Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng văn thuyết trình, viết quảng cáo, lập kế hoạch cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.43 KB, 33 trang )

KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, VIẾT QUẢNG CÁO,
LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
Học sinh nắm được kiến thức trọng tâm:
+ Trình bày một vấn đề:
Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
Cách thức trình bày một vấn đề (Mở đầu, trình bày nội dung chính, kết thúc
và cảm ơn.
+ Lập kế hoạch cá nhân:
Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
Cách lập kế hoạch cá nhân.
+ Viết quảng cáo:
Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
Cách viết văn bản quảng cáo.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình một vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch chung
cho nhóm và kế hoạch của cá nhân, viết, sản xuất một sản phẩm quảng cáo.
- Kĩ năng thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đánh giá, xâu chuỗi các nội
dung có liên quan đến vấn đề di sản văn hóa địa phương.
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh trân trọng những thành tựu về di sản văn hóa địa
phương, từ đó có ý thức bồi đắp để nền tảng văn hóa của mỗi cá nhân càng tốt đẹp
hơn, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy mạnh mẽ hơn trong thời đại mới.
- Có ý thức trân trọng, yêu quý những di sản văn hóa của quê hương và ra
sức học tập phấn đấu, hoàn thiện bản thân về tri thức, nhân cách để góp phần xây
dựng quê hương, quảng bá và phát triển, nâng cao giá trị của các di sản văn hóa địa


phương.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HS:
1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp.


- Năng lực hợp tác trong học và làm việc nhóm.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chuyên biệt
- Khả năng tìm hiểu, thu thập, xử lí, lựa chọn thông tin liên quan chủ đề,
thông tin về di sản văn hóa địa phương.
- Khả năng làm việc theo nhóm: tìm kiếm tranh ảnh, tư liệu, đến các di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh để thấy được các di sản văn hóa địa phương, thực
trạng bảo vệ di sản văn hóa địa phương, giải pháp để nâng cao chất lượng của việc
bảo vệ và phát triển di sản.
- Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các nội dung liên
quan.
- Đặt ra kế hoạch, nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân, tự giác thực hiện
trách nhiệm của mình với gia đình, cộng đồng, quê hương, đất nước.
III. PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Thảo luận lớp/nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Đọc hợp tác.
- Liên hệ thực tiễn.
- Dự án.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1, 2.

- Máy tính, máy chiếu, bút laze, máy in.
- Tư liệu, tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến di sản văn hóa
huyện Kim Sơn.
- Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và
video clip sưu tầm được
- Bản kế hoạch phân công nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập…để học sinh thảo luận nhóm.
- Các phiếu đánh giá, phiếu hỏi:
+ Biên bản làm việc nhóm
+ Phiếu đánh giá cá nhân trong làm việc nhóm


+ Phiếu đánh giá sản phẩm
2. Học sinh
- Giấy A0, bút dạ…
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, video clip có các nội dung, vấn đề liên quan đến
di sản văn hóa huyện Kim Sơn.
- Làm các sản phẩm theo yêu cầu.
- Chuẩn bị báo cáo theo các nhóm.
- Các sản phẩm do học sinh tự làm.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kế hoạch chung
Thời
gian

Tuần 1

Tiến trình dạy Hoạt động
học

của học sinh
- Học sinh
Hoạt động 1: căn cứ vào
Tìm hiểu lý sách
giáo
thuyết về Trình khoa và thực
bày một vấn đề, tiễn đời sống,
Viết quảng cáo các tư liệu

Lập
kế GV cung cấp
hoạch cá nhân. đề tìm hiểu lý
thuyết.
- HS cùng
thảo luận về
yêu cầu và
cách
thực
hiện
từng
nhiệm
vụ
(trình
bày
vấn đề, viết
quảng cáo,
lập kế hoạch)
- Các nhóm
trình bày kết
quả

thảo

Hỗ trợ của
giáo viên
- Giáo viên
hướng
dẫn
học sinh tìm
hiểu lý thuyết
thông qua các
video, hình
ảnh.
- Giáo viên
hỗ trợ học
sinh
trong
quá
trình
thực
hiện
nhiệm vụ học
tập.

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến
- Học sinh trình
bày trên bảng
nhóm và thuyết
trình về yêu cầu,
cách trình bày một

vấn đề, viết quảng
cáo và lập kế
hoạch cá nhân.


Tuần 1

Hoạt động 2:
Xây dựng kế
hoạch và tổ
chức hoạt động
trải nghiệm

Hoạt động 3:

luận.
- Học sinh
nhận nhiệm
vụ học tập:
Làm
sản
phẩm quảng
bá về di sản
văn hóa địa
phương, trình
bày
quan
điểm về vấn
đề bảo vệ di
sản văn hóa ở

địa phương.
- Học sinh
thảo
luận,
xây dựng kế
hoạch
tổ
chức
hoạt
động
trải
nghiệm
để
thực
hiện
nhiệm vụ.
- HS báo cáo
kết quả làm
việc
của
nhóm.
- Lắng nghe
và đánh giá
kết quá sản
phẩm
của
nhóm

Giáo
viên

nêu tính cấp
thiết của dự
án và chuyển
giao nhiệm
vụ cho học
sinh bằng các
câu hỏi định
hướng.
- Cung cấp tư
liệu, hình ảnh
mang
tính
chất
định
hướng, hỗ trợ
học sinh.
- GV trợ giúp
HS xây dựng
kế hoạch hoạt
động
của
nhóm.

- Bản kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ
của nhóm.
- Bản kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ
của cá nhân.


- GV lắng
nghe
các
nhóm trình
bày
- Nêu câu hỏi
- Tiến hành
đánh giá sản
phẩm của các
nhóm
- Nhận xét và
tổng kết hoạt
động nhóm

Chương
trình
truyền hình “Kim
Sơn quê hương
tôi”:
- Video quảng bá
các di sản văn hóa
địa phương (Lễ
hội, Cồn Nổi).
- Triển lãm ảnh về
DSVH huyện Kim
Sơn.
- Quảng cáo về các


Tuần 2


Báo cáo kết quả
hoạt động trải
nghiệm

di sản văn hóa địa
phương.
- Trình diễn thời
trang để quảng bá
các sản phẩm thủ
công mĩ nghệ từ
cây cói của huyện
Kim Sơn.
- Chuyên mục Talk
Vietnam bàn về
vấn đề bảo vệ di
sản văn hóa huyện
Kim Sơn.

2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung

Nhận biết

1. Trình bày
một vấn đề

2. Viết quảng
cáo


3. Lập
hoạch
nhân

kế


Thông hiểu

Vận dụng

Vận
dụng
cao
- Nhận diện - Hiểu được
- Nắm được - Biết trình
được phạm vi tầm quan trọng cách trình bày bày một vấn
sử dụng của của kỹ năng
một vấn đề.
đề trước đám
kỹ năng trình trình bày một
đông
một
bày một vấn vấn đề và các
cách tự tin,
đề trong đời yêu cầu cơ bản
thuyết phục.
sống thực tế.
của kỹ năng
này.

- Nhận diện
- Hiểu được
- Nắm được - Làm được
được các dạng mục đích, yêu cách viết, làm một sản phẩm
quảng cáo
cầu của một
một sản phẩm quảng cáo về
trong thực tế
văn bản quảng quảng cáo.
di sản văn
đời sống từ xa cáo.
hóa
địa
xưa cho đến
phương.
hiện tại.
- Nhận diện - Hiểu được - Nắm được - Lập được
được các loại mục đích, yêu cách lập kế bản kế hoạch
kế hoạch trong cầu của việc hoạch cá nhân. của cá nhân,


thực
sống

tế

đời lập kế hoạch
cá nhân.

nhóm

theo
nhiệm
vụ
được giao

3. Kế hoạch cụ thể:
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ, VIẾT QUẢNG CÁO
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
1. Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, cách trình bày một vấn đề,
viết quảng cáo, lập kế hoạch cá nhân.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
2. Thời gian: tuần 1 – 1 tiết
3. Cách thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên giới thiệu về chủ đề học tập: Trong xã hội hiện đại, con người rất
cần rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết như trình bày, thuyết trình về một
vấn đề, quảng cáo về một sản phẩm, dịch vụ, một dự án,…. Và để thành công trong
cuộc sống, chúng ta không thể không lên kế hoạch cho công việc và cuộc đời của
mình. Vì vậy, với chủ đề này, chúng ta không chỉ tìm hiểu lý thuyết mà cơ bản nhất
là tìm hiểu cách thực hiện các kỹ năng này.
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu kỹ năng trình bày một vấn đề
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem video Bài phát biểu của Severn
Suzuki tại Hội nghị Trái đất năm 1992 tại Rio De Janeiro, Brazil và yêu cầu học
sinh thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1:
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Bài phát biểu của Severn Suzuki có mục đích gì? Có ý nghĩa như thế nào
đối với người nghe?
Câu 2: Hãy hình dung trước khi trình bày, Severn Suzuki đã phải làm những công

việc gì để chuẩn bị cho bài phát biểu này?
Câu 3: Severn Suzuki đã mở đầu và kết thúc phần trình bày như thế nào? Nội dung
chính của bài phát biểu được triển khai như thế nào?
Câu 4: Yếu tố nào đã hỗ trợ để bài phát biểu của Severn Suzuki tác động mạnh


hơn đến người xem/nghe?
Bước 2: Học sinh xem video và thảo luận về các nội dung trong phiếu học tập.
Giáo viên quan sát, hướng dẫn (nếu cần).
Bước 3: Học sinh đại diện một nhóm trình bày các nội dung trong phiếu học tập.
Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, tranh luận để làm sáng rõ vấn đề.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại một số vấn đề cơ bản:
- Trước khi trình bày: Cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích của
người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày.
- Các bước trình bày thường theo thứ tự: Chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt
trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn.
- Để tăng cường hiệu quả: cần chú ý sử dụng ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể (cử
chỉ, điệu bộ…), hình ảnh hoặc video minh họa cho nội dung trình bày,…Chú ý yêu
cầu của giao tiếp khẩu ngữ.
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu kỹ năng viết quảng cáo
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem một số sản phẩm quảng cáo:
+ Video (quảng cáo sữa Vinamilk, quảng cáo tuyên truyền không uống rượu
bia khi lái xe…)
+ Văn bản quảng cáo (Tờ rơi quảng cáo điện thoại, tổ chức Hội chợ…) và
thảo luận các nội dung:
Nhóm 1: Trong thực tế đời sống, có những hình thức quảng cáo nào?
Nhóm 2: Quảng cáo có vai trò như thế nào trong thực tế đời sống? Một sản
phẩm quảng cáo cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Nhóm 3: Yếu tố nào khiến một sản phẩm quảng cáo được yêu thích?
Nhóm 4: Hãy hình dung cách viết một văn bản quảng cáo/kịch bản cho một

video quảng cáo.
Bước 2: Học sinh xem video, dựa vào video, tài liệu, SGK và trải nghiệm của bản
thân để thảo luận, trả lời các yêu cầu.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày vấn đề. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại vấn đề cơ bản:
- Hình thức và nội dung quảng cáo vô cùng đa dạng, với sự sáng tạo không
ngừng của con người:
MỘT SỐ HÌNH THỨC QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ


Quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo trên Internet

Quảng cáo trên Radio

Quảng cáo bằng pano

Quảng cáo trên xe bus
Quảng cáo bằng tờ rơi
- Mục đích cơ bản của văn bản quảng cáo: thông tin, thuyết phục khách hàng
tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ và do đó thích mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ
đó.
- Yêu cầu: Ngắn gọn, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh; trung thực, tôn trọng
pháp luật và thuần phong mĩ tục.


- Cách viết: chú trọng vào tính ưu việt của sản phẩm; chọn cách trình bày
độc đáo, ấn tượng; trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh.
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu kỹ năng lập kế hoạch cá nhân

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về việc lập kế hoạch cá nhân
sau đó yêu cầu học sinh thuyết trình về ý nghĩa và cách lập kế hoạch và nêu một kế
hoạch của cá nhân.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu, chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Học sinh trình bày nội dung. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại vấn đề:
- Lập kế hoạch cá nhân là một thói quen cần thiết để có lịch trình làm việc
khoa học, là bước cần thiết để đi tới thành công.
- Cần có định hướng phân chia kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.
- Khi lập kế hoạch cần định hình rõ thời gian, mục tiêu cần phấn đấu và cần
có quyết tâm cao để hoàn thành đúng thời gian, kế hoạch đã định.
- Nên chia nhỏ mục tiêu lớn thành từng chặng phù hợp với khả năng và hoàn
cảnh thực tế để kế hoạch mang tính khả thi cao hơn.
- Cần có nhiều hình thức để tự động viên nhắc nhở bản thân cố gắng kiên trì
thực hiện, khắc phục tính lười biếng, dễ thỏa mãn.
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM: TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA HUYỆN KIM SƠN
1. Mục tiêu:
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây
dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, video về
các nội dung được phân công.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch nhóm và kế hoạch cá nhân (các
nhóm thống nhất về thời gian làm việc, nhiệm vụ của các thành viên, thời hạn nộp
sản phẩm và các vấn đề khác).
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế…
2. Thời gian: Tuần 1, tiết 2 và thời gian ngoài giờ lên lớp.
3. Cách thức tổ chức hoạt động:
Các di sản văn hóa của huyện Kim Sơn khá phong phú, đa dạng nhưng chưa
phát huy được hết tiềm năng. Để tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề, GV hướng dẫn



HS tiến hành hoạt động trải nghiệm thực tế, tìm hiểu trực tiếp tại di sản và tìm
kiếm tài liệu liên quan:
Bước 1: Chia nhóm và lựa chọn chủ đề
Chia nhóm: thống nhất chia lớp thành sáu nhóm với các nội dung, nhiệm vụ
cụ thể. Mỗi nhóm nhận Phiếu học tập (Phụ lục 1) nghiên cứu nhiệm vụ, tư liệu
được gợi ý, hình dung công việc phải làm và phân công công việc cho các thành
viên trong nhóm.
Nhóm
Nhiệm vụ
Nhóm 1 Làm phim tư liệu quảng bá về các lễ hội ở Kim Sơn
Nhóm 2 Làm phim tư liệu quảng bá về Cồn Nổi – Kim Sơn
Nhóm 3 Sưu tầm và tổ chức triển lãm ảnh về các di sản văn hóa huyện Kim Sơn
Nhóm 4 Làm một số video quảng cáo về các di sản văn hóa huyện Kim Sơn
Nhóm 5 Talk Vietnam: Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa huyện Kim Sơn
Nhóm 6 Trình diễn thời trang quảng bá sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây cói
Bước 2: Tìm hiểu thực trạng
Các nhóm tìm thực trạng của di sản văn hóa địa phương với các nội dung:
- Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa, các loại di sản văn hóa căn cứ các
thông tin trên mạng Internet, căn cứ Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 23 tháng
07 năm 2013 (Phụ lục 2)
- Kim Sơn có những loại di sản văn hóa nào thuộc di sản văn hóa vật thể, di
sản văn hóa phi vật thể.
- Kim Sơn có bao nhiêu di tích lịch sử được công nhận ở các cấp (cấp tỉnh,
cấp quốc gia, thế giới).
- Các đợt trùng tu, sửa chữa di sản…
Bước 3: Tìm kiếm thông tin cơ bản:
Các nhóm tìm kiếm thông tin tại phòng Văn hóa thông tin và phòng Nông
nghiệp huyện Kim Sơn, tại địa phương, mạng Internet... Thông tin cụ thể cần tìm

gồm:
- Đặc điểm cụ thể của các di sản văn hóa ở huyện Kim Sơn (vị trí địa lý, lịch
sử hình thành, giá trị văn hóa…)
- Di tích lịch sử của Kim Sơn được công nhận ở các cấp (cấp tỉnh, cấp quốc
gia, thế giới) từ thời điểm nào, vì sao…
- Thông tin về các đợt trùng tu, sửa chữa di sản,…
- Thông tin cơ bản về địa lý của huyện, đặc biệt là khu vực Bãi Ngang – Cồn
Nổi, kế hoạch xây dựng, phát triển du lịch, kinh tế thủy hải sản.
Bước 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm:


Học sinh trải nghiệm thực tế theo nhóm và nhiệm vụ được phân công. Quá
trình thực hiện nhiệm vụ giúp học sinh nhận thức được những kiến thức cơ bản về
di sản văn hóa của địa phương.
Trong quá trình tìm hiểu, các nhóm tiến hành việc phỏng vấn, quay phim,
chụp ảnh các lễ hội, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh, tìm kiếm các thông tin liên
quan,…
Từ đó có thể phân loại các di sản văn hóa tại huyện Kim Sơn thành các
nhóm:
+ Di tích lịch sử: gồm các nhà thờ, chùa, đền thờ, đình làng,.. Nổi bật là nhà
thờ Đá Phát Diệm, nhà thờ Cồn Thoi, đền thờ Nguyễn Công Trứ, chùa Đồng Đắc,
đình Lưu Phương,…
+ Di sản thiên nhiên (danh lam thắng cảnh): Khu sinh cảnh Bãi ngang – Cồn
Nổi.
Tham quan Bãi ngang – Cồn Nổi
+ Các lễ hội truyền thống: Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, Lễ Noel ở giáo xứ
Phát Diệm.
+ Các làng nghề truyền thống: Rượu nếp Lai Thành, chiếu cói (ở các xã Đồng
Hướng, Kim Chính, Yên Mật,…)
- Tìm hiểu thực trạng việc bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống: tìm

hiểu thành phần, nguyên liệu, quy trình nấu rượu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
chiếu cói,…để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm.
Nấu rượu thủ công

Dệt chiếu

Sản phẩm từ cây cói Kim Sơn
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
Các nhóm hoàn thiện sản phẩm theo tiến độ.
Báo cáo với giáo viên về các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên nhận xét, góp ý để các nhóm hoàn thiện sản phẩm.
TUẦN 2
HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1. Mục tiêu:


- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của nhóm: trình bày báo cáo thông qua
thuyết trình, thảo luận.
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành kĩ năng lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề, thương thuyết.
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Bồi dưỡng niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với việc xây dựng,
phát triển văn hóa của đất nước.
2. Thời gian: tuần 2 – tiết 3
3. Thành phần tham dự
- Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn.
- Giáo viên GDCD, giáo viên Ngữ văn, GVCN lớp tham gia dự án.
- Học sinh lớp 10.
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các
nhóm khác.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
- Quan sát, đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn
- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
6. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1:
- GV phát cho HS và các đại biểu tham dự:
+ Phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm (để đánh giá sản phẩm trong quá
trình xem). (Phụ lục 3)
+ Phiếu đánh giá hoạt động của từng cá nhân, phiếu đánh giá hoạt động của
các cá nhân trong nhóm (phát cho từng nhóm để nhận xét về hoạt động của cá nhân
trong nhóm). (Phụ lục 4)
- GV dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận: Trong xã hội hiện
đại, con người rất cần rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết như trình bày,
thuyết trình về một vấn đề, quảng cáo về một sản phẩm, dịch vụ, một dự án,…. Và
để thành công trong cuộc sống, chúng ta không thể không lên kế hoạch cho công


việc và cuộc đời của mình. Ngày hôm nay, với chủ đề Học sinh với di sản văn hóa
địa phương, các nhóm sẽ thể hiện khả năng của mình trong việc trình bày về một
vấn đề, viết quảng cáo và lập kế hoạch cá nhân.
Bước 2: Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
Toàn bộ sản phẩm của các nhóm được trình bày liền mạch như một chương trình
của đài truyền hình với tiêu đề: “Kim Sơn quê hương tôi”. (Phụ lục 5)
Nhóm

Nhiệm vụ
Nhóm 1 Phim tư liệu quảng bá về các lễ hội ở Kim Sơn
Nhóm 2 Phim tư liệu quảng bá về Cồn Nổi – Kim Sơn
Nhóm 3 Triển lãm ảnh về các di sản văn hóa huyện Kim Sơn
Nhóm 4 Một phút dành cho quảng cáo các di sản văn hóa huyện Kim Sơn
Nhóm 5 Talk Vietnam: Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa huyện Kim Sơn
Nhóm 6 Trình diễn thời trang quảng bá sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây cói
Bước 3: Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm,
phiếu đánh giá hoạt động của cá nhân và trao đổi, thảo luận về các sản phẩm đã
được trình bày.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và củng cố lại nội dung chủ đề.
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
- Chủ đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” mà tôi đã thực hiện có
tiềm năng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền cho các
di sản văn hóa địa phương theo kiểu truyền thống. Thông thường, hoạt động tuyên
truyền bảo vệ và phát triển di sản văn hóa địa phương thường được tiến hành bằng
hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu, gần đây là treo các biển quảng cáo với hình ảnh
có gắn đèn led chiếu sáng ban đêm nhằm tăng hiệu quả.
Trong chủ đề dạy học đã thực hiện trên đây, học sinh đã sáng tạo ra các sản
phẩm quảng cáo, video giới thiệu về Khu sinh cảnh Bãi Ngang – Cồn Nổi, triển
lãm ảnh về di sản văn hóa Kim Sơn, quảng bá sản phẩm chiếu cói bằng hình ảnh,
… Những sản phẩm này hoàn toàn có thể tải lên các trang mạng xã hội, giúp mở
rộng không gian, thời gian và đối tượng để quảng bá sản phẩm.
- Chủ đề này cũng rất có tiềm năng trong việc góp phần quảng bá và phát
triển du lịch địa phương. Qua các sản phẩm của học sinh, nhiều người biết đến
những nét đẹp trong không gian văn hóa Kim Sơn, đó cũng là cách để học sinh góp
phần phát triển di sản văn hóa địa phương. Hơn nữa, các sản phẩm chiếu cói mỹ
nghệ được tạo nên từ bàn tay tài hoa, khéo léo và chăm chỉ của người Kim Sơn sẽ



được biết đến nhiều hơn, góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát
triển của ngành thủ công mỹ nghệ Kim Sơn.
2. Hiệu quả xã hội
- Việc kết hợp kiến thức thực tiễn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong
một môn học là việc làm cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không
chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn
học khác, kiến thức thực tiễn để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Đặc biệt trong giáo dục, dạy học gắn với chủ đề và hoạt động trải nghiệm,
giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn
về vấn đề đặt ra trong môn học, góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Về tư tưởng, tình cảm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề dạy
học “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” đã giúp học sinh hiểu sâu hơn về
các di sản văn hóa của địa phương. Các em đã đến với những đền, chùa, đình miếu
cổ kính, hòa mình vào không gian lễ hội trang trọng thiêng liêng tưởng nhớ người
có công khai khẩn miền đất quê hương mình, hòa trong không khí náo nức của
đêm Noel ở giáo xứ Phát Diệm, được đón nhận không khí thoáng đãng, khoáng đạt
của vùng Bãi Ngang – Cồn Nổi, đến với những làng nghề truyền thống của quê
hương, thưởng thức các món đặc sản,… Những trải nghiệm đó thực sự thú vị và
hấp dẫn, giúp các em cảm thấy rõ hơn, sâu hơn sự gắn bó giữa môn học với đời
sống thực tế, góp phần bồi đắp tình cảm yêu mến, trân trọng các di sản văn hóa
này. Cao hơn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã góp phần giáo dục học sinh ý thức
phát triển để nâng cao giá trị của các di sản này, từ đó đưa di sản văn hóa của địa
phương đi xa hơn, được biết đến nhiều hơn.
- Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo và áp dụng vào hoạt
động dạy và học mang lại hiệu quả tốt. Nhiều giáo viên và học sinh sau khi áp
dụng sáng kiến này vào công việc dạy và học của mình đã rất ấn tượng, thích thú
và mong muốn được phát triển mở rộng hơn nữa giới hạn áp dụng của sáng kiến
này vào nhiều phần nội dung kiến thức ở các khối lớp.

VII. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Về điều kiện áp dụng:
- Điều kiện cơ sở vật chất: nhà trường có phòng học chung với không gian
trang thiết bị phù hợp để học sinh chuẩn bị và trình bày sản phẩm.
- Điều kiện về con người:


+ Giáo viên: giáo viên cần tích cực, năng động, dám mạnh dạn thử nghiệm
cái mới, có hiểu biết vững vàng về việc tổ chức dạy học theo chủ đề, tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên cần có hiểu biết về CNTT, có sự cộng tác tốt
với các giáo viên có chuyên môn Tin học để các giáo viên này hướng dẫn cho cả
thầy và trò trong những trường hợp vướng mắc.
+ Học sinh: học sinh cần chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, sẵn
sàng tiếp cận với kiến thức mới, có hiểu biết cơ bản về sử dụng các phương tiện
thông tin hiện đại, các phần mềm cắt ghép video, chỉnh sửa ảnh, trình chiếu trên
Power Point,... Trên hết, học sinh không ngại thử nghiệm, trải nghiệm và có tư duy
sáng tạo. Với tinh thần ấy, học sinh có thể tiếp cận và làm quen với nhiều kiến
thức, kỹ năng mới.
2. Về khả năng áp dụng:
Chủ đề này có thể áp dụng rộng rãi vì dạy học theo chủ đề, dạy học gắn với
hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ phù hợp với định hướng giáo dục hiện
đại mà còn rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Lứa tuổi này các em
đam mê tìm tòi khám phá, các em cũng rất tích cực, chủ động, nhanh nhạy với cái
mới và thích khẳng định bản thân. Việc trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh phát
huy được năng lực toàn diện.
Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT trong toàn
tỉnh Ninh Bình nói riêng, cả nước nói chung bởi nó không đòi hỏi đầu tư nhiều về
kinh tế. Để chuẩn bị cho một bài dạy theo chủ đề này giáo viên cần chủ động tìm
hiểu tư liệu (thông qua mạng Internet), sử dụng các PTDH hiện có của nhà trường
hoặc giáo viên thiết kế. Vấn đề cơ bản nhất là giáo viên định hướng để học sinh tự

triển khai, thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn, đồng hành cùng học sinh. Các phần
mềm Tin học học sinh có thể sử dụng phần mềm miễn phí trên mạng Internet, các
phương tiện phục vụ cho việc thực hiện sản phẩm cũng khá đơn giản trong xã hội
hiện nay (điện thoại có chức năng quay phim, ghi âm, chụp ảnh,…)
Về thời gian, sự linh hoạt của chủ đề cho phép học sinh chủ động trong việc
làm nhiệm vụ. Các em không cần phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện mà cơ
bản nhất là lên kế hoạch hợp lý, lựa chọn thông tin phù hợp để sau đó xử lý. Việc
thực hiện chủ đề có thể kết hợp giữa làm trên lớp với hoạt động ngoài giờ, giữa
việc làm theo nhóm với hoạt động cá nhân.
3. Kết quả thực nghiệm:
Sau tiết học giáo viên cho học sinh lớp đã học theo dự án và học sinh của
lớp không học theo dự án làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:


* Lớp dạy học thực nghiệm:
Lớp

Sĩ số

10B11

36

Điểm dưới 5
(%)
0

Điểm từ 5-8
(%)
20 (55.5%)


Điểm trên 8
(%)
16 (44.5%)

Điểm dưới 5
(%)
5 (13.9%)

Điểm từ 5-8
(%)
26 (72.2%)

Điểm trên 8
(%)
5 (13.9%)

* Lớp không dạy học thực nghiệm:
Lớp

Sĩ số

10B1

36

Từ kết quả thực nghiệm, có thể khẳng định việc dạy học chủ đề này có ý
nghĩa quan trọng, thiết thực và hiệu quả trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng,
thái độ, phát triển năng lực cho học sinh.



Phụ lục 1:
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1
1. Nhiệm vụ học tập:
Xây dựng một đoạn phim tư liệu giới thiệu về một số lễ hội truyền thống ở
huyện Kim Sơn (Lễ hội Noel; Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ).
2. Hỗ trợ hoạt động nhóm:
Học sinh có thể tìm hiểu thông tin trên một số kênh địa chỉ và website sau
đây:
- Luật di sản văn hóa hợp nhất 2013, />- Cách quay phim tư liệu thu hút và cảm động nhất,
gtysanxuatphimquang cao.com
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
TT

Họ tên thành viên

Nhiệm vụ học tập

Ghi chú

1

N.Trưởng

2

Thư kí

3
4

5
6
7
8


9
10

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2
1. Nhiệm vụ học tập:
Thực hiện triển làm ảnh về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện
Kim Sơn.
2. Hỗ trợ hoạt động nhóm:
Học sinh có thể tìm hiểu thông tin trên một số kênh địa chỉ và website sau
đây:
- Luật di sản văn hóa hợp nhất 2013, />- Phòng Văn hóa huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
- Danh sách các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn
huyện Kim Sơn, Phòng Văn hóa thông tin huyện Kim Sơn.
- Triển lãm – Wikipedia tiếng Việt, />3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
TT

Họ tên thành viên

Nhiệm vụ học tập

Ghi chú

1


N.Trưởng

2

Thư kí

3
4
5
6


7
8
9
10

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3
1. Nhiệm vụ học tập:
Xây dựng một số clip quảng cáo giới thiệu về văn hóa ẩm thực, làng nghề
truyền thống ở huyện Kim Sơn.
2. Hỗ trợ hoạt động nhóm:
Ngoài SGK Địa lý 12, SGK GDCD 11 học sinh có thể tìm hiểu thông tin
trên một số kênh địa chỉ sau đây:
- Phòng lao động và thương binh xã hội huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Kin Sơn của Ủy Ban
nhân dân huyện Kim Sơn.
- Tìm hiểu thực tế tại các làng nghề, cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm truyền thống trên địa bàn huyện.
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:

TT

Họ tên thành viên

Nhiệm vụ học tập

Ghi chú

1

N.Trưởng

2

Thư kí

3
4
5
6


7
8
9
10

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4
1. Nhiệm vụ học tập:
Trao đổi bằng Tiếng anh về vấn đề bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa ở

huyện Kim Sơn.
2. Hỗ trợ hoạt động nhóm:
Học sinh có thể tìm hiểu thông tin trên một số kênh địa chỉ sau đây:
- Phòng Văn hóa huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
- Tìm hiểu thực tế tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn
huyện.
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
TT

Họ tên thành viên

Nhiệm vụ học tập

Ghi chú

1

N.Trưởng

2

Thư kí

3
4
5
6
7



8
9
10

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 5
1. Nhiệm vụ học tập:
Thuyết minh giới thiệu về Khu sinh cảnh Bãi Ngang - Cồn Nổi Kim Sơn.
2. Hỗ trợ hoạt động nhóm:
Học sinh có thể tìm hiểu thông tin trên một số kênh địa chỉ sau đây:
- Phòng Văn hóa huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
- Tìm hiểu thực tế tại khu sinh cảnh Bãi ngang – Cồn Nổi, huyện Kim Sơn.
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
TT

Họ tên thành viên

Nhiệm vụ học tập

Ghi chú

1

N.Trưởng

2

Thư kí

3
4

5
6
7


8
9
10

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 6
1. Nhiệm vụ học tập:
Quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây cói qua tiết mục trình diễn
thời trang.
2. Hỗ trợ hoạt động nhóm:
Học sinh có thể tìm hiểu thông tin trên một số kênh địa chỉ sau đây:
- Phòng Văn hóa huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
- Tìm hiểu thực tế tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn
huyện.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ để
tìm hiểu về sản phẩm.
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
TT

Họ tên thành viên

Nhiệm vụ học tập

Ghi chú

1


N.Trưởng

2

Thư kí

3
4


5
6
7
8
9
10

Phụ lục 2:
Một số khái niệm về di sản văn hóa

Tư liệu về Di sản văn hóa


- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: “Di sản văn hóa là di sản của các
hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa
từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản
văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác
phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian,
truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có

tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học)”.
Điều 4, Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 23 tháng 07 năm 2013 quy
định:
“1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
2. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
3. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ,
khoa học.
5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học.
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lạ , có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như
bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, mầu sắc, trang trí và những đặc điểm
khác.



9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản
văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu
hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử
tự nhiên và xã hội.
10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu
thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ
làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động
nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động
nhằm phục hưng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại
trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
đó.
14. [3] Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và
lập danh mục di sản văn hóa.
15. [4] Yếu tố cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh.
16. [5] Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên
nhiên,con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên
cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.


×