Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại heo giống cao sản huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------

SÙNG A DƠ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG
TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN HUYỆN HIỆP HÒA - BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và phát triển nông thôn

Khóa

: 2014-2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------

SÙNG A DƠ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG
TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN HUYỆN HIỆP HÒA - BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và phát triển nông thôn


Lớp

: Phát triển nông thôn K46N02

Khóa

: 2014-2018

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Hồ Lương Xinh

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Nguyễn Thị Nền

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu
sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Thạc Sĩ Hồ Lương Xinh là cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Quý chủ trang trại nơi tôi trực
tiếp thực tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm,

Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được phép tiếp cận và khẳng định công
việc trong nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã để
lại những tài liệu nghiên cứu có giá trị, liên quan đến lĩnh vực mà luận văn của
tôi đề cập và sử dụng làm tiền đề nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi lúc tôi khó
khăn, vất vả để hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các bạn bè đồng
nghiệp gần xa đóng góp ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Tác giả

SÙNG A DƠ


ii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Hình ảnh chuồng đẻ của trang trại ...............................................................14
Hình 3.2. Hình ảnh chuồng cai kín của trang trại ........................................................15
Hình 3.3. Sơ đồ trang trại............................................................................................16
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của trang..................................................16
Hình 3.5. Hình ảnh cho heo con ăn, đỡ đẻ và cắt tai cho heo con của trang trại ........18
Hình 3.6. Nội quy sát trùng của trang trại ...................................................................18
Hình 3.7. Hình ảnh kho cám heo .................................................................................20
Hình 3.8. Quy trình làm vaccine cho trại heo giống cao sản.......................................22
Hình 3.9. Hình ảnh heo nái bị viên tử cung và tiêm thuốc Oxytocin ..........................25
Hình 3.10. Hình ảnh cám cho heo con của trang trại ..................................................30
Hình 3.11. Quy trình chăn nuôi của trang trại .............................................................30
Hình 3.12. Hình ảnh xuất bán heo của trang trại .........................................................38

Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý sử lý chất thải..................................................................42


3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại ..................................7
Bảng 3.1: Lịch vệ sinh tại trang trại ............................................................................21
Bảng 3.2. Quy trình vacxin cho heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa...................22
Bảng 3.3: Quy trình vacxin cho heo nái hậu bị ...........................................................23
Bảng 3.4. Quy trình làm vaccine cho heo nái mang thai. ............................................23
Bảng 3.5. Quy trình làm vaccine cho heo đực .............................................................23
Bảng 3.6: Một số bệnh thường gặp trên đàn heo của trang trại...................................24
Bảng 3.7: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi .............................................28
Bảng 3.8. Chương trình thức ăn cho heo nái ...............................................................29
Bảng 3.9. Chương trình thức ăn cho lợn con của trang trại.........................................30
Bảng 3.10: Tình hình nguồn vốn của trang trại ...........................................................32
Bảng 3.11. Chi phí mua giống heo ban đầu của trang trại ..........................................33
Bảng 3.12: Chi phí đầu tư xây dựng của trang trại ......................................................34
Bảng 3.13: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại...................................35
Bảng 3.14: Tổng chi phí xây dựng ban đầu của trang trại...........................................35
Bảng 3.15: Chi phí cám hàng năm của trang trại ........................................................36
Bảng 3.16: Tổng chi phí hàng năm của trang trại........................................................37
Bảng 3.17. Tổng doanh thu hàng năm của trang trại ...................................................38
Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của trang trại ..................................................................40
Bảng 3.19: Phân tích SWOT .......................................................................................43


4


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Giải nghĩa

BNN & PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TACN

Thức ăn chăn nuôi

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân


HĐND

Hội đồng nhân dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KTTT

Kinh tế trang trại



Nghị định


5

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................................1
1.1.1. Mục đích ..............................................................................................................1
1.1.2. Yêu cầu ................................................................................................................3
1.2. Nội dung thực tập ...................................................................................................4
1.3. Tên, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập.........................................4
1.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ..............................................................4
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập ...............................................................................5

PHẦN 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP.....................................................6
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của trang trại chăn nuôi heo giống
cao sản của ông Nguyễn Văn Quý.................................................................................6
2.2. Những thành tựu đạt được của trang trại ................................................................8
2.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ..............................8
2.3.1. Thuận lợi: .............................................................................................................8
2.3.2. Khó khăn ..............................................................................................................9
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ...............................................................................10
3.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại..................................10
3.1.1. Tìm hiểu thông tin và cơ cấu tổ chức của trang trại ..........................................10
3.1.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch của trang trại ....................................................10
3.1.3. Tìm hiểu các loại cám sử dụng trong trang trại .................................................10
3.1.4. Tìm hiểu hệ thống đầu vào của trang trại ..........................................................10
3.1.5. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại .............................................................11
3.1.6. Tìm hiểu chi phi con giống ban đầu, xây dựng chuồng trại, chi phí
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ....................11
3.1.7. Thảo luận, phân tích hạch toán chi phí hàng năm của trang trại .......................11
3.1.8. Thảo luận, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại ....................12
3.1.9. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại ...........................................12


6

3.1.10. Thảo luận, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
của trang trại ................................................................................................................12
3.2. Tóm tắt kết quả thực tập .......................................................................................13
3.2.1. Tìm hiểu hệ thống tổ chức của trang trại. ..........................................................13
3.2.2. Quy trình phòng dịch của trang trại ...................................................................18
3.2.3. Tìm hiểu các loại cám sử dụng tại trang trại .....................................................28
3.2.4. Quy trình chăn nuôi và hệ thống đầu vào của trang trại ....................................30

3.2.5. Hệ thống đầu ra của trang trại............................................................................31
3.2.6. Tình hình sử dụng vốn của trang trại .................................................................32
3.2.7. Chi phí con giống, xây dựng chuồng trại và mua trang thiết bị
máy móc ban đầu của trang trại ...................................................................................33
3.2.8. Chi phí hàng năm của trang trại.........................................................................36
3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ...................................................................43
3.4. Đề xuất giải pháp ..................................................................................................44
3.4.1.Giải pháp đối với Công ty...................................................................................44
3.4.2. Giải pháp đối với trang trại ................................................................................45
3.4.3. Giải pháp đối với chính quyền địa phương .......................................................46
PHẦN 4. KẾT LUẬN..................................................................................................47
4.1. Kết luận .................................................................................................................47
4.2. Kiến nghị...............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Mục đích và yêu cầu
1.1.1. Mục đích
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đóng vai trò to lớn trong sự phát
triển kinh tế xã hội. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu
dùng và xuất khẩu, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn
nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho phát triển đất nước. Ở nước ta nông
nghiệp đóng góp lớn cho tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem
lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu hàng hóa.
Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi là một trong 2 tiểu ngành chính
cung cấp thực phẩm trực tiếp cho gia đình và toàn xã hội, hỗ trợ phát triển

trồng trọt, tận dụng lao động nông thôn ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm tích lũy vốn
tăng thu nhập cho nông dân tạo ra sự cân bằng sinh thái. Trong những năm gần
đây chăn nuôi đã đặt được những tiến bộ đáng kể về cải tiến con giống, chuồng
trại, thức ăn, thú y và quy mô diện tích dần dần được mở rộng. Tuy nhiên, hiện
nay chăn nuôi quy mô hộ nhỏ lẻ vẫn phổ biến, các mô hình chăn nuôi quy mô
lớn tập trung và có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Sự
phát triển các mô hình chăn nuôi quy mô trang trại hộ gia đình được coi là một
bước chuyển trực tiếp từ sản xuất hàng hóa đơn giản, sản xuất hàng hóa hội tụ
các ưu thế của kinh nghiệm truyền thống, tiến bộ, kỹ thuật, cơ chế thị trường.
Phát triển chăn nuôi trang trại không những đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng trong nước mà còn tạo ra nguồn thực phẩm cho
xuất khẩu. Theo các kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế về chăn nuôi trang trại
thì chăn nuôi chăn trại mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân, góp phần tăng
giàu giảm nghèo, thu hút được lao động, góp phần giải quyết việc làm, đẩy
mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn.
Phát triển chăn nuôi quy mô trang trại tuy đã có những thành công nhất định,


2

nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ rất nhiều những yếu điểm cần được nghiên cứu
khắc phục như: Trình độ tổ chức quản lý và hoạch toán kinh tế của trang trại
còn hạn chế, kỹ thuật công nghệ áp dụng vào chăn nuôi chưa đồng bộ và hiện
đại, thiếu kỹ năng thu thật và phân tích thông tin thị trường nên rủi ro trong sản
xuất luôn tiềm ẩn, đặc biệt là rủi ro về thị trường. Ngoài ra, các vấn đề về mặt
bằng cho xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư, lao động có chuyên môn, liên kết
hợp tác trong sản xuất, ô nhiễm môi trường,… cũng là những vấn đề hạn chế
làm chi phí sản xuất phát sinh thêm và rủi ro lớn.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành chăn nuôi nói riêng tại
Việt Nam luôn gặp phải những rủi ro. Những câu chuyện “được mùa mất giá”,

những cuộc “giải cứu” nông sản, hay những cảnh báo của nông dân “làm lớn
thua đau” vẫn luôn diễn ra làm cho người nông dân không mạnh dạn đầu tư
lớn. Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra nhưng chưa thật đúng và sát nên chưa
có những giải pháp bài bản để khắc phục có hiệu quả tình trạng trên. Chính vì
vậy, rất cần có những nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất nông nghiệp, bám
sát địa bàn và cùng trải nghiệm với nông dân để có những giải pháp sát thực
hiệu quả hơn.
Thôn Đồng Tâm xã Thường Thắng thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
có vị trí địa lý trải dọc đoạn đường đi từ thị trấn Chờ về thị trấn Thắng, với địa
hình bằng phẳng. Đất đai của xã rộng, chủ yếu là đất nông nghiệp. Thường
Thắng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Trong những
năm gần đây tại Thường Thắng, rất nhiều trang trại chăn nuôi được hình thành,
phát triển như: Trang trại chăn nuôi Gà Lại Vượng, Trang trại chăn nuôi heo
thương phẩm của bà Cúc, chăn nuôi heo thịt của ông Tiền, ... Tuy nhiên, tại
nhiều trang trại các khâu tổ chức, quản lý còn có hạn chế, vấn đề đầu tư, xử lý
môi trường còn chưa đảm bảo, rủi ro từ biến động thị trường và dịch bệnh vẫn
xảy ra. Tìm những giải pháp để chăn nuôi quy mô trang trại hiệu quả, bền
vững là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Nghiên cứu thực tế để củng cố kiếm


3

thức đã học, học hỏi những kinh nghiệm làm kinh tế. Ngoài ra, trao đổi và trải
nghiệm qua thực tập tại trang trại còn giúp sinh viên có được nghị lực, quyết
tâm và sự tự tin trong phát triển sinh kế sau này. Cùng với chủ trang trại tìm ra
những yếu điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắp phục cho phát triển bền
vững trang trại là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên
tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại heo
giống cao sản huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
1.1.2. Yêu cầu

1.1.2.1. Yêu cầu chung
Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiệm tại trang trại chăn
nuôi giúp người học tăng hiểu biết về những loại hình sản xuất, có được kinh
nghiệm về tổ chức kinh tế trang trại chăn nuôi, rèm luyện những kỹ năng
chuyên môn cần thiết. Ngoài ra, người học còn đánh giá phân tích được những
thành công của trang trại, tìm ra được những khó khăn, trở ngại và những
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại. Qua đó, đề xuất
được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh trang trại chăn nuôi theo hướng hiệu quả và ổn định.
1.1.2.2. Yêu cầu cụ thể
- Nắm rõ được các thông tin về quá trình hình thành và tổ chức sản xuất
kinh doanh của trang trại chăn nuôi giống heo cao sản: ông Nguyên Văn Quý,
thôn Đồng Tâm, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích đánh giá được thực trạng về sản xuất cho việc tổ chức thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Học tập được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi và phòng
chữa bệnh trên heo tại trang trại.
- Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, học
hỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động của
trang trại.


4

- Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển kinh cho
trang trại chăn nuôi heo giống cao sản.
1.2. Nội dung thực tập
- Nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của cơ sở heo
giống cao sản tại thôn Đồng Tâm, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang.

- Tìm hiểu và đánh giá quá trình chuẩn bị, xây dựng và phát triển các
nguồn lực cần thiết cho sản xuất kinh doanh trang trại giống heo cao sản.
- Phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn chính trong chăn nuôi
heo với quy mô trang trại.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Nghiên cứu học tập kỹ thuật chăn nuôi heo và cách phòng bệnh cho heo
tại trang trại.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
cho trang trại chăn nuôi heo tại trang trại heo giống cao sản.
1.3. Tên, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập
- Tên trang trại: cơ sở heo giống cao sản của ông Nguyễn Văn Quý.
- Địa điểm: thôn Đồng Tâm, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang.
- Nhiệm vụ của trang trại: sản xuất heo giống.
- Chức năng: chuyên cung cấp giống heo ra thị trường.
1.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
* Về kỹ năng sống
- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh tại trang trại, tại địa
phương nơi mình thực tập.
- Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với chủ trang trại và công nhân
của chủ trang trại nơi thực tập.
- Biết lắng nghe và rút ra kinh nghiệm từ những lời phê bình của người
khác.
- Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.


5

* Về kỹ năng làm việc

- Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch,
khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc của trang trại.
- Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng
chủ trại trại có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế thiệt hại.
- Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong
nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.
- Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc đã được giao, sinh viên nắm
bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật chăn nuôi, chăm
sóc và phòng trừ bệnh hại cho heo từng giai đoạn.
- Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả.
- Được giao nhiệm vụ làm kế toán tại trang trại, hàng ngày phải kiểm soát
số liệu heo cũng như các khoản mục thu chi của trại.
* Về thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm việc chăm
chỉ không ngại khổ, ngại khó.
- Làm việc đúng giờ, làm đến nơi đến chốn, chính xác kịp thời những
công việc do đơn vị thực tập phân công.
- Tích cực trao đổi với chủ trang trại về quá trình xây dựng, tổ chức quản
lý, hoạch toán kinh tế và những kỹ thuật trong chăn nuôi heo quy mô trang trại.
- Biết chủ động học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép những kiến thức, kỹ
năng bổ ích liên quan đến công việc và đời sống từ những người xung quanh.
- Chủ động các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang
trại để hoàn thành tốt công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được
năng lực của bản thân.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 16/01/2018 đến 30/05/2018.
- Địa điểm: Cơ sở sản xuất heo giống cao sản: ông Nguyễn Văn Quý, thôn
Đồng Tâm, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.



6

PHẦN 2
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của trang trại chăn nuôi heo giống
cao sản của ông Nguyễn Văn Quý
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí đất đai của trang trại:
Thôn Đồng Tâm thuộc xã Thường Thắng huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc
Giang. Xã Thường Thắng được ký quyết định và công nhận từ năm 2012 lên
thị trấn loại IV. Thị trấn Thắng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục của huyện Hiệp Hòa. Thị trấn Thắng là một trong hai đô thị loại IV của
tỉnh Bắc Giang (cùng với thị trấn Chũ). Thị trấn được quy hoạch là đô thị trung
tâm vùng phía tay của tỉnh Bắc Giang và là 1 đô thị vệ tinh trong quy hoạch
vùng thủ đô Hà Nội. Thị trấn Thắng nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng
50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km, cách thành phố Bắc Giang 30km và
cách thành phố Thái Nguyên 40km nên có vị trí địa lí thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội với hệ thống giao thông liên kết với các trung tâm kinh tế lớn.
+ Phía Đông giáp huyện Việt Yên.
+ Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Nam giáp huyện Yên Phong.
+ Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.
- Địa hình, thổ nhưỡng
+ Địa hình không đồng đều, độ nghiêng hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng đất đai:
+ Trang trại có 4 giếng khoan đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cũng như
phục vụ cho sản xuất.
+ Khí hậu: chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
0


bình 23-24 C, lượng mưa trung bình 1.500mm.


7

+ Nằm sát với đường giao thông liên 2 thị trấn nên rất thuận lợi cho việc
vận chuyển cám, thuốc và xuất bán heo.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của trang trại.
+ Quý đất của trại sử dụng hợp lý tận dụng triệt để quỹ đất vườn tận dụng
được hết để xây dựng chuồng trại.
* Kinh tế - xã hội trang trại
Bảng 2.1: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại
Hiện tại

Tiềm năng

Trở ngại

Nguồn lực con người
- Trang trại có 1 kỹ thuật.
- Thêu 4 công nhân.
- Có 2 sinh viên thực tập

- Có kiến thức chuyên
môn cao.
- Các công nhân điều
am hiểu về chăn nuôi.

- Chưa tận dụng được nguồn
lực lao động.

- Các thành viên bất đồng quan
điểm.
- Sinh viên chưa am hiểu về kỹ
thuật chăn nuôi heo.

Về vật chất, trang thiết bị cho SXKD
Có 5 nhà, có 1 nhà chia ra làm
2 chuồng. Quy mô các chuồng:
chuồng bầu 1 gồm 115 ô, bầu 2
2
gồm 114 ô mỗi ô rộng 3,5m ,
chuồng 1 gồm 32 ô, để 2 gồm 40
Phục vụ tốt trong quá
2
trình chăn nuôi chăm sóc
ô mỗi ô rộng 3,96m , 1 chuồng
heo trong 10 năm.
cai kín, 1 chuồng cai hở rộng
2
9,2m (ô chuồng đã chữa cả máng
ăn, máng uống cho heo). Gồm 16
cái quạt mát, 5 cái dàn mát và 1
số dụng cụ công cụ khác.

Trải qua thời gian sử dụng lâu
năm trang thiết bị bị hao mòn
một số khung chuồng bị hỏng
chưa được thay thế.

Về tài chính

- Góp chung vốn.

- Duy trì hoạt động sản
xuất của trang trại.

- Có thêm thu nhập khi
- Chăn nuôi sản xuất heo giống
nuôi chúng vụ có giá cả
là nguồn thu nhập chính của trang
cao.
trại.

- Yêu cầu chủ trang trại phải
sử dụng hợp lý, đúng thời điểm.
- Giá heo hiện nay thay đổi
biến động thất thường vì vậy có
thể bùng phát làm giảm thu
nhập.

(Nguồn: báo cáo của trang trại)


8

- Thực trạng về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại.
+ Thực trạng về vốn phục vụ SXKD về cơ bản hiện tại trang trại vẫn đủ
khả năng duy trì sản xuất.
+ Thực trạng về các trang thiết bị phục vụ SXKD trang trại có 2 chuồng
bầu, 2 chuồng đẻ, 1 chuồng cai kín, 1 chuồng cai hở, 2 giá nhảy, 10 cái máy
bơm nước, 1 cái máy mày nanh, 1 cái máy siêu âm, 1 bộ máy nâng tinh soi tinh

và 1 cái máy phát điện.
2.2. Những thành tựu đạt được của trang trại
- Trang trại đạt tiêu chuẩn VietGap được tặng chứng nhận an toàn vệ sinh
vào năm 2014
- Được Hội Nông Dân tỉnh Bắc Giang ghi nhận “tấm lòng vàng” vào giữa
năm 2014.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập
2.3.1. Thuận lợi:
* Đối với sinh viên
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Hồ Lương Xinh trong suốt thời
gian thực tập.
- Trang trại luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
* Đối với trang trại
- Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, tích lũy được nhiều kinh
nghiệm chăn nuôi qua nhiều năm và nắm rất chắc về vấn đề kỹ thuật chăn nuôi
heo.
- Trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như: máng uống
nước tự động,… chăn nuôi theo đúng kỹ thuật, làm vaccine theo đúng lịch.
- Sản phẩm heo giống của trang trại có chất lượng cao phù hợp với nhu
cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Trang trại được các công ty, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, tổ chức
tín dụng tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển chăn nuôi.


9

- Trang trại chủ động được đầu vào như: thuốc thú ý, các công cụ dụng cụ
để phục vụ cho chăn nuôi,…
2.3.2. Khó khăn

* Đối với sinh viên
- Chưa có kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật trong phòng bệnh và chữa
bệnh trong chăn nuôi heo.
* Đối với trang trại
- Việc chăn nuôi thời gian dài các chất thải ít nhiều cũng gây ảnh hưởng
ô nhiễm môi trường, các chất thải tàn dư từ lứa trước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến
lứa sau gây tăng chi phí cho người chăn nuôi, ngoài ra việc chăn nuôi heo
thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc thú y có mùi vị nặng với heo phân heo
và không khí trong trại bị bụi bặm,… điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người chăn nuôi heo.
- Xung quanh trang trại có nhiều gia đình cùng phát triển trang trại vì vậy
áp lực bệnh tật của trang trại là vô cùng cao.
- Thiếu sự liên kết giữa các trang trại chăn nuôi heo với nhau.
Giá cả thị trường không ổn định nên còn phụ thuộc vào sức tiêu thụ của
thương lái.


10

PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại
3.1.1. Tìm hiểu thông tin và cơ cấu tổ chức của trang trại heo giống cao sản
của ông Nguyễn Văn Quý
+ Tìm hiểu sự hình thành và cơ cấu bộ máy tổ chức của trang trại.
* Kết quả đạt được
+ Tóm tắt được quá trình hình thành và phát triển trang trại.
+ Vẽ được sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại.
3.1.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch của trang trại
+ Tìm hiểu hệ thống phòng dịch bằng hệ thống sát trùng.

+ Tìm hiểu quá trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại.
+ Tìm hiểu tình hình dịch bệnh tại trang trại.
+ Tìm hiểu, học tập và tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm
sóc heo tại trang trại.
* Kết quả đạt được
+ Xác định được quá trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng và quy
trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại.
+ Xác định được lịch trình làm vaccine phòng dịch của trang trại.
+ Có thể nhận biết được heo ốm bằng cách quan sát thông thường.
+ Xác định được chỉ tiêu tiêu thụ mỗi loại cám của một con heo.
+ Biết cách vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình.
3.1.3. Tìm hiểu các loại cám sử dụng trong trang trại
+ Tìm hiểu chương trình thức ăn cho heo tại trang trại.
+ Tìm hiểu thành phần và giá trị dinh dưỡng các loại cám.
3.1.4. Tìm hiểu hệ thống đầu vào của trang trại
+ Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại.
* Kết quả đạt được


11

+ Xác định được các yếu tố đầu vào cho trang trại.
+ Xác định được quy trình chăn nuôi của trang trại.
3.1.5. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại
+ Tìm hiểu chuỗi giá trị chăn nuôi.
+ Trao đổi, thảo luận với chủ trang về các kênh tiêu thụ của trang trại.
+ Phân tích các kênh tiêu thụ của trang trại.
* Kết quả đạt được
+ Xác định được các kênh tiêu thụ của trang trại cũng như Công ty cổ
phần dinh dưỡng Hải Thịnh.

+ Xác định được kênh tiêu thụ nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.1.6. Tìm hiểu chi phi con giống ban đầu, xây dựng chuồng trại, chi phí
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
+ Tìm hiểu chi phí mua con giống.
+ Liệt kê các hạng mục công trình tại trang trại.
+ Liệt kê các trang thiết bị có trong trang trại và chuồng nuôi.
+ Tìm hiểu khoản chi phí xây dựng, trang thiết bị ban đầu của trang trại.
* Kết quả đạt được
+ Liệt kê đầy đủ các hạng mục công trình, các trang thiết bị mà trang trại
sử dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh .
+ Từ đó biết được chi phí cho từng hạng mục công trình, chi phí cho từng
loại trang thiết bị.
+ Hạch toán được chi phí xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị của
trang trại.
3.1.7. Thảo luận, phân tích hạch toán chi phí hàng năm của trang trại
+ Thảo luận cùng chủ trang trại về những chi phí của trang trại phải chi
trả trong một năm.
+ Tính toán chi phí phải trả cho từng loại chi phí.
* Kết quả đạt được


12

+ Hạch toán được chi phí mà trang trại phải chi trả cho từng loại.
+ Xác định được tổng chi phí hàng năm của trang trại.
3.1.8. Thảo luận, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
+ Thảo luận, tính toán, phân tích doanh thu hàng năm của trang trại.
* Kết quả đạt được
+ Hạch toán được hiệu quả kinh tế của trang trại khi tham gia chăn nuôi.
+ Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất trang

trại heo giống cao sản ông Nguyễn Văn Quý.
3.1.9. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại
+ Tìm hiểu công tác xử lý nước, chất thải trước khi đưa ra môi trường.
+ Tìm hiểu các loại hóa chất đưa vào xử lý chất thải chăn nuôi.
* Kết quả đạt được
+ Nắm được quy trình xử lý môi trường của trang trại.
+ Vẽ được hệ thống sơ đồ xử lý môi trường của trang trại.
+ Hiểu được phần nào về các cách xử lý chất thải trước khi đưa ra môi
trường tự nhiên.
3.1.10. Thảo luận, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
trang trại
+ Cùng với chủ trang trại thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của trang
trại khi tham gia vào hình thức tổ chức sản xuất trang trại.
+ Thảo luận về cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
* Kết quả đạt được
+ Phân tích được những điểm mạnh và điểm yếu của trang trại.
+ Phân tích được cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị
trường.
+ Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có giải pháp
tháo gỡ những khó khăn của trang trại.


13

3.2. Tóm tắt kết quả thực tập
3.2.1. Tìm hiểu hệ thống tổ chức của trang trại.
* Sự hình thành và quy mô của trang trại
Với mong muốn cung cấp heo giống cho địa bàn xã Thường Thắng,
huyện Hiệp Hòa và các tỉnh lân cận về con giống để đặt hiệu quả kinh tế cao.

Trang trại đã được UBND xã Thường Thắng và UBND huyện Hiệp Hòa đồng
ý và tạo điều kiện tốt nhất cho trang trại được phép xây dựng và tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất trang trại.
Trang trại heo giống cao sản nằm trên địa bàn xã Thường Thắng, huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích khoảng 2 ha. Trại được đưa vào
hoạt động được 11 năm, tính từ năm 2007 đến nay.
Là một trại chăn nuôi heo tư nhân với quy mô vừa gồm 200 nái chuyên
sản xuất heo giống thương phẩm và heo giống hậu bị.
Trang trại có vị trí khá thuận lợi nằm trong khu vực cách khá xa khu dân
cư, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, giảm lây lan dịch bệnh và thuận
tiện cho việc vận chuyển giống, thức ăn, thuốc và các vật liệu khác ra vào trang
trại. Trại gồm có 2 khu chính. Khu phía ngoài bao gồm nhà ăn, nhà ở cho công
nhân trong trại, kho thuốc, nhà chứa máy phát điện. Khu phía trong gồm kho
cám, hệ thống các chuồng nuôi và phòng pha chế và bảo quản tinh trùng.
Khu chăn nuôi có 6 chuồng như sau: 2 chuồng đẻ, 2 chuồng bầu,2
chuồng cai sữa và 1 ô chuồng nuôi hậu bị.
Chuồng bầu 1 gồm 2 dãy sắp xếp cân xứng như sau: Đầu chuồng có ô
nuôi heo đực giống, tiếp đến là các ô dành cho heo chờ phối và đang phối, cuối
là heo đang mang thai, có 1 ô khai thác tinh rộng 3m×2,6m. Chuồng bầu 2
chuyên dành riêng cho heo nái chửa khoảng 30 ngày đến 110 ngày. Tất cả sàn
chuồng đều được làm bằng các tấm đan bê tông có khe hở, sàn cao hơn hẳn
nền chuồng, giúp công việc vệ sinh khử trùng được dễ dàng. Tổng diện tích 2
chuồng bầu rộng như nhau là 50m×7m; ô chuồng cho heo đực và heo nái


14

rộng như nhau là 2,2m×0,6m.
Chuồng đẻ gồm 2 chuồng rộng như nhau với tổng diện tích 1 chuồng là
60m×8m. Mỗi ô chuồng của nái đẻ có 3 ngăn. Ngăn ở giữa dành cho heo mẹ,

sàn chuồng heo mẹ làm bằng tấm đan bê tông có khe hở, hai ngăn hai bên cho
heo con, sàn heo con làm bằng nhựa cứng. Phần chuồng cho heo con khá rộng
rãi, một góc để lồng úm. Mỗi lồng úm được trang bị một bóng đèn sưởi ấm.
Mỗi ô chuồng nái đẻ điều được lắp một vòi nước tự động và máng ăn cho mẹ
và một vòi nước cùng một máng ăn làm bằng sắt cho heo con tập ăn được lắp
phía ngăn rộng.

Hình 3.1. Hình ảnh chuồng đẻ của trang trại
* Chuồng cai sữa gồm 2 chuồng:
+ Chuồng cai kín được chia làm 13 ô chuồng, 8 ô đầu tiên từ cửa vào mỗi
ô chuồng dài 4,8m rộng 1,8m dành riêng để nuôi heo con vừa cai sữa mẹ, 5 ô
còn lại dài 4,8m rộng 3,6m nuôi heo con khi được khoảng 25-30 kg. Tổng
diện tích của chuồng là 40m×6,4m. 8 ô đầu tiên sàn đều là nhựa ghép bằng các
tấm đan làm bằng nhựa cứng, 5 ô còn lại là được xây bằng nền bê tông.
+ Chuồng cai hở được chia làm 2 dãy nhà dạng hình chữ L, mỗi dãy nhà
gồm 6 ô chuồng, 6 ô chuồng song song với các chuồng khác nuôi heo đực với
diện tích 5m×35m, 1 ô để khai thác tinh. 6 ô chuồng còn lại nuôi heo loại và
heo hậu bị vừa nhập từ bên ngoài vào để chuẩn bị làm giống “chuồng cách ly”.


15

Hình 3.2. Hình ảnh chuồng cai kín của trang trại
Các chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng kín , đầu chuồng có hệ thống
các tấm làm mát và máy bơm nước, cuối chuồng là hệ thống quạt hút giúp
thông khí, giảm bụi, chống nóng cho heo, ngoài ra còn có hệ thống cửa ra vào
và cửa sổ (hệ thống cửa này luôn được đóng kín, chỉ linh động mở ra khi có sự
cố như mất điện). Trên mái chuồng có hệ thống vòi phun nước giúp giảm nhiệt
độ chuồng nuôi về mùa nóng. Về mùa lạnh, hệ thống sưởi ấm lợn được trang
bị đầy đủ là bóng hồng ngoại, lồng úm, bạt che, thảm trải xuống sàn.

Tuy nhiên, hệ thống chuồng trại có nhiều nhược điểm như sau:
+ Hệ thống chuồng đẻ 1 và chuồng bầu 2 không được ngăn thành hai khu
chuồng riêng biệt mà được thiết kế sát vách và có hệ thống cửa qua lại giữa hai
chuồng. Với thiết kế này có rất nhiều hạn chế dịch bệnh (nếu có) dễ lây lan
giữa hai khu.
+ Hệ thống chuồng cách li, nuôi hậu bị và đực cũng được thiết kế như hệ
thống chuồng bầu và đẻ. Tuy tiết kiệm được chi phí do sử dụng chung được
nhiều thiết bị vệ sinh chuồng trại, diện tích do tổng diện tích trang trại hạn chế
nhưng rất khó khăn trong việc dập dịch bệnh (nếu có).
Ngoài ra trang trại còn có các công trình phụ trợ khác phục vụ chăn nuôi
như kho cám, nhà phát điện, khu nhà ở công nhân, sân vườn, bể phân, biogas,
phòng tinh.


16

Cai hở

Cai kín

Bầu 2
Đẻ 1

Chuồng
bầu1

Chuồng đẻ
2

* Sơ đồ trang trại


Đi lại

P.
Tinh
Lối vào

Bể
nước

Kho
Cám
P. Sát trùng

Cổng

Lò mổ

P. họp

Nhà ở công nhân
K
h
o

Hình 3.3. Sơ đồ trang trại
Qua sơ đồ trang trại Heo giống cao sản của ông Nguyễn Văn Quý cho ta
thấy trang trại tận dụng hết quý đất của trang trại vào việc phát triển trang trại.
* Cơ cấu tổ chức của trang trại
Sơ đồ hoạt động tổ chức của trang trại


Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của trang


Ban giám đốc điều hành: là người có vị trí cao nhất và điều hành tất cả
các công việc từ công ty xuống trang trại.
Trưởng trại: có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin về việc bán hàng, tiếp
đón khách,... rồi báo lại cho quản lý trại và kế toán
Quảng lý kỹ thuật: nhiệm vụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh cả về
kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại.
Kế toán trại: Hỗ trợ kỹ sư trong việc quản lý sổ sách, quá trình nhập cám,
xuất cám, nhập thuốc, xuất thuốc, nhập heo, xuất bán heo, đi chợ, tiếp khách
và nhận lệnh từ công ty khi xuất thuốc, bán heo, thu tiền gửi về công ty, thủ
quỹ của trại. Kiểm kê, theo dõi số lượng heo thực tế với số heo đã bị tiêu hủy
do ốm chết, quản lý thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng
trong chăn nuôi.
Kỹ thuật: có nhiệm vụ truyền đạt các kiếm thức cho công nhân tại trại và
sinh viên thực tập (nếu có). Gồm 2 chức năng chính như sau:
+ Chức năng chăn nuôi: Chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho chủ trang
trại và công nhân là hướng dẫn công nhân kỹ thuật cách thức chăn nuôi liều
lượng cám và các giai đoạn của heo lên bổ xung lượng cám cách bảo quản cám
sao cho phù hợp. Giám sát việc sử dụng tài sản của công ty khi chuyển xuống
trại chăn nuôi, đảm bảo chắc chắn tài sản của công ty được sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả cao nhất.
+ Chức năng thú y: Phát hiện bệnh và điều trị, giới thiệu các loại thuốc
phòng chữa bệnh cho đàn heo, chịu chắc nhiệm về bệnh của heo phát hiện
bệnh chữa bệnh kịp thời đưa ra cách sử lý khi heo mắc bệnh. Kiểm kê, theo dõi
số lượng heo thực tế với số heo đã bị tiêu hủy do ốm chết, quản lý thuốc thú y,
vaccine, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong chăn nuôi.
Công nhân và sinh viên thực tập: Là những người trực tiếp tham gia vào

quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc heo, có trách nhiệm dọn dẹp chuồng
trại hàng ngày dưới sự chỉ dẫn của quản lý và kỹ sư, báo cáo cho kỹ sư, quản


×