Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài thu hoạch học nghiệp vụ sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm
tổ chức tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam năm 2018

Học viên:

VŨ PHÚ DƯỠNG

Chức vụ:
Đơn vị:

Giảng Viên
Khoa Lý luận chính trị

Hải Phòng, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:

Kết quả thu được từ khóa học áp dụng trong việc thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy của cá nhân các đồng chí


Học viên:

VŨ PHÚ DƯỠNG

Chức vụ:
Đơn vị:

Giảng Viên
Khoa Lý luận chính trị

Hải Phòng, 2018


MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội, vai trò và vị trí của giáo dục
đại học nói chung và các trường đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng.
Các trường đại học không chỉ đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo nhân lực
trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về khoa
học, công nghệ, sáng tạo tri thức mới, chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần
thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững của các quốc gia.
Dạy học nói chung và dạy nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho giảng viên đại
học, cao đẳng nói riêng đang được tiếp tục đổi mới theo đường lối đã được Nghị
quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ XI đề cập và Chiến lược
phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã chỉ rõ: giáo dục đại học
cần được “chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” 1. Vấn đề được đặt ra là:
làm thế nào để hiện đại hóa phương pháp dạy học (PPDH) cho giảng viên đại học,
chuẩn hóa chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ… để nâng cao hiệu quả dạyhọc tại các đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của người học và người tuyển dụng.
Để trang bị cho các giảng viên trẻ của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
những kiến thức về NVSP, trong thời gian từ 12 đến 17 tháng 11 năm 2018 đã diễn
ra khóa học NVSP do các giảng viên dày dặn kinh nghiệm của Học viện Quản lý

Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo truyền dạy. Tuy thời gian ngắn ngủi nhưng tôi
đã thu nhận được một khối lượng kiến thức bổ ích về NVSP phục vụ cho quá trình
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của tôi tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Dưới đây là những giá trị, kiến thức tôi nhận được từ khóa học đã làm thay
đổi nhận thức của tôi và tôi có thể ứng dụng chúng trong việc thực hiện nhiệm vụ
giảng dạy tại Bộ môn QTKD, Khoa QTTC, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
1. Về giáo dục Đại học của thế giới và Việt Nam.

1

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, ngày 4 tháng 11 năm 2013


Sau khi học xong học phần này, cá nhân tôi đã biết được vài nét về GDĐH
theo mô hình phương Đông và lịch sử phát triển GDĐH theo mô hình phương Tây
từ thế kỷ 11 đến nay. Bên cạnh đó tôi cũng biết được hiện trạng các nền GDĐH của
một số nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada, Singapore, Hàn
Quốc, Hong Kong, Malaysia, Trung Quốc,…Rồi xu thế phát triển GDĐH trên thế
giới mấy thập kỷ qua trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Cụ thể, nền giáo dục đại học Phương Đông gắn liền với quá trình phát triển
của các nền văn minh Phương Đông ở Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc,
Việt nam... và các nước ở khu vực Đông-Nam Á. Trong điều kiện còn sơ khai và
thấp kém của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp) và trong khuôn khổ các thể chế chính trị-xã hội phong kiến, nền giáo
dục đại học Phương Đông chủ yếu phản ánh và truyền bá các hệ tư tưởng Nho
giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo và các giá trị văn hoá-xã hội trong đó chủ yếu là dạy
hệ thống các triết lý, quan niệm, tín điều, văn chương, một số kỹ năng tính toán và

rất ít tính duy lý, phân tích..
Thời kỳ hiện đại (thế kỷ 19 cho đến nay) hệ thống giáo dục đại học của các
nước Phương Đông phát triển theo mô hình châu Âu (Anh, Pháp, Đức) và mô hình
Mỹ. Chẳng hạn như Nhật Bản thời kỳ đầu (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) phát triển
các trường đại học theo mô hình đại học Đức và sau chiến tranh thế giới thứ 2
(1947) phát triển theo mô hình đại học Mỹ.
Về giáo dục đại học Phương Tây, giáo dục đại học Phương Tây hình thành
và phát triển gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh Phương Tây với
nhiều bước thăng trầm của lịch sử từ thời văn minh Hy-La và trải qua đêm dài
Trung cổ từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 14-15. Từ thế kỷ 15, nền văn minh Phương Tây
đã trải qua các cuộc cải cách Tôn giáo, cách mạng xã hội, cách mạng khoa học với
sự phát triển mạnh mẽ của các tư tưởng tiến bộ-nhân văn, tư duy khoa học... đã
bước vào thời kỳ phục hưng (thế kỷ 16-17) với nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt


của đời sống xã hội (các trường phái nghệ thuật-kiến trúc, triết học, xã hội học;
khoa học đặc biệt là các khoa học thực nghiệm..). Tuy có những bước thăng trầm
song nền văn minh Phương Tây tiếp tục phát triển mạnh trong các giai đoạn của
cách mạng kỹ thuật và công nghiệp (thế kỷ 18- 19) và hiện nay là thời đại hậu công
nghiệp, kinh tế tri thức trong thế kỷ 21. Giáo dục đại học Phương Tây thời kỳ đầu
gắn liền đào tạo tinh hoa với các nội dung thần học, văn chương, luật, khoa học và
nghệ thuật và sau nay là khoa học-công nghệ hiện đại cùng nhiều lĩnh vực văn hoánghệ thuậtl khoa học xã hội-nhân văn ...
Hệ thống giáo dục đại học Phương Tây đã phát triển qua gần 10 thế kỷ với
nhiều bước thăng trầm gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, cách
mạng xã hội, phát triển văn hoá và văn minh nhân loại
Từ thế kỷ 12-15 (cuối thời trung cổ ở Châu Âu) với các truờng đại học đầu
tiên tại Salerno (NamÝ), Bologna (1088-BắcÝ); Paris (1215), Oxford (Anh-1167);
Viện đại học Cambridge (Anh-1209)
- Giáo dục đại học Phương Tây thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng, sự chi phối của các
giáo lý, hệ tư tưởng của Nhà thờ (Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Đạo Tin Lành..).

- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường đại học là đào tạo giới tinh hoa ở các
lĩnh vực hành chính, luật, y.. phục vụ nhu cầu cho Nhà nước và nhà thờ.
- Nội dung giảng dạy chủ yếu các kỹ năng cơ bản cho các nghề văn chương
(ngữ pháp, tu từ, biện chứng) sau này bổ sung thêm các lĩnh vực âm nhạc, số học,
hình học, thiên văn..) hình thành hệ thống 7 môn nền tảng (liberal art) của học vấn
đại học (General Education)
Thời kỳ Khai sáng và Phục hưng (TK 16-17) với sự phát triển mạnh mẽ của
các tư tưởng tự do, nghệ thuật và các cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học.
- Các trường đại học dần dần thoát khỏi sự chi phối của Nhà thờ và Giáo hội.
- Hình thành các trường phái nghệ thuật-kiến trúc nổi tiếng; các trường nghệ
thuật-kiến trúc; các Đại học tổng hợp về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.


- Các trường Đại học dần dần trở thành là các trung tâm khoa học, văn hóatri thức của xã hội.
- Giáo dục đại học thời kỳ này do hạn chế về đối tượng và quy mô nên chủ
yếu vẫn là nền giáo dục tinh hoa. Đào tạo chuyên gia, tầng lớp tri thức của xã hội.
- Các trường Đại học phương Tây trở thành các trung tâm phát triển các tư
tưởng tự do- nhân văn, tinh thần duy lý; tự do học thuật, phương pháp khoa học,
biện chứng...
Hệ thống giáo dục đại học Phương Tây phát triển mạnh trong giai đoạn thế
kỷ 18-19 với các cuộc cách mạng kỹ thuật, công nghiệp.
- Xuất hiện các loại hình đại học/cao đẳng kỹ thuật và công nghệ. Các
trường cơ khí ở Anh; các trường kỹ thuật-công nghệ ở Đức và Pháp… ).
- Các trường đại học kiểu mới đã trở thành trung tâm đào tạo đội ngũ nhân
lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ… cho các
ngành sản xuất-dịch vụ, góp phần phát triển nhân lực kỹ thuật có trình độ cao cho
các ngành kinh tế- xã hội đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp.
- Thời kỳ này đã xuất hiện mô hình đại học nghiên cứu ở Đức, Scotland
và Anh với vệc kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu; lý thuyết với ứng
dụng, phát triển các khoa học ứng dụng và thực nghiệm. Với sự ra đời của trường

đại học Beclin (1810) đã đánh dấu bước chuyển căn bản của mô hình giáo dục đại
học Phương Tây từ khoa học thuần túy, tháp ngà khoa học... sang khoa học ứng
dụng cao cấp; phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến với nhiều ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất và dịch vụ.
- Mô hình trường Grande Ecole của Pháp với tính chuyên sâu cao, tuyển sinh chọn
lọc chặt chẽ đã tạo ra những bước tiến lớn về chất lượng và trình độ đào tạo cao của mô
hình đại học Châu âu thời hiện đại và có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
Thời kỳ hậu công nghiệp và kinh tế trí thức (giữa thế kỷ 20 đến nay)
Cùng với quá trình phát triển của khoa học-công nghệ và nền sản xuất hiện
đại, những tiến bộ trong trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, nền giáo dục


đại học phương Tây tiết tục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, hiệu
quả đào tạo. Mô hình đại học Mỹ ra đời và phát triển trên cơ sở kế thừa các mô
hình đại học Anh, đại học Châu Âu (Pháp- Đức) với các cơ sở nổi tiếng như đại
học Harvard (1636); đại học Chicago; MIT... là những đại học hàng đầu trong top
20 trường đại học đẳng cấp quốc tế.
- Đa dạng hóa và phát triển mạnh các đại học nghiên cứu (Reseach
Universities) và phát triển mạng lưới cao đẳng cộng đồng (Communỉty College) ở
các địa phương để đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục đại học.
- Phân tầng mạnh mẽ chất lượng đào tạo đại học ở các loại hình trường Đại
học, hình thành một phổ chất lượng đào tạo đại học theo sứ mạng và mục tiêu của
các loại hình trường đại học.
- Đại chúng hóa giáo dục đại học. Gắn bó chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa
học với đào tạo đại học. Giáo dục đại học trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao
cấp với một thị trường lớn nhiều tỷ USD/năm
- Trường Đại học trở thành trung tâm sản xuất, phát triển, truyền bá và ứng dụng
và dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các giá trị văn hóa-xã hội và công đồng2.
Việc hiểu được lịch sử ra đời các hệ thống đại học, các nền giáo dục, các
trường đại học của một số quốc gia trên thế giới sẽ làm giàu kiến thức bản thân,

đồng thời giúp tôi có những định hướng học tập, xây dựng chương trình, thiết kế
môn học và vận dụng khéo léo, phù hợp với điều kiện châu Á, điều kiện Việt Nam.
2. Về Tâm lí học giáo dục đại học.
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của
con người như cảm xúc, ý chí hay hành động. Không những thế, tâm lý học còn
quan tâm đến sự ảnh hưởng của các hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các
yếu tố bên ngoài tác động lên hành vi và tinh thần của con người.
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể.
Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử. Việc hiểu được tâm lý người học mà ở
2

Trần Khánh Đức, 2010, “Giáo dục Đại học Việt Nam và thế giới”, Dùng cho các khóa bồi dưỡng giảng viên cao
đẳng/đại học về nghiệp vụ Sư phạm đại học theo chương trình của Bộ GD&ĐT


đây chính là những sinh viên đại học, học viên cao học có vai trò quan trọng và chúng
giúp tôi có những phương án/phương pháp giảng dạy, các hoạt động tương tác tốt
nhất, phù hợp nhất trong quá trình giảng dạy sinh viên, học viên. Giả sử sinh viên có
tâm lí ngại học thuộc, bị động trước những bài toán khó, phức tạp, quay cóp trong thi
cử, thích nghỉ học, nói chuyện riêng trong giờ học,…nhưng nếu giáo viên tâm lí, hiểu
được tâm lí của học viên sẽ có những đối sách hợp lí để khắc phục các tâm lí trên.
Chẳng hạn cách học nhóm, thảo luận nhóm, trình bày, có xen những câu chuyện hài
hước hay phân tích những tình huống nghiên cứu thực tế sẽ giúp học viên thoải mái,
sảng khoái hơn trong giờ học, tương tác, sáng tạo tốt hơn trong giờ học3.
3. Về phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo.
Sau khi học xong học phần này tôi biết thế nào là cấu trúc của một chương
trình đào tạo mềm dẻo, cách thức cố vấn học tập đạt kết quả tốt, làm thế nào để xây
dựng được một đề cương môn học theo hệ thống tín chỉ, theo chương trình CDIO
của hệ thống Đại học Mỹ, cách thức xây dựng bảng hỏi, điều tra nhu cầu xã hội để
xây dựng chương trình đào tạo. Hiểu được thế nào là giáo dục khai phóng,… Hiện

nay việc dạy học lấy người học là trung tâm là một tư tưởng giáo dục phổ biến ở
Việt Nam. Vậy nên từ phương pháp, mục tiêu, nội dung đào tạo đều hướng tới việc
đáp ứng, phục vụ cho người học. Qua khóa học này, tôi thay đổi nhận thức rất
nhiều, mặc dù tôi đã được học tập, viếng thăm, nghiên cứu tại một số trường đại
học đẳng cấp thế giới như Công nghệ Nan Yang Singapore, Waseda Tokyo Nhật
Bản, Hong Kong Trung Quốc, Indiana Bloomington Mỹ, Nebraska Omaha Mỹ,…4
4. Về phương pháp dạy học đại học.
Hiện nay, việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng
giáo dục đại học tại Việt Nam đang là điều trăn trở của Đảng, lãnh đạo Nhà nước, lãnh
đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo, đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp và của những ai quan
tâm đến sự nghiệp trồng người như các bậc phụ huynh, nhà tuyển dụng.
3

Nhiều tác giả, 2018, “Tài liệu bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường đại học, cao đẳng”, của Học viện Quản lý
Giáo dục
4
Nhiều tác giả, 2018, “Tài liệu bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường đại học, cao đẳng”, của Học viện Quản lý
Giáo dục


Trước khi đề xuất một phương pháp giảng dạy mới nào đó, chúng ta hãy tìm
hiểu về phương pháp giảng dạy truyền thống đã từng tồn tại rất lâu trong nền giáo
dục Việt Nam để thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy và
học tập ở bậc đại học hiện nay. Phương pháp giảng dạy truyền thống còn được gọi
là Phương pháp thuyết trình. Phương pháp này là mô hình giảng dạy trong đó
giảng viên là trung tâm, thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng dựa vào
các giáo trình, sách giáo khoa…
Mục đích của phương pháp thuyết trình là giúp sinh viên tiếp nhận, xử lý và
ghi nhớ thông tin, kiến thức… thông qua khả năng nghe và nhìn. Cơ sở khoa học
của phương pháp này là khi thông tin và kiến thức đến bộ não của con người,

chúng sẽ được biến đổi và lưu vào bộ nhớ ngắn hạn hoặc bộ nhớ dài hạn. Bộ nhớ
ngắn hạn là nơi mà trạng thái tư duy có ý thức diễn ra. Bộ nhớ dài hạn là nơi mà
thông tin được lưu trữ. Thông tin có thể được truy cập lại khi cần thiết.
Vẫn có những giờ thuyết trình thật hấp dẫn với nội dung cô đọng, rõ ràng làm
chúng ta thêm động cơ học tập. Vẫn có những giờ thuyết trình thật vui vẻ với cách
truyền đạt hài hước, nhẹ nhàng… Đó có thể là một trong những lý do giải thích tại
sao phương pháp thuyết trình vẫn còn tồn tại đến bây giờ.
Tuy vậy, phương pháp thuyết trình cũng có một số hạn chế nhất định sau đây:
- Phương pháp thuyết trình không khuyến khích vai trò chủ động của người
học. Sự thụ động làm hạn chế khả năng học và khả năng tập trung của người học.
- Phương pháp thuyết trình không khuyến khích trao đổi thông tin đa chiều.
Giảng viên truyền đạt thông tin một chiều và phải luôn nỗ lực tìm hiểu những khó khăn
mà người học gặp phải trong việc tiếp thu nội dung bài giảng để hỗ trợ giải quyết.
- Phương pháp thuyết trình không khuyến khích người học phát triển kỹ
năng tổ chức và tổng hợp nội dung.
- Với phương pháp thuyết trình, giảng viên không kiểm soát được thời gian
mà người học dành ra để tìm hiểu bài và ghi nhớ sâu các nội dung được trình bày.


- Với phương pháp thuyết trình, để học tốt người học phải lắng nghe, ghi
chép, cố nhớ để lặp lại các kiến thức đã được truyền giảng vì các đề thi cuối khóa,
tốt nghiệp thường yêu cầu gợi lại trí nhớ. Về phương diện tâm lý, người học phải
vận dụng trí nhớ rất nhiều5.
Cho dù phương pháp thuyết trình còn tồn tại những hạn chế như đã nêu ở
trên cộng với việc chúng ta cũng đã tổ chức khá nhiều hội thảo bàn về việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập, đến nay vẫn chưa có một phương pháp giảng
dạy mới nào có thể thay thế hoàn toàn phương pháp thuyết trình.
Ngày nay, đã có nhiều phương pháp hiện đại để kết hợp với phương pháp
thuyết trình và tùy thuộc vào bài học, môn học, ngành học, bậc học… mà giảng
viên chúng ta có thể chọn lựa để kết hợp hợp lý. Theo tôi có ba sự kết hợp sau đây:

Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp làm việc nhóm:
Trong phương pháp kết hợp này, giảng viên cung cấp cơ sở lý thuyết nền tảng.
Sinh viên được chia theo nhóm từ 5 đến 6 sinh viên một nhóm. Mỗi nhóm sẽ chọn
(hoặc được giao) một đề tài nào đó có liên quan đến nội dung môn học rồi tự phân
chia công việc trong nhóm cho các thành viên để tiến hành việc tìm hiểu những nội
dung lý thuyết liên quan đến đề tài qua sách, giáo trình, ấn phẩm nghiên cứu khoa
học..; tìm hiểu thực tế xem các doanh nghiệp, tổ chức hiện đang thực hiện công việc
liên quan đến đề tài như thế nào với những bằng chứng là thông tin, số liệu, hình
ảnh… thực tế cụ thể thông qua tiếp cận doanh nghiệp (thực tập tại doanh nghiệp),
thông tin doanh nghiệp trên Internet, thị trường chứng khoán… Nhóm sẽ hội ý để so
sánh, phân tích nội dung đề tài trên lý thuyết và nội dung đề tài trong thực tế tại
doanh nghiệp có gì giống nhau, khác nhau, có điểm gì tốt điểm gì chưa tốt… Sau đó
các nhóm sẽ viết lại thành báo cáo môn học kèm nhận xét, đánh giá hay đưa ra ý
kiến của nhóm về đề tài này. Cuối cùng các nhóm sẽ thay phiên nhau trình bày nội
dung báo cáo môn học mà nhóm đã thực hiện để nhận được những ý kiến đóng góp
hoặc câu hỏi chất vấn của các nhóm khác và của giảng viên. Nhóm sẽ thảo luận và
5

Nhiều tác giả, 2018, “Tài liệu bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường đại học, cao đẳng”, của Học viện Quản lý
Giáo dục


trả lời các câu hỏi được đặt ra. Nếu nội dung trả lời của nhóm chưa thật sự thỏa đáng
hay có sự hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề… thì giảng viên sẽ hỗ trợ thêm.
Sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp làm việc nhóm sẽ
kích thích vai trò chủ động của người học. Sinh viên là người chủ động tìm tòi, suy
nghĩ, nhận định, phân tích, tổng hợp, đánh giá… đề tài của nhóm mình và cả đề tài
của các nhóm khác. Trong thực tế tôi đã áp dụng trong việc giảng dạy môn Quản
trị Doanh nghiệp và môn Marketing.
Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp sử dụng tình huống:

Tình huống (case study) là một hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể cần
phải đưa ra quyết định. Một số thông tin trong tình huống có thể được cố tình bỏ
sót, cho phép tình huống có thể có nhiều phương án khả dĩ. Tình huống thường
trình bày một sự mâu thuẫn/xung đột, đặc biệt là sự căng thẳng giữa những phương
án hành động khác nhau mà những phương án này có thể tạo ra những quan điểm,
lợi ích và những giá trị khác nhau. Hiện nay, ngày càng có nhiều tình huống được
trình bày dưới dạng phim, băng video, CD ROM… Các tình huống yêu cầu các
sinh viên đóng vai của nhân vật chính và ra một hoặc nhiều quyết định quan trọng.
Phương pháp tình huống là một quá trình gồm ba bước: chuẩn bị cá nhân,
thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận cả lớp. Học bằng tình huống là phương pháp học
dựa trên cơ sở thảo luận. Nó cho phép người tham dự học bằng cách thực hành.
Bằng việc đóng vai các nhân vật trong tình huống, sinh viên có cơ hội nhập vai và
gánh trách nhiệm của những con người cụ thể trong những tổ chức cụ thể.
Phương pháp tình huống cho phép sinh viên tham gia vào quá trình ra quyết định
mà người ta phải thực sự đương đầu trong một tổ chức thật, có quyền sở hữu, cảm
giác được áp lực, nhận rủi ro và trình bày ý tưởng của mình với người khác giúp
buổi học có sự trao đổi thông tin đa chiều. Các tình huống giúp sinh viên phát triển
lòng tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập và hợp tác trong công việc với đồng nghiệp.
Ngoài ra, phương pháp tình huống cũng là công cụ tuyệt vời để giảng viên kiểm tra
kiến thức lý thuyết và những hiểu biết sâu sắc hơn của sinh viên.


Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp thực tập sinh:
Học phải đi đôi với hành, lý thuyết không thể tách rời thực tế. Thực hiện
phương châm này, bên cạnh đợt thực tập chính trong chương trình đào tạo của sinh
viên, ở từng môn học giảng viên có thể kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp thực tập tại doanh nghiệp bằng cách giao đề tài và yêu cầu các nhóm
sinh viên phải đến doanh nghiệp thực tập để thực hiện đề tài được giao và nộp báo
cáo cho giảng viên hoặc trình bày kết quả trước lớp.
Để hỗ trợ phương pháp này, nhà trường cần hợp tác nhiều hơn và sâu hơn

với một số doanh nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp các yêu cầu, mục tiêu, nội
dung… thực tập. Nhà trường hợp tác với doanh nghiệp để thiết kế ra các nội dung
thực tập phù hợp với nội dung các môn học hay yêu cầu đào tạo của trường. Ví dụ
trong môn Quản trị Doanh nghiệp có nội dung là tuyển dụng nhân viên thì Nhà
trường nên kết hợp với một công ty nào đó nhằm thiết kế một nội dung thực tập
nói về tuyển dụng với những thông tin, hình ảnh, số liệu thực tế… của công ty liên
quan đến hoạt động tuyển dụng trong năm vừa qua và trình bày hay cung cấp cho
sinh viên khi đến thực tập hoặc làm đề tài khóa luận, đề tài môn học. Đối với Bộ
môn QTKD nơi tôi đang công tác, giảng dạy, lãnh đạo Bộ môn đã kết hợp cho sinh
viên xuống tìm hiểu hoạt động tại các doanh nghiệp như Cảng Chùa vẽ,…để nâng
cao sự hiểu biết thực tế cho sinh viên. Đây là hoạt động rất thiết thực cho người
học, vì người học, lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên cần lưu ý:
Khuyến khích sự tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên
Phát triển tương tác và hợp tác giữa các sinh viên
Khuyến khích học tích cực
Lấy phản hồi kịp thời
Nhấn mạnh thời gian của mỗi nhiệm vụ
Truyền thông về sự yêu cầu cao
Tôn trọng đa dạng về tài năng và cách học


Sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập của người học và nâng cao được chất
lượng giảng dạy cho giảng viên.
5. Về việc đánh giá sinh viên.
Kết quả đánh giá sinh viên phản ánh năng lực của sinh viên, chất lượng của
hoạt động tương tác dạy-học, mức độ nặng nhẹ của đề thi, của môn học, của
chương trình đào tạo. Việc đánh giá chuẩn xác bằng các loại thang đo, các tiêu chí
trong các bài kiểm tra, viết luận, thực hành, hay khóa luận cần được xem xét và
xây dựng kỹ lưỡng. Giảng viên có thể ra đề đóng, đề mở, trắc nghiệm, hay vấn
đáp. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải đánh giá được chính xác năng lực và

phân loại được người học. Tránh việc xây dựng đề quá khó, thách đố, hay quá dễ,
không rõ ràng sẽ đánh giá không chuẩn xác về học viên. Kết quả thiên lệch. Qua
khóa học NVSP, tôi đã nâng cao hơn được nhận thức về việc đánh giá học viên, cụ
thể là cách thức thiết kế các bài kiểm tra một cách khoa học, hợp lý.
6. Về việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy đại học.
Qua khóa học tôi đã biết được cách thức sử dụng các công cụ như projector
một cách hiệu quả và tiết kiệm điện. Bên cạnh đó tôi cũng được trang bị cách thức
tìm kiếm tài nguyên thông tin trên mạng sử dụng google, Wekipedia, cách thức
dùng các thủ thuật excel, word, ppt, track changes, auto text, tạo mục lục, mailing
merger, soạn giáo án điện tử,…

KẾT LUẬN
Tựu chung lại, khóa học NVSP lần này được tổ chức tại Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam dưới sự truyền thụ, hướng dẫn của các Giáo sư, Phó Giáo sư,
Tiến sĩ tâm huyết, dày dặn kinh nghiệm, yêu nghề của Học viện Quản lý Giáo dục,


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, giúp tôi hoàn
thiện hơn việc xây dựng đề cương, tổ chức giảng dạy, đánh giá học viên, sinh viên,
cũng như nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị, công nghệ thông tin trong giảng
dạy đại học. Thực sự khóa học rất bổ ích cho các học viên của lớp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam, Phòng TC-HC, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ của Học viện Quản lý
Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các anh chị em học viên trong lớp đã cho tôi có
một khóa học thành công và ý nghĩa. Do thời gian có hạn nên bài luận không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích của các
thầy, cô giáo và bạn đọc để hoàn thiện hơn.




×