Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC sử DỤNG PPTLN TRONG dạy học môn GDCD ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.95 KB, 41 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG PPTLN TRONG
DẠY HỌC MÔN GDCD Ở
TRƯỜNG THCS


-Cơ sở lí luận của việc sử dụng PPTLN trong dạy học
mơn GDCD ở trường THCS
Về PPTLN
-Quan niệm về nhóm
Theo Mác:“Bản chất con người không phải là cái trừu tượng
cố hữu của các cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hịa những quan hệ xã hội”[26, tr 116].
Con ngườisống trongxã hội đều có nhu cầu giao tiếp, hình
thành các mối quan hệ với người xung quanh làm nên xã hội lồi
người. Chính trong q trình giao tiếp đó bản chất và nhân cách
được thể hiện và được bổ sung hồn thiện. Có nhiều quan niệm
khác nhau về nhóm:
Nhóm (group) là tập hợp những cá thể lại với nhau theo
những nguyên tắc nhất định.
Nhóm là một hiện tượng xã hội, một sự tập hợp của hai hay
trên hai người có tác động lẫn nhau.
Nhóm là một tập thể nhỏ được hình thành để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định trong một thời gian xác định.


Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về nhóm, nhưng suy cho
cùng nhóm là sự hợp tác làm việc, phối hợp với nhau giữa các cá
nhân để cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ chung.
Quan niệm về PPTLN


Có nhiều quan niệm khác nhau về PPTLN như:
Trong cuốnGiáo dục đại học phương pháp dạy và học, tác
giả Lê Đức Ngọc cho rằng:“TLN là một sự trao đổi ý tưởng, quan
điểm nhận thức giữa các học viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu
biết các nội dung phù hợp với các hoạt động đào tạo”[33, tr 18].
Phan Trọng Ngọ trong cuốnDạy học và phương pháp dạy
học trong nhà trường nhận định:“TLN là phương pháp trong đó
nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các
thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ
đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề
đó”[32, tr 223].
Có thể đưa ra định nghĩa sau đây:
TLN là một phương pháp dạy học, trong đó lớp học được
chia thành các nhóm nhỏ đểhọc sinh trong nhóm chủ động nghiên
cứu, thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ học tập để đạt được mục
tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên.


Bản chất của TLN
Như vậy, vềbản chất PPTLN là phương pháp dạy học sử
dụng trí tuệ tập thể, học sinh cùng nhau đi tìm chân lí.Ở đây có sự
tương tác trực tiếp giữa các thành viên, sự phụ thuộc, gắn kết với
nhau một cách có trách nhiệm nhằm đạt nhiệm vụ chung. Mỗi
thành viên phải được phân công công việc gắn với trách nhiệm cụ
thể.
Các hình thức TLN
Trong quá trình dạy học, có rất nhiều cách thức khác nhau
nhằm tổ chức dạy học mang lại hiệu quả. TLN là một trong những
hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong việc tìm kiếm tri thức. Có nhiều hình thức thảo luận

theo nhóm, dưới đây là một số hình thức TLN phổ biến:
+ Nhóm nhỏ thơng thường
Việc chia lớp học thành các nhóm nhỏ(từ 3- đến 5 người)
nhằm mục đích thảo luận một vấn đề cụ thể hay một luận điểm
nào đó của bài học mà giáo viên đưa ra. Mục đích của việc làm
này là lấy ý kiến tập thể của vấn đề đó. Nội dung thảo luận của
nhóm thơng thường là các nội dung nhỏ, thời gian thảo luận
ngắn(3 đến 5 phút).Trong một bài học, tiết học, hình thức này


được sử dụng phổ biến và được kết hợp với các kĩ thuật dạy học
khác.
+ Nhóm rì rầm
Để thống nhất ý kiến trả lời một câu hỏi hay giải quyết một
vấn đề, một ý tưởng, một thái độ nào đó… giáo viên thường chia
lớp học thành các nhóm “cực nhỏ” khoảng 2- 3 người để trao đổi
(rì rầm) về những nội dung đó. Để nhóm rì rầm thảo luận đạt hiệu
quả cao giáo viên cần cung cấp chính xác, đầy đủ các số liệu, dữ
liệu các gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với câu trả lời để các thành
viên tập trung vào giải quyết. Đây là biện pháp nhằm hạn chế tình
trạng “người ngồi cuộc” làm tăng hiệu quả của PPTLN. Q
trình thảo luận, nhóm q đơng dẫn đến tình trạng có một số học
sinh khơng tham gia thảo luận hay khơng đưa ra được kết luận của
nhóm vì có nhiều ý kiến khác nhau.
+ Nhóm kim tự tháp
Để thảo luận một vấn đề lớn hoặc một câu hỏi có nhiều nội
dung cần giải quyết,giáo viên có thể chia nhỏ các nội dung, vấn đề
cần thảo luận và giao cho các nhóm rì rầm. “Sau khi thảo luận
theo cặp (nhóm rì rầm) các cặp (2 hoặc 3 nhómrì rầm) kết hợp
thành nhóm 4 – 6 người hồn thiện vấn đề chung, đây cũng là một



biện pháp khắc phục hiện tượng “người ngoài cuộc” đồng thời tạo
điều kiện hoàn chỉnh nhiệm vụ học tập với chất lượng cao hơn.
+ Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá)
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm
quan sát. Nhóm nhỏ hơn 6- 10 người có nhiệm vụthảo luận và
trình bày vấn đề được giao, cịn các thành viên khác trong lớp
đóng vai người quan sát và phản biện. Đây là hình thức tương tác
giữa học sinh của nhóm thảo luận và nhóm quan sát nhằm làm rõ
nội dung cần thảo luận và đi đến thống nhất. Đây là hình thức phát
huy vai trị tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo cơ hội,
động lực cho cá nhân phát huy vai trị của mình trước tập thể.
+ Nhóm khép kín và nhóm mở
Nhóm khép kín là các thành viên trong nhóm làm việc trong
khoảng thời gian dài, thực hiện trọn vẹn một hoạt động học tập, từ
giai đoạn đầu đến cuối cùng”. Hình thức này thường sử dụng đối
với các nội dung cần nhiều thời gian như: sưu tầm, làm thí
nghiệm…
Nhóm mở là các thành viêncó thể tham gia một hoặc vài giai
đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Hình thức này


mang lại cho người học cónhiều khả năng lựa chọn vấn đề để thực
hiện hiệu quả, chủ động về thời gian, sức lực.
Như vậy, đểtổ chức thảo luận theo nhóm có rất nhiều hình
thức khác nhau, mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế
khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện dạy học cụ thể cũng như tính
chất, nội dung bài học giáo viên có thể lựa chọn các hình thức sao
cho phù hợp hoặc có thể phối kết hợp các hình thức nhằm mang

lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.
Ưu điểm và hạn chế của PPTLN
+ Ưu điểm
Các nghiên cứu về PPTLN trong dạy học mơn GDCD có
những ưu điểm sau:
Thứ nhất, kiến thức của bài học không chỉ được truyền thụ
một chiều mà có sự tương tác giữa người dạy và người học, tính
khoa học, khách quan được nâng cao.
Thứ hai, học sinh có thể tiếp thu kiến thức qua q trình giao
lưu học hỏi, tìm tịi khám phágiữa các thành viên trong nhóm. Từ đó
các kĩ năng cũng được nâng lên như: kĩ năngphân tích, kĩ năng tư
duy, kĩ năng diễn đạt …


Trong quá trình thảo luận các em tự do tranh luận tạo sự thi
đua học tập giữa các học sinh trong nhóm và giữa các nhóm với
nhau. Trong q trình đó học sinh có thể học hỏi lẫn nhau rút ra
nhiều kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Kiến thức trở nên dễ
dàng hơn vì đó là kết quả mà các em tìm được dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
Thứ ba, quá trình thảo luận giúp giáo viên nắm bắt kịp thời
những thông tin phản hồi của học sinh từ đó điều chỉnh q trình
dạy học một cách hợp lí.Tạo bầu khơng khí học tập thân thiện tích
cực giữa người dạy và người học.
Sự thành cơng của PPTLN địi hỏi tất cả các thành viên trong
nhóm phải tích cực hoạt động, tránh được hiện tượng người ngồi
cuộc. Trong q trình đó các em chia sẻ những suy nghĩ, kinh
nghiệm, những khó khăn mà các em gặp phải để cùng nhau đi tìm
kiến thức mới. Đó là q trình học hỏi lẫn nhau giữa các cá nhân
trong nhóm cũng như giữa các nhóm với nhau. Bài học trở nên dễ

dàng hơn, hấp dẫn hơn, là quá trình tương tác lẫn nhau giữa giáo
viên và học sinh và giữa các nhóm học sinh với nhau trong quá
trình tìm kiếm tri thức chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ
giáo viên.


Tạo cơ hội cho giáo viên có thơng tin phản hồi về người học.
Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của PPTLN so với các
phương pháp dạy học khác. Mặt khác, giáo viên cịn có thể thu
được tri thức và kinh nghiệm từ phía người học, qua các phát biểu
có suy nghĩ và sáng tạo của học sinh.
Như vậy, nếu TLN được giáo viên sử dụng một cách hợp lí,
khoa học trên tất cả các khâu trong quá trình thảo luậnthì chắc
chắn phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao. Phương pháp
này khơng những phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh trong q trình học tập mà cịn giúp các em phát
triển được các kĩ năng tư duy, óc phê phán, các kĩ năng giao tiếp
và xã hội quan trọng khác, giúp các em rèn luyện các năng lực của
bản thân như: năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng
lực phản biện…
+ Hạn chế
Thứ nhất, đối với những chủ đề có nội dung phong phú học
sinh dễ rơi vào tình trạng chệch hướng với chủ đề mà giáo viên
đưa ra. Mặt khác để tạo ra các tình huống có vấn đề để sử dụng
cho TLN từ những kiến thức trong SGK người giáo viên phải biết
thiết kế, biên soạn ra nó. Đó là việc làm địi hỏi tốn rất nhiều công
sức, thời gian của cả giáo viên và học sinh.


Thứ hai, PPTLN đòi hỏi sự đầu tư thời gian, cơng sức nhiều

của cả giáo viên và học sinh. Vì vậy, nếu thảo luận nhóm chỉ làm
qua loa, sơ sài thì dễ gây nhàm chán và khơng mang lại hiệu quả.
Phương pháp này dễ tạo ra tâm lí hưng phấn cao cho học sinh
nhưng cũng dễ tạo ra trạng thái mệt mỏi, trì trệ.
Thứ ba, khơng tổ chức khéo sẽ dẫn đến có những thành viên
khơng làm việc. Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều
vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, thảo luận
chỉ có một vài người tham gia tích cực sẽ dẫn đến tình trạng có
một vài người là chủ nhân cịn các thành viên khác là khách ngồi
nghe, để mặc cho người khác dẫn dắt và quyết định. Khi đó TLN
trở thành sự độc diễn cá nhân, hệt như phương pháp thuyết trình
của giáo viên. Cịn các thành viên khác trở thành “người ngoài
cuộc”.
Vấn đề cốt lõi của phương pháp này là rèn luyện năng lực,
tinh thần hợp tác làm việc của các thành viên trong nhóm, nếu
khơng làm tốt vấn đề này thì thảo luận sẽ thất bại. Bên cạnh đó
cần lưu ý việc lạm dụng sử dụng PPTLN, tuyệtđối hóa phương
pháp này vì cho rằng đó là dấu hiệu đổi mới phương pháp.
- Sử dụng PPTLN trong dạy học các phạm trù đạo đức
môn GDCD ở THCS


Thứ nhất, đặc điểm dạy học các phạm trù đạo đức môn
GDCD ở trường THCS
Mỗi môn học trong trường phổ thơng đều có vị trí nhất định,
việcxây dựng các mơn học trong hệ thống chương trình đều xuất
phát từ mục tiêu đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu của đất
nước. Điều 27, Luật Giáo dục đã khẳng định:“Mục tiêu của giáo
dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [34]
Mục tiêu môn GDCD ở THCS được cấu trúc thành hai phần
chính: Phần đạo đức và phần pháp luật từ lớp 6 đến lớp 9 theo
nguyên tắc đồng tâm, phát triển theo các chủ đề từ đơn giản đến
phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng.
Những chuẩn mực đạo đức trong môn GDCD ở THCSlà sự
tiếp nối của những chuẩn mực hành vi đạo đức cụ thể đã học ở
tiểu học, nhưng có tính khái qt cao hơn, thể hiện những yêu cầu
cơ bản về đạo đức đối với người công dân trong giai đoạn hiện
nay.


Phần đạo đức gồm 8 chủ đề sau:
Sống cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư
Sống tự trọng và tơn trọng người khác
Sống có kỉ luật
Sống nhân ái, vị tha
Sống hội nhập
Sống có văn hố
Sống chủ động, sáng tạo
-Sống có mục đích.
Trong từng chủ đề có sự bố trí, sắp xếp các nội dung dạy học
theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức cũng như
yêu cầu tu dưỡng rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh ở từng
giai đoạn.Ở các lớp dưới, nội dung tập trung vào mối quan hệ của
học sinh với bản thân và gia đình. Ở các lớp trên, nội dung tập
trung vào quan hệ với xã hội (dân tộc, đất nước, nhân loại). Càng

lên lớp trên, nội dung càng mang tính khái quát hơn và mức độ
khó cũng tăng dần.
Về kiến thức


Giúp học sinh nắm được những chuẩn mực đạo đức cơ bản,
phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản
thân, với mọi người, với công việc và với môi trường sống.
Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá
nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để
đạt được các chuẩn mực đó.
Về kĩ năng
Biết nhận xét hành vi của bản thân và mọi người xung
quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và
hoạt động. Biết tổ chức việc học tập, rèn luyện theo yêu cầu của
các chuẩn mực đã học.
Về thái độ
Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện
đạo đức, văn hóa trong đời sống hàng ngày, có tình cảm trong
sáng, lành mạnh đối với bạn bè, mọi người, đối với gia đình, nhà
trường, quê hương đất nước.
Tin tưởng vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức và
hướng tới những giá trị tốt đẹp. Có ý thức trách nhiệm với việc


làmcủa bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hồn thiện để trở
thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động,sáng tạo.
Việc sử dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học
mơn GDCD trong chương trình THCS rất phong phú đa dạng, bao

gồm: thuyết trình, vấn đáp,giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,
tổ chức trị chơi, đóng vai, giải quyết vấn đề, dạy học dự án... với
các hình thức học tập theo cá nhân, học theo lớp, theo nhóm
...Mỗi phương pháp và hình thức dạy học mơn GDCD đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài, từng
khâu của tiết dạy. Tuy nhiên, đối với các phạm trù đạo đứcTLN tỏ
ra là phương pháp có ưu thế. Từ đó cho thấy TLN có vai trị và ý
nghĩa to lớn trong học tập mơn GDCD ở THCS.
Thứ hai, vai trị của TLN trong dạy học các phạm trù
đạo đức môn GDCD ở THCS
Với tư cách là một phương pháp dạy học tích cực PPTLN
có vai trị quan trọng trong dạy học các phạm trù đạo đức môn
GDCD ở THCS, cụ thể như sau:
+ Đối với học sinh:
Môn GDCD là một môn học có lượng kiến thức khá trừu
tượng, phong phú, TLN giúp học sinh hiểu, nắm chắc, củng cố và


khắc sâu kiến thức, nội dung của bài học, hệ thống các giá trị đạo
đức, các chuẩn mực pháp luật của xã hội. Đồng thời giúp các em
biết vận dụng những tri thức đã được học ở nhà trường áp dụng
vào cuộc sống thực tế hằng ngày.
Nhờ có PPTLN mà trình độ, năng lực, cũng như các kĩ năng
của học sinh có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội
của mình, biết vận dụng những tri thức đã được học vào thực tiễn
cuộc sống, hình thành kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, tư duy phản
biện, ý thứchợp tác làm việc, hòa nhập tập thể, cộng đồng, tạo
được môi trường học tập thuận lợi, cởi mở, đồng thuận. Trong
mơi trườngđó mỗi cá nhân trong nhóm cùng nhau trao đổi, hợp
táclàm việc, giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những yêu cầu, các

tình huống, các nhiệm vụ học tập mà bài học nêu ra.
+ Đối với giáo viên:
PPTLN tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện thuận lợi để
tương tác, mở rộngvà bổ sung nhữngkiến thức mà khi lên lớp nếu
khơng sử dụngphương pháp này thì rất khó để thực hiện được vì
thời gian tiết học bị giới hạn.
Với phương pháp này người giáo viên có thể kiểm tra, đánh
giá một cách khá chính xác, đầy đủ, khách quan về khả năng học
tập của học sinh vềtrình độ, năng lực, kĩ năngcủa các em, tạo điều


kiện cho giáo viên đánh giá, phân loại học sinh một cách cơng
tâm, chính xác. Từ đó có những định hướng điều chỉnh, uốn nắn
những kiến thức sai lệch nhằm giúp học sinh có được định hướng
đúng trong học tập và bổ sung, bị lấp đầy những lỗ hỏng kiến thức
bị thiếu hụt.
Thứ ba, một số nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
PPTLN trong dạy học các phạm trù đạo đức mơn GDCD ở
THCS
ĐểPPTLNthực hiện có hiệu quả trong dạy học các phạm trù
đạo đức môn GDCD ở bậc THCS trước hết cần có sự đầu tư cả về
thời gian, công sức, phương tiện, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất,
trình độ năng lực của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, làm được
điều này thật sự là bài tốn khó cho các trường hiện nay. Bỡi vì,
giáo viên trong nhà trường ngồi cơng việc giảng dạy giáo viên
cịn kiêm nhiệm nhiều cơng tác khác nhau. Những cơng tác này
cũng chiếm khá nhiều thời gian, công sức, nên việc đầu tư cho
chun mơn đơi khi cịn nhiều hạn chế. Mặt khác, cơ sở vật chất,
phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cho cơng tác giảng dạy cịn khá
khiêm tốn chưa đáp ứng nhu cầu dạy học như: phòng học không

đủ rộng, số lượng học sinh của mỗi lớp q đơng, bàn ghế khơng
lưu động... Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh và học sinh về


mơn học có những lệch lạc. Đa số cho rằng môn GDCD là môn
phụ nên việc đầu tư cho con em có những hạn chế nhất định. Tất
cả những nhân tố trên phần nào có những ảnh hưởng đến việc sử
dụng PPTLN trong dạy học các phạm trù đạo đức mơn GDCD ở
bậc THCS.
Q trình dạy học các phạm trù đạo đức môn GDCD tại
trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên,
việc sử dụng PPTLN được sử dụng ở mức độ nào, cách tổ chức
tiến hành ra sao, hiệu quả mang lại như thế nào, mục đích sử dụng
ra sao, để làm rõ vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu thực trạng của
việc sử dụng PPTLN trong dạy học các phạm trù đạo đức, môn
GDCD ở đây.
- Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng PPTLN trong dạy học
các phạm trù đạo đức môn GDCD ở trường Trung học cơ sở
Trần Quốc Toản, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Khái quátvề trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Về lịch sử hình thành và phát triển, trường THCS Trần Quốc
Toản thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú n là một ngơi trường có bề
dày thành tích, của thành phố Tuy Hịa cũng như của tỉnh Phú
Yên. Trường THCS Trần Quốc Toản được xây dựng ở vị trí trung


tâm của thành phố Tuy Hòa.Trường được thành lập từ năm 1975
cho đến nay là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh về phong
trào giáo dục và đào tạo bậc THCS.

Về cơ sở vật chất, vớidiện tích 3260 mét vuông ngôi trường
được xây dựng khákhangtrang với tổng số 20 phòng học và một
số phòng chức năng, phòng họp, thư viện, nhà xe, sân chơi bãi tập
đầy đủ.
Về học sinh, tổng số học sinh của trường hiện nay có 1579
em, được chia làm 39 lớp.
Khối lớp 9: 377 học sinh
Khối lớp 8: 396 học sinh
Khối lớp 7: 400 học sinh
Khối lớp 6: 406 học sinh
Tuy số lượng học sinh rất đông nhưng trườngluôn giữ vững
đạt chuẩn quốc gia bậc THCS. Tỉ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp
THCS đạt 100%, phổ cập giáo dục THCS hằng năm đạt mức độ 3.
Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT công lập cao trên 75%,
học sinh đạt giải các kì thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố, cấp
tỉnh, cấp quốc gia cao.


Về đội ngũ, tập thểgiáo viên, công nhân viên nhà trường
đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, các thầy cô giáo đều yêu
nghề và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, kinh nghiệm.
Với 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tổng số giáo viên:
86 trong đó: 1thạc sĩ, 1đang theo học thạc sĩ, 60 đại học, 24 cao
đẳng, 1 nhà giáo ưu tú. Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất
hiện có nhà trường được đánh giá là một đơn vị mạnh về chất
lượng giáo dục toàn diện bậc THCS của thành phố Tuy Hòa cũng
như của tỉnh Phú Yên.
Về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD:
Số lượng: 6 (1 nam, 5 nữ) .
Trình độ đào tạo: 2 Đại học sư phạm chính quy chuyên

ngành sử - GDCD, 1cao đẳng sư phạm chuyên ngành sử - địa, 3
đại học ngoại ngữ chuyên ngành Tiếng anh.
Thâm niên giảng dạy:
Từ 6 – 10 năm: 3 giáo viên
Trên 10 năm: 3 giáo viên
Danh hiệu: 2 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.


Trường THCS Trần Quốc Toản là một ngôi trường giàu
thành tích, với đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt huyết. Cơ sở
vật chất đầy đủ, hoàn thiện, hiện đại. Nhà trường là nơi đáng
tin cậy, điểm tựa vững chắc của các bậc phụ huynh có con em
theo học ở đây.
Hưởng ứng phong trào của ngành giáo dục trong việc đổi
mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, tập thể giáo viên
trường THCS Trần Quốc Toản thành phố Tuy Hòa nói chung và
giáo viên dạy mơn GDCD nói riêng đã và đang thực hiện
nghiêm túc việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Phấn đấu mỗi
giờ lên lớp là mỗi giờ sáng tạo “yêu người, yêu nghề” hoàn
thành tốt nhiệm vụ sư phạm mà ngành giáo dục giao phó.
Tuy nhiên, với số lượng học sinh của trường quá đông, sĩ
số học sinhcủa các lớp nhiều, nên việc tổ chức cho các em TLN
cịn gặp nhiều khó khăn, điều đó phần nàolàm ảnh hưởng chất
lượng giáo dục nói chung cũng như mơn GDCD nói riêng. Mặt
khác, với số lượng giáo viên hiện nay của trường vẫn cịn thiếu
cục bộ một số mơn và họ cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng tác
khác nhau nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và
học các bộ mơn nói chung và mơn GDCD nói riêng. Đặc biệt
các giáo viên thuộc các chuyên ngành khác kiêm nhiệm thường



ít nắm được đặc trưng bộ môn cũng như phương pháp giảng
dạy phù hợp, đồng thời ít đầu tư thời gian nghiên cứu nên chưa
tạo ra được sự hứng thú tronghọc tập, dẫn đến chất lượng giảng
dạy môn học chưa cao.
- Thực trạngcủa việc sử dụng PPTLN trong dạy học các
phạm trù đạo đức, môn GDCD ở trường THCS Trần Quốc
Toản, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Nghiên cứu thực trạng nhằm tìm hiểu việc sử dụng PPTLN
trong dạy học các phạm trù đạo đức môn GDCD, ở trường THCS
Trần Quốc Toản, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá nhận thức của giáo viên và học sinh về đặc trưng
và tầm quan trọng của PPTLN.
Tìm hiểu việc sử dụng PPTLN trong dạy học môn GDCD
(đối với các phạm trù đạo đức).
Xem xét, đánh giá cách thức tổ chức, tiến hành thảo luận và
những biện pháp và quy trình mà giáo viên thường sử dụng khi tổ
chức TLN cho học sinh.
Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến
chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng PPTLN vào quá trình dạy


học mà giáo viên và học sinh gặp phải. Từ đó đưa ra những
nguyên tắc và biện pháp để quá trình sử dụng PPTLN mang lại
hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu:
Trao đổi với các giáo viên giảng dạy GDCD và học sinh về
nhữngnội dungcần nghiên cứu.
Dự giờ quan sát hoạt động dạy, học của giáo viên và học

sinh.
Điều tra bằng anket nhằm thu thập ý kiến của giáo viên và
học sinh về các vấn đề cần nghiên cứu.
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu
được.
Trực tiếp tham gia tổ chức giảng dạy để rút ra kinh nghiệm.
Đối tượng nghiên cứu:
Để nắm được thực trạng việc sử dụng PPTLN trong dạy học
môn GDCD, ở trường THCS Trần Quốc Toản thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên, tác giả đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn, lấy ý
kiến của học sinh và giáo viên giảng dạy môn GDCD của trường.
Đối với học sinh: Chúng tôi khảo sát 312 học sinh ở các lớp:


Lớp thí điểm gồm: 6A, 7A, 8A, 9A.
Lớp khơng thí điểm gồm: 6H, 7H, 8H, 9H.
Đối với giáo viên: Chúng tôi khảo sát 6 giáo viên giảng dạy
môn GDCD của trường THCS Trần Quốc Toản thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên.
Kết quả phân tích dữ liệu điều tra từ giáo viên:
Điều tra giáo viên để tìm hiểu nhận thức, cũng như những
khó khăn mà các giáo viên gặp phải trong quá trình sử dụng
PPTLN trong giờ học. Tổng số phiếu phát ra 06 phiếu, số phiếu
thu về 06 phiếu.
Dưới đây là kết quả điều tra mà chúng tơi thu được.
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về đặc trưng của PPTLN (
- Kết quả nhận thức của giáo viên về đặc trưng củaPPTLN
ST

Đặc trưng của PPTLN


T
1

Tỉ lệ
%

Giáo viên tổ chức các nhóm học sinh trao đổi thảo
luận những vấn đề mà bản thân giáo viên đã truyền
đạt.

33,3


2

Học sinh ở các nhóm trao đổi, thảo luận các nhiệm

16,7

vụ học tập dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo
viên.
3

Học sinh tự phối hợp liên kết với nhau để thực hiện

16,7

các nhiệm vụ học tập.
4


Các nhóm học sinh tự do thảo luận những nội dung

16,7

sắp được giáo viên truyền đạt.
5

Giáo viên chỉ định một học sinh này giúp đỡ các

16,7

học sinh khác trong nhóm học tập.

Qua kết quảđiều tra ở bảng cho thấy đa số các giáo viên
(33,3%) đã có nhận thức đúng vềđặc trưng của PPTLN. Tuy
nhiên, trong số họ cũng có người chưa nắm được đặc trưng của
phương pháp này khi cho rằng TLN chỉlà hoạt động một chiều của
các học sinh trong nhóm với nhau diễn ra trước hoặc sau khi giáo
viên truyền đạt nội dung dạy học. Đây là những suy nghĩ, quan
điểm chưa đúng, về phương pháp này. Cho nên việcnâng cao hiểu
biết về đặc trưng của PPTLN cho giáo viên để phương pháp này
phát huy hết tác dụng của nó trong q trình dạy học.


Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
PPTLN (
Hỏi về sự cần thiết của PPTLN trong q trình dạy học mơn
GDCD, những giáo viên được hỏi cho biết:
+ Cần thiết:


33,3%

+ Rất cần thiết:

33,3%

+ Không cần thiết:
+ Bình thường:

16,7%
16,7%

Kết quả trên cho thấy giáo viên đánh giá cao sự cần thiết của
PPTLN trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, cịn có ý kiến cho
rằng khơng cần thiết sử dụng PPTLN trong dạy học mơn GDCD.
Điều đó, cho thấy chưa có sự nhận thứcđúng về vai trị, vị trí của
bộ mơn trong nhà trường.
Tìm hiểu mức độ sử dụng PPTLN cũng như mức độ sử dụng
các phương pháp dạy học khác trong q trình dạy học mơn GDCD
Khi được hỏi: Thầy, cô sử dụng các phương pháp dạy học
sau đây ở mức độ nào?
Các giáo viên cho rằng:


×