Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 92 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Phòng Quản lý Sau đại học xem xét để
tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Quang Vũ

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Phạm
Văn Cương đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.


ii
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Phòng Quản lý Sau đại học,
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán tài chính, cùng các Thầy, Cô
giáo đã giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt khóa học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc,
Lãnh đạo phòng, chuyên viên các Phòng nghiệp vụ của Cục đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn thành bản Luận văn này.

Hà Nội, 15 tháng 01 năm 2019


Tác giả luận văn

Lê Quang Vũ


iii
MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt

ii
v

Danh mục các bảng biểu

vi

Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU

vii
1


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

6. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ

4
5

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
1.1. Cơ sở lý luận về hàng dự trữ quốc gia.
1.1.1. Khái niệm về hàng dự trữ quốc gia


5
5

1.1.2. Vai trò của hàng dự trữ quốc gia

6

1.2.

7

Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

7

1.2.2. Nội dung quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

8

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chất lượng hàng DTQG

9

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng hàng DTQG

18

1.4.1. Các nhân tố khách quan


18

1.4.2. Các nhân tố chủ quan
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

22

HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU
VỰC ĐÔNG BẮC GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
2.1 Khái quát về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc

23

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

25

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục DTNN khu

32
40

vực Đông Bắc giai đoạn 2014 - 2018


iv
2.2.1. Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc


44

gia tại Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2014 - 2018
2.2.2. Phân tích các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ
quốc gia tại Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2014 - 2018
2.2.3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục

48
55

Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc
2.2.4. Các mặt mạnh và nguyên nhân

60

2.2.5. Các mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân chủ quan, khách quan
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

66

CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA TẠI CỤC DỰ TRỮ
NHÀ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG BẮC
3.1. Mục tiêu công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nhà

67

nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2018 - 2020
3.1.1. Mục tiêu tổng quát

67


3.1.2. Mục tiêu cụ thể

70

3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục

72

Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc đến năm 2020
3.2.1. Biện pháp về tổ chức, cán bộ

73

3.2.2. Biện pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị

76

3.2.3. Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục

84

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chất lượng

85

hàng dự trữ quốc gia tại Cục
3.2.5. Các biện pháp khác

86


3.3. Kiến nghị
KẾT LUẬN

87
89

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BTC
CP

Giải thích
Bộ Tài chính
Chính phủ


v
CBCC
DTNN
DTQG
NSNN

QPPL
XHCN

Cán bộ công chức
Dự trữ Nhà nước
Dự trữ quốc gia

Ngân sách nhà nước
Nghị định
Quy phạm pháp luật
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6

Tên bảng

Trang

Chỉ tiêu cơ lý của vải may nhà bạt cứu sinh loại nhẹ
Chỉ tiêu chất lượng của bè cứu sinh nhẹ
Chỉ tiêu chất lượng của phao tròn cứu sinh
Tình hình xuất bán lương thực DTQG
Tình hình xuất lương thực DTQG cứu trợ, viện trợ

10
12
13
44

48

Giá mua, bán lương thực tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc

51


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1
2.2
2.3

Tên hình
Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục DTNN khu vực Đông Bắc
Trình độ chuyên môn
Sơ đồ khối công nghệ bảo quản gạo DTQG bằng CO2, N2,
yếm khí

MỞ ĐẦU

Trang
26
28
59


8
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quá trình hình thành và phát triển của ngành dự trữ quốc gia (DTQG) đều
gắn liền với quá trình bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia. Với yêu cầu của Nhà
nước về DTQG đã thúc đẩy hoạt động DTQG ngày càng có hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu của quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thực tiễn quá trình phát triển
của DTQG đã chỉ ra rằng việc nâng cao chất lượng hàng hóa DTQG có vai trò, vị
trí quan trọng hàng đầu cho triển khai thực hiện các quan điểm, chính sách mới của
Đảng, Nhà nước về DTQG, thúc đẩy hoạt động DTQG nhằm đảm bảo cho an sinh
xã hội, có lợi cho nhân dân, góp phần thúc đẩy cho sự nghiệp xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc.
Sau gần ba mươi năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, công tác nâng
cao chất lượng hàng hóa DTQG đã có những tiến bộ quan trọng. Nhiều cơ chế
chính sách về công tác dự trữ quốc gia đã được xây dựng ban hành như Luật
DTQG, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính... đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn
chỉnh hơn để Nhà nước quản lý DTQG bằng pháp luật phù hợp với cơ chế quản lý
của Nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ chế chính sách quản lý nhà nước về hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng hàng hóa DTQG còn chưa thực sự đồng bộ, có lúc
chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra về quản lý nhà nước đối DTQG
trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh biến đổi khí hậu
ngày càng diễn biến phức tạp.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của DTQG trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa đất nước (HĐH), hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng cần phải thường xuyên rà soát, đánh giá công tác nhập, xuất và bảo quản hàng
hóa dự trữ quốc gia để xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về
DTQG đồng bộ, thống nhất, khả thi mà trọng tâm là tìm ra biện pháp hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng hàng DTQG đáp ứng mục tiêu của DTQG là bảo đảm
yêu cầu đột xuất, cấp bách trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm

8



9
họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội trong mọi
tình huống.
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục Dự
trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu khẳng định sự
tồn tại, phát triển và vị trí vai trò của DTQG đối với sự nghiệp CNH- HĐH đất
nước. Đề tài xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết không chỉ về mặt lý luận mà cả yêu cầu
của thực tiễn hoạt động DTQG của Việt nam. Đề tài tự nó đã hàm chứa ý nghĩa
khoa học và thực tiễn to lớn.
Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc”
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất được một số biện pháp có cơ sở
khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ
quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc Hệ giai đoạn 2019-2023. Để
đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hàng DTQG và quản lý chất lượng hàng
DTQG; Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc Hệ giai đoạn 2014-2018 để tìm ra các
điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của nó; Đề xuất một số biện pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2019-2023.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chất lượng hàng dự
trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc; Cơ chế quản lý Nhà nước
đối với dự trữ quốc gia qua các thời kỳ, nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý

chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:


10
Trước hết, nghiên cứu sự cần thiết của dự trữ quốc gia và biện pháp hoàn
thiện công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước
khu vực Đông Bắc.
Thứ hai, nghiên cứu Luật dự trữ quốc gia – nội dung cơ bản của cơ chế quản
lý dự trữ quốc gia.
- Phạm vi về không gian: Hệ thống dự trữ quốc gia được trải đều trên bình
diện cả nước và được quản lý theo hệ thống ngành dọc từ Tổng cục Dự trữ Nhà
nước → Cục Dự trữ Nhà nước khu vực → Chi cục Dự trữ Nhà nước.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng dự trữ quốc gia, cơ chế quản
lý nhà nước về dự trữ quốc gia chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến
năm 2018, các biện pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2019-2023.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực tế để thu
thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về lý luận hàng DTQG và thực tiễn quản lý chất
lượng hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 20142018. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích
thống kê, tổng hợp để tìm ra các nguyên nhân gây nên các hạn chế, yếu kém về
công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực
Đông Bắc giai đoạn 2014-2018 và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông
Bắc Hệ giai đoạn 2019-2023.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hàng
DTQG và quản lý chất lượng hàng DTQG tại Việt Nam; xác định những nhân tố cơ
bản ảnh hưởng tới chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Về mặt thực tiễn, đề tài luận văn đã phân tích toàn diện, cơ chế quản lý Nhà
nước về DTQG, chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân để có biện
pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nhà nước
khu vực Đông Bắc. Đề tài luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp có cơ sở khoa

10


11
học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại Cục
Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2019-2023.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hàng dự trữ quốc gia và quản lý chất lượng hàng
dự trữ quốc gia;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2014 – 2018;
Chương 3. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng DTQG tại
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc giai đoạn 2019 - 2023.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
1.1. Cơ sở lý luận về hàng dự trữ quốc gia


12
1.1.1. Khái niệm về hàng dự trữ quốc gia
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống kinh tế - xã
hội, con người thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường thiên nhiên.

Cho dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến mấy, ở bất cứ trình độ tiên tiến nào;
công tác phòng ngừa, bảo vệ có kỹ lưỡng đến đâu thì loài người vẫn và sẽ còn bất
lực trước những hiểm họa và rủi ro do thiên nhiên gây ra. Đứng trước những hiểm
họa, những lý do bất khả kháng đó đòi hỏi con người phải tự tìm kiếm giải pháp để
phòng ngừa, hạn chế, khắc phục những biến có bất ngờ gây ra. Đó chính là cội
nguồn của ý tưởng về dự trữ.
Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế
thị trường, tính chất xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, cạnh tranh khốc liệt; sự
phát triển luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; vì thế công tác dự trữ, đặc biệt là dự trữ
nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng; trong nhiều trường hợp được ví như
“Chiếc van an toàn” đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
Dự trữ là đưa một bộ phận của cải vật chất của xã hội vào tích lũy, cất giữ để
sử dụng vào mục đính phòng ngừa, khắc phục những rủi do, những biến cố bất khả
kháng do tiên nhiên, môi trường và đời sống kinh tế xã hội mang lại.
Quỹ dự trữ nhà nước được thành lập từ giá trị thặng dư và sự hình thành qũy
được tính lũy từ hết năm này sang năm khác; nó được dùng chung liên tục và cũng
được lấp đầy thường xuyên hàng năm cho đủ mức cần thiết để có thể cho phép hoạt
động của xã hội được vận hành liên tục, bình thường.
Theo từ điển Bách khoa Tiếng Việt: dự trữ là toàn bộ những nguồn vốn hay
giá trị mà một chủ thể kinh tế hay nhà nước dành ra dưới hình thức hiện vật hay
tiền tệ để phòng ngừa và khắc phục có hiệu quả các tổn thất do tai biến bất ngờ gây
ra đối với sản xuất, đời sống hoặc để đảm bảo cho sự liên tục không bị gián đoạn
trong sản xuất kinh doanh. Theo Từ điển Tiếng Việt: Dự trữ là trữ sẵn để dùng khi
cần đến.
Dự trữ quốc gia, theo từ điển Bách khoa tiếng Việt là dự trữ của một nước,
do Nhà nước nắm giữ và quản lý, bao gồm dự trữ các vật tư hàng hoá quan trọng
nhất, các loại vàng bạc, đá quý, ngoại tệ, tiền chưa phát hành. Là quỹ dự trữ lớn

12



13
nhất, nhằm mục đích khắc phục những tổn thất do thiên tai, dịch hoạ gây ra trên
quy mô lớn, trong một thời gian nhất định, DTQG là nguồn tích luỹ của quốc gia,
là sức mạnh của đất nước.
Luật dự trữ quốc gia được Quốc hội (Khoá XIII) thông qua ngày 20/11/2004.
Điều 4 khoản 1 ghi rõ: Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà
nước quản lý, nắm giữ. Mục tiêu của dự trữ quốc gia: Nhà nước hình thành, sử
dụng DTQG nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng,
an ninh. Tình huống đột xuất, cấp bách là tình trạng thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn,
dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trật
tự an toàn xã hội cần được giải quyết ngay.
Hoạt động dự trữ quốc gia: là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở
vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
Như vậy, nội dung của hoạt động DTQG bao gồm tất cả các hoạt động liên
quan đến quá trình hình thành, duy trì và sử dụng DTQG như dự báo, xây dựng
chiến lược, kế hoạch, dự toán ngân sách DTQG; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
để quản lý DTQG; điều hành nhập, xuất; mua, bán, bảo quản, bảo vệ DTQG và
quản lý sử dụng có hiệu quả DTQG.
1.1.2. Vai trò của hàng dự trữ quốc gia
Dự trữ Quốc gia từng bước vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển bền vững và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội của đất nước.
Nguồn lực dự trữ quốc gia (DTQG) được sử dụng, phát huy có hiệu quả trong cứu
trợ, viện trợ, hỗ trợ cho nhân dân các địa phương phòng, chống và khắc phục hậu
quả thiên tai, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (QP-AN) trong tình
hình mới; được Đảng, Chính phủ và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao.
Thời gian qua, các bộ, ngành đã tích cực mua sắm, nhập kho DTQG những
mặt hàng tiên tiến, hiện đại, nhất là các mặt hàng an ninh, quốc phòng, đáp ứng nhu

cầu trong tình hình mới; các mặt hàng thuốc vắc-xin, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật, hạt giống cây trồng, vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn, phòng chống khắc phục


14
hậu quả thiên tai, chữa cháy… lượng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu khi có thiên
tai, dịch bệnh và bảo đảm thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” khi có sự cố xảy
ra, giảm được thiệt hại về người và của, kịp thời giải quyết khó khăn trong đời sống
của người dân, giúp người dân sớm khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm QP-AN,
bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ quan hệ quốc tế.
Năm 2018, hàng DTQG xuất cấp cho các địa phương để cứu đói, hỗ trợ Tết
Nguyên đán và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh chủ yếu là gạo, thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, vật tư, thiết bị cứu nạn để cứu trợ nhân dân
vùng lũ.
Việc xuất cấp hàng vật tư, thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ
ngư dân bám biển cũng được quan tâm. Trong thời gian từ năm 2011-2018, Tổng
cục DTNN (Bộ Tài chính) đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban
Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn xuất cấp hàng vật tư, thiết bị với tổng trị giá khoảng
500 tỷ đồng gồm: Phao áo, phao tròn, phao bè, nhà bạt, xuồng cao tốc các loại, máy
bơm chữa cháy. Việc hỗ trợ vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân các địa
phương ven biển đã củng cố lực lượng ngư dân bám biển; góp phần bảo đảm yêu
cầu phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia
1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia
Chất lượng hàng dự trữ quốc gia là mức độ của các đặc tính hàng hóa đáp
ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu
chuẩn quốc gia chuyên ngành, tiêu chuẩn cơ sở; đảm bảo yêu cầu cụ thể theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia cụ thể.
Do mục tiêu và yêu cầu của quy trình nghiệp vụ đòi hỏi hàng dự trữ quốc gia
phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định và phải tuân thủ quy trình bảo quản

nghiêm ngặt để bảo đảm chất lượng; tránh những hệ quả do kém chất lượng mang
lại.
Hàng dự trữ quốc gia được quản lý theo chu trình nhập kho, xuất kho và lưu
kho bảo quản trong một thời gian dài (có mặt hàng bảo quản đến 8 năm và lâu hơn
nữa). Do vậy yêu cầu quản lý đặt ra là hàng dự trữ quốc gia phải đảm bảo chất

14


15
lượng từ khâu nhập kho cho đến khi xuất kho; đây là yêu cầu quản lý đặc trưng của
ngành dự trữ, đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu
đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa
hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Để quản lý chặt chẽ chất lượng hàng dự trữ quốc gia một mặt cần phải ngày
hoàn thiện yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hoàn thiện công nghệ
bảo quản, hệ thống chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu kỹ thuật cho từng mặt hàng. Mặt
khác phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về bảo
đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia; nâng cao chất lượng điều kiện đảm bảo phục
vụ cho công tác quản lý chất lượng: Kho tàng, trang thiết bị công cụ bảo quản, công
tác kế hoạch bảo quản, hệ thống định mức bảo quản…
1.2.2. Nội dung quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia
1.2.2.1. Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia và bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành.
a. Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó đã
quy định cụ thể các chỉ tiêu chất lượng thì áp dụng theo các chỉ tiêu chất lượng, đặc
tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.
b. Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó chỉ
quy định yêu cầu kỹ thuật, nhóm chỉ tiêu chất lượng mà không quy định các chỉ

tiêu chất lượng cụ thể thì áp dụng theo quyết định của Bộ Tài chính ban hành hoặc
quyết định của Bộ, ngành ban hành (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của
Bộ Tài chính) các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng cụ thể
của nhóm chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng
mặt hàng.
c. Đối với những mặt hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng
theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực công bố áp dụng phù hợp
đối với từng mặt hàng. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế
và khu vực, có thể áp dụng theo tiêu chuẩn cơ sở, các quy phạm quy định kỹ thuật
của cơ sở sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.


16
Trường hợp chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt
hàng dự trữ quốc gia mới đưa vào dự trữ; chưa kịp sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu kỹ
thuật của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành do thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc
công nghệ bảo quản, Thủ trưởng Bộ ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng
và quyết định chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời để áp dụng
sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong thời gian tối đa
là một năm kể từ ngày bổ sung mặt hàng dự trữ quốc gia mới, thay đổi yêu cầu kỹ
thuật hoặc công nghệ bảo quản, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
phải hoàn thành việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để gửi Bộ Tài chính
ban hành.
1.2.2.2. Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho
phải tuân thủ theo đúng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản
khác liên quan đến quản lý chất lượng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.
1.2.2.3. Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho
phải chịu sự kiểm tra về chất lượng quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ
quốc gia.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc

gia
1.3.1. Các quy chuẩn dự trữ quốc gia đánh giá công tác quản lý chất
lượng hàng dự trữ quốc gia
- QCVN 03: 2011/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dự trữ nhà nước đối với nhà bạt cứu sinh loại nhẹ biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà
nước trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2011/TT-BTC ngày 07
tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính [1], [15].
Bảng 1.1. Chỉ tiêu cơ lý của vải may nhà bạt cứu sinh loại nhẹ
ST

Tên chỉ tiêu, đơn vị tính

Mức giới han, yêu cầu

T
1
2

Khối lượng, g/m2
Độ dày, mm, không nhỏ hơn

0,3

3

Độ bền kéo đứt, N/mm2, không nhỏ hơn

95

350 ± 10


16


17
- Dọc

47

- Ngang
Độ giãn dài khi kéo đứt, %
4

20 ÷ 35

- Dọc

30 ÷ 45

- Ngang
Độ bền uốn gấp: dọc, ngang, bề mặt tráng phủ PVC
hoặc PU không xuất hiện dạng phá hủy đầu tiên

5

10.000

như vết rạn nứt, bong rộp…, số lần gấp, không nhỏ

6


hơn
Độ bền kết dính
Độ bền xé rách khi chọc thủng bằng dây thép,

7

N/mm, không nhỏ hơn - Dọc

Không tách được
250
250

- Ngang
Độ kháng thấm nước dưới áp suất 700 mm H 2O,

8

60

min, không nhỏ hơn
Thử lão hóa ở nhiệt độ 70 0C trong thời gian 72 h

9

Không
9.1

Bề mặt vải


bị

nứt

rạn,

phồng rộp sau khi lão
hóa.
2

Độ bền kéo đứt sau lão hóa, N/mm , không nhỏ
9.2

9.3
9.4

hơn:

86

+ Dọc
+ Ngang
Độ bền kết dính sau lão hóa
Độ kháng thấm nước sau lão hóa dưới áp suất 700

45
Không tách được

60
mm H2O, min, không nhỏ hơn

(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- QCVN 04: 2017/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

dự trữ nhà nước đối với bè cứu sinh nhẹ biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước
trình duyệt, Bộ khoa học thẩm định và được ban hành kèm theo Thông tư số
03/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [6].
1.2. Chỉ tiêu chất lượng của bè cứu sinh nhẹ
Đánh cấp

Ý nghĩa


18
Sự tương phản ứng với

3
3 ánh đỏ hơn
3 nhạt hơn ánh
vàng hơn
3 nhạt hơn ánh
xanh hơn tối hơn
4-5 ánh đỏ hơn

Đặc trưng của sự thay đổi màu
cấp của thang màu xám
Cấp 3
Chỉ có sự phai màu
Không có sự phai màu đáng kể
Cấp 3
nhưng ánh đỏ hơn

Cấp 3
Cấp 3

Phai màu và đổi ánh màu
Phai màu và thay đổi cả ánh màu, cả

độ tươi sáng
Trung gian giữa cấp 4 và Không có sự phai màu đáng kể

cấp 5
nhưng ánh hơi đỏ
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- Nếu sự thay đổi màu đồng thời xuất hiện theo hai hay ba xu hướng thì

không cần thiết biểu thị độ lớn của mỗi sự thay đổi.
- Nếu chỗ để ghi các thuật ngữ chất lượng trên các phiếu mẫu bị hạn chế,
cho phép sử dụng các kí hiệu trong bảng dưới đây.
Chữ viết tắt của thuật ngữ chất lượng
Ý nghĩa
Viết tắt tiếng Việt Viết tắt tiếng Anh Viết tắt tiếng Pháp
Xanh lam hơn
X
BI
B
Xanh lá cây hơn
XI
G
V
Đỏ hơn
Đ

R
R
Vàng hơn
V
Y
J
Nhạt hơn
N
W
C
Đậm hơn
Đm
Str
F
Tối hơn
T
D
T
Sáng hơn
S
Br
Pu
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- QCVN 05: 2016/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình
duyệt, Bộ khoa học và công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số
321/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [13].
Bảng 1.3. Chỉ tiêu chất lượng của phao tròn cứu sinh
Ý nghĩa
Đánh cấp


Sự tương phản ứng với cấp
của thang màu xám

Đặc trưng của sự thay đổi màu

18


19
3

Cấp 3

3 ánh đỏ hơn

Cấp 3

3 nhạt hơn ánh

Cấp 3

vàng hơn
3 nhạt hơn ánh

Cấp 3

xanh hơn tối hơn
4-5 ánh đỏ hơn


Trung gian giữa cấp 4 và 5

Chỉ có sự phai màu
Không có sự phai màu đáng kể
nhưng ánh đỏ hơn
Phai màu và đổi ánh màu
Phai màu và thay đổi cả ánh màu,
cả độ tươi sáng
Không có sự phai màu đáng kể

nhưng ánh hơi đỏ
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- Nếu sự thay đổi màu đồng thời xuất hiện theo hai hay ba xu hướng thì

không cần thiết biểu thị độ lớn của mỗi sự thay đổi.
- Nếu chỗ để ghi các thuật ngữ chất lượng trên các phiếu mẫu bị hạn chế,
cho phép sử dụng các kí hiệu trong bảng dưới đây.
Chữ viết tắt của thuật ngữ chất lượng
Ý nghĩa
Viết tắt tiếng Việt Viết tắt tiếng Anh
Viết tắt tiếng Pháp
Xanh lam hơn
X
BI
B
Xanh lá cây hơn
XI
G
V
Đỏ hơn

Đ
R
R
Vàng hơn
V
Y
J
Nhạt hơn
N
W
C
Đậm hơn
Đm
Str
F
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- QCVN 06: 2011/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dự trữ nhà nước đối với gạo biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình duyệt và
được ban hành kèm theo Thông tư số 205/2011/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm
2011 của Bộ Tài chính [5].


Bảng 1.4. Bảng các chỉ tiêu chất lượng của gạo nhập kho dự trữ nhà nước
Tỷ lệ hạt

Thành phần của hạt

%

Hạt


Hạt

Hạt

Hạt

Khối

rất

dài,

ngắn,

nguyên
(%)

Loại

lượng

dài, L

L:

L<

gạo


tấm

> 7,0

6,0 -

6,0

mm

7,0

mm

Chỉ tiêu chất lượng, không lớn hơn, theo % khối lượng
Hạt

Hạt

Hạt

Hạt

Hạt

Hạt

Hạt

Tạp


Thóc

Độ

đỏ

sọc

vàng

bạc

bị hư

nếp

non

chất

(hạt/

ẩm

phấn

hỏng

Kích


Tấm
Tấm

Tấm

thước

(%)

nhỏ

đỏ

(%)

+

(mm)

kg)

Mức

Đánh

xát

bóng


xay

mm

xát
dối

5%

Gạo

10 %

≥5

-

≤ 15

≥ 60

≥5

-

≤ 15

≥ 55

hạt

dài

Gạo
hạt
ngắn

15 %

-

< 30

≥ 50

20 %

-

< 50

≥ 45

5%

-

> 75

≥ 60


10 %

-

> 75

≥ 55

15 %

-

> 70

≥ 50

20 %

-

> 70

≥ 45

(0,35 0,75) L
(0,35 0,7) L
(0,35 0,65) L
(0,25 0,60) L
(0,35 0,75) L
(0,35 0,7) L

(0,35 0,65) L
(0,25 0,60) L

≤5

≤ 0,2

≤ 10

≤ 0,3

≤ 15
≤ 20

2

0,2

6

1,0

1,5

0,2

0,1

15


14,0

Kỹ

2

0,5

7

1,25

1,5

0,2

0,2

20

14,0

Kỹ

≤ 0,5

5

0,5


7

1,50

2,0

0,3

0,2

25

14,0

Kỹ

≤ 1,0

5

0,5

7

2,00

2,0

0,5


0,3

25

14,0

Kỹ

0,2

6

1,0

1,5

0,2

0,1

15

14,0

Kỹ

2

≤5


≤ 0,2

≤ 10

≤ 0,3

2

0,5

7

1,25

1,5

0,2

0,2

20

14,0

Kỹ

≤ 15

≤ 0,5


5

0,5

7

1,50

2,0

0,3

0,2

25

14,0

Kỹ

≤ 20

≤ 1,0

5

0,5

7


2,00

2,0

0,5

0,3

25

14,0

Kỹ

L là chiều dài trung bình của hạt gạo

Sạch
cám
Sạch
cám
Sạch
cám
Sạch
cám
Sạch
cám
Sạch
cám
Sạch
cám

Sạch
cám


- QCVN 07: 2016/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình
duyệt; Bộ khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số
322/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [14].
Bảng 1.5. Thông số các chỉ tiêu phao áo
Các bộ phận của phao

Kiểu thứ nhất

áo
Khối lượng
(635 ± 32) g
Thân trước (dài x rộng) (610 x 252) mm
mm x 2 vạt
Chiều dày vật nổi thân (35 + 5) mm

Kiểu thứ hai

±

(735 ± 37) g
20(640 x 282) mm

±

20


mm x 2 vạt
(35 + 5) mm

trước
Thân sau (dài x rộng) (610 x 530) mm ± 20 mm (640 x 560) mm ± 20 mm
Chiều dày vật nổi thân (20 ± 2) mm
(20 ± 2) mm
sau
Chiều rộng cổ
Chiều dài ve áo
Khoảng cách

(300 ± 15) mm
(250 ± 15) mm x 2
phía (460 ± 20) mm

(300 ±15) mm
(250 ± 15) mm x 2
(480 ± 20) mm

ngoài giữa 2 cầu vai
Chiều rộng cầu vai
(100 ± 10) mm
(110 ± 10) mm
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- QCVN 08: 2010/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dự trữ nhà nước đối với xuồng cứu nạn biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình
duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 02
năm 2010 của Bộ Tài chính [3].

Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu quy định của các loại xuồng
Loại
xuồng
Chỉ tiêu
Vận tốc lớn nhất,
km/h, không nhỏ
hơn

Xuồng DT1

Xuồng DT 2

Xuồng DT 3

Xuồng DT 4

35

45

45

45


22
Sức chở

6 người


11 người

16 người

Từ 30 người

(trong đó có

(trong đó có 1

(trong đó, biên đến 50 người

1 người lái)

người lái)

chế thuyền

và một ô tô

hoặc 250 kg

hoặc 500 kg

viên và nhân

con hoặc từ

hàng hóa.


hàng hóa.

viên: Thuyền

3 tấn hàng

bộ: 2 người, 4

đến 4,5 tấn

nhân viên cứu

hàng.

nạn và 10
người bị nạn)
hoặc 1 tấn
Vùng hoạt động

Xuồng sử

Xuồng sử

hàng.
Xuồng sử

dụng làm

dụng làm


dụng làm

dụng làm

phương tiện

phương tiện

nhiệm vụ cứu

nhiệm vụ cứu

cứu hộ, cứu

cứu hộ, cứu

hộ, cứu nạn tại hộ, cứu nạn

nạn tại sông,

nạn trên các

các vùng biển

tại các vùng

rạch, đầm,

cửa sông, hồ,


tương đương

biển tương

rãnh, phá và

rạch, đầm,

cấp III hạn

đương cấp III

các vùng bị

vực, phá thuộc chế.

bão lụt thuộc

vùng SI.

Xuồng sử

hạn chế.

vùng SII.
Thiết bị động lực Động cơ 2 kỳ Động cơ 2 kỳ

Động cơ 4 kỳ

Động cơ 4 kỳ


của xuồng

có công suất

có công suất

có công suất

có công suất

từ 10 mã lực

từ 80 mã lực

từ 240 mã lực

từ

(HP) đến 25

(HP) đến 115

(HP) đến 290

2x 240 mã

mã lực (HP)

mã lực


mã lực (HP)

lực (HP) đến

(HP)

.

2x290

mã lực (HP)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- QCVN 09: 2010/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dự trữ nhà nước đối với nhà bạt cứu sinh biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước
22


23
trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BTC ngày 01
tháng 02 năm 2010 của Bộ Tài chính [4].
Bảng 1.7. Chỉ tiêu chất lượng của nhà bạt cứu sinh
Đánh cấp
3
3 ánh đỏ hơn
3 nhạt hơn ánh
vàng hơn
3 nhạt hơn ánh
xanh hơn tối hơn
4-5 ánh đỏ hơn


Ý nghĩa
Sự tương phản ứng với cấp
Đặc trưng của sự thay đổi màu
của thang màu xám
Cấp 3
Chỉ có sự phai màu
Không có sự phai màu đáng kể
Cấp 3
nhưng ánh đỏ hơn
Cấp 3
Cấp 3
Trung gian giữa cấp 4 và 5

Phai màu và đổi ánh màu
Phai màu và thay đổi cả ánh màu,
cả độ tươi sáng
Không có sự phai màu đáng kể

nhưng ánh hơi đỏ
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- Nếu sự thay đổi màu đồng thời xuất hiện theo hai hay ba xu hướng thì

không cần thiết biểu thị độ lớn của mỗi sự thay đổi.
- Nếu chỗ để ghi các thuật ngữ chất lượng trên các phiếu mẫu bị hạn chế,
cho phép sử dụng các kí hiệu trong bảng dưới đây.
Chữ viết tắt của thuật ngữ chất lượng
Ý nghĩa
Viết tắt tiếng Việt
Viết tắt tiếng Anh Viết tắt tiếng Pháp

Xanh lam hơn
X
BI
B
Xanh lá cây hơn
XI
G
V
Đỏ hơn
Đ
R
R
Vàng hơn
V
Y
J
Nhạt hơn
N
W
C
Đậm hơn
Đm
Str
F
Tối hơn
T
D
T
Sáng hơn
S

Br
Pu
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
- QCVN 14: 2014/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với thóc dự trữ quốc gia biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình duyệt và được


24
ban hành kèm theo Thông tư số 53/2014/TT-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2014 của
Bộ Tài chính [11].
Bảng 1.8. Chỉ tiêu chất lượng của thóc nhập kho dự trữ quốc gia
Chỉ tiêu
1
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

Chất lượng
2
14,0

Đối với các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và thành phố Hồ Chí

15,5

Minh
2. Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn

3,0

3. Hạt không hoàn thiện, % khối lượng, không lớn hơn


6,5

4. Hạt vàng, % khối lượng, không lớn hơn

0,5

5. Hạt bạc phấn, % khối lượng, không lớn hơn

7,0

6. Hạt lẫn loại, % khối lượng, không lớn hơn
10,0
(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc)
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng hàng dự trữ
quốc gia
1.4.1 Các nhân tố khách quan
Nước ta nằm trong khu vực có nhiều khả năng xảy ra sự cố thiên tai nhất là
đối với 28 tỉnh, thành phố ven biển; 8 tỉnh trong khu phân lũ, chậm lũ; 6 tỉnh
thường xuyên bị bão, lũ…Gần đây xuất hiện cháy, động đất rất dễ thành thảm họa.
Hiện tượng lũ quét, mưa đá cũng gây thiệt hại rất nặng nề mà khoa học hiện nay
chưa có khả năng dự báo. Căn cứ đặc điểm các sự cố nêu trên xảy ra nói chung
không theo quy luật và bất thường khó lường trước hậu quả xấu nên phải tăng
cường nguồn lực, sẵn sàng ứng phó, cứu trợ, hỗ trợ nhằm sẵn sàng xuất cấp khi có
tình huống xảy ra.
Biến đổi khí hậu đã làm xuất hiện thiên tai với cường độ mạnh và tần xuất
dày hơn; thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, trên diện rộng. Sự nóng lên và
biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm tăng tính thất thường của thời tiết, các hiện tượng
EL Nino, La Nina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán…gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
24



25
tế và ổn định đời sống xã hội. Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng
năm nước ta chịu trung bình từ 6 – 7 cơ bão và áp thấp nhiệt đới. Thiên tai do bão
lũ và áp thấp nhiệt đới hàng năm gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đời
sống nhân dân, gây tổn thất lớn về người và tài sản.
Về dịch bệnh trong những năm gần đây cũng đã gia tăng, một số bệnh nổi
lên là tả, sốt xuất huyết, cúm A/H5N1. Cúm A/H1N1 có chiều hướng diễn biến hết
sức phức tạp, bùng phát ở diện rộng, nguy cơ dịch tái phát ở bất cứ địa phương nào,
ở bất cứ thời điểm nào là rất cao.
Với những dự báo và thực tiễn về tình hình khí hậu phức tạp trong giai đoạn
2014 – 2018, Đảng và Nhà nước ta tăng cường dự trữ mặt hàng lương thực cũng
như nâng cao công tác quản lý, quy hoạch các vùng kho chiến lược phù hợp và
thuận tiện trong công tác vận chuyển hàng cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ đảm bảo đưa
lương thực đến người dân kịp thời, khắc phục khó khăn, đồng thời tiết kiệm ngân
sách nhà nước.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Từ khi đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, con người
là trung tâm của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc phát huy
nhân tố con người được coi là một nhiệm vụ trọng yếu, một khâu đột phá chiến
lược. Để phát huy nhân tố con người Việt Nam đáp ứng yếu cầu xây dựng và phát
triển đất nước trong thời kỳ mới, cần nhận thức rõ quan điểm của Đảng về phát huy
nhân tố con người. Khởi nguyên của mọi thành công hay thất bại của cá nhân đều
xuất phát từ các tố chất của con người đó. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề cần một tố
chất khác nhau để phù hợp với yêu cầu công việc. Nghĩ đến tố chất mọi người
thường nghĩ đến sự thông minh nhưng để phát triển ở một đỉnh cao thì thông minh
chỉ là một lợi thế có sẵn và cần có kiên trì, tận tâm trong công việc.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố chủ quan là con người, nhưng
theo một nghĩa chung nhất, có thể hiểu: “Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố

có liên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan và
khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người được hình


×