Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN VẬT TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.65 KB, 19 trang )

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO
XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN VẬT TƯ
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP.
Chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư trong những năm gần đây
luôn là vấn đề được quan tâm do nhiều sai hỏng gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng
đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Trong đó sản phẩm cáp, hộp bảo vệ công tơ sẽ
là hai mặt hàng chính của Xí nghiệp trong những năm sắp tới tuy nhiên hiện nay hai
mặt hàng này lại có tỷ lệ sai hỏng nhiều. Do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố trong
khâu sản xuất đặc biệt là nhân tố con người mà chủ yếu do trình độ quản lý, tay
nghề, ý thức trách nhiệm của người quản lý, người lao động, do chưa hiểu rõ tầm
quan trọng của quản lý chất lượng đỗi với tình hình hiện nay, để cải thiện tình hình
thì:
Căn cứ vào sự biến động trên thị trường hiện nay đó là sự cạnh tranh đã trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp chính vì vậy chất lượng sản phẩm đã trở thành một
trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá, mở ra thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng làm tăng
thêm lượng cung trên thị trường. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất,
cung ứng một cách rộng rãi hơn. Tình hình này đã đặt ra những thách thức lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư nói riêng nên có
thể nói chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia
sản phẩm Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ta.
Căn cứ vào định hướng phát triển của Xí nghiệp trong những năm sắp tới sau
khi hoàn tất việc cổ phần hoá đó là mở rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực kinh doanh
và mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ ngành điện khác như việc chế
tạo thử 10 máy biến áp phân phối vào năm 2006… chính vì vậy ngay từ bây giờ việc
tìm ra biện pháp cải thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Xí nghiệp Cơ điện
- Vật tư là hết sức cấp bách.
Căn cứ vào việc phân tích tình hình chất lượng sản phẩm cáp các loại và hộp bảo
vệ côngtơ điện cho thấy công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp còn


nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên tỷ lệ phế phẩm còn rất lớn
mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm
đúng mức.
Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan
trọng cho đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương
mại quốc tế của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư nói
riêng.
3.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng cũng như dựa trên sự
hiểu biết về lý thuyết và mục tiêu hướng tới áp dụng tổ chức và cải tiến chất lượng
theo TQM - Quản trị chất lượng toàn diện của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư để có thể
nâng cao chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Để thực hiện mục tiêu của mình Xí
nghiệp đang từng bước hành động trong đó đưa công tác quản lý chất lượng là
trách nhiệm chung của mọi phòng ban và của tất cả các thành viên trong Xí nghiệp
đồng thời nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tiến tới hiện
đại hoá sản xuất.
3.2.1. Biện pháp 1: Thành lập Phòng quản lý chất lượng nhằm nâng cao khả năng
phòng ngừa những sai hỏng trong quá trình sản xuất.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp.
Ngày nay, khi đất nước ta đang bước sang thời kỳ đổi mới, thời kỳ toàn cầu hoá,
hội nhập kinh tế quốc tế với bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao, các công
ty phải không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh nâng cao vị thế
cạnh tranh. Một trong những vũ khí sắc bén để chống lại áp lực cạnh tranh là xây
dựng cho doanh nghiệp của mình một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, xây
dựng cho mình một nguồn nhân lực có đủ khả năng thích ứng tốt với môi trường
cạnh tranh khốc liệt, thích ứng với công nghệ kỹ thuật mới.
Qua việc phân tích thực trạng về tình hình quản lý chất lượng của Xí nghiệp Cơ
điện – Vật tư thì thấy công tác quản lý chất lượng chỉ tập trung vào khâu cuối cùng
của quá trình sản xuất với nhiệm vụ chính là kiểm tra những sản phẩm đã hoàn

thành và nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ là trách nhiệm của phòng kỹ
thuật, không có sự tham gia của mọi thành viên trong Xí nghiệp, vì vậy việc thành lập
một phòng quản lý chất lượng nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại của Xí nghiệp:
Việc thành lập Phòng quản lý chất lượng với mục tiêu hàng đầu là giành nhiều
thời gian cho việc phòng ngừa chứ không phải là kiểm tra.
Tạo ra mối liên kết trong công tác quản lý chất lượng giữa ban lãnh đạo Xí
nghiệp với các phòng ban, mọi thành viên trong Xí nghiệp.
Xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý chất lượng có tinh thần trách
nhiệm, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chất lượng, am hiểu về kỹ thuật.
Lập kế hoạch Kiểm traĐiều khiểnTuyển dụngTổ chức
Giảm gánh nặng cho Phòng kỹ thuật của Xí nghiệp.
Tóm lại, việc thành lập Phòng quản lý chất lượng với mục tiêu là đạt được chất
lượng thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách tiết kiệm nhất. Xây dựng
mục tiêu cho công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp là:
(1) Coi chất lượng là số 1.
(2) Định hướng vào người tiêu dùng.
(3) Đảm bảo thông tin và kiểm soát quá trình thống kê.
(4) Coi trọng yếu tố con người.
Để thực hiện mục tiêu trên thì phải tuân thủ hai nguyên tắc là thoả mãn mọi yêu
cầu của khách hàng và liên tục cải tiến chất lượng bằng cách áp dụng vòng tròn
Deming.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp.
Việc thành lập Phòng quản lý chất lượng với chức năng chính như sau:
- Biên soạn các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất.
- Tổ chức tốt công tác phòng ngừa các hư hỏng xảy ra trong suốt quá trình quản
lý chất lượng.
- Soạn thảo các văn bản thủ tục về thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hoá.
- Nghiên cứu các chương trình đào tạo và giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức thực
hiện cho đội ngũ công nhân viên toàn Xí nghiệp nhằm giúp họ hiểu được tầm quan

trọng của chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp, và ảnh hưởng tới họ như thế
nào.
- Thu thập các thông tin, kiến nghị từ người lao động về vấn đề chất lượng để
nghiên cứu từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục sai sót rồi phổ biến các sáng kiến,
kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Lập mục tiêu chất lượng, kế hoạch chất lượng hàng năm, hàng quý, hàng
tháng.
- Tổ chức hoạt động có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hoá.
3.2.1.2.1. Qui trình thực hiện việc thành lập phòng và sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Xí nghiệp cần xây dựng một cơ cấu tổ chức Phòng quản lý chất lượng đủ sức
đảm nhiệm toàn bộ công việc quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn Xí nghiệp. Để
có thể xây dựng phòng quản lý chất lượng ta có thể thực hiện theo qui trình sau:
Hình 3.2.1.2.1.a: Qui trình thực hiện.
Trưởng phòng
Chuyên viên chất lượng sp cáp Chuyên viên chất lượng sp hộp công tơ
Phó phòng
Lập kế hoạch: Đó là việc cần xác định việc thành lập Phòng quản lý chất lượng
thì công tác quản lý chất lượng được thực hiện ra sao, tỷ lệ sản phẩm hỏng có khống
chế được không …để đạt được cần tổ chức như thế nào, tuyển dụng điều khiển như
thế nào.
Tổ chức: Các cách tổ chức phòng có thể phân theo các chức năng của công tác
quản lý chất lượng. Theo em, do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nên Phòng quản lý
chất lượng tổ chức theo sản phẩm.
Tuyển dụng và chọn lựa nguồn nhân lực: Căn cứ vào tình hình thực tế của Xí
nghiệp việc chọn lựa và tuyển dụng nhân viên mới cho Phòng quản lý chất lượng có
thể được lấy một phần từ Phòng kỹ thuật và một phần được tuyển dụng từ nguồn
nhân lực bên ngoài Xí nghiệp.
Bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện các
chiến lược, mục tiêu, biện pháp quản lý chất lượng đã xây dựng. Cho nên trong cơ

cấu tổ chức Phòng quản lý chất lượng phải lập kế hoạch chi tiết và bảng phân công
trách nhiệm công việc cụ thể.
Điều khiển: Để có thể lãnh đạo tốt cần phải thiết kế công việc hợp lý, đánh giá và
khen thưởng hợp lý nhằm tạo động lực cho nhân viên trong phòng cố gắng và thực
hiện tốt công việc được giao.
Kiểm tra: Đây là công tác quan trọng nhằm theo dõi kiểm tra kế hoạch và việc
thực hiện công việc của nhân viên.
Hình 3.2.1.2.1.b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng.
Như vậy nếu thành lập Phòng quản lý chất lượng ta cần 6 nhân viên. Trong đó có
thể điều động từ Phòng kỹ thuật 2 người và tuyển dụng thêm 4 người. Quá trình
tuyển dụng có thể tiến hành thông qua các quá trình tuyển dụng thông thường.
Quá trình chọn lựa và tuyển dụng cần đảm bảo các yêu cầu mà vị trí tuyển dụng
đảm nhận:
* Chọn lựa: Vào vị trí trưởng phòng và phó phòng (2 người) phải là người:
- Hiểu rõ về qui trình công nghệ của các phân xưởng, hiểu rõ về các đặc tính kỹ
thuật của sản phẩm hộp côngtơ và cáp điện lực, am hiểu về công nghệ.
- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
- Có khả năng thu thập dữ liệu, thu thập ý kiến từ người lao động trực tiếp từ đó
phân tích các sai sót trong quá trình sản xuất để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
* Tuyển dụng nhân viên: Nhân viên phòng quản chất lượng (4 người) yêu cầu:
- Có kiến thức về quản lý chất lượng, có kinh nghiệm trong ngành điện lực.
- Đã được đào tạo về quản lý chất lượng tại các khoa chuyên ngành của các
trường đại học như Khoa Kinh tế và Quản lý của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Năng động, sáng tạo trong công việc, biết xử lý thông tin thu thập được để đưa
các giải pháp mới nhằm phòng ngừa các sai hỏng.
3.2.1.2.2. Mua sắm trang thiết bị.
Đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay của Xí nghiệp Cơ điện –
Vật tư thì trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn hạn
chế chủ yếu là các thiết bị cũ độ chính xác không cao gây khó khăn cho nhân viên
KCS.

Chính vì vậy Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư cần trang bị thêm một số thiết bị mới,
hiện đại và có độ chính xác cao như:
- Thiết bị điện tử đo điện trở cách điện của dây Megomet.
- Máy đo điện trở tiếp đất Teromet.
- Trang bị máy tính điện tử có cài đặt các phầm mềm về quản lý chất lượng sản
phẩm như các phần mềm: ISO QUICK 2000 ( phần mềm hệ thống quản lý chất
lượng), ISO – Online, Power QC Tool (phần mềm về các công cụ kiểm soát chất
lượng), Pro - Assessment (phần mềm đánh giá năng suất ở cấp doanh nghiệp) ...
Nói chung, công tác quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ riêng là nhiệm vụ
của Phòng quản lý chất lượng mà cần có sự tham gia của tất cả các phòng ban và
toàn thể thành viên trong Xí nghiệp. Vì vậy việc thành lập phòng quản lý chất lượng
nhằm cụ thể hoá và chuyên nghiệp hơn công tác quản lý chất lượng trong Xí nghiệp
hiện nay.
3.2.1.3. Các tính toán kinh tế.
Sau đây chỉ là những ước tính của giải pháp:
* Chi phí cố định (FC) cho phòng quản lý chất lượng bao gồm:
Bảng 3.2.1.3: Chi phí cố định để thành lập phòng quản lý chất lượng.
Đơn vị: đồng
TT Danh mục Số lượng Giá tiền Thành tiền
1 Bàn ghế làm việc 6 bộ 750.000 4.500.000
2 Bàn ghế tiếp khách 1 bộ 2.000.000 2.000.000
3 Tủ đựng hồ sơ 1 chiếc 1.200.000 1.200.000
4 Máy fax 1 chiếc 2.500.000 2.500.000
5 Máy tính Intel Pentium 4; 2.4Ghz 3 chiếc 7.400.960 22.202.880
6 Máy in 1 chiếc 3.177.920 3.177.920
7 Máy đo điện trở cách điện Megomet 2 chiếc 1.200.000 2.400.000
8 Máy đo điện trở tiếp đất Teromet 2 chiếc 1.300.000 2.600.000
9
Các phần mềm quản lý chất lượng Soft ware 3.890.000 3.890.000
- ISO Quick 2000

1 đĩa 1.395.000
- Power QC Tool
1 đĩa 2.495.000
10 Tài liệu về quản lý chất lượng( Sách + đĩa VCD) 10 1.340.000 1.340.000
11
Chi phí ban đầu cho công tác đào tạo nhân viên
mới
4 người 1.800.000 7.200.000
12 Chi phí khác bằng tiền 5.000.000
Tổng 58.010.800
* Chi phí cho mỗi năm hoạt động (VC) của phòng là: 94.200.000 đ/năm.
+ Chi phí cho cán bộ công nhân viên trong một năm thành lập (thu nhập dự kiến
trung bình cho 1 nhân viên là 1.500.000đ/tháng):
4 người x 1.500.000 đ/người/tháng x 12 tháng = 72.000.000 đ/năm
+ Tiền điện nước: Trung bình 300.000 đ/tháng x 12 tháng = 3.600.000 đ/năm
+ Tiền điện thoại + Tiền thuê bao đường truyền Internet:
(350.000 + 1.200.000) đ/tháng x 12 tháng = 18.600.000 đ/năm
Vậy, Tổng chi phí (TC) cho việc thành lập phỏng của năm thứ nhất là:
TC = FC + VC
TC = 94.200.000 + 58.010.800 = 152.210.800 đ/năm.
3.2.1.4. Lợi ích và hiệu quả nếu giải pháp được thực hiện.
Như đã phân tích ở trên nếu chi phí cho năm đầu cũng như chi phí hoạt động
trong từng năm như trên. Và nếu ước tính lợi ích mà giải pháp thu được như sau:
- Năm thứ nhất do mới đi vào hoạt động nên hiệu quả của phòng chưa cao.
Trong năm này ước tính tỷ lệ %sai hỏng thực tế của cáp các loại và hộp công tơ H2,
H4 chỉ
có thể giảm 1%.
- Năm thứ hai trở đi ước tính tỷ lệ % sai hỏng thực tế bằng tỷ lệ % sai hỏng cho
phép.
Như vậy ta có thể ước tính hiệu quả của giải pháp mang lại như sau:

* Trường hợp 1: Năm thứ nhất tỷ lệ % sai hỏng thực tế giảm 1%.
Sản phẩm hộp H2
- Số hộp H2 giảm sai hỏng là: 1% x 7460 = 74,6 hộp = 75 hộp.
- Số tiền tiết kiệm được là: 75 hộp x 295.000đ = 22.125.000đ
Sản phẩm hộp H4
- Số hộp H4 giảm sai hỏng là: 1% x 5440 = 55 hộp
- Số tiền tiết kiệm được là: 55 hộp x 353.410đ = 19.437.550đ
Sản phẩm cáp - Số lô cáp giảm sai hỏng là:1% x 320 = 3 lô
- Số tiền tiết kiệm được là: 3 lô x 17.532.029đ = 52.596.087đ
Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được trong năm thứ nhất là: 94.158.637đ
* Trường hợp 2: Năm thứ hai tỷ lệ % sai hỏng thực tế giảm bằng tỷ lệ % sai
hỏng cho phép.
Sản phẩm hộp H2
- Số hộp H2 giảm sai hỏng là: 2,48% x 7460 = 185 hộp
- Số tiền tiết kiệm được là: 185 hộp x 295.000đ = 54.575.000đ
Sản phẩm hộp H4
- Số hộp H4 giảm sai hỏng là: 1,94% x 5440 = 106 hộp
- Số tiền tiết kiệm được là: 106 hộp x 353.410đ = 37.461.460đ
Sản phẩm cáp
- Số lô cáp giảm sai hỏng là:1,68% x 320 = 6 lô
- Số tiền tiết kiệm được là: 6 lô x 17.532.029đ = 105.192.174đ
Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được trong năm thứ hai là: 197.228.634đ.
* Trường hợp 3: Năm thứ ba tỷ lệ % sai hỏng thực tế giảm thấp hơn tỷ lệ % sai
hỏng cho phép.
Sản phẩm hộp H2
- Số hộp H2 giảm sai hỏng là: 2,68% x 7460 = 200 hộp
- Số tiền tiết kiệm được là: 200 hộp x 295.000đ = 59.000.000đ
Sản phẩm hộp H4
- Số hộp H4 giảm sai hỏng là: 2.14% x 5440 = 117 hộp
- Số tiền tiết kiệm được là: 117 hộp x 353.410đ = 41.348.970đ

Sản phẩm cáp
- Số lô cáp giảm sai hỏng là:1,68% x 320 = 6 lô
- Số tiền tiết kiệm được là: 6 lô x 17.532.029đ = 105.192.174đ
Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được trong năm thứ ba là: 205.541.144đ.
Đây là chiến lược lâu dài nên tác dụng của nó trong thời đầu chưa đem lại hiệu
quả. Nó đòi hỏi Xí nghiệp cần phải thường xuyên củng cố và hoàn thiện để công tác
này thực sự đạt hiệu quả và ngày càng có tác dụng.
Việc thành lập phòng quản lý chất lượng là nhằm mục tiêu lâu dài đối với Xí
nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy
doanh nghiệp nào có được chiến lược kinh doanh hiệu quả và thích ứng được với
môi trường cạnh tranh này mới có thể tồn tại và phát triển.
3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư mới máy bọc cách điện được điều khiển bằng PLC (Process
Logics Control) thay thế cho hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa của dây chuyền
cũ.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp.
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động của mình trong những điều kiện xác định
về công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và qui trình công nghệ của doanh
nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp
tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ thiết bị của
doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất

×