Lường Văn Đức


i

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc
biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo: Thạc sĩ Bùi Thị
Minh Hà người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Văn Yên, các hộ trồng chè đã cung cấp

cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu,
tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật
chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được
gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lường Văn Đức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới từ
năm 2011 đến năm 2016 ......................................................................... 19
Bảng 2. 2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 2012-2016........................... 20
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2011- 2016 ...... 23
Bảng 2.4: Thống kê sơ bộ của tri cục hải quan về thị trường xuất khẩu chè
năm 2016................................................................................................. 24
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2011- 2016
................................................................................................................ 23
Bảng 2.5: Xuất khẩu chè Viêt Nam quí 1/2018 ............................................ 26
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lưởng chè Thái Nguyên từ năm 2014 - 2016.. 27
Bảng 4.1: Biến động diện tích theo mục đích sự dụng đất năm 2018 so với
năm 2013................................................................................................. 37
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của xã Tân Linh qua 3 năm
2015-2017 ............................................................................................... 42

Bảng 4.3: Thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra ........................................ 46
Bảng 4.4. Nhân lực và lao động của nhóm hộ nghiên cứu ............................ 47
Bảng 4.5 : Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra .......................... 48
Bảng 4.6: Tình hình trang thiết bị sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu .... 50
Bảng 4.7: Chi phí cho chè kinh doanh (bình quân 1 sào chè/năm) của hộ điều
tra xã Tân Linh năm 2017 ....................................................................... 51
Bảng 4.8: Tình hình sản xuất chè bình quân 1 sào chè/năm của hộ năm 2017 .. 52
Bảng 4.9: Kết quả sản xuất chè bình quân 1 sào/năm của hộ điều tra năm 2017. ...54
Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất chè bình quân 1 sào/năm của hộ điều tra năm 2017.55
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của hộ sản xuất chè xã Tân Linh ........ 44


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa hiện đại hóa

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

GO

Tổng giá trị sản xuất

5

GO/diện tích

Tổng giá trị sản xuất trên diện tích

6

GO/IC

Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian

7

GO/LĐ


Tổng giá trị sản xuất trên lao động

8

HQKT

Hiệu quả kinh tế

9

HTX

Hợp tác xã

10

IC

Chi phí trung gian

11

KHCN

Khoa học công nghệ

12

KTCB


Kiến thiết cơ bản

13

THCS

Trung học cơ sở

14

TNHH - MTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

15

UAE

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

16

UBND

Ủy ban nhân dân

17

VA/diện tích


Giá trị gia tăng trên diện tích

18

VA/IC

Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian

19

VA/LĐ

Giá trị gia tăng trên lao động


iv

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................ 4
Phần 2.. TỔNG QUAN TAI LIỆU ................................................................................... 5
2.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế.................................................................... 5

a. Khái niệm. .......................................................................................................................... 5
2.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế ................................................................ 6
2.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ............................................................... 6
2.1.4. Đặc điểm sinh học của cây chè.................................................................................... 7
2.1.5. Giá trị của cây chè ..................................................................................................... 12
2.1.6. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất chè.............................................................. 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 18
2.2.1.Tình hình sản xuất , tiêu thụ chè trên thế giới ......................................................... 18
2.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ....................................................................... 18
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới ......................................................................... 20
2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Việt Nam .................................................................. 21
2.2.2.1. Tình hình sản suất chè tại Việt Nam ....................................................................... 21
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam....................................................................... 23
2.2.3.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè ở Thái Nguyên ................................................. 28
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................................. 29
3.1.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu.......................................................................... 29


v
3.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29
3.1.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu............................................................................. 29
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 29
3.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 30
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................................. 30
3.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp...................................................................................... 30
3.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp ....................................................................................... 30

3.4.2. Phương pháp phân tích xử lý thông tin .................................................................. 31
3.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả.................................................................................. 32
3.4.2.2. Phương pháp phân tổ thống kê............................................................................... 32
3.4.2.3 Phương pháp so sánh .............................................................................................. 32
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 32
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ ..................................... 32
3.5.2. Các chỉ tiêu bình quân.............................................................................................. 34
3.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè .............................................. 34
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................ 35
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 35
4.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên................................................................................. 35
4.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 35
4.1.1.3. Điều kiện thời tiết và khí hậu .................................................................................. 35
4.1.1.4. Tài nguyên............................................................................................................... 36
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Linh .................................................................... 36
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Linh ............................................................ 36
4.1.2.2. Đặc điểm tình hình dân số và lao động .................................................................. 38
4.2. Tình hình chung về sản xuất chè của nông hộ xã Tân Linh .................................. 41
4.2.1. Tình hình về sản xuất chè của xã ............................................................................... 41
4.2.2. Tình hình chế biến chè của xã................................................................................. 42
4.2.3. Tình hình tiêu thụ chè .............................................................................................. 43
4.2.4. Nhận xét chung......................................................................................................... 45
4.3. Phân tích hiệu của sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu ..................................... 46


vi
4.3.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra ................................................................... 46
4.3.1.1. Nhân khẩu và lao động ........................................................................................... 47
Bảng 4.4. Nhân lực và lao động của nhóm hộ nghiên cứu ............................................ 47
4.3.1.2. Tình hình sử dụng đất ............................................................................................. 48

4.3.1.3. Trang thiết bị phục vụ sản xuất............................................................................... 49
4.3.2. Chi phí đầu tư cho sản xuất chè của hộ năm 2017 ................................................ 50
4.3.2.1. Thời kì kinh doanh .................................................................................................. 50
4.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè của hộ ................................................................ 52
4.3.3.1.Tình hình sản xuất chè của hộ ................................................................................. 52
4.3.3.2. Kết quả sản xuất chè của hộ ................................................................................... 54
4.3.3.2. Hiệu quả sản xuất ................................................................................................... 55
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.......................................... 56
4.5. Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất chè của hộ................................................... 57
4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu ......... 58
4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật và tăng cường ứng dụng các thành tựu mới của khoa học
kỹ thuật vào sản xuất chè ................................................................................................... 58
4.6.2. Giải pháp về chế biến chè......................................................................................... 60
4.6.5. Giải pháp về nguồn vốn để phát triển sản xuất chè................................................ 61
4.6.6. Giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất chè ................................................................. 61
4.6.7. Giải pháp về công tác khuyến nông......................................................................... 62
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 63
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị...................................................................................................................... 64
5.2.1. Đối với huyện Đại Từ ............................................................................................... 64
5.2.2. Đối với xã Tân Linh.................................................................................................. 65
5.3.3. Đối với các hộ nông dân........................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 68


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cây chè là cây trồng có nguồn gốc Nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh
trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa
với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27
vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam.
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
Trồng chè không những góp phần nâng cao độ che phủ, bảo vệ đất mà còn có
tác dụng thu hút lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập
tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Ngoài
ra chè có nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng. Nước chè là thứ nước
uống tốt, ngoài tác dụng giải khát, kích thích thần kinh chống mệt mỏi còn có
tác dụng kích thích tiêu hóa, nhất là tiêu hóa mỡ.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng: Trong chè chứa nhiều
vitamin như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, PP... Sử
dụng chè một cách hợp lý khoa học còn mang lại hiệu quả trong việc điều trị
một số bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến
tiêu hóa, bài tiết... Như vậy, cây chè là cây trồng có giá trị kinh tế cao, nên
việc trồng chè là cần thiết và phù hợp.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển.
Năm 2015, huyện Đại Từ có khoảng 6.333 ha chè, trong đó, diện tích
chè kinh doanh là 5.392 ha, năng suất đạt 115 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi
đạt 62 nghìn tấn. Để xây dựng vùng sản xuất chè chất lượng cao huyện đã chỉ


2

đạo trồng mới, trồng lại 1.800 ha bằng các giống chè có năng suất, chất lượng
cao như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777, Bát tiên… nâng tổng
diện tích trồng chè bằng giống mới của huyện đạt 3.500 ha chiếm 56%. Đồng

thời, huyện cũng đã chỉ đạo trồng tập trung vào một số vùng sản xuất chè chất
lượng cao tại các xã La Bằng, Phú Thịnh, Hùng Sơn, Tân Linh… Nhờ vậy,
tổng diện tích chè thâm canh chất lượng cao của huyện ngày càng tăng. Một
số sản phẩm chè thâm canh chất lượng cao đã được khẳng định trên thị trường
và có giá trị sản phẩm cao gấp 3-4 lần giá trị thương phẩm đại trà, giá trị thu
nhập bình quân đạt trên 120 triệu đồng/ha chè chất lượng cao, đặc biệt có một
số vùng chè như: La Bằng, Khuôn Gà (Hùng Sơn), Láng Thượng (Phú
Thịnh)… có giá trị thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha.
Tân Linh là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Đại Từ. Phía
Đông giáp xã Phục Linh, huyện Đại Từ, Phấn Mễ, Huyện Phú Lương, phía
Tây giáp xã Phú Lạc và xã bản Ngoại, huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị trấn
Hùng Sơn và xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, phía Bắc giáp xã Động Đạt,
huyện Phú Lương. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2269,1ha; Trong đó
diện tích chè là 599ha; Toàn xã có 8 dân tộc an hem cùng chung sống (Kinh,
Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chí, thái, Mường) với tổng số 1.580 hộ và
5.792 khẩu. Toàn xã có đến 95% số dân làm chè, trong những năm qua được
sự quan tâm của cấp trên và nỗ lực của cán bộ nhân dân trên toàn địa bàn xã
nên tình hình kinh tế của xã có nhiều bước phát triển,kinh tế xã hội ổn
định,công tác y tế, văn hóa giáo dục tương đối phát triển, quốc phòng, an ninh
được giữ vững,cơ cấu kinh tế chủ yếu là phát triển về kinh tế đồi rừng, trồng
trọt và chăn nuôi.Thực tế cho thấy, cây chè có vai trò rất lớn đối với việc phát
triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân trong xã.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm chè, chúng ta vẫn chưa khai thác hết vai trò, giá trị và thế mạnh của


3

cây chè. Mặc dù quỹ đất trồng chè còn tới hàng trăm ha, năng suất chè có thể
đạt tới 90 – 120 tạ/ha và cao hơn nữa. Song cây chè chỉ mới đóng góp một tỷ

lệ nhỏ trong giá trị ngành trồng trọt. Mặt khác, người sản xuất còn chịu ảnh
hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu và chậm thích ứng
với cơ chế kinh tế thị trường, quá trình đầu tư còn chưa cân xứng, chưa khoa
học. Cơ cấu giống chè còn hạn chế, có rất ít những giống chè có năng suất,
chất lượng cao, các giống chè được sử dụng chủ yếu là chè trung du đã có từ
lâu đời… Do đó, năng suất chè chưa cao, chi phí giá thành lớn, hiệu quả kinh
tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém.
Trước những những thực tế đó, cần phải có sự đánh giá đúng thực trạng,
để thấy rõ được các tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất – chế
biến – tiêu thụ chè của địa phương. Vì vậy em đã chon đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất chè giống của các hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Linh,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” để góp phần giải quyết các vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất
chè giống mới trên địa bàn xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Qua
đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chè
giống mới, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời
thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Tân Linh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa được về cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT,
nâng cao HQKT sản xuất cây chè giống mới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất cây chè
giống mới trên địa bàn xã Tân Linh, năm 2015 – 2017.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT
sản xuất cây chè giống mới xã TânLinh.


4


1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại
cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Tân Linh xây dựng quy hoạch phát triển
sản xuất cây chè cành. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất cây chè
cành của xã Tân Linh và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.


5

Phần 2.
TỔNG QUAN TAI LIỆU
2.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm.
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản
là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là
khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào
theo những tỷ lệ nhất định. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
• Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng
nguồn lực là tối đa.Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp.Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
b. Bản chất của hiệu quả kinh tế

Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những
quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản
xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí
đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được
sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh
tế.Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản
chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội.


6

2.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
- Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất
nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản
xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng
nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt
được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
2.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 phương pháp về hiệu quả kinh tế như sau:
• Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét

được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên
cơ sở đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với
nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một
thời điểm xác định.
•Phương pháp 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số
giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H=
Trong đó:
∆ Q:

Khối lượng tăng thêm

∆ Q/ ∆ C


7
∆ C:

Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng
chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu
quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
• Phương pháp 3 : xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của
kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu
tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H=


% ∆Q
% ∆C

% ∆ Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
% ∆ C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra
2.1.4. Đặc điểm sinh học của cây chè
a. Thân và cành
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ có
một thânchính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng
và do hình dạng phâncành khác nhau, người ta chia thân chè ra làm ba loại:
thân gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ)và thân bụi.Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân
chính rõ rệt, vị trí phân cành cao.Thân nhỡ hay thân bán gỗ là loại hình trung gian, có
thân chính tương đối rõ rệt, vịtrí phân cành thường cao khoảng 20 - 30 cm ở phía trên
cổ rễ.Đặc điểm của thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng
thấp, phâncành nhiều, vị trí phân cành cấp 1 thấp ngay gần cổ rễ. Trong sản
xuất thường gặp loạichè thân bụi. Vì sự phân cành của thân bụi khác nhau nên
tạo cho cây chè có các dạng tán: tán đứng thẳng, tán trung gian và tán ngang.
Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều đốt.
Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều (từ 1 - 10 cm) do giống và do điều kiện
sinh trưởng. Đốt chè dài là một trong những biểu hiện giống chè có năng suất


8

cao. Từ thân chính, cành chè được phân ra nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp
3... Hoạt động sinh trưởng của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau.
Theo lý luận phát dục giai đoạn thì những mầmchè nằm càng sát phía
gốc của cây càng có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Còn
những cành chè càng ở phía trên ngọn (mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục
già, sức sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh. Những cành chè ở giữa tán

hoặc trên mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn các cành ở rìa tán
và ở phía dưới tán.Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Với số
lượng càng thích hợp và cân đối ở trên tán, cây chè cho sản lượng cao. Vượt
quá giới hạn đó, sản lượng không tăng và phẩm cấp giảm xuống do búp mù
nhiều. Tương quan giữa mật độ cành và sản lượng búp là một tương quan
không chặt. Theo Bakhơtatje, hệ số tương quan giữa mật độ cành với sản lượng
là r = 0,071.Trong sản xuất, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để
áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới có thể tạo ra trên
tán chè nhiều búp, đặt cơ sở cho việc tăng sản lượng
b.Mầm chè
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và
quả.Mầm dinh dưỡng gồm có:- Mầm đỉnh- Mầm nách- Mầm ngủ- Mầm bất định
(mầm ở cổ rễ)
Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển
trên trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và
thường có tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu
thế sinh trưởng ngọn). Trong mộtnăm, mầm đỉnh hình thành búp sớm
nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mùaxuân của cây. Búp được
hình thành từ các mầm đỉnh là các búp đợt 1, có thể là búp bình thường
hoặc búp mù.


9

Mầm nách: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở
trạng thái nghỉ do sự ức chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách
phát triển thành búp mới. Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát
triển thành búp và chất lượng búp ở các nách lá rất khác nhau. Những
mầm ở nách lá phía trên thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó

cho búp có chất lượng tốt hơn các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được
hình thành từ mầm nách của các lá năm trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp
bình thường hoặc búp mù.
Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các
cành một năm hoặc già hơn. Những mầm này kém phân hóa và phát triển
hơn hai loại mầm trên, cho nên sự hình thành búp sau khi đốn đòi hỏi một
thời gian dài hơn. Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển của mầm ngủ, tạo nên những cành chè mới,có giai đoạn phát dục non,
sức sinh trưởng mạnh. Búp được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình
thuờng hoặc búp mù.
Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè thường ở
sát cổ rễ. Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻ lại.
Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất lên. Búp được
hình thành từ các mầm bất địnhcũng có hai loại: búp bình thường và búp mù.
Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi
nách lá có hai mầm sinh thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh
thực nhiều hơn và khi đó ở nách lá có một chùm hoa. Các mầm sinh thực
cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở
giữa, mầm sinh thực ở hai bên, vì vậy, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực thường có những mâu thuẫn nhất định. Khi mầm sinh thực phát
triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng
yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa vàquả.


10

Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích đáng để hạn
chế sự phát triển của các mầm sinh thực.
c. Lá chè: Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá thường có
nhiều thay đổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong các

điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Lá chè có gân rất rõ. Những gân chính của lá chè
thường không phát triển ra đến tận rìa lá.Rìa lá chè thường có răng cưa, hình
dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống. Số đôi gân lá là một
trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè.Trên một cành chè thường có các loại
lá như sau:
Từtráisangphải:
- Búp đang phát triển- Lá cá - Lá thứ 3 - tôm chè- Lá thứ nhất - Lá thứ 4- Lá
thứ 2 - Lá thứ 5
Lá vẩy ốc: Là những lá vẩy rất nhỏ, có màu nâu, cứng. Lá vẩy ốc là bộ
phận bảo vệ điểm sinh trưởng của mầm khi nó ở trạng thái ngủ. Số lượng lá
vẩy ốc thường là 2 -4 lá ở mầm mùa đông, và 1 - 2 lá ở mầm mùa hè.Lá cá: Về hình dạng bên ngoài: Là một lá thật thứ nhất nhưng phát
triển không hoàn toàn thường dị hình hoặc có dạng hơi tròn, không có hoặc có rất ít
răng cưa quanh rìa lá, diện tích lá nhỏ. Cấu tạo giải phẫu lá cá có số lớp mô dậu
và mô khuyết ít hơn lá thật. Số lượng lục lạp ít hơn và cấu trúc của nó rất nhỏ.
Lá cá tồn tại như một lá bình thường trên cành chè. Nó có khả năng tích
lũy gluxit như lá bình thường còn hàm lượng tanin thì thấp hơn từ 1 - 2%.
Lá thật : Cấu tạo giải phẫu của lá thật gồm có:+ Lớp biểu bì: gồm những
tế bào nhỏ, dày và cứng xếp thành một lớp: có chức năng bảo vệ lá.+ Lớp
mô dậu: gồm từ 1 - 3 lớp tế bào sắp xếp đều nhau, chứa nhiều diệp lục.+ Lớp tế bào
mô khuyết: chiếm phần chính của lá các tế bào sắp xếp không đều nhau.
Ở trong có nhiều thạch tế bào và tinh thể oxalat canxi. Tỷ lệ mô dậu/ mô khuyết
càng lớn, biểu hiện tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt. Lá chè mọc trên


11

cành theo các thế khác nhau, tức là góc độ giữa lá và cành chè to nhỏ khác
nhau. Trong sản xuất thường gặp 4 loại thế lá như sau: thế lá úp,
nghiêng, ngang và rủ. Thế lá ngang và rủ là đặc trưng của giống chè năng
suất cao.Tuổi thọ trung bình của lá chè là một năm.

e. Rễ chè: Cây chè sống nhiều năm trên một mảnh đất cố định, do đó việc
nghiên cứu đặcđiểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan trọng để đặt cơ sở cho các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo điều kiện cho các bộ phận
trên mặt đất phát triển. Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của bộ rễ có những đặc điểm:
Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh. Vào khoảng 3 - 5 tháng
sau khi trồng thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ bên phát triển mạnh. - Thời kỳ cây
chè còn nhỏ, rễ trụ luôn luôn phát triển dài hơn phần thân trên mặtđất. Đến
năm thứ 2 và thứ 3 thì tốc độ sinh trưởng giữa phần thân trên đất và phần rễ
mới cân bằng. Rễ bên và rễ phụ trong thời kỳ này rất phát triển, tốc độ lớn lên
và phân cấp của chúng cũng rất nhanh. Đặc điểm này có quan hệ rất lớn đến
chế độ làm đất ban đầu khi trồng chè mới.
- Sự phát triển của rễ chè và thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi
thân lá phát triển mạnh thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại. Theo kết quả
nghiên cứu của Trung Quốc, trong điều kiện của Chiết Giang, một năm có 3, 4 lần
phát triển xen kẽ nhau giữa thân, lá và rễ. Đặc điểm sinh trưởng đó thay đổi tùy
theo điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác cụ thể ở mỗi nơi.
- Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1 mét, ở những nơi
đất xốp, thoát nước nó có thể ăn sâu tới 2 - 3 mét. Rễ hấp thu được phân bố
tập trung ở lớp đất từ 10 -40 cm thời kỳ cây chè lớn, rễ tập trung ở gữa
hai hàng chè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần. Sự phân bố của rễ
chè trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ
canh tác. Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ,


12

nhất là lượng đạm. Rễ chè kỵ vôi, do đó yêu cầu đất có phản ứng chua. Canxi
cần cho cây chè, nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như mút
rễ, ngọn cây, là thành phần của màng tế bào v.v... Hàm lượng canxi trong lá

chè khoảng 0,55%. Nếu nhiều canxi quá rễ chè không phát triển được. Mặt khác
căn cứ vào những nghiên cứu về sinh lý, thấy rằng năng lực hoãn xung trong dịch
tế bào rễ chè tốt nhất ở môi trường pH = 5 và yếu dần khi độ pH tăng lên. Khi
pH = 5,7 thì khả năng hoãn xung của dịch tế bào rễ chè đã giảm xuống rất nhỏ.
2.1.5. Giá trị của cây chè
Chè là một loại cây trồng rất có giá trị. Điều này đã được khẳng định và
chứng minh khi người ta chỉ ra trong chè có nhiều chất dinh dưỡng, có tác
dụng tốt với cơ thể. Hoạt động xuất khẩu mang lại một nguồn thu không nhỏ
cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra trồng chè còn góp phần khai thác và sử
dụng có hiệu quả tiềm lực của địa phương, tạo ra thế mạnh về kinh tế, kích
thích sản xuất phát triển.

Chè có giá trị văn hóa nghệ thuật: uống trà và

thưởng thức trà đã tạo cho con người một cảm hứng văn thơ, nghệ thuật và
hội họa. Thế giới đã hình thành nét văn hóa trà từ lâu đời, đẹp đẽ, phong phú,
giàu chất nghệ thuật với nét độc đáo riêng của từng dân tộc. Mỗi nơi, mỗi dân
tộc lại có cách thưởng thức khác nhau. Có người uống trà, ngắm trăng, bầu
bạn và làm thơ, lại cónơi, có người uống trà và bàn về cách thưởng thức
trà…tất cả đã tạo nên “nét đẹp cho văn hóa trà”.
Như chúng ta đã biết, trồng và phát triển kinh tế cây chè sẽ nâng cao
diện tích che phủ đất, giảm diện tích đất trống đồi trọc… Do đó, hạn chế xói
mòn và rửa trôi đất. Đồng thời, cùng với quá trình chăm sóc chè, đất đai sẽ
được cải tạo và nâng cao độ màu mỡ, mối liên hệ giữa đất đai và cây trồng trở
nên bền chặt hơn. Hiện nay, do thiếu ý thức, nên tình trạng chặt phá rừng bừa
bãi, và giảm độ che phủ đất đai đang có xu hướng tăng, ảnh hưởng xấu đến
môi trường sinh thái, đe dọa cuộc sống ổn định của con người. Trồng chè là


13


một giải pháp tốt, một mặt nâng cao thu nhập, mặt khác góp phần giữ gìn và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Trên cơ sở giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường
sinh thái…Trồng và phát triển kinh tế cây chè mang ý nghĩa chính trị, xã hội.
Khi vấn đề việc làm được giải quyết, nhàn rỗi và thất nghiệp sẽ giảm, người
dân yên tâm và trở nên gắn bó với công việc của mình hơn, giao lưu buôn bán
diễn ra mạnh, thu nhập trên đầu người tăng tạo điều kiện phân bố hợp lý, ổn
định cuộc sống dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa.
2.1.6. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật
khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến bảo quản. Vì thế để
phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú
trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại
bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra những sản
phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư
sản xuất trong và ngoài nước.
a, Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng
đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.
Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở
độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao
cách mặt biển từ 500 – 800m. So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu
về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng
suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua
và thoát nước. Độ PH thích hợp là 4,5 – 6,0. Đất phải có độ sâu ít nhất là



14

60cm, mực nước ngầm phải dưới 1m. Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và chất lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi
vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp.
+ Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm
độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè.
Cây chè bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ > 100c. Nhiệt độ trung
bình hàng năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50c,
cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 –
230c. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh
trưởng trở lại.
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 300 – 4000c. Nhiệt độ
quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tannin trong chè, nếu
nhiệt độ vượt quá 350c liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt độ thấp
kết hợp với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần
nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và
phân bố đều trong các tháng. Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ
sinh trưởng là khoảng 85%. Ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích
hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng
5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm.
- Nhóm nhân tố về kỹ thuật
Ảnh hưởng của giống chè: chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài,
giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy, việc
nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất
được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
Năm 1905, trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập



15

trên đảo Java. Đến năm 1913, Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa
theo hình thái. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống chè theo hướng di
truyền sản lượng, đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt.
Theo ông, để chọn một giống tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải trải
qua 7 bước:
1. Nghiên cứu vật liệu cơ bản.
2. Chọn hạt.
3. Lựa chọn trong vườn ươm.
4. Nhân giống hữu tính và vô tính.
5. Chọn dòng.
6. Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc.
7. Thử nghiệm thế hệ sau.
Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên
ngoài của cây như: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả.
+ Tưới nước cho chè
Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè
rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút
các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí
còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây
sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và chất lượng cao.
+ Mật độ trồng chè:
Để có năng suất cao cần đảo bảo mật độ trồng chè cho thích hợp, mật
độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện cơ giới hóa. Nhìn
chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa
hoặc quá dày thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận
dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại, vì vậy cần phải bố
trí mật độ chè cho hợp lý.



16

+ Đốn chè:
Những công trình nghiên cứu, về đốn chè ở trại thí nghiệm chè Phú Hộ
- Phú Thọ từ năm 1946 – 1967 đã đi đến kết luận, hàng năm đốn chè tốt nhất
vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý cho
từng loại hình đốn:
Đốn phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3-5cm, khi cây chè
cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1-2 cm.
Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 – 65cm.
Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 – 50cm.
Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 – 15cm.
Nghiên cứu về đốn chè các tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979), Đỗ
Ngọc Quỹ (1980) đều cho thấy: Đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già
yếu, giúp cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng, hạn chế ra
hoa, kết quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ
khung tán thích hợp, vừa tầm hái.
+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất
lớn ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, núi cao,
dốc nghèo dinh dưỡng… cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng chè ngày
càng bị thiếu hụt,nên cần được bổ sung.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước
đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 – 60%.
Hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả
nghiên cứu trong 10 năm cho (1988 – 1997) ở phú hộ cho thấy:
Đạm có vai trò hàng đầu, sau đó đến lân và kali đối với sinh trưởng của

chè nhỏ tuổi.


×