Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.81 KB, 26 trang )

NHÓM 5
MÔN : AN TOÀN VỆ SINH LAO DỘNG
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn khách sạn Mường Thanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng thì vai trò quan
trọng của người lao động ngày càng được khẳng định rõ ràng. Sự phát triển
hưng thịnh hay suy vong của mỗi tổ chức phụ thuộc lớn vào yếu tố con người –
người lao động trong tổ chức đó. Chính vì vậy, các vấn đề về an toàn vệ sinh
cho người lao động càng được xã hội quan tâm hơn. Trên thực tế tại nhiều
doanh nghiệp thương mại ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh
nghiệp không đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn và vệ sinh lao động cho
người lao động, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của doanh
nghiệp và tính mạng người lao động. Sự quan tâm, hiểu biết và ứng dụng kiến
thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh ở nước ta còn hạn
chế, vì thế việc đảm bảo một môi trường cho người lao động làm việc an toàn,
hạn chế các nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phát huy toàn
diện nhân cách người lao động nhằm góp phần ổn định và phát triển sản xuất là
vấn đề cần phải quan tâm thích đáng.
“ An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Công tác đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
gắn liền với việc quản lý con người.
Nắm bắt được tầm quan trọng đó, nhóm 5 chúng em đã quyết định đi đến
nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn
khách sạn Mường Thanh”. Với đề tài này thì nhóm đã quyết định nghiên cứu
với ba phần nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường Thanh
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động tại khách sạn Mường Thanh.

I.


CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Một số vấn đề liên quan :


1.1. Điều kiện lao động :
1.1.1. Khái niệm:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh
tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm
việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao
động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua
lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá
trình lao động sản xuất.
1.1.2. Các yếu tố của điều kiện lao động:
 Các yếu tố của sản xuất kinh doanh ( ảnh hưởng trực tiếp AT-VSLĐ):
 Máy, thiết bị, công cụ
 Nhà xưởng
 Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu
 Đối tượng lao động, người sử dụng lao động
 Các yếu tố liên quan đến sẩn xuất kinh doanh ( ảnh hưởng gián tiếp AT-VS
LĐ):
 Yếu tố tự nhiên liên quan đến nơi làm việc
 Yếu tố kinh tế- xã hội
 Quan hệ, đời sống, hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao
động.
1.1.3. Chỉ tiêu dánh giá điều kiện lao động của doanh nghiệp:
 Tình trạng an toàn của quy trình công nghệ, máy, thiết bị
 Tình hình tổ chức lao động, việc sử dụng người lao động, cường độ, tư thế,
vị trí, tinh thần người lao động
 Năng lực nói chung của đội ngũ lao động (lành nghề, nhận thức, cách
phòng tránh)

 Tình trạng nhà xưởng( sự tuân thủ các quy điịnh AT- VSLĐ về thiết kế,
phòng cháy chữa cháy, bố trí, tiêu chuẩn vệ sinh công ngiệp.
1.2. An toàn lao động:
1.2.1. Khái niệm:
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người
trong quá trình lao động.
1.2.2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất:
 Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương
hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động ( Điều 3, luật ATVSLĐ)
 Đặc điểm: thường tác động đột ngột theo chu kỳ và gây tai nạn tức thì
 Gồm:
 Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học: từ các bộ phận cơ cấu truyền động và
chuyển động; vật rơi đổ sập; vật văng bắn; trơn, trượt, ngã,…


 Nhóm các yếu tố nguy hiểm về điện: Điện giật, điện phóng, điện từ
trường, Cháy nổ do chập điện,…
 Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất: thể rắn, lỏng, khí và hơi; nguy
cơ nhiễm độc ung thư và các bệnh hô hấp khác,..
 Nhóm yếu tố nguy hiểm cháy nổ: nổ vật lý, nổ hóa học, nổ vật liệu nổ,
nổ của kim loại nóng chảy,…
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về nguồn nhiệt
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt: nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ,…
 Nhóm các yếu tố nguy hiểm khác
1.3. Vệ sinh lao động :
1.3.1. Khái niệm:
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại
gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao
động.

1.3.2. Các yếu tố có hại
 Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người
trong quá trình lao động.
 Các yếu tố có hại trong sản xuất:
+ Vi khí hậu
+ Tiếng ồn
+ Rung động
+ Bức xạ tử ngoại
+ Trường điện từ
+ Phóng xạ
+ ánh sang
+ Bụi
+ Hoa chất nguy hại
+ Hơi, khí độc
+ Yếu tố sinh học
1.4. Công tác an toàn vệ sinh lao đông:
Là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế
xã hội, khoa học công nghệ (chủ yếu là công nghệ sinh, y học) nhằm cải
thiện điề kiện lao động, đảm bảo AT- VS LĐ, phòng ngừa bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ tính mạng.
1.5. Văn hóa an toàn:
Là văn hóa mà trong đó quyền được hưởng một môi trường làm việc an
toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả cấp tôn trọng.“ Phải đảm
bảo an toàn lao động vì người lao động là vốn quý nhất” hay “ Thi đua làm
nhiều, nhanh, tốt, rẻ, phải đi đôi với bảo đảm an toàn lao động, phải biết
quý trọng con người”.
1.6. Tai nạn lao động:
1.6.1. Khái niệm:



Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động.
1.6.2. Phân loại :
 Theo mức độ tổn thương đến cơ thể: TNLĐ làm chết người, TNLĐ
nặng( >61%); TNLĐ trung bình( từ 21- 60%); TNLĐ nhẹ ( < 21%)
 Theo ngành nghề sản xuất
 Theo nguyên nhân
 Theo độ tuổi và giới tính
2. Sự cần thiết thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay tại Việt Nam:
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển vì vậy hoạt động công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang phát triển mạnh mẽ trên khắp mọi
miền và đạt được những thành tựu to lớn. Tiêu biểu là ngành kinh doanh
dịch vụ ăn uống đang phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sự phát
triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt
động kinh doanh dịch vụ ăn uống nảy sinh nhiều yếu tố liên quan đến điều
kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Trên thực tế tại
những nhà hàng, quán xá ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều những
yếu tố không đảm bảo điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động cho người
lao động, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và sức khỏe tính mạng của người lao động.
Sự quan tâm hiểu biết và ứng dụng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động
trong sản xuất ở nước ta vẫn còn hạn chế, vì thế việc đảm bảo một môi
trường cho người lao động làm việc an toàn, hạn chế các nguy cơ gây ra tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phát huy toàn diện nhân cách người lao
động nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh doanh,sản xuất là vấn đề
cần phải được quan tâm thích đáng
II.
THỰC TRẠNG ATVSLĐ TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH:

1. Khái quát về hoạt động sản xuất:
1.1. Khái quát về Tập đoàn khách sạn Mường Thanh:
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đã phát triển bền vững thành tập đoàn
kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư- Xây dựng –
Du lịch và giải trí. Hiện nay tập đoàn mở rộng sang các lĩnh vực Đào Tạo,
Y tế trở thành một tập đoàn lớn mạnh với hơn 45 khách sạn và dự án khách
sạn, tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 8000 lao động, hằng năm
đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Tập đoàn Mường
Thanh đã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển dân trí, phát triển
tài năng cho đất nước và thủ đô Hà Nội
Sứ mệnh: góp phần giới thiệu, nhân rộng, lan tỏa những nét đẹp truyền
thống, tinh hoa văn hóa niềm tự hào Việt tới du khách trong và ngoài nước


nhằm bảo tồn và xây dựng giá trị văn hóa các dân tộc Việt. Là điểm đến
mang đậm văn hóa vùng miền. Mỗi thành viên của Mường Thanh có vai trò
là một sứ giả trong cuộc giao lưu và quảng bá nét đẹp truyền thống dân tộc
Tầm nhìn: Trong tương lai, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh sẽ tiếp tục
phát triển mở rộng quy mô chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp trải
dài theo đất nước và vươn tới các nước trong khu vực đông dương, nâng
cao vị thế tập đoàn khách sạn tư nhân lên tầm quốc tế
Với tiêu chí kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, việc đưa các khách
sạn Mường Thanh vào hoạt động góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh
tế địa phương thông qua việc tạo môi trường làm việc, nâng cao chất lượng
đời sống người lao động và hỗ trợ cá hoạt động cộng đồng
1.2. Lĩnh vực:
 Dịch vụ lưu trú:
Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn du lịch, hoạt động
chính của khách sạn là kinh doanh lư trú. Đối tượng khách hàng chủ yếu
của khách sạn là khách hàng Trung Quốc và khách Việt Nam từ các tỉnh

đến. Khách sạn có 43 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao trang trí theo phong cách
hiện đại. Công suất sử dụng phòng đạt mức 80% có khi tăng lên 100%.
Dịch vụ lưu trú là nguồn thu nhập chính của khách sạn, kết thúc năm 2017
ngành đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế mà
Thủ tướng Chính phủ đã giao, đạt mức tăng trưởng gần 30%; phục vụ
khoảng 73 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 510.000
tỷ đồng
Trong quá trình hoạt động đến nay, khách sạn đã không ngừng xây dựng cải
tạo và nâng cấp buồng, các tiện nghi trong phòng cũng như chất lượng phục
vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
 Dịch vụ ăn uống:
Kinh doanh ăn uống là loại hình kinh doanh không thể thiếu với bất kỳ
khách sạn nào. Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống tạo nên sản phẩm cốt lõi
của khách sạn. Tại khách sạn Mường Thanh hoạt động kinh doanh ăn uống
rất được chú trọng, sản phẩm ăn uống không chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại
khách sạn mà rất được khách vãng lai rất ưu thích, vì vậy khách sạn đã mở
rộng phạm vi kinh doanh bằng cách ký hợp đồng đặt tiệc cưới, tiệc hội
nghị... Có được kết quả trên là do khách sạn đã tạo nên sự khác biệt từ sự
độc đáo về sản phẩm ăn uống đến phong cách phục vụ, có ưu thế về không
gian thoáng mát và đặc biệt là giá cả hợp lý với du khách
 Dịch vụ thuê phòng, hội trường và các dịch vụ khác:
Hiện tại khách sạn đang có 2 công ty nước ngoài thuê với diện tích khoảng
1000 m2 để làm văn phòng. Bên cạnh đó, khách sạn còn có một hội trường
rộng rất thuận tiện cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đám cưới... thiết bị
trong hội trường rất hiện đại từ bàn họp đến hệ thống ánh sáng, hệ thống
âm thanh đều được bố trí hợp lý. Thường thì dịch vụ cho thuê hội trường


diễn ra quanh năm nhưng đông nhất vẫn là mùa thu vì đây là mùa cưới và
vào dịp cuối năm nhiều công ty thuê hội trường để tổ chức hội nghị khách

hàng hay liên hoan cuối năm
Khách sạn thường có các tour du lịch tới các khu vực miền tây bắc như:
Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La... chủ yếu cho khách nước ngoài với giá cả
phải chăng
Ngoài lĩnh vực kinh doanh trên khách sạn còn có hệ thống cung cấp các
dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu của khách nghỉ và khách vãng lai như:
dịch vụ giặt là, dịch vụ massage, điện thoại.... Đây là những loại dịch vụ
không thể thiếu đối với mỗi khách sạn. Nhận thức được vấn đề này khách
sạn đã và đang từng bước triển khai các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn các
loại hình phát triển kinh doanh. Hơn thế nữa do nhu cầu ngày càng cao của
du khách mà khách sạn bổ sung thêm các dịch vụ như: dịch vụ thuê xe và
dịch vụ vận chuyển khách du lịch....
1.3. Quy mô :
1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
 Đặc điểm cơ sở hạ tầng:
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận là "Chuỗi Khách Sạn
Tư Nhân Lớn Nhất Việt Nam" với hệ thống hơn 50 khách sạn và dự án
khách sạn được chia thành 4 phân khúc gồm Luxury, Grand, Holiday và
Mường Thanh trải dài khắp đất nước. Cuối tháng 7/2016, Tập đoàn Khách
sạn Mường Thanh đã khai trương khách sạn 5 sao Mường Thanh Luxury
Vientiane tại Thủ đô nước CHDCND Lào, góp phần đưa thương hiệu đậm
bản sắc Việt này vươn xa ra thị trường quốc tế.
Phân khúc Luxury
Phân khúc Luxury gồm 15 khách sạn nằm ở Quảng Ninh, nghệ An, Nha
Trang, Cần Thơ, Phú Quốc... và cả Lào. Đây là thương hiệu khách sạn 5 sao
cao cấp, tọa lạc tại trung tâm các thành phố lớn và khu du lịch nổi tiếng của
Việt Nam.
Phòng khách sạn được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại, có thiết kế sang
trọng. Nhiều phòng ngủ tại các khủ du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha
Trang, Phú Quốc... có tầm nhìn hướng biển, giúp du khách cảm thấy thư

giãn sau một ngày dài.
Đặc biệt, khách sạn Mường Thanh Luxury Vientiane là một trong những
tòa nhà cao nhất tại Lào, tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Vientiane. Khách
sạn được xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao mang tầm vóc hiện đại và chiều
sâu văn hóa vùng Đông Nam Á. Với vị trí thuận tiện gần các cơ quan hành
chính và các địa điểm tham quan nổi tiếng của Vientiane như tháp That
Luang, Khải hoàn môn Patuxai… nơi đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho khách
du lịch hay tới công tác, làm việc tại "đất nước Triệu Voi".


Phân khúc Grand
Các khách sạn thuộc phân khúc 4 sao Mường Thanh Grand tọa lạc tại
những vị trí đắc địa của những đô thị lớn, các tỉnh thành ven biển hoặc
vùng núi cao có khí hậu mát mẻ, trong lành như Mường Thanh Grand Cửa
Lò, Đà Nẵng, Hạ Long, Lào Cai...
Các khách sạn đều có hơn 200 phòng, trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt
hiện đại gồm Wi-Fi miễn phí, tivi màn hình phẳng, truyền hình cáp, tủ quần
áo, điều hòa nhiệt độ, phòng tắm riêng có các dụng cụ vệ sinh đi kèm...
Tại khách sạn, du khách sẽ được trải nghiệm các dịch vụ tiện ích đa dạng
như phòng 24 giờ, giặt là, giữ hành lý, khu vực giải trí chung, khu vực hút
thuốc, nhà hàng, quán cà phê, quầy bar.
Phân khúc Holiday
Phân khúc Holiday gồm 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên, tọa lạc ở
các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên toàn quốc. Các khách sạn
này đều có thiết kế tinh tế cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhằm
mang đến cho du khách kỳ nghỉ tiện nghi và thoải mái.
Các phòng nghỉ máy lạnh tại đây được bài trí trang nhã, có tủ quần áo, khu
vực tiếp khách, két an toàn và TV màn hình phẳng với các kênh truyền hình
cáp... Du khách có thể tận hưởng dịch vụ massage tại spa hoặc thưởng thức
đồ uống sau bữa ăn ở quán bar. Nhân viên lễ tân 24 giờ có thể hỗ trợ khách

với các dịch vụ đưa đón sân bay, giặt là và sắp xếp tour du lịch. Nơi nghỉ có
nhà hàng phục vụ một loạt các món ăn ngon của địa phương và phương
Tây.
Phân khúc Mường Thanh
Đến với các khách sạn thuộc phân khúc Mường Thanh, du khách được hòa
mình vào không gian xinh xắn và những trải nghiệm du lịch địa phương
độc đáo để thưởng thức các món ăn và phong tục vùng miền đặc sắc. Phân
khúc Mường Thanh bao gồm 10 khách sạn 3 - 4 sao, tọa lạc tại vị trí trung
tâm của các thành phố, thị trấn như Sa Pa, Lạng Sơn, Nghệ An, Quy
Nhơn...
1.3.2.

Về nhân lực:
“ Nâng cao tay nghề của người lao động ở mọi khâu, mọi cấp” là
phương châm hang đầu của khách sạn Mường Thanh. Hầu hết các
nhân viên khách sạn đều được đào tạo tại các trường nghiệp vụ du lịch
ở bậc cao đẳng và trung cấp do vậy họ rất thành thạo và luôn kiểm tra
nhắc nhở nhau thường xuyên để nâng cao tay nghề. Hoạt động này đã
trở thành một nghĩa vụ của toàn nhân viên trong khách sạn và là một
trong các mục tiêu phấn đấu của họ


Theo văn phòng điều hành, sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo, tổ chức các
chương trình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp
vụ, kỹ năng quản trị, đặc biệt đối với Ban Giám đốc các đơn vị thành viên.
“Năm 2018 chúng ta sẽ tập trung vào con người, làm sao để Mường Thanh
có thêm những nhà quản lý xuất sắc, đội ngũ nhân viên giỏi, tinh túy. Tiếp
đến là việc tối ưu hóa doanh thu, làm sao đón được nhiều khách nhất, giá
cao nhất, tỷ lệ chiếm dụng phòng cao nhất, chi phí thấp nhất… Cả 2 vấn đề
này đã được Ban Tổng giám đốc quyết định đưa vào chủ đề thảo luận trong

Đại hội GM Meeting diễn ra vào tháng 3 năm 2018 tới tại khách sạn
Mường Thanh Luxury Buôn Ma Thuột”, ban lãnh đạo cho hay.
1.3.3. Mặt bằng:
Màu sắc dân tộc, những nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hóa Việt, đặc biệt là
tình cảm chân thành mến khách của con người Việt luôn là ấn tượng đáng nhớ với bất cứ
du khách nào dù chỉ một lần ghé qua khách sạn Mường Thanh. Mỗi khách sạn Mường
Thanh đều mang nét độc đáo riêng của mỗi vùng miền nơi khách sạn tọa lạc. Ta phải kể
đến:
Mường Thanh Lý Sơn - Thôn Đông, Xã An Vĩnh, Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, là
khách sạn thứ 36 trong chuỗi khách sạn mang thương hiệu Mường Thanh khai trương
vào cuối tháng 4/2016. Khách sạn gồm 93 phòng nghỉ và các dịch vụ tiện ích đạt tiêu
chuẩn 4 sao, là khách sạn 4 sao đầu tiên trên đảo Lý Sơn.;
Mường Thanh Quảng Nam - Thành phố Tam Kỳ là địa điểm hoàn hảo để cảm nhận
toàn bộ nét đẹp của nơi này và các địa danh xung quanh.
Mường Thanh Grand Quảng Nam là khách sạn được xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao
đầu tiên tại thành phố Tam Kỳ với tổng diện tích lên đến 2,1 ha bao gồm khu tổ hợp
thương mại – thể thao – giải trí hiện đại. Khách sạn tọa lạc trên con đường Hùng Vương
– trung tâm thành phố Tam Kỳ, chỉ cách Đà Nẵng 70 km, cách sân bay Chu Lai và cảng
Kỳ Hà 30 km
Mường Thanh Luxury Sông Lam Là khách sạn đẳng cấp 5 sao đầu tiên tại thành phố
Vinh, là biểu tượng mang tầm vóc quốc tế của một thành phố đang hội nhập mạnh mẽ.
Tọa lạc tại trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ, khách sạn hiện đang
là tòa nhà cao nhất và hiện đại bậc nhất thành phố.
Mường Thanh Quảng Bình, Nằm đối diện với bãi biển Nhật Lệ xinh đẹp, là nét kết
hợp độc đáo giữa phong cách Tây Bắc và vùng ven biển duyên hải miền Trung. Khách
sạn cách Bãi tắm Nhật Lệ khoảng 5 phút đi bộ, cách sân bay 6 km và ga Đồng Hới,
khoảng 50 km để tới Động Phong Nha – Động Thiên Đường và hang Sơn Đoòng và
cách mộ Đại tướng khoảng 70 km về phía Tây Bắc. Khách sạn bao gổm 92 phòng hạng
sang, rộng rãi, được trang bị các tiện nghi hiện đại và độc đáo. Từ cửa sổ mỗi phòng, du
khách có thể thưởng thức toàn cảnh bờ biển Nhật Lệ xinh đẹp hoặc thành phố Đồng Hới

thanh bình.


Mường Thanh Đà Nẵng: Là thành viên thứ 18 của chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất
Việt Nam. Khách sạn tọa lạc tại vị trí đắc địa, nằm giữa một bên là sông Hàn thơ mộng,
một bên là bãi biển đẹp nhất Miền Trung.
Mường Thanh Holiday Hội An với kiến trúc đẹp, hài hòa và sang trọng phía trước là
bờ biển Cửa Đại, phía sau là Sông Hoài phong cảnh yên bình. Với tiêu chuẩn đẳng cấp
4 sao mang nét văn hóa giao thoa giữa núi rừng Tây Bắc với vùng biển Cửa Đại được
hòa trộn tạo lên sự độc đáo nơi đây.
1.3.4. Công nghệ hiện nay đơn vị áp dụng:
 Cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng giúp giảm việc tiêu thụ điện năng. Chúng có thể phát hiện ra
sự có mặt của con người để tự động tắt hoặc bật đèn. Công nghệ này giúp nhân viên của
khách sạn Mường Thanh không cần kiểm tra từng phòng để bật tắt điện, nhờ đó con
người làm được nhiều việc hơn và hạn chế được nguy cơ cháy chập điện hay bệnh nghề
nghiệp.
 Cảm biến nhiệt
Khi phòng trống, các máy cảm biến nhiệt sẽ điều chỉnh nhiệt độ tự động trong
phòng để tiết kiệm điện, dừng việc làm mát hay làm ấm không cần thiết. Khi khách hàng
đang ở trong phòng, hệ thống cảm biến nhiệt sẽ bật sự động. Hệ thống cảm biến nhiệt
được điều khiển bởi điện thoại thông minh, cho phép khách hàng cũng có thể tự điều
chỉnh nhiệt độ trong phòng. Hệ thống báo cháy tự động còn găn với bộ cảm biến. Khi có
cháy xảy ra thì bọ cảm biến nhiệt sẽ tự động báo cháy về trung tâm và sẽ phát ra tiếng
kêu. Với hệ thống cảm biến nhiệt này, không chỉ khách hàng mà người lao động trong
khách sạn Mường Thanh cũng cảm thấy an toàn và tiện lợi, bởi lẽ những nguy hại về điện
gần như khó có thể xảy ra
 Công nghệ giao tiếp tầm ngắn
Khách hàng có thể chuyển tiền và kết nối với thiết bị khách 1 cách dễ dàng. Bạn có thẻ
gửi thông tin cho thiết bị khác chỉ bằng 1 chạm rất đơn giản. Tại khách sạn Mường

Thanh, công nghệ này đã được sử dụng để đặt vé, mở cửa, … Chu trình check-in, checkout có thể thực hiện thông qua thiết bị di động không gặp bất cứ khó khăn nào. Từ đó,
giảm thiểu tối đa thời gian đi lại cũng như những rủi ro phát sinh trong quá trình giúp
khách hang đặt vé, thanh toán,…
 Hệ thống khóa bằng smartphone
Hệ thống khóa phòng không dùng thẻ hay kĩ thuật số làm việc bằng ứng dụng điện thoại.
Khi check-in, bạn cần đăng ký điện thoại bởi ứng dụng điện thoại. Vào ngày nhận phòng
ở khách sạn, một số mã hóa sẽ được gửi đến ứng dụng của bạn cùng với thông tin về số
phòng, … Chỉ cần giữ điện thoại của bạn ở gần cửa thì bạn có thể mở khóa. Hệ thống này
có nhiều ưu điểm hơn việc sử dụng thẻ.


 Tivi gương
Khách hàng có thể xem TV ở gương ở nhiều nơi tròn phòng như phòng tắm, bể bơi,
phòng tắm hơi, … Tivi gương được điều khiển bởi trung tâm điều khiển, thường đặt ở
bàn lễ tân. Đây là một thiết bị công nghệ tiên tiến, làm khách sạn Mường Thanh thêm
tăng sự tinh tế và sang trọng
 Thiết bị thông minh
Các thiết bị không minh sẽ phổ biến hơn trong thương lai. Đây là 1 công nghệ kết nối
điện thoại của bạn với các thiết bị như điều hòa không khí, đèn, TV, đèn và những thiết bị
khác. Khách lưu trú có thẻ tải những ứng dụng điện thoại và truy cập vào các thiết bị của
phòng khách sạn từ điện thoại thông minh hay máy tính bảng của họ.
 Bảng thông báo điện tử
Bảng thông báo điện tử là thiết bị có thể được tiếp cận bởi toàn bộ khách hàng với những
công dụng:
 Xác định hướng đi dễ dàng
 Tìm thông tin chi tiết của các địa điểm gần khách sạn
 Tìm hiểu thông tin các tiện nghi và thời gian làm việc của khách sạn
 Quảng cáo các chương trình đặc biệt để khuyến khích người xem tìm
hiểu cụ thể về chương trình
 Tạo sự thân thiện với khách

2. Điều kiện lao động ở doanh nghiệp:
2.1. Điều kiện lao động tại khách sạn Mường Thanh:
Các nhóm lao động tùy vào đặc thù công việc mà được phân thành các bộ
phận khác nhau có các chính sách hỗ trợ, trang thiết bị khác nhau cụ thể :
 Bộ phận kỹ thuật : là nhóm lao động đảm nhận công việc sửa chữa, lắp đặt
các trang thiết bị tại khách sạn ( camera, tivi, điều hòa, hệ thống báo
động...)
 Bộ phận này tầm ẩn các yếu tố nguy hiểm như điện, sự ảnh hưởng
cơ học của các thiết bị sử dụng trong lao động ( búa, kìm,...)
 Để phòng tránh tai nạn lao động xảy ra, khách sạn Mường Thanh
luôn trang bị đầy đủ các trang thiết bị đạt chuẩn, có độ nguy hại
thấp cho người lao động, dụng cụ bảo hộ. Đồng thời thực hiện một
số chính sách hỗ trợ cho công việc đặc thù của bộ phận kĩ thuật
như : hỗ trợ tiền viện phí khi xảy ra tai nạn lao động, thường xuyên
mở các khóa huấn luyện về an toàn lao động cũng như nâng cao kĩ










2.2.

năng chuyên môn kĩ thuật, cập nhật các kĩ thuật tiên tiến để áp dụng
trong nhà hàng.
Bộ phận bảo an: là bộ phận đảm bảo an ninh, trật tự bên trong và ngoài

khách sạn.
 Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị trong quá trình làm việc như
côn tay, áo giáp bảo vệ, đồng phục, giày.
Bộ phận tạp vụ: đảm nhận công việc giặt là, lau dọn, dọn dẹp trong khách
sạn.
 Được cung cấp đầy đủ máy ủi, bàn là, máy giặt phục vụ cho quá
trình lao động, có biển hướng dẫn sử dụng máy móc ngay cạnh thiết
bị.
 Khách sạn có chính sách hỗ trợ cho bộ phận tạp vụ do tiếp xúc với
hóa chất trong thời gian dài như : thường xuyên tổ chức các đợt
khám sức khỏe định kì cho nhân viên, tổ chức đi thăm hỏi, hỗ trợ về
tài chính đối với nhân viên gặp tai nạn về lao động trong quá trình
làm việc, thực hiện công việc .
Bộ phận buồng: Chuẩn bị đón khách, làm vệ sinh phòng, kiểm tra trang
thiết bị. Đón khách và bàn giao phòng. Phục vụ trong thời gian khách ở như
thay ga trải giường, vệ sinh phòng, thay khóa….
 Các yếu tố nguy hại như : thường xuyên di chuyển ở các tầng, lau
dọn phòng với cường độ cao dễ gây ra các bệnh về khớp, thoái hóa
cột sống do vận động nặng và tần suất cao.
 Được trang bị đồng phục, xe đẩy, dụng cụ lau dọn phòng. Khách sạn
cung cấp, hỗ trợ các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình lau dọn
phòng, giảm thiểu lao động bằng sức người như : máy hút bụi, máy
giặt, máy giặt khô,...
Bộ phận bếp: Đảm bảo đầy đủ các bình cứu hỏa còn hoạt động tốt, hộp sơ
cứu thương, bao tay ngắn, dài để sử dụng trong lò nướng. Thường xuyên tổ
chức các buổi huấn luyện, đào tạo nâng cao kĩ năng chuyên môn cho nhân
viên, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng cháy chữa cháy, các bước
sơ cứu cơ bản khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
Tổ chức bộ máy vệ sinh an toàn lao động tại Khách sạn Mường Thanh:


Bộ máy tổ chức của chuỗi khách sạn Mường Thanh được tích hợp với cơ
cấu tổ chức của Khách Sạn:


Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

BP bếp

Bộ phận nhà hàng

BP Y tế

BP kỹ thuật

BP phòng buồng
BP phòng buồng

Bếp trưởng

GĐ nhà hàng

Trưởng BP

GĐ bộ phận
GĐ bộ phận

Kiểm soát
Kiểm soát

Trợ lý
viên
viên

Trưởng
phòng

BP cắm
hoa
Đầu bếp

NV sơ
chế/NV
bếp

Trợ lý


Kiểm soát

Kiểm soát viên

lý GĐ
KiểmTrợ
soát
viên

viên

Nhân viên

Phụ bếp

BP vệ
sinh

BP an
ninh

BP
bàn

Trợ lý GĐ

BP làm
phòng

BP bar

 Tổng Giám Đốc: Có trách nhiệm và quyền hạn điều hành, quản lý, giám
sát chung toàn bộ hoạt động kinh doanh. Là người ban hành các quy định
An toàn – vệ sinh lao động trong khách sạn. Tổ chức phố hợp, tư vấn về các

NVBP
LĐlàm
trực
BP
cắm
tiếp
hoa
phòng



họa động an toàn vệ sinh – lao động ở khách sạn và để đảm bảo được quyền
lợi tham gia và kiểm tra giám sát về công tác bảo hộ lao động, an toàn – vệ
sinh lao động của tổ chức công đoàn.
 Phó Tổng Giám Đốc: Có trách nhiệm trước giám đốc khách sạn, hỗ trợ
quản lý khách sạn các công việc liên quan đến quản lý, giám sát theo sự chỉ
đạo và phân công của giám đố ckhách sạn, thay mặt giám đốc khi vắng mặt.
 Bộ phận Y tế:
Bộ phận y tế có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc khách sạn
và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.
 Nhiệm vụ:
+ Thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường tại khách sạn
+ Quản lý tình hình sức khỏe của công nhân viên trong khách sạn, bao
gồm: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp, lưu giữ
và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ,
hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có);
+ Quản lý cơ số trang thiết bị thuốc men phục vụ sơ cấp cứu trong
khách sạn,
+ Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây
bệnh nghề nghiệp và các biện pháp dự phòng để người lao động tham
gia phòng tránh;
+ Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn
sàng các phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động nhằm đảm
bảo sơ cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao
động;
+ Định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh
hưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến
sức khỏe và các biện pháp dự phòng các bệnh liên quan đến yếu tố nghề
nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại

nơi làm việc;
+ Hàng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ
sinh lao động của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện
điều kiện lao động và nâng cao sức khỏe người lao động;


 Quyền hạn:
+ Được tham gia các cuộc họp thường niên của Tập đoàn khách sạn
Mường Thanh để góp ý kiến về mặt vệ sinh lao động
+ Được tham gia các cuộc họp, hội ghị và giao dich với các cơ quan y tế
địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác
 Trưởng các bộ phận: bếp, nhà hàng, kỹ thuật và phòng buồng:
+Lập kế hoạch chi tiết an toàn vệ sinh lao động cho phù hợp với điều kiện
làm việc của bộ phận tực tiếp quản lý
+ Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động ở bộ phận mình
+ Thông báo tới các nhân viên cấp dưới về các quyết định, chính sách của
tập đoàn về an toàn vệ sinh lao động
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động
+ Tham gia điều tra các vụ mất an toàn vệ sinh lao động tại bộ phận mình
+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh
+ Tuyên tryền ý nghĩa về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
 Nhận xét: Có thể thấy Khách sạn Mường Thanh rất quan tâm và chú trọng tới
công tác an toàn vệ sinh lao động. Cấu trúc tổ chức chia thành từng bộ phận hợp lý
với từng chức năng riêng, tạo điều kiện để mỗi bộ phận thực hiện tốt công tác an
toàn vệ sinh lao động của mình cũng như cho công tác an toàn vệ sinh lao động tại
Khách sạn. Các giám đốc/Trưởng bộ phận trực tiếp chỉ đạo công tác bảo hộ lao
động tại bộ phận của mình. Mỗi bộ phận có một an toàn vệ sinh viên chịu trách
nhiệm về ATVSLĐ – BHLĐ ở bộ phận mình. Có thể thấy rõ Mường Thanh luôn
nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người lao động.
3. Các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn tại khách sạn Mường Thanh:


Nhóm lao
động
Lao động
cấp
cao( TGĐ,
GĐ…)
Lao động
ở bộ phận

Yếu tố nguy
hiểm
Nhóm yếu tố
nguy hiểm
về nhiệt:
bỏng, cháy,
nổ,…

Nguyên nhân
-Nhiệt độ trong phòng làm
việc tăng cao khi trời nóng
dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng
cao gây ra mồ hôi,nóng nực

Cách phòng ngừa,khắc
phục
- Lắp điều hòa nhiệt độ
hoặc quạt điện,quạt thông
gió để điều hòa nhiệt độ cơ
thể tránh bị ra nhiều mồ

hôi


hành
chính
Lao động
ở bộ phận
nhà
hàng( bộ
phận bếp,
phục vụ,
tiếp tân,
quản lý)

Vết cắt
Trơn tượt
Bỏng

Vật rơi sập
đổ

- các vết cắt có thể xảy ra khi
sử dụng dao,thiết bị trong
nhà bếp,là ,ủi..hoặc từ việc
xử lí các mảnh kính,thủy
tinh,sứ vỡ cửa các nhân viên
phục vụ phòng,bồi bàn hay
đầu bếp
-Trơn trượt ngã có thể xảy ra
từ :sàn và cầu thang trơn và

lộn xộn,thảm rách hoặc gấp
ghềnh ,thang bị hỏng,tầm
nhìn kém
- Bỏng: Nguy hiểm này có
thể xảy đếncác nhân viên
làm việc tại phòng bếp hay
giặt là..hay sơ ý do sử dụng
hóa chất.Bỏng có thể gây
nguy hiểm cho người lao
động từ mức độ nhẹ tới mức
độ nặng
- Vật rơi sập đổ: Nguyên
nhân là do sự sụp đổ của
hàng hóa được lưu
trữ,trượt,vấp ngã

Để đảm bảo anh toàn cho
người lao động ,khách sạn
cần có biện pháp sau:
-Vứt bỏ các mảnh vỡ của
kính,thủy tinh,đồ sứ/…
-Sử dụng thớt để đảm bảo
an toàn khi thái,cắt ,chặt..
-Ngắt kết nối nguồn điện
trước khi làm sạch ,vệ sinh
các thiết bị có lưỡi
dao,trục quay
-Trước khi làm việc đảm
bảo nhân viên được đào
tạo vân hành thiết bị và

quy trình làm việc an toàn
- Đọc kĩ hướng dẫn sử
dụng của nhà sản xuất cho
hoạt động,làm sạch,bảo trì
các thiết bị
-Đặt một giấy cảnh báo
trên thiết bị hư honwgr và
không an toàn và không
khởi dộng lại thiết bị
.Thông báo cho người
quản lí…
-Luôn giữ sàn nhà vad cầu
thang sạch sẽ,,khô
ráo,không tởn trượt, không
có các mảnh vỡ và vật cản
-Sử dụng các loại sáp
trống trơn để đánh bóng
-Nhân viên kiểm tra thảm
không có lỗ,viền rách
tránh những va chạm có
thể gây dễ ngã
-Sử dụng dầu hiệu cảnh
báo đầy đủ cho sàn ướt và
các mối nguy hiểm khác
khi dọn dẹp vệ sinh
-Chỉ sử dụng thang trong
tình trạng tốt và có chân
trống tượt
-Ngay lập tức loại bỏ hoặc
làm sạch bất kì thứu gì có



thể dẫn tới vấp ngã hoạc
trượt khi nhận thấy
-Không sửu dụng ghế,ghế
đẩu,hoặc hộp để thay thế
cho thang
Bỏng: -Bố trí các vật dễ
cháy nhưu khăn lau
tay,khăn lau bếp,găng
tay,miếng lót tay,các loại
dây cắm,rèm cửa sổ /…
cách xa lò,bếp và những
nguồn nhiệt trong bếp để
hạn chê việc bắt lwura từu
các nguồn điện và gây
cháy nổ ,bỏng cho người
lao động.
-Trang phục người lao
động làm trong nahf
bếp,phòng giặt là được
theiets kế riêng với chất
liệu sử dụng cách
nhiệt,chất liệu thoáng
mát,thấm mofof hôi giúp
hạn chế hấp nhiệt,ảnh
hưởng đến sức khỏe và
tinh thần người lao động.
Lao động
ở bộ phận

tạp vụ

Lao động
ở bộ phận
kho

Trơn trượt
Điện
Nhiệt
Chay,nổ

-Trơn trượt

-nền nhà ướt dẫn đến trơn
trượt
- Hở điện,cầu chì dẫn đến
giật điện
- Hở bình ga,đun nấu làm
cháy nổ
-Trơn trượt ngã có thể xảy ra
từ :sàn và cầu thang trơn và
lộn xộn,thảm rách hoặc gấp
ghềnh ,thang bị hỏng,tầm
nhìn kém.

- Đảm bảo an toàn về
điện,lắp các thiết bị cách
điện hạn chế hở điện khi
có ng bị giật
- Lau khô nền nhà,có các

cảnh báo khi nền nhà ướt
-Luôn giữ sàn nhà vad cầu
thang sạch sẽ,,khô
ráo,không tởn trượt, không
có các mảnh vỡ và vật cản
-Sứ dụng các loại sáp
trống trơn để đánh bong
-Nhân viên kiểm tra thảm
không có lỗ,viền rách
tránh những va chạm có
thể gây dễ ngã
-Sử dụng dầu hiệu cảnh
báo đầy đủ cho sàn ướt và


các mối nguy hiểm khác
khi dọn dẹp vệ sinh
-Chỉ sử dụng thang trong
tình trạng tốt và có chân
trống tượt
-Ngay lập tức loại bỏ hoặc
làm sạch bất kì thứu gì có
thể dẫn tới vấp ngã hoạc
trượt khi nhận thấy
-Không sử dụng ghế,ghế
đẩu,hoặc hộp để thay thế
cho thang
Lao động
ở bộ phận
buồng

phòng
Lao động
ở bộ phận
kĩ thuật

Vận động
mạnh,vật đổ
vỡ

Bê đồ nặng dẫn đến thoái hóa Xếp nhiều lao động trong
cột sống,đau lưng,nguy hiểm 1 phòng để đỡ vất vả cho
đến cơ thể như gãy chân tay
người lao độgn

Nguy hiểm
về điện

Các bộ phận này thường
xuyên làm việc trong môi
trường tiếp xúc với các thiết
bị điện,tiếp xúc với các bộ
phận kim loại của máy móc
thiết bị đã bị rò điện chạm
vỏ,tiếp xúc va chạm vào các
vật mang điên như:dây
trần,mối nối dây ddiejn,cầu
dao,cầu chì,các bọ phận dẫn
điện của các thiết bị dễ hở…
Gây tổn thương cơ thể thậm
chí chết người,chập điện gây

cháy nổ tốn thất lớn về người
và tài sản ho công trình và
thiết bị.

Để đảm bảo an toàn cho
người lao động khách sạn
cần có các giaiar pháp sau
-Bao che,rào ngăn,biển
báo
-Các bộ phận mang điện
như cầu giao phải đặt
trong hộp kín,cầu chì,ổ
cắm điện phải có nắp
đậy ,các đầu dây nối phải
bọc kín bằng vật liệu cách
đeiẹn phải được rào ngăn
cẩn thận chắc chắn và phải
có biển báo biển cấm
-Kiểm trá và lắp thay thế
các phích cắm điện/ổ
cắm/nắp thường
xuyên.Tránh quá tải ổ cắm.
-Tại những nơi có thiết bị
nguy hiểm như cầu dao
tổng chỉ có những n người
có phận sự mới được ra
vào
-Khi hết giờ làm việc,các
nhân viên ,bộ phận pphair
kiểm tra tắt hết

đèn,quạt,bếp điện./..trước
khi ra về và ghi và sổ sách.
-Sắp xếp vật tư,hàng hóa


trong kho pai gọn
gang,sạch sẽ.xếp riêng
từng loại cókhoảng cách
ngăn cháy(0.5m cách
tường)để tiện việc kiểm tra
hàng và chữa cháy khi cần
thiết.
-Đưa ra bản nội quy an
toàn bằng các văn bản giấy
tờ được cố dịnh trên tường
trong các phòng buồng và
những nơi cần chú ý để
cho người lao động biết.
-Bảo về chống sét
4. Các yếu tố có hại tiềm ẩn tại khách sạn Mường Thanh:

Nhóm lao
động
Lao động
cấp
cao( TGĐ,
GĐ…)

Yếu tố có hại


Nguyên nhân

Cách phòng ngừa,
khác phục

-Độ ẩm tương đối của
Thường xuyên sử
không khí:
dụng điều hòa
Môi trương làm việc có
độ ẩm thấp, không khí
khô, nếu không tạo độ
thông tháo phù hợp và để
trạng thái cơ thể bị
Nóng, lạnh đột ngột bất

-Đảm bảo sự khô
ráo với độ ẩm tốt
nhất từ 30% đến
dưới 60% để các
loại vi khuẩn, nấm
không có điều kiện
phát triển.
-Điều chỉnh độ


Lao động ở
bộ phận
hành chính


Lao động ở
bộ phận nhà
hàng( bộ
phận bếp,
phục vụ,
tiếp tân,
quản lý)

thường trong môi trường
này hoặc chịu lạnh cố
định trong thời gian dài
sẽ dẫn đến rất nhiều bất
lợi cho sức khỏe là
nguồn phát sinh của
nhiều vi khuẩn gây bệnh
đắc biệt các bệnh về
đường hô hấp.

-Bức xạ tử ngoại

-Do tiếp xúc trực tiếp
các thiết bị như máy
tính, máy in, máy fax
trong thời gian dài

-Nguồn phát sinh nhiệt ở
bộ phận bếp: Nhân viên
làm việc tại bếp gặp phải
những căng thẳng do
nhiệt điều này gây đau

đầu, mệt mỏi, khó chịu.

-Do nhiệt từ máy móc
thiết bị sử dụng xung
quanh.

-Bụi bẩn.
-Do nguồn phát sinh
từ khói bếp, thiết bị
lâu ngày dồn nén lại.
-Vi sinh vật có hại trong

chênh nhiệt độ trong
nhà và
ngoài trời khoảng 8
đến 10 độ C cho
phù hợp với cơ thể.
Trong mùa hè nóng
bức, nhiệt độ điều
hòa khoảng 26 độ
C, đảm bảo cho
nhân viên tránh
được các bệnh như
đau đầu, viêm họng,
ngạt mũi,…
-Thường xuyên bảo
dưỡng máy điều
hòa: làm sạch tấm
lọc không khí … ít
nhất 1 tháng 1 lần.

-Có thời gian nghỉ
giải lao hợp lí tránh
tiếp xúc với các
thiết bị điện tử trong
thời gian dài.
-Cho lắp đặt máy
móc thanh lọc
không khí và điều
hòa nhiệt độ tại bộ
phận bếp.
-Bố trí hệ thống
phun nước hạt mịn
để vừa làm mát
đồng thời làm sạch
bụi trong không khí.
-Sắp xếp giờ giải
lao ngắn cho nhân
viên.
-Trang bị đầy đủ
phương tiện bảo hộ
lao động, đông phục
màu trắng rộng rãi,
chất thấm hút mồ
hôi.
-Cần có hệ thống
hút, thoát khói, khử
mùi. Khu bếp phải


quá trình chế biến, phục

vụ khách hàng.

Lao động ở -Thường xuyên tiếp xúc
bộ phận kho với bụi bẩn

-Vi khuẩn có hại

-Do sự tồn đọng của
các chất thải

được lau chùi
thường xuyên. Các
vận dụng làm bếp
phải được làm sạch
sấy khô.
-Giu vệ sinh cá
nhân: Mặc quần áo,
trang phục sạch sẽ,
rửa tay trước khi
thực hiện công việc,
mặc độ bảo họ khi
tiếp xúc với hóa
chất

-Do các dụng cụ, vật
liệu lâu ngày dồn nén

-Chấp hành đúng
theo quy tắc bảo hộ
lao động khi làm

việc: Mũ, khẩu
trang, quần áo, gang
-Do khu vực kho chứa tay…
nhiều hàng tạo môi
trường ẩm thấp.

Lao động ở
bộ phận
buồng
phòng

-Bụi bẩn

-Do các thiết bị, đồ
dùng trong phòng qua
nhiều thời gian.

-Chăn màn, ga, gối
phải được giặt
thường xuyên định
kì.
-Các vật dụng, thiết
bị trong phòng lau
chùi thường xuyên.
-Có hệ thống hút
bụi, quạt thông gió
hợp lí.
-Nhân viên trang bị
dụng cụ bảo hộ.


Lao động ở
bộ phận kĩ
thuật

-Tiếng ồn

-Do các thiết bị, máy
móc, động cơ mạnh.
Do chất lỏng hoặc hơi
khí chuyển động với
vận tốc lớn.

-Đổi mới công
nghệ, thiết bị.
-Bảo dưỡng máy
thường xuyên, định
kì bảo dưỡng trang
thiết bị.
-Chọn vật liệu cách
âm.
-Thiết kế tường hút
âm.


-Rung động

-Do các động cơ nổ,
các dụng cụ bằng tay
do khí nén tạo ra.


-Anh sáng

-Do nguồn ánh sang
nhân tạo

-Trường điện từ

-Do các thiết bị máy
móc phát ra

Lao động ở -Bụi bẩn
bộ phận bảo
an
-Bức xạ tử ngoại

Lao động ở
bộ phận tạp
vụ

-Che chắn cách ly
bằng vật liệu giảm
thanh cách âm.
-Kiểm tra sửa chữa
kịp thời các chi tiết
máy ị mòn và hư
hỏng, gia công các
chi tiết máy đặc biệt
để khử rung.
-Cách ly những thiết
bị phát ra độ rung

lớn.
Điều chỉnh ca, kíp
để san sẻ mức độ
tiếp xúc với rung
động.
-Chiếu sáng hợp lí,
thực hiện việc bảo
hộ lao động cá nhân
: Kính, mũ…
-Luân chuyển ca,
kíp hợp lí tránh tiếp
xúc máy móc trong
thời gian quá dài.
Đồng thời chấp
hành đúng quy định
trong vệ sinh lao
động sử dụng các
dụng cụ bảo hộ
chuyên dụng.

-Do thường xuyên di
chuyển tiếp xúc với
môi trường.
-Do tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời.

-Dùng đồ bảo hộ
khi tiếp xúc ngoài
trời.


-Tiếp xúc với hóa chất,
thuốc tẩy

-Do quá trình giặt là

-Các vi khuẩn có hại

-Do qua trình vệ sinh,

-Hạn chế tối đa việc
sử dụng hóa chất,
chấp hành việc bảo
hộ lao động cá
nhân.

-Dùng các biện
pháp che chắn tránh
tiếp xúc trực tiếp từ
ánh nắng mặt trời.


thu gom rác thải

-Bụi bẩn

-Do quá trình vệ sinh,
thu gom

-Sử dụng các dụng
cụ chuyên dụng khi

thu gom, vệ sinh và
xử lí rác thải tránh
tiếp xúc trực tiếp tay
trần làm vi khuẩn
xâm nhập gây hại
sức khỏe.
- Sử dụng khẩu
trang , gang tay,…
các dụng cụ chuyên
dụng trong quá trình
làm việc.
-Cần có hệ thống
hút khói bụi hợp lí

5. Đánh giá chung về những vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn
Mường Thanh:
 Ưu điểm:
 Nhà quản trị của Tập đoàn Mường Thanh dã đưa các chính sách, quy
định, quy chế về an toàn vệ sinh lao động đạt hiệu quả và tuân thủ
theo pháp luật.
 Nhà quản lý đã quan tâm đến các vấn đề an toàn vệ sinh lao động:
Cơ cấu tổ chức của khách sạn chia thành từng bộ phận hợp lý với
từng chức năng riêng, tạo điều kiện để mỗi bộ phận thực hiện tốt
công tác an toàn vệ sinh lao động của mình cũng như cho công tác
an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn
 Được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh
lao động
 Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật để đảm bảo an
toàn lao động cho người vệ sinh lao động: Hệ thống báo cháy tự
động có gắn bộ cảm biến, khi có cháy xảy ra thì bộ cảm biến nhiệt sẽ

tự động báo cháy về trung tâm và sẽ phát ra tiếng kêu; hệ thống cách
điện; hệ thống đèn chiếu sáng để đảm bảo an ninh cho khu vực
khách sạn…


 Tạo môi trường làm việc đảm bảo vệ sinh lao động: trang bị máy lọc
không khí, làm vệ sinh máy điều hòa, trồng nhiều cây xanh trong
khách sạn, tất cả các phòng đều được làm bằng kính chống nhiệt, có
rèm kéo che kín khi cần thiết…
 Được cug cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo,
huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động.
 Có chế độ đãi ngộ với người lao động hợp lý, thường xuyên tô chức
các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tạo môi trường làm việc tích cực,
giúp nhân viên giảm căng thẳng.
 Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp; được đóng bảo hiểm tai nạn nghề
nghiệp, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ các các chế độ đối
với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng khám
giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
 Được bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp
 Có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn
được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm luật lao động khi
thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính
mạng hoặc sức khỏe cua mình nhuwg phải báo ngay cho người quả
lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người
quả lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động
đã khắc phục các nguy cơ để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
 Nhược điểm:

 Các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động mà nhà quản trị của Tập đoàn Mường
Thanh đưa ra vẫn chưa thực sự dạt hiệu quả:
 Tỷ lệ tai nạn lao động còn cao. Gần đây, tại công trường Mường Thanh Viễn
Triều, trong quá trình vận chuyển, thép và vật tư thi công tại tầng 12 của công
trình đã rơi trúng làm sập hệ thống giàn giáo tầng 3. Hậu quả, 3 công nhân đang
thi công tại tầng 3 rơi xuống tầng 2 công trình và bị thương nhẹ.
 Dù đã qua đào tạo nhưng nhận thức của người lao động về an toàn vệ sinh lao
động còn chưa cao.
 Ngân sách cho an toàn vệ sinh lao động còn hạn chế.


6. Đề xuất giải pháp hoàn thiện bộ máy VSATLĐ, tối ưu hóa các điều kiện lao
động, các quy tắc, quy trình phòng tránh yếu tố nguy hiểm, có hại và các giải
pháp khác:











 Đảm bảo các yếu tố về tâm lý- sinh lý lao động
Đảm bảo tốt về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động
Đảm bảo điều kiện làm việc tốt: máy móc, thiết bị phải phù hợp với cơ thể của
người lao động, không đòi hỏi người lao động phải làm việc quám căng thẳng,
nhịp độ quá khẩn trương và thực hiện những thao tác gò bó...

Đảm bảo chế độ lao động bao gồm: chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ đối với lao động nữ, chế độ đối với lao
động chưa thành niên, chế độ đối với người lao động cao tuổi, người tàn tật vv...
+ Đối với lao động nữ cần chú ý về tâm lý, sinh lý, thiên chức sinh con, nuôi con.
+ Đối với lao động chưa thành niên cần chú ý đến tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát
triển trí tuệ và nhân cách của họ. Không sử dụng lao động vị thành niên trong các
công việc nghề, công việc cấm lao động chưa thành niên.
+ Đối với lao động là người cao tuổi, người tàn tật cần chú ý đến sức khoẻ, tâm lý,
tiềm năng về trí tuệ và kinh nghiệm thực tế của họ.
+ Đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động có yếu tố độc hại,
nguy hiểm cần thực hiện tốt chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ
bồi dưỡng chống độc hại, nguy hiểm bằng hiện vật, chế độ thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
Thực hiện chế độ chung bồi dưỡng hiện vật và chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp cho người lao động nhanh phục hồi sức khoẻ, tăng
cường sức đề kháng, giúp đào thải các chất độc hại đã xâm nhập vào cơ thể trong
quá trình lao động sản xuất. Bồi dưỡng bằng hiện vật phải bảo đảm:
+ Đủ lượng dinh dưỡng cần thiết;
+ Ăn uống tại chỗ trong thời gian làm việc;
+ Giúp quá trình đào thải chất độc nhanh không gây tác dụng ngược.
Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động vì sự phát triển của doanh
nghiệp.
 Đề xuất về quản lý, tổ chức lao động
Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn, tiêu
chuẩn vệ sinh lao động cùng với quy phạm, quy trình kỹ thuật sản xuất
+Trong sản xuất, mọi công việc đều đòi hỏi phải tuân theo quy trình công nghệ,
quy trình làm việc nhất định. Trong tổ chức sản xuất cũng đòi hỏi phải tuân theo
những yêu cầu về kỹ thuật nhất định. Nói một cách khác là phải tuân theo quy
phạm kỹ thuật thì mới bảo đảm sản xuất tốt. Muốn bảo đảm an toàn và sức khoẻ
cho người lao động thì phải căn cứ vào quy trình sản xuất, vào kỹ thuật sản xuất,

mà đề ra các biện pháp về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động và các quy phạm,
quy trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động thích hợp.
+Trong doanh nghiệp phải có đầy đủ các quy trình về kỹ thuật an toàn và thực
hiện đúng các biện pháp làm việc an toàn. Các quy trình kỹ thuật an toàn phải
được sửa đổi cho phù hợp mỗi khi thay đổi phương pháp công nghệ, cải tiến thiết
bị.


 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật bảo hộ lao động
+Công tác bảo hộ lao động bao gồm nhiều nội dung về khoa học và kỹ thuật nên
đòi hỏi nhiều đến công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
+Những vấn đề về vệ sinh lao động như: thông gió, chiếu sáng, hút bụi, giảm tiếng
ồn, cải thiện môi trường làm việc,... đều là những nội dung của khoa học kỹ thuật
bảo hộ lao động đòi hỏi phải nghiên cứu công phu và sử dụng các biện pháp kỹ
thuật phức tạp mới giải quyết được.
+Những vấn đề về kỹ thuật an toàn như: an toàn sử dụng điện, sử dụng các loại
máy móc, thiết bị, sử dụng các loại hoá chất, các chất nổ, chất cháy, an toàn trong
thi công xây dựng, trong sử dụng các thiết bị chịu áp lực, trong khai thác khoáng
sản, sản xuất vật liệu xây dựng... đều đòi hỏi phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học
kỹ thuật.
 Tổ chức nơi làm việc hợp lý đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động
+Nơi làm việc hợp lý là một khoảng không gian nhất định của diện tích sản xuất,
được trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu theo đúng yêu cầu các quy
phạm, quy trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để người lao động thực hiện
nhiệm vụ sản xuất và công tác của mình một cách thuận lợi và bảo đảm an toàn.
 Thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công tác bảo hộ lao động và tổ chức thực
hiện tốt các chế độ về bảo hộ lao động
+Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về bảo hộ lao động có mục đích
truyền tải đến tất cả các đối tượng những thông tin, hiểu biết cần thiết, hướng dẫn
cho họ những kỹ năng, nghiệp vụ, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về pháp

luật để mọi đối tượng, đều phải biết chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng
tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+Việc nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công
tác bảo hộ lao động, việc áp dụng các phương pháp phương tiện có hiệu quả để
tuyên truyền, huấn luyện về bảo hộ lao động, xây dựng một hệ thống chương trình
giảng dạy, đề cương bài giảng về bảo hộ lao động phù hợp với từng đối tượng là
yêu cầu bức thiết hiện nay.
+Cần đưa môn học bảo hộ lao động vào giảng dạy ở trong nhà trường nhất là các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trường đào tạo
cán bộ quản lý. Các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền giới
thiệu các vấn đề về bảo hộ lao động để góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức
về công tác này.
+Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ
chuyên trách về bảo hộ lao động ở cơ sở, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư và cán
bộ trên đại học về bảo hộ lao động trong các trường.
 Thực hiện tốt chế độ khai báo điều tra và thống kê báo cáo tai nạn lao động
+Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động hoặc có liên quan đến
việc thực hiện nhiệm vụ lao động, công tác do hậu quả của sự tác động đột ngột
của các yếu tố nguy hiểm có hại, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá
huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi
người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn
các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó
của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động.


×