Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý dạy học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại các trường trung học phổ thông quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 114 trang )

KIU XUN BèNH

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI 2

***

KIU XUN BèNH

CHUYấN NGNH: QUN Lí GIO DC

QUảN Lý DạY HọC
MÔN GIáO DụC QUốC PHòNG Và AN NINH TạI các TRƯờNG
TRUNG Học Phổ ThôNG QuậN HOàN KIếM, Hà NộI
đáP ứNG YêU cầU đổi mới giáo dục

***

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

KHểA HC: 2016 - 2018

H NI - 2018


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI 2

KIU XUN BèNH

QUảN Lý DạY HọC


MÔN GIáO DụC QUốC PHòNG Và AN NINH TạI các TRƯờNG
TRUNG Học Phổ ThôNG QuậN HOàN KIếM, Hà NộI
đáP ứNG YêU cầU đổi mới giáo dục

Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 8 14 01 14

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS BI MINH HIN

H NI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi
lời cám ơn tới trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô tham gia
giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Minh Hiền
- Ngƣời cô trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho
tôi những kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp luận trong suốt thời gian nghiên
cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh hai trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, các bạn đồng nghiệp,
những ngƣời thân đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng nhiều song luận văn chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, ngày 30, tháng 10, năm 2018
Tác giả luận văn

Kiều Xuân Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 30, tháng 10, năm 2018
Tác giả luận văn

Kiều Xuân Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO
DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC......................... 6

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................. 6
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 11
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 12
1.2.1. Dạy học và quá trình dạy học........................................................ 12
1.2.2. Quản lý .......................................................................................... 14
1.2.3. Quản lý dạy học ............................................................................ 16
1.2.4. Quản lý dạy học môn GDQP&AN ............................................... 17
1.3. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆC
QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP&AN ................................................ 18
1.3.1. Định hƣớng chung về đổi mới giáo dục phổ thông ...................... 18
1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý giáo dục môn
GDQP&AN trong trƣờng THPT ............................................................. 20


1.4. DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI
CÁC TRƢỜNG THPT ................................................................................ 21
1.4.1. Mục tiêu, vai trò của dạy học môn GDQP&AN ........................... 21
1.4.2. Nội dung chƣơng trình dạy học môn GDQP&AN ....................... 23
1.4.3. Phƣơng pháp, hình thức tổ chức môn GDQP&AN ...................... 24
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả môn GDQP&AN ............................... 25
1.5. QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TẠI CÁC TRƢỜNG THPT ............................................................ 25
1.5.1. Quản lý thực hiện mục tiêu môn GDQP&AN .............................. 25
1.5.2. Quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình môn GDQP&AN ........ 26
1.5.3. Quản lý phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học môn
GDQP&AN ............................................................................................. 27
1.5.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDQP&AN
của HS...................................................................................................... 28
1.5.5. Quản lí cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học và ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học GDQP&AN .............................................. 28
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN
GDQP&AN TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...... 29
1.6.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ............................................. 29
1.6.2 Các yếu tố thuộc về đối tƣợng quản lý .......................................... 30
1.6.3 Các yếu tố thuộc về môi trƣờng quản lý ........................................ 31
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC ..................................................................................................... 34


2.1. GIỚI THIỆU VỀ HAI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐƢỢC LỰA CHỌN
KHẢO SÁT ................................................................................................. 34
2.1.1. Lịch sử phát triển của nhà trƣờng ................................................. 34
2.1.2. Bộ máy tổ chức ............................................................................. 35
2.1.3. Giới thiệu bộ môn GDQP&AN .................................................... 39
2.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ............................................. 42
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 42
2.2.2. Nội dung khảo sát.......................................................................... 42
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................ 43
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................... 43
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ................................................................... 44
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GDQP&AN CHO HỌC SINH
TẠI CÁC TRƢỜNG THPT QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI ................... 45
2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu, vai trò môn GDQP&AN ....... 45
2.3.2. Thực trạng nội dung chƣơng trình dạy học môn GDQP&AN...... 46
2.3.3. Thực trạng phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học môn

GDQP&AN ............................................................................................. 49
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả môn GDQP&AN ............. 50
2.3.5 Thực trạng cơ sở vật chất ............................................................... 51
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP&AN TẠI
TRƢỜNG CÁC THPT QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI ........................... 53
2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu môn GDQP&AN ............ 53
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình môn
GDQP&AN ............................................................................................. 54
2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học
môn GDQP&AN ..................................................................................... 56


2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
GDQP&AN ............................................................................................. 57
2.4.5. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học và ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn GDQP&AN.................... 58
2.5. THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN QUẢN
LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP&AN TẠI CÁC TRƢỜNG THPT QUẬN
HOÀN KIẾM, HÀ NỘI .............................................................................. 60
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔN
GDQP&AN TẠI CÁC TRƢỜNG THPT QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI . 61
2.6.1. Mặt mạnh ...................................................................................... 61
2.6.2. Mặt yếu.......................................................................................... 61
2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................. 62
Kết luận Chƣơng 2 ...................................................................................... 64
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC ..................................................................................................... 65
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP .................................. 65

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................ 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi .............................. 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................ 66
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ............................. 66
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG THPT QUẬN HOÀN
KIẾM, HÀ NỘI ........................................................................................... 66


3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn học
GDQP&AN cho các lực lƣợng giáo dục và HS đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục ............................................................................................ 66
3.2.2. Tổ chức dạy học môn GDQP&AN theo hƣớng phát huy tính
tích cực, chủ động học sinh ..................................................................... 69
3.2.3. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học môn GDQP&AN
cho giáo viên GDQP&AN ...................................................................... 71
3.2.4. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn GDQP&AN 74
3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ................................................................................................ 79
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................. 79
3.3.2. Lựa chọn đối tƣợng và phạm vi khảo nghiệm .............................. 79
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét ................................................. 80
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ


STT

CÁC CHỮ VIẾT
TẮT

01

Cán bộ quản lý

CBQL

02

Giáo dục Quốc phòng

GDQP

03

Cơ sở vật chất

CSVC

04

Học sinh

HS


05

Giáo viên

GV

06

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

07

Giáo dục và Đào tạo

GD&DT

08

Trung học phổ thông

THPT

09

Số lƣợng

SL

10


Thứ tự

TT

11

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng

12

Quá trình dạy học

GDQP&AN

TT GDQP
QTDH


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đội ngũ hiệu trƣởng hai trƣờng THPT trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội, năm học 2016 - 2017 ................................. 35
Bảng 2.2. Đội ngũ GV các trƣờng THPT trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội, năm học 2016 - 2017 ............................................ 36
Bảng 2.3. Số lƣợng HS các trƣờng THPT trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội năm học 2016 - 2017 ............................................. 37
Bảng 2.4. CSVC, thiết bị dạy học hai trƣờng THPT trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội năm học 2016 - 2017 .................................. 37
Bảng 2.5. Kết quả giáo dục HS hai trƣờng THPT trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội năm học 2016 - 2017 .................................. 39
Bảng 2.6. Đội ngũ GV môn GDQP&AN hai trƣờng THPT trên địa bàn

quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, năm học 2016 - 2017 .............. 41
Bảng 2.7. Kết quả giáo dục HS môn GDQP&AN hai trƣờng THPT trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội năm học 2016 - 2017 ......... 42
Bảng 2.8: Nhận thức về mục tiêu, vai trò của dạy học môn GDQP&AN ...... 45
Bảng 2.9. Nội dung chƣơng trình môn GDQP&AN hiện nay ........................ 46
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học
môn GDQP&AN đã thực hiện. ........................................................... 49
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả
học môn GDQP&AN. ......................................................................... 50
Bảng 2.12 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị môn học GDQP&AN 51
Bảng 2.13. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu môn GDQP&AN ............. 53
Bảng 2.14. Thực trạng quản lí thực hiện nội dung chƣơng trình môn
GDQP&AN ......................................................................................... 54


Bảng 2.15. thực trạng quản lí thực hiện phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy
học môn GDQP&AN. ......................................................................... 56
Bảng 2.16: Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
GDQP&AN ......................................................................................... 57
Bảng 2.17. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học, ứng
dụng công nghệ thông tin trong môn học GDQP&AN ...................... 58
Bảng 2.18. Thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lí dạy học môn
GDQP&AN tại trƣờng ........................................................................ 60
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất. 80
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ... 81
Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp . 82


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta đã hình thành
một truyền thống yêu nƣớc quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong
lòng mỗi ngƣời dân Việt Nam tạo nên sức mạnh của dân tộc. Nhƣ Bác Hồ đã nói
“Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là truyền thống quý báu của dân
tộc ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc”.
Dựng nƣớc phải đi đôi với giữ nƣớc. Đó là quy luật tồn tại và phát triển
của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Khi có giặc ngoại xâm
cũng nhƣ khi đất nƣớc hoà bình thịnh trị, ông cha ta luôn chăm lo kế sách dài
lâu, “sâu rễ bền gốc” luyện binh lúc thƣ nhàn: “thái bình nên gắng sức, non
nƣớc ấy ngàn thu”. Hay quân ở trong dân “ngụ binh ƣ nông” sẵn sàng làm
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc của
dân tộc ta đƣợc phát huy cao độ trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, xây dựng
chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) là hai
nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Giáo
dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) toàn dân, trong đó GDQP&AN
cho học sinh là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền Quốc
phòng toàn dân, là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Ngoài ra
GDQP&AN còn góp phần rèn luyện hình thành nhân cách, nâng cao ý thức
quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Toàn cầu hoá đang là một xu hƣớng khách quan. Xu hƣớng toàn cầu
hóa về kinh tế giúp cho việc phát triển kinh tế, thúc đẩy sự giao thoa về văn


2
hóa xã hội, tuy nhiên ngoài những thuận lợi, nó cũng mang lại những thách

thức nhất định. Với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhƣ hiện nay, học
sinh dễ dàng tiếp cận đƣợc những luồng thông tin khác nhau qua rất nhiều các
phƣơng tiện thông tin đại chúng: Đài, báo, internet… tuy nhiên không phải
thông tin nào cũng đúng, cũng mang tính khách quan. Tình hình đó làm cho
nhiệm vụ Quốc phòng ngày nay đã có nhiều thay đổi cả về nội dung, phƣơng
thức và đối tƣợng.
Yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và đổi mới giáo dục đòi hỏi
phải gắn kết chặt chẽ quá trình giáo dục - đào tạo với việc thực hiện nhiệm vụ
Quốc phòng - An ninh, nhằm tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lƣợc. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, trong đó có
nhiệm vụ GDQP&AN cho học sinh là góp phần ổn định chính trị, trật tự, an
toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
GDQP&AN đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục và phổ thông môn học
chính thức, bắt buộc ở các trƣờng trung học phổ thông (THPT) trong cả nƣớc,
với 17 tiết/tuần.
Trong thời gian qua, trong các trƣờng THPT, môn GDQP&AN đã góp
phần tích cực, hiệu quả trong việc hình thành nhân cách ngƣời học. Bên cạnh
những kết quả đã đạt đƣợc, việc dạy học môn giáo dục GDQP&AN trong các
nhà trƣờng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhƣ: học sinh không chú trọng
việc rèn luyện, tu dƣỡng tƣ tƣởng cách mạng, giáo viên dạy chƣa nhiệt tình,
chƣơng trình còn nặng về lý luận, chƣa đổi mới phƣơng pháp dạy học. Cơ sở
vật chất chƣa đảm bảo, dụng cụ học tập, rèn luyện còn thiếu thốn.
Tại các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội bộ môn
GDQP &AN và tổ chuyên môn trực tiếp có nhiệm vụ quản lý, tổ chức dạy học
môn GDQP&AN cho học sinh các khối lớp 10, 11,12 của nhà trƣờng. Mặc dù
đã có những đổi mới về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học để


3
đáp ứng mục tiêu môn học và góp phần giáo dục ý thức kỷ luật, tác phong quân

sự, kỹ năng ứng phó với hoàn cảnh cho HS, nhƣng việc dạy học môn
GDQP&AN trong các nhà trƣờng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Đó là:
- Hiệu quả dạy học môn học GDQP&AN chƣa cao, đặc biệt trong bối
cảnh thế giới cũng nhƣ trong nƣớc có nhiều biến động mạnh
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN còn thiếu về số lƣợng
và chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học bộ môn.
- Các biện pháp quản lý công tác môn GDQP&AN còn kém hiệu quả,
chậm đổi mới tƣ duy và phƣơng thức quản lý.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học môn học GDQP&AN còn thiếu
thốn, không đảm bảo về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng.
- Học sinh chƣa có ý thức học tập môn GDQP&AN dẫn đến kết quả
học tập chƣa cao.
- Học sinh có tâm lý xem nhẹ coi môn học GDQP&AN là môn phụ nên
còn lơ là trong học tập và rèn luyện.
Xuất phát từ những lý do đó, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả môn học GDQP&AN ở các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý dạy học môn Giáo dục Quốc
phòng và An ninh tại các trường trung học phổ thông quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn GDQP&AN,
đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn học này ở các trƣờng THPT quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý dạy học môn
GDQP&AN tại các trƣờng THPT đáp ứng đổi mới giáo dục.


4
3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn

GDQP&AN tại các trƣờng THPT trong quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn GDQP&AN tại các
trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học môn
GDQP&AN tại các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 02 trƣờng THPT
công lập trong quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (trƣờng THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm,
trƣờng THPT Việt Đức)
4.2.3. Chủ thể quản lý là Hiệu trƣởng các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và triển khai các biện pháp quản lý phù hợp với yêu cầu
thực tiễn, tác động đồng bộ đến các khâu của quá trình dạy học thì việc dạy
học môn GDQP&AN các trƣờng THPT trong quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ đạt
hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các văn bản, tài liệu khoa học có nội
dung liên quan đến đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm mục đích thu thập
thông tin, số liệu khảo sát thực trạng quản lý, giảng dạy, học tập môn
GDQP&AN của CBQL, GV, HS ở hai trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội và đề xuất các biện pháp trong thời gian tới.


5
6.2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát CSVC, trƣờng lớp, các hoạt

động quản lý, những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của môn học
GDQP&AN tại nhà trƣờng.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trao đổi với một số tổ
trƣởng chuyên môn, GV để đánh giá thực trạng quản lý của hiệu trƣởng đối
với hoạt động của bộ môn GDQP&AN
6.2.4. Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, xin ý kiến các
đồng chí CBQL, đội ngũ GV có nhiều kinh nghiệm ở hai trƣờng THPT quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội về hoạt động môn học GDQP&AN.
6.2.5. Tổng kết kinh nghiệm quản lý dạy học bộ môn Giáo dục Quốc
phòng và An ninh cho học sinh
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn GDQP&AN tại các
trƣờng THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chƣơng 2. Thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn GDQP&AN tại
các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý dạy học môn GDQP&AN tại các trƣờng
THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phần phụ lục


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1. Trên thế giới
Giáo dục Quốc phòng và An ninh là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sự
tồn vong của các quốc gia. Trên thế giới, nhiều nƣớc tổ chức giáo dục quốc
phòng cho HS, SV tƣơng đối tốt, nhƣ: Liên Xô (trƣớc đây), Trung Quốc,
Malaixia, Singapore, Hàn Quốc...
Ở Liên Xô (trước đây) và Liên Bang Nga (ngày nay), việc nghiên cứu,
quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, viên chức, HS, SV
đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Trong các công trình “Các vấn đề giáo dục
quân sự”, do E.G.Vapilin và Đại tá Q.Đ.Mulinva viết năm 2001: “Những
quan điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở
Nga”...đã phần nào phản ảnh đƣợc yêu cầu bức thiết quản lý giáo dục quốc
phòng cho thế hệ trẻ ở Nga trƣớc sự vận động, phát triển mau lẹ của tình hình
quốc tế và đất nƣớc Nga hiện nay.
Ở Trung Quốc, nƣớc này thƣờng xuyên quan tâm, chú trọng quản lý công
tác giáo dục ý thức quốc phòng, bảo vệ đất nƣớc cho các tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là thế hệ HS, SV - những trí thức tƣơng lai, chủ thể xây dựng chế độ.
Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Theo kế hoạch
hàng năm của Chính phủ, từng trƣờng ĐH đƣa SV tới các đơn vị quân đội để
học GDQP&AN với thời gian 2 tháng. Khoảng thời gian này các đơn vị quân
đội tổ chức cho HS, SV học dã ngoại ngoài doanh trại. Doanh trại quân đội
lúc này trở thành các TT GDQP.


7
Một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu đổi mới GDQP cho cán bộ, HS, SV
trƣớc yêu cầu chống ảnh hƣởng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch:
đề xuất giải pháp đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp GDQP cho cán
bộ, HS, SV đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nƣớc Trung Quốc và thành quả cách
mạng, xây dựng nền QP toàn dân. Các tác giả: Lý Xƣơng Giang, Tiểu Kính
Dân, Vƣơng Bảo Tôn...đã đi sâu nghiên cứu chiến lƣợc phát triển GDQP của

Trung Quốc trƣớc sự vận động, biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, khu
vực và trong nƣớc.
Ở Malaixia, quan niệm QP là: “Răn đe, tự lực, tự cƣờng, thƣơng lƣợng
bao giờ cũng hơn chiến tranh”, muốn QP tốt thì kinh tế phải mạnh...Vì vậy,
nghiên cứu về QP và tổ chức GDQP cho ngƣời học đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên và rộng khắp, đạt chất lƣợng tốt. Với dân số 23 triệu, nhà nƣớc đầu tƣ
xây dựng 41 TT GDQP cho HS, SV, do tƣ nhân đứng ra quản lí. Theo kế
hoạch năm của nhà nƣớc, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi đƣợc tập trung tại các
TT GDQP để học GDQP với thời gian 3 tháng. Các học phần lí thuyết do
giảng viên các trƣờng ĐH giảng dạy, các học phần thực hành do sĩ quan quân
đội giảng dạy.
Ở Singapore, Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng và giao cho Bộ Quốc phòng
quản lí các TT GDQP. Theo kế hoạch năm, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi đƣợc
tập trung tại các TT GDQP để học GDQP với thời gian 3 tháng.
Ở Inđônêxia, quan niệm QP gồm những vấn đề rộng lớn trong nƣớc và
quốc tế, đƣợc nghiên cứu một cách tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội nhƣ: con ngƣời, dân tộc, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, quân sự, chính
trị, ngoại giao...trong đó tập trung làm rõ 3 nội dung cơ bản: tiềm lực quốc
gia; đặc điểm địa lý; tự lực, tự cƣờng dân tộc...
Ở Vương quốc Thái Lan quan niệm QP là: “Quốc gia bền vững, nhân dân
phồn thịnh”. Sự hợp tác giữa các thành phần nhà nƣớc và tƣ nhân là nhân tố cốt


8
lõi trong chiến lƣợc quốc phòng. Quốc phòng gắn chặt an ninh quốc gia trên
nhiều lĩnh vực khác nhau... Nội dung gắn GDQP&AN đƣợc thể hiện rất sâu sắc.
Ở Hàn Quốc, môn học quân sự là môn học tự chọn, các trƣờng CĐ, ĐH
giảng dạy học phần lí thuyết. Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi bắt buộc
phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị quân đội. Tại đây, SV sẽ đƣợc
trang bị kiến thức phần thực hành về quân sự, thời gian huấn luyện là 3 tháng.

Cộng hòa Pháp quan niệm quốc phòng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất,
không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nƣớc mà có liên quan
đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nƣớc. Vì vậy, hệ thống
giáo dục và nội dung GDQP đƣợc tổ chức chặt chẽ, toàn diện và sâu sắc. Hệ
thống GDQP có một số trƣờng trực thuộc Chính phủ, một số trƣờng trực
thuộc Bộ Giáo dục, số khác trực thuộc Bộ QP. Nội dung nghiên cứu rất rộng,
bao quát nhiều lĩnh vực, từ chiến lƣợc QP, chính sách QP, kinh tế quân sự
phát triển công nghiệp QP...
Ở nƣớc Mỹ, từ năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua "Luật Giáo dục
Quốc phòng”, tuyên truyền tƣ tƣởng "lợi ích quốc gia trên hết”, đƣa GDQP
vào trong các loại hình giáo dục. Ngày nay trƣớc tình hình mới, đối mặt với
tình hình đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế, mạng hóa thông tin, Mỹ
càng coi trọng phổ cập tƣ tƣởng GDQP mang màu sắc riêng của Mỹ. Giáo dục
chủ nghĩa yêu nƣớc là nội dung cốt lõi của GDQP. Ở đây cần phải chỉ rõ, chỗ
khác biệt của nƣớc Mỹ trong việc bồi dƣỡng tƣ tƣởng yêu nƣớc cho công dân,
không tập trung sức chú ý vào khu vực cƣ trú và quốc dân, mà nặng về hệ
thống tƣ tƣởng có liên quan mật thiết với đời sống xã hội. Nên khái niệm mà
họ sử dụng không phải là "Tổ quốc”, "cố hƣơng”, mà là "nƣớc Mỹ”, "lối sống
Mỹ”. Chủ yếu là vì con đƣờng phát triển mà nƣớc Mỹ đã trải qua tƣơng đối
ngắn, hình thành một quốc gia nhiều dân tộc, những dân tộc đó đều coi nƣớc


9
Mỹ là quê hƣơng mình. Do chịu sự giáo dục đó, nên mọi ngƣời hết sức nhạy
cảm với uy danh, với toàn nƣớc Mỹ, rất trung thành với quốc gia, dù nó là đúng
hay sai. Ngoài ra do chịu ảnh hƣởng của "Tinh thần Mỹ” khiến cho Mỹ tạo
thành thói xấu là bá quyền, cho rằng Mỹ có sứ mệnh đặc biệt đối với toàn cầu, là
"duy trì trật tự mới của thế giới, gánh vác trách nhiệm sen đầm thế giới”, đó
chính là động lực mƣu cầu địa vị chủ đạo và bá quyền thế giới của Mỹ.
Chi phối bởi quan niệm đó, Mỹ đã phổ cập yêu cầu GDQP, các đoàn thể

và bộ máy chính quyền các cấp phải coi chủ nghĩa yêu nƣớc là động lực tinh
thần của thế giới cƣờng quyền, chỉ cần vì "quyền lợi nƣớc Mỹ” là có thể sử
dụng mọi thủ đoạn chính trị, kinh tế, quân sự, dân chúng phải biến chủ nghĩa
yêu nƣớc thành hành động cụ thể.
Trọng điểm GDQP Mỹ là: Yêu đất nƣớc, biết phục tùng, trọng đoàn thể,
chịu cống hiến. Ở Mỹ rất nhiều ngƣời chỉ nói tự do, không lo phục tùng.
Trong GDQP, nhiệm vụ của ngƣời sĩ quan Mỹ là phải nói cho HS biết, một
ngƣời không biết phục tùng không phải là một ngƣời hoàn chỉnh. Phục tùng
cấp trên, phục tùng đoàn thể, phục tùng quốc gia là tố chất cơ bản cần có của
một con ngƣời hoàn chỉnh, một con ngƣời không biết phục tùng, làm sao biết
cống hiến.
Giáo dục Quốc phòng ở Mỹ đƣợc tổ chức từ các trƣờng tiểu học . Để
làm tốt việc này, nƣớc Mỹ đặt ra một loạt tổ chức và bộ máy tƣơng ứng, trong
các trƣờng tiểu học, trung học (mỗi trƣờng trung học có một sĩ quan thƣờng
trú chuyên trách thực hiện kế hoạch GDQP, công việc của ngƣời sĩ quan này
do nhà trƣờng và phía quân đội cùng quản lí), đại học, xoay quanh vấn đề tâm
lý đạo đức, mở các khóa học "lợi ích nƣớc Mỹ trên hết”, khiến cho HS,SV có
bộ mặt tâm lý đạo đức cần có, và bồi dƣỡng tâm lý đạo đức cho cả lính mới và
lính cũ của lực lƣợng vũ trang Mỹ.


10
Việc bồi dƣỡng huấn luyện ngoài quân đội chia làm 2 lớp: lớp thứ nhất,
nhằm vào thanh thiếu niên tiểu học, trung học, lớp thứ hai nhằm vào SV các
trƣờng ĐH, CĐ.
Lớp thứ nhất, có đặc điểm không tiến hành theo đại cƣơng dạy học của
trƣờng, mà tổ chức theo thiếu sinh quân truyền thống. Tổ chức này đã có từ
năm 1910, hiện nay tại các bang nƣớc Mỹ đều có các phân bộ, thu hút hàng
triệu thanh thiếu niên từ 8 đến 18 tuổi tham gia. Theo thống kê chính thức, ở
Mỹ số nam thiếu sinh quân là hơn 4 triệu, nữ thiếu sinh quân gần 3 triệu .

Tất cả các tổ chức thiếu sinh quân đều theo nguyên tắc tự nguyện gia
nhập, tổ chức thành Hội liên hiệp thiếu sinh quân Mỹ. Bộ máy lãnh đạo là Hội
đồng toàn quốc Mỹ, các thành viên bao gồm các giới doanh nghiệp, tôn giáo,
quân đội, các nhân sĩ từ thiện. Tổng thống Mỹ là chủ tịch danh dự của Hội. Tổ
chức của thiếu sinh quân chia rõ đẳng cấp, gồm câu lạc bộ, chi đội, phân đội,
vọng gác và tiểu đoàn đặc chủng. Mỗi bộ phận đều có tiêu chí riêng, vật tƣợng
trƣng riêng và trang phục của đội. Căn cứ vào tuổi tác và kết quả đua tranh cá
nhân, có thể đƣợc "thăng cấp theo thứ tự”. Tổ chức thiếu sinh quân rất coi
trọng giáo dục đạo đức và tuân thủ kỷ luật, nên điều kiện sinh hoạt cũng giống
nhƣ trong trại lính, điều này có lợi cho sau này khi làm lính tình nguyện, có
thể nhanh thích ứng với cuộc sống quân ngũ gian khổ.
Lớp thứ hai là sinh viên các học viện, trƣờng ĐH. Lớp này đƣợc tiến
hành theo hình thức bồi dƣỡng sĩ quan ngạch dự bị, đƣợc gọi là Trung đoàn
huấn luyện sĩ quan ngạch dự bị. Các chuyên gia Mỹ cho rằng Trung đoàn
huấn luyện là nguồn chủ yếu bổ sung sĩ quan cho lực lƣợng vũ trang, đặc biệt
là trong thời chiến. Theo tài liệu báo chí Mỹ công bố, năm 1999 có đến 75%
trung úy lục quân Mỹ từng đƣợc bồi dƣỡng huấn luyện tại Trung đoàn huấn
luyện, 50% - 60% sĩ quan không quân có bằng tốt nghiệp của Trung đoàn. Ở


11
Mỹ có hơn 300 trƣờng ĐH, học viện mở khóa huấn luyện sĩ quan dự bị lục
quân chƣơng trình 2 năm và 4 năm, hơn 600 trƣờng ĐH có Trung đoàn huấn
luyện sĩ quan dự bị Không quân, Trung đoàn huấn luyện sĩ quan dự bị Hải
quân cũng mở lớp tại 60 nhà trƣờng, học viện. Kinh phí do nhà nƣớc cấp với
khoản tiền lớn. Các nhà phân tích Mỹ dự tính, trung đoàn huấn luyện sĩ
quan dự bị, cứ bồi dƣỡng một sĩ quan không quân cấp úy phải chi khoảng
80.000 USD.
1.1.2. Ở Việt Nam
Giáo dục Quốc phòng và An ninh là một bộ phận quan trọng trong

chiến lƣợc giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng nhằm xây
dựng con ngƣời toàn diện cho các thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc để sẵn sàng
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Trải qua gần 50 năm, môn
học huấn luyện quân sự phổ thông đã đƣợc đƣa vào giảng dạy cho học sinh,
sinh viên từ bậc trung học phổ thông đến cao đẳng và đại học. Từ năm 1991,
theo quyết định 2732/QĐ của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo bậc ĐH, CĐ,
TCCN, dạy nghề, trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các
trƣờng chính trị, hành chính và đoàn thể và nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày
10/07/2007 của Chính phủ đã bổ sung nội dung giáo dục an ninh trong chƣơng
trình thành GDQP&AN.
Để thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN cho các trƣờng trong hệ thống giáo
dục quốc dân thì Bộ GD và ĐT đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành tổ
chức hệ thống cơ sở GDQP&AN với hệ thống các trung tâm GDQP, các khoa
quân sự và tổ GDQP ở các trƣờng ĐH, CĐ, dạy nghề, trung học phổ thông.
Hiện nay trên cả nƣớc theo quy hoạch của Bộ GD&ĐT đến năm 2020 sẽ hình
thành 20 Trung tâm (hiện nay có 14 trung tâm) và các khoa GDQP trực thuộc các
trƣờng ĐH trong cả nƣớc. Trong những năm qua cũng có một số đề tài công bố
trong các hội thảo khoa học trên một số nội dung sau:


12
- Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 1 hội thảo: “Những giải pháp nâng
cao chất lượng môn học GDQP&AN ở trung tâm GDQP Hà Nội I” năm 2007
- Trung tâm GDQP & AN Hà Nội 2 hội thảo: “Nâng cao chất lượng dạy
học môn Giáo dục quốc phòng an ninh ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2” năm 2009
- Hoàng Văn Tòng: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả
Giáo dục Quốc phòng cho học sinh, sinh viên tại các Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng”- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục năm 2004
Nhìn chung các nghiên cứu đã đánh giá một cách tổng quan thực trạng
của nền giáo dục quốc phòng hiện nay nói chung, thực trạng chất lƣợng và kết

quả dạy học GDQP&AN nói riêng trên cơ sở đó đƣa ra một số biện pháp phát
triển về đội ngũ giảng viên, cải tiến phƣơng pháp, phƣơng tiện, cơ sở vật
chất… nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môn học GDQP&AN trên cả nƣớc.
Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý dạy học môn học GDQP&AN trong các
trƣờng THPT thì còn ít tác giả đề cập đến, nhất là các trƣờng THPT ở quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội chƣa có công trình nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên
cứu đề tài này nhằm đánh giá một cách cập nhật và đầy đủ hơn về thực trạng
quản lý dạy học môn học GDQP&AN ở các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội để nâng cao chất lƣợng dạy và học môn học GDQP &AN hiện nay nói
chung, ở các trƣờng THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói riêng.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Dạy học và quá trình dạy học
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trƣờng, dạy học tồn tại nhƣ
là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, một quá trình hoạt động phối hợp giữa
ngƣời dạy và ngƣời học. Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể làm phong phú vốn học
vấn của mình bằng kho tàng trí tuệ của nhân loại thông qua quá trình dạy học.
QTDH bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động giảng
dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, dƣới sự lãnh


13
đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, ngƣời học tự giác, tích cực tự tổ chức,
tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học.
Trong QTDH hoạt động giảng dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo,
hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Hoạt động
giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh có liên hệ tác động
lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó, việc dạy học không diễn ra.
QTDH là hoạt động chung của ngƣời dạy và ngƣời học, hai hoạt động
này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất. Quá

trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể. Trong đó:
- Vai trò của nhà sƣ phạm là định hƣớng, thực hiện việc truyền thụ tri
thức, kỹ năng và kỹ xảo đến ngƣời học một cách hợp lý, khoa học, do đó luôn
có vai trò và tác dụng chủ đạo.
- Ngƣời học tiếp thu một cách có ý thức, độc lập và sáng tạo hệ thống
kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn. Ngƣời
học là chủ thể sáng tạo của việc học, của việc hình thành nhân cách của bản thân.
Nhƣ vậy, hoạt động dạy - học bao gồm hai hoạt động quan hệ mật thiết
với nhau; đó là hoạt động dạy của thầy với vai trò chỉ đạo, tổ chức và điều
khiển việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ và hoạt
động học của trò nhằm tổ chức các điều kịên đảm bảo cho lĩnh hội tri thức, kỹ
năng và thái độ và chuyển chúng thành kinh nghiệm của cá nhân.
Trong hoạt động dạy, công việc của thầy là tổ chức, điều khiển những
hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. DH ngày càng phải đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn với phƣơng pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên.
Hoạt động học đƣợc thể hiện ở việc học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và kế
hoạch do GV đề ra, có kỹ năng thực hiện các thao tác học tập nhằm giải quyết


×