Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH - LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832 KB, 52 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HỌC ĐƯỜNG
DÀNH CHO HỌC SINH - LỚP 6

Đồng Nai, năm 2013


MỞ ĐẦU
Môi trường là tất cả những gì đang có xung quanh
chúng ta, là không gian sống của con người và sinh vật.
Môi trường cung cấp cho chúng ta không khí để thở,
nước để uống, đất để trồng trọt và chăn nuôi tạo ra các
nguồn thức ăn, năng lượng để sưởi ấm….
Do con người chịu tác động trực tiếp từ môi
trường, nên khi môi trường bị suy thoái tất yếu sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người.
Như vậy, môi trường là gì ? Môi trường có những chức năng gì ? Nguồn nước
cấp cho cuộc sống là từ đâu ? Ô nhiễm môi trường là gì và môi trường bị ô nhiễm sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người chúng ta? Đây là những vấn đề cần
được làm sáng tỏ để chúng ta có những nhận thức đầy đủ hơn về môi trường, để từ đó
có các hành động ứng xử và bảo vệ môi trường một cách thích đáng.
Tài liệu này được biên soạn bao gồm 4 phần nhằm cung cấp cho các em học
sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường, được trình bày một cách đơn giản và dễ
hiểu với các nội dung chính gồm: khái niệm cơ bản về môi trường, chức năng của môi
trường, vai trò của nước trong cuộc sống, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con
người … Đồng thời, tài liệu cũng hướng dẫn các em cách thực hiện phân loại rác và
nêu lên lợi ích của việc thực hiện chương trình giảm thiểu, tái chế và tận dụng phế thải
(3T : tiết giảm, tái chế và tái sử dụng) là một hành động thiết thực trong việc ngăn ngừa


ô nhiễm môi trường bởi rác.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


BÀI 1.

KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG
Theo Điều 3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm 2005: “Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
 Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
-

Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: ánh sáng mặt trời,

núi, sông, biển cả, không khí, động-thực vật, đất, nước... cung cấp cho ta không khí để
thở; đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi; các loại tài nguyên khoáng sản cần
cho sản xuất, tiêu thụ; là nơi chứa đựng các chất thải; cung cấp cho ta cảnh đẹp để
ngắm nhìn, thư giãn; ….

(Nguồn: )

 Nhìn vào hình vẽ, em hãy cho biết môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta

những gì ?
-

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người, như: Hiệp hội

các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, các tổ chức tôn giáo,
tổ chức đoàn thể,... làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

2


-

Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, tạo thành

những tiện nghi trong cuộc sống.

 Em hãy cho biết môi trường nhân tạo là gì qua các hình ảnh sau?

Đ…………xá

N.….c…..tầng

Tr………..h…….

C…..v…..

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


3


II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Khoa học Trái Đất công nhận bốn quyển là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển
và sinh quyển tương ứng với đá, không khí, nước, sự sống.
Một số nhà khoa học còn xem băng quyển (tương ứng với nước đá) như một
quyển của Trái Đất để phân biệt với thủy quyển và thổ quyển (tương ứng với đất) như
một thành phần hay thay đổi và bao gồm nhiều quyển

Hình 1-1 Mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên
1. Khí quyển
Khí quyển là lớp các chất khí bao quanh trái đất và
được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm
có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một
lượng nhỏ argon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng
0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển
bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức
xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt
độ giữa ngày và đêm.
Các tầng của khí quyển bao gồm 5 tầng đó là: tầng
đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng điện ly ( hay tầng
ion) và tầng ngoài.
2. Thủy quyển
Trong địa vật lý, thủy quyển được mô tả như là khối lượng chung của nước được
tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành tinh.
Trên Trái Đất, vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của nước trong thủy
quyển. Nó bao gồm nước có dưới bề mặt Trái Đất, trong các lớp đất đá - thạch
quyển (tức nước dưới đất), nước trong cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nước
bao phủ trên bề mặt trái đất ở các dạng lỏng và rắn, cũng như nước trong khí quyển ở

dạng hơi nước, các đám mây và các dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

4


3. Thạch quyển
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên trái
đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc
thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển có độ dày thay đổi theo vị trí
địa lý, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian.
4. Sinh quyển
Sinh quyển là một phần của trái đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu
tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các
điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn
liền với trái đất. Sinh quyển của trái đất bao gồm các loài động vật, thực vật, vi
khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.
III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
1. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không
khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp
các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của
từng quốc gia và ở từng thời kì.
2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người
Các tài nguyên như: đất, đá, tre, nứa, nước… và tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài
nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức
độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội.
3. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá

trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường
Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các
chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành
các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng là nơi
chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn
này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường
4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường cung cấp thông tin về địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật,
sự xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Các hiện vật, di chỉ được con
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

5


người phát hiện giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ. Khi kết nối
những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán được những sự kiện
xảy ra trước đây và trong tương lai.
Môi trường cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm
họa đối với con người và các sinh vật sống trên trái đất. Chẳng hạn như: phản ứng
của một số sinh vật trước biến đổi của điều kiện tự nhiên là tín hiệu báo động cho
các sự cố về bão, động đất, núi lửa … sắp xảy ra.

 Em hãy cho biết một số chức năng của môi trường qua các hình sau:
* Chức năng của môi trường ở Đô thị

1. Kh…...gi…..s…… đô thị

2. Cung cấp n….

3. C….c….t…tin


4. R…th….đô thị

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

6


* Chức năng của môi trường ở Nông thôn

5. Làng q…

6. Ch….nu…..

7. Đ….trồng rau

8. Th…..s…

IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
1. Các vấn đề môi trường đô thị
-

Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông,…

-

Ô nhiễm nước do rác thải và nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, …

-


Ô nhiễm do rác thải

-

Sự cố môi trường đô thị: ngập nước, hỏa hoạn, dịch bệnh,…

-

Văn hoá đô thị bị lai căng, nạn di dân từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng, ...

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

7


 Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường đô thị qua hình vẽ:

1-------------------------------------------

2----------------------------------------

3------------------------------------------

4-------------------------------------

5-------------------------------------

6-----------------------------------

2. Các vấn đề môi trường nông thôn

+ Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn, dư lượng của hóa chất nông nghiệp
(thuốc trừ sâu, diệt cỏ, …), nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi,…
+ Ô nhiễm môi trường đất do chất thải chăn nuôi, bao bì đựng thuốc trừ sâu, dư lượng
thuốc trừ sâu, …
+ Ô nhiễm môi trường không khí do việc đốt nương rẫy, đun nấu bằng than, củi,…
+ Ô nhiễm môi trường do tự nhiên: ngập mặn, chua phèn, cháy rừng,…
+ Suy thoái đa dạng sinh học do ý thức con người
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

8


 Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường nông thôn qua các hình ảnh sau:

2.
3.
1.

6.
4.

5.

 Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường của địa phương em ở ?
 Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường ở trường học của em?

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

9



BÀI 2.

NƯỚC – SỰ SỐNG CỦA HÀNH TINH XANH

TRÁI ĐẤT LÀ HÀNH TINH XANH

I.

Trái đất được gọi là hành tinh xanh, vì nhìn từ vũ
trụ Trái đất có màu xanh dương, do màu của nước biển,
của các đại dương, màu trắng pha lơ của các áng mây bao
bọc bên ngoài và màu xanh lá cây chen lẫn màu nâu của
các lục địa lúc ẩn lúc hiện bên dưới màn mây.
Nguồn nước dồi dào trên bề mặt đất là đặc điểm
độc nhất, giúp phân biệt “Hành tinh xanh” với các hành
tinh khác trong hệ Mặt Trời. Khoảng 71% bề mặt Trái
Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn
lại là các lục địa và các đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống, chưa từng
phát hiện sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.
II.

VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng
đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng
thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng
tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều
phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có
nước.


Hình 2-1 Vòng tuần hoàn của nước
(Nguồn: Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

10


Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu, mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn
nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong
không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi
có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây, chúng kết hợp với
nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa), rơi trên các đại dương,
sông , hồ,… hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Giáng
thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà. Dòng chảy mặt
và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt, không phải tất cả
dòng chảy mặt đều chảy vào các sông.
Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở
lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng
dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt.
Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
Con người sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển.
III.

PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Sự phân bổ nước
Theo chu trình trên, lượng nước được bảo toàn, chuyển từ dạng này sang dạng
khác (lỏng, khí, rắn) hoặc từ nơi này đến nơi khác. Tuỳ theo loại nguồn nước (đại
dương, hồ, sông, hơi ẩm đất...) thời gian tuần hoàn có thể rất ngắn (8 ngày đối với hơi
ẩm không khí) hoặc có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm (đại dương 1400 năm).


Hình 2-2 Tỉ lệ phân phối nước trên trái đất
( Nguồn: />
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

11


97% lượng nước trên trái đất là nước mặn; 3% còn lại là nước ngọt, nhưng hơn
67% lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các đỉnh núi băng ở các cực, phần còn
lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chiếm khoảng 30% và
0,3% là nước mặt từ các sông, hồ và đầm lầy.
Nước từ sông và hồ là nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày

 Em hãy điền tên các nguồn nước khác nhau trên trái đất vào các hình vẽ ở dưới đây :

1.H…………..

2. Su……..

3.S…………..

4. Đ………/A…..

5. K……………..

6. B….…………

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

12



2. Vai trò của nước trong cuộc sống
-

Nước được sử dụng cho rất nhiều mục đích, phục vụ nhu cầu cuộc sống và phát
triển của con người.

-

Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết.

-

Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các
quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.

-

Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay
nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện) và như là chất trao đổi nhiệt.

-

Nhà triết học người Hi Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc
tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí).

 Em hãy cho biết nước được sử dụng cho các nhu cầu gì qua các hình ảnh sau?

1……………………..


2……………………..

3……………………..

4……………………..

5……………………..

6……………………..

7……………………..

8……………………..

9……………………..

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

13


10. ……………………..
IV.

11……………………….

12………………………..

CÁC NGUỒN NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

1. Thế nào là nước sạch?
Nước được gọi là nước sạch khi nước đảm bảo các chỉ tiêu như: nước trong,
không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại.
Muốn biết nước chúng ta đang sử dụng có sạch hay không, chúng ta cần đem
nước đi phân tích, nếu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế thì nước được
xem là sạch.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự
báo sẽ sớm trở thành một tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ. Nhưng với dầu mỏ thì
chức năng cung cấp năng lượng có thể thay thế bằng các nguồn năng lượng khác như
gió, mặt trời, thủy năng, sinh khối thực vật.., còn nước thì không thể thay thế và trên thế
giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình.
Do vậy, chúng ta phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.
2. Các nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
a) Nước dưới đất ( nước ngầm)
- Về tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh: 5.039.300m3/ngày; hiện trạng khai
thác nước dưới đất: 1.235.600 m3/ngày; tỉ lệ khai thác so với tiềm năng đạt 24,52%.
- Theo kết quả quan trắc về nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 của Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai thì chất lượng nước dưới đất tại 16
công trình thuộc 3 khu vực quan trắc (thị xã Long Khánh, huyện Định Quán và
huyện Nhơn Trạch) có chất lượng nước khá tốt. Tuy nhiên, tại một số công trình ở
huyện Nhơn Trạch cần xử lý sắt, amoni và vi khuẩn; còn ở thị xã Long Khánh và
huyện Định Quán thì cần loại bỏ amoni và vi khuẩn trước khi đưa vào sử dụng.
b) Nước mặt
- Về tiềm năng nguồn nước mặt: Hệ thống sông Đồng Nai, cũng như tài nguyên
nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khá phong phú. Tổng lượng nước nội sinh

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

14



trong tỉnh Đồng Nai xấp xỉ 6 tỷ m3 và lượng nước ở các tỉnh lân cận chảy vào
khoảng 18 tỷ m3
- Theo kết quả quan trắc về nước mặt 6 tháng đầu năm 2013 từ Trung tâm Quan
trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai thì:
 Chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai đoạn 1 (từ sau hợp lưu sông Đồng
Nai và sông Đạ Hoai đến khu vực đổ vào hồ Trị An) và đoạn 2 (từ hợp lưu Sông
Bé – Sông Đồng Nai đến bến đò Bà Miêu – xã Thạnh Phú): đạt yêu cầu cho mục
đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải xử lý.
 Đoạn 3 (từ Cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai): chất lượng nước từ khu vực cầu
Hóa An đến khu vực cầu Rạch Cát đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt nhưng
cần phải qua xử lý, chất lượng nước tại các vị trí còn lại chỉ đạt yêu cầu cho sử
dụng tưới tiêu và mục đích giao thông thủy.
 Đoạn 4 (từ hợp lưu sông Buông – sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Sài Gòn –
sông Đồng Nai): chất lượng nước đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải
xử lý.
 Chất lượng nước mặt sông Thị Vải 6 tháng đầu năm 2013 đạt yêu cầu cho mục
đích bảo tồn động thực vật thủy sinh.
c) Một số nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hiện nay, một số nhà máy nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như:
1. Nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn 1 công suất 100.000 m3/ngày đêm.
2. Nhà máy nước Biên Hòa công suất 36.000 m3/ngày đêm.
3. Nhà máy nước Long Bình công suất 30.000 m3/ngày đêm.
4. Nhà máy nước Nhơn Trạch (nước ngầm) công suất 10.000 m3/ngày đêm.
5. Nhà máy nước Vĩnh An công suất 2.000 m3/ngày đêm.
6. Nhà máy nước Long Khánh công suất 7.000 m3/ngày đêm.
7. Nhà máy nước Xuân Lộc công suất 3.000 m3/ngày đêm.
d) Mưa
Nước mưa tương đối sạch, có thể tận dụng cho sinh hoạt của chúng ta. Con
người đã thu nước mưa từ hàng trăm năm nay để dùng cho các sinh hoạt trong nhà, tạo

cảnh quan và tưới vườn, tưới ruộng …

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

15


Nước mưa có thể đáp ứng đến 65% nhu cầu nước dùng trong nhà .Tuy nhiên, để
đảm bảo an toàn về sức khỏe, không nên sử dụng nước mưa để uống trực tiếp và không
nên thu nước mưa ở những cơn mưa đầu mùa.

Các em nhỏ tắm mưa

Hứng nước mưa để tưới cây

 Câu hỏi:
1.

Em hãy cho biết hiện tại gia đình em đang sử dụng nguồn nước nào ?
 Nước mưa
 Nước giếng (nước ngầm)
 Nước thủy cục
 Nước từ xe bồn
 Nước sông, suối
 Nước ao, hồ
 Khác ….

2.

Gia đình em đang uống nước loại nào ? Vì sao?

 Nước mưa
 Nước mưa đã đun sôi
 Nước giếng đã đun sôi
 Nước thủy cục đã đun sôi
 Nước từ xe bồn đã đun sôi
 Nước khoáng
 Khác……

3.

Qua bài học, em hãy cho biết, nước được sử dụng cho các nhu cầu nào trong
cuộc sống ?

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

16


BÀI 3. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
I.

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm chung
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) : “Sức khỏe môi trường là ảnh hưởng của các
nhân tố môi trường đến con người theo khía cạnh sức khỏe, bệnh tật và thương tật, bao
gồm các ảnh hưởng trực tiếp đến con người bởi nhiều tác nhân vật lý, hóa học, sinh
học, các ảnh hưởng của môi trường vật lý và xã hội gồm nhà ở, sự phát triển đô thị,
giao thông, công nghiệp và nông nghiệp”.
 Các yếu tố được xem xét trong sức khỏe môi trường:

-

Không khí và ô nhiễm môi trường không khí

-

Nước sạch và ô nhiễm môi trường nước

-

Đất và ô nhiễm đất

-

Ngộ độc và dịch bệnh

2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
a) Các bệnh do ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự
xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn
xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
 Bệnh do thời tiết, khí hậu
- Vào mùa lạnh: bệnh tai biến mạch máu não, viêm phổi, viêm phế quản các
bệnh đường hô hấp trên, bệnh loét dạ dày tá tràng, các bệnh mũi họng...
-

Vào mùa nóng : bệnh đường tiêu hóa, ngoài da.

 Bệnh do môi trường không khí bị ô nhiễm
 Ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp: Các khí sunfuarơ SO2, nitơ đioxít NO2, cacbon

oxít CO, bụi, phấn hoa, bông, gai... có khả năng gây co thắt phế quản, gây hen,
gây kích thích đường hô hấp, thủng phế nang, gây mệt, thậm chí gây tử vong.
 Ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh: các chất độc như: cacbuahydro (CxHy),
anđêhit (RCHO), dầu mỏ, hơi xăng... gây nên các bệnh thần kinh.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

17


 Ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn và máu: chì, asen, gây nhiễm độc cấp tính,
dãn mạch, hoại tử mao mạch; cacbon oxit CO, nitơ đioxít NO2, lưu huỳnh S gây
rối loạn quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tế bào máu.
 Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa: các bụi chì, hơi thuốc trừ sâu, có thể gây rối
loạn tiêu hóa trầm trọng, tác động trực tiếp trên gan, tụy, lách và cơ trơn.
 Ảnh hưởng tới các giác quan: bụi, hơi thuốc trừ sâu gây viêm mũi, tổn thương
giác mạc mắt.
 Có khả năng gây ung thư: amiăng, asen và các chất có nguồn gốc phóng xạ.
b) Các bệnh do ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho
các mục đích sử dụng khác nhau, có khả năng ảnh hưởng xấu đến đời sống con người
và sinh vật
Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nhiều bệnh như :
-

Bệnh tiêu chảy (do virut, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ, tả, thương hàn, viêm
gan A, giun sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, cơ
thể kém phát triển, có thể dẫn tới tử vong, nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường
hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém.


-

Bệnh mắt hột: gặp hầu hết các vùng nông thôn miền núi.

-

Bệnh viêm phần phụ: do tắm rửa hàng ngày bằng các loại nước bị nhiễm bẩn.

-

Bệnh ung thư do các chất hóa học, các chất phóng xạ có trong nước xuất phát
từ nước thải công nghiệp, nước thải của các nhà máy hạt nhân gây ô nhiễm
nguồn nước như nhiễm độc chì, asen, thủy ngân vv...
- Bệnh viêm khớp, xiết răng, loãng xương...do các yếu tố vi lượng: Flo quá cao
hay quá thấp cũng gây bệnh

c) Các bệnh do ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các hóa chất độc hại do các hoạt động chủ
động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón
hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ hóa chất từ các thùng chứa
ngầm trong đất.
Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn
(thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào
nước mặt, nước ngầm rồi theo nước vào cơ thể người và động vật. Bao gồm các nhóm
truyền bệnh như sau:

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

18



 Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm ô
nhiễm đất, gây ra bệnh ở người
-

Nhóm truyền bệnh người – đất - người: các bệnh
về đường ruột, tả, lị, thương hàn

-

Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người: bệnh
dịch hạch, viêm não Nhật Bản, xoắn trùng vàng
da, bệnh than, viêm màng não,…

 Nhóm truyền bệnh đất - người:
-

Các bệnh về nấm ở da ăn sâu vào cơ thể hoặc lan toàn thân là do các bụi nấm (từ
phân gà, phân chim, cỏ thúi, thân cây mục,…) gây ra, xâm nhập vào da hoặc qua
các vết thương.

-

Vi khuẩn uốn ván từ chất thải từ súc vật vào đất, tồn tại trong đất canh tác, đất bỏ
hoang và trong phân tươi gây ra bệnh uốn ván cho người.

-

Thực phẩm bị các nha bào chứa độc tố rải rác trên mặt đất truyền vào, nếu không
được thanh trùng kỹ, sẽ gây chết người do bị ngộ độc thực phẩm.


-

Asen, flo, chì, thuốc bảo vệ
thực vật, kim loại tích tụ trong
đất… thông qua chuỗi thức
ăn, gây biến đổi sinh lý, sinh
hóa dẫn đến bệnh tật tử vong.

-

Chất phóng xạ từ các vụ nổ
bom nguyên tử, từ các nhà
máy, trung tâm nghiên cứu,…
lắng đọng xuống mặt đất, gây
nguy hại cho người và động
vật, gây ung thư và đột biến
DNA
( Nguồn: )

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

19


( Nguồn: Relationship Between Health and Environment; )

Hình 3-1 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
 Em hãy cho biết các loại bệnh nào có thể xảy ra do sử dụng nước bẩn? do không khí
bị ô nhiễm?

II.

AN TOÀN THỰC PHẨM
1. An toàn thực phẩm
Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế
biến thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc
đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Nguồn gốc gây ô nhiễm thực phẩm
-

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực… không an
toàn

-

Do quá trình chế biến không an toàn

-

Do quá trình sử dụng và bảo quản không an toàn

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

20


 Em hãy đánh dấu (X) vào các lý do gây ô nhiễm thực phẩm ở cột phù hợp:
Nguồn gốc


Từ quá trình
chăn nuôi, gieo
trồng, sản xuất

Từ quá trình
chế biến
không đúng

Từ quá trình sử
dụng và bảo quản
không đúng cách

Thực phẩm có nguồn gốc từ
gia súc, gia cầm bị bệnh
Thủy sản sống ở nguồn
nước bị nhiễm bẩn
Các loại rau, quả được bón
quá nhiều phân hóa học,
thuốc trừ sâu
Cây trồng ở vùng đất bị ô
nhiễm, tưới phân tươi/ nước
thải bẩn
Để thực phẩm sống lẫn với
thực phẩm chín
Dùng khăn bẩn để lau dụng
cụ ăn uống/ lau bàn chế
biến thực phẩm
Người chế biến thực phẩm
đang bị bệnh truyền nhiễm

Nấu thực phẩm chưa chín
Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn
uống bằng nước nhiễm bẩn
Dùng bao bì chứa thực
phẩm bị nhiễm chì
Thức ăn không được đậy
kỹ, tiếp xúc bụi bẩn, ruồi,
côn trùng, gặm nhấm
Thực phẩm bảo quản không
đủ độ lạnh

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

21


2. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng
thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người
bị trúng độc; ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm
độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo
quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của
việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
a) Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:
Nguyên nhân chính là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô
nhiễm hóa chất độc hại.
-

Các tác nhân sinh học: vi khuẩn, nấm mốc, vi rút gây ngộ độc thực phẩm (vi rút
bại liệt, vi rút viêm gan, vi rút lây truyền từ phân…), ký sinh vật (thường gặp

trong thực phẩm là giun sán) và độc tố tự nhiên (có nguồn gốc thực vật, động
vật,…)

Vi khuẩn, nấm mốc,….

Ký sinh vật (giun sán)

-

Những chất độc hại có nguồn gốc hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm
như: các chất ô nhiễm trong công nghiệp (như các chất hữu cơ mạch vòng chứa
halogen), các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp ( thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ,..), các chất phụ gia, tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, chất bảo quản, chất tẩy rửa…
các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến (do cháy, khét), các độc tố tự
nhiên có sẵn trong thực phẩm, các chất gây dị ứng chứa trong một số hải sản,
tôm, mực, …

-

Các chất độc hại có nguồn gốc vật lý như: thuỷ tinh, gỗ, đá sạn, xương, móng,
lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

22


b) Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Bảng 3-1 Một số trường hợp ngộ độc thường gặp
THỰC PHẨM


TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC

Thịt gia súc, gia cầm, trứng, gan gà, Khoảng 12-14 giờ sau khi ăn thực phẩm, sẽ
sữa, sò, ốc, cá, thịt băm nhuyễn, nấu bị sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn, toàn thân
chưa chín.
bị lạnh rồi sốt, suy nhược cơ thể
Sữa tươi, nước chưa khử trùng hoặc Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu.
chưa đun sôi, thịt gia cầm nấu chưa chín.
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để làm Tiêu chảy phân lỏng nhiều nước kèm theo
kem, đá hoặc tưới rửa rau quả. Nấu chưa nôn và đau bụng.
chín hoặc ăn sống cá, nhuyễn thể sinh
sống ở nguồn nước bị ô nhiễm.
Thực phẩm đóng hộp bị ô nhiễm trong Giảm trương lực cơ, đặc biệt là ở mắt (nhìn
quá trình chế biến: cá, thịt, các loại mờ) và ở phổi (gây khó thở).
rau….
Đất bị nhiễm vi khuẩn E-coli, nước tưới Tiêu chảy, có loại gây triệu chứng giống hội
rau bị ô nhiễm phân động vật.
chứng lỵ hoặc phân có máu, bệnh tả.
Sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mất
chín. Nhiễm trùng từ mũi, tay và da lây nước nặng.
sang thức ăn chín.
Sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, bị nhiễm Tiêu chảy, phân có máu, sốt trong những
phân.
trường hợp nặng.
Ngũ cốc, rau, sữa, thịt bị ôi.

Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Các loại rau quả tươi, lá chè tưới nhiều Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu,

thuốc bảo vệ thực vật.
mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến tim
mạch, hô hấp, tiêu hóa, máu, tiết niệu, nội
tiết, tuyến giáp và có thể dẫn đến tử vong.
Độc tố vi nấm trong đậu, lạc, vừng, hạt Gây rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến
hướng dương và các loại ngũ cốc.
ung thư.
Ngộ độc sắn.

Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; trường hợp
nặng có biểu hiện rối loạn thần kinh, co cứng
cơ, có thể dẫn tới tử vong sau 30 phút.

Nấm độc màu vàng sáp.

Ngộ độc xảy ra 8-10 giờ sau khi ăn nấm.
Đau bụng, nôn, sau đó xuất hiện vàng da và
có thể dẫn đến tử vong.

Nấm độc màu nhạt.

Xảy ra từ 9-11 giờ sau khi ăn, gây rối loạn
dạ dày, ruột kèm theo đau bụng, gan to, hôn
mê, có thể dẫn đến tử vong.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

23



THỰC PHẨM
Nấm đỏ

TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC
Xảy ra sau 1-6 giờ sau khi ăn, gây toát mồ
hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy, co đồng
tử, trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật.
(Nguồn: )

 Em hãy đoán xem hình ảnh sau nói lên điều gì? Tại sao như vậy?

c) Các cách phòng ngộ độc thực phẩm
-

Chọn thực phẩm tươi sạch.

-

Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.

-

Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ.

-

Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

-


Ăn thức ăn ngay sau khi vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong.

-

Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn.

-

Giữ vệ sinh cá nhân tốt.

-

Sử dụng nước sạch trong ăn uống.

-

Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

-

Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

24


×