Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ở các TRƯỜNG TRUNG cấp CHUYÊN NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.91 KB, 75 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG
DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CHÍNH
TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP

1


- Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học mơn Giáo dục Chính trị ở các trường
trung cấp chuyên nghiệp
- Khái niệm nhóm và thảo luận nhóm
- Nhóm
* Khái niệm nhóm
Theo từ điển tiếng Việt “nhóm”. “Là tập hợp một số ít
người theo những nguyên tắc nhất định để cùng nhau giải
quyết một nhiệm vụ chung” [30].
Trong hoạt động xã hội, xét về mặt bản chất, nhóm là một
sự thống nhất về nguyện vọng, nhu cầu, mục đích; là sự phối
hợp mang tính bình đẳng của một số người trong phạm vi cơng
việc.
Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh trong cuốn Tâm lý học
quản lý (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) quan niệm: “Nhóm
khơng đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng
nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý.
Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung
cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một
2



mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với
nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các
thành viên trong nhóm phụ thuộc vào thơng tin của nhau để
thực hiện phần việc của mình” [ 9;18 ].
- Tập hợp các cá nhân học sinh riêng lẻ sẽ trở thành một
nhóm khi và chỉ khi hội tụ đầy đủ các nhân tố sau hay nói một
cách khác, nhóm được hình thành dựa trên một số yếu tố sau:
Sự tương tác: là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá
nhân HS trong cùng một không gian (lớp học) và thời gian
(tiết học) nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung. Phương tiện để
thực hiện các tương tác có thể là phương tiện ngơn ngữ hoặc
phi ngơn ngữ. Nội dung của tương tác là nhiệm vụ học tập. Vì
vậy, sự tương tác diễn ra trong nhóm phải có mục đích, có tổ
chức, có sự phân cơng trách nhiệm và đặc biệt là phải diễn ra
hai chiều. Sự tương tác tích cực của mỗi thành viên sẽ thúc
đẩy hoạt động chung của nhóm nhanh chóng đạt đến mục
tiêu.
Mục tiêu hướng đến: nhóm học tập có thể có nhiều mục
tiêu. Có những mục tiêu chung, mục tiêu lớn lao tuy nhiên
cũng có thể có những mục tiêu hết sức bình thường. Mục tiêu
3


hướng đến của từng thành viên chính là cơ sở để tạo ra sự
phân chia thành nhóm. Mục tiêu chính là động lực, là kim chỉ
nam cho hoạt động của nhóm.
Các quy tắc làm việc: là những quy định hướng dẫn
những hành vi chung do nhóm lập ra. Các qui định này là cơ
sở để nhóm hoạt động có tổ chức, có nề nếp và có thể kiểm

sốt, điều khiển các thành viên làm việc theo mục tiêu mà
nhóm đã đề ra.
- Vai trị của các thành viên trong nhóm: căn cứ vào năng
lực hoạt động và trình độ của từng thành viên mà xác định vai
trò của từng thành viên trong nhóm. Hoạt động nhóm ln
gắn với nhu cầu của từng thành viên trong nhóm và nhu cầu
chung của nhóm. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này sẽ
giúp nhóm hồn thành nhiệm vụ mọi nhiệm vụ đồng thời góp
phần củng cố và duy trì nhóm.
Từ những vấn đề nêu trên, quan niệm về nhóm có thể
hiểu như sau: nhóm là một tập hợp người được xác định bởi
các mối quan hệ tương tác, cùng chia sẻ mục tiêu chung,
cùng tuân theo một hệ thống quy tắc nhất định và đóng
những vai trò khác nhau. Một tập thể người khơng thể được
coi như một nhóm nếu họ khơng có mối quan hệ tương tác,
đặc biệt là nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu chung.
4


*Các hình thức chia nhóm
Để tiến hành dạy học theo nhóm, việc đầu tiên là phải tiến
hành chia nhóm. Việc chia nhóm tùy thuộc vào số lượng học
sinh trong lớp, thường một nhóm có khoảng từ 4 đến 8, (con số
này có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhiệm vụ của nhóm, cơ sở
vật chất hiện có, thời gian làm việc của các nhóm và của bài
học). Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, mức độ khó dễ của các
nhiệm vụ học tập, trình độ của học sinh, thời gian cho phép, cơ
sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị của nhà trường, … có thể phân
ra các hình thức chia nhóm khác nhau như sau:
Chia nhóm ngẫu nhiên: Đây là cách chia được tiến hành

khi giữa các đối tượng HSSV khơng cần có sự phân biệt. Mọi
học sinh đều phải hoạt động để giải quyết vấn đề, cùng chiếm
lĩnh tri thức. Nhiệm vụ được giao không khác nhau nhiều về
nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó và có cùng chung một
u cầu. Ở hình thức chia nhóm ngẫu nhiên này, khi chia
nhóm giáo viên có thể chia theo vị trí chỗ ngồi, chia theo số
thứ tự trong danh sách, chia theo bàn, theo tổ hoặc bằng cách
đếm vòng tròn.
Chia nhóm theo năng lực học tập: Việc chia nhóm năng
5


lực học tập được áp dụng khi cần có sự phân hóa về trình độ
bởi mức độ khó dễ của nội dung bài học cho từng đối tượng
học sinh. Người ta thường dựa vào các trình độ : giỏi, khá,
trung bình và yếu để chia thành các nhóm tương ứng.Với cách
chia này, giáo viên có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể khác
nhau đối với từng nhóm trong việc giải quyết cùng một nhiệm
vụ học tập. Song khi áp dụng hình thức chia nhóm này giáo
viên cần phải thận trọng. Bởi vì muốn chia đúng trình độ của
HSSV, giáo viên phải nắm chắc trình độ của họ, vì nếu khơng
nắm chắc được trình độ của HS mà chia sai nhóm thì sẽ dẫn
đến sự phản tác dụng.
Chia nhóm gồm đủ trình độ: Cách chia này thường được
sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn
nhau. Trong trường hợp này cần phải xác định vai trị của
nhóm trưởng (người có năng lực hơn cả) là rất quan trọng
trong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
nhóm.
Chia nhóm theo sở trường: Cách chia này thường được

tiến hành trong các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽ
gồm một số học sinh có chung sở trường, hứng thú.
6


Ngoài ra, hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, trung học phổ thông vẫn chưa thống nhất một cách làm
việc nhóm chung đối với những đề tài thảo luận. Các cách
làm việc nhóm chủ yếu là do giáo viên quyết định. Trong thời
gian qua, có 3 cách làm việc theo nhóm chủ yếu như sau
Cách làm việc theo nhóm thứ nhất: Ngang - theo cách
này, người nhóm trưởng sẽ lập đề cương, sau đó các thành
viên nhận từng phần, ví dụ bài 1, phần 1… Sau đó tổng hợp
lại, ghép các đoạn đã làm vào thành bài hồn chỉnh của nhóm.
Ưu điểm
- Thành viên thích vì “làm ít”, không mất công tập hợp.
- Tốn ít công sức.
- Phá huy nhiều khả năng từ thành viên. Mỗi thành viên
đều rèn được khả năng tìm tài liệu, xử lý, viết bài…
Hạn chê
- Làm hổng kiến thức của học sinh, khi tham gia làm
phần 1, sẽ khơng biết gì về phần 2, 3…

7


- Thiếu thông tin từ các phần khác, khả năng chồng chéo lên
nhau là rất cao…
Cách làm việc theo nhóm thứ hai: Dọc - theo cách này,
thủ lĩnh nhóm sẽ phải biết năng lực, thế mạnh của các thành

viên. Nhận một đề tài, phân chia theo cách:
- Ai viết đề cương? Làm bảng phân cơng cơng việc. Hầu hết
là nhóm trưởng.
Ưu điểm
- Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận.
- Phát huy được thế mạnh của mỗi thành viên.
- Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: Xây dựng
kế hoạch nhóm, phân cơng cơng việc…
Hạn chê
- Địi hỏi năng lực của thành viên cao.
- Năng lực quản lý của thủ lĩnh nhóm.

8


Cách làm việc theo nhóm thứ ba: Tất cả - cách này là
các thành viên trong tất cả các nhóm đều phải làm, nộp hết tất
cả các đề tài của môn học.
Ưu điểm
- Thành viên biết hết kiến thức.
- Sử dụng tối đa thời gian.
Hạn chê
- Mất thời gian nhiều, cơng sức nhiều.
- Dễ gây tình trạng chép bài của nhau.
Tóm lại, có nhiều hình thức chia nhóm khác nhau, mỗi
một hình thức có đặc điểm và ưu thế riêng. Vì vậy trước khi
quyết định chia nhóm theo hình thức nào, giáo viên nên dựa
vào mục tiêu bài học, loại bài học, khơng gian học tập, trình
độ, sở trường của học sinh, học sinh.
Trong quá trình dạy học bằng phương pháp thảo luận

nhóm, thiết nghĩ hình thức chia phổ biến nhất vẫn là cách chia
thứ nhất - chia ngẫu nhiên. Song để cho nhóm chia ngẫu nhiên
hạn chế những hạn chế của nó thì người giáo viên cần phải
9


chú ý đến hai vấn đề:
- Một là nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm phải có cả
các yêu cầu khó, dễ khác nhau.
- Hai là phải điều hành sao cho mọi thành viên của nhóm
đều phải tích cực hoạt động.
- Thảo luận nhóm
* Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thảo luận nhóm
như:
Theo tác giả Trần Bá Hồnh: “ Thảo luận là một dạng
tương tác nhóm trong đó các thành viên hợp sức giải quyết
một vấn đề cùng quan tâm, nhằm đạt tới một sự hiểu biết
chung về vấn đề đó” [14; 157]
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm là
phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành
những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được
làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến
chung của nhóm mình về vấn đề đó” [18;123] .
10


Có thể khái quát: Thảo luận nhóm là một phương pháp
dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để
học sinh trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận

các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự
hướng dẫn điều khiển của mình.
* Các hình thức thảo luận nhóm
Trong quá trình dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm là
khâu cơ bản, chủ yếu, là giai đoạn quan trọng của toàn bộ q
trình. Thảo luận nhóm chính là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến,
trình bày quan điểm mỗi cá nhân về một vấn đề học tập dưới
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Thảo luận nhóm là một
hình thức dạy học phát huy tính sáng tạo, rèn luyện phương
pháp tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Thông qua PP dạy
học thảo luận nhóm sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo
làm cho HS thật sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy
học. Phương pháp thảo luận nhóm có chức năng nhận thức hết
sức quan trọng trong dạy học, vì thế để phát huy tác dụng của
phương pháp thảo luận nhóm cần phải có hình thức chia
nhóm để tiến hành cho phù hợp. Có nhiều hình thức thảo luận
nhóm, hiệu quả của chúng tùy thuộc vào ý đồ và tính chất sử
dụng của người dạy. Dưới đây là một số hình thức thảo luận
11


nhóm phổ biến:
- Nhóm nhỏ thơng thường: giáo viên chia lớp học thành
các nhóm nhỏ (4 đến 5 người) để thảo luận một vấn đề cụ thể
nào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về các vấn đề
đó. Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ
thuật dạy học khác trong một bài học, tiết học. Nội dung thảo
luận của nhóm thơng thường là các vấn đề ngắn, thời lượng ít
(5 đến 7 phút).
- Nhóm rì rầm: Giáo viên chia lớp học thành các nhóm

“cực nhỏ”, khoảng 2 - 4 người (thường là cùng bàn) để trao
đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết
một vấn đề, nêu một ý tưởng, một thái độ…Để nhóm rì rầm
có hiệu quả, giáo viên cần cung cấp đầy đủ, chính xác các
dữ liệu, các gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với câu trả lời để
các thành viên tập trung vào giải quyết. Việc chia lớp thành
những nhóm nhỏ hoặc nhóm “rì rầm” là biện pháp khắc
phục “người ngoài cuộc” làm tăng hiệu quả của phương
pháp thảo luận nhóm.
- Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm
rì rầm. Sau khi thảo luận theo cặp (nhóm rì rầm); các cặp (2 12


3 nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm 4 - 6 người để hoàn thiện
một vấn đề chung.
- Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá): Giáo viên chia lớp
thành 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó hốn
vị cho nhau). Nhóm nhỏ hơn 6 - 10 người có nhiệm vụ thảo
luận và trình bày vấn đề được giao, cịn các thành viên khác
trong lớp đóng vai người quan sát và phản biện. Hình thức
nhóm này rất có hiệu quả đối với việc làm tăng ý thức trách
nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho những người
trình bày ý tưởng của mình trước tập thể.
- Nhóm khép kín và nhóm mở
Nhóm khép kín: là các thành viên trong nhóm làm việc
trong khoảng thời gian dài, thực hiện trọn vẹn một hoạt động
học tập, từ giai đoạn đầu tới cuối cùng.
Nhóm mở: là các thành viên có thể tham gia một hoặc
vài giai đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
Hình thức này mang lại cho người học nhiều khả năng lựa

chọn vấn đề và chủ động về thời gian, năng lực và sở trường
của mình.

13


Như vậy, để tiến hành phương pháp thảo luận nhóm, giáo
viên cần phải chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ và sử dụng
nhiều hình thức chia nhóm khác nhau. Để việc vận dụng
phương pháp dạy học thảo luận nhóm có hiệu quả giáo viên
cần thực hiện phương châm là sử dụng linh hoạt nhiều hình
thức thảo luận nhóm phù hợp với các tình huống dạy học, đồng
thời tích cực phối hợp nhiều hình thức thảo luận nhóm với
nhau.
Thơng qua các hình thức thảo luận nhóm, kiến thức mơn
học của học sinh sẽ được củng cố, được đào sâu, mở rộng,
bước đầu biết phân tích, phê phán, lập luận dẫn chứng để bảo
vệ ý kiến của mình trước tập thể
Tóm lại, có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, mỗi
hình thức có đặc điểm và ưu thế nổi trội của mình. Tùy thuộc
vào tính chất, nội dung của bài học cũng như các điều kiện dạy
học khác mà người giáo viên có thể lựa chọn cho mình một
hình thức thảo luận theo nhóm phù hợp hoặc cũng có thể lựa
chọn nhiều hình thức thảo luận theo nhóm kết hợp với nhau
một cách linh hoạt.
- Phương pháp thảo luận nhóm
14


- Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện
từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạm
của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập
thể” (Group dynanies), một môn học dạy cho học sinh kỹ
năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn
luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên
phương pháp thảo luận trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở
Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy
học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Xuất phát từ tính chất tham gia hợp tác của nhiều người
để cùng giải quyết một vấn đề của bài học. Do đó, trong q
trình dạy học, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm có
thể hiểu theo một số khía cạnh có nhiều cách định nghĩa khác
nhau về phương pháp thảo luận nhóm như:
“Thảo luận là hình thức tổ chức cho người học trao đổi,
tranh luận các vấn đề học tập, để tự rút ra được các kết luận
theo yêu cầu bài học” [29;157 ]
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một
hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của lớp học
15


được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới
hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên
cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của
nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp” [6;35
].
Trong cuốn “Học và dạy cách học” do GS. Nguyễn
Cảnh Toàn chủ biên, các tác giả quan niệm thảo luận là PPDH
theo nhóm nhỏ. Mặc dù không cắt nghĩa một cách cụ thể

nhưng các tác giả cho rằng dạy học thảo luận nhóm là một
phương pháp nhưng đồng thời là một hình thức dạy học được
mong đợi nhất trong các nhà trường hiện nay, “là phương
pháp mà chuyển một số việc kiểm tra sang cho học sinh đảm
nhiệm” [28; 48].
Trong cuốn “Giáo dục Đại học- phương pháp dạy và
học”, tác giả Lê Đức Ngọc cho rằng: “thảo luận nhóm là một
sự trao đổi ý tưởng, quan điểm, nhận thức giữa các học viên,
để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với
hoạt động đào tạo” [22;48 ].
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm là
phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành
16


những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được
làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến
chung của nhóm mình về vấn đề đó” [23;19-20 ].
Thống nhất với các quan điểm trên, Nguyễn Trọng Sửu
trong cơng trình “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích
cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học
tập, trong đó học sinh của một lớp được chia thành các nhóm
nhỏ trong khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm tự lực hoàn
thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác
làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và
đánh giá trước lớp ” [25;55 ].
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:
thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người
học làm trung tâm.Với phương pháp này, người học được làm
việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong

nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học
tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn,
lãnh đạo của giáo viên. Mặt khác về mặt lý luận mỗi tác giả đều
có những cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau, cách gọi khác
nhau, tuy nhiên tựu trung lại đều thống nhất quan điểm phương
pháp day học thảo luận nhóm chính là phương pháp học tập hợp
17


tác, tức là ở đó có sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò để
giải quyết một nhiệm vụ học tập mà mỗi cá nhân không đủ khả
năng hồn thành, cần có sự hợp tác của nhiều người. Từ những
quan điểm trên theo chúng tôi: phương pháp dạy học thảo luận
nhóm là một phương pháp dạy học trong đó lớp học được chia
thành các nhóm nhỏ để học sinh, học sinh trong nhóm tích cực,
chủ động thảo luận những nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn
điều khiển của giáo viên.
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm
* Ưu điểm
- Phương pháp thảo luận nhóm tạo cơ hội tối đa cho mọi
thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình,
giúp HS phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặc
biệt có ích với học sinh nhút nhát).
- Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn
nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên
nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc
lập.

18



- Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách
quan khoa học trong kiến thức của học sinh.
- Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng
năng lực hợp tác và khơng khí hiểu biết, đồn kết, tin cậy lẫn
nhau.
- Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm.
- Cải thiện mối quan hệ thầy - trị, trị - trị, giáo viên có
thơng tin phản hồi từ học sinh để điều chỉnh việc dạy của
thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy
trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn...
Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực trạng dạy học mơn Giáo
dục Chính trị ở Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần
Thơ, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, phương
pháp thảo luận nhóm cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
cần được khắc phục.
* Hạn chê
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp thảo luận
nhóm cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định.
Một là: Để phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả,
19


địi hỏi người giáo viên phải có khả năng xây dựng, thiết kế
những tri thức trong bài học thành tình huống có vấn đề. Song
đó là việc khơng hề đơn giản với mọi giáo viên và mọi bài
học.
Hai là: Để tổ chức một buổi học bằng phương pháp thảo
luận nhóm có hiệu quả thì cả giáo viên và HS đều phải chuẩn
bị, đầu tư nhiều về thời gian và công sức. Đặc biệt là ở những

lớp học q đơng thì đây thực sự là một trở ngại. Vì thế học
bằng phương pháp thảo luận nhóm sẽ làm mất nhiều thời gian
của cả giáo viên và học sinh.
Ba là: Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào
tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, thảo luận chỉ
có một vài người tham gia tích cực thì dẫn đến tình trạng có một
vài người là chủ nhân của các thành viên khác là khách ngồi
nghe, để mặc cho người khác dẫn dắt và quyết định. Cũng có
các thành viên khác trở thành “người ngoài cuộc” một hiện
tượng khá phổ biến trong thảo luận hiện nay.
Bốn là: Sự tác động từ bên ngoài như sự giám sát
thường xuyên của giáo viên, yếu tố thi đua giữa các nhóm
cũng ảnh hưởng tới nhiều đến quá trình thảo luận.
20


Có thể thấy rằng thảo luận nhóm là một trong những
phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của người
học. Nó đó tạo ra được một mơi trường học tập thuận lợi mà ở
đó trí tuệ tập thể đó được phát huy cũng như vai trị hoạt động
của cá nhân được trải nghiệm. Nếu giáo viên là người có tâm
huyết, có quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu
hiệu thì những khó khăn, hạn chế trên hồn tồn có khả năng
khắc phục được.
- Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm
Về phía giáo viên
Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên
còn hạn chế ở một số thao tác sau:
Thứ nhất, thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận: Việc lựa

chọn vấn đề thảo luận chưa hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính
tích cực của học sinh. Có những vấn đề thảo luận q khó
hoặc q dễ so với trình độ của học sinh. Lại có trường hợp
lựa chọn chủ đề phù hợp trình độ đối tượng nhưng nội dung
vấn đề lại quá khô khan, không phù hợp với đặc điểm tâm lý
của học sinh. Việc lựa chọn vấn đề thảo luận là khâu then chốt
21


quyết định sự thành bại của phương pháp này. Vấn đề khơng
hay, khơng phù hợp với trình độ học sinh sẽ không huy động,
thu hút được học sinh tập trung thảo luận, nếu có thì cũng chỉ
mang tính chất đối phó.
Thứ hai, thao tác chia nhóm: giáo viên chưa xác định
được số lượng nhóm trong một lớp, số lượng học sinh trong
một nhóm. Cho nên, có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc
quá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm
của lớp học.
Thứ ba, thao tác chọn nhóm trưởng: Nhóm trưởng
khơng do nhóm tự bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viên
trong nhóm mà do giáo viên chọn một HS khá trong nhóm
chuyên trách. Điều này khiến cho các học sinh khác trong
nhóm mất đi cơ hội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện
năng lực quản lý, năng lực trình bày vấn đề trước nhóm và tập
thể lớp.
Thứ tư, thao tác giao nhiệm vụ: giáo viên giao nhiệm vụ
chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó, học sinh khơng hiểu rõ nhiệm vụ
của nhóm là cần phải làm gì, trong thời gian bao lâu, cách
thức thực hiện như thế nào.
22



Thứ năm, thao tác quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo
luận: Thơng thường, các lớp đều có số lượng học sinh khá
đông (khoảng 50 em). Một số giáo viên khi giao nhiệm vụ
xong thường ngồi tại chỗ nên không quan sát, bao quát hết
được học sinh trong lớp làm gì trong thời gian thảo luận, dẫn
tới tình trạng có HS làm việc riêng, nói chuyện trong thời gian
này. Giáo viên cũng khơng nắm bắt được những khó khăn,
lúng túng của học sinh trong q trình thảo luận để có sự gợi
ý, hỗ trợ kịp thời.
Thứ sáu, thao tác tổng kết. Sau khi viết phương án trả lời
ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận
trước lớp hoặc viết lên bảng. Giáo viên gọi học sinh khác
nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận. Thao tác này được lặp
đi lặp lại khá đơn điệu, nhàm chán.
Về phía học sinh
HS hầu như không được giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị
trước cho thảo luận nhóm nên có phần bị động trong quá trình
thảo luận trên lớp. Mặt khác, nếu được giao nhiệm vụ trước
thì học sinh cũng khơng chuẩn bị, hoặc chuẩn bị mang tính
đối phó.
23


Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việc
thật sự (nhóm trưởng và học sinh khá, giỏi trong nhóm), cịn
lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng. Hiện
tượng độc diễn cá nhân bên cạnh “người chầu rìa”, người
ngồi cuộc” diễn ra khá phổ biến, kể cả khi có người dự giờ

trong lớp. Học sinh không ý thức được sự cần thiết phải hợp
tác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các em biến hoạt động
thảo luận nhóm thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian.
Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những vấn đề
trong giáo trình, thiếu sự sáng tạo.
Với những chủ đề có nội dung phong phú, hấp dẫn học
sinh dễ đi chệch hướng, tản mạn do theo đuổi ý tưởng riêng.
Thảo luận nhóm thường gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp
khác.
- Sử dụng phương pháp thảo ḷn nhóm trong dạy học mơn
Giáo dục chính trị ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp
- Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học môn giáo dục chính trị ở trường Trung cấp chuyên
nghiệp
24


Phương pháp thảo luận nhóm sẽ tạo ra được mơi trường
học tập thuận lợi, sôi nổi, tạo ra cơ hội tối đa cho mỗi thành
viên trong nhóm bộc lộ sự hiểu biết và quan tâm của mình với
nội dung và phương pháp học tập và ở đó mỗi thành viên
trong nhóm trao đổi hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết
các nhiệm vụ học tập, cụ thể là những HS có trình độ khá,
giỏi có điều kiện giúp đỡ những HS có trình độ trung bình,
yếu, kém.
PPTLN sẽ tạo ra yếu tố kích thích thi đua giữa các thành
viên trong nhóm, đặc biệt là trong học tập các chủ đề mang
tính sáng tạo cao.
Như vậy, nếu tổ chức thảo luận nhóm sẽ tăng cường tính
tích cực, chủ động của HS, giúp HS tập trung vào bài học,

phát triển được các kỹ năng tư duy phê phán, các kỹ năng
giao tiếp xã hội quan trọng khác.
Thảo luận nhóm giúp HS hiểu và nắm chắc những nội
dung cơ bản của bài học Giáo dục Chính trị .
Thảo luận nhóm góp phần củng cố và khắc sâu những
kiến thức Giáo dục Chính trị cho HS.

25


×