Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chăn nuôi lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.19 KB, 3 trang )

Những điều cần biết khi nuôi Heo nái
1. Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai:
Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) tuỳ thuộc vào
điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên , tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít
nhất 90kg.
Khi heo lên giống (chu kỳ 21 ngày), thời điểm phối giống thích hợp nhất là khi nái đứng yên cho con
nọc phủ (tai dựng đứng) hay lấy hai tay đè lên mông nái mà cũng có hiện tượng tương tự. Việc phối
giống nên thực hiện hai lần (phối kép) cách nhau từ 12 – 24 giờ.Khẩu phần ăn cho heo nái cần cung
cấp đầy đủ Vitamine và chất khoáng. Thiếu khoáng heo con chậm lớn, heo nái dễ bị bại liệt sau khi
sinh. Khẩu phần thức ăn cho heo nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản.Nếu
nuôi nái ở chuồng chung, phải chuyển sang chuồng đẻ trước ngày mang thai thứ 110.
- Chuồng đẻ phải được dọn sạch và sát trùng cẩn thận, 5-7 ngày trước khi chuyển nái đẻ đến.
2. Chăm sóc nái trong giai đoạn đẻ:
Nái mang thai từ 110 – 117 ngày, thai phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Trong suốt quá trình mang thai, nái cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để dự trữ cho
cơ thể cũng như để nuôi thai. Trong khẩu phần ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai cho heo nái phải
có ít nhất 5-7% chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở heo.
- Trước khi đưa nái vào chuồng đẻ nên rửa sạch bụng và bầu vú bằng nước ấm.
- Trong suốt thời gian trước khi đẻ nên cho heo nái ăn giống như trong kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên
cho ăn loại thức ăn có tính nhuận trường (giàu chất xơ).
- Khi thấy vú có sữa, nghĩa là nái sẽ đẻ trong vòng 24 giờ sau đó, chăm sóc nái trong lúc đẻ giúp
giảm tỷ lệ heo con chết trong và sau khi đẻ. Thời gian đẻ kéo dài từ 30 phút đến 5 giờ đồng hồ.
Trung bình mỗi con heo đẻ cách nhau 15 phút, nhưng có trường hợp đến vài giờ sau.
- Có thể tiêm Oxytocin để hỗ trợ heo nái trong quá trình sinh sản trong các trường hợp sau: Heo rặn
đẻ yếu; sau 30 phút heo rặn nhưng chưa đẻ heo con kế tiếp, hoặc heo con đã ra hết nhưng nhau
chưa ra. Chú ý không nên dùng Oxytocin nếu heo chưa đẻ ra con nào, hoặc có dấu hiệu rặn đẻ dữ
dội nhưng thai không ra, cần phải kiểm tra trước khi dùng thuốc (điều này có thể do thai bị ngược,
lệch hay kẹt trong cơ quan sinh sản).
- Hỗ trợ bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp heo nái có dấu hiệu không thể đẻ được nếu không
có sự trợ giúp. Người xử lý nên đeo găng tay dài được bôi trơn bằng dầu thực vật, hay Vaselin trộn
với kháng sinh, nái phải được tiêm kháng sinh ngay sau khi xử lý.


- Sau khi sinh xong, nái được tiêm kháng sinh qua cơ bắp, đồng thời bơm kháng sinh vào đường âm
đạo.
- Nên cho heo con bú sữa đầu (sữa có chứa kháng thể) ngay sau khi sinh. Heo nái chỉ có khả năng
cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh. Heo con cũng chỉ có khả năng hấp thu trực tiếp kháng thể
qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh đến 18-24 giờ sau đó. Khi cho heo con vừa
đẻ ra bú ngay cũng tác dụng kích thích heo nái rặn đẻ nhanh hơn, ít sót nhau hơn.
Hiện tượng heo nái sinh sản kém như chậm sinh, vô sinh, không có biểu hiện động dục, động dục chậm hay động dục
thầm lặng, chu kỳ động dục không đều... phối giống nhiều lần không đậu thai, thời gian chửa kéo dài, chửa giả, tỷ lệ
phối giống đậu thai thấp, thai phát triển kém, hay sẩy thai, quái thai, thai chết lưu... số lượng và chất lượng heo con sơ
sinh thấp (đẻ ít con, con nhỏ...). Sau đây là những nguyên nhân và biện pháp phòng trị:
Hiện tượng heo nái sinh sản kém như mô tả gọi là "hội chứng rối loạn sinh sản ở heo" thường gặp ở những cơ sở chăn nuôi heo nái
trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
>
Hội chứng rối loạn sinh sản xuất hiện ở heo có rất nhiều nguyên nhân:
- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố... Việc cho heo ăn
nhiều chất bột, chất đường sẽ làm cho heo béo mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng
chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo. Heo nái có chửa thai thường yếu và quái thai... Thức ăn
hôi mốc sản sinh ra độc tố như Afla- toxin... cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm chu kỳ động dục, đẻ ít
con...
- Do nuôi heo trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục
không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống heo bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. Heo nái có chửa sẽ khó đẻ,
thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...
- Do rối loạn nội tiết: Các kích dục tố của heo phát triển không bình thường khiến cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng
không rụng hoặc rụng ít và không đều, khả năng thụ thai kém...
- Do virus gây nên hội chứng rối loạn sinh sản, nhất là sẩy thai, thai chết lưu...
Biện pháp phòng trị:
- Kiểm tra lại thức ăn cho heo có đảm bảo chất lượng hay hôi mốc gì không để loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại thành phần và
giá trị dinh dưỡng chất bột, đường, đạm, khoáng và sinh tố cho hợp lý. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh
tố A, D, E có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bÝ đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon...

- Trường hợp do nhiễm độc Aflatoxin: Phải loại bỏ ngay những thức ăn bị hôi mốc...
- Tiêm thuốc kích dục tố cho heo như huyết thanh ngựa chửa vào bắp thịt của heo (liều dùng 10 đơn vị/1kg thể trọng). Sau khoảng
2- 3 ngày thì heo nái sẽ bắt đầu động dục, lúc này nên phối giống cho heo. Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã
qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải. Ngoài ra, có thể tiêm những chất kích thích như: Synthophylin,
Progesteron... và tiêm hay cho ăn, uống các loại thuốc bổ trợ như A, D, E, B, C, B.complex theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
KS.Đặng Tịnh
Chọn nái hậu bị bằng lợn F1
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đàn lợn, người nuôi có thể chọn ngay trong đàn lợn thịt F1 đang nuôi
của gia đình để tạo nái hậu bị một cách nhanh nhất. Các tiêu chuẩn để chọn:
Chọn con của con mẹ cho sữa nhiều, nuôi con khéo. Lợn mẹ đã đẻ từ lứa thứ 3 trở đi (nhất là
không dùng con của lợn mẹ đẻ lứa đầu và nái quá già).
Con định chọn phải đạt các tiêu chuẩn: nái đầu nhỏ, cổ thanh, có sự phối hợp đầu cổ hoạt động
nhịp nhàng, nhanh nhẹn, thân dài, chân cao, tai to, mông vai nở. Bộ xương lớn, chắc chắn, biểu
hiện ở điểm khấu đuôi to, vòng chân sau to, chắc chắn, móng chân thẳng, xoè đều. Ngón chân
ngắn, bước đi gọn gàng, vững vàng. Tránh các loại heo khấu đuôi nhỏ, vòng bàn chân nhỏ, yếu,
móng chân dài hoặc móng dài, móng ngắn, bước đi yếu ớt. Mắt sáng, linh hoạt, luôn đảo quanh
quan sát ngoại cảnh.
Con nái có từ 12- 14 vú là tốt, các vú phải có núm lồi rõ, cao đều nhau; không có vú lép, khoảng
cách các vú trong cùng một hàng phải đều nhau. Khoảng cách các hàng vú dưới Bụng không quá
xa. Vì khi lợn mẹ nằm xuống cho con bú nếu 2 hàng vú xa nhau thì hàng dưới bị lấp hoàn toàn nên
không đủ vú cho lợn con bú, dẫn đến hiện tượng đàn con tranh nhau vú mẹ, dẫn đến con to con
nhỏ không đều sau cai sữa.
Phải chọn những con có khả năng tăng trọng nhanh trong đàn, vì điều đó chứng tỏ khả năng thích
nghi với ngoại cảnh. Lợn con phải hiền lành, thân thiện với người, tránh hiện tượng cắn con sau
này, đi đứng phải nhẹ nhàng, đủng đỉnh, tránh giẫm lên con.
Những con được chọn làm lợn nái phải tách riêng, nuôi theo khẩu phần ăn của lợn nái hậu bị, trong
suốt quá trình nuôi, nái hậu bị không mắc một chứng bệnh nào thì mới nên cho phối giống để sinh
sản. Nếu trong giai đoạn này lợn có bệnh thì ít nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới sức tăng trưởng, đậu
thai, dưỡng thai, sinh đẻ và nuôi con ở giai đoạn sau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×