Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈOTẠI XÃ THẠNH MỸ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.11 KB, 51 trang )

--------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
VỚI NGƯỜI NGHÈO

Tên đơn vị thực tập: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THẠNH MỸ
Địa chỉ: ẤP QUI LONG, XÃ THẠNH MỸ, HUYỆN VĨNH
THẠNH.

-----------------------------------------------------Thới Lai, năm 2019
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành
Công tác xã hội với đề tài "Công tác xã hội cá nhân với người nghèo" tại xã
-1-


Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ. Ngoài sự nổ lực cố gắng của
bản thân, em đã nhận được được sự giúp đỡ nhiệt tình, những động viên sâu sắc
từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình em thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Trung cấp nghề Thới
Lai đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác xã hội đã giảng dạy và
trang bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng trong suốt những năm
học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích để em hoàn thành bài báo
cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ, Ban giảm


nghèo xã Thạnh Mỹ, các cán bộ chuyên môn, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành bài báo cáo này.
Bài báo cáo trong khóa thực tập này cũng là món quà tinh thần em muốn
gửi đến gia đình và bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những
người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Ngày tháng 4 năm 2019
Học viên


LỊCH LÀM VIỆC CỦA HỌC SINH THỰC TẬP
(Từ ngày 18 tháng 3 năm 2019 đến ngày 15 tháng 5 năm 2019)
Đơn vị thực tập: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THẠNH MỸ
Địa chỉ: ẤP QUI LONG, XÃ THẠNH MỸ, HUYỆN VĨNH THẠNH
Họ và tên CB hướng dẫn thực tập: TÔ THỊ QUỲNH GIAO
Họ và tên HS thực tập:
TT Thời gian

Nội dung công việc

1

18/3/2019

Gặp gỡ trao đổi về vấn đề anh Lâm đang gặp phải
và hướng giải quyết.

2


20/3/2019

Gặp gỡ hướng dẫn thủ tục về việc xin học nghề.

3

22/3/2019

Cùng Hội Liên hiệp phụ nữ xã đến thông báo thời
gian bắt đầu học nghề.

4

29/3/2019

Đến thăm và xem việc học nghề của vợ chồng
anh Lâm.

5

01/4/2019

Cùng Hội Chữ thập đỏ đến thông báo việc tìm
được mạnh thường quân giúp đỡ cho anh Lâm.

6

09/4/2019

Gặp gỡ hướng dẫn thủ tục vay vốn.


7

19/4/2019

Cùng Hội Nông dân xã đến thăm anh Lâm và
thông báo ngày đến ủy ban nhân dân xã thực hiện
việc vay vốn.

8

21/4/2019

Gặp gỡ ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã trình bài về
hoàn cảnh của anh Lâm và đề nghị hỗ trợ nhà ở
cho anh Lâm.

9

26/4/2019

Cùng ủy ban Mặt trận Tỏ quốc xã và các ban
ngành Đoàn thể xã đến khảo sát nhà ở để đề nghị
hỗ trợ nhà ở cho anh Lâm.

10 27/4/2019

Gặp gỡ Ban giám hiệu trường tiểu học Đông
Thắng nhờ xem xét và giúp đỡ cho 02 bé Nguyễn
Văn Khang và Nguyễn Thị Thùy Trang, con của

anh Lâm.

Ghi chú


11

29/4/2019

Gặp gỡ chi bộ, ban nhân dân ấp Thới Hiệp trao
đổi về hoàn cảnh của anh Lâm và nhờ xem xét
giúp đỡ.

12 31/4/2019

Đến thăm và xem tiến độ xây dựng hệ thống
chuồng trại để chuẩn bị nuôi heo của anh Lâm.

13

Đến xem tình hình học nghề của của vợ chồng
anh Lâm ngày bế giảng lớp.

04/5/2019

14 10/5/2019

Cùng ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã đến hướng dẫn
về thủ tục và đơn xin hỗ trợ nhà ở cho anh Lâm.


15 13/5/2019

Đến xem công việc làm nghề Đan lụt bình tại nhà
và tiến độ phát triển của đàn heo anh Lâm.

16 14/5/2019

Kết thúc thực tập.

Xác nhận của CB hướng dẫn

Học sinh

(Ký, ghi rõ học tên)

(Ký, ghi rõ học tên)

PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP
(Dành cho đơn vị nhận học sinh thực tập)


Họ và tên học sinh:
Thực tập tại: Ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ
Từ ngày: 18/3/2019 đến ngày 26/4/2019
1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:
…………………………………………………………………………………......
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
................................................................................................................................
..................................................................................................................................

................................................................................................................................
2. Về những công việc được giao:
…………………………………………………………………………………......
..................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
…..............................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
…..............................................................................................................................
3. Các nội dung cần rèn luyện trong thời gian tới:
…………………………………………………………………………………......
.................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………..
.............................................................................................................................
Thạnh Mỹ, ngày ...... tháng ...... năm 2019
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký tên và đóng dấu)

Cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập
(Ký tên và ghi họ tên)


PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Dùng cho giáo viên chấm báo cáo thực tập)
Họ tên HS thực tập:……………………...........MSHS:……………………..
Lớp:....................................... Niên khóa:...............-.......................................
Tên

Đơn

vị


thực

tập:........................................................................................
Tên đề tài:........................................................................................................
…………………………………………………………………………….....
Nội dung đánh giá
I. Hình thức trình bày

Điểm tối đa
1.5

I.1 Đúng mẫu định dạng của trường (Trang bìa, trang
lời cảm ơn, trang đánh giá thực tập của tổ, trang mục
lục và các nội dung báo cáo)

0.5

I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt (Unicode
Times New Roman, Size 13)

0.5

I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi chính tả

0.5

II. Lịch làm việc

1.0


II.1 Có lịch làm việc đầy đủ trong thời gian thực tập

0.5

II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi trong lịch
làm việc (thông qua nhận xét của cán bộ hướng dẫn)

0.5

III. Nội dung thực tập

7.5

III.1 Có hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp

1.0

III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội dung
công việc được giao

1.0

III.3 Kết quả củng cố lý thuyết

1.0

III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành

1.0


III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được

1.0

Điểm thực


III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt
TỔNG CỘNG

2.5
10.0
…………..,
ngày….tháng….năm…………
GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO
(ký tên)

MỤC LỤC


Trang

Lời cảm ơn
PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................10
2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................10
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................10
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................11

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................11
PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO...................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................12
1. Khái quát về đói nghèo:...........................................................................................12
2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam.......................................................................12
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP..................................15
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THẠNH MỸ...................................................................15
1. Giới thiệu về địa phương thực tập:..........................................................................15
1.1 Diện tích tự nhiên:.............................................................................................16
1.2 Đặc điểm khí hậu:..............................................................................................16
1.3 Tài nguyên:........................................................................................................16
1.6 Cơ sở vật chất văn hóa:......................................................................................17
1.7 Chợ nông thôn:..................................................................................................18
1.8 Nhà ở dân cư nông thôn:....................................................................................18
1.9 Kinh tế vườn, kinh tế trang trại:........................................................................18
1.10 Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ nông nghiệp:............................18
1.11 Tỷ lệ hộ nghèo:................................................................................................19
1.12 Tình hình tổ chức sản xuất:.............................................................................19
1.13 Văn hóa- Giáo dục...........................................................................................20
1.14 Y tế:..................................................................................................................20
1.15 Môi trường:......................................................................................................21
2. Hệ thống chính trị:...................................................................................................21
2.1 Các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ:..................................21
2.2 Công tác cải cách hành chính:...........................................................................22
2.3 Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:............................................22
3. Vị trí chức năng:......................................................................................................23
4. Cơ cấu tổ chức của xã Thạnh Mỹ:..........................................................................23
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO...................24
1. Bối cảnh chọn thân chủ:..........................................................................................24
2. Hồ sơ xã hội của thân chủ:.....................................................................................25

2.1 Thông tin cá nhân của thân chủ:.......................................................................25
2.2 Các thông tin khác về thân chủ:........................................................................25
3. Vấn đề của thân chủ:................................................................................................30
4. Tiến trình làm việc với thân chủ:.............................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................49
1 Kết luận:..................................................................................................................49
2. Khuyến nghị:..........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................51

PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Do xuất phát điểm của nền kinh tế, cùng trình độ tổ chức, quản
lý xã hội của đất nước khi bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã
hội còn thấp, nên vấn đề bảo đảm an sinh xã hội trong đó có xóa đói,
giảm nghèo, giảm nghèo bền vững đã được Đảng, Nhà nước xác định
là mục tiêu, biện pháp cần tiến hành kiên trì, bền bỉ trong một thời
gian dài. Xóa đói, giảm nghèo vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho
sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ
vững ổn định chính trị - xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các
nhóm dân cư; vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà chúng ta đang hướng tới, dù mới chỉ ở thời kỳ quá độ. Qua
các kỳ đại hội, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, giảm
nghèo bền vững từng bước được xác lập, làm rõ và hiện thực hóa
trên thực tế qua sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng này được thực hiện thông qua việc ban hành các chính
sách hướng tới các đối tượng bị thua thiệt, áp dụng cho những vùng,
miền chịu nhiều khó khăn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội do thiên tai, xa các trung tâm kinh tế - xã hội; bằng các biện pháp

đầu tư đặc biệt, các chủ trương, chính sách ưu đãi. Các nguồn lực cho
xóa đói, giảm nghèo từ ngân sách nhà nước; từ các nguồn tài trợ trong
nước và quốc tế.
Mục đích của công tác xã hội với người nghèo nhằm giúp đỡ cá
nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nâng cao năng lực để thoát
nghèo bền vững, giúp họ đối mặt, vượt qua những rủi ro như thất
học, thiếu việc làm, thiếu vốn… Bên cạnh đó, còn thúc đẩy các điều
kiện xã hội để cá nhân, gia đình nghèo tiếp cận được các chính sách,
nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản. Công tác xã hội với
người nghèo, vì thế, nên là hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm
nâng cao năng lực, chức năng xã hội của người nghèo; thúc đẩy các


chính sách liên quan tới nghèo đói; huy động các nguồn lực, dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo giải quyết vấn đề
nghèo đói và hướng tới bảo đảm an sinh xã hội.
Xã Thạnh Mỹ là một trong 9 xã và 2 thị trấn nằm ở cặp quốc lộ 80,
cách trung tâm huyện Vĩnh Thạnh 3,5 km, có 2,070 hộ dân với dân số
10,925 người, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự an cư của người dân
và phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, tỉ lệ hộ nghèo
của xã Thạnh Mỹ giảm, tốc độ giảm nghèo khá nhanh. Tuy nhiên, sự
phân hoá giàu – nghèo giữa các khu vực và tầng lớp dân cư ngày
càng rõ và tình trạng bất bình đẳng vẫn còn tồn tại. Người nghèo thường
có mức thu nhập, chi tiêu thấp, tài sản ít, trình độ dân trí không cao, tay
nghề kém và thiệt thòi trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Thực tế
đó đặt cho xã nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực
hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo trong thời gian tới. Từ những lí
do trên, tôi đã chọn đề tài:“Hoạt động Công tác xã hội cá nhân với
người nghèo tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần
Thơ” làm đề tài nghiên cứu của mình đánh giá mang tính chủ quan

không phải trên quan điểm dân tộc của Đảng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá hoạt động Công tác xã hội và các yếu tố tác động
trong giảm nghèo tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động Công tác xã hội trong giảm nghèo tại xã Thạnh Mỹ.
2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận với người nghèo và hoạt động công
tác xã hội trong giảm nghèo
+ Đánh giá thực trạng giảm nghèo tại địa phương


+ Đánh giá thực trạng các hoạt động Công tác xã hội trong hỗ
trợ giảm nghèo tại địa phương
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động
Công tác xã hội trong giảm nghèo tại xã.
3. Phạm vi nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người nghèo tại xã Thạnh
Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp này rất quan trọng trong nghiên cứu công tác xã hội.
Mục đích sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm để thu thập thông
tin và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến người nghèo, cách hỗ trợ
người nghèo. Ngoài ra phương pháp này cũng nhằm thu thập tất cả những
thông tin về chính sách ban hành về người nghèo để có đầy đủ tài liệu phục
vụ cho việc nghiên cứu triển khai viết đề tài.


PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát về đói nghèo:
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại
ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện
tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính
chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc
gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ
số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc
gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được,
đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ
bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện
hành.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc
Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ
bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế
xã hội và phong tục tập quán của các địa phương. Theo định nghĩa này thì mức
độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau. Theo số liệu của ngân hàng thế
giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ,
trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam.
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn

mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc


điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: Nghèo tuyệt
đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số
sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói
cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên
phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện
sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
* Khái niệm về vùng nghèo:

Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau
hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không
thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm
bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
Thạnh Mỹ là một xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,14% trên tổng hộ dân toàn
xã. Hiện trên toàn xã có 1 dự án, đang thực hiện, cuộc sống người dân chủ yếu là


làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ và làm thuê, làm mướn. Mặc dù địa phương hàng
năm có nhiều chính sách chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tuy nhiên, do tác
động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là số lao đông nông thôn là lao động
chính trong gia đình. Các chương trình đạo tạo nghề cho lao động nông thôn tuy
được quan tâm, hàng năm đều mở các lớp nhưng đáp ứng được nhu cầu học nghề
và nghề đào tạo sau khi hoàn thành khóa học người lao động chưa có việc làm ổn
định hoặc chuyển đổi ngành nghề; các chương trình hỗ trợ cho người nghèo như
hỗ trợ vay vốn để người nghèo tham gia đầu tư sản xuất, mua bán, và gần đây là
chương trình cho học sinh – sinh viên vay vốn để phục vụ học tập và sinh hoạt,…
tuy có thường xuyên nhưng tỷ lệ hộ thoát nghèo chưa thật sự mang tính bền
vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Công tác xã hội cá
nhân với người nghèo ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ".Với đề tài này trong chuyến thực tập lần này tôi hy vọng là sẽ tư vấn và
giúp đỡ được một vài thân chủ đang có hoàn cảnh khó khăn đang cần có hỗ trợ
giúp đỡ của cộng đồng.


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THẠNH MỸ

1. Giới thiệu về địa phương thực tập:

Tên cơ sở: Ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh,
TPCT.
Địa chỉ: Tọa lạc tại Ấp Qui Long, Thạnh Mỹ, Vĩnh Thạnh, TPCT.
Xã Thạnh Mỹ được chia tách từ tháng 9/2002 từ xã Thạnh Quới thuộc
huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Do điều chỉnh địa giới hành chính, dân cư. Từ
ngày 7/01/2004 đổi huyện thành huyện Vĩnh Thạnh được chia tách từ huyện Thốt
Nốt (mới lập) thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
- Phía Đông giáp xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần thơ;
- Phía Tây giáp xã Thạnh Qưới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần thơ;
- Phía Nam giáp xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần thơ;
- Phía Bắc giáp xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
Hiện toàn xã có 5 ấp gồm: Ấp Qui Long, Lân Qưới 1, Long Thạnh, Qui
Lân 4, và ấp Đất Mới. Trung tâm xã cách trung tâm huyện Vĩnh Thạnh 6 km theo
hướng đường Quốc lộ 80 và Tỉnh lộ 922.
Về dân số 2.070 hộ và 10.925 nhân khẩu. Dân tộc kinh chiếm 99%; hơn
90% nhân dân theo tín ngưỡng tôn giáo (PGHH chiếm 85%), trên địa bàn xã có
01 Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo và 02 chùa (Liễu Thành và Long Hoà), hoạt
động tôn giáo diễn ra bình thường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững ổn định, toàn xã có 56 tổ nhân dân tự quản, gồm 168 thành
viên, các thành viên tổ nhân dân tự quản hoạt động khá tốt trong công tác quản lý
có hiệu quả cao.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ xã Thạnh Mỹ đã lãnh đạo
đường lối đổi mới của Đảng, xác định cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp – Công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội,
xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương.


1.1 Diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 2.152,07 ha trong đó đất nông nghiệp và

nuôi trồng thủy sản là 1.756,6 ha còn lại là đất thổ, đất trồng cây lâu năm.
Dân cư tập trung sinh sống dọc theo Quốc lộ 80 tuyến Nam, Bắc Sông
Cái Sắn và các tuyến đường giao thông nông thôn các ấp, Đời sống nhân dân chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, chuyên trồng lúa, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi nhỏ lẻ ở
hộ gia đình, mua bán tại chợ tạm số 8 ấp Qui Long và dọc theo quốc lộ 80.
Xác định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã là: Chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi, phát triển hợp tác xã nông nghiệp, thương mại – dịch vụ công nghiệp; dưới sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã theo phương châm:
Đảng lãnh đạo, nhà nước điều hành, nhân dân làm chủ, những năm qua tình hình
chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương luôn giữ vững ổn định và có hướng phát
triển ngày một tốt hơn.

1.2 Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu: mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, các chỉ
số khí hậu thời tiết phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, vật
nuôi, tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây
ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân, tình
hình biến đổi khí hậu phức tạp và liên tục.
* Thuận lợi: Đất đai màu mỡ phù sa đầu nguồn tạo độ phì nhiêu cho đất,
nước ngọt quanh năm phục vụ cho việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và cho
sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản.
* Khó khăn: Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu ô
nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

1.3 Tài nguyên:
- Đất đai: Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.152,07 ha trong đó đất
nông nghiệp là 1.756,6 ha; nuôi trồng thủy sản 164,6 ha; đất cây lâu năm 90,22
ha; đất dân cư 30 ha; đất khác 56,4 ha.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt cung cấp chủ yếu cho sản xuất và
sinh hoạt từ đầu nguồn chảy về sông Hậu qua sông Cái Sắn. Diện tích mặt nước



toàn xã là 174,6 ha, tài nguyên đất, nước, sản xuất nông nghiệp phục vụ dân sinh
khá phong phú, dồi dào đủ điều kiện đáp ứng cho xã hội trong thời kỳ CNH –
HĐH đất nước.
1.4 Thủy lợi: Nguồn nước tưới tiêu phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy
sản dồi dào, ổn định nhờ đầu nguồn sông Hậu chảy vào qua sông Cái Sắn chảy
theo các tuyến kinh nội đồng phục vụ cho 100% diện tích đất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản.
Tổng chiều dài các tuyến kênh 40km trong đó đã nạo vét và hoàn chỉnh
các tiểu vùng đê bao là 31,4 km còn lại 8,6 km tiếp tục đưa vào dự án nạo vét đến
năm 2019. Nguồn vốn do Chi cục thủy lợi TP Cần Thơ hỗ trợ.
1.5 Điện: Tổng chiều dài là 30 km kéo điện thêm 5 km. Số trạm biến áp
trên địa bàn xã 1 trạm trong đó đạt yêu cầu là 1 trạm. Số trạm cần nâng cấp là 1
trạm và làm mới 1 trạm.
Hiện trạng điện đảm bảo cơ bản cho việc cung cấp điện sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân, các cơ sở kinh doanh, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 97,33%
số hộ còn lại chưa có điện sử dụng chưa có đường điện đi qua hoặc ở riêng lẻ
trên các tuyến đường nội đồng.
1.6 Cơ sở vật chất văn hóa:
- Thực trạng: Xã có trạm truyền thanh xã hoạt động thường xuyên và ổn
định, 5/5 ấp có tổ thông tin được trang bị hệ thống loa không dây với chất lượng
hoạt động khá. Đến nay có 5/5 ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá, với 1.965 hộ đạt gia
đình văn hoá chiếm tỷ lệ 97,68%, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá”, từng bước đi vào cuộc sống và tạo sự chuyển biến khá tích
cực ở nông thôn.
- Quy hoạch khu văn hóa TDTT đa năng xã với diện tích 8.000m 2 tuyến
Quốc lộ 80 gần trụ sở hành chính UBND xã có trang thiết bị phục vụ văn hóa,
văn nghệ TDTT, các mô hình vui chơi giải trí.
- Quy hoạch nhà văn hóa, sân thi đấu TDTT ở các ấp với diện tích
2.000m2/ấp đáp ứng yêu cầu cho vui chơi giải trí trong khu vực.



1.7 Chợ nông thôn:
- Chợ xã hiện chưa có hoạt động mua bán tập trung, nhân dân chỉ mua
bán cặp tuyến QL 80 nhỏ lẻ.
- Quy hoạch cần xây dựng chợ xã với diện tích 2000m 2 ở ấp Qui Long –
Quốc lộ 80 đang vận động nhà đầu tư xây dựng để phục vụ mua bán hàng nông
sản, hàng tiêu dùng cho nhân dân. Dự kiến năm 2017 đi vào hoạt động.
1.8 Nhà ở dân cư nông thôn:
Tổng số có 1.979 nhà, trong đó:
- Nhà ở tạm còn 1078 nhà, chiếm 54,47%.
- Nhà bán kiên cố 901 nhà chiếm 45,52%
- Nhà kiên cố 17 nhà chiếm 10%
Tình trạng nhà ở khu dân cư phân bố rải rác, không tập trung, không
đồng đều, chủ yếu tập trung ở các tuyến đường giao thông chính, việc xây dựng
nhà ở tại địa phương thiếu quy hoạch cụ thể, không có thiết kế mẫu, không có hệ
thống thoát nước đảm bảo theo qui định. Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ xây nhà
trái phép, lấn chiếm hành lang lộ giới, lấn chiếm đường sông.
1.9 Kinh tế vườn, kinh tế trang trại:
- Hiện nay mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại còn nhỏ lẻ, chủ yếu là
vườn tạp, hiệu quả kinh tế thấp, cần cải tạo và đầu tư phát triển, kinh tế trang trại
chưa phát triển.
- Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của xã đang ở mức độ thấp, sản xuất
hàng hóa nông sản chậm phát triển, tỷ trọng nông sản hàng hóa chưa cao. Hàng
hóa qua chế biến hầu như không có, chủ yếu là bán sản phẩm thô, hàng hóa bán
ra theo hợp đồng là rất ít do đó giá cả đầu ra không ổn định, nên chưa thúc đẩy
phát triển hàng hóa theo quy mô lớn.
1.10 Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ nông nghiệp:
- Tiểu thủ công nghiệp: toàn xã hiện có 230 máy nông nghiệp bao gồm:
18 máy gặt đập liên hợp, 11 máy xới, 57 dụng cụ sạ hàng, 8 lò xấy.

- Thương mại, dịch vụ: Có 24 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã
đảm bảo nhu cầu mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của


nhân dân, cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp tăng tỷ trọng lao
động công nghiệp – TTCN – TM – DV đến năm 2017 thu nhập bình quân đầu
người triệu 12,5 đồng/năm.
1.11 Tỷ lệ hộ nghèo:
Theo kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2019 của xã là 43 hộ
chiếm 2,077%, cận nghèo 159 hộ chiếm 7,681 %
1.12 Tình hình tổ chức sản xuất:
- Nông nghiệp: chiếm khoảng 85 – 90% trong cơ cấu kinh tế của xã, lao
động nông nghiệp chiếm 80% trong tổng số lao động. Những năm gần đây nông
nghiệp có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng
hướng. Về sản xuất lúa với cơ cấu 3 vụ/năm (Đông xuân, Hè thu, Thu đông).
Năng suất bình quân 3 vụ lúa 17,2 tấn/ha. Diện tích cây lâu năm có hiệu quả kinh
tế cao 24,2ha. Diện tích trồng hoa màu các loại 39,7ha đạt 90,22%. Về chăn nuôi
các năm qua có bước phát triển khá, tổng đàn gia súc, gia cầm 42.934 con, đạt
99,24%, tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ. Diện tích nuôi thuỷ sản
164,6ha đạt 87,04%, sản lượng thu hoạch 8252 tấn, đạt 158,3%.
- Dịch vụ nông nghiệp: Toàn xã hiện có 230 máy phục vụ nông nghiệp
bao gồm: 8 máy gặt đập liên hợp, 20 máy suốt, máy cày, xới, trục 11 cái, 57 dụng
cụ sạ hàng, đảm bảo trên 90% khâu cày xới, làm đất trước khi xạ, có 13 lò sấy.
- Về tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: Toàn xã hiện có 26
tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp với 1.259 thành viên, 1 HTX nông nghiệp. Cần
đầu tư và phát triển thêm để đa dạng các hình thức sản xuất cũng như nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Về thương mại, dịch vụ: có 24 cơ sở SXKD trên địa bàn xã đảm bảo
nhu cầu mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Cần đầu tư

nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi cây
trồng, giảm tỷ trọng lao động nông nghiêp, tăng tỷ trọng lao động trong CNTTCN, TM-DV.


Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của xã đang ở mức phát triển thấp, sản
xuất nông sản hàng hóa chậm phát triển, tỉ trọng nông sản hàng hoá chưa cao.
Hàng hoá qua chế biến hầu như không có, chủ yếu là bán sản phẩm thô. Sản
phẩm hàng hóa bán ra theo hợp đồng rất ít (chỉ có lúa giống), do đó giá cả đầu ra
không ổn định, nên chưa thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.
1.13 Văn hóa- Giáo dục
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được quan
tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cao chất lượng các danh hiệu Văn hóa. Kết quả cuối
năm 2018 như sau: Gia đình VH đạt tỉ lệ trên 98%; KDC tiến tiến: 5 KDC; Có 3
cơ quan, đơn vị VH.
- Trên địa bàn xã có 01 đội văn nghệ - quần chúng. Công tác tuyên
truyền, hoạt động VH-VN-TT trên địa bàn xã và các ấp trong dịp lễ tết khá tốt.
Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện. Đến nay đạt chuẩn Quốc gia
về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Phổ cập
giáo dục trung học phổ thông đạt theo yêu cầu.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học các bậc học trung
học phổ thông, bổ túc, học nghề và một số loại hình khác đạt 95%. So với chuẩn
thiếu 5%
1.14 Y tế:
- Chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế đã được triển khai thực
hiện theo kế hoạch, đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- Công tác y tế ấp luôn được chú trọng và phát huy hiệu quả tốt. Thường
xuyên tổ chức duy trì thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ nuôi
con dưới 2 tuổi nhằm tuyên truyền và nâng cao kiến thức cho bà mẹ.
- Có 01 trạm y tế tại khu trung tâm xã, đội ngũ CBYT gồm 5 y sĩ; có 01
Bác sỹ. Trạm y tế có 9 phòng khám chữa bệnh và hành chính, nhà cấp 4, 06

giường bệnh, nhưng đến nay có một số hạng mục bắt đầu xuống cấp như: tường
rào, cổng ngõ; còn thiếu nhiều trang thiểt bị phục vụ như: máy siêu âm, máy Xquang, máy xét nghiệm nước tiểu; cơ sở vật chất còn thiếu như: phòng tuyên
truyền giáo dục, phòng vô trùng. Trạm chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế rắn


và lỏng nguy hại. Việc đầu tư tầng hóa trạm Y tế xã và mua sắm các thết bị
phương tiện khám chữa bệnh là vấn đề hết sức cần thiết.
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 83%.
1.15 Môi trường:
- Tỷ lệ hộ dân trong xã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 96%. Cấp
nước sinh hoạt cho nhân dân chủ yếu bằng hình thức giếng khoan gia đình và
một phần từ Trạm cấp nước cung cấp nước sinh hoạt. Nước sinh hoạt luôn đảm
bảo cho nhân dân kể cả trong mùa khô hạn. Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình vệ sinh
(nhà xí, nhà tắm, bể nước sạch) đạt 85%; Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh
đạt 45%.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường tỷ lệ còn cao, một
số cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã có những biểu hiện gây ô
nhiểm môi trường.
- Chưa quy hoạch điểm xử lý rác thải tập trung. Hệ thống nghĩa trang
(nghĩa địa) chôn cất, cải táng mồ mả của nhân dân, công viên cây xanh chưa
được quy hoạch và đầu tư xây dựng.
Nhìn chung, các tiêu chí về môi trường của xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn
quy định. Tỷ lệ hộ dân xây dựng 3 công trình vệ sinh còn đạt thấp. Môi trường
các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đảm bảo. Việc sử dụng nông dược, phân hóa
học trong nông nghiệp còn nhiều lạm dụng. Việc tiêu thoát nước thải, việc thu
gom rác thải và môi trường cây xanh chưa được chú trọng. Ý thức bảo vệ môi
trường của người dân chưa tốt; sự tham gia của các tổ chức xã hội mặt trận và
đoàn thể chưa đóng vai trò tích cực trong phong trào và hoạt động bảo vệ môi
trường.


2. Hệ thống chính trị:
2.1 Các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ:
- Toàn xã Có 01 Đảng bộ với 115 Đảng viên, sinh hoạt ở 8 chi bộ. Hàng
năm có trên 85% các Chi bộ đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh. Đảng bộ xã có 5
năm liền đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức, đoàn thể chính trị của xã đều đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, phát huy


được vai trò lãnh đạo của các Chi bộ Đảng để thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao.
- Trên cơ sở huyện quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đạt
chuẩn về văn hóa, chuyên môn và chính trị, xã đã chủ động xây dựng phương án
quy hoạch đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của xã. Đến nay về chuyên môn đã
có 06 đồng chí trình độ đại học, 15 trung cấp; về chính trị có 01 cán bộ cao cấp
và 8 cán bộ trung cấp. Đội ngũ cán bộ xã đang tiếp tục được đào tạo để đảm bảo
đạt chuẩn. Hiện nay đội ngũ cán bộ xã đã có 90% đạt 3 chuẩn, trong đó trình độ
đại học tỷ lệ 40%.
- Hiệu lực quản lý nhà nước và điều hành của chính quyền được nâng
lên, Mặt trận và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả. Công tác xây dựng, củng cố
các chi bộ đảng,Chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể mặt trận từ
ấp đến xã luôn được quan tâm xây dựng và củng cố, đáp ứng tốt nhiệm vụ lãnh
đạo thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển của địa phương.
2.2 Công tác cải cách hành chính:
Công tác xây dựng chính quyền cơ sở nhiều chuyển biến tích cực,
thường xuyên kiểm tra, uốn nắn kịp thời các tập thể, cá nhân có biểu hiện sai
nguyên tắc trong chỉ đạo và điều hành. Tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công chức
tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Từng bước xây
dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của thời kỳ đổi mới và hội nhập.
2.3 Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương đặc biệt quan tâm. Duy trì
nghiêm các nhiệm vụ như: trực ban, trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu.
Thường xuyên kiểm tra các đơn vị dân quân xung kích sắn sàng tham gia phong
trào chống lũ, bão... Thực hiện tốt chỉ tiêu giao quân năm 2019 gồm 16 thanh
nhiên lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, đảm bảo chất lượng và kế hoạch giao.
Về công tác an ninh: Thực hiện khá tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước, đảm
bảo an ninh nông thôn. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 09/NQ-CP của Chính
Phủ về phòng, chống tội phạm. Tăng công tác tuần tra, phát hiện xử lý kịp thời


các vi phạm về an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội. Song vẫn tồn tại một số tệ
nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội cơ bản được ổn định xã được công nhận xã đạt 3 không nhiều năm liền.

3. Vị trí chức năng:
Theo luật tổ chức của HĐND và UBND nêu rõ: “UBND xã do HĐND
bầu ra, gồm Chủ tịch, Phó Chủ Tịch và Ủy viên”.
UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước HĐND xã, chịu sự lãnh đạo
của Đảng ủy và sự chỉ đạo của UBND huyện.
UBND xã hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện quyền
hạn của mình theo hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương đến cơ sở.
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã thực hiện theo quy định tại Luật
tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 bao gồm các lĩnh vực:
- Trong lĩnh vực kinh tế.
- Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi

- Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiêp, nông nghiệp.
- Trong lĩnh vực xây dựng giao thông thủy lợi.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội và thi
hành chính sách pháp luật địa phương.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
- Trong việc thi hành pháp luật.

4. Cơ cấu tổ chức của xã Thạnh Mỹ:
Cơ cấu tổ chức UBND xã Thạnh Mỹ gồm có: 01 Chủ tịch và 2 Phó Chủ
tịch.
+ Chủ tịch UBND: chịu trách nhiệm chung về tất cả các lĩnh vực.


+ 2 Phó Chủ tịch UBND: 01 Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hóa – Xã
hội; 01 Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế và 2 thành viên UBND phụ trách
Công an và Quân sự.
Trong khối UBND xã Thạnh Mỹ có sự bố trí công chức đảm nhận các
chức danh chuyên môn như sau:
- Công chức Văn phòng – Thống kê
- Công chức Tư pháp - hộ tịch
- Công chức Địa chính – Xây dựng
- Công chức Văn hóa – Xã hội
- Công chức Tài chính – Kế toán,
- Chỉ huy trưởng Quân sự.
- Đài truyền thanh
- Y tế
- Giáo dục
- Đội Thuế
- Công an


CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO
1. Bối cảnh chọn thân chủ:
Ngày đầu tiên ở cơ sở thực tập tôi trao đổi với Chị Tô Thị Quỳnh Giao,
cán bộ phụ trách chuyên môn về lĩnh vực Lao động Thương binh và xã hội của
xã thì được biết: Trên địa bàn toàn xã hiện nay có 91 hộ nghèo, gồm 357 người,
chiếm tỷ lệ 7,14%. Hộ cận nghèo là 75 hộ, gồm 300 người, chiếm tỷ lệ 5,88%.
Trong tổng số người nghèo của xã hiện nay có một số người đang có hoàn cảnh
kinh tế rất khó khăn, cụ thể là ở ấp Qui Long có anh Nguyễn Văn Lâm gia đình
có đời sống kinh tế rất khó khăn, khó khăn về đời sống và ảnh hưởng luôn đến
vấn đề về tâm lý như mặc cảm, tự ty, không chịu tiếp xúc với mọi người xung
quanh, không chịu nhận sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.Tôi nhờ Chị Tô


Thị Quỳnh Giao cho biết thêm thông tin chi tiết về anh Nguyễn Văn Lâm để tôi
được biết rõ hơn thì được Chị Tô Thị Quỳnh Giao cho biết như sau:

2. Hồ sơ xã hội của thân chủ:
2.1 Thông tin cá nhân của thân chủ:
Họ và tên: Nguyễn Văn Lâm
Giới tính: Nam
Sinh ngày 18 tháng 02 năm 1980
Nơi sinh: Xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Hiện cư ngụ tại: Ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ.
2.2 Các thông tin khác về thân chủ:
Chị Tô Thị Quỳnh Giao cho biết thêm, trước khi cưới vợ anh Nguyễn Văn
Lâm sống cùng gia đình cùng với cha mẹ. Cha anh là ông Nguyễn Văn Đáng và
mẹ anh là bà Lê Thị Hai, cha mẹ anh chỉ có một người con đó là anh Nguyễn
Văn Lâm, nhưng vì bệnh tật nên cha mẹ đã qua đời.

Hiện tại thì anh đã lập gia đình, vợ chồng anh sinh được hai con, một trai
và một gái. Gia đình anh hiện tại thuộc diện hộ nghèo của xã, nhưng vì mặc cảm
với bệnh tật và nghèo khổ nên anh không tiếp chuyện với ai hết và cũng không
nhận sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Có khi anh còn chửi mắng, đánh đập
vợ con, đập bể các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, bà con hàng xóm không ai
khuyên can ngăn được.
Hàng xóm của anh ông Trần Văn Mịnh và bà Trần Thị Chanh thấy hoàn
cảnh gia đình anh khó khăn và anh thì bị mặc cảm, tự ty như vậy nên đã nhiều
lần khuyên anh nên bỏ qua sự mặc cảm, tự ty đó để tinh thần được tốt và sống
vui vẻ với vợ con và cũng có ý muốn giúp đỡ gia đình anh nhưng đã nhiều lần bị
anh từ chối. Chị Hà vợ của anh vì thương chồng, không muốn chồng mình buồn
nên cũng không dám nhận sự giúp đỡ của hàng xóm. Cả gia đình anh hiện đang
sống trong căn nhà siêu vẹo, dột nát không có điện để thắp sáng và cũng chưa
được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh để sinh hoạt hàng ngày.


×