Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tác động của Internet đối với đời sống sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.71 KB, 13 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Nhóm sinh viên tham gia đề tài: Nguyễn Trúc Ly (Chủ nhiệm đề tài),
Hứa Bảo Trung, Nguyễn Khánh Linh, Vũ Thị Kim Tuyến, Nguyễn Văn
Thắng - Lớp Đại học QLNN 15B.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã giúp
con người có điều kiện giao lưu, liên kết, chia sẻ thông tin thông qua các phương
tiện truyền thông được kết nối bằng Internet. Internet có tầm ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống xã hội, đặc biệt là đối với các bạn trẻ nói chung và các sinh
viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.
Mạng Internet giúp mọi người có thêm những hiểu biết sâu rộng trong
nhiều lĩnh vực, có thể tìm kiếm, giao lưu kết bạn với nhiều người đến từ mọi nơi
trên Trái Đất và chia sẻ các thông tin một cách nhanh chóng phục vụ cho nhu
cầu, mục đích khác nhau của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc lạm dụng internet quá
mức sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng xấu đến nhận thức,
sức khỏe, đời sống cũng như các vấn đề khác khi người dùng internet không
kiểm soát được thời gian sử dụng hay sử dụng Internet cho những mục đích
không đúng đắn.
Nhóm tác giả chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Tác động của Internet
đối với đời sống sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” với mong muốn
được tìm hiểu thực trạng sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, những tác động tích cực và tiêu cực của Internet đến đời sống sinh viên.
Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Internet.

1


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ INTERNET VÀ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET


ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
1.1.

Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông
tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức
liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn
mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
Dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau có thể phân loại internet thành từng
nhóm đặc trưng bởi tiêu chuẩn đó. Cụ thể:
+ Theo tiêu chuẩn về khoảng cách địa lý: internet có thể chia thành mạng
LAN, MAN, WAN. Đối với khoảng cách gần, như trong một tòa nhà, một công
ty, một căn phòng, ta có mạng LAN (Local Area Network). Đối với khoảng cách
tầm trung, như giữa các tòa nhà với nhau, giữa các máy tính trong phạm vi một
phường, thành phố, ta có mạng MAN (Metropolis Area Network). Đối với
khoảng cách tầm xa, như giữa các đất nước, các châu lục ta có mạng WAN
(Wide Area Network).
+ Theo hình dạng mạng có thể phân loại internet thành ba hình dạng như:
Mạng hình sao, mạng tuyến tính và mạng hình vòng.
+ Theo nhà cung cấp mạng ở Việt Nam hiện nay có thể phân thành 5 nhà
cung cấp mạng internet chính như: FPT, VNPT, Viettel và CMC,…
+ Phân loại theo phương tiện truyền dẫn có thể phân thành 2 hình thức là:
Kết nối có dây và kết nối không dây.
Internet có rất nhiều dịch vụ hữu ích nhưng phổ biến nhất là một số dịch
vụ như: Công cụ tìm kiếm (search, google,...); báo điện tử (dantri.com,
vietnamnet.vn, vnexpress.net,...), trò chơi trực tuyến (game online); nhật ký trực
tuyến (blog, vlog, Livestream,....); thư điện tử (email, gmail, hotmail,...); mạng

2


xã hội (facebook, Twitter, Instagram,...); trò chuyện trực tuyến (chat, zalo,...);
diễn đàn trực tuyến (forum, hội kín,...); các dịch vụ thương mại và giáo dục...
Internet là một trong những phương tiện để con người kết nối và trao đổi
thông tin với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện. Giúp con người mở rộng
các mối quan hệ xã hội, mở rộng cơ hội học tập, cơ hội phát triển kinh doanh,
đồng thời cũng là một phương tiện giải trí hữu ích và hấp dẫn. Internet đã và
đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới.
1.2. Tác động của Internet
1.2.1. Tác động tích cực của Internet
Trong đời sống ngày nay, Internet giúp con người có thể tra cứu, cập nhật
thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Internet là một kho dự trữ thông
tin, tài liệu khổng lồ, là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng lớn
thông tin. Nhờ có Internet, con người có thể tìm kiếm, cập nhật thông tin ở mọi
lúc mọi nơi, Internet cung cấp các thông tin về tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Ngoài ra, Internet còn giúp con người thỏa mãn nhu cầu giải trí và hỗ trợ
các hoạt động trong đời sống xã hội. Internet là phương tiện giải trí bổ ích. Con
người có thể đọc báo, nghe nhạc, xem phim, chơi game, trò chuyện với nhau
trực tuyến thông qua mạng xã hội. Internet giúp cho mọi người trên toàn thế giới
gần gũi nhau hơn, là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, trong đó có
sức mạnh của những người trẻ, góp phần xây dựng và phát triển tri thức nhân
loại.
Internet cũng trở thành một phương tiện quảng cáo mới, ấn tượng và thậm
chí hiệu quả hơn cả truyền hình. Thông qua Internet, con người có thể quản lý,
điều hành công việc, trao đổi, mua bán, giao dịch qua Internet. Internet trở thành
một hệ thống siêu thị và trung tâm mua sắm tiện ích.
Nguồn tài liệu phong phú có thể dễ dàng được khai thác thông qua

Internet góp phần hỗ trợ hiệu quả cho quá trình học tập của học sinh, sinh viên.
Giúp cho họ có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được
3


thông tin một cách nhanh nhất và mang lại kết quả cao. Từ đó thúc đẩy nền giáo
dục phát triển toàn diện và hiệu quả.
1.2.2. Tác động tiêu cực của Internet
Bên cạnh những lợi ích thiết thực thì internet cũng mang lại cho con
người nhiều vấn đề tiêu cực khi không thể kiểm soát được mục đích và thời gian
sử dụng. Thông tin trên internet cũng là một trong những vấn đề rất khó quản lý
và kiểm soát. Internet càng phát triển và tiện lợi, bất kỳ ai cũng có thể đưa thông
tin lên internet một cách dễ dàng nên có thể dẫn tới việc rò rỉ thông tin cá nhân
của người dùng. Những thông tin cá nhân của người dùng có thể kẻ xấu sử dụng
vào những mục tích không tốt, gây ảnh hưởng đến lợi ích, hình ảnh, uy tín của
họ.
Đồng thời, internet có thể chứa đựng những thông tin, hình ảnh không
chính xác, lệch lạc như những hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy, bạo lực, xuyên tạc
chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách,
tinh thần, tâm lý của những người sử dụng internet, đặc biệt là đối với những
người trẻ, đối tượng học sinh, sinh viên – đối tượng rất dễ bị kích động, lôi kéo.
Việc không kiểm soát được thời gian, mục đích sử dụng internet cũng làm
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, kết quả làm việc, học tập của người sử dụng.
Việc lạm dụng và phụ thuộc quá mức vào internet của không ít những người trẻ,
trong đó có đối tượng học sinh, sinh viên, có thể gây lãng phí thời gian, tiền bạc,
nảy sinh tâm lý thụ động, dựa dẫm, lười tư duy, suy nghĩ, lười tìm tòi, quá phụ
thuộc vào những thông tin, tài liệu có sẵn trên mạng internet.
Internet cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mới cần phải giải quyết
như: lừa đảo, tội phạm.
1.3.


Mục đích sử dụng Internet

- Mục đích sử dụng internet của đối tượng là sinh viên:
+ Mục đích sử dụng Internet của sinh viên trong học tập: sinh viên sử
dụng Internet trong việc tra cứu điểm thi, lịch học được đăng tải trên website của
Nhà trường. Internet là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho sinh viên trong việc tự
học, học trực tuyến, phát huy tính chủ động trong học tập. Ngoài ra mạng
4


Internet giúp sinh viên có thể tìm kiếm, khai thác nguồn tài liệu phong phú được
chia sẻ.
+ Mục đích sử dụng Internet của sinh viên trong đời sống: sinh viên còn
sử dụng internet vào nhiều mục đích khác trong đời sống hàng ngày như giải trí,
đọc báo, thiết kế,…. Internet giúp sinh viên có thể liên lạc, trò chuyện với bạn
bè, người thân một cách nhanh chóng, dễ dàng. Internet cũng là một trong
những công cụ giải trí hữu ích, ít tốn kém đối với sinh viên. Ngoài ra, sinh viên
có thể sử dụng Internet để bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.
- Mục đích sử dụng Internet của đối tượng khác: ngoài đối tượng sinh
viên, internet được rất nhiều đối tượng khác trong xã hội sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau như: tìm kiếm tài liệu, thông tin, giao tiếp, kết lối, kinh doanh,
quảng cáo, giải trí sau thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi. Một số người
dùng Internet để mua bán trao đổi hàng hoá qua mạng, giao dịch ngân hàng, đặt
vé máy bay, đặt tour du lịch...

Chương 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Thực trạng sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội:
Theo số liệu thống kê tính đến tháng 9 năm 2016 tổng số sinh viên hiện
đang theo học tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là 6532 sinh viên. Trong đó:
hệ đại học chính quy có 5016 sinh viên; hệ cao đẳng có 822 sinh viên; hệ cao
đẳng nghề có 37 sinh viên; hệ trung cấp có 80 sinh viên.
2.1.2. Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội
+ Số lượng sinh viên sử dụng Internet: nhóm nghiên cứu khảo sát 500
sinh viên tại trường qua bảng hỏi. Số sinh viên sử dụng Internet là 492 người
(98,4%); sinh viên không sử dụng Internet là 8 người (1.6%). Số sinh viên
5


không sử dụng Internet bởi các lí do sau: do điều kiện khó khăn, Internet là
không cần thiết, sử dụng Internet mất thời gian và chi phí.
+ Sự cần thiết của Internet trong đời sống sinh viên: trong số 492 sinh
viên có sử dụng Internet có 308 người (61,6%) cho rằng Internet rất cần thiết;
184 người ( 36,8%) cho rằng Internet không cần thiết
+ Địa điểm truy cập Internet: sử dụng Internet tại nhà có 182 người
(36,4%); sử dụng Internet tại bến xe bus có 108 sinh viên (21,6%); sử dụng
Internet tại các quán nét có 103 người (20,6%); 99 sinh viên (19,8%) sử dụng
Internet tại thư viện.
+ Tần suất sử dụng Internet: Có 9 sinh viên (1,8% ) sử dụng Internet 1
lần/ngày; 54 sinh viên (10,8%) sử dụng Internet từ 4 -5 lần/ngày; 179 sinh viên
(35,8%) sử dụng Internet từ 2 -3 lần/ngày; sinh viên sử dụng Internet trên 5
lần/ngày với 250 người chiếm 50%.
+ Về thời gian sử dụng trong mỗi lần sử dụng internet: có 146 sinh viên
(29,2% ) sử dụng Internet trong mỗi lần dưới 30 phút; sử dụng Internet trong
mỗi lần từ 30 – 60 phút có 169 người (33,8%); 177 sinh viên (36%) sử dụng
Internet trong mỗi lần trên 60 phút.

+ Mục đích sử dụng Internet: sinh viên thường sử dụng Internet vào mục
đích giải trí có 218 người (43,6%); 150 sinh viên (30%) sử dụng Internet vào
mục đích kinh doanh; 112 sinh viên (22,4%) sử dụng Internet vào mục đích học
tập;12 sinh viên (2,4%)thường sử dụng Internet vào các mục đích khác như đọc
báo, gửi/nhận email, mua hàng qua mạng,...
* So sánh thực trạng sử dụng Internet giữa các đối tượng sinh viên khác
nhau trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội:
Dựa trên đặc điểm khác nhau của các khóa sinh viên. Nhóm nghiên cứu
chia sinh viên thành 3 nhóm như sau:
 Nhóm 1 gồm Sinh viên năm nhất và sinh viên năm 2.
 Nhóm 2 gồm Sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4
 Nhóm 3 gồm sinh viên liên thông
6


+ Đối tượng sử dụng Intenet: nhóm 1 có sinh viên sử dụng Internet nhiều
nhất (40,5%) và nhóm 3 có số sinh viên không sử dụng Internet nhiều nhất
(1,4%).
+ Tần suất và thời gian sử dụng Internet trong ngày: nhóm 2 có tần suất
sử dụng Internet lớn nhất trên 5 lần/ ngày (20,2%). Nhóm 3 có tần suất sử
dụng Internet 1 lần/ngày nhiều nhất (1,3%).
+ Về thời gian sử dụng Internet trong mỗi lần: nhóm 1 có thời gian sử
dụng Internet trên 60 phút chiếm tỉ lệ cao nhất (17,1%); nhóm 2 có tỉ lệ sử dụng
Internet trong khoảng từ 30 – 60 phút nhiều nhất (18,2%); nhóm 3 có tỉ lệ sử
dụng Internet dưới 30 phút cao nhất (16,1%).
+Mục đích sử dụng Internet:
Đối với mục đích giải trí: Nhóm 1 chiếm tỉ lệ cao nhất với 20,1%.
Đối với mục đích học tập: nhóm 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (10,2%).
Đối với mục đích kinh doanh: nhóm 3 chiếm tỉ lệ cao nhất (12,3%).
Đối với mục đích khác (đọc báo, gửi email, mua hang qua mạng,….):

nhóm 3 cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (1,1%).
+ Hình thức giải trí trên Internet: hình thức giải trí mạng xã hội được
nhóm 1 chọn nhiều nhất (18,8%); nhóm 2 hình thức được sinh viên chọn nhiều
nhất là mạng xã hội (16,3%); nhóm 3 chọn hình thức mang xã hội với tỉ lệ cũng
khá cao (15,1%). Bên cạnh đó các hình thức giải trí khác nhóm 3 chọn nhiều
hơn hơn 2 nhóm còn lai.

7


Tổng hợp kết quả khảo sát và những phân tích thu được từ những phần
trên, rút ra những kết luận sau đây. Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự thay đổi
trong nhận thức cũng như mục đích sử dụng Internet theo từng đối tượng. Càng
lớn tuổi tác động Internet tới đời sống càng thay đổi và nhận thức đúng đắn về
việc sử dụng Internet
2.2. Thực trạng tác động của Internet đối với sinh viên Trường Đại
học Nội Vụ Hà Nội
2.2.1. Tác động tích cực của Internet tới sinh viên
Internet đã tác động đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội một cách tích cực. Internet có ảnh hưởng mạnh đến cách thức tiếp cận,
lựa chọn và xử lý thông tin phục vụ cho mục đích sử dụng khác nhau của mỗi
sinh viên.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, trong tổng số 500 sinh viên được
khảo sát, có tới 98,4% có sử dụng Internet. Trong đó có 82,8% cho rằng Internet
là một kho tàng tri thức khổng lồ, internet giúp cho sinh viên tự tin hơn trong
giao tiếp và làm chủ cuộc sống của mình. Sự xuất hiện của Internet đã thực sự
tạo ra một quá trình để giúp thay đổi nhận thức cho phần lớn sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.
Bên cạnh đó, Internet còn tác động đến quá trình học tập của sinh viên.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, có 80% số sinh viên được khảo sát tập trung sử

dụng Internet vào việc học tập. 78% số sinh viên được khảo sát cho rằng Internet
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Sự ra đời và phát triển của internet đã thúc đẩy việc học qua mạng, học
trực tuyến ngày càng phổ biến. Thông qua các ứng dụng và dịch vụ của Internet,
việc trao đổi tài liệu, giải đáp thắc mắc của sinh viên có thể được các giảng viên
trả lời qua email một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí,
tránh được các áp lực về ghi chép bài tại lớp đối với sinh viên. Từ đó tạo cho
sinh viên thói quen trong việc sử dụng Internet như một công cụ hỗ trợ học tập
hơn là phương tiện giải trí.
8


Ngoài ra, Internet còn tác động mạnh mẽ đến đời sống của sinh viên. Từ
nhận thức, học tập cho đến các hoạt động giải trí, thể thao và các hoạt động
khác. Internet cung cấp cho sinh viên rất nhiều kỹ năng sống và vốn kiến thức để
sinh viên có thêm sự tự tin trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống.
Mục đích giải trí cũng được nhiều sinh viên quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy
có thới 43,6% sinh viên được khảo sát sử dụng Internet với mục đích để giải trí
và 27,2% sinh viên dùng để trao đổi thông tin với bạn bè.
Internet đã ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ hữu hiệu để phổ
biến văn hóa và những giá trị của nhân loại. Internet giúp các cá nhân, xã hội,
cộng đồng, quốc gia lưu trữ, khai thác thông tin hiệu quả, trở thành tài sản vô giá
của nhân loại làm cho sự tác động và ảnh hưởng của thông tin đã vượt ra khỏi
biên giới của các quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là đối với đối tượng sinh viên,
internet đang ngày càng thể hiện rõ hơn những tác động tích cực tới mọi mặt của
đời sống sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói
riêng.
2.2.2. Tác động tiêu cực của Internet đối với sinh viên
Bên cạnh những tác động tích cực thì internet cũng có không ít tác động
tiêu cực có ảnh hưởng đến đời sống con người đặc biệt là đối với sinh viên,

trong đó có sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Mặt trái của Internet tác động không nhỏ đến sức khỏe, nhận thức, hành vi
của sinh viên. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến quỹ thời gian học tập, sinh hoạt,
tốn kém về tiền bạc của sinh viên, thậm chí có thể gây ra các tệ nạn xã hội.
Với tính hấp dẫn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho sinh viên bị lôi
cuốn vào “biển thông tin” và những trò chơi trên mạng internet, làm cho họ sao
nhãng việc học hành, tinh thần học tập sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo hơn là
tham gia các hoạt động thực tế tại trường, tại lớp. Đây chính là tác nhân làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển
nhân cách, lối sống tốt đẹp của sinh viên.
9


Trên thực tế, có không ít sinh viên bị cuốn hút, chìm đắm trong thế giới ảo
của game online, mạng xã hội, thời gian dành cho làm việc, học tập bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, “tình trạng nghiện mạng xã hội”,”nghiện
game”,”sống ảo” đã không còn quá xa lạ. Điều này đang dần trở nên phổ biến,
gây ra nhiều hậu quả khôn lường, lãng phí thời gian, tiêu tốn nhiều tiền của hay
thậm chí là bị xâm phạm quyền riêng tư cá nhân.
Nhiều sinh viên ham mê chơi một số game mang tính bạo lực như: Kiếm
hiệp, Liên minh huyền thoại... Nó có thể tạo ra những ảo giác khiến người chơi
có những hạnh động bạo lực, lệch lạc trong nhận thức và hành vi.
Internet là kênh thông tin cộng đồng, nhưng cũng chứa đựng những thông
tin không chính xác, hình ảnh đồi trụy, sex, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi giới
tính, tình dục của sinh viên. Hiện nay, trên các trang mạng internet, các diễn đàn
tràn lan các thông tin lệch lạc, bạo lực, trò chơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hành vi của sinh viên.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

3.1. Phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng
Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Phương hướng: Sinh viên nên sử dụng Internet vào những mục đích đúng
đắn, kiểm soát thời gian sử dụng hợp lý, khai thác triệt để những thông tin, tài
liệu phục vụ học tập và đời sống, đồng thời cần có bản lĩnh vững vàng, nhận
thức đúng đắn trước những thông tin sai lệch, chống lại những ảnh hưởng xấu từ
internet.
3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Giải pháp về phía sinh viên
- Giải pháp về nhận thức: Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần
phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập và đặc biệt tự học với những
công cụ hữu ích Internet, khai thác các websites một cách có hiệu quả. Sinh viên
10


cần nhận thức được những mặt tích cực và những mặt hạn chế của Internet, qua
đó khai khác và phát huy tối đa những mặt tích cực của mạng Internet để phục
vụ đời sống, học tập, cập nhật kiến thức,...
- Giải pháp về thời gian sử dụng: Sinh viên trang bị cho mình thêm những
kiến thức cơ bản nhất để sử dụng Internet một cách hợp lý, tìm kiếm kiến thức
trên Internet, lắm bắt trao đổi thông tin qua mạng xã hội. Sinh viên cần biết thêm
về một số công cụ tìm kiếm qua Internet để khai thác những thông tin, tài liệu
một cách phong phú.
3.2.2. Giải pháp về phía nhà trường
- Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn sinh viên trong việc sử dụng Internet:
Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về những ảnh hưởng,
tác động của mạng Internet đến đời sống của sinh viên. Nhà trường hỗ trợ sinh
viên trong quá trình sử dụng Internet như giới thiệu các wedsite, hướng dẫn sinh
viên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet, đặt ra các bài tập, câu hỏi yêu
cầu sinh viên tìm thông tin cụ thể trên Internet, khuyến khích thảo luận qua các

diễn đàn. Định hướng cho sinh viên biết phân biệt, đánh giá nguồn thông tin phù
hợp, sử dụng thông tin một cách hợp lý.
- Quản lý sinh viên: thực hiện tốt công tác quản lý sinh viên, tránh để tình
trạng sinh viên bị lợi dụng, lôi kéo, kết bè phái chống phá Đảng, Nhà nước, Nhà
trường, thầy cô, nói xấu bạn bè. Giảng viên rèn luyện và phát triển hơn nữa khả
năng sử dụng Internet, dành thời gian nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.
Trong giảng dạy giảng viên cần phát huy tính chủ động tích cực của người học,
tạo điều kiện cho sinh viên tìm tòi, nâng cao kiến thức qua Internet.
- Giải pháp về cơ sở vật chất: Cần có sự đầu tư, hỗ trợ hơn nữa để tăng
cường khả năng và cơ hội sử dụng mạng Internet cho sinh viên của trường, kể cả
trong lớp học, tăng cường trang bị cơ sở vật chất tại các phòng máy phục vụ sử
dụng Internet cho sinh viên.
3.2.3. Giải pháp về phía các đoàn thể
- Về phía Đoàn thanh niên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục về những ảnh hưởng, tác động của mạng
11


Internet đến đời sống của sinh viên giúp các đoàn viên sinh viên có cái nhìn
đúng đắn và định hướng đúng trong việc sử dụng Internet.
- Về phía các câu lạc bộ sinh viên: Cần tích cực tổ chức các hoạt động
ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xã
hội, giúp sinh viên phát triển kĩ năng và tránh sa lầy vào những tác hại của mạng
Internet.
- Giải pháp về phía gia đình: Hướng sinh viên đến những hoạt động giải
trí lành mạnh, gần gũi, quan tâm đến tâm – sinh lý của sinh viên, tạo ra một
không khí gia đình thân mật, ấm cúng làm chỗ dựa vững chắc, hướng sinh viên
đến các hoạt động như: thể thao, du lịch, trại hè, hoạt động từ thiện...
KẾT LUẬN
Sự phát triển của Internet là một trong các yếu tố quan trọng làm cho việc

chuyển tải thông tin tới các khu vực trên thế giới một cách dễ dàng và tiện lợi.
Internet đang dần trở thành một công cụ hữu hiệu giúp con người làm việc một
cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Internet tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống,
mọi lĩnh vực xã hội trong đó có đối tượng là sinh viên.
Đề tài của nhóm nghiên cứu đã phần nào thể hiện được những tác động
tích cực cũng như tiêu cực của mạng Internet đối với đời sống sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội. Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số điểm cần lưu ý
để khai thác và sử dụng hiệu quả nhất mạng Internet phục vụ cho học tập và
cuộc sống. Để làm được điều đó, sinh viên cần có định hướng đúng về mục đích
và thời gian sử dụng mạng Internet. Sử dụng mạng Internet vào các mục đích
đúng đắn như: hỗ trợ việc tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, học tiếng anh, giải
trí lành mạnh. Không nên quá lạm dụng hay bị phụ thuộc vào mạng Internet..
Khi khai thác, sử dụng các thông tin trên mạng Internet cần chọn lọc, không để
bị lợi dụng, lôi kéo vào các mục đích xấu. Có như vậy, mạng Internet mới thực
sự trở thành công cụ hỗ trợ tích cực cho cuộc sống và học tập của sinh viên nói
chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Lê Hòa An (2013), Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con
người - một thách thức cho tâm lý học hiện đại, Tạp chí Khoa học Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh.
2. Lê Minh Công (2010), Tác động của Internet đến nhận thức và hành vi
giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên, Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lý học.
3. Cimigo (2010), Báo cáo nghiên cứu thị trường Internet Việt Nam,Công ty
Cổ phần Tập đoàn Vina VNG.
4. Đỗ Mạnh Dũng (2009), Mẹo vặt và thủ thuật trong sử dụng Internet, NXB
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

5. Nguyễn Thế Hùng (2002), Internet và đời sống, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thuý Hoa (2014), Tin học cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam
7. Tôn Nữ Cẩm Huyền, Thái độ của sinh viên một số Trường Đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội”, Luận văn Thạc sĩ tâm lý học .
8. Nguyễn Văn Khuê (2009), Tổng quan về nghiện Internet, Kỷ yếu hội thảo
Nghiện Internet- game online: Thực trạng và giải pháp, Biên Hòa .
9. Xuân Nguyễn (2014), Người chơi Facebook khônngoan cần biết, NXB
Trẻ, Hà Nội.
10. Hà Thành, Chí Việt (2010), Sổ tay mẹo vặt trong sử dụng Internet cho
mọi người, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
11. Đậu Quang Tuấn (2006), Kỹ năng sử dụng Internet, NXB Giao thông vận
tải, Hà Nội.
12. Wikipedia (2013), Internet, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

13



×