Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH BIẾT CÁCH làm DẠNG bài văn NGHỊ LUẬN về một vấn đề tư TƯỞNG, đạo lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.39 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến:
Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị luận
về một vấn đề tư tưởng, đạo lí


SÁNG KIẾN: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH BIẾT CÁCH LÀM DẠNG
BÀI VÃN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ÐỀ TÝ TÝỞNG, ÐẠO LÍ
- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến chủ yếu phục vụ cho việc bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8, lớp 9, học sinh giỏi các môn KHXH lớp 8, ngoài
ra còn làm tư liệu tham khảo bồi dưỡng học sinh đại trà trong trường THCS.
- Mô tả sáng kiến:
Phần 1. Về nội dung của sáng kiến
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một dạng trong kiểu bài nghị
luận xã hội, bên cạnh dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Những bài làm văn của dạng bài này được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS
từ lớp 7 đến lớp 9. Ở lớp 7, học sinh đã tiếp cận với những đề bài như: Chứng
minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hoặc: Hãy chứng minh tính đúng đắn của
câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Ở lớp 8, các em được làm
những đề bài như: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến
thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Tuy nhiên, ở lớp 7 và lớp 8, các em chỉ tiếp cận và thực hành các đề bài đó qua
việc tìm hiểu đặc điểm chung của văn nghị luận hoặc tìm hiểu các phép lập luận
chứng minh, giải thích. Phải đến học kì II lớp 9, nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí mới được dạy thành một dạng bài riêng. Các em được cung cấp
những kiến thức cơ bản nhất về dạng bài này như: thế nào là nghị luận về một


vấn đề tư tưởng, đạo lí, yêu cầu về nội dung, hình thức của bài, cách làm bài.
Tuy nhiên, thời lượng 02 tiết là quá ít để học sinh nắm chắc cách làm, đặc biệt
sau đó lại không có bài kiểm tra đánh giá về dạng bài này; vì vậy, hầu như các
em vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức, lúng túng về kĩ năng khi cuối học kì lại gặp
lại bài tập liên quan đến dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mặt
khác, trong các đề kiểm tra từ lớp 6 đến lớp 9 và đề thi học sinh giỏi, đề thi vào
THPT luôn có câu hỏi đánh giá năng lực đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến
thức, kĩ năng về kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó có nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí. Do chưa nắm chắc cách làm bài từ việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập
dàn ý, viết bài, nên hầu như các em chỉ làm bài một cách qua loa, sơ sài, gặp đề
bài nào quen thuộc thì viết bài văn theo trí nhớ, còn khi gặp những đề mới thì
lúng túng không biết triển khai như thế nào. Vì thế, các bài viết này thường đạt
kết quả không cao, trong khi đây mới chính là những bài đánh giá đúng nhất
năng lực, phẩm chất người học.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để giúp
các em học sinh có thể nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí, vận dụng tốt hơn trong quá trình học chương trình chính khóa và
bồi dưỡng học sinh giỏi.

1


* Giải pháp 1: Giúp học sinh biết cách làm bài từ việc nắm được yêu cầu
cơ bản của dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Học sinh cần thấy được nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một
dạng trong kiểu bài nghị luận xã hội, bên cạnh dạng bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cơ bản của dạng bài này là:
+ Về nội dung:
Bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích,

chứng minh, đối chiếu...
Bài viết phải bàn luận, chỉ ra được chỗ đúng hoặc sai, thỏa đáng hoặc
chưa thỏa đáng của một quan điểm, tư tưởng nào đó, từ đó khẳng định tư tưởng
của bản thân người viết.
+ Về hình thức:
Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng; cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc;
luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, đặc
biệt cần chú ý lấy các dẫn chứng trong đời sống xã hội.
Bài văn có dung lượng thông thường khoảng 300 – 400 chữ.
* Giải pháp 2: Giúp học sinh biết cách làm bài với các thao tác cụ thể
2.1. Hướng dẫn học sinh nhận diện đề bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí
- Các vấn đề tư tưởng, đạo lí thường được gợi mở qua một câu tục ngữ, ca
dao, danh ngôn, câu nói của người nổi tiếng...
Ví dụ:
+ Bàn về câu tục ngữ “Thời gian là vàng”
+ Suy nghĩ về câu nói: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi,
mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)
- Các vấn đề tư tưởng, đạo lí có khi được khơi gợi từ một khía cạnh nào
đó trong một văn bản đã học.
Ví dụ:
+ Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành
Long), hãy trình bày suy nghĩ về tính tự lập của học sinh.
+

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

2


Từ khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ trên, hãy trình
bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.
- Có khi vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua một câu chuyện, một
bản tin, một đoạn thơ, một đoạn ca từ trong bài hát... Học sinh phải “giải mã”
được các ngữ liệu để tìm ra vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Ví dụ:
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong
thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất.
Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định – vượt
tường trốn ra ngoài chơi – nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi
đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống,
chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai
thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được
những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn
nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu
không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì?
Hãy trình bày ý kiến của em bằng một bài văn nghị luận.
- Giáo viên cần lưu ý học sinh không được nhầm lẫn sang kiểu bài nghị
luận văn học. Nhất là với những đề có trích dẫn ngữ liệu là một câu chuyện, một
bài (đoạn) thơ... học sinh rất dễ lạc sang phân tích, bàn luận về nhân vật trong
câu chuyện, nội dung, nghệ thuật... của chính văn bản đó.
2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước làm bài
2.2.1. Cẩn trọng, nhanh nhạy trong việc tìm hiểu đề và tìm ý
Đứng trước đề bài, cần xác định rõ đâu là trọng tâm của bài, cần xác định
rõ vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Có những đề đã định hướng rõ cho bài

làm qua các từ “tư tưởng”, “đạo lí”, nhưng cũng có những đề hoạc sinh phải tự
xác định thông qua cách nêu yêu cầu của đề và phần ngữ liệu có trong đề.
Ví dụ:
+ Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
Hoặc đề bài:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
3


Với các đề bài trên, học sinh dễ dàng xác định được yêu cầu trọng tâm là
“đạo lí”, “tư tưởng”, không sai lạc yêu cầu.
+ Đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Với đề bài trên, học sinh cần xác định rõ: đề không có chữ “tư tưởng”,
“đạo lí”, nhưng người làm bài phải bàn luận để thấy được tính đúng đắn của một
quan điểm về cách nhìn nhận, đánh giá vẻ đẹp con người, từ đó xây dựng quan
điểm đúng: hãy quý trọng vẻ đẹp bên ngoài, nhưng cần nhất là phải tu dưỡng,
rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách để xứng đáng là con người.
- Sau khi xác định đúng yêu cầu của đề, cần vận dụng các kĩ năng để tìm
ý cho bài.Thông thường, học sinh tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và trả lời
các câu hỏi như:
+ Vấn đề tư tưởng, đạo lí đó là gì?

+ Cần hiểu vấn đề tư tưởng, đạo lí đó như thế nào? Tư tưởng, đạo lí đó có
những biểu hiện như thế nào?
+ Quan điểm, tư tưởng đó đúng sai như thế nào?
+ Xưa nay, chúng ta đã vận dụng tư tưởng, đạo lí đó như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để thể hiện tư tưởng, đạo lí đó?
2.2.2. Thực hiện tốt bước lập dàn ý
Dàn ý một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường có ba
phần như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí
* Bàn luận
- Luận điểm 1 (Lí lẽ, dẫn chứng)
- Luận điểm 2 (Lí lẽ, dẫn chứng)
- Luận điểm... (Lí lẽ, dẫn chứng)
* Xây dựng bài học nhận thức
c. Kết bài:
- Khẳng định tư tưởng, đạo lí
4


- Liên hệ mở rộng.
2.2.3. Chú trọng rèn kĩ năng viết bài
2.2.3.1. Rèn cách viết mở bài
Nên dẫn dắt từ những vấn đề liên quan đến tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Dẫn dắt hợp lí và giới thiệu ngắn gọn tư tưởng, đạo lí; tránh lấn sâu vào phần
thân bài như giải thích, nhận xét, phân tích... Với những đề có trích dẫn ngữ liệu
văn học, cần tránh mở bài theo kiểu nghị luận văn học như giới thiệu tác giả, tác

phẩm...
Ví dụ: Với đề bài: “Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
Học sinh có thể viết mở bài như sau:
Nhân dân ta có nhiều truyền thống đạo lí tốt đẹp như tương thân tương ái,
uống nước nhớ nguồn...Những đạo lí đó đã làm nên nét đẹp ngàn đời cho con
người Việt Nam. Một trong những đạo lí luôn được gìn giữ và phát huy ở mọi
thời đại là ân nghĩa thủy chung, trân trọng quá khứ. Khổ thơ cuối trong bài Ánh
trăng của Nguyễn Duy đã khơi gợi trong ta đạo lí truyền thống cao đẹp đó:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
2.2.3.2. Rèn cách triển khai phần thân bài
- Thao tác giải thích: Tùy theo từng đề bài, có thể giải thích từng từ, cụm
từ, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... sau đó phải rút ra tư tưởng chung của cả
câu. Với đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện, một
bản tin, một đoạn thơ, một đoạn ca từ trong bài hát..., cần tóm lược nội dung của
ngữ liệu để rút ra vấn đề nghị luận.
Ví dụ:
Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Học sinh cần giải thích được như sau:
5



+ Gương mặt đẹp: vẻ đẹp bên ngoài
+ Tâm hồn đẹp: vẻ đẹp của đời sống nội tâm bên trong (bao gồm nhân
cách, trí tuệ, đạo đức) của con người
+ Gương: sự soi chiếu của cuộc đời vào mỗi con người để đánh giá giá trị
của con người ấy.
Ý nghĩa cả câu:Vẻ đẹp hình thức bên ngoài vốn mang lại hạnh phúc cho
con người. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn bên trong sẽ càng làm cho con người hạnh
phúc hơn.
Câu nói muốn khẳng định một quan điểm sống: Biết quý trọng vẻ đẹp bên
ngoài là cần thiết, nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm
hồn, nhân cách để xứng đáng là con người.
- Thao tác bàn luận:
+ Cần nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh đời
sống.
+ Có lí lẽ, dẫn chứng xác thực để khẳng định hoặc phủ định quan điểm, tư
tưởng đó; tránh bàn luận chung chung.
Ví dụ:
Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Học sinh có thể tìm và sắp xếp các ý trong phần bàn luận như sau:
. Luận điểm 1: Cái đẹp hình thức mang lại hạnh phúc cho con người
Lí lẽ 1: Cái đẹp hình thức thể hiện ra bên ngoài, ai cũng có thể nhìn thấy
như hình thể, khuôn mặt, phong cách ăn mặc... Cái đẹp hình thức giúp con
người tự tin, vui sướng khi được mọi người ngưỡng mộ.
Dẫn chứng: những bạn học sinh xinh xắn, những cô gái đẹp, những chàng
thanh niên tuấn tú...
Lí lẽ 2: Cái đẹp hình thức càng đẹp hơn, khiến con người ta hạnh phức, tự

hào hơn khi nó phù hợp với thuần phong mĩ tục, nó thể hiện văn hóa của đất
nước, dân tộc
Dẫn chứng: niềm hạnh phúc của những người mặc trang phục đẹp, trang
phục truyền thống trong các cuộc thi nhan sắc, trí tuệ...
. Luận điểm 2: Cái đẹp tâm hồn mới làm cho con người hạnh phúc thật sự

6


Lí lẽ 1: Tâm hồn đẹp mang lại hạnh phúc cho con người bởi khi đó con
người biết ước mơ, khát vọng, sống có lí tưởng cao đẹp, biết yêu thương, giúp
đỡ mọi người, cảm nhận được giá trị của cuộc sống.
Dẫn chứng: trong văn học, anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn
Thành Long) cảm thấy thật hạnh phúc khi góp phần nhỏ vào chiến công của
không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ; trong đời sống, những cầu thủ của đội tuyển
bóng đá quốc gia đã hạnh phúc ngập tràn bởi đã cống hiến hết mình trong những
trận cầu đẹp, mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người hâm mộ.
Lí lẽ 2: Người có nhân cách đẹp, trí tuệ thông minh, tấm lòng nhân ái sẽ
luôn được mọi người yêu mến, quý trọng và họ sẽ có được thành công. Và khi
đó, họ là những người hạnh phúc thật sự, “giàu có” thật sự.
Dẫn chứng: niềm hạnh phúc của chị Mai Anh – “người phụ nữ hồi sinh bé
Thiện Nhân”, niềm hạnh phúc của vợ chồng chị Phương, anh Tín – những người
đã nhận cưu mang em bé Mường Lát...
- Thao tác xây dựng bài học nhận thức: Cần xây dựng được quan điểm
đúng đắn, những việc làm cụ thể, thiết thực để thực hiện tư tưởng, đạo lí; đồng
thời bày tỏ thái độ phê phán đối với những tư tưởng, quan điểm tiêu cực, đối lập
với cái đúng, cái tích cực.
Ví dụ:
Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào

tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Học sinh có thể xây dựng bài học nhận thức như sau:
+ Mỗi chúng ta cần chú ý cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn, bởi người có
cả vẻ đẹp hình thức và tâm hồn mới là con người hoàn chỉnh. Hai vẻ đẹp đó hài
hòa với nhau sẽ đem lại cho con người hạnh phúc trọn vẹn.
+ Tuy nhiên, nếu chẳng may có một hình thức không mong muốn thì cũng
không nên quá tự ti, đau khổ, mà hãy lạc quan, và điều quan trọng là cố gắng bồi
đắp vể đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tuệ.
+ Cần phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay quá coi trọng hình thức,
chạy theo vẻ bề ngoài nhiều khi lố lăng, phản cảm, trái thuần phong mĩ tục.
Cũng cần tránh cách sống lôi thôi, cẩu thả, không để ý đến hình thức, bởi như
thế là không coi trọng bản thân và thiếu tôn trọng người khác.
2.2.3.3. Rèn cách viết phần kết bài
Khi viết kết bài, cần khắc sâu, khẳng định vấn đề; tránh nhắc lại mở bài
hoặc kết bài một cách vội vã, qua loa.
Kết bài cần khéo léo lồng trong đó sự liên hệ của bản thân.
7


Ví dụ:
Với đề bài: “Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
Học sinh có thể viết kết bài như sau:
Annatole France từng nói: “Đừng đánh mất quá khứ, vì với quá khứ,
người ta xây dựng tương lai. Ân nghĩa thủy chung, trân trọng quá khứ không chỉ
là truyền thống đạo lí của dân tộc ta mà còn là lẽ sống cao đẹp của nhân loại từ

xưa đến nay và mãi mãi về sau. Những câu thơ đầy tính suy tư, chiêm nghiệm
của Nguyễn Duy như mãi nhắc nhở chúng ta kế thừa, phát huy những truyền
thống đạo lí của dân tộc, hướng chúng ta đến với những giá trị bền vững của
cuộc sống. Đó cũng là bài học đạo lí sâu sắc cho thế hệ trẻ – chủ nhân đất nước
trong thời đại mới.
2.2.3.4. Rèn kĩ năng sửa chữa và hoàn thiện bài
Sau khi biết bài, học sinh cần đọc lại bài, soát lỗi, kiểm tra xem bài viết đã
thể hiện hết ý định của mình chưa, có mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt
hay không. Từ đó các em sẽ hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Phần 2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và
học sinh đại trà môn Ngữ văn trường THCS Lý Tự Trọng năm học 2016 – 2017,
đội tuyển HSG các môn KHXH trường THCS Lý Tự Trọng năm học 2017 –
2018, có khả năng áp dụng ở các trường THCS trong toàn huyện.
Bảng số liệu thể hiện kết quả áp dụng sáng kiến vào thực tiễn bồi dưỡng
học sinh giỏi tại trường THCS Lý Tự Trọng:
Trước khi áp dụng sáng kiến:
Giỏi
Khá
Số
Đội
học Tổng
Tổng
tuyển
%
%
sinh
số
số
HS

giỏi
Ngữ
văn 9
HS
giỏi

Trung bình

Yếu

Tổng
số

%

Tổng
số

%

11

01

9

04

36,3


04

36,3

02

18,4

30

2

6,7

5

16,7

15

49,9

8

26,7
8


KHXH
Sau khi áp dụng sáng kiến:

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Đội
tuyển

Số
học
sinh

Tổng
số

%

Tổng
số

%

Tổng
số

%


Tổng
số

%

HS
giỏi
Ngữ
văn 9

11

3

27,2

6

54,7

2

18,1

0

0

HS
giỏi

KHX
H

30

5

16,7

10

33,3

15

50

0

0

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
+ Sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế: nâng cao hiệu quả dạy và học
trong trường THCS; học sinh giảm được thời gian học tập và giảm được số tiền
mua sách tham khảo.
+ Sáng kiến mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Ngữ văn trong trường THCS; học sinh được rèn tư duy nghị luận, biết đưa ra và
bảo vệ quan điểm của mình về các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội.
- Các thông tin cần được bảo mật: không

d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất trường học
- Sách báo, tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh
- Thời gian bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sáng kiến đã được giáo viên môn Ngữ văn tổ Khoa học xã hội trường
THCS Lý Tự Trọng áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn

9


Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Đỗ Thị Hồng Hạnh

10


PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:……………

Hương Canh, ngày 27 tháng 01 năm 2019

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
Trường THCS Lý Tự Trọng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến
của Ông (bà): Đỗ Thị Hồng Hạnh
- Ngày tháng năm sinh: 11/11/1976. Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hồng Hạnh
- Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị
luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến chủ yếu phục vụ cho việc bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8, lớp 9, học sinh giỏi các môn KHXH lớp 8, ngoài
ra còn làm tư liệu tham khảo bồi dưỡng học sinh đại trà trong trường THCS.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến,
- Tôi tên là Vũ Thị Lan Hương
- Chức vụ: Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, trưởng ban thi đua
nhà trường
Thay mặt nhà trường nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, vì:
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;

- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
1


- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế: nâng cao hiệu quả dạy và học trong trường
THCS; học sinh giảm được thời gian học tập và giảm được số tiền mua sách
tham khảo.
- Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn
trong trường THCS; học sinh được rèn tư duy nghị luận, biết đưa ra và bảo vệ
quan điểm của mình về các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức:
Sáng kiến đã được giáo viên môn Ngữ văn tổ Khoa học xã hội trường
THCS Lý Tự Trọng áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Kiến nghị đề xuất:
Trường THCS Lý Tự Trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Bình
Xuyên xét công nhận sáng kiến của ông (bà) Đỗ Thị Hồng Hạnh
Xin trân trọng cảm ơn./.
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

2



Mã số

- Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị
luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Lĩnh vực áp dụng: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8, lớp 9,
học sinh giỏi các môn KHXH lớp 8; bồi dưỡng học sinh đại trà trong trường
THCS.
- Họ tên tác giả: Đỗ Thị Hồng Hạnh
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Hương Canh, tháng 01/2019


Họ tên, chữ ký người chấm điểm

Người

số

Điểm

Mã số

1:

…………………………………………
Người

số


2:

…………………………………………
- Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh biết cách làm dạng bài văn nghị
luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Mô tả sáng kiến:
Phần 1. Về nội dung của sáng kiến
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một dạng trong kiểu bài nghị
luận xã hội, bên cạnh dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Những bài làm văn của dạng bài này được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS
từ lớp 7 đến lớp 9. Ở lớp 7, học sinh đã tiếp cận với những đề bài như: Chứng
minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hoặc: Hãy chứng minh tính đúng đắn của
câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Ở lớp 8, các em được làm
những đề bài như: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến
thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Tuy nhiên, ở lớp 7 và lớp 8, các em chỉ tiếp cận và thực hành các đề bài đó qua
việc tìm hiểu đặc điểm chung của văn nghị luận hoặc tìm hiểu các phép lập luận
chứng minh, giải thích. Phải đến học kì II lớp 9, nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí mới được dạy thành một dạng bài riêng. Các em được cung cấp
những kiến thức cơ bản nhất về dạng bài này như: thế nào là nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí, yêu cầu về nội dung, hình thức của bài, cách làm bài.
Tuy nhiên, thời lượng 02 tiết là quá ít để học sinh nắm chắc cách làm, đặc biệt
sau đó lại không có bài kiểm tra đánh giá về dạng bài này; vì vậy, hầu như các
em vẫn còn rất mơ hồ về kiến thức, lúng túng về kĩ năng khi cuối học kì lại gặp
lại bài tập liên quan đến dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mặt
khác, trong các đề kiểm tra từ lớp 6 đến lớp 9 và đề thi học sinh giỏi, đề thi vào
THPT luôn có câu hỏi đánh giá năng lực đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến
thức, kĩ năng về kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó có nghị luận về một vấn đề

tư tưởng, đạo lí. Do chưa nắm chắc cách làm bài từ việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập
dàn ý, viết bài, nên hầu như các em chỉ làm bài một cách qua loa, sơ sài, gặp đề
bài nào quen thuộc thì viết bài văn theo trí nhớ, còn khi gặp những đề mới thì
lúng túng không biết triển khai như thế nào. Vì thế, các bài viết này thường đạt
kết quả không cao, trong khi đây mới chính là những bài đánh giá đúng nhất
năng lực, phẩm chất người học.
1


Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để giúp
các em học sinh có thể nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí, vận dụng tốt hơn trong quá trình học chương trình chính khóa và
bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Giải pháp 1: Giúp học sinh biết cách làm bài từ việc nắm được yêu cầu
cơ bản của dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Học sinh cần thấy được nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một
dạng trong kiểu bài nghị luận xã hội, bên cạnh dạng bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cơ bản của dạng bài này là:
+ Về nội dung:
Bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích,
chứng minh, đối chiếu...
Bài viết phải bàn luận, chỉ ra được chỗ đúng hoặc sai, thỏa đáng hoặc
chưa thỏa đáng của một quan điểm, tư tưởng nào đó, từ đó khẳng định tư tưởng
của bản thân người viết.
+ Về hình thức:
Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng; cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc;
luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, đặc
biệt cần chú ý lấy các dẫn chứng trong đời sống xã hội.
Bài văn có dung lượng thông thường khoảng 300 – 400 chữ.

* Giải pháp 2: Giúp học sinh biết cách làm bài với các thao tác cụ thể
2.1. Hướng dẫn học sinh nhận diện đề bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí
- Các vấn đề tư tưởng, đạo lí thường được gợi mở qua một câu tục ngữ, ca
dao, danh ngôn, câu nói của người nổi tiếng...
Ví dụ:
+ Bàn về câu tục ngữ “Thời gian là vàng”
+ Suy nghĩ về câu nói: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi,
mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)
- Các vấn đề tư tưởng, đạo lí có khi được khơi gợi từ một khía cạnh nào
đó trong một văn bản đã học.
Ví dụ:
+ Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành
Long), hãy trình bày suy nghĩ về tính tự lập của học sinh.
+

“Một mùa xuân nho nhỏ
2


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Từ khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ trên, hãy trình
bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.
- Có khi vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua một câu chuyện, một
bản tin, một đoạn thơ, một đoạn ca từ trong bài hát... Học sinh phải “giải mã”
được các ngữ liệu để tìm ra vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Ví dụ:

Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong
thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất.
Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định – vượt
tường trốn ra ngoài chơi – nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi
đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống,
chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai
thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được
những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn
nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu
không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì?
Hãy trình bày ý kiến của em bằng một bài văn nghị luận.
- Giáo viên cần lưu ý học sinh không được nhầm lẫn sang kiểu bài nghị
luận văn học. Nhất là với những đề có trích dẫn ngữ liệu là một câu chuyện, một
bài (đoạn) thơ... học sinh rất dễ lạc sang phân tích, bàn luận về nhân vật trong
câu chuyện, nội dung, nghệ thuật... của chính văn bản đó.
2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước làm bài
2.2.1. Cẩn trọng, nhanh nhạy trong việc tìm hiểu đề và tìm ý
Đứng trước đề bài, cần xác định rõ đâu là trọng tâm của bài, cần xác định
rõ vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Có những đề đã định hướng rõ cho bài
làm qua các từ “tư tưởng”, “đạo lí”, nhưng cũng có những đề hoạc sinh phải tự
xác định thông qua cách nêu yêu cầu của đề và phần ngữ liệu có trong đề.
Ví dụ:
+ Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
Hoặc đề bài:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
3



Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
Với các đề bài trên, học sinh dễ dàng xác định được yêu cầu trọng tâm là
“đạo lí”, “tư tưởng”, không sai lạc yêu cầu.
+ Đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Với đề bài trên, học sinh cần xác định rõ: đề không có chữ “tư tưởng”,
“đạo lí”, nhưng người làm bài phải bàn luận để thấy được tính đúng đắn của một
quan điểm về cách nhìn nhận, đánh giá vẻ đẹp con người, từ đó xây dựng quan
điểm đúng: hãy quý trọng vẻ đẹp bên ngoài, nhưng cần nhất là phải tu dưỡng,
rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách để xứng đáng là con người.
- Sau khi xác định đúng yêu cầu của đề, cần vận dụng các kĩ năng để tìm
ý cho bài.Thông thường, học sinh tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và trả lời
các câu hỏi như:
+ Vấn đề tư tưởng, đạo lí đó là gì?
+ Cần hiểu vấn đề tư tưởng, đạo lí đó như thế nào? Tư tưởng, đạo lí đó có
những biểu hiện như thế nào?
+ Quan điểm, tư tưởng đó đúng sai như thế nào?
+ Xưa nay, chúng ta đã vận dụng tư tưởng, đạo lí đó như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để thể hiện tư tưởng, đạo lí đó?
2.2.2. Thực hiện tốt bước lập dàn ý
Dàn ý một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường có ba
phần như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt

- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí
* Bàn luận
- Luận điểm 1 (Lí lẽ, dẫn chứng)
- Luận điểm 2 (Lí lẽ, dẫn chứng)
4


- Luận điểm... (Lí lẽ, dẫn chứng)
* Xây dựng bài học nhận thức
c. Kết bài:
- Khẳng định tư tưởng, đạo lí
- Liên hệ mở rộng.
2.2.3. Chú trọng rèn kĩ năng viết bài
2.2.3.1. Rèn cách viết mở bài
Nên dẫn dắt từ những vấn đề liên quan đến tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Dẫn dắt hợp lí và giới thiệu ngắn gọn tư tưởng, đạo lí; tránh lấn sâu vào phần
thân bài như giải thích, nhận xét, phân tích... Với những đề có trích dẫn ngữ liệu
văn học, cần tránh mở bài theo kiểu nghị luận văn học như giới thiệu tác giả, tác
phẩm...
Ví dụ: Với đề bài: “Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
Học sinh có thể viết mở bài như sau:
Nhân dân ta có nhiều truyền thống đạo lí tốt đẹp như tương thân tương ái,
uống nước nhớ nguồn...Những đạo lí đó đã làm nên nét đẹp ngàn đời cho con
người Việt Nam. Một trong những đạo lí luôn được gìn giữ và phát huy ở mọi

thời đại là ân nghĩa thủy chung, trân trọng quá khứ. Khổ thơ cuối trong bài Ánh
trăng của Nguyễn Duy đã khơi gợi trong ta đạo lí truyền thống cao đẹp đó:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
2.2.3.2. Rèn cách triển khai phần thân bài
- Thao tác giải thích: Tùy theo từng đề bài, có thể giải thích từng từ, cụm
từ, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... sau đó phải rút ra tư tưởng chung của cả
câu. Với đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện, một
bản tin, một đoạn thơ, một đoạn ca từ trong bài hát..., cần tóm lược nội dung của
ngữ liệu để rút ra vấn đề nghị luận.
Ví dụ:
5


Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Học sinh cần giải thích được như sau:
+ Gương mặt đẹp: vẻ đẹp bên ngoài
+ Tâm hồn đẹp: vẻ đẹp của đời sống nội tâm bên trong (bao gồm nhân
cách, trí tuệ, đạo đức) của con người
+ Gương: sự soi chiếu của cuộc đời vào mỗi con người để đánh giá giá trị
của con người ấy.
Ý nghĩa cả câu:Vẻ đẹp hình thức bên ngoài vốn mang lại hạnh phúc cho
con người. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn bên trong sẽ càng làm cho con người hạnh
phúc hơn.
Câu nói muốn khẳng định một quan điểm sống: Biết quý trọng vẻ đẹp bên

ngoài là cần thiết, nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm
hồn, nhân cách để xứng đáng là con người.
- Thao tác bàn luận:
+ Cần nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh đời
sống.
+ Có lí lẽ, dẫn chứng xác thực để khẳng định hoặc phủ định quan điểm, tư
tưởng đó; tránh bàn luận chung chung.
Ví dụ:
Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Học sinh có thể tìm và sắp xếp các ý trong phần bàn luận như sau:
. Luận điểm 1: Cái đẹp hình thức mang lại hạnh phúc cho con ngýời
Lí lẽ 1: Cái đẹp hình thức thể hiện ra bên ngoài, ai cũng có thể nhìn thấy
như hình thể, khuôn mặt, phong cách ăn mặc... Cái đẹp hình thức giúp con
người tự tin, vui sướng khi được mọi người ngưỡng mộ.
Dẫn chứng: những bạn học sinh xinh xắn, những cô gái đẹp, những chàng
thanh niên tuấn tú...
Lí lẽ 2: Cái đẹp hình thức càng đẹp hơn, khiến con người ta hạnh phức, tự
hào hơn khi nó phù hợp với thuần phong mĩ tục, nó thể hiện văn hóa của đất
nước, dân tộc
6


Dẫn chứng: niềm hạnh phúc của những người mặc trang phục đẹp, trang
phục truyền thống trong các cuộc thi nhan sắc, trí tuệ...
. Luận điểm 2: Cái đẹp tâm hồn mới làm cho con người hạnh phúc thật sự
Lí lẽ 1: Tâm hồn đẹp mang lại hạnh phúc cho con người bởi khi đó con
người biết ước mơ, khát vọng, sống có lí tưởng cao đẹp, biết yêu thương, giúp

đỡ mọi người, cảm nhận được giá trị của cuộc sống.
Dẫn chứng: trong văn học, anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn
Thành Long) cảm thấy thật hạnh phúc khi góp phần nhỏ vào chiến công của
không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ; trong đời sống, những cầu thủ của đội tuyển
bóng đá quốc gia đã hạnh phúc ngập tràn bởi đã cống hiến hết mình trong những
trận cầu đẹp, mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người hâm mộ.
Lí lẽ 2: Người có nhân cách đẹp, trí tuệ thông minh, tấm lòng nhân ái sẽ
luôn được mọi người yêu mến, quý trọng và họ sẽ có được thành công. Và khi
đó, họ là những người hạnh phúc thật sự, “giàu có” thật sự.
Dẫn chứng: niềm hạnh phúc của chị Mai Anh – “người phụ nữ hồi sinh bé
Thiện Nhân”, niềm hạnh phúc của vợ chồng chị Phương, anh Tín – những người
đã nhận cưu mang em bé Mường Lát...
- Thao tác xây dựng bài học nhận thức: Cần xây dựng được quan điểm
đúng đắn, những việc làm cụ thể, thiết thực để thực hiện tư tưởng, đạo lí; đồng
thời bày tỏ thái độ phê phán đối với những tư tưởng, quan điểm tiêu cực, đối lập
với cái đúng, cái tích cực.
Ví dụ:
Với đề bài: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào
tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” (Băng Sơn). Suy nghĩ
về ý kiến trên.
Học sinh có thể xây dựng bài học nhận thức như sau:
+ Mỗi chúng ta cần chú ý cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn, bởi người có
cả vẻ đẹp hình thức và tâm hồn mới là con người hoàn chỉnh. Hai vẻ đẹp đó hài
hòa với nhau sẽ đem lại cho con người hạnh phúc trọn vẹn.
+ Tuy nhiên, nếu chẳng may có một hình thức không mong muốn thì cũng
không nên quá tự ti, đau khổ, mà hãy lạc quan, và điều quan trọng là cố gắng bồi
đắp vể đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tuệ.
+ Cần phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay quá coi trọng hình thức,
chạy theo vẻ bề ngoài nhiều khi lố lăng, phản cảm, trái thuần phong mĩ tục.

Cũng cần tránh cách sống lôi thôi, cẩu thả, không để ý đến hình thức, bởi như
thế là không coi trọng bản thân và thiếu tôn trọng người khác.
2.2.3.3. Rèn cách viết phần kết bài
7


Khi viết kết bài, cần khắc sâu, khẳng định vấn đề; tránh nhắc lại mở bài
hoặc kết bài một cách vội vã, qua loa.
Kết bài cần khéo léo lồng trong đó sự liên hệ của bản thân.
Ví dụ:
Với đề bài: “Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra từ đoạn thơ trên.
Học sinh có thể viết kết bài như sau:
Annatole France từng nói: “Đừng đánh mất quá khứ, vì với quá khứ,
người ta xây dựng tương lai. Ân nghĩa thủy chung, trân trọng quá khứ không chỉ
là truyền thống đạo lí của dân tộc ta mà còn là lẽ sống cao đẹp của nhân loại từ
xưa đến nay và mãi mãi về sau. Những câu thơ đầy tính suy tư, chiêm nghiệm
của Nguyễn Duy như mãi nhắc nhở chúng ta kế thừa, phát huy những truyền
thống đạo lí của dân tộc, hướng chúng ta đến với những giá trị bền vững của
cuộc sống. Đó cũng là bài học đạo lí sâu sắc cho thế hệ trẻ – chủ nhân đất nước
trong thời đại mới.
2.2.3.4. Rèn kĩ năng sửa chữa và hoàn thiện bài
Sau khi biết bài, học sinh cần đọc lại bài, soát lỗi, kiểm tra xem bài viết đã
thể hiện hết ý định của mình chưa, có mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt
hay không. Từ đó các em sẽ hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Phần 2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và

học sinh đại trà môn Ngữ văn năm học 2016 – 2017, đội tuyển HSG các môn
KHXH năm học 2017 – 2018, có khả năng áp dụng ở các trường THCS trong
toàn huyện.
Bảng số liệu thể hiện kết quả áp dụng sáng kiến vào thực tiễn bồi dưỡng
học sinh giỏi tại trường:
Trước khi áp dụng sáng kiến:
Giỏi
Khá
Số
Đội
học Tổng
Tổng
tuyển
%
%
sinh
số
số
HS
giỏi
11
01
9
04
36,3
Ngữ
văn 9
HS
30
2

6,7
5
16,7

Trung bình
Tổng
%
số

Yếu
Tổng
%
số

04

36,3

02

18,4

15

49,9

8

26,7
8



giỏi
KHX
H
Sau khi áp dụng sáng kiến:
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Đội
tuyển

Số
học
sinh

Tổng
số

%

Tổng
số

%


Tổng
số

%

Tổng
số

%

HS
giỏi
Ngữ
văn 9

11

3

27,2

6

54,7

2

18,1


0

0

HS
giỏi
KHX
H

30

5

16,7

10

33,3

15

50

0

0

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
+ Sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế: nâng cao hiệu quả dạy và học

trong trường THCS; học sinh giảm được thời gian học tập và giảm được số tiền
mua sách tham khảo.
+ Sáng kiến mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Ngữ văn trong trường THCS; học sinh được rèn tư duy nghị luận, biết đưa ra và
bảo vệ quan điểm của mình về các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội.
- Các thông tin cần được bảo mật: không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất trường học
- Sách báo, tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh
- Thời gian bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sáng kiến đã được giáo viên môn Ngữ văn tổ Khoa học xã hội trong
trường áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

9


10



×