Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện giao thủy tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 117 trang )

ư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN ĐỨC KHÁNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS
Ở HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN ĐỨC KHÁNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS
Ở HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng sau
đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Thị Tính, người đã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ
em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành bản luận văn này một
cách tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nam Định
và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Giao Thuỷ cùng bạn bè đồng nghiệp nơi tôi
đang làm việc đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy, Ban
Giám hiệu các trường THCS trong toàn huyện cùng các thầy cô giáo và các em học
sinh đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian triển khai thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè thân thiết của tôi
- những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Khánh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.....................................................................2
4. Các nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................2
6. Các phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ..........................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................5
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới
tính ở nước ngoài.................................................................................................5
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới

tính ở trong nước .................................................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm giới tính ....................................................................................9
1.2.2. Khái niệm giáo dục giới tính ...................................................................11
1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ..13
1.3. Một số vấn đề cơ bản giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS ........14
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS ...........................................14
1.3.2. Mục tiêu giáo dục giới tínhcho học sinh ở trường THCS.......................15
1.3.3. Các nguyên tắc giáo dục giới tính cho học sinh trường trung học
cơ sở ...................................................................................................................16
1.3.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS .....................19


1.3.5. Các con đường giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Trung học
cơ sở ...................................................................................................................21
1.3.6. Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh ở trường
THCS ..................................................................................................................23
1.3.7. Đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở ......24
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS .............25
1.4.1. Lập Kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường
THCS ..................................................................................................................25
1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS .....25
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Trung
học cơ sở ............................................................................................................26
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh ở trường THCS ....................................................................................27
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh ở trường THCS ...............................................................................................28
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................28
1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................29

Kết luận chương 1 ..................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN GIAO
THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
.........................................................................................32
2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát ..................................32
2.1.1. Một vài nét về các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định .32
2.1.2. Tổ chức khảo sát......................................................................................33
2.2. Thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện
Giao Thủy tỉnh Nam Định .....................................................................................34
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục
giới tính cho học sinh trường THCS ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......34


2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh các trường
THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.........................................................36
2.2.3. Thực trạng hình thức và con đường giáo dục giới tính cho học sinh ở
các trường THCS của huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
.................................39
2.2.4. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh
các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định......................................42
2.2.5. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định ............................................44
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường
THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định............................................................44
2.3.1. Thực trạng lập Kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
.......................44
2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. ..............................................48

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định ..........................................50
2.3.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định..............................53
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
.......................55
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định ...........................57
2.4.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................57
2.4.2. Những hạn chế của giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính ....58
Kết luận chương 2 ..................................................................................................60
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN
GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH..............................................................................61
3.1. Các nguyên tác đề xuất biện pháp ..................................................................61


3.1.1. Đảm bảo mục đích giáo dục....................................................................61
3.1.2. Đảm bảo tính tích hợp .............................................................................61
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................61
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................62
3.1.5. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng ......................................................62
3.2. Các biện pháp quản lý .....................................................................................62
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục
giới tính ..............................................................................................................62
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục giới tính cho học
sinh thông qua các môn học chiếm ưu thế ........................................................65
3.2.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục giới tính cho học
sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp .....................................................67

3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục giới tính........69
3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện giáo dục giới tính ...........71
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ........................................................72
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp............................................................................73
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.............................................................................73
3.4.2. Nội dungkhảo nghiệm..............................................................................73
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................73
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ...............................................................................73
Kết luận chương 3 ..................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................81
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh


CNV

Công nhân viên

CSVC

Cơ sở vật chất

GD

Giáo dục

GDCD

Giáo dục công dân

GDGT

Giáo dục giới tính

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HĐNGLL


Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HS

Học sinh

TBDH

Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở


DANH MỤCBẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục tiêu của giáo dục giới tính
cho học sinh THCS .................................................................................. 35
Bảng 2.2: Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định ...................................................................... 37
Bảng 2.3: Các hình thức và con đường giáo dục giới tính cho học sinh THCS ở
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ........................................................... 40
Bảng 2.4: Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh THCS .............. 42
Bảng 2.5: Các loại kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh THCS ....................... 45
Bảng 2.6: Nội dung kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường
THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................................................ 47
Bảng 2.7: Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS THCS ....... 49
Bảng 2.8: Các biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS
THCS ....................................................................................................... 51

Bảng 2.9: Các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục
giới tính cho học sinh THCS ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ........ 53
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho
học sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ........... 74
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học
sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .................. 76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất......................................................................................... 77


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục giới tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung
và đối với học sinh THCS nói riêng, nó giúp học sinh nhận thức đúng về vị trí, vai
trò về giới của mình, trên cơ sở đó có thái độ và hành vi phù hợp với giới tính để
sống thành công, khỏe mạnh. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi học sinh không
còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, các em có những quan tâm hơn về giới
và mối quan hệ với bạn khác giới, tuy nhiên lại chưa có đủ kinh nghiệm để xử lý
các mối quan hệ với người khác giới. Những rung cảm đầu đời có thể xuất hiện và
cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường nếu học sinh không biết làm chủ cảm
xúc của mình. Đây là giai đoạn rất quan trọng, nó góp phần quyết định cả phần cuộc
đời sau này của mỗi con người vì vậy bên cạnh giáo dục học vấn phổ thông, nhà

trường, gia đình cần quan tâm hơn tới việc giáo dục giới tính cho học sinh nhằm
giúp các em biết giữ gìn sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, biết ứng xử phù hợp với giới và giới tính, biết làm chủ trong các
mối quan hệ với người khác giới và chống lạm dụng tình dục đối với trẻ em.
Hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản tr ong các trường
THCS chưa được quan tâm giáo dục một cách bài bản và triển khai thực hiện một
cách hệ thống. Nội dung giáo dục chưa được thực hiện một cách thường xuyên,
liên tục và đồng bộ. Một số nội dung được đưa vào dạy ở các nhà trường mới chỉ
dừng ở mức lồng ghép vào một số tiết của một số môn học, chỉ có tính cung cấp
cho học sinh thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình
dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV. Còn ngoài xã hội, trong các cơ sở tôn giáo,
trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình thì chỉ nói một cách mơ hồ, chung
chung, chưa dám trình bày một cách rõ ràng khoa học, đó chưa phải là giáo dục
giới tính đích thực. Nguyên nhân công tác quản lý giáo dục giới tính ở các trường
chưa được quan tâm một cách sâu sắc. Giao Thủy là huyện nằm ở phía nam tỉnh
Nam Định, nằm cách xa trung tâm tỉnh, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng
lúa, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Huyện Giao Thủy có tỷ lệ đồng bào theo đạo
Thiên Chúa cao (khoảng gần 30%) nên còn chịu sự ràng buộc của giáo lý thần


quyền và một số tập tục lạc hậu. Ngoài ra, Giao Thủy còn có khu du lịch sinh thái
vườn Quốc gia Xuân Thủy và khu du lịch tắm biển nghỉ mát Quất Lâm. Bên cạnh
việc phát triển kinh tế cũng có không ít những hệ lụy như nạn mại dâm, buôn bán
chất ma túy... nên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới thanh thiếu niên nói chung và ảnh
hưởng đến học sinh THCS nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo
dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục giới tính cho học

sinh THCS, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinhcác trường Trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục giới tính nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục giới tính
cho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
3.2.Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS.
4. Các nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận củaquản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
ở trường THCS.
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS phụ thuộc một phần vào giáo
dục giới tính cho học sinh và quản lý hoạt động này, nếu đề xuất được các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS huyện Giao
Thủy tỉnh Nam Định dựa trên cơ sở khoa học mang tính đồng bộ, phù hợp với đặc
điểm


tâm lý học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động giáo dục giới tính nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện
học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục

giới tính cho học sinh THCS. Phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để xây dựng cơ
sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Tiến hành xây dựng bộ phiếu câu hỏi về giáo dục giới tínhvà quản lý hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS dành cho đối tượng là
CBQL, giáo viên, nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân
tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng lãnh đạo phòng GD&ĐT, CBQL, giáo
viên các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy để làm rõ hơn những kết quả thu
được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết làm rõ thực
trạng giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính cho học sinh THCS.
6.2.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia trong nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng bộ
phiếu khảo sát thực trạng.
Những đánh giá của chuyên gia về thực trạng giáo dục giới tính nói chung
và giáo dục giới tính của trường THCS nói riêng.
Đề xuất của chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động
giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam
Định, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm tốt và chưa tốt trong lĩnh vực này.


6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để thống kê, tổng
hợp phân tích và xử lý số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho việc
nghiên cứu đạt kết quả cao.

Sử dụng các phần mềm tin học để thống kê và xử lý số liệu và kết quả nghiên
cứu của đề tài.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng được thực hiện trên 5 trường THCS tại huyện Giao
Thủy tỉnh Nam Định gồm: THCS Giao Nhân, THCS Giao Hà,THCS Giao Hải,
THCS Giao Xuân và THCS Giao Yến.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các
trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới
tính ở nước ngoài
Hiện nay, ở những nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan ... giáo dục giới tính
luôn được coi trọng và đưa vào giảng dạy rất sớm. Ngay từ cấp I, các em học sinh
đã quen thuộc với môn giáo dục giới tính như một môn học chính thức, quan trọng
chẳng kém gì học Văn hay học Toán. Những bài học đầu tiên các em được giới
thiệu về cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh sản của nam và nữ, tiếp theo là những
biến đổi của cơ thể khi lớn lên, khi bước vào tuổi dậy thì ...
Những khái niệm về giới tính, nguyệt san, vỡ giọng, rừng rậm, những

giấc mộng ẩm ướt, ... đều được lí giải một cách tường tận từ nguyên nhân đến những
trục trặc có thể xảy ra. Trường hợp núi đôi phát triển hay nguyệt san xuất hiện mà
nghĩ bị khối u hay bị bệnh sắp chết không bao giờ xảy ra ở thế giới của teens Mỹ.
Đơn giản vì các em đã hiểu rõ về cơ thể mình, về những biến đổi ngay cả khi nó
chưa đến.
Còn ở nước Anh trẻ bắt đầu được giáo dục giới tính ngay khi các em còn học
mầm non. Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng khi trẻ đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới
tính một cách bắt buộc. Chương trình với tên gọi “Khóa học nhà nước yêu cầu”
được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốt
nghiệp THCS.
Khảo sát các chương trình giáo dục giới tính ở Châu Á cũng đang có những
mức độ phát triển rất khác nhau. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10
hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.
Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy
giới tính trong các trường học. Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu
cầu sức khoẻ sinh sản thanh niên. Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng


tới trẻ em từ chín tới mười sáu tuổi. Tại Trung Quốc và SriLanka, giáo dục giới tính
truyền thống gồm đọc các đoạn về sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới
tính ở trong nước
Ở Việt Nam, những năm đầu của thập kỉ 1980, vấn đề GDGT cho lứa tuổi vị
thành niên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lâu đời và bị coi là điều
“cấm kị”. Rất nhiều người cảm thấy “xấu hổ” khó khăn khi nói về tình dục, giới
tính. Các thầy cô giáo, tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội gần như chưa
được trang bị kiến thức đầy đủ để có thể tham gia giáo dục hay tư vấn về các vấn đề
giới tính cho học sinh, thậm chí lại có quan điểm là không nên nhồi nhét vào đầu óc
trẻ thơ những điều không tốt. Chính những quan niệm bảo thủ trên đã làm cho trẻ
kém hiểu biết về giới tính, phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro trong quan hệ

tình dục không an toàn, về sự mang thai ngoài ý muốn.
Từ năm 1984, khi chỉ thị 176A ngày 24 tháng 12 năm 1984 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng nêu rõ: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình
chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức khoa học
về giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” thì công tác GDGT cho
học sinh sinh viên được quan tâm hơn, tập trung cho đối tượng sinh viên các
trường đại học. Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới
tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố. Các tác giả Đặng
Xuân Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị
Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều
vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Nhiều công
trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về
tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay,
bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Những
công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính
và giáo dục giới tính ở Việt Nam.


Đến năm 1988, các dự án thử nghiệm VIE/ 88/P10 (giáo dục dân số ở các
trường phổ thông và sư phạm), VIE/88/P09 (giáo dục đời sống gia đình và GDGT),
rồi đến VIE/94/P01 nâng cao và hoàn chỉnh chương trình nói trên. Các chương trình
thử nghiệm về giáo dục đời sống gia đình và GDGT đã được đại đa số học sinh,
giáo viên và cha mẹ học sinh chấp nhận. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần
Trọng Thủy và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và
khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình
yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh,
phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính
cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tài

liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề
có liên quan như: Giáo dục sức khỏe sinh sản; giáo dục về tình yêu trong thanh
niên, học sinh; giáo dục đời sống gia đình; giáo dục giới tính cho học sinh… Việc
nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà nước,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh. Để hoạt
động giáo dục giới tính đạt được kết quả, PGS. TS Bùi Ngọc Oánh cho rằng: “Việc
giáo dục giới tính cần phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý, có phương
pháp và hình thức giảng dạy thích hợp. Hoạt động giáo dục này cũng phải được tiến
hành bởi những người có chuyên môn, có trình độ, được đào tạo một cách chu đáo
và hệ thống, giống như việc giáo dục, giảng dạy những bộ môn khoa học khác trong
nhà trường” [14].
Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị Số 23/2008/CTTTg “Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Trong
đó xác định nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là triển khai có hiệu quả hoạt
động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính trong và ngoài nhà
trường. Các chương trình, dự án nêu ra “đã xác lập các nguyên tắc chỉ đạo việc tổ
chức thực hiện giáo dục, đặc biệt đã chú trọng xây dựng nội dung, chương trình
giáo dục phù hợp với từng đối tượng giáo dục cụ thể, cũng như cần phải quan tâm
đến đội ngũ giáo viên và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục…


Từ năm 1990 trở lại đây, công tác GDGT được sự quan tâm của toàn xã hội và
được nghiên cứu một cách nghiêm túc qua một số công trình sau:
- Năm 1991, đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận
GDGT của thanh niên học sinh” [14] của PGS. TS Bùi Ngọc Oánh đã chỉ ra những
yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới giáo dục giới tính và hiệu quả của giáo dục giới tính
cho học sinh.
- Năm 1994, đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng nhận thức và thái độ của học
sinh THPT đối với một số nội dung GDGT” của Huỳnh Văn Sơn. Đề tài đã nghiên
cứu về cơ sở giáo dục giới tính cho học sinh THPT và đánh giá thực trạng thái độ,
hành vi của học sinh trước các vấn đề giáo dục giới tính ở trường THPT, chỉ ra

những hạn chế trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh THPT.
- Năm 1994, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu sự nhận thức và quan tâm
của học sinh THPT về các vấn đề giới tính” của Nguyễn Văn Phương.
- Năm 1998, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát thực trạng nhận thức, thái
độ của học sinh THPT về một số vấn đề cơ bản của nội dung GDGT tại một số
trường THPT thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Khắc Mỹ Phượng.
- Năm 1999, đề tài nghiên cứu: “Một số suy nghĩ về quan niệm tình dục của
tuổi vị thành niên hiện nay đối với vấn đề tình dục” của Nguyễn Bích Điểm.
Hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THCS vẫn còn nhiều quan
điểm chưa thống nhất: Một số ý kiến cho rằng nếu cung cấp cho học sinh những
thông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây qua đường tình dục
sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác
không đồng ý việc đưa giáo dục giới tính vào học đường, nhất là các học sinh có độ
tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Quan điểm này cho rằng các em còn quá nhỏ, chưa đủ nhận
thức để hiểu được vấn đề một cách thấu đáo, không tránh khỏi việc “vẽ đường cho
hươu chạy”. Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội đã
ảnh hưởng, làm thay đổi một số quan điểm truyền thống. Nếu như trước đây, học
sinh lớp 6 được coi là “quá bé”, “chưa biết gì” và chưa thể nhồi nhét những kiến
thức về giới tính thì những năm trở lại đây, với sự phát triển một cách ồ ạt các hệ


thống truyền tải thông tin như đài, báo, tivi, internet, phim ảnh, chế độ dinh dưỡng
được cải thiện… đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm cũng như sự trưởng thành
sớm của các em học sinh. Vì vậy cần thiết phải đưa chương trình giáo dục giới tính
vào trường học. Vấn đề là nên đưa vào từ lớp nào, gồm những nội dung gì? Từ năm
2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng Tổ chức Unicef soạn thảo chương
trình thực nghiệm Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCS
với 9 chủ đề: Phòng tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Phòng
tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên; Quyền trẻ em; Bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phòng tránh ma túy;

Phòng tránh thuốc lá rượu bia và sống khỏe mạnh. Chương trình thực nghiệm này
được giảng dạy thí điểm ở một số trường THCS, thường sử dụng các tiết học ngọai
khóa, ngoài giờ, hầu hết đều dạy lồng ghép vào các tiết dạy thuộc môn GDCD hoặc
môn Sinh hoc. Theo chương trình mới bắt đầu thực hiện từ năm học 2002-2003, các
bài về giáo dục giới tính bắt đầu giảng dạy từ lớp 8 đến lớp 9.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm giới tính
Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường được sử
dụng dùng chung với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục…
Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục.
Đó là quan niệm chưa thật sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một
mặt nào đó của giới tính.
Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của
giới. Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng.Vì giới vừa bao gồm
những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tính
cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.
+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng
của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia.


Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác
biệt giữa hai giới, giới nam và giới nữ. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác
biệt giữa giới này và giới kia hay còn gọi là sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ.
Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự
khác biệt giữa nam và nữ.
Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn tác động
đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự quan hệ này bị chi phối bởi
nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc điểm về văn hoá,
chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc điểm đặc trưng của

mỗi giới. Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sống
giới tính như: Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu,
hôn nhân, quan hệ tình dục…
Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng. Đó là những hiện
tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mối quan hệ
giữa người này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồn
tại của xã hội. Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí và
sinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quan
hệ… trong đời sống của con người, trong đời sống xã hội loài người.
Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tượng về mặt sinh lí cơ thể xuất
hiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục),
những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người
trong mối quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu…), những
hiện tượng trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây còn xuất hiện
những biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan điểm yêu
đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn và sự giao tiếp giữa
những người khác giới…
Như vậy, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về
nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình
bạn, sự giao tiếp nam nữ…


1.2.2. Khái niệm giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một lĩnh vực rất phức tạp. Có nhiều quan niệm, nhiều ý
kiến khác nhau về vấn đề này.
Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vào
thời kỳ chín muồi giới tính.
Một số ý kiến nhầm lẫn giáo dục giới tính với giáo dục tính dục, hoặc giáo dục
tình dục, giáo dục tình yêu. Thực ra tính dục chỉ là một bộ phận của giới tính. Sự
thu hẹp phạm vi của giáo dục giới tính như vậy sẽ có thể đưa đến tác dụng phản

diện hoặc hạn chế hiệu quả của giáo dục giới tính.
Có một số người cho rằng, không nên giáo dục giới tính, vì như thế là làm
hoen ố tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị, không phù hợp với môi trường
sư phạm, là “vẽ đường cho hươu chạy”.
Nhiều ngành khoa học những năm gần đây đã xác nhận ý nghĩa đặc biệt quan
trọng của những năm tuổi thơ đối với một đời người. Cha mẹ nào cũng vậy, đều có
những phút bàng hoàng nhận ra trước mắt mình đứa con không còn là một em bé
vụng dại nữa mà đã là một vị thành niên. Nhiều khi cha mẹ chưa kịp nghĩ tới
chuyện giáo dục con cái một cách nghiêm túc thì những đặc tính cơ bản của tính
cách con mình đã hình thành, kể cả đặc tính tình dục.
Một sự phát triển lành mạnh hay những trục trặc, bệnh tật của đời sống tình
dục cá nhân đều liên hệ mật thiết với những biện pháp giáo dục nhất định và những
điều kiện sống nhất định.
Khoa học hiện đại đã khẳng định ý nghĩa của giáo dục, những chuẩn mực đạo
lý, những kinh nghiệm cá nhân thuộc những lĩnh vực khác trong sự hình thành và
phát triển của đời sống giới tính. Với cách xem xét biện chứng như vậy, giáo dục
giới tính là nhằm giáo dục cho con người đạt tới mục đíchxã hội chân chính với tư
cách là con đường dẫn dắt tới sự nếm trải trọn vẹn của hạnh phúc làm người.
Ở nhiều nước trên thế giới, các hình thức giáo dục giới tính đã có vị trí của nó
trong trường phổ thông. Nếu các hình thức đó được tiến hành tốt đẹp thì tr ẻ em ở
từng độ tuổi đều có được những thông tin cần thiết và lĩnh hội được mọi vấn đề có
liên quan đến đời sống tình cảm của con người.


- Theo A.G. Khrivcova, D.V. Kolexev, “Giáo dục giới tính là một quá trình
hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như
khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con
người đối với người khác” [19, tr. 12].
- Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáo
dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp

một cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và
sự hoàn thiện về thể xác. Theo A.X. Makarenko, “khi giáo dục cho đứa trẻ tính
ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng
những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan
hệ giới tính” [19].
- Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dục giới
tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con người, “là
hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của
đời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai
và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự
thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [16].
Theo giáo sư Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như một
bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội. Nó có mối liên hệ mật thiết với giáo
dục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân - gia đình và với các mặt giáo dục khác
trong nhà trường phổ thông. Do vậy cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tính
một cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt
giáo dục khác. Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm của các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu về tâm lí học giới tính.
Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng
và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức, tư tưởng. Giáo dục giới tính cũng
phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong mục tiêu giáo dục toàndiện.
Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo
dục cho thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi phù hơp với các vấn đề giới tính.


Từ những quan niệm trên chúng tôi hiểu: Giáo dục giới tính cho học sinh
THCS là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và nhà trường nhằm
giúp cho học sinh có nhận thức, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới
tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện
để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và biết tổ chức cuộc sống

hiện tại, tương lai.
1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục giới tínhcho học sinh các trường THCS
- Khái niệm hoạt động quản lý: Hoạt động quản lý là hoạt động tổ chức, hoạch
định, chỉ đạo, hướng dẫn, sử dụng điều khiển, đánh giá con người để làm cho toàn
thể các thành viên hoạt động theo kế hoạch chung nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.
Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý:
+ Hoạt động hoạch định, xây dựng kế hoạch chung.
+ Tổ chức phân công công việc, sắp xếp tổ chức con người thành một nhóm
theo một hệ thống nhất định.
+ Hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo con người, điều khiển con người.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của con người, kết quả hoạt động của đơn vị
và điều chỉnh hoạt động.
+ Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức, một đơn vị diễn ra với
những nội dung thực hiện đa dạng, phong phú trên nền tảng chung là những tác
động có tính hướng đích, nhằm thực hiện hoàn thiện mục tiêu đã được các cấp, xã
hội giao phó.
- Mặt khác, khái niệm Quản lý giáo dục: là dạng lao động xã hội đặc biệt trong
lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành
tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác
giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể
chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục [8, tr.7].
- Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là là hoạt động tự giác của chủ thể
quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách hiệu
quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát
triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [10, tr.10].


×